Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu

Chương 25 - Chương 25

/35


Sẽ có hai cô điếm từPortlandđến để đưa chúng tôi đi câu cá giữa biển khơi, trên một chiếc tàu! Thật khó mà nằm trên giường đến sáu giờ ba mươi chờ đèn bật.

Tôi bước ra khỏi buồng ngủ đầu tiên, hồi hộp nhìn lên danh sách dán trên bảng thông báo cạnh buồng kính tìm xem có thật tên mình đã ở đó hay không. Một dòng chữ in to tướng viết trên cùng: GHI TÊN ĐI CÂU CÁ, sau đó là tên McMurphy số hai là Billy Bibbit, ngay sau McMurphy số ba là Harding, số bốn là Fredrickson, cứ thế từ số năm đến số chín, còn số mười chưa có tên ai cả. Tên tôi đã ghi trên đó, dưới cùng trong danh sách, số chín. Tôi sẽ được ra khỏi viện đi câu cá với hai cô điếm trên một chiếc tàu - tôi thầm nhắc đi nhắc lại mà vẫn không thể tin được.

Ba gã hộ lý chen ngang lên trước tôi, dò dò ngón tay xám xịt, và đến tên tôi, một gã ngoảnh mặt cười gằn:

Hừ, thằng quái nào viế́t cả tên Thủ lĩnh vào đây, chú bọn da đỏ thì biế́t viết khỉ gì?

Ai bảo mày là bọn chúng biết đọc?

Hày còn sớm nên quần áo của chúng còn nguyên nế́p hồ, các ống tay áo kêu sột soạt như những chiếc cánh giấy. Chúng cười tôi nhưng tôi vẫn sắm vai câm điếc, mặc chúng, thế nhưng đến khi chúng dúi cho cái bàn chải để thay chúng lau sàn hành lang, tôi quay đi, bước vào phòng ngủ, tự bảo: mặc mẹ bọn mày. Người ta đi biển với gái điếmPortlandmà lại bắt lau sàn à.

Bỏ đi khỏi chúng khiến tôi hơi sợ hãi, trước đây tôi luôn tuân lệnh chúng. Tôi ngoái nhìn và thấy chúng xách bàn chải đi theo. Có lẽ chúng sẽ đuổi theo tôi vào tận phòng ngủ nếu như không có McMurphy ở trong đó; hắn đang hét inh ỏi, lồng lộn đi giữa các giường và quất khăn tắm vào những thằng đã ghi tên đi biển sáng nay, đến nỗi bon hộ lý phát sợ dừng lại ở cửa - chẳng nhẽ lại liều thân chỉ vì muốn bắt thằng khác gánh việc lau sàn nhà?

Cái mũ đi mô tô trên đầu McMurphy sụp xuống tận trán cho giống một thuyền trưởng thực thụ và các hình xăm từ hồi ở Singapore lộ ra dưới tay áo may ô. Hắn đi tới đi lui trong phòng khệnh khạng như đi trên boong tàu và đưa tay lên miệng huýt sáo tựa thuyền trưởng.

Dậy! Tất cả dậy hay để tao lấy gậy dựng tui bay lên?

Hắn gõ vang rên vào tủ của Harding.

Sáu chai lên boong thì đủ. Phải thế. Tuyệt! Dậy!

Thấy tôi đứng ở của, hắn chạy lại vỗ vào lưng tôi như vỗ trống.

Nàỵ nhìn đây tụi bay! Nhìn Thủ lĩnh này. Đây mới là thủy thủ và dân chài chính hiệu chớ: từ sáng đã đậy đào mồi giun rồi. Còn tụi bay - lũ lười biếng, hãy lấy đó làm gương! Dậy! Hôm nay đi biển, đừng có ườn xác trên giường mãi nữa.

