Phan Đăng Hải hôn nhẹ lên trán tôi, thì thầm:
– Em có muốn đi trăng mật ở đâu không?
– Thôi… bây giờ không phải lúc. Em muốn việc xây dựng nhà xưởng sớm tiến hành anh ạ.
Hải khẽ cười, đưa hai tay bẹo hai má tôi:
– Anh thấy em còn nghiện việc hơn anh đấy!
– Tại hoàn cảnh thôi… – Tôi buồn buồn đáp lời.
– Bao giờ có em bé lúc ấy em phải nghỉ hoàn toàn cho anh. Việc công ty Ngọc Minh anh sẽ lo. Yên tâm sẽ không ai lấy mất Ngọc Minh của em cả.
Tôi gật đầu, tôi còn có thể lo lắng điều ấy ở Hải sao? Chỉ là… rời Ngọc Minh ngày nào tôi không yên tâm ngày ấy.
– Vâng… nếu có thai em sẽ bàn giao lại Ngọc Minh cho anh, nhưng anh nhớ báo cáo tình hình hàng ngày cho em đấy!
– Còn có thể không như thế sao hả giám đốc?
Tôi phì cười, cụng trán vào trán anh một cái. Được anh yêu và yêu anh, đến lúc này tôi vẫn còn chưa dám tin vào hiện thực.
Sau đám cưới, việc xây dựng lại nhà xưởng bắt đầu được tiến hành. Hơn hai trăm năm mươi công nhân của Ngọc Minh chuyển sang Thắng Lợi làm việc trong khu nhà xưởng dành riêng. Máy móc quá hiện đại khiến tôi buộc phải đầu tư cho công nhân đi học nâng cao tay nghề. Nhiều vị trí trở nên thừa thãi do dây chuyền máy móc thay thế.
Chú quản đốc ở độ tuổi xấp xỉ năm mươi buồn buồn nhìn tôi hỏi:
– Cô Nguyệt, hệ thống máy móc ở Thắng Lợi… không cần nhiều nhân công như trước, tôi không biết ý cô thế nào?
Tôi gật nhẹ, thở khẽ một hơi:
– Vâng… cháu hiểu, những công nhân dưới hai lăm tuổi chú thông báo cho họ nghỉ việc để họ tìm việc làm khác sớm giúp cháu, họ còn trẻ còn nhiều cơ hội, còn những công nhân nhiều tuổi chú đừng cho nghỉ việc, họ đã gắn bó với Ngọc Minh suốt cả một đời, lúc này họ cần Ngọc Minh.
Chú ấy có chút xúc động, đáy mắt ươn ướt nhìn tôi cất lời:
– Cảm ơn cô… nhất định người có tâm như cô sẽ gặt hái được thành công.
– Có gì đâu chú, nếu là ba cháu thì ba cháu cũng sẽ làm như vậy thôi.
Tôi cười buồn đáp lời. Chính ba là người dạy tôi những điều này. Ngọc Minh nhất định không vắt chanh bỏ vỏ như nhiều công ty khác, chấp nhận chịu thiệt một chút nhưng tâm luôn an, cũng như cách ba dành một phần lợi nhuận làm từ thiện những năm qua. Từ khi tôi lên thay ba, dù Ngọc Minh có khó khăn tôi cũng vẫn duy trì đóng góp cho quỹ Sao Xanh. Không biết vị mạnh thường quân giấu mặt kia có nghĩ như chúng tôi không?
Đứng trước công trường thi công nhà xưởng mới, tôi ngạc nhiên trước đội ngũ kỹ sư người Mỹ đang chỉ đạo nhân công xây dựng, quay sang Hải tôi thốt lên:
– Anh thuê cả kỹ sư nước ngoài thế này… tốn kém quá!
– Bọn họ vẫn đang làm chủ công nghệ, tốt hơn hết nên thuê bọn họ làm việc, điều đó đảm bảo một kết quả tốt nhất!
Tôi bĩu nhẹ môi, đúng là giọng lưỡi của kẻ có tiền. Nhưng Hải đầu tư không phải là lãng phí, thậm chí còn là cách hiệu quả nhất tránh xảy ra sai sót tốn kém sau này. Công nghệ anh đầu tư cho Ngọc Minh là công nghệ mới nhất, thậm chí còn vượt trội đi trước cả Thắng Lợi do có lợi thế về thời điểm. Công nghệ luôn đổi mới mỗi lúc, bất cứ ai cũng hiểu được điều này.
– Anh không sợ Ngọc Minh sẽ vượt Thắng Lợi à?
Tôi trêu Hải, anh gật gù đáp:
– Giỏi thì cứ vượt.
Haha… rất tự tin, xứng đáng là tổng giám đốc Thắng Lợi Phan Đăng Hải! Tôi khẽ lắc đầu, biết mình chẳng bao giờ thắng được con người này, mà thắng cũng chẳng để làm gì, chúng tôi đã là một rồi.
Nửa năm trôi qua, nhà xưởng cũng dần đi vào hoàn thiện. Tôi thì vẫn vậy, chưa có tin vui như mong đợi từ sau đám cưới, trong lòng bắt đầu lo lắng. Đang làm việc ở công ty Ngọc Minh, tôi nghe có tiếng chuông điện thoại. Vừa gạt nút nghe, tiếng mẹ chồng tôi vang lên:
– Cuối tuần này hai đứa rảnh không? Mẹ hỏi thằng Hải lúc nào nó cũng bảo bận, thế nên mẹ đành hỏi con.
