“... Donna Donna Donna Donna
Tu regretteras le temps
Donna Donna Donna Donna
Où tu étais un enfant...”
Cô Thùy khẽ nghiêng người ra sau, đứng tựa vào cạnh bàn. Cô nhìn cả lớp, mỉm cười, những ngón tay gõ nhịp theo giai điệu bài hát phát ra từ chiếc đài cát-sét.
Đưa mắt dõi theo dòng lời in trên trang giấy, bất chợt ngước lên, Sơn Ngôn thấy khuôn mặt cô Thùy thật đẹp. Nhỏ nhỏ. Thon thon. Đôi môi chúm chím như một nụ hồng chưa nở. Và khi cô cười, bầu má với lúm đồng tiền dễ thương làm sao...
“Ngôn có nghe hết được không em?”
“À... dạ... Chỉ còn một từ sau ‘Quand sa maman’ là em chưa điền được thôi ạ.” Ngôn trở về với thực tại. Tâm hồn của anh suýt thả trôi theo quả bóng bay có in hình đôi môi chúm chím trên bầu trời.
“Oui. Cả lớp thấy bài hát này thế nào?” Cô Thùy hỏi sau khi tiếng nhạc kết thúc.
“Hay quá cô ạ.”
“Em thích kiểu nhịp nhàng như thế này cô ạ.”
“Chắc bài này từ năm tám mấy à cô?”
Đôi môi nho nhỏ đỏ hồng của cô Thùy lại nhoẻn cười.
Lớp học tiếng Pháp khóa thứ ba của cô đã khai giảng được hai tháng. Từ buổi đầu tiên đến giờ, chỉ có buổi này là các học sinh trong lớp được học nghe từ qua một bài hát. Cũng đỡ cứng nhắc hơn mấy buổi trước. Giai điệu lãng mạn của bài hát rất hợp với tâm trạng của nhiều người trong lớp, những sinh viên trẻ tuổi, yêu tiếng Pháp và ước mơ du lịch “Kinh đô Ánh sáng” bên trời châu Âu.
“Bài hát này được sáng tác khoảng năm 1940 các em ạ.”
“Uầy!” Một số người khẽ thốt lên.
“Nguyên thủy, bài hát tên là Dana Dana, được viết bằng tiếng Yiddish cho vở nhạc kịch ‘Esterke’ vào khoảng năm 1940-1941 ở Mỹ trong thời Đức Quốc xã. Aaron Zeitlin là tác giả phần lời, còn Sholom Secunda là tác giả phần nhạc. Cả hai đều là người gốc Do Thái. Các em vừa nghe giọng ca thể hiện theo phần lời tiếng Pháp của ca sĩ Claude François... Được rồi, có bạn nào điền được hết tất cả chỗ trống trong lời bài hát không?”
“Em ạ.” Hồng giơ tay.
“Mời em.”
Được cô gọi, Hồng lên bục, viết theo các số thứ tự đã ghi sẵn trên bảng.
“Có bạn nào nghe được đáp án khác không?...”
Không thấy cánh tay khác giơ lên, cô tiếp tục:
“Oui, bạn Hồng viết rất đúng. Các em cùng phát âm theo cô nhé. Gác-xông!”
“Gác-xông!” Cả lớp đồng thanh.
“Pơ-ti gác-xông!”
“Pơ-ti gác-xông!”
…
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Sau khi đã tập xong một lượt, cô Thùy gọi Ngôn:
“Phát âm cho cô những từ này nào, Ngôn!”
“Vâng ạ... À, cô ơi, tự nhiên em thấy chữ ‘garçon’ hao hao giống ‘gà con’ thế nào ấy ạ.”
Cả lớp bật cười. Không khí vui vẻ được khơi lên sau màn “chém gió” của Ngôn.
“Liên tưởng hay đấy!” Dung nhìn sang bàn Ngôn.
“Chả liên quan!” Dương bĩu môi đùa.
Cả lớp chợt dừng nói, lắng nghe cô Thùy bình luận:
“Cậu bé nhỏ nhắn như một chú gà con.”
Tiếng cười vui tươi hơn khi mọi người vừa nghe câu chơi chữ của cô giáo: “garçon” trong tiếng Pháp có nghĩa là “cậu bé”. Liên tưởng và kết nối là một phương pháp học từ vựng yêu thích của cô Thùy.
“Được rồi. Phát hiện thú vị đấy, Ngôn. Bây giờ đọc cho cả lớp nghe từ này nào.” Cô chỉ lên bảng chữ “berçait”.
“Uầy, đúng chỗ em còn thiếu.”
“Phát âm đi em.”
“Vâng ạ. Bơ-cai!”
Có vài tiếng cười khúc khích. Anh chàng vừa mới chân ướt chân ráo vào lớp được hai buổi biết mình đã đọc sai.
“Béc-xe anh ạ.” Huế Anh từ bàn trên quay xuống khẽ nhắc Ngôn. Nét mềm mại trên môi miệng và vẻ tinh khôi trong đôi mắt kiều diễm của Huế Anh làm Ngôn ngơ ngác một giây rưỡi.
“À... à... em thưa cô, ‘béc-xe’ ạ.”
“Oui. Nhớ là lớp mình đang học tiếng Pháp, không phải tiếng Anh, em nhé. Buổi hôm nay dừng tại đây. Bài tập về nhà chỉ đơn giản thế này thôi: Dona Dona.” Cô Thùy nói. Ngôn rất ấn tượng với từ “oui” – “đúng vậy” – của cô.
“Á. Khó vậy cô? Bài này chắc phải mấy tuần bọn em mới thuộc.”
“Cô cho nhìn lyric. Miễn sao phát âm tốt là được.”
“Hí. Cô vừa nói tiếng Anh.” Dung quay sang Ngôn thì thầm.
“Nào cả lớp. Au revoir!”
“Au revoir!” (Tạm biệt!)
* * *
Trời chập choạng tối. Những bóng đèn cao áp đã bật, ánh sáng chiếu tỏa xuống mặt đường và lấp lánh trên vũng nước còn lại sau cơn mưa chiều nay. Trước cửa các hiệu thời trang, các hiệu làm tóc, đồng hồ,… những biển đèn led chạy chữ quảng cáo vui mắt, nhìn từ xa thật là lung linh, nhộn nhịp. Dọc theo con phố Nguyễn Lương Bằng, trên các vỉa hè, những người khách hàng nước con con ngồi tán gẫu, hỏi chuyện, cười cười, nói nói, hòa lẫn vào tiếng động cơ của những chiếc xe máy, ô tô bon bon trên đường.
Ngôn vừa dắt chiếc Wave Alpha của mình ra khỏi cổng nhà cô Thùy thì nhìn thấy một bóng dáng nhỏ nhắn quen thuộc đang bước đi đằng xa. Đuôi tóc lúc lắc sau lưng cô bé khiến Ngôn ấn tượng và khó nhầm lẫn với bất kỳ ai.
“Huế Anh! Nhà có xa không, anh đèo về?” Ngôn phóng xe đuổi kịp nhịp bước của cô bé.
“Anh Ngôn à?” Huế Anh ngạc nhiên quay sang nhìn Ngôn. “Em đi xe buýt anh ạ. Nhà em dưới tận Hà Hồi cơ.”
“Trên đường này hình như không có điểm dừng xe buýt nào?”
“Vâng ạ. Em đi hết đường này, rẽ phải mới đến được một điểm dừng ạ.”
“Lên xe anh đèo một đoạn.”
“Vâng... Vậy nhờ anh cho em đến đường bên kia nhé.”
Huế Anh lên xe Ngôn. Trong mọi lời nói, cử chỉ, cô bé vẫn rất đoan trang, lịch sự, không nhí nhảnh, vồn vã hay nhút nhát như nhiều đứa bạn gái trên lớp của Ngôn.
“Em đi xe số bao nhiêu?” Ngôn vừa cầm lái vừa hỏi chuyện Huế Anh.
“Số 06 ạ.”
“Từ đây về đó mất bao lâu em?”
“Khoảng ba mươi phút anh ạ.”
“Nhà em ngay mặt đường quốc lộ à?”
“Không ạ. Xuống điểm dừng là em gọi điện bố em ra đón. Làng em cách đó khoảng ba cây anh ạ... À, anh ơi, cho em xuống đây.”
“Ừm.”
Ngôn dừng xe. Anh thầm nghĩ: Phải chi đoạn đường xa thêm chút nữa...
“Em cám ơn anh nhé. Anh đi đường cẩn thận ạ.” Huế Anh nói.