Các con bệnh Cấp tính càu nhàu với hắn và cái khăn tắm, còn tụi Kinh niên tỉnh dậy và nhìn quanh, quay quay những tròng mắt tím ngắt vì thiếu máu do ga quấn ngang ngực chặt quá tới khi tất cả đổ dồn mắt vào tôi, vừa tò mò, vừa buồn bã nhìn tôi qua cặp mắt kèm nhèm. Họ vừa nằm vừa xem tôi mặc đồ ấm, còn tôi hơi ngượng và cảm thấy mình có lỗi. Họ hiểu rằng chỉ mình tôi trong đám các con bệnh Kinh niên được đi câu. Họ những ông lão suốt đời bị giam hãm trong nhà thương trong chiếc xe lăn, với những ống dẫn chạy dọc chân như những dây nho vít chặt họ vào đó cho đến hết đời, dõi theo tôi và tức khắc hiểu rằng tôi sẽ đi biển. Và họ vẫn còn biết ghen tị chút ít vì không đến lượt mình. Họ hiểu được vì chất người trong họ đã lu mờ khiến cho cai bản năng động vật lại trỗi dậy (các lão già ấy tỉnh giấc vào ban đêm, đầu ngửa ra, tru lên, khi còn chưa ai biết trong chúng tôi có người vừa chế́t), và họ còn có thể ghen được vì chất người chưa chết hẳn.

McMurphy bước ra nhìn danh sách, sau đó quay lại kêu gọi thêm một con bệnh Cấp tính nữa tham gia đi câu cá, đi lại trong phòng, đạp vào các giường còn người nằm kéo chăn trùm kín đầu, say sưa mô tả cảnh tuyệt diệu của chuyến đi câu, lướt trên đầu các con sóng, trên mặt biển đen thẫm và, ô-hô, với một chai rum, mẹ kiếp, thế mới đáng sống! Nào, lũ lười biếng, tao cần một thủy thủ nữa vào đội. Một chiến sĩ tự nguyện nữa thôi, quỷ tha ma bắt tụi bay đi...

Nhưng không ai hưởng ứng hắn. Tất thảy đều sợ run lên sau khi nghe mụ Y tá Trưởng dọa dẫm, nào biển dữ, nào thuyền đắm, nào người chết, và hình như sẽ chẳng còn hy vọng nào kiếm được tay thủy thủ cuối cùng ấy nữa cho đến khi, nửa tiếng sau, George Sorensen tới bên McMurphy trong lúc xếp hàng chờ phòng ăn mở cửa cho cả lũ ùa vào.

Lão già Thụy Điển cao lớn, đã rụng hết răng, sạch sẽ đến mức mắt trí - tụi hộ lý gọi lão là George Rửa Tay - đi dọc hành lang, kéo giày lệt xệt mặt ngửa ra phía sau để tránh xa người tiếp chuyện, thành ra chân đi trước đầu. Đứng lại trước McMurphy, George lẩm bẩm vào bàn tay cái gì đó. Lão rất hay xấu hổ. Chẳng ai nhìn thấy mắt lão vì chúng thụt rất sâu vào trong hốc, còn phần còn lại trên mặt, lão lấy tay che hết. Người lão trông như cột buồm, còn cái đầu phía trên tựa tổ quạ, liên tục lắc la lắc lư. Lão cứ lẩm bẩm trong hai bàn tay cho đến khi McMurphy phải gạt chúng ra để nghe cho rõ.

Ông nói cái gì vậy George?

Giun, lão nói. Giun với dế chẳng nước non gì đâu. Các anh đi câu cá hồi Chinook hử?

Ừ! McMurphy đáp. Còn giun thì sao? Có thể tôi đồng ý với ông nếu ông nói rõ hơn.

Tôi nghe anh nói ông Bromden đậy sớm đi đào giun làm mồi.

Vâng, đúng đấy, ông lão ạ.

Thế thì tôi mới nói: dùng mồi giun thì các anh chẳng câu được gì đâu. Tháng này đúng lúc cá đang đẻ trứng. Các anh phải dùng cá trích, thế đấy. Với mồi cá trích, sẽ câu được cá hồi.

