Bát Tiên Đắc Đạo
Chương 98: Cây đu giăng mắc trong lỗ đồng tiền Cứu mẹ hiền, kết liễu nghiệt duyên trần thế
/101
|
Tào quốc cữu là em ruột bà Tào thái hậu đời nhà Tống, gồm hai anh em, người anh là Tào Đại, người em là Tào Nhị. Tuy cùng một mẹ sinh ra, hai người có tính tình và hành vi khác hẳn nhau.
Quốc cữu có tính nhân từ, trung hậu, thích yên tĩnh, nói năng nhỏ nhẹ, không hề tranh chấp với đời. Tuy là người trong chốn phồn hoa, ông không từng dự nghe việc triều chính. Nhưng hễ có ai gặp khó khăn, cầu xin giúp đỡ, ông đều làm theo hết khả năng, ra sức giúp đỡ. Vì thế, người ta ai cũng gọi ông là đại thiện nhân. Tào Nhị tính khí khác hẳn, nham hiểm độc ác, lại coi tiền bạc như tính mạng. Tuy làm quốc cữu, mà tính khí biển lận, thường dựa vào thế hoàng thân quốc thích, để áp bức dân thường, tìm cách bóc lột người khác, ra sức vơ vét cho đầy túi tham. Trong vòng vài chục năm, trở thành giầu sụ, cũng không cần biết mình đã hại chết bao nhiêu mạng người, phá tán bao nhiêu gia đình. Quốc cữu nhiều lần khuyên can, hắn chẳng chịu nghe, đành phải tâu rõ với thái hậu, rồi hai anh em chia nhà ra mà ở. Tuy nhiên, trước sau gì thì hai người vẫn ở chung một thành, có chuyện gì xảy ra cũng không tránh khỏi người ta nắm đầu ông anh mà kiện cáo. Những người bị Tào Nhị hại thường tìm tới quốc cữu khóc lóc mà tố cáo, hoặc khẩn cầu ông giúp đỡ. Quốc cữu không thể làm gì được em trai, chỉ biết làm hết sức mình, rốc túi ra mà bồi thường người ta. Ông lại không ham của cải, tiền bạc tới nhà ông mà không có lý do chính đáng, ông chẳng chịu nhận. Ông cũng có tính cần kiệm, việc chi tiêu trong phủ vô cùng dè sẻn. Lại vì việc của Tào Nhị, phải đền bù thay cho hắn cũng mất nhiều tiền bạc, nên trong có vài năm, mang danh là quốc cữu gia, mà nhà nghèo rớt mồng tơi. Bản tâm ông chỉ ưa thích đại đạo, những gì là công danh, lợi lộc, ông chẳng bận tâm. Mang danh là hoàng thân quốc thích ông không màng tới chuyện giàu nghèo, ăn cơm rau, mặc áo vải cũng được rồi. ông thường nói với mọi người :
- Ta đội ơn hoàng gia, không cầy có ăn, không dệt có vải may áo. Trong lúc người khác phải vất vả mưu cầu cuộc sống, ta được ở yên trong nhà để đốt nhang, thành tâm lo việc tu đạo, thì phúc khí ấy, không biết ta đã tu mấy kiếp mới được ? Chẳng dè em trai ta, suốt ngày chỉ nghĩ tới chuyện cướp đoạt tiền bạc của người khác. Không biết nó gom góp tiền bạc cho nhiều để làm gì . Nếu nói là cần chi dụng cho việc ăn mặc, thì mỗi người chỉ có một miệng để ăn, một thân để khoác áo, sao không so sánh với ta là người không tiền, cũng ăn uống đầy đủ, cũng quần áo như ai ? Nếu nói là để lại cho con cháu, thì đáng thương cho hai công tử nhà đó, vì được cung cấp tiền bạc quá mức, đã trở thành mấy chàng công tử bột, ngoài chuyện cờ bạc, đĩ điếm ra, không có chút bản lãnh nào, thật khác xa với hai đứa con trai tôi, chỉ biết chăm lo đọc sách, tuy không có gì đặc sắc cũng tránh được miệng đời chê bai, nói con cháu các ông hoàng thân quốc thích toàn là những kẻ đầu rỗng tếch, mà quần áo thì lòe loẹt .
Tào quốc cữu từ khi được hơn hai mươi tuổi, đã tu đạo, ăn chay trường. Ba mươi tuổi, được hai vị tiên Lã Động Tân, Hàn Tương Tử đích thân tới nhà khảo sát đạo tâm, kết quả là rất hài lòng. Lúc chia tay, hai ông hiển xuất chân thân, vọt lên trời mà ra đi. Tào quốc cữu trông thấy, tin chắc trên đời quả có thần tiên, đạo tâm càng thêm kiên định.
Về sau, Hàn Tương Tử lại tới nhà Tào quốc cữu, cùng ông bàn về đại đạo trong ba ngày liền. Sau đó, Tương Tử quyết định ở lại luôn trong phủ quốc cữu. Thỉnh thoảng, Tương Tử phải lên Bắc, xuôi Nam, nhưng hễ xong công việc, liền trở về ở với Tào quốc cữu.
Thấm thoát đã hơn mười năm, nhân thấy Tào quốc cữu thành tâm tu đạo, đạt được đạo hạnh kha khá, hiểu được nhiều phép thuật, Tương Tử mới bảo ông ráng đợi thêm vài năm nữa, lúc em trai ông tội ác chất đầy, nghiệp ông mới mãn. Lúc đó, ông có thể xuất gia, đi du sơn ngoạn thủy, đoàn luyện gân cốt. Quốc cửu nghe vậy, biết em trai mình ắt có kết quả không tốt, mà ông là người rất hiếu hữu, nên cảm thấy trong lòng rất buồn thương, từng đem ý Tương Tử nói mí mí cho em trai biết, có ý cảnh tỉnh. Nhưng Tào Nhị cả một đời chỉ biết có tiền tài, nên những gì là báo ứng, là đại đạo, hắn hoàn toàn không để tâm. Có lúc quốc cữu khuyên răn quá tha thiết, dường như muốn khóc, Tào Nhị lại cất tiếng cười ha hả, nói huynh trưởng là đồ si ngốc, e rằng sau này biến thành bệnh điên mất thôi. Hắn liền tới thái y viện mời một quan thái y, về phủ quốc cữu, xem mạch cho anh trai. Ông thầy thuốc tới nhà, thấy quốc cữu chẳng có bệnh tật gì cả, mới hỏi duyên do. Thì ra là Tào Nhị, vì lòng hữu ái, đã mời thầy thuốc về trị bệnh tim cho huynh trưởng. Quốc cữu lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười, đành cảm tạ thầy thuốc, tiễn ông ta về. Tương Tử nghe biết sự tình, cười ngất, nhân đó nói với quốc cữu :
- Em ông tội ác ngút trời, có chặt một rừng tre mà ghi chép, cũng không hết tội. Kết cuộc của ông ta đã định sẵn dưới âm ti, ông làm sao cứu nổi ?