“Ừm, chào em. Thứ sáu gặp lại nhé.”
“Vâng ạ.”
Và nụ cười hiếm hoi cùng ánh mắt long lanh của Huế Anh cứ thế ám ảnh Ngôn trên suốt quãng đường về nhà, lòng anh dậy lên một cảm giác vui vui nhẹ nhàng, ấm áp... Có lẽ nếu không đeo khẩu trang, người đi đường sẽ thấy anh tự cười tủm tỉm như một tên ngố hâm hâm...
* * *
Nếu ai đó nói rằng thời sinh viên là giai đoạn sung sức nhất của tuổi trẻ, có lẽ cũng không quá lời. Như một bông hoa nở rộ đài cánh, hạt phấn nơi nhị không còn e ấp nhưng đã sẵn sàng đón gió bay đi, sinh viên cũng thấy nơi mình một sức sống, một khát khao, một ước vọng được vươn lên đến tận chân trời của những điều mới mẻ. Sinh viên được sống và học tập trong tư cách một người trưởng thành, làm việc theo cách mình muốn, nghĩ những điều mình quan tâm và yêu ai đó trong sự tự do của trái tim chân thành.
Nhưng không phải ai cũng như vậy. Có những anh chàng, cô nàng chỉ được sống một nửa đời sinh viên. Một nửa ấy là ngày ngày lên giảng đường, nghe một bài diễn thuyết buồn ngủ nào đó của ông phó giáo sư, bà tiến sĩ; khi về nhà, lật sách tụng kinh, để rồi đến cuối kỳ, đem thẻ đi thi cho có điểm. Có chăng bổ sung thêm chút chút cho nửa ấy là những ngày đại hội chi đoàn, bầu ban cán sự, hay lên phòng thí nghiệm thực hành. Xong lại cắp cặp đi về.
Còn nửa kia? Nửa kia mới là quý, mới tuyệt vời hơn nhiều. Ấy là được ở, được ăn cùng bạn bè, được đi chơi cùng nhóm đến những khu di tích, bảo tàng, bờ hồ, phố cổ, hay “phượt” về quê của đứa nào đó... Những sinh viên “may mắn” được sống trong nửa này sẽ phải tách khỏi vòng tay bao bọc của cha mẹ, lên thành phố tự tìm chỗ trọ, tự lo chuyện cơm nước, tắm giặt, học hành. Tuy được gia đình gửi tiền, gửi gạo lên, nhưng cái đói cuối tháng là khó tránh khỏi. Vì thế, họ sẽ phải tự tìm một công việc làm thêm để có chút tiền chi tiêu đỡ cho vô số khoản phát sinh trong cuộc sống. Không biết sẽ bị lừa lọc ra sao, chèn ép thế nào, nhưng chắc chắn những sinh viên “mỳ tôm rau cải” ấy sẽ trưởng thành hơn rất nhiều qua năm tháng bươn chải.
Ngôn sống cùng gia đình ở Hà Nội. Anh đích thực là một sinh viên chỉ được trải nghiệm nửa đời sinh viên. Chuỗi ngày học tập như một quy luật nhàm chán ấy đôi khi khiến anh khổ sở, mệt nhoài. Tuy hằng ngày gặp gỡ bạn bè, học hành trao đổi bài vở cùng nhau, nhưng Ngôn không có bạn thân. Anh chỉ ước mong sao mình sẽ có một hai người bạn có chung đôi nét tính cách để hiểu nhau, giúp đỡ nhau mỗi khi vui buồn. Có lẽ một phần do điều kiện hoàn cảnh gia đình, nhưng phần lớn do chính bản thân Ngôn. Anh hòa đồng trong các sinh hoạt chung, nhưng lại không ham hố với các buổi tụ tập, chè chén. Tuy gia đình ở ngay tại Hà Nội, nhưng lại chẳng gần trường. Vậy nên Ngôn ít khi được sống trong không khí rộn ràng, nhí nhố của những ngày chuẩn bị cho các hội thi, các dịp văn nghệ. Không có ai hợp tính để chơi thân với Ngôn. Và con người nội tâm của Ngôn cũng khép kín suy nghĩ, không để bộc lộ ra bên ngoài một cách tự nhiên. Không một ai biết Ngôn khao khát được sống đời sinh viên cùng bạn bè đến nhường nào...
“Ngôn! Dậy đi! Thầy vào rồi kìa!”
Tiếng gọi của Lâm đánh thức một giấc mộng thần tiên mà Ngôn đang tận hưởng. Gục mặt xuống bàn từ giữa tiết hai đến giờ, tỉnh dậy, trên má và cánh tay của Ngôn vẫn còn đo đỏ vết tì. Đưa tay sờ cằm, Ngôn kiểm tra xem mình có bị chảy nước dãi trên mép miệng như những lần trước không.
“Thầy điểm danh chưa?” Ngôn hỏi. Mắt vẫn còn cảm giác sưng húp và mồ hôi ấm nóng khắp người.
“Sắp rồi. Có biết bây giờ là tiết mấy không?” Lâm nói, tay bắt đầu nhấn những cú đập cánh đầu tiên của chú chim Flappy Bird.
“Tiết bốn rồi cơ à?” Ngôn nhìn vào màn hình chiếc điện thoại cục gạch của mình.
“Ờ.”
Có tiếng tít tít từ điện thoại của Lâm. Nhìn cái kiểu cười sướng sướng, đểu đểu trên mặt hắn là biết ngay có tin nhắn của “gấu”. Trong khi đó, Ngôn vẫn là dân FA. Bởi tính cách lành lành và khép kín miệng lưỡi nên bảy mùa thu trôi qua, tính từ lúc “dậy thì dậy” năm lớp 9 đến giờ, Ngôn vẫn “đành phải” ghen tị nhìn những đứa có “gấu” hạnh phúc.
“Trần Thao Lâm!”
“Có ạ!”
“Doãn Sơn Ngôn!”
“Có em!”
Ngôn ngồi bàn cuối của giảng đường. Không phải do ai bảo, nhưng một quy luật mà Ngôn khám phá ra nơi chính bản thân mình là: năm nhất, buổi nào cũng ngồi đầu, năm hai ngồi giữa, năm ba luôn luôn... ngồi cuối! Giả sử sang năm sau, nếu ngồi ngoài hành lang mà vẫn được điểm danh, có lẽ anh cũng sẽ...
“Không biết các trường khác, khoa khác giảng dạy ra sao, chứ riêng với khoa mình, tôi chưa bao giờ bằng lòng với cách dạy ‘đọc chép’, ‘giảng suông’ mà các thầy cô áp dụng, ông ạ.” Tuy Ngôn không nói rõ, nhưng Lâm hiểu ý là kể cả thầy phó khoa, người Ngôn luôn kính trọng vì học vấn uyên bác.
“Đó cũng là một lý do lớn để giải thích cho việc hàng loạt sinh viên ‘học úp’ trong giờ từ bao đời nay...” Lâm nói một cách lừ đừ, mắt cũng dần trĩu nặng.
“Giá mà thay vì thuyết trình bài này, thầy cho bọn mình kéo nhau đi chơi vườn rau nhà ông thì có phải hay hơn không? Tha hồ mẫu vật mà giảng.”
“Ừ. Không phải buồn ngủ như này.”
Từng được tiếp xúc với những bài viết về giáo dục ở nước ngoài, Ngôn luôn luôn đề cao tính thực tế và sáng tạo của các bài học. Học cái đó để làm gì? Học cái đó như thế nào? Có cách nào hiệu quả và thông minh hơn để hấp thụ những kiến thức đó không? Trong khối óc của Ngôn luôn tràn ngập những gì liên quan đến “mới mẻ”, “độc đáo”, “sáng tạo”...
Và đương nhiên, bài giảng suông của thầy Tùng dạy môn Thực vật không lọt top bình chọn phương pháp giảng dạy yêu thích của Ngôn – anh chàng sinh viên đứng hạng yếu của lớp về điểm số học lực.
Reng... reng... reng...!
Tiếng chuông báo kết thúc tiết học cuối cùng reo lên.
Những đôi guốc mộc, dép tổ ong phá đi không khí tĩnh lặng của đoạn hành lang tầng ba nhà A2. Tiếng cười nói, tán chuyện hòa lẫn với tiếng lẹp xẹp của những đôi dép. Không phải học tiết năm là một niềm vui “vĩ đại” của các sinh viên, đặc biệt những ai đi học với cái bụng trống không vì bỏ bữa sáng. Họ chỉ muốn bước vội cho nhanh để lấy xe về nhà trọ, về ký túc xá, vì đã gần trưa.
