Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1553 - Chia Quyền 1

/2434


Việc này có phải quá khoa trương không nha!

- Ặclần này đủ rồi. Lý Kỳ ngượng ngùng cười, vội chuyển đề tài nói: - Tuy những điều này không phải do thần dạy, nhưng ít nhiều cũng có liên quan đến thần. Thật ra cách mà Thất nương nói đã xuất hiện từ lâu rồi, chẳng qua chỉ không được triều đình coi trọng thôi. Mượn chuyện lấy sản xuất để loại trừ quan vô dụng mà nói đi, lúc trước khi thần đến Kinh thành, nhóm lưu dân được cứu trợ đầu tiên chính là do thần và Thất nương hoàn thành.

Triệu Giai gật đầu nói: - Việc này ta còn nhớ, bọn Tiểu Ngọc cũng đến từ trong những lưu dân này.

- Hoàng thượng nhớ rõ thì tốt rồi. Lý Kỳ nói: - Lúc đó bởi vì phía bắc đang giao chiến, không ít dân chúng chỉ có thể chạy trốn đến phía nam, nhưng số người không phải vô cùng nhiều, hơn nữa triều đình lúc đó cũng không có năng lực cứu trợ đợt lưu dân này, thế nên không thu nạp bọn họ vào quân doanh, vừa hay Túy Tiên Cư thần đang thiếu người, lại không có tiền để thuê người, vậy là thần chiêu nạp không ít lưu dân. Bẵng đi một thời gian, đám người giống Tiểu Ngọc, Điền Mộc đều đã trở thành danh sĩ nổi danh, ngoài ra còn có không ít nhân sĩ đều đạt được thành công trong những lĩnh vực khác, đây cũng là minh chứng tốt nhất cho điểm này. Đối đãi với lưu dân hoàn toàn không chỉ có thể đưa họ đến quân doanh, chỉ cần khai thông và dẫn đường một cách hợp lý, như vậy không chỉ có thể để bọn họ tự lực cánh sinh, không tạo gánh nặng cho triều đình, hơn nữa có thể tạo ra không ít của cải. Thất nương chính mắt nhìn thấy những thứ này, nhìn thấy sự thay đổi của từng lưu dân một, cho nên nàng nghĩ ra cách lấy sản xuất loại trừ đi quan vô dụng, điều này tuyệt đối không kỳ lạ.

Triệu Giai ừ một tiếng, nói: - Khanh nói cũng không phải không có lý, vậy chế độ tuyển cử thì sao?

Lý Kỳ nói: - Thật ra thần chỉ đưa ra đề nghị này mà thôi, những thứ còn lại là Tần Cối, Trịnh Dật, Thất nương một tay sắp xếp, nàng dĩ nhiên cũng cực kỳ hiểu rõ. Thực ra lúc trước Thất nương luôn ở bên cạnh thần làm ăn, bình thường trong lúc nói chuyện thần ít nhiều cũng từng nói những chuyện liên quan đến mặt này, ví dụ nói đến sản xuất. Nhưng thần chẳng qua chỉ nói đôi câu mà thôi, nhưng nàng lại ghi nhớ rất kỹ, đồng thời ứng dụng vào quốc sự, điều này đáng quý vô cùng, tin rằng nàng cũng vì thế mà bỏ ra không ít cố gắng, đồng thời có thể nói là thanh xuất vu lam. Phương pháp trước kia của thần là dẫn đắt quan viên làm thương nhân, để giảm bớt quan viên, nhưng thần không ngờ rằng căn cơ của quan viên vô dụng đến từ khoa cử, dù thần cố gắng thế nào thì sau khoa cử lần này cũng hoàn toàn vô ích. Từ đó có thể thấy, kiến nghị của Thất nương còn cao hơn thần một bậc.

Thật ra về mặt này cũng không thể trách Lý Kỳ, hắn dù sao cũng là người ngoài, không quen thuộc lắm về nhiều mặt, về điểm này Bạch Thiển Dạ có ưu thế trời cho hơn. Nhưng nói đi thì phải nói lại, lúc trước nếu Lý Kỳ đề nghị cải cách khoa cử, thì e rằng ngày hôm sau sẽ bị người ta phân thây rồi.