Lão kết thúc mỗi câu vút lên như một câu hỏi. Cái cằm dài mới sáng sớm đã bị cọ kỹ đến mức tuột cả da gật lên gật xuống với McMurphy một hai lần, rồi xoay lão ra đằng sau và dẫn lão đi xuống cuối hàng. McMurphy gọi theo.

Khoan nào, George, bộ lão có nhiều kinh nghiệm nghề câu lắm sao?

George quay lại và lệt xệt trở lại chỗ McMurphy, người vươn ra sau xa đến nỗi trông như chân lão đã tự xoay ngay dưới mình lão.

Dĩ nhiên. Đã hai mươi lăm năm tôi theo các thuyền câu cá hồi, suốt từ vịnh Half Moon đến tận vũng Puget. Hai mươi lăm năm câu cá - cho đến lúc tôi thành ra bẩn thỉu thể này. Lão xòe tay ra cho chúng tôi xem. Tất cả đều ngó xuống. Nhưng tôi chẳng hề thấy cái bẩn thỉu, chỉ thấy trên đôi bàn tay trắng, đã kéo cả nghìn ki lô mét dây câu, nham nhở các vế́t sẹo. Lão cho chúng tôi xem đến một phút, sau co tay lại thành nắm đấm và thu về giấu trong túi áo vest như sợ ánh mắt chúng tôi làm bẩn thêm, rồi mỉm cười với McMurphy, phô ra cái lợi nhợt nhạt như miếng dồi ngâm nước muối.

Tôi có chiếc thuyền rất tốt, chỉ dài mười ba mét thôi, nhưng độ mớn nước bốn mét, làm toàn từ gỗ sồi và tế́ch. Lão lắc lư người khiến chúng tôi không còn tin được sàn nhà dưới chân vẫn đứng yên. Ôi cái thuyền thật tốt, lạy Chúa.

Lão muốn đi nhưng bị McMurphy giữ lại:

Mẹ khỉ, thế mà lão im lặng mãi. Từ đầu đến giờ tôi làm ra vẻ là một con sói biển, nhưng nói bí mật giữa chúng ta với nhau và thề có bức tường này tôi chưa hề lên một chiếc thuyền nào ngoài cái tàu chiến Missouri, còn về cá chỉ biết mỗi điều là ăn thích hơn đánh vẩy.

Làm cá nếu biết cách thì có gì khó.

Lão sẽ là thuyên trưởng của tụi tôi, được không?

George ngửa người, lắc đầu quầy quậy, Thuyền bẩn lắm... tởm lợm.

Khỏi lo, George. Thuyền đã được vô trùng đặc biệt từ mũi đến đuôi, trắng bóng như răng chó. Lão sẽ không bị dây bẩn đâu, George. Lão sẽ là thuyền trưởng, không cần phải đụng vào mồi dây câu nữa, cứ ra lệnh cho tụi tôi cái lũ thuyền viên dốt nát này - chịu không?

Thấy George vò vò tay trong áo, tôi hiểu lão thích mê đi rồi, nhưng vẫn bảo: không, ở đấy nguy hiểm lắm, bẩn cả người! McMurphy dỗ dành mãi mà lão vẫn lắc đầu hoài, vừa lúc mụ Y tá Trưởng xủng xoảng mở cửa nhà ăn bước ra, với giỏ quà trên tay, mỉm nụ cười muôn thuở chào từng đứa một, chúc buổi sáng tốt lành. McMurphy nhận thấy George nghiêng người tránh mụ ta và cau mặt lại. Khi mụ đã đi khỏi, McMurphy ngoảnh đầu sang một bên, nhìn George ranh mãnh.

George, bà y tá nói gì về động biển đằng kia đấy? Ra khơi mùa này nguy hiểm lắm sao?

Đại dương có thể đùng đùng bão tố và nhấn chìm hế́t thảy.

McMurphy nhìn theo mụ y tá đang bước vào phòng kính rồi lại nhìn sang George. Tay lão càng cựa quậy tợn dưới làn áo, lão nhìn khắp lượt mọi người đang im lặng quan sát lão.