“Giang Thảo!”
“Ơi?”
“Chiều nay mấy giờ thực hành nhỉ?”
“Tuần trước cô Hương bảo nhóm mình học từ 2 giờ.”
“À... Ừm... Báo cáo kết quả thí nghiệm tuần trước ấy... tớ không có số liệu để hoàn thiện.”
“Không sao đâu, Ngôn. Cả nhóm cùng chung một tờ mà. Tớ viết xong rồi.”
“À, thế thì hay quá.”
Ngôn vừa cười vừa bước đi bên Thảo. Khác với vóc dáng “người mẩu” và phong thái “mộc” thường thấy nơi các nữ sinh Sư phạm, Giang Thảo cao, dáng đi thon thả với làn da trắng mịn dễ nhận thấy trên khuôn mặt, nơi hai cánh tay và đôi chân nhỏ nhắn. Mái tóc ngang vai được buộc gọn sau gáy là một phong cách giản dị của Giang Thảo mà Ngôn rất yêu thích. Không quá kiểu cách, điểm trang cầu kì, không mắt xanh, mũi nhọn nhưng Giang Thảo trong mắt Ngôn trông thật hây hây, “tây tây”, giống như một thiên thần vậy.
“Ngôn về hay ở lại trường?”
“Tớ ở lại. Nhà tớ tận Tân Mai cơ. Còn Thảo?”
“Tớ cũng ở lại. Đi đi về về phiền lắm.”
“Vậy vào ký túc ăn cơm nhé.”
“Ừ.”
Làn gió mùa thu khẽ lay động những nhành lá nhãn ven đường. Trong ánh nắng ấm hòa chút mát dịu của khí trời tháng chín, xúc cảm con người dậy lên một thoáng bâng khuâng, lãng mạn, một thoáng hài hòa, bình yên. Trên con đường tĩnh lặng trước cổng các khoa Sinh, Hóa, tiếng chổi quét lá xào xạc của bác lao công dường như đều đặn hơn, êm ái hơn những ngày hè.
Đặt đĩa cơm xuống bàn, Ngôn vừa lấy đũa vừa nhìn chung quanh. Giang Thảo đã đi múc hai bát nước canh.
“Thảo đã xem ảnh lớp mình mới ‘ắp’ trên ‘phây’ lớp chưa?”
“Ảnh đi thực tế Sa Pa ấy à?”
“Ừ.”
“Tớ xem rồi. Ảnh của Hùng phải không?”
“Ừ. Bốn mươi bức thì ba mươi hai bức có Thảo.” Ngôn cười, tay lấy đũa xắn quả trứng luộc.
“Thế à? Toàn ảnh chung thôi mà. Ngôn xem kỹ thế?”
“Hì hì. Thảo nổi bật nhất mà. Tự nhiên trong đoàn các giáo sinh Việt thò ra một cô giáo ‘Tây’.”
“Ngôn cứ đùa. Mắt tớ bé tí thế này, làm gì được như ‘Tây’?” Thảo hơi đỏ mặt, khẽ cúi xuống.
“Thật mà. Trông Thảo cứ hây hây như ‘Tây’ ấy.”
“À, lớp tiếng Pháp đó, Ngôn vẫn đang học chứ?” Thảo chuyển chủ đề.
“Ừ. Tớ học được hai buổi rồi. Mới bắt đầu nên đang tập phát âm bảng chữ cái và một số đại từ.”
Ngôn chợt nhớ về buổi học thử đầu tiên ở lớp học thêm tiếng Pháp của cô Thùy. Trước hôm đó, Ngôn lên mạng đăng “status” rủ bạn đi cùng. Thế là có tin nhắn từ Giang Thảo cô bạn gái cùng lớp mà Ngôn thích từ năm nhất. Và rồi buổi chiều hôm ấy, một buổi chiều lộng gió, trời xanh cao, Giang Thảo ngồi sau Ngôn trên đường từ trường đến nhà cô Thùy. Ngôn lái xe mà lòng vui phơi phới...
“Ê, ‘gấu’ đấy à Ngôn? Xinh thế!”
Thằng Đại, học khoa Toán, đang bê một đĩa cơm đi qua bàn hai người bạn.
“He he. Xinh long trời lở đất ấy chứ.” Ngôn đáp lại, cười chào.
“Bao lâu rồi mà giấu kỹ thế?”
“Ha ha. Tính đến ngày mai là được một ngày.”
“Được đấy.” Đại nháy một mắt. “Thôi, cơm ngon miệng nhá.”
“Ô tê.”
Quay lại nhìn Giang Thảo ngồi đối diện, Ngôn nhe răng cười và nói:
“Nó học cùng tớ ở lớp bóng chuyền. Khoa Toán đấy.”
“Hì. Ngôn cũng vui tính ghê. À, đang nói lớp tiếng Pháp... Tiếc quá nhỉ, lịch học của tớ lại bị trùng. Chứ nếu không tớ cũng đi học. Tớ muốn nói được cả Anh và Pháp.”
“Thảo đang học thêm tiếng Anh à?”
“Ừ.”
“Học cả hai nhỡ... tẩu hỏa nhập ma thì sao?”
“Không đâu. Một khi đã thích là tớ nhích đến cùng.”
Giang Thảo cười với khuôn mặt nhí nhảnh mà Ngôn ít thấy. Chỉ khi được trò chuyện trực tiếp với Thảo, Ngôn mới được biết thêm một đặc điểm tính cách của cô bạn luôn nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu này. Thường ngày, trong nét kín đáo, trầm lặng, Giang Thảo thường có cái nhìn vô định, tưởng chừng bâng quơ mỗi khi hết sức lắng nghe giảng viên thuyết trình. Bàn tay mềm mại của Giang Thảo tốc ký trong các buổi thực hành đôi khi cũng khiến Ngôn mất tập trung vào những thí nghiệm của thầy cô. Ngôn cảm mến Giang Thảo. Mỗi khi gặp nàng, có một sự “thích” nhè nhẹ phập phồng trong lòng Ngôn. Anh cảm thấy xúc động, xao xuyến. Một nỗi niềm thật êm ái nhưng cứ nao nao. Vậy mà, con người nhút nhát và sống nội tâm của Ngôn cứ kìm nén những lời muốn nói, không bao giờ cho phép anh “lỡ miệng” bày tỏ...
* * *
Ngôn đã xong bữa cơm tối. Anh lên gác, ngồi vào bàn máy tính. Vừa mới đăng nhập, trang chủ trên màn hình đã hiện ra ảnh Lâm chụp cùng người yêu ở khung đầu tiên. Một cô nàng có lẽ xấp xỉ tuổi Lâm.
“Ái chà. Đi chơi công viên Hòa Bình cơ đấy.”
Ngôn nhấp chuột vào nút “like” và bình luận:
“Chị ông đấy à? Có chồng chưa, giới thiệu cho chú tôi?”
Rồi mỉm cười tinh quái.
Lướt qua những dòng “status” của mấy đứa bạn, anh chị em thân quen, Ngôn cảm thấy hào hứng và bắt đầu mặc sức “chém gió”.
“Đang buồn đang chán. Ai tán yêu luôn.”
“Ế thì nói toẹt ra cho rồi!”
…
“Cảm thấy hạnh phúc – Tại hồ Tây phây phây.”
“Biết bơi chưa nàng?”
…
“Em là con gái mà. Là con gái thật tuyệt. Hi hi.”
“Là con trai tuyệt hơn! He he.”
…
Nhấp chuột vào trang cá nhân của mình, Ngôn suy nghĩ một câu “status” độc đáo, thú vị để viết. Không phải kiểu người thích “câu like” nhưng “chém gió” chẳng giống ai là một sở trường, một niềm thích thú của anh. Ngày nào cũng vậy, những người thân quen luôn cảm thấy vui thích mỗi khi đọc “status” của Ngôn:
“Cuộc sống đôi khi cũng có những điều thú vị...
Chiều nay, trên đường đi học về, chợt thấy một thanh niên phóng xe máy lên trước xe mình với cái chân chống chìa ra thật nguy hiểm. Hầy. Tuổi trẻ bây giờ sao mà bất cẩn quá! Chưa kịp nhắc đương sự theo thói quen đi đường của mình thì một thanh niên khác từ đằng sau phóng vượt lên, quay sang mình hô lớn: ‘Chân chống kìa!’”
Vừa viết xong thì màn hình của Ngôn bỗng hiện lên khung chat có tên Huế Anh:
“Anh Ngôn ơi!”
Cô bé không biết rằng lời gọi của mình khiến Ngôn vui đến thế nào.