Quốc cừu khóc mà rằng :
- Đệ tử lẽ nào không biết hạng người đó, ngu như heo, hiểm độc như chồn, tham lam như sài lang, vốn không thể nói lý lẽ được Nhưng ở địa vị làm huynh trưởng, đệ tử cũng không thể không ngăn ngừa nó khỏi lún sâu vào tội lỗi, lại không đủ tài khuyên nhủ, dẫn dắt nó vào đường chính, nên lòng này cứ canh cánh lo âu, làm sao yên được . Đệ tử chỉ biết làm hết sức mình, nếu có thể lôi kéo nó ra khỏi ác niệm được một phần nào, cũng kể như đã làm tròn trách nhiệm của trưởng huynh rồi. Còn nghe hay không nghe, sửa đổi hay không sửa đổi, là quyền của nó, đệ tử làm sao ngăn được ?
Tương Tử nghe vậy, than thở không dứt.
Một hôm, đúng vào ngày sinh nhật của quốc cữu, Tào Nhị kéo cả gia đình tới phủ uống rượu mừng. Quốc cữu rất ghét sự phiền nhiễu, không mời một người bạn nào. Chỉ riêng trong chỗ cốt nhục tình thân, không thể không theo đúng lễ nghi, đặt một tiệc rượu, ăn uống vui vẻ trong gia đình. Trong tiệc, Tào Nhị chỉ nói toàn những chuyện trong vòng danh lợi, quốc cữu chỉ bàn tới đạo lý, hai anh em mỗi người đề cập tới một lãnh vực, hoàn toàn trái ngược nhau. Quốc cữu chợt nghĩ tới một sự việc, rời bàn tiệc, nói :
- Hôm nay là ngày sinh của anh, chú thím và các cháu tới uống chén rượu mừng, ngu huynh xiết bao cảm kích. Ngu huynh mới học được một trò chơi nho nhỏ, xin đem làm thử, để mọi người hứng thú uống rượu, được không ?
Vợ chồng Tào Nhị đều nói :
- Ít khi thấy huynh trưởng vui vẻ như hôm nay, chúng tôi xin hoan nghênh.
Đám trẻ con nghe nói có trò vui, lại càng hoan hỉ, đứng dậy tất cả xúm lại vây quanh quốc cữu, coi ông trổ phép thuật. Quốc cữu sai người đem tới một đồng tiền, có lỗ ở giữa, buộc hai sợi dây bắt chéo nhau thành hình chữ "thập",ở giữa lỗ đồng tiền. ông cầm đồng tiền trong tay, giơ cao lên, thổi một làn hơi, miệng niệm lâm râm, rồi hô to . "Lớn lên ! Lớn lên !" Đồng tiền lớn dần lên, giây lát to bằng một thanh la rất lớn. Quốc cữu lại nhắm mắt niệm chú, được một con chuột lớn. Quốc cữu bắt con chuột, bỏ lên sợi dây giăng trong lỗ đồng tiền, hô to . "Mau !". Tức thì con chuột chạy trên hai sợi dây giăng, chạy lên chạy xuống, qua Đông qua Tây, không ngừng nghỉ. Mọi người nhìn thấy, cười ha hả, reo hò ầm ĩ.
Tào Nhị vỗ tay tán thưởng, nói :
- Huynh trưởng quả thật có bản lãnh, có hứng thú. Chỉ một con chuột, cũng bầy ra được một trò chơi. Nhưng không biết huynh trưởng đã huấn luyện nó từ hồi nào, mà khiến nó leo lên leo xuống, chạy tới chạy lui, mà không bao giờ ra thoát lỗ đồng tiền ? Nhưng nếu nó ra khỏi vòng kiềm tỏa, chắc là hứng thú hơn nhiều.
Tào quốc cữu cười, nói giọng bình thản :
- Chà, hiền đệ có ý nghĩ hay đấy. Chú muốn con chuột nhẩy ra khỏi lỗ đồng tiền chứ gì ? Ôi, con chuột này là đồ ngu xuẩn, chỉ biết chạy lung tung, càng chạy càng cuống quít, bế tắc, rốt cuộc chẳng bao giờ thoát ra khỏi lỗ đồng tiền. Chỉ chừng nào nó mệt quá, lăn ra chết mới thôi. Thật đáng thương, thật đáng cười ? ông vừa nói vừa đưa mắt nhìn lén Tào Nhị. Nào ngờ Tào Nhị thật tình ngoan cố và nham hiểm. Chẳng biết hắn có hiểu thâm ý huynh trướng hay không, cứ một mực cười giễu. Quốc cữu thấy em trai hồ đồ như thế, lại vừa lúc con chuột lao xuống vị trí thấp nhất, ông mới bắt lấy nó, đem thả ra, và nói :
- Trò chơi này có tên gọi là "quẩn quanh trong lỗ đồng tiền", và dường như đồng tiền này có một ma lực rất lợi hại, khiến cho con vật nào lọt vào trong đó không thoát ra được. Trò đánh đu sau đây cũng như vậy.
Nói rồi, ông cởi sợi dây chữ thập ra, đem hai đầu dây buộc vào một thanh gỗ nhỏ, tạo thành hình dáng một cây đu. ông lại thổi một làn hơi, hô to một tiếng, đồng tiền lại lớn bằng một thanh la. Ông lại niệm chú, bắt về một con thỏ trắng, bỏ nó lên cây đu. Con thỏ ra sức đu, lúc lên cao, lúc xuống thấp, hiến khán giả một trận cười lăn lộn. Quốc cữu thấy em trai không để ý gì tới trò chơi này, bất giác buồn rũ trong lòng, rồi không nhịn được nữa, mới buông tiếng thở dài, nói:
- Mấy người coi đó, con thỏ này thật là ngu xuẩn, cũng như con chuột lúc trước vậy. Nó chịu áp lực của đồng tiền, cứ bám chặt lấy cây đu không rời xa một phút nào, ra sức đu lên, đu xuống, kết quả là kiệt sức, lăn ra chết. Nó chết rồi, đồng tiền lại vào túi ta thôi. Thật đáng thương, thật đáng cười ?