Lạy Chúa! Lão bỗng nói. Anh nghĩ rằng tôi sợ mụ dọa lắm đấy hả? Nghĩ thế chứ gì?

Không, tôi đâu dám nghĩ thế. Nhưng George, tôi nghĩ nếu không có lão đi cùng thì nhỡ gặp bão chúng tôi sẽ chế́t chìm hết lượt, hiểu không? Tôi đã bảo là tôi chẳng hiểu gì về biển cả và còn muốn nói thêm rằng: có hai cô gái sẽ đi cùng chúng tôi, lão nghe thấy chứ? Tôi xạo ông bác sĩ rằng họ là cô của tôi, vợ góa dân chài. Nhưng thật ra họ chỉ biết câu người trên đường nhựa. Hiểu biết của họ nào hơn gì tôi. Chúng tôi cần lão, George ạ! Hắn rít một hơi thuốc và hỏi. Mà này, lão có mười đô không đã?

George lắc đầu.

Không hở? Biết ngay mà. Thôi được, tôi từ lâu đã không hy vọng giàu lên. Đây, hắn lôi từ trong túi ra cái bút chì, lau vào vạt áo và chìa cho George. Lão làm thuyền trưởng đi, tính lão năm đô đi tàu thôi. George lại nhìn chúng tôi, nhăn trán suy nghĩ đề nghị này rồi cười phô cặp lợi trắng nhợt và cằm lấy cây bút chì. Lạy Chúa! Lão nói và đi tới điền tên mình vào danh sách. Sau bữa sáng, khi đi dọc hành lang, McMurphy dừng lại cạnh tấm băng thông báo và viết chữ in vào sau tên họ George: TH. TRƯỞNG.

Hai cô điếm tới trễ. Khi cả bọn đã mất hết hy vọng thì thình lình McMurphy đứng cạnh của sổ hét lên và chúng tôi chạy tới. Hắn bảo họ đấy nhưng chúng tôi nhìn thấy không phải hai xe như dự tính mà chỉ một và cũng chỉ một cô gái thôi. McMurphy gọi qua lưới rào khi xe đánh vào bãi gửi và cô gái bước qua thảm cỏ, tiến thẳng đến bệnh viện.

Té ra cô ta trẻ và đẹp hơn chúng tôi nghĩ. Ai cũng đã được tin rằng đó đâu phải là bà cô của McMurphy mà chỉ là cô gái điếm nên đã chờ đợi mọi chuyện. Chỉ những đứa ngoan đạo là chẳng lấy gì làm vui vẻ. Nhưng khi nhận thấy cô ta bước nhẹ nhàng trên cỏ với cặp mắt xanh, leo lên đến tận ô cửa sổ của bệnh viện chúng tôi, mái tóc dài tết thành bím sau gáy đung đưa theo mỗi bước chân nom như búp lò so bằng đồng lấp loáng dưới nắng thì cả bọn chỉ còn một ý nghĩ đây là một cô gái, một người phụ nữ và không mặc áo choàng trắng từ đầu đến chân như thể bị nhúng trong băng giá, còn việc cô ta lăn lộn kiếm ăn thế nào thì đâu có quan trọng gì.

Cô gái chạy thẳng đến bên cửa sổ nơi McMurphy đứng, móc những ngón tay vào tấm lưới và áp sát người vào đó. Cô thở gấp vì chạy, bộ ngực phập phồng như muốn xé toạc cả lưới rào. Cô rơm rớm nước mắt.

McMurphy ôi, khỉ quá, McMurphy...

Khoan đã. Thế Sandra đâu?

Nó bị kẹt rồi, không thể bứt ra được. Còn anh, khỉ gió, anh thế nào?

Bị kẹt à?

Nói thật ra thì, cô ta lau mũi và cười khì khì. Sandy của chúng ta lấy chồng rồi. Anh còn nhớ Artie Gilfillian ở Beaverton không? Lúc nào cũng làm bộ giữa các buổi tiệc: lúc thì mang rắn trong túi, lúc thì chuột bạch, lúc thì con khỉ gió gì đó. Thần kinh chính hiệu...