“Ai kiu tui đó có tui đây! ^^”
“Hì. Em kiu anh đó. Anh ơi, tối nay em bận ở trên trường nên không đi học được. Cô Thùy có giao bài tập gì không anh?”
“Cô không giao bài gì. Chỉ bảo những bạn vắng mặt thì hôm sau phải chịu phạt, hát một bài. ^^” Ký hiệu mắt cười là một kiểu viết yêu thích của Ngôn.
“Í ẹ. Anh lại chém bão.”
“He he. Không biết bên em có mưa không? Bên anh mưa to quá...”
“Thế là anh tạo gió cho đủ bộ ạ?”
“Hi hi. Chỉ em hiểu anh. Yên tâm đi. Buổi hôm nay cô vội về sớm nên không giao bài đâu.”
“Hì. Chắc cô có hẹn với ai đó anh nhỉ?”
“Một ai đó cô rất...”
“Rứt rứt iu?” Huế Anh cố ý biến tấu chữ “rất rất yêu” thành “rứt rứt iu”.
“He he. Vì em đã nói thế thì để anh mời cô vào cuộc trò chuyện này nhé. Cô đang ‘online’ đấy. ^^”
“Á. Anh có gan đó sao? Hi hi.”
“Hô hô.”
“Thôi chào anh nhé. Em phải đi nhúng nước đây.”
“Tắm muộn vậy sao em?”
“Vâng ạ. Hôm nay trên trường em tan muộn quá. Cám ơn anh vì thông tin quý giá nhé.”
“Quý lắm đấy. Nhớ ghi vào kẻo quên. ^^”
“Vâng ạ. ^^ Bye anh.”
“Chúc em ngủ ngoan.”
Cuộc trò chuyện kết thúc. Nhưng với Ngôn, có cái gì đó chưa kết thúc. Anh kéo thanh cuộn lên trên để xem lại toàn bộ cuộc đối thoại. Anh có thói quen đọc đi đọc lại đến mức gần như thuộc lòng những gì mình đã viết và người bên kia viết. Nhưng tất nhiên chỉ với một số “đối tượng đặc biệt” như Huế Anh hay Giang Thảo...
Dạo chán qua các “tường” của mọi người, Ngôn vào “hài-vi-eo” để xem có ảnh gì mới không. Lại một miền đất phì nhiêu của các bình luận chém gió hiện lên trước mắt.
Ngôn quên mất dự định ban đầu là chỉ lên “chếch phây” một lúc, rồi sẽ học bài.
Và cũng như mọi ngày, cặp kính cận ba độ của anh một khi đã giáp màn hình thì tâm trí chẳng còn chỗ nào cho những “gen”, “alen”, “đột biến”...
Một-cơ-số chương trong sách Di truyền học vẫn đang chờ đợi Ngôn thăm viếng. Nhưng có lẽ chúng sẽ phải chờ dài dài.
11:50 p.m.
Thần kinh Ngôn không trụ thêm được nữa. Tắt máy. Thả mình lên giường. Ngôn lại trở về với thế giới thực của mình. Anh bắt đầu nghĩ về kỳ thi sắp tới, nghĩ về những con số yếu ớt trong bảng điểm của mình – xếp hạng các môn kỳ trước toàn C với D, một số thì F. Lần nào cũng vậy, tuy có hơi mệt mỏi nhưng khi đã nằm xuống, gác tay lên trán là trong đầu anh lại nghĩ ngợi vô số điều, trước khi giấc ngủ từ từ hạ cánh...
Phải làm sao đây? Cứ mãi “lên bờ xuống ruộng” thế này sao? Mình không thể nhét nổi một từ nào trong đống giáo trình chuyên ngành! Ôi chao, phải chi mấy môn chuyên ngành “dễ nhai” như các môn chung hồi năm thứ hai thì có phải hay không? Giáo dục thể chất thì qua ngon. Tin với tiếng Anh thì học ở trình thấp, quá dễ dàng để xơi điểm A. Đằng này, cứ ngồi vào bàn để đọc từng dòng giáo trình là lại buồn ngủ. Mà không đọc thì có cái khỉ gì để đi thi? Hic hic. Công nghệ sinh học. Di truyền. Vi sinh... Chẳng nhẽ mình phải ăn hành như thảm họa Hóa sinh hồi năm ngoái sao? Thực sự là không thể nuốt nổi mà.
Mắt Ngôn đã nhắm lại, nhưng không ngủ.
Tâm trí Ngôn đột nhiên nhớ lại một câu nói rất ấn tượng của ai đó: “Hãy cứ yêu đi, rồi làm gì thì làm!” Đương nhiên Ngôn bỏ qua ý nghĩa “đen tối” mà người ta vẫn nghĩ về câu nói đó.
Động lực giúp thúc đẩy tinh thần và ý chí vượt lên mọi khó khăn. Lấy tình yêu làm động lực có lẽ đây là sức mạnh lớn lao nhất trên đời.
Động lực... Yêu...
Từ hồi học phổ thông, Ngôn chưa bao giờ để mình dính vào chuyện yêu đương. Có lẽ phong cách “ông cụ non” của Ngôn không thu hút “bọn tóc dài” cho lắm, và cũng không thôi thúc anh chủ động “đi săn”. Nhưng sự thực là dù “ông cụ non” đến đâu thì với trái tim của một con người thuộc về nghệ thuật, Ngôn không thể không xao xuyến trước những tà áo dài thướt tha, vòm má bầu bĩnh hay giọng nói dễ thương của các cô nàng trong lớp. Đã từng thầm mến lớp trưởng Hàn Chuyên. Đã từng xao động trước lớp phó văn-thể-mỹ Hạnh Đào. Hay một thời gian dài ngắm nhìn Diệu Vân mà mơ ước...
Nhưng tất cả mới chỉ là thích, mới chỉ là mến.
Rồi tất cả đã trôi đi, mờ nhạt và dần tan theo năm tháng.
Giờ đây, có lẽ Ngôn sẽ khơi dậy tình cảm thực sự với một người con gái nào đó. Và sẽ có động lực cũng giống như nhiều thằng: nhờ yêu vào mà học giỏi ra.
Nhất định thế! Phải có “gấu”! Nhìn những đứa có lứa có đôi mới hạnh phúc, vui vẻ làm sao! Thằng Lâm chẳng hạn. Chứ ai như mình, mặt mũi lúc nào cũng như... táo bón!
Ngôn chợt nhớ về Giang Thảo. Cô nàng học giỏi, dễ thương, xinh xắn, hây hây như Tây trên lớp, lại có nét kín đáo, huyền bí – đặc điểm cuốn hút sự chú ý của Ngôn một cách lạ thường. Nhưng Thảo cao một mét sáu lăm, hơn Ngôn khoảng hai đốt ngón tay. Lại bằng tuổi nữa. Ở hai điểm đó, anh không bằng lòng.
Không được! Phải thấp hơn mình! Phải nhỏ hơn ít nhất hai tuổi!
Anh thốt lên như thể Giang Thảo vừa cầu hôn, và lời từ chối thẳng thừng của Ngôn khiến cô nàng đau đớn tột cùng.
...
Ngôn nhắm Huế Anh, cô bé học cùng lớp tiếng Pháp tại nhà cô Thùy. Huế Anh vừa đỗ Đại học Hà Nội. Nơi Huế Anh, Ngôn cảm thấy hội đủ các tiêu chuẩn như ý mình: hiền, xinh, thông minh, vui tính. Và nhất là: Huế Anh có dáng người be bé, rất xứng đôi với Ngôn.
Ôi chao, sẽ tuyệt vời biết bao nếu được em ý nhận lời! Phải nhanh nhanh mới được! Kẻo có người khác đón mất!
Ngôn ước muốn được thân hơn với Huế Anh. Nhưng có lẽ sẽ bất ngờ cho cô bé nếu anh vội vàng ngỏ lời.
Cần một thời gian làm quen, tiếp xúc... để em ý sẵn sàng hơn.
Tự nhủ như vậy, Ngôn nghĩ cách tiếp cận và làm thân.
Sắp tới, hai mươi tháng mười... Mình sẽ tặng một món quà… Sẽ trò chuyện để hiểu nhau hơn... Đến khi tình cảm đủ chín, mình sẽ tỏ tình. Và một tình yêu thật đẹp sẽ nở hoa... Hi hi.
Niềm hạnh phúc nho nhỏ về “mối tình đầu” dậy lên trong tâm hồn, Ngôn mỉm cười vừa lúc giấc ngủ nhẹ nhàng đến.