Tào Nhị nghe tới đây, mới thấy nóng mặt, đỏ bừng hai má, nhưng lại đổi ngay thái độ, cất tiếng cười như điên như cuồng, nói :
- Hay lắm, hay lắm. Huynh trường đừng bầy trò chơi nữa. Chúng tôi đến đây để uống chén rượu mừng, chẳng ngờ huynh trưởng lại đem con thỏ, con chuột ra chê cười chúng tôi, là một lũ ngu xuẩn, chỉ biết đánh đu, leo trèo, không hưởng một chút hạnh phúc nào.
Quốc cữu thu nhặt đồng tiền, thả con thỏ ra, nâng cao chén rượu của mình, cụng ly với em trai, nói :
- Muốn hưởng hạnh phúc, phải vĩnh viễn rời khỏi hoàn cảnh hiện tại. Người đời bị hấp lực của đồng tiền, không thể tự do tự tại tiêu dao theo ý mình, cả đời lo việc mưu sinh, vì danh vì lợi, đến khi thần chết tới, có khác gì con chuột, con thỏ kia, long đong vất vả làm trò cười cho chúng ta ? Vì thế, kẽ sĩ thông đạt rất trọng mối học về tính mạng, cầu đạo trường sinh. Những đồ vật chúng ta hiện có, dù ngắm thấy đẹp cỡ nào, dùng có tốt cách mấy, chung qui cũng chỉ như đồng tiền này, ta nắm trong tay, hoàn toàn không thuộc về ta cất giữ, chẳng qua ta chỉ là một kẻ nô tài, tạm thời cất giữ giùm cho thiên hạ mà thôi. Vàng bạc, tiền của, gấm vóc ta càng tích góp cho nhiều, càng mang khốn khổ vào thân, lại có thể nguy tới tính mạng nữa. Thật tình, người đời hầu hết đều mắc phải sai lầm đó.
Quốc cữu bàn luận một hồi, tự cho rằng mình đã khổ tâm khuyên giải em trai, lời lời rành rẽ. Nào ngờ Tào Nhị nghe nói, lời lời đáng ghét, chỗ nào chỗ nấy đều đáng hận. Đang nghe, hắn quay sang bắt chuyện với bà vợ quốc cữu, ngầm chê bai huynh trưởng nói nhiều mà chẳng đi đến đâu. Quốc cữu thấy vậy, bầu nhiệt tâm nguội ngắt, cảm thấy những lời Tương Tử nói với mình trước đây, chẳng sai chút nào. Tào Nhị đã mê lầm đến thế, mình nói chỉ như nước đổ lá khoai, còn khiến em trai chán ghét, tình cảm anh em mất hết. Chẳng qua là số đã định, làm sao cứu vãn ?
Thôi thì, đường ai nấy đi, đành đợi khi mình tu thành đại đạo, thấy nó trầm luân trong biển khổ, lại tìm cách cứu vớt nó, họa may được phần nào chăng ? ông đem ý đó nói với Tương Tử,
Tương Tử đáp :
- Tôi đã sớm nói trước với ông rồi. Việc này có số định trước, ông vì tình cảm anh em, biết làm không được, nhưng vẫn làm, đó là lòng tốt của ông. Vì thế, tôi không nó ngăn trở, để ông tận tâm tận lực vì em trai thôi. Thật tình việc làm đó không có chút tác dụng nào.
Quốc cữu lặng yên, không nói. Tương Tử khuyên ông bỏ qua chuyện người khác, sớm nghĩ tới tiền trình của bản thân, mới là khẩn yếu. Quốc cữu nghe lời dạy dỗ, từ đó ra công, gắng sức lo việc tu đạo của mình.
Tương Tử được các vị tiên yêu cầu cùng đi Thái sơn, liệu lý công việc của mẹ con Vương Thái, đành tạm biệt cùng Tào quốc cữu, ước hẹn ba năm sau sẽ gặp lại nhau tại đỉnh núi Hành sơn. Quốc cữu ở lại ghi nhớ lời dặn, tĩnh tâm tu dưỡng trong nhiều năm.
Quả nhiên sau này, Tào Nhị bị nhân dân tố cáo, các quan ngự sử hạch tấu, hoàng thượng có chỉ giao xuống cho tam pháp ti điều tra sự thật. Bấy giờ, thái hậu mất đã lâu., trong triều đã thay đổi cảnh tượng. Phe nhóm cũ của Tào Nhị đều mất chức, về vườn, thế lực suy giảm hết. Tào Nhị bị tam pháp ti xét xử, lập tấu chương dâng lên, đòi xử tử Tào Nhị. Hoàng gia khai ân, chỉ sung công tài sản, miễn cho toàn gia hình phạt phát phối. Riêng Tào quốc cữu, từ lâu không dự nghe chuyện triều chính, không từng kết giao với người ngoài, nên tránh khỏi liên lụy. Quốc cữu nhân đó đem việc nhà giao hai con trai xử lý, thu liệm hài cốt của Tào Nhị, đem an táng. Công việc xong xuôi, ông mang dép cỏ, chống gậy tre, rời khỏi nhà, lên núi Hành sơn, để gặp Hàn Tương Tử. ông tuy tu đạo đã nhiều năm, nhưng chưa từng rời chân khỏi kinh thành một bước, nay bỗng nhiên một mình lặn lội trên con đường dài, dãi gió dầm sương, tất nhiên không tránh khỏi vất vả. Cũng may, ông đã học được nhiều pháp thuật, chế ngự được tà ma ngoại đạo, nên cũng không gặp phải nguy hiểm gì, có thể bình yên leo lên đỉnh núi Hành sơn. Tương Tử đã có mặt từ trước, chuẩn bị sẵn cho quốc cữu một gian thạch động. Sư huynh đệ gặp nhau, mừng rỡ vô cùng,
Tương Tử mới cười, nói :
- Ông coi đó, thấy ông đường xa vất vả, tôi đã chuẩn bị sẵn cho ông một nơi ở mới ngon lành. Từ xưa tới nay, những người tu đạo, ít có ai được người khác quan tâm tới như thế. Đó là vì ông đã cẩn thận tu trì mấy trăm năm qua, nên được Thiết Quài tổ sư đặc biệt lưu ý tài bồi cho ông, ngày nay ông mới được tốt số như vậy.