Trình diễn thế đấy! McMurphy bắt đầu rên rỉ. Ôi, Candy, bé yêu, làm sao anh nhét nổi mười người vào chiếc Ford ghẻ lở này được. Sandra và con rắn ở Beaverton nghĩ gì không biết?

Sắc mặt cô thay đổi như đang tìm câu trả lời thì chiếc loa kêu lẹt rẹt trên trần và giọng của mụ Y tá Trưởng vang lên rằng nếu McMurphy muốn tiếp chuyện tiểu thư kia thì hãy để cô ta đăng ký cửa chính như quy định chứ không phải làm rối loạn cả viện. Cô gái rời cửa sổ vội vàng đi tới cửa chính, còn McMurphy cũng lui khỏi hàng rào, ngồi phịch vào ghế bành đầu gục xuống. Khỉ thật! Hắn nói.

Tên hộ lý nhỏ người mở cửa cho cô gái vào và quên đóng lại, (về sau hắn tha hồ bị chửi, tôi thề), và cô bước vào nhún nhảy dọc theo hành lang, qua buồng trực, nơi tất cả các nữ y tá đều muốn làm cho những bước chân uyển chuyển của cô hóa đá bằng những cái nhìn lạnh băng của họ, vào đế́n phòng chung, chỉ đi trước gã bác sĩ mấy bước. Gã đang đến buồng trực với một mớ giấy tờ trong tay, ngước nhìn cô, sau đó quay sang nhìn đám giấy tờ, rồi lại nhìn cô - và hai tay bắt đầu lục túi tìm kính.

Cô đừng lại giữa phòng và thấy từ mọi phía, bốn mươi thằng đàn ông mặc đồ xanh quay lại quanh cô, và căn phòng trở nên yên lặng đến mức có thể nghe thấy cả tiếng bụng sôi òng ọc và tiếng ống dẫn của tụi Kinh niên nổ bôm bốp.

Cô ta mất hàng phút đưa mắt tìm McMurphy và trong thời gian đó, tất cả đã kịp ngắm nghía cô ta kỹ càng. Trên đầu cô, một đám khói xanh bay vật vờ; tôi nghĩ cố gắng hiệu chỉnh để thích nghi với việc cô chạy ào vào phòng đã làm các thiết bị trong toàn khoa cháy trụi - chúng đo đạc và tính toán rằng chúng không đủ sức xử lý một vật như thế trong khoa và cứ thế cháy trụi, như là các máy cùng tự sát.

Cô gái mặc một chiếc áo phông trắng như của McMurphy nhưng bé hơn nhiều, đi giày tennis màu trắng, quần bò cắt ngắn trên đầu gối để khỏi ứ máu chân, tóm lại là quá ngắn để che kín những gì cần phải che. Có lẽ đã từng có nhiều đàn ông nhìn cô ta hơn và cô cũng đã từng ăn mặc hở hang hơn nhiều, nhưng trong hoàn cảnh này cô ta bắt đầu ngượng ngùng bối rối như một nữ sinh bị gọi lên bục giảng. Tất cả nhìn cô và tất cả im lặng. Thực ra, Martini cũng thầm thì rằng có thể thấy cả năm đúc những đồng tiền trong túi quần của cô vì túi chật căng, nhưng đó là đo hắn đứng gần nên thấy rõ hơn tất cả.

Billy Bibbit phá vỡ sự im lặng đầu tiên, không phải bằng lời nói mà bằng cái huýt sáo nhẹ gần như đau đớn cho thấy hắn nghĩ ngoại hình của cô đẹp hơn bất ai trên đời. Cô nhoẻn miệng cười, nói với hắn rất cám ơn và Billy đỏ mặt ngượng ngùng làm cô ta cũng đỏ mặt theo và cười. Tất cả sôi động hẳn lên. Tụi Cấp tính bước gần lại với cô và đồng thanh hỏi chuyện. Gã bác sĩ thì giật giật áo Harding hỏi cô ta là ai. McMurphy nhổm dậy, rẽ đám đông bước lại và khi trông thấy hắn, cô ta nhảy bổ tới ôm cổ hắn và nói Ôi, McMurphy, quỷ con! rồi lại đỏ mặt lên. Những lúc đỏ mặt, trông cô như một thiếu nữ mười sáu, mười bẩy tuổi, và tôi thề cô cũng chỉ bằng ấy tuổi.