Tu regretteras le temps
Donna Donna Donna Donna
Où tu étais un enfant...”
Cô Thùy khẽ nghiêng người ra sau, đứng tựa vào cạnh bàn. Cô nhìn cả lớp, mỉm cười, những ngón tay gõ nhịp theo giai điệu bài hát phát ra từ chiếc đài cát-sét.
Đưa mắt dõi theo dòng lời in trên trang giấy, bất chợt ngước lên, Sơn Ngôn thấy khuôn mặt cô Thùy thật đẹp. Nhỏ nhỏ. Thon thon. Đôi môi chúm chím như một nụ hồng chưa nở. Và khi cô cười, bầu má với lúm đồng tiền dễ thương làm sao...
“Ngôn có nghe hết được không em?”
“À... dạ... Chỉ còn một từ sau ‘Quand sa maman’ là em chưa điền được thôi ạ.” Ngôn trở về với thực tại. Tâm hồn của anh suýt thả trôi theo quả bóng bay có in hình đôi môi chúm chím trên bầu trời.
“Oui. Cả lớp thấy bài hát này thế nào?” Cô Thùy hỏi sau khi tiếng nhạc kết thúc.
“Hay quá cô ạ.”
“Em thích kiểu nhịp nhàng như thế này cô ạ.”
“Chắc bài này từ năm tám mấy à cô?”
Đôi môi nho nhỏ đỏ hồng của cô Thùy lại nhoẻn cười.
Lớp học tiếng Pháp khóa thứ ba của cô đã khai giảng được hai tháng. Từ buổi đầu tiên đến giờ, chỉ có buổi này là các học sinh trong lớp được học nghe từ qua một bài hát. Cũng đỡ cứng nhắc hơn mấy buổi trước. Giai điệu lãng mạn của bài hát rất hợp với tâm trạng của nhiều người trong lớp, những sinh viên trẻ tuổi, yêu tiếng Pháp và ước mơ du lịch “Kinh đô Ánh sáng” bên trời châu Âu.
“Bài hát này được sáng tác khoảng năm 1940 các em ạ.”
“Uầy!” Một số người khẽ thốt lên.
“Nguyên thủy, bài hát tên là Dana Dana, được viết bằng tiếng Yiddish cho vở nhạc kịch ‘Esterke’ vào khoảng năm 1940-1941 ở Mỹ trong thời Đức Quốc xã. Aaron Zeitlin là tác giả phần lời, còn Sholom Secunda là tác giả phần nhạc. Cả hai đều là người gốc Do Thái. Các em vừa nghe giọng ca thể hiện theo phần lời tiếng Pháp của ca sĩ Claude François... Được rồi, có bạn nào điền được hết tất cả chỗ trống trong lời bài hát không?”
“Em ạ.” Hồng giơ tay.
“Mời em.”
Được cô gọi, Hồng lên bục, viết theo các số thứ tự đã ghi sẵn trên bảng.
“Có bạn nào nghe được đáp án khác không?...”
Không thấy cánh tay khác giơ lên, cô tiếp tục:
“Oui, bạn Hồng viết rất đúng. Các em cùng phát âm theo cô nhé. Gác-xông!”
“Gác-xông!” Cả lớp đồng thanh.
“Pơ-ti gác-xông!”
“Pơ-ti gác-xông!”
…
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Sau khi đã tập xong một lượt, cô Thùy gọi Ngôn:
“Phát âm cho cô những từ này nào, Ngôn!”
“Vâng ạ... À, cô ơi, tự nhiên em thấy chữ ‘garçon’ hao hao giống ‘gà con’ thế nào ấy ạ.”
Cả lớp bật cười. Không khí vui vẻ được khơi lên sau màn “chém gió” của Ngôn.
“Liên tưởng hay đấy!” Dung nhìn sang bàn Ngôn.
“Chả liên quan!” Dương bĩu môi đùa.
Cả lớp chợt dừng nói, lắng nghe cô Thùy bình luận:
“Cậu bé nhỏ nhắn như một chú gà con.”
Tiếng cười vui tươi hơn khi mọi người vừa nghe câu chơi chữ của cô giáo: “garçon” trong tiếng Pháp có nghĩa là “cậu bé”. Liên tưởng và kết nối là một phương pháp học từ vựng yêu thích của cô Thùy.
“Được rồi. Phát hiện thú vị đấy, Ngôn. Bây giờ đọc cho cả lớp nghe từ này nào.” Cô chỉ lên bảng chữ “berçait”.
“Uầy, đúng chỗ em còn thiếu.”
“Phát âm đi em.”
“Vâng ạ. Bơ-cai!”
Có vài tiếng cười khúc khích. Anh chàng vừa mới chân ướt chân ráo vào lớp được hai buổi biết mình đã đọc sai.
“Béc-xe anh ạ.” Huế Anh từ bàn trên quay xuống khẽ nhắc Ngôn. Nét mềm mại trên môi miệng và vẻ tinh khôi trong đôi mắt kiều diễm của Huế Anh làm Ngôn ngơ ngác một giây rưỡi.
“À... à... em thưa cô, ‘béc-xe’ ạ.”
“Oui. Nhớ là lớp mình đang học tiếng Pháp, không phải tiếng Anh, em nhé. Buổi hôm nay dừng tại đây. Bài tập về nhà chỉ đơn giản thế này thôi: Dona Dona.” Cô Thùy nói. Ngôn rất ấn tượng với từ “oui” – “đúng vậy” – của cô.
“Á. Khó vậy cô? Bài này chắc phải mấy tuần bọn em mới thuộc.”
“Cô cho nhìn lyric. Miễn sao phát âm tốt là được.”
“Hí. Cô vừa nói tiếng Anh.” Dung quay sang Ngôn thì thầm.
“Nào cả lớp. Au revoir!”
“Au revoir!” (Tạm biệt!)
* * *
Trời chập choạng tối. Những bóng đèn cao áp đã bật, ánh sáng chiếu tỏa xuống mặt đường và lấp lánh trên vũng nước còn lại sau cơn mưa chiều nay. Trước cửa các hiệu thời trang, các hiệu làm tóc, đồng hồ,… những biển đèn led chạy chữ quảng cáo vui mắt, nhìn từ xa thật là lung linh, nhộn nhịp. Dọc theo con phố Nguyễn Lương Bằng, trên các vỉa hè, những người khách hàng nước con con ngồi tán gẫu, hỏi chuyện, cười cười, nói nói, hòa lẫn vào tiếng động cơ của những chiếc xe máy, ô tô bon bon trên đường.
Ngôn vừa dắt chiếc Wave Alpha của mình ra khỏi cổng nhà cô Thùy thì nhìn thấy một bóng dáng nhỏ nhắn quen thuộc đang bước đi đằng xa. Đuôi tóc lúc lắc sau lưng cô bé khiến Ngôn ấn tượng và khó nhầm lẫn với bất kỳ ai.
“Huế Anh! Nhà có xa không, anh đèo về?” Ngôn phóng xe đuổi kịp nhịp bước của cô bé.
“Anh Ngôn à?” Huế Anh ngạc nhiên quay sang nhìn Ngôn. “Em đi xe buýt anh ạ. Nhà em dưới tận Hà Hồi cơ.”
“Trên đường này hình như không có điểm dừng xe buýt nào?”
“Vâng ạ. Em đi hết đường này, rẽ phải mới đến được một điểm dừng ạ.”
“Lên xe anh đèo một đoạn.”
“Vâng... Vậy nhờ anh cho em đến đường bên kia nhé.”
Huế Anh lên xe Ngôn. Trong mọi lời nói, cử chỉ, cô bé vẫn rất đoan trang, lịch sự, không nhí nhảnh, vồn vã hay nhút nhát như nhiều đứa bạn gái trên lớp của Ngôn.
“Em đi xe số bao nhiêu?” Ngôn vừa cầm lái vừa hỏi chuyện Huế Anh.
“Số 06 ạ.”
“Từ đây về đó mất bao lâu em?”
“Khoảng ba mươi phút anh ạ.”
“Nhà em ngay mặt đường quốc lộ à?”
“Không ạ. Xuống điểm dừng là em gọi điện bố em ra đón. Làng em cách đó khoảng ba cây anh ạ... À, anh ơi, cho em xuống đây.”
“Ừm.”
Ngôn dừng xe. Anh thầm nghĩ: Phải chi đoạn đường xa thêm chút nữa...
“Em cám ơn anh nhé. Anh đi đường cẩn thận ạ.” Huế Anh nói.
“Ừm, chào em. Thứ sáu gặp lại nhé.”