Quốc cữu nghe nói, vội hướng lên không trung, dập đầu lạy tạ. Nhân đó, ông hỏi tới việc của Vương Thái, Tương Tử mới nói :
- Việc này là do các vị tiên sư chủ trương toàn cuộc từ mấy trăm năm trước, nay chỉ thúc đẩy cho công việc tiến triển tới giai đoạn chót mà thôi. Thật tình, nhân vật chủ yếu trong việc này chỉ có một mình Hà đại tiên cô. Chuyện lần này là do Nguyên Chân phu nhân kiếp số đã mãn, đến lúc thoát nạn, tiên cô mới triệu tập chúng tôi, cùng tới núi Thái sơn. Lại tới đảo Bồng Lai, vời gọi con trai bà ta là Vương Thái. Mọi người mở một hội nghị, lấy ý kiến của tất cả mọi người, đưa thư tới cho thần Nhị Lang, theo cách tiên lễ hậu binh. Vì năm xưa Vương Xương kết duyên cùng phu nhân, là do Nguyệt lão đứng chủ hôn, nên phải nhờ Nguyệt lão đưa thư tới cho Nhị Lang. Tính khí Nhị Lang ra sao, các vị tiên đã được lãnh giáo một phen rồi. Bây giờ đề cập tới chuyện cũ, không chừng ông ấy lại giận, thậm chí có thể sứt mẻ tình cảm bạn bè, ông ấy không thèm khách sáo nữa. Lá thư gửi đi, quả nhiên Nguyệt lão ôm đầu trở về. Theo Nguyệt lão nói, Nhị Lang vừa nhận được thư, liền lớn tiếng chửi mắng các bạn can thiệp vào chuyện gia đình người khác, lấy số đông áp bức, chẳng còn chút tình bạn nào. Ông ấy còn thách đố chúng tôi, nếu muốn trở mặt động thủ, ông ấy sẽ tâu lên Ngọc đế, xin điều động toàn bộ thiên binh, thần tướng dưới quyền ông, cùng chúng tôi so tài cao thấp một phen. Nghe những lời bất cận nhân tình như thế, chúng tôi sớm biết Nhị Lang quyết không dung tình. Nhưng là chỗ bạn bè lâu năm với nhau, mọi người bảo nhau đừng nên tức giận. Chúng tôi mới dặn nhỏ Vương Thái, báo cậu ta dùng lời nhỏ nhẹ mà giao thiệp, chỉ cầu cứu được mẹ cậu là tốt. Chúng tôi gồm hơn mười vị tiên thiên, đều đem các loại pháp bảo cho cậu mượn, đứng sau lưng cậu hỗ trợ, thì chẳng phải sợ gì Nhị Lang. Vương Thái nghe mẹ mình bị vùi lấp dưới núi Thái sơn, lòng đau như cắt, muốn đi cứu mẹ ngay. Hà tiên cô phải ba, bốn phen can ngăn, sau đó Trương Quả lão lại khuyên nhủ Vương Thái, nói : "Mẹ cháu tuy ở dưới đáy núi, nhưng vẫn được thoải mái như ở trong điện của bà vậy. Hãy đợi tới ngày bà mãn tai nạn, tự nhiên sẽ được xuất đầu. Lúc đó, bằng vào pháp lực của cháu, một ngọn núi Thái sơn muốn bứng đi xa ngàn, vạn dặm cũng chẳng khó khăn. Về phần Nhị Lang, tuy luôn miệng nói ra chuyện thù hằn, nhưng thấy mẹ cháu xuất đầu, cũng biết rằng mẹ cháu đã thoát tai nạn, lẽ nào lại không đáp ứng?". Vương Thái nghe khuyên bảo, mới không nói gì nữa.
Về sau, cha của Vương Thái là Vương Xương, tu thành địa tiên, từng tới dưới núi Thái sơn, họp mặt với mẹ cậu. Vương Thái cũng được Hà tiên cô chỉ dẫn, tới đó hội họp. Vợ chồng, cha con gặp nhau ở động phủ, bên dưới núi Thái sơn, cùng khóc lóc bi ai, làm kinh động tới Nguyên Thủy, Lão Quân hai vị tổ sư, các ngài đại phát từ bi, đem sự tình tâu lên Ngọc đế, nói Nguyên Chân phu nhân, vào tháng này năm nay được xuất đầu, phục hồi chức vị. Vì thần Nhị Lang quá quật cường, Vương Thái phải cùng ông cậu tranh cãi rất lâu, lời ngay, ý thẳng, không ngại gì đụng chạm tới ông cậu, chỉ mong cậu hiểu ra mà tha thứ cho mẹ. Được các vị tiên ngầm ủng hộ, Vương Thái càng thêm phấn chấn. Kết quả Nhị Lang phải chấp nhận cho Vương Thái xẻ núi cứu mẹ. Vương Thái dùng chiếc búa thần, niệm chú lâm râm, vạch một con đường hầm xuyên qua núi, vào đón mẹ ra, cùng Nhị Lang gặp mặt. Mẹ con Vương Thái hướng về phía Nhị Lang cúi đầu nhận lỗi, Nhị Lang cũng vui vẻ tha lỗi.
Hàn Tương Tử kể xong câu chuyện, lại hỏi thăm tình trạng gần đây của Tào quốc cữu, lại truyền cho ông nhiều điều về Huyền môn đại đạo, bảo ông ở trên núi Hành sơn tu trì. Hai mươi năm sau, Lã tổ lại vâng lệnh Lão Quân ban cho quốc cữu cuốn sách "Linh Hư Ngọc Kíp toàn hàm" của cung Bát Cảnh, quốc cữu đọc luôn trong mười năm trời, mới hoàn toàn đắc đạo, cùng với Lý Thiết Quài, Chung Li Quyền, Lã Động Tân, Hà tiên cô, Lam Thái Hòa, Trương Quả, Hàn Tương Tử, họp thành nhóm bát tiên, mà người đời gọi là "Bát động thần tiên".