McMurphy giới thiệu cô với mọi người và với ai, cô cũng đưa tay ra bắt. Khi đến lượt Billy cô còn cảm ơn hắn một lần nữa. Mụ y tá ra khỏi phòng trực và vừa cười vừa hỏi McMurphy làm sao hắn có thể xế́p một lúc cả mười người vào một chiếc xe, và hắn hỏi lại có thể mượn xe của bệnh viện và tự hắn sẽ chở nửa đội được không, nhưng mụ, đúng như chúng tôi dự đoán, lại viện ra điều cấm kỵ gì đó. Mụ nói rằng nế́u không có người tài xế́ thứ hai ký giấy đàm bảo cho chúng tôi thì nửa đội đành phải ở lại. McMurphy nói điều đó làm hắn thiệt năm mươi đô vì phải trả lại tiền cho những đứa không đi.

Vậy có lẽ là chúng ta nên hủy chuyến đi và trả lại tiền cho tất cả, mụ nói.

Nhưng tôi đã nhờ thuê tàu rồi. Bảy mươi đô của tôi đã chui vào túi họ.

Bẩy mươi đô la thôi ư, ông McMurphy? Hình như ông đã nói là cần góp đủ một trăm đô la cho chuyến đi, đó là chưa kể mười đô la của ông.

Thế còn tiền xăng đến đấy và quay lại?

Cũng không thể hết ba mươi đô la, đúng không?

Mụ ta mỉm cười thân thiện và đợi câu trả lời. McMurphy vung tay lên trời và ngước nhìn trần nhà.

Ối giời, bà đã không bỏ qua cơ hội, bà thám tử ạ. Đúng thế, tôi đã biển thủ số tiền còn lại. Tôi nghĩ cũng phải thưởng công cho mình nữa chớ...

Nhưng kế hoạch của ông đã không thành. Mụ nói giọng thông cảm, vẫn mỉm cười. Đâu phải mọi vụ đầu cơ tiền bạc của ông đều thành công, ông Randle, và nói chung, bây giờ nghĩ lại, tôi cho rằng ông gặp may thế là quá nhiều. Mụ dừng lại suy nghĩ, và tôi hiểu là sẽ còn được nghe tiếp về chuyện đó sau này Vâng, mỗi bệnh nhân Cấp tính trong khoa ta không lúc này thì lúc khác đều đã cho ông tập giấy nợ sau mỗi phi vụ làm ăn của ông, Chả nhẽ ông cho rằng thất bại nho nhỏ này sẽ làm ông khánh kiệt ư?

Và đế́n đây mụ im lặng vì thấy McMurphy không còn nghe nữa. Hắn đang mải nhìn gã bác sĩ. Còn gã thì đang quên hế́t mọi thứ trên đời, dán mắt vào cái áo phông của cô gái. Thấy gã trong tư thế trời trồng đó, McMurphy nở một nụ cười rộng ngoác đến mang tai, và hất chiếc mũ sau gáy hắn tiến đến, đặt tay lên vai gã bác sĩ. Gã giật nảy người.

Bác sĩ Spivey, đã bao giờ ông nhìn thấy cá hôi Chinook mắc câu chưa? Trên cả bốn đại dương không có gì dữ dội hơn đâu. Candy, bé yêu, em hãy kể cho bác sĩ của bọn anh nghe về nghề câu cá và các chuyện khác đi...

Chỉ mất có hai phút cùng phối hợp, McMurphy và cô gái đã làm cho gã bác sĩ xiêu lòng, lập tức đi đóng cửa phòng làm việc và trở lại với chúng tôi, vừa đi vừa nhét giấy tờ vào cặp.