“Vâng ạ.”
Và nụ cười hiếm hoi cùng ánh mắt long lanh của Huế Anh cứ thế ám ảnh Ngôn trên suốt quãng đường về nhà, lòng anh dậy lên một cảm giác vui vui nhẹ nhàng, ấm áp... Có lẽ nếu không đeo khẩu trang, người đi đường sẽ thấy anh tự cười tủm tỉm như một tên ngố hâm hâm...
* * *
Nếu ai đó nói rằng thời sinh viên là giai đoạn sung sức nhất của tuổi trẻ, có lẽ cũng không quá lời. Như một bông hoa nở rộ đài cánh, hạt phấn nơi nhị không còn e ấp nhưng đã sẵn sàng đón gió bay đi, sinh viên cũng thấy nơi mình một sức sống, một khát khao, một ước vọng được vươn lên đến tận chân trời của những điều mới mẻ. Sinh viên được sống và học tập trong tư cách một người trưởng thành, làm việc theo cách mình muốn, nghĩ những điều mình quan tâm và yêu ai đó trong sự tự do của trái tim chân thành.
Nhưng không phải ai cũng như vậy. Có những anh chàng, cô nàng chỉ được sống một nửa đời sinh viên. Một nửa ấy là ngày ngày lên giảng đường, nghe một bài diễn thuyết buồn ngủ nào đó của ông phó giáo sư, bà tiến sĩ; khi về nhà, lật sách tụng kinh, để rồi đến cuối kỳ, đem thẻ đi thi cho có điểm. Có chăng bổ sung thêm chút chút cho nửa ấy là những ngày đại hội chi đoàn, bầu ban cán sự, hay lên phòng thí nghiệm thực hành. Xong lại cắp cặp đi về.
Còn nửa kia? Nửa kia mới là quý, mới tuyệt vời hơn nhiều. Ấy là được ở, được ăn cùng bạn bè, được đi chơi cùng nhóm đến những khu di tích, bảo tàng, bờ hồ, phố cổ, hay “phượt” về quê của đứa nào đó... Những sinh viên “may mắn” được sống trong nửa này sẽ phải tách khỏi vòng tay bao bọc của cha mẹ, lên thành phố tự tìm chỗ trọ, tự lo chuyện cơm nước, tắm giặt, học hành. Tuy được gia đình gửi tiền, gửi gạo lên, nhưng cái đói cuối tháng là khó tránh khỏi. Vì thế, họ sẽ phải tự tìm một công việc làm thêm để có chút tiền chi tiêu đỡ cho vô số khoản phát sinh trong cuộc sống. Không biết sẽ bị lừa lọc ra sao, chèn ép thế nào, nhưng chắc chắn những sinh viên “mỳ tôm rau cải” ấy sẽ trưởng thành hơn rất nhiều qua năm tháng bươn chải.
Ngôn sống cùng gia đình ở Hà Nội. Anh đích thực là một sinh viên chỉ được trải nghiệm nửa đời sinh viên. Chuỗi ngày học tập như một quy luật nhàm chán ấy đôi khi khiến anh khổ sở, mệt nhoài. Tuy hằng ngày gặp gỡ bạn bè, học hành trao đổi bài vở cùng nhau, nhưng Ngôn không có bạn thân. Anh chỉ ước mong sao mình sẽ có một hai người bạn có chung đôi nét tính cách để hiểu nhau, giúp đỡ nhau mỗi khi vui buồn. Có lẽ một phần do điều kiện hoàn cảnh gia đình, nhưng phần lớn do chính bản thân Ngôn. Anh hòa đồng trong các sinh hoạt chung, nhưng lại không ham hố với các buổi tụ tập, chè chén. Tuy gia đình ở ngay tại Hà Nội, nhưng lại chẳng gần trường. Vậy nên Ngôn ít khi được sống trong không khí rộn ràng, nhí nhố của những ngày chuẩn bị cho các hội thi, các dịp văn nghệ. Không có ai hợp tính để chơi thân với Ngôn. Và con người nội tâm của Ngôn cũng khép kín suy nghĩ, không để bộc lộ ra bên ngoài một cách tự nhiên. Không một ai biết Ngôn khao khát được sống đời sinh viên cùng bạn bè đến nhường nào...
“Ngôn! Dậy đi! Thầy vào rồi kìa!”
Tiếng gọi của Lâm đánh thức một giấc mộng thần tiên mà Ngôn đang tận hưởng. Gục mặt xuống bàn từ giữa tiết hai đến giờ, tỉnh dậy, trên má và cánh tay của Ngôn vẫn còn đo đỏ vết tì. Đưa tay sờ cằm, Ngôn kiểm tra xem mình có bị chảy nước dãi trên mép miệng như những lần trước không.
“Thầy điểm danh chưa?” Ngôn hỏi. Mắt vẫn còn cảm giác sưng húp và mồ hôi ấm nóng khắp người.
“Sắp rồi. Có biết bây giờ là tiết mấy không?” Lâm nói, tay bắt đầu nhấn những cú đập cánh đầu tiên của chú chim Flappy Bird.
“Tiết bốn rồi cơ à?” Ngôn nhìn vào màn hình chiếc điện thoại cục gạch của mình.
“Ờ.”
Có tiếng tít tít từ điện thoại của Lâm. Nhìn cái kiểu cười sướng sướng, đểu đểu trên mặt hắn là biết ngay có tin nhắn của “gấu”. Trong khi đó, Ngôn vẫn là dân FA. Bởi tính cách lành lành và khép kín miệng lưỡi nên bảy mùa thu trôi qua, tính từ lúc “dậy thì dậy” năm lớp 9 đến giờ, Ngôn vẫn “đành phải” ghen tị nhìn những đứa có “gấu” hạnh phúc.
“Trần Thao Lâm!”
“Có ạ!”
“Doãn Sơn Ngôn!”
“Có em!”
Ngôn ngồi bàn cuối của giảng đường. Không phải do ai bảo, nhưng một quy luật mà Ngôn khám phá ra nơi chính bản thân mình là: năm nhất, buổi nào cũng ngồi đầu, năm hai ngồi giữa, năm ba luôn luôn... ngồi cuối! Giả sử sang năm sau, nếu ngồi ngoài hành lang mà vẫn được điểm danh, có lẽ anh cũng sẽ...
“Không biết các trường khác, khoa khác giảng dạy ra sao, chứ riêng với khoa mình, tôi chưa bao giờ bằng lòng với cách dạy ‘đọc chép’, ‘giảng suông’ mà các thầy cô áp dụng, ông ạ.” Tuy Ngôn không nói rõ, nhưng Lâm hiểu ý là kể cả thầy phó khoa, người Ngôn luôn kính trọng vì học vấn uyên bác.
“Đó cũng là một lý do lớn để giải thích cho việc hàng loạt sinh viên ‘học úp’ trong giờ từ bao đời nay...” Lâm nói một cách lừ đừ, mắt cũng dần trĩu nặng.
“Giá mà thay vì thuyết trình bài này, thầy cho bọn mình kéo nhau đi chơi vườn rau nhà ông thì có phải hay hơn không? Tha hồ mẫu vật mà giảng.”
“Ừ. Không phải buồn ngủ như này.”
Từng được tiếp xúc với những bài viết về giáo dục ở nước ngoài, Ngôn luôn luôn đề cao tính thực tế và sáng tạo của các bài học. Học cái đó để làm gì? Học cái đó như thế nào? Có cách nào hiệu quả và thông minh hơn để hấp thụ những kiến thức đó không? Trong khối óc của Ngôn luôn tràn ngập những gì liên quan đến “mới mẻ”, “độc đáo”, “sáng tạo”...
Và đương nhiên, bài giảng suông của thầy Tùng dạy môn Thực vật không lọt top bình chọn phương pháp giảng dạy yêu thích của Ngôn – anh chàng sinh viên đứng hạng yếu của lớp về điểm số học lực.
Reng... reng... reng...!
Tiếng chuông báo kết thúc tiết học cuối cùng reo lên.
Những đôi guốc mộc, dép tổ ong phá đi không khí tĩnh lặng của đoạn hành lang tầng ba nhà A2. Tiếng cười nói, tán chuyện hòa lẫn với tiếng lẹp xẹp của những đôi dép. Không phải học tiết năm là một niềm vui “vĩ đại” của các sinh viên, đặc biệt những ai đi học với cái bụng trống không vì bỏ bữa sáng. Họ chỉ muốn bước vội cho nhanh để lấy xe về nhà trọ, về ký túc xá, vì đã gần trưa.