Đến đây, sách này đã thuật lại đầy đủ lai lịch việc tu đạo của bát tiên. Phần tiếp theo là vài sự việc xảy ra, sau khi bát tiên đắc đạo.
Quốc cữu có tính nhân từ, trung hậu, thích yên tĩnh, nói năng nhỏ nhẹ, không hề tranh chấp với đời. Tuy là người trong chốn phồn hoa, ông không từng dự nghe việc triều chính. Nhưng hễ có ai gặp khó khăn, cầu xin giúp đỡ, ông đều làm theo hết khả năng, ra sức giúp đỡ. Vì thế, người ta ai cũng gọi ông là đại thiện nhân. Tào Nhị tính khí khác hẳn, nham hiểm độc ác, lại coi tiền bạc như tính mạng. Tuy làm quốc cữu, mà tính khí biển lận, thường dựa vào thế hoàng thân quốc thích, để áp bức dân thường, tìm cách bóc lột người khác, ra sức vơ vét cho đầy túi tham. Trong vòng vài chục năm, trở thành giầu sụ, cũng không cần biết mình đã hại chết bao nhiêu mạng người, phá tán bao nhiêu gia đình. Quốc cữu nhiều lần khuyên can, hắn chẳng chịu nghe, đành phải tâu rõ với thái hậu, rồi hai anh em chia nhà ra mà ở. Tuy nhiên, trước sau gì thì hai người vẫn ở chung một thành, có chuyện gì xảy ra cũng không tránh khỏi người ta nắm đầu ông anh mà kiện cáo. Những người bị Tào Nhị hại thường tìm tới quốc cữu khóc lóc mà tố cáo, hoặc khẩn cầu ông giúp đỡ. Quốc cữu không thể làm gì được em trai, chỉ biết làm hết sức mình, rốc túi ra mà bồi thường người ta. Ông lại không ham của cải, tiền bạc tới nhà ông mà không có lý do chính đáng, ông chẳng chịu nhận. Ông cũng có tính cần kiệm, việc chi tiêu trong phủ vô cùng dè sẻn. Lại vì việc của Tào Nhị, phải đền bù thay cho hắn cũng mất nhiều tiền bạc, nên trong có vài năm, mang danh là quốc cữu gia, mà nhà nghèo rớt mồng tơi. Bản tâm ông chỉ ưa thích đại đạo, những gì là công danh, lợi lộc, ông chẳng bận tâm. Mang danh là hoàng thân quốc thích ông không màng tới chuyện giàu nghèo, ăn cơm rau, mặc áo vải cũng được rồi. ông thường nói với mọi người :
- Ta đội ơn hoàng gia, không cầy có ăn, không dệt có vải may áo. Trong lúc người khác phải vất vả mưu cầu cuộc sống, ta được ở yên trong nhà để đốt nhang, thành tâm lo việc tu đạo, thì phúc khí ấy, không biết ta đã tu mấy kiếp mới được ? Chẳng dè em trai ta, suốt ngày chỉ nghĩ tới chuyện cướp đoạt tiền bạc của người khác. Không biết nó gom góp tiền bạc cho nhiều để làm gì . Nếu nói là cần chi dụng cho việc ăn mặc, thì mỗi người chỉ có một miệng để ăn, một thân để khoác áo, sao không so sánh với ta là người không tiền, cũng ăn uống đầy đủ, cũng quần áo như ai ? Nếu nói là để lại cho con cháu, thì đáng thương cho hai công tử nhà đó, vì được cung cấp tiền bạc quá mức, đã trở thành mấy chàng công tử bột, ngoài chuyện cờ bạc, đĩ điếm ra, không có chút bản lãnh nào, thật khác xa với hai đứa con trai tôi, chỉ biết chăm lo đọc sách, tuy không có gì đặc sắc cũng tránh được miệng đời chê bai, nói con cháu các ông hoàng thân quốc thích toàn là những kẻ đầu rỗng tếch, mà quần áo thì lòe loẹt .
Tào quốc cữu từ khi được hơn hai mươi tuổi, đã tu đạo, ăn chay trường. Ba mươi tuổi, được hai vị tiên Lã Động Tân, Hàn Tương Tử đích thân tới nhà khảo sát đạo tâm, kết quả là rất hài lòng. Lúc chia tay, hai ông hiển xuất chân thân, vọt lên trời mà ra đi. Tào quốc cữu trông thấy, tin chắc trên đời quả có thần tiên, đạo tâm càng thêm kiên định.
Về sau, Hàn Tương Tử lại tới nhà Tào quốc cữu, cùng ông bàn về đại đạo trong ba ngày liền. Sau đó, Tương Tử quyết định ở lại luôn trong phủ quốc cữu. Thỉnh thoảng, Tương Tử phải lên Bắc, xuôi Nam, nhưng hễ xong công việc, liền trở về ở với Tào quốc cữu.
Thấm thoát đã hơn mười năm, nhân thấy Tào quốc cữu thành tâm tu đạo, đạt được đạo hạnh kha khá, hiểu được nhiều phép thuật, Tương Tử mới bảo ông ráng đợi thêm vài năm nữa, lúc em trai ông tội ác chất đầy, nghiệp ông mới mãn. Lúc đó, ông có thể xuất gia, đi du sơn ngoạn thủy, đoàn luyện gân cốt. Quốc cửu nghe vậy, biết em trai mình ắt có kết quả không tốt, mà ông là người rất hiếu hữu, nên cảm thấy trong lòng rất buồn thương, từng đem ý Tương Tử nói mí mí cho em trai biết, có ý cảnh tỉnh. Nhưng Tào Nhị cả một đời chỉ biết có tiền tài, nên những gì là báo ứng, là đại đạo, hắn hoàn toàn không để tâm. Có lúc quốc cữu khuyên răn quá tha thiết, dường như muốn khóc, Tào Nhị lại cất tiếng cười ha hả, nói huynh trưởng là đồ si ngốc, e rằng sau này biến thành bệnh điên mất thôi. Hắn liền tới thái y viện mời một quan thái y, về phủ quốc cữu, xem mạch cho anh trai. Ông thầy thuốc tới nhà, thấy quốc cữu chẳng có bệnh tật gì cả, mới hỏi duyên do. Thì ra là Tào Nhị, vì lòng hữu ái, đã mời thầy thuốc về trị bệnh tim cho huynh trưởng. Quốc cữu lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười, đành cảm tạ thầy thuốc, tiễn ông ta về. Tương Tử nghe biết sự tình, cười ngất, nhân đó nói với quốc cữu :
- Em ông tội ác ngút trời, có chặt một rừng tre mà ghi chép, cũng không hết tội. Kết cuộc của ông ta đã định sẵn dưới âm ti, ông làm sao cứu nổi ?