Tôi có thể làm các công việc hành chính trên thuyền. Gã giải thích cho mụ y tá rồi bỏ đi nhanh đến mức mụ không kịp đáp, còn cả đội theo sau gã nhưng chậm chạp hơn, ai cũng nhếch mép cười với mụ khi đi qua phòng trực. Những đứa nằm nhà tụ tập ở cửa phòng chung, dặn chúng tôi chưa đánh vẩy thì đừng có đưa cá về, còn Ellis cũng cố bứt bàn tay đóng đinh ra khỏi tường, bắt tay tạm biệt Billy Bibbit và hạ lệnh cho hắn phải trở thành kẻ lưới người.

Nhưng Billy Bibbit, đang mải đáp lại những cái nháy mắt của từng chiếc đinh đóng trên quần cô gái khi cô bước ra, chỉ nói ngắn gọn với Ellis là mặc mẹ cái lưới người của hẳn. Billy đuổi kịp cả bọn nơi cửa, thằng hộ lý nhỏ con đóng cửa và khóa lại sau lưng chúng tôi và chúng tôi đã ở bên ngoài.

Mặt trời chiếu xuyên qua mây và soi sáng hàng gạch viền phía trước luống hoa hồng. Làn gió nhẹ tỉa nốt những chiếc lá còn sót lại trên cây sồi và vun chúng lại thành từng đống ở chân lưới thép hàng rào. Thỉnh thoảng có mấy chú chim nâu đậu xuống lưới và chúng bay tóe lên khi cơn gió đột ngột ném một nắm lá lên đó, thoạt nhìn cứ ngỡ những chiếc lá đập vào bờ rào đã biến thành chim và bay đi.

Đó là một ngày thu hửng nắng tuyệt vời, có tiếng hò reo của trẻ con đập bóng đâu đây và tiếng động cơ của chiếc máy bay loại nhỏ, và dường như chỉ cần được đứng ở đây thôi, ở bên ngoài, cũng đã là hạnh phúc. Nhưng chúng tôi vẫn đứng túm tụm, đút tay vào túi và im lặng trong lúc gã bác sĩ đi lấy xe. Đứng túm tụm và im lặng, dõi theo những người dân thành phố phóng ô tô qua trên đường đi làm giảm tốc độ lại để nhìn những kẻ điên trong bộ quần áo xanh. McMurphy nhận thấy chúng tôi có vẻ khang khác bèn cố làm cả bọn vui lên bằng cách đùa cợt trêu chọc cô gái, nhưng chẳng hiểu sao điều đó lại làm cả bọn buồn thêm. Đứa nào cũng nghĩ: đơn giản hơn hết là quay về với bệnh viện và tuyên bố rằng bà y tá dẫu sao cũng đúng - gió mạnh lắm và sóng chắc hẳn cũng ớn lắm.

Bác sĩ lái xe đến, chúng tôi chất vào xe và lên đường: tôi, George, Harding và Billy Bibbit cùng xe với McMurphy và cô bé Candy còn Fredrickson, Sefelt, Scanlon, Martini, Tadem và Gregory ngồi xe của gã bác sĩ. Tất cả đều im thin thít. Đi được một dặm chúng tôi dừng lại ghé vào một trạm xăng, xe gã bác sĩ cũng vậy. Gã bước ra đầu tiên, và tên bán xăng chạy ra đón, mỉm cười xun xoe và chùi tay vào cái giẻ. Rồi hắn thôi cười và đi lướt qua gã bác sĩ, ngó xem trong xe rốt cuộc là có cái gì. Hắn bật trở lại, tiếp tục lau tay vào giẻ, mày cau lại. Bác sĩ bồn chồn tóm lấy tay áo hắn, rút ra tờ mười đô la và dúi vào lòng bàn tay hắn, như ươm một cây cà chua.

Ông làm ơn tiếp cho hai xe này loại xăng thường. Gã bác sĩ đề nghị. Rõ ràng, cứ gì tụi tôi, ở ngoài bệnh viện gã ta cũng lúng túng như gà mắc tóc. Ông làm ơn.