“Giang Thảo!”
“Ơi?”
“Chiều nay mấy giờ thực hành nhỉ?”
“Tuần trước cô Hương bảo nhóm mình học từ 2 giờ.”
“À... Ừm... Báo cáo kết quả thí nghiệm tuần trước ấy... tớ không có số liệu để hoàn thiện.”
“Không sao đâu, Ngôn. Cả nhóm cùng chung một tờ mà. Tớ viết xong rồi.”
“À, thế thì hay quá.”
Ngôn vừa cười vừa bước đi bên Thảo. Khác với vóc dáng “người mẩu” và phong thái “mộc” thường thấy nơi các nữ sinh Sư phạm, Giang Thảo cao, dáng đi thon thả với làn da trắng mịn dễ nhận thấy trên khuôn mặt, nơi hai cánh tay và đôi chân nhỏ nhắn. Mái tóc ngang vai được buộc gọn sau gáy là một phong cách giản dị của Giang Thảo mà Ngôn rất yêu thích. Không quá kiểu cách, điểm trang cầu kì, không mắt xanh, mũi nhọn nhưng Giang Thảo trong mắt Ngôn trông thật hây hây, “tây tây”, giống như một thiên thần vậy.
“Ngôn về hay ở lại trường?”
“Tớ ở lại. Nhà tớ tận Tân Mai cơ. Còn Thảo?”
“Tớ cũng ở lại. Đi đi về về phiền lắm.”
“Vậy vào ký túc ăn cơm nhé.”
“Ừ.”
Làn gió mùa thu khẽ lay động những nhành lá nhãn ven đường. Trong ánh nắng ấm hòa chút mát dịu của khí trời tháng chín, xúc cảm con người dậy lên một thoáng bâng khuâng, lãng mạn, một thoáng hài hòa, bình yên. Trên con đường tĩnh lặng trước cổng các khoa Sinh, Hóa, tiếng chổi quét lá xào xạc của bác lao công dường như đều đặn hơn, êm ái hơn những ngày hè.
Đặt đĩa cơm xuống bàn, Ngôn vừa lấy đũa vừa nhìn chung quanh. Giang Thảo đã đi múc hai bát nước canh.
“Thảo đã xem ảnh lớp mình mới ‘ắp’ trên ‘phây’ lớp chưa?”
“Ảnh đi thực tế Sa Pa ấy à?”
“Ừ.”
“Tớ xem rồi. Ảnh của Hùng phải không?”
“Ừ. Bốn mươi bức thì ba mươi hai bức có Thảo.” Ngôn cười, tay lấy đũa xắn quả trứng luộc.
“Thế à? Toàn ảnh chung thôi mà. Ngôn xem kỹ thế?”
“Hì hì. Thảo nổi bật nhất mà. Tự nhiên trong đoàn các giáo sinh Việt thò ra một cô giáo ‘Tây’.”
“Ngôn cứ đùa. Mắt tớ bé tí thế này, làm gì được như ‘Tây’?” Thảo hơi đỏ mặt, khẽ cúi xuống.
“Thật mà. Trông Thảo cứ hây hây như ‘Tây’ ấy.”
“À, lớp tiếng Pháp đó, Ngôn vẫn đang học chứ?” Thảo chuyển chủ đề.
“Ừ. Tớ học được hai buổi rồi. Mới bắt đầu nên đang tập phát âm bảng chữ cái và một số đại từ.”
Ngôn chợt nhớ về buổi học thử đầu tiên ở lớp học thêm tiếng Pháp của cô Thùy. Trước hôm đó, Ngôn lên mạng đăng “status” rủ bạn đi cùng. Thế là có tin nhắn từ Giang Thảo cô bạn gái cùng lớp mà Ngôn thích từ năm nhất. Và rồi buổi chiều hôm ấy, một buổi chiều lộng gió, trời xanh cao, Giang Thảo ngồi sau Ngôn trên đường từ trường đến nhà cô Thùy. Ngôn lái xe mà lòng vui phơi phới...
“Ê, ‘gấu’ đấy à Ngôn? Xinh thế!”
Thằng Đại, học khoa Toán, đang bê một đĩa cơm đi qua bàn hai người bạn.
“He he. Xinh long trời lở đất ấy chứ.” Ngôn đáp lại, cười chào.
“Bao lâu rồi mà giấu kỹ thế?”
“Ha ha. Tính đến ngày mai là được một ngày.”
“Được đấy.” Đại nháy một mắt. “Thôi, cơm ngon miệng nhá.”
“Ô tê.”
Quay lại nhìn Giang Thảo ngồi đối diện, Ngôn nhe răng cười và nói:
“Nó học cùng tớ ở lớp bóng chuyền. Khoa Toán đấy.”
“Hì. Ngôn cũng vui tính ghê. À, đang nói lớp tiếng Pháp... Tiếc quá nhỉ, lịch học của tớ lại bị trùng. Chứ nếu không tớ cũng đi học. Tớ muốn nói được cả Anh và Pháp.”
“Thảo đang học thêm tiếng Anh à?”
“Ừ.”
“Học cả hai nhỡ... tẩu hỏa nhập ma thì sao?”
“Không đâu. Một khi đã thích là tớ nhích đến cùng.”
Giang Thảo cười với khuôn mặt nhí nhảnh mà Ngôn ít thấy. Chỉ khi được trò chuyện trực tiếp với Thảo, Ngôn mới được biết thêm một đặc điểm tính cách của cô bạn luôn nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu này. Thường ngày, trong nét kín đáo, trầm lặng, Giang Thảo thường có cái nhìn vô định, tưởng chừng bâng quơ mỗi khi hết sức lắng nghe giảng viên thuyết trình. Bàn tay mềm mại của Giang Thảo tốc ký trong các buổi thực hành đôi khi cũng khiến Ngôn mất tập trung vào những thí nghiệm của thầy cô. Ngôn cảm mến Giang Thảo. Mỗi khi gặp nàng, có một sự “thích” nhè nhẹ phập phồng trong lòng Ngôn. Anh cảm thấy xúc động, xao xuyến. Một nỗi niềm thật êm ái nhưng cứ nao nao. Vậy mà, con người nhút nhát và sống nội tâm của Ngôn cứ kìm nén những lời muốn nói, không bao giờ cho phép anh “lỡ miệng” bày tỏ...
* * *
Ngôn đã xong bữa cơm tối. Anh lên gác, ngồi vào bàn máy tính. Vừa mới đăng nhập, trang chủ trên màn hình đã hiện ra ảnh Lâm chụp cùng người yêu ở khung đầu tiên. Một cô nàng có lẽ xấp xỉ tuổi Lâm.
“Ái chà. Đi chơi công viên Hòa Bình cơ đấy.”
Ngôn nhấp chuột vào nút “like” và bình luận:
“Chị ông đấy à? Có chồng chưa, giới thiệu cho chú tôi?”
Rồi mỉm cười tinh quái.
Lướt qua những dòng “status” của mấy đứa bạn, anh chị em thân quen, Ngôn cảm thấy hào hứng và bắt đầu mặc sức “chém gió”.
“Đang buồn đang chán. Ai tán yêu luôn.”
“Ế thì nói toẹt ra cho rồi!”
…
“Cảm thấy hạnh phúc – Tại hồ Tây phây phây.”
“Biết bơi chưa nàng?”
…
“Em là con gái mà. Là con gái thật tuyệt. Hi hi.”
“Là con trai tuyệt hơn! He he.”
…
Nhấp chuột vào trang cá nhân của mình, Ngôn suy nghĩ một câu “status” độc đáo, thú vị để viết. Không phải kiểu người thích “câu like” nhưng “chém gió” chẳng giống ai là một sở trường, một niềm thích thú của anh. Ngày nào cũng vậy, những người thân quen luôn cảm thấy vui thích mỗi khi đọc “status” của Ngôn:
“Cuộc sống đôi khi cũng có những điều thú vị...
Chiều nay, trên đường đi học về, chợt thấy một thanh niên phóng xe máy lên trước xe mình với cái chân chống chìa ra thật nguy hiểm. Hầy. Tuổi trẻ bây giờ sao mà bất cẩn quá! Chưa kịp nhắc đương sự theo thói quen đi đường của mình thì một thanh niên khác từ đằng sau phóng vượt lên, quay sang mình hô lớn: ‘Chân chống kìa!’”
Vừa viết xong thì màn hình của Ngôn bỗng hiện lên khung chat có tên Huế Anh:
“Anh Ngôn ơi!”
Cô bé không biết rằng lời gọi của mình khiến Ngôn vui đến thế nào.