Lý Kỳ lại thở dài, nói: - Hoàng thượng, mặc dù Thất nương không nói gì, nhưng chỉ riêng việc đứng trong đại điện thì nghĩ cũng có thể biết được áp lực lớn đến thế nào. Người khác có thể sai, nhưng nàng không thể sai, người khác không sai thì chính là công, còn nàng không công lại là sai, vậy thì nàng phải bỏ ra nhiều mồ hôi hơn nữa, cho nên nàng có thể làm được như vậy, thần tuyệt đối không cảm thấy kinh ngạc, màHoàng thượng còn có sự hoài nghi đối với nàng như người khác chính là một sự tổn thương đối với nàng.

Triệu Giai hơi xấu hổ, nói: - Ta chỉ hỏi một chút mà thôi. Được rồi, việc này xem như trẫm sai, trẫm không nên hoài nghi thần tử của mình. Nhưng vừa rồi bọn họ nói thật sự đúng hết sao? Trẫm rất muốn nghe ý kiến của khanh.

Lý Kỳ trầm ngâm một lát, nói: - Không thể nói là sai, nhưng việc này nói thì rất dễ, làm lại khó vô cùng. Ví như nói tăng thuế ruộng để phòng ngừa thôn tính đất đai, đây đích thực là một biện pháp hay, nếu làm tốt thì triều đình sẽ một vốn bốn lời, ung dung mà tiến hành điều tiết đất đai. Nhưng làm sao để thiết lập việc tăng thuế ruộng lại là một việc vô cùng khó khăn. Triều đình vốn chỉ xem tăng thuế ruộng như một chính sách vĩ mô điều giải, mà không phải là thủ đoạn nhằm vào địa chủ. Nhưng chỉ cần sự thiếp lập xuất hiện bất cứ sai sót nào, thì có thể tạo nên sự tổn hại rất lớn đối với bất cứ bên nào. Về mặt này chúng ta cần phải điều tra tổng thể tình hình phân bố đất đai của cả nước, ví dụ, có bao nhiêu địa chủ có một trăm mẫu ruộng, có bao nhiêu địa chủ có hai trăm mẫu ruộng, bọn họ tập trung ở khu vực nào, còn nữa, nông dân có bao nhiêu đất đai, chiếm tỉ lệ bao nhiêu. Nếu có thể thống kê được những số liệu này, thì có thể căn cứ vào những số lượng này có thể tính ra tăng thuế bao nhiêu. Nói tóm lại, tăng thuế ruộng nhất định phải được thiết lập trên nền tảng số liệu đầy đủ và chính xác.

Triệu Giai trầm ngâm một lát, nói: - Vậy khanh cho rằng chế độ tuyển cử thật sự có khả thi không?

Lý Kỳ nói:

- Trước đó đã nói đến, hiện tượng quan lại vô dụng chủ yếu đến từ khoa cử, nhưng khoa cử suy cho cùng cũng chính thống, thần không kiến nghị thay đổi quá lớn, hơn nữa bản thân khoa cử không sai, sai là sai ở sự chiêu nạp không kiêng kỵ gì của triều đình. Hơn nữa trong đó còn ẩn chứa không ít hiện tự mượn công làm tư, việc này vô cùng không công bằng đối với những học trò khổ công đèn sách. Triều đình coi trọng khoa cử thì không nhất định là số người chiêu nạp phải nhiều, mà nên coi trọng là phải làm được công bằng, công chính, công khai, nhưng muốn làm được ba điều trên thì nói dễ hơn làm. Triều đình cũng chỉ có thể cố gắng hạn chế, không thể nào muốn ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng này.

- Mặt khác phải dùng một phương thức hỗ trợ khác để bù lại sự thiếu sót của khoa cử, chế độ tuyển cử chính là phương thức hỗ trợ cực kỳ tốt. Nó có thể giúp cho nhiều con em hàn vi bước vào con đường làm quan, hơn nữa chế độ tuyển cử là hoàn toàn công khai. Việc này có thể lấy được sự tín nhiệm của dân chúng, nhưng chế độ tuyển cử có một khuyết điểm chí mạng, chính là tổn hại hoàng quyền.