Bọn mặc đồng phục kia, tên bán xăng nói, đang điều trị ở bệnh viện ở đầu đường hả? Hắn nhìn quanh tìm xem có cái cờ lê hay vật gì đó không. Cuối cùng hắn đi lại thùng đầy những vỏ chai nước ngọt có ga. Mấy người ở cái nhà thương điên.

Bác sĩ lục túi tìm kính và cũng nhìn chúng tôi như đến giờ mới nhận ra những bộ quần áo xanh. Vâng, tức là không. Chúng tôi, ờ, họ ở đấy nhưng đây là đội công nhân chứ không phải bệnh nhân, tất nhiên, không phải. Đội công nhân.

Tên bán xăng nheo mắt nhìn bác sĩ, nhìn chúng tôi rồi quay đi thầm thì với tay thợ bạn đứng ở cột xăng. Chúng trao đổi với nhau, sau đó đứa thứ hai hú lớn gọi bác sĩ và hỏi về chúng tôi, và bác sĩ nhắc lại câu trả lời rằng chúng tôi là đội công nhân và cả hai tên phá lên cười. Theo tiếng cười, tôi hiểu là chúng đã quyết định bán xăng cho chúng tôi - chắc hẳn là xăng xấu, lẫn nước, vói giá cắt cổ - nhưng không vì thế mà vui vẻ gì hơn. Tôi có thể thấy tất thảy đều buồn bã. Chúng tôi càng rầu rĩ hơn vì sự dối trá của gã bác sĩ thì ít mà vì sự thật thì nhiều.

Tên thứ hai nhếch mép, sán lại gã bác sĩ. Thưa ngài, ngài cần loại xăng Đặc biệt phải không? Có ngay chúng tôi có thể kiểm tra bộ lọc dầu và cần gạt nước được chứ ạ? Gã to hơn bạn mình. Cúi xuống sát mặt bác sĩ, gã thì thầm như tiết lộ một bí mật. Ông có tin hay không thì tùy nhưng theo thống kê, tám mươi tám phần trăm xe trên đường cần thay bộ lọc dầu và cần gạt nước.

Do nhiều năm phải vặn bugi bằng răng, nụ cười của hắn nhem nhuốc những than. Hắn cứ thế cúi sát xuống bác sĩ, nhe nụ cười khiến gã ta co giật và đợi xem khi nào gã mới chịu công nhận là bị dồn vào góc. Nhân thể, đội công nhân của ông cũng cần kính đen chứ hẳn? Chúng tôi có thứ kính râm chống nắng rất tốt. Gã bác sĩ hiểu rằng hắn đã tóm được mình. Nhưng khi gã định đầu hàng và sắp mở miệng nói Vâng, chúng tôi xin chịu tất, thì vang lên tiếng kêu vo vo và mui xe chúng tôi bắt đầu gập lại. McMurphy đang vật lộn và chửi rủa với cái mui xếp, cố gập nó lại nhanh hơn mức máy móc cho phép. Cứ nhìn điệu bộ của McMurphy vừa gạt vừa đấm cái mui chầm chậm gập cũng đủ biết hắn đang nổi khùng đến mức nào; đến khi đã cuộn và đập và đẩy cái mui vào một chỗ hắn trèo qua cô gái và qua thành ra khỏi xe, bước tới đứng chắn giữa gã bác sĩ và tên tiếp xăng, nhìn cái mõm đen xì của y bằng nửa con mắt.

Chú mày nghe đây tụi tao chỉ lấy xăng thường như ông bác sĩ đã nói. Xăng thường. Hai bình. Thế thôi. Vứt mẹ những thứ nhảm nhí khác đi. Và tụi tao được giảm ba phần trăm vì đoàn này là đoàn được chính phủ phê chuẩn. Rõ chưa?

Tên bản Xăng khinh khỉnh Sao? Tôi nghe giáo sư nói các anh không phải là bệnh nhân?

/35

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status