Quốc cừu khóc mà rằng :
- Đệ tử lẽ nào không biết hạng người đó, ngu như heo, hiểm độc như chồn, tham lam như sài lang, vốn không thể nói lý lẽ được Nhưng ở địa vị làm huynh trưởng, đệ tử cũng không thể không ngăn ngừa nó khỏi lún sâu vào tội lỗi, lại không đủ tài khuyên nhủ, dẫn dắt nó vào đường chính, nên lòng này cứ canh cánh lo âu, làm sao yên được . Đệ tử chỉ biết làm hết sức mình, nếu có thể lôi kéo nó ra khỏi ác niệm được một phần nào, cũng kể như đã làm tròn trách nhiệm của trưởng huynh rồi. Còn nghe hay không nghe, sửa đổi hay không sửa đổi, là quyền của nó, đệ tử làm sao ngăn được ?
Tương Tử nghe vậy, than thở không dứt.
Một hôm, đúng vào ngày sinh nhật của quốc cữu, Tào Nhị kéo cả gia đình tới phủ uống rượu mừng. Quốc cữu rất ghét sự phiền nhiễu, không mời một người bạn nào. Chỉ riêng trong chỗ cốt nhục tình thân, không thể không theo đúng lễ nghi, đặt một tiệc rượu, ăn uống vui vẻ trong gia đình. Trong tiệc, Tào Nhị chỉ nói toàn những chuyện trong vòng danh lợi, quốc cữu chỉ bàn tới đạo lý, hai anh em mỗi người đề cập tới một lãnh vực, hoàn toàn trái ngược nhau. Quốc cữu chợt nghĩ tới một sự việc, rời bàn tiệc, nói :
- Hôm nay là ngày sinh của anh, chú thím và các cháu tới uống chén rượu mừng, ngu huynh xiết bao cảm kích. Ngu huynh mới học được một trò chơi nho nhỏ, xin đem làm thử, để mọi người hứng thú uống rượu, được không ?
Vợ chồng Tào Nhị đều nói :
- Ít khi thấy huynh trưởng vui vẻ như hôm nay, chúng tôi xin hoan nghênh.
Đám trẻ con nghe nói có trò vui, lại càng hoan hỉ, đứng dậy tất cả xúm lại vây quanh quốc cữu, coi ông trổ phép thuật. Quốc cữu sai người đem tới một đồng tiền, có lỗ ở giữa, buộc hai sợi dây bắt chéo nhau thành hình chữ "thập",ở giữa lỗ đồng tiền. ông cầm đồng tiền trong tay, giơ cao lên, thổi một làn hơi, miệng niệm lâm râm, rồi hô to . "Lớn lên ! Lớn lên !" Đồng tiền lớn dần lên, giây lát to bằng một thanh la rất lớn. Quốc cữu lại nhắm mắt niệm chú, được một con chuột lớn. Quốc cữu bắt con chuột, bỏ lên sợi dây giăng trong lỗ đồng tiền, hô to . "Mau !". Tức thì con chuột chạy trên hai sợi dây giăng, chạy lên chạy xuống, qua Đông qua Tây, không ngừng nghỉ. Mọi người nhìn thấy, cười ha hả, reo hò ầm ĩ.
Tào Nhị vỗ tay tán thưởng, nói :
- Huynh trưởng quả thật có bản lãnh, có hứng thú. Chỉ một con chuột, cũng bầy ra được một trò chơi. Nhưng không biết huynh trưởng đã huấn luyện nó từ hồi nào, mà khiến nó leo lên leo xuống, chạy tới chạy lui, mà không bao giờ ra thoát lỗ đồng tiền ? Nhưng nếu nó ra khỏi vòng kiềm tỏa, chắc là hứng thú hơn nhiều.
Tào quốc cữu cười, nói giọng bình thản :
- Chà, hiền đệ có ý nghĩ hay đấy. Chú muốn con chuột nhẩy ra khỏi lỗ đồng tiền chứ gì ? Ôi, con chuột này là đồ ngu xuẩn, chỉ biết chạy lung tung, càng chạy càng cuống quít, bế tắc, rốt cuộc chẳng bao giờ thoát ra khỏi lỗ đồng tiền. Chỉ chừng nào nó mệt quá, lăn ra chết mới thôi. Thật đáng thương, thật đáng cười ? ông vừa nói vừa đưa mắt nhìn lén Tào Nhị. Nào ngờ Tào Nhị thật tình ngoan cố và nham hiểm. Chẳng biết hắn có hiểu thâm ý huynh trướng hay không, cứ một mực cười giễu. Quốc cữu thấy em trai hồ đồ như thế, lại vừa lúc con chuột lao xuống vị trí thấp nhất, ông mới bắt lấy nó, đem thả ra, và nói :
- Trò chơi này có tên gọi là "quẩn quanh trong lỗ đồng tiền", và dường như đồng tiền này có một ma lực rất lợi hại, khiến cho con vật nào lọt vào trong đó không thoát ra được. Trò đánh đu sau đây cũng như vậy.
Nói rồi, ông cởi sợi dây chữ thập ra, đem hai đầu dây buộc vào một thanh gỗ nhỏ, tạo thành hình dáng một cây đu. ông lại thổi một làn hơi, hô to một tiếng, đồng tiền lại lớn bằng một thanh la. Ông lại niệm chú, bắt về một con thỏ trắng, bỏ nó lên cây đu. Con thỏ ra sức đu, lúc lên cao, lúc xuống thấp, hiến khán giả một trận cười lăn lộn. Quốc cữu thấy em trai không để ý gì tới trò chơi này, bất giác buồn rũ trong lòng, rồi không nhịn được nữa, mới buông tiếng thở dài, nói:
- Mấy người coi đó, con thỏ này thật là ngu xuẩn, cũng như con chuột lúc trước vậy. Nó chịu áp lực của đồng tiền, cứ bám chặt lấy cây đu không rời xa một phút nào, ra sức đu lên, đu xuống, kết quả là kiệt sức, lăn ra chết. Nó chết rồi, đồng tiền lại vào túi ta thôi. Thật đáng thương, thật đáng cười ?