Triệu Giai gật đầu, nói trắng ra: - Đây cũng là chỗ mà trẫm rất lo lắng. Nếu quan lại đều do dân chúng tuyển chọn ra, thì trẫm rất khó có được sự ủng hộ của những quan viên đó.

Khoa cử có thể nói là sự ban ân mà Hoàng thượng đối với dân chúng, cũng là một vũ khí lợi hại để Hoàng đế thu hoạch lòng dân. Nếu thay đổi tuyển cử, thì hoàng quyền chắc chắc sẽ bị suy yếu, đây là một đạo lý rất rõ ràng. Bạch Thiển Dạ quá thiên về phía dân chúng, trong xã hội phong kiến đây là điều không được. Bất cứ một thần tử nào khi nghĩ đến bất cứ một chuyện gì, thì điều phải suy nghĩ đầu tiên nhất định là Hoàng thượng, chỉ khi nằm dưới mức cấm kỵ của đế vương thì ngươi mới có thể tiếp tục suy nghĩ.

Trung quân ái quốc, trung quân vĩnh viễn được đặt phía trước, đây chính là đạo lý.

Lý Kỳ nói: - Cho nên vi thần không kiến nghị dùng chế độ tuyển cử này ở Kinh thành hay một vài thành thị lớn, nhưng triều đình có thể dùng ở một vài khu vực xa xôi, huyện nhỏ, đặc biệt là một vài địa phương trước nay đều khá nghèo, nói trắng ra là vò đã mẻ lại sứt. Nếu quan viên mà triều đình phái tới đã không thể tạo phúc cho dân chúng, thì sao không đổi cách khác xem, những sĩ tử thi rớt cũng là một lựa chọn. Hơn nữa có một số nhân tài thi cử không được, nhưng không có nghĩa là họ không làm quan được, đợi khi những quan lại đi lên từ tuyển cử này gây dựng gốc rễ thật tốt ở địa phương rồi thì triều đình có thể điều bọn họ về kinh, đây cũng là một cách lựa chọn nhân tài cho triều đình. Quan trọng hơn là việc này cũng thể hiện long ân cuồn cuộn của Hoàng thượng, dùng dể duy trì hoàng quyền rất tốt, làm ít được nhiều.

- Có điều thần vẫn đề nghị, một khi dùng cách tuyển cử này, triều đình nên phái người từ Kinh thành đến khảo sát, những quan viên này không được quyền quyết định, bọn họ chỉ phụ trách giám sát. Bởi vì đa số dân chúng hiểu biết rất ít, sẽ không đặt câu hỏi, rất dễ bị lừa gạt, rất nhiều sĩ tử rập khuôn sao chép, nói toàn lý luận trên sách, dân chúng cũng nghe không hiểu. Những quan viên này có thể thay dân chúng đặt câu hỏi về chính vụ địa phương, bắt buộc người tham gia tuyển cử phải có sức thuyết phục thực tế nhiều hơn, vả lại phải có kế hoạch có tính khả thi để lay động dân chúng. Như vậy cũng có thể giúp hoàng quyền có sự khống chế tuyệt đối đối với chế độ tuyển cử.

- Nghe khanh nói như vậy, bây giờ trẫm cảm thấy chế độ tuyển cử này thật sự rất có triển vọng, có thể hỗ trợ cho khoa cử rất tốt, hơn nữa một khi cải cách nhằm vào khoa cử, thì sĩ tử trong thiên hạ nhất định sẽ cảm thấy bất mãn. Chế độ tuyển cử này có lẽ có thể trấn an bọn họ rất tốt.

Triệu Giai càng nghĩ càng cảm thấy khả thi, cười nói: - Còn chuyện rốt cuộc có được hay không, thì phải xem mới biết được. Bây giờ là một cơ hội tốt, rất nhiều địa phương đều xuất hiện không ít ghế trống. Các khanh mau chóng chọn ra một vài địa phương thích hợp, thử chế độ tuyển cử này, nhưng trước đó, các khanh phải soạn ra một chế độ tuyển cử hoàn thiện cho trẫm xem xét.

- Việc này đã do Thất nương nói ra thì để nàng hoàn thành vậy. Nếu Hoàng thượng cảm thấy chỗ nào không đúng thì chúng ta lén lút thương lượng tiếp. Lý Kỳ nói.

/2434

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status