“Ai kiu tui đó có tui đây! ^^”
“Hì. Em kiu anh đó. Anh ơi, tối nay em bận ở trên trường nên không đi học được. Cô Thùy có giao bài tập gì không anh?”
“Cô không giao bài gì. Chỉ bảo những bạn vắng mặt thì hôm sau phải chịu phạt, hát một bài. ^^” Ký hiệu mắt cười là một kiểu viết yêu thích của Ngôn.
“Í ẹ. Anh lại chém bão.”
“He he. Không biết bên em có mưa không? Bên anh mưa to quá...”
“Thế là anh tạo gió cho đủ bộ ạ?”
“Hi hi. Chỉ em hiểu anh. Yên tâm đi. Buổi hôm nay cô vội về sớm nên không giao bài đâu.”
“Hì. Chắc cô có hẹn với ai đó anh nhỉ?”
“Một ai đó cô rất...”
“Rứt rứt iu?” Huế Anh cố ý biến tấu chữ “rất rất yêu” thành “rứt rứt iu”.
“He he. Vì em đã nói thế thì để anh mời cô vào cuộc trò chuyện này nhé. Cô đang ‘online’ đấy. ^^”
“Á. Anh có gan đó sao? Hi hi.”
“Hô hô.”
“Thôi chào anh nhé. Em phải đi nhúng nước đây.”
“Tắm muộn vậy sao em?”
“Vâng ạ. Hôm nay trên trường em tan muộn quá. Cám ơn anh vì thông tin quý giá nhé.”
“Quý lắm đấy. Nhớ ghi vào kẻo quên. ^^”
“Vâng ạ. ^^ Bye anh.”
“Chúc em ngủ ngoan.”
Cuộc trò chuyện kết thúc. Nhưng với Ngôn, có cái gì đó chưa kết thúc. Anh kéo thanh cuộn lên trên để xem lại toàn bộ cuộc đối thoại. Anh có thói quen đọc đi đọc lại đến mức gần như thuộc lòng những gì mình đã viết và người bên kia viết. Nhưng tất nhiên chỉ với một số “đối tượng đặc biệt” như Huế Anh hay Giang Thảo...
Dạo chán qua các “tường” của mọi người, Ngôn vào “hài-vi-eo” để xem có ảnh gì mới không. Lại một miền đất phì nhiêu của các bình luận chém gió hiện lên trước mắt.
Ngôn quên mất dự định ban đầu là chỉ lên “chếch phây” một lúc, rồi sẽ học bài.
Và cũng như mọi ngày, cặp kính cận ba độ của anh một khi đã giáp màn hình thì tâm trí chẳng còn chỗ nào cho những “gen”, “alen”, “đột biến”...
Một-cơ-số chương trong sách Di truyền học vẫn đang chờ đợi Ngôn thăm viếng. Nhưng có lẽ chúng sẽ phải chờ dài dài.
11:50 p.m.
Thần kinh Ngôn không trụ thêm được nữa. Tắt máy. Thả mình lên giường. Ngôn lại trở về với thế giới thực của mình. Anh bắt đầu nghĩ về kỳ thi sắp tới, nghĩ về những con số yếu ớt trong bảng điểm của mình – xếp hạng các môn kỳ trước toàn C với D, một số thì F. Lần nào cũng vậy, tuy có hơi mệt mỏi nhưng khi đã nằm xuống, gác tay lên trán là trong đầu anh lại nghĩ ngợi vô số điều, trước khi giấc ngủ từ từ hạ cánh...
Phải làm sao đây? Cứ mãi “lên bờ xuống ruộng” thế này sao? Mình không thể nhét nổi một từ nào trong đống giáo trình chuyên ngành! Ôi chao, phải chi mấy môn chuyên ngành “dễ nhai” như các môn chung hồi năm thứ hai thì có phải hay không? Giáo dục thể chất thì qua ngon. Tin với tiếng Anh thì học ở trình thấp, quá dễ dàng để xơi điểm A. Đằng này, cứ ngồi vào bàn để đọc từng dòng giáo trình là lại buồn ngủ. Mà không đọc thì có cái khỉ gì để đi thi? Hic hic. Công nghệ sinh học. Di truyền. Vi sinh... Chẳng nhẽ mình phải ăn hành như thảm họa Hóa sinh hồi năm ngoái sao? Thực sự là không thể nuốt nổi mà.
Mắt Ngôn đã nhắm lại, nhưng không ngủ.
Tâm trí Ngôn đột nhiên nhớ lại một câu nói rất ấn tượng của ai đó: “Hãy cứ yêu đi, rồi làm gì thì làm!” Đương nhiên Ngôn bỏ qua ý nghĩa “đen tối” mà người ta vẫn nghĩ về câu nói đó.
Động lực giúp thúc đẩy tinh thần và ý chí vượt lên mọi khó khăn. Lấy tình yêu làm động lực có lẽ đây là sức mạnh lớn lao nhất trên đời.
Động lực... Yêu...
Từ hồi học phổ thông, Ngôn chưa bao giờ để mình dính vào chuyện yêu đương. Có lẽ phong cách “ông cụ non” của Ngôn không thu hút “bọn tóc dài” cho lắm, và cũng không thôi thúc anh chủ động “đi săn”. Nhưng sự thực là dù “ông cụ non” đến đâu thì với trái tim của một con người thuộc về nghệ thuật, Ngôn không thể không xao xuyến trước những tà áo dài thướt tha, vòm má bầu bĩnh hay giọng nói dễ thương của các cô nàng trong lớp. Đã từng thầm mến lớp trưởng Hàn Chuyên. Đã từng xao động trước lớp phó văn-thể-mỹ Hạnh Đào. Hay một thời gian dài ngắm nhìn Diệu Vân mà mơ ước...
Nhưng tất cả mới chỉ là thích, mới chỉ là mến.
Rồi tất cả đã trôi đi, mờ nhạt và dần tan theo năm tháng.
Giờ đây, có lẽ Ngôn sẽ khơi dậy tình cảm thực sự với một người con gái nào đó. Và sẽ có động lực cũng giống như nhiều thằng: nhờ yêu vào mà học giỏi ra.
Nhất định thế! Phải có “gấu”! Nhìn những đứa có lứa có đôi mới hạnh phúc, vui vẻ làm sao! Thằng Lâm chẳng hạn. Chứ ai như mình, mặt mũi lúc nào cũng như... táo bón!
Ngôn chợt nhớ về Giang Thảo. Cô nàng học giỏi, dễ thương, xinh xắn, hây hây như Tây trên lớp, lại có nét kín đáo, huyền bí – đặc điểm cuốn hút sự chú ý của Ngôn một cách lạ thường. Nhưng Thảo cao một mét sáu lăm, hơn Ngôn khoảng hai đốt ngón tay. Lại bằng tuổi nữa. Ở hai điểm đó, anh không bằng lòng.
Không được! Phải thấp hơn mình! Phải nhỏ hơn ít nhất hai tuổi!
Anh thốt lên như thể Giang Thảo vừa cầu hôn, và lời từ chối thẳng thừng của Ngôn khiến cô nàng đau đớn tột cùng.
...
Ngôn nhắm Huế Anh, cô bé học cùng lớp tiếng Pháp tại nhà cô Thùy. Huế Anh vừa đỗ Đại học Hà Nội. Nơi Huế Anh, Ngôn cảm thấy hội đủ các tiêu chuẩn như ý mình: hiền, xinh, thông minh, vui tính. Và nhất là: Huế Anh có dáng người be bé, rất xứng đôi với Ngôn.
Ôi chao, sẽ tuyệt vời biết bao nếu được em ý nhận lời! Phải nhanh nhanh mới được! Kẻo có người khác đón mất!
Ngôn ước muốn được thân hơn với Huế Anh. Nhưng có lẽ sẽ bất ngờ cho cô bé nếu anh vội vàng ngỏ lời.
Cần một thời gian làm quen, tiếp xúc... để em ý sẵn sàng hơn.
Tự nhủ như vậy, Ngôn nghĩ cách tiếp cận và làm thân.
Sắp tới, hai mươi tháng mười... Mình sẽ tặng một món quà… Sẽ trò chuyện để hiểu nhau hơn... Đến khi tình cảm đủ chín, mình sẽ tỏ tình. Và một tình yêu thật đẹp sẽ nở hoa... Hi hi.
Niềm hạnh phúc nho nhỏ về “mối tình đầu” dậy lên trong tâm hồn, Ngôn mỉm cười vừa lúc giấc ngủ nhẹ nhàng đến.
/13
|