Tào Nhị nghe tới đây, mới thấy nóng mặt, đỏ bừng hai má, nhưng lại đổi ngay thái độ, cất tiếng cười như điên như cuồng, nói :
- Hay lắm, hay lắm. Huynh trường đừng bầy trò chơi nữa. Chúng tôi đến đây để uống chén rượu mừng, chẳng ngờ huynh trưởng lại đem con thỏ, con chuột ra chê cười chúng tôi, là một lũ ngu xuẩn, chỉ biết đánh đu, leo trèo, không hưởng một chút hạnh phúc nào.
Quốc cữu thu nhặt đồng tiền, thả con thỏ ra, nâng cao chén rượu của mình, cụng ly với em trai, nói :
- Muốn hưởng hạnh phúc, phải vĩnh viễn rời khỏi hoàn cảnh hiện tại. Người đời bị hấp lực của đồng tiền, không thể tự do tự tại tiêu dao theo ý mình, cả đời lo việc mưu sinh, vì danh vì lợi, đến khi thần chết tới, có khác gì con chuột, con thỏ kia, long đong vất vả làm trò cười cho chúng ta ? Vì thế, kẽ sĩ thông đạt rất trọng mối học về tính mạng, cầu đạo trường sinh. Những đồ vật chúng ta hiện có, dù ngắm thấy đẹp cỡ nào, dùng có tốt cách mấy, chung qui cũng chỉ như đồng tiền này, ta nắm trong tay, hoàn toàn không thuộc về ta cất giữ, chẳng qua ta chỉ là một kẻ nô tài, tạm thời cất giữ giùm cho thiên hạ mà thôi. Vàng bạc, tiền của, gấm vóc ta càng tích góp cho nhiều, càng mang khốn khổ vào thân, lại có thể nguy tới tính mạng nữa. Thật tình, người đời hầu hết đều mắc phải sai lầm đó.
Quốc cữu bàn luận một hồi, tự cho rằng mình đã khổ tâm khuyên giải em trai, lời lời rành rẽ. Nào ngờ Tào Nhị nghe nói, lời lời đáng ghét, chỗ nào chỗ nấy đều đáng hận. Đang nghe, hắn quay sang bắt chuyện với bà vợ quốc cữu, ngầm chê bai huynh trưởng nói nhiều mà chẳng đi đến đâu. Quốc cữu thấy vậy, bầu nhiệt tâm nguội ngắt, cảm thấy những lời Tương Tử nói với mình trước đây, chẳng sai chút nào. Tào Nhị đã mê lầm đến thế, mình nói chỉ như nước đổ lá khoai, còn khiến em trai chán ghét, tình cảm anh em mất hết. Chẳng qua là số đã định, làm sao cứu vãn ?
Thôi thì, đường ai nấy đi, đành đợi khi mình tu thành đại đạo, thấy nó trầm luân trong biển khổ, lại tìm cách cứu vớt nó, họa may được phần nào chăng ? ông đem ý đó nói với Tương Tử,
Tương Tử đáp :
- Tôi đã sớm nói trước với ông rồi. Việc này có số định trước, ông vì tình cảm anh em, biết làm không được, nhưng vẫn làm, đó là lòng tốt của ông. Vì thế, tôi không nó ngăn trở, để ông tận tâm tận lực vì em trai thôi. Thật tình việc làm đó không có chút tác dụng nào.
Quốc cữu lặng yên, không nói. Tương Tử khuyên ông bỏ qua chuyện người khác, sớm nghĩ tới tiền trình của bản thân, mới là khẩn yếu. Quốc cữu nghe lời dạy dỗ, từ đó ra công, gắng sức lo việc tu đạo của mình.
Tương Tử được các vị tiên yêu cầu cùng đi Thái sơn, liệu lý công việc của mẹ con Vương Thái, đành tạm biệt cùng Tào quốc cữu, ước hẹn ba năm sau sẽ gặp lại nhau tại đỉnh núi Hành sơn. Quốc cữu ở lại ghi nhớ lời dặn, tĩnh tâm tu dưỡng trong nhiều năm.
Quả nhiên sau này, Tào Nhị bị nhân dân tố cáo, các quan ngự sử hạch tấu, hoàng thượng có chỉ giao xuống cho tam pháp ti điều tra sự thật. Bấy giờ, thái hậu mất đã lâu., trong triều đã thay đổi cảnh tượng. Phe nhóm cũ của Tào Nhị đều mất chức, về vườn, thế lực suy giảm hết. Tào Nhị bị tam pháp ti xét xử, lập tấu chương dâng lên, đòi xử tử Tào Nhị. Hoàng gia khai ân, chỉ sung công tài sản, miễn cho toàn gia hình phạt phát phối. Riêng Tào quốc cữu, từ lâu không dự nghe chuyện triều chính, không từng kết giao với người ngoài, nên tránh khỏi liên lụy. Quốc cữu nhân đó đem việc nhà giao hai con trai xử lý, thu liệm hài cốt của Tào Nhị, đem an táng. Công việc xong xuôi, ông mang dép cỏ, chống gậy tre, rời khỏi nhà, lên núi Hành sơn, để gặp Hàn Tương Tử. ông tuy tu đạo đã nhiều năm, nhưng chưa từng rời chân khỏi kinh thành một bước, nay bỗng nhiên một mình lặn lội trên con đường dài, dãi gió dầm sương, tất nhiên không tránh khỏi vất vả. Cũng may, ông đã học được nhiều pháp thuật, chế ngự được tà ma ngoại đạo, nên cũng không gặp phải nguy hiểm gì, có thể bình yên leo lên đỉnh núi Hành sơn. Tương Tử đã có mặt từ trước, chuẩn bị sẵn cho quốc cữu một gian thạch động. Sư huynh đệ gặp nhau, mừng rỡ vô cùng,
Tương Tử mới cười, nói :
- Ông coi đó, thấy ông đường xa vất vả, tôi đã chuẩn bị sẵn cho ông một nơi ở mới ngon lành. Từ xưa tới nay, những người tu đạo, ít có ai được người khác quan tâm tới như thế. Đó là vì ông đã cẩn thận tu trì mấy trăm năm qua, nên được Thiết Quài tổ sư đặc biệt lưu ý tài bồi cho ông, ngày nay ông mới được tốt số như vậy.
Quốc cữu nghe nói, vội hướng lên không trung, dập đầu lạy tạ. Nhân đó, ông hỏi tới việc của Vương Thái, Tương Tử mới nói :
- Việc này là do các vị tiên sư chủ trương toàn cuộc từ mấy trăm năm trước, nay chỉ thúc đẩy cho công việc tiến triển tới giai đoạn chót mà thôi. Thật tình, nhân vật chủ yếu trong việc này chỉ có một mình Hà đại tiên cô. Chuyện lần này là do Nguyên Chân phu nhân kiếp số đã mãn, đến lúc thoát nạn, tiên cô mới triệu tập chúng tôi, cùng tới núi Thái sơn. Lại tới đảo Bồng Lai, vời gọi con trai bà ta là Vương Thái. Mọi người mở một hội nghị, lấy ý kiến của tất cả mọi người, đưa thư tới cho thần Nhị Lang, theo cách tiên lễ hậu binh. Vì năm xưa Vương Xương kết duyên cùng phu nhân, là do Nguyệt lão đứng chủ hôn, nên phải nhờ Nguyệt lão đưa thư tới cho Nhị Lang. Tính khí Nhị Lang ra sao, các vị tiên đã được lãnh giáo một phen rồi. Bây giờ đề cập tới chuyện cũ, không chừng ông ấy lại giận, thậm chí có thể sứt mẻ tình cảm bạn bè, ông ấy không thèm khách sáo nữa. Lá thư gửi đi, quả nhiên Nguyệt lão ôm đầu trở về. Theo Nguyệt lão nói, Nhị Lang vừa nhận được thư, liền lớn tiếng chửi mắng các bạn can thiệp vào chuyện gia đình người khác, lấy số đông áp bức, chẳng còn chút tình bạn nào. Ông ấy còn thách đố chúng tôi, nếu muốn trở mặt động thủ, ông ấy sẽ tâu lên Ngọc đế, xin điều động toàn bộ thiên binh, thần tướng dưới quyền ông, cùng chúng tôi so tài cao thấp một phen. Nghe những lời bất cận nhân tình như thế, chúng tôi sớm biết Nhị Lang quyết không dung tình. Nhưng là chỗ bạn bè lâu năm với nhau, mọi người bảo nhau đừng nên tức giận. Chúng tôi mới dặn nhỏ Vương Thái, báo cậu ta dùng lời nhỏ nhẹ mà giao thiệp, chỉ cầu cứu được mẹ cậu là tốt. Chúng tôi gồm hơn mười vị tiên thiên, đều đem các loại pháp bảo cho cậu mượn, đứng sau lưng cậu hỗ trợ, thì chẳng phải sợ gì Nhị Lang. Vương Thái nghe mẹ mình bị vùi lấp dưới núi Thái sơn, lòng đau như cắt, muốn đi cứu mẹ ngay. Hà tiên cô phải ba, bốn phen can ngăn, sau đó Trương Quả lão lại khuyên nhủ Vương Thái, nói : "Mẹ cháu tuy ở dưới đáy núi, nhưng vẫn được thoải mái như ở trong điện của bà vậy. Hãy đợi tới ngày bà mãn tai nạn, tự nhiên sẽ được xuất đầu. Lúc đó, bằng vào pháp lực của cháu, một ngọn núi Thái sơn muốn bứng đi xa ngàn, vạn dặm cũng chẳng khó khăn. Về phần Nhị Lang, tuy luôn miệng nói ra chuyện thù hằn, nhưng thấy mẹ cháu xuất đầu, cũng biết rằng mẹ cháu đã thoát tai nạn, lẽ nào lại không đáp ứng?". Vương Thái nghe khuyên bảo, mới không nói gì nữa.
Về sau, cha của Vương Thái là Vương Xương, tu thành địa tiên, từng tới dưới núi Thái sơn, họp mặt với mẹ cậu. Vương Thái cũng được Hà tiên cô chỉ dẫn, tới đó hội họp. Vợ chồng, cha con gặp nhau ở động phủ, bên dưới núi Thái sơn, cùng khóc lóc bi ai, làm kinh động tới Nguyên Thủy, Lão Quân hai vị tổ sư, các ngài đại phát từ bi, đem sự tình tâu lên Ngọc đế, nói Nguyên Chân phu nhân, vào tháng này năm nay được xuất đầu, phục hồi chức vị. Vì thần Nhị Lang quá quật cường, Vương Thái phải cùng ông cậu tranh cãi rất lâu, lời ngay, ý thẳng, không ngại gì đụng chạm tới ông cậu, chỉ mong cậu hiểu ra mà tha thứ cho mẹ. Được các vị tiên ngầm ủng hộ, Vương Thái càng thêm phấn chấn. Kết quả Nhị Lang phải chấp nhận cho Vương Thái xẻ núi cứu mẹ. Vương Thái dùng chiếc búa thần, niệm chú lâm râm, vạch một con đường hầm xuyên qua núi, vào đón mẹ ra, cùng Nhị Lang gặp mặt. Mẹ con Vương Thái hướng về phía Nhị Lang cúi đầu nhận lỗi, Nhị Lang cũng vui vẻ tha lỗi.
Hàn Tương Tử kể xong câu chuyện, lại hỏi thăm tình trạng gần đây của Tào quốc cữu, lại truyền cho ông nhiều điều về Huyền môn đại đạo, bảo ông ở trên núi Hành sơn tu trì. Hai mươi năm sau, Lã tổ lại vâng lệnh Lão Quân ban cho quốc cữu cuốn sách "Linh Hư Ngọc Kíp toàn hàm" của cung Bát Cảnh, quốc cữu đọc luôn trong mười năm trời, mới hoàn toàn đắc đạo, cùng với Lý Thiết Quài, Chung Li Quyền, Lã Động Tân, Hà tiên cô, Lam Thái Hòa, Trương Quả, Hàn Tương Tử, họp thành nhóm bát tiên, mà người đời gọi là "Bát động thần tiên".
Đến đây, sách này đã thuật lại đầy đủ lai lịch việc tu đạo của bát tiên. Phần tiếp theo là vài sự việc xảy ra, sau khi bát tiên đắc đạo.
/101
|