Lần gần nhất vợ chồng tôi về ăn tối với bố mẹ chồng là cách đây ba tuần. Tần suất có vẻ quá ít so với nhiều người.
– Hì hì… con thì bình thường, còn anh Hải thì bận thật đấy mẹ ạ.
– Bận thì bận nhưng về nhà ăn một bữa có sao đâu, cứ lười. Tối thứ bảy này về đấy nhé!
– Vâng… để con bảo anh ấy nhé mẹ.
– Mẹ chờ cơm đấy!
Tiếng tút tút vang lên. Phan Đăng Hải học cái tính này ở mẹ anh thì phải, không cho người khác có cơ hội phản bác.
Bình thường trưa chủ nhật hàng tuần tôi và Hải vẫn thường về ăn với mẹ tôi cho bà đỡ buồn, do hoàn cảnh hoặc cũng vì tôi là con gái nên hay nghĩ cho mẹ hơn. Còn gia đình Hải, không thấy anh nhắc tôi về, có lần tôi hỏi anh chỉ bảo không cần về. Đúng là cái đồ vô tâm, bố mẹ anh tuyệt vời như vậy mà cứ suốt ngày mong anh về như nắng hạn mong mưa.
Buổi tối tắm xong, tôi chờ Hải sấy khô mái tóc dài chấm vai mới quay về phía sau nhìn anh hỏi:
– Lúc chiều mẹ chồng bảo tối thứ bảy này về nhà ăn cơm đấy! Ba tuần rồi mình không về, như thế làm sao được?
– Có việc gì đâu mà về, bố mẹ vẫn thế, vẫn tham gia các câu lạc bộ thường xuyên, khỏe mạnh phơi phới… Một tháng về một lần là được.
Tôi bó tay với anh chồng “có hiếu” này, nhưng có lẽ Hải có cách quan tâm của anh tôi không nên can thiệp, chỉ cười nói:
– Thôi… mẹ đã nói thế rồi thì mình về anh ạ.
– Ừm.
Thực ra tôi còn không mong về nhà bố mẹ chồng hơn Hải nhiều. Mẹ anh mong cháu hơn bao giờ hết mà sáu tháng đã trôi qua, dù chẳng dùng biện pháp nào tôi vẫn im thin thít. Có điều tôi không dám nói ra với Hải suy nghĩ này, chỉ buồn buồn nói với anh:
– Anh… nửa năm rồi mà em vẫn chưa có thai… hay mình đi khám đi!
– Mới có nửa năm, em không cần phải lo lắng.
Hải rút dây máy sấy cuốn lại. Tôi hơi ngạc nhiên nhìn Hải, chẳng phải anh nói kết hôn vì muốn có con sao? Từ lúc nào tôi coi điều này là bình thường ở một người đàn ông nên cũng không nghĩ nhiều, anh mong có con với tôi, đó chẳng phải chính là tình yêu sao? Được anh yêu tôi hạnh phúc còn chẳng hết nữa là trách anh!
– Không phải… anh mong có con à?
Ánh mắt có chút cười, Hải kéo tôi vào lòng.
– Anh chỉ mong hạnh phúc được ở bên em mỗi ngày.
Ôi trời đất ơi, Phan Đăng Hải lạnh lùng ngày qua ngày trở nên dịu dàng đến nỗi lúc này thả bên tai một câu làm tim tôi lịm đi. Tôi chẳng thể trút bỏ gánh nặng trên ngực nhưng vẫn mỉm cười gật đầu với anh.
Hải nhìn tôi bằng ánh mắt gian xảo.
– Không có con sớm… cũng có cái hay.
Tôi kêu á lên một tiếng khi anh nhấc hai chân tôi đặt lên giường, tốc váy ngủ của tôi lên… Đêm ngọt ngào cứ thế khiến tôi chìm đắm vào hạnh phúc bên anh. Hạnh phúc ấy mỗi ngày một lớn… mỗi ngày một sâu khiến tôi lo sợ, sợ phải đối mặt với những gì tồi tệ buộc tôi phải từ bỏ nó.
Tối thứ bảy, ăn xong bữa cơm tôi gọt hoa quả cùng Khánh Vân em gái Hải, vừa làm vừa nói chuyện với gia đình anh. Tôi nháy mắt trêu Vân:
– Chị thấy trên phây rồi đấy Vân nhé, tình tứ ghê cơ!
– À… thì từ từ… còn sớm mà chị.
Tấm ảnh hai người nắm tay nhau ở bãi biển được chụp từ phía sau, còn ghi mấy câu lãng mạn như muốn khoe với cả thế giới về hạnh phúc của mình. Anh chàng kia chắc chắn phải tầm cỡ thế nào mới cưa đổ được tiểu thư xinh đẹp tài giỏi nhà họ Phan. Đôi gò má Vân bỗng đỏ lựng lên, hai mắt long lanh có chút ngượng ngùng. Đúng là cô gái mới yêu có khác, tuổi nào cũng vậy. Hải ngồi bên cạnh cầm miếng táo tôi vừa bổ đưa lên miệng, dựa lưng vào ghế, cứ như thể không quan tâm đến câu chuyện gia đình.
– Ơ… thế cái Vân có người yêu rồi à? Con bé này… thế mà cứ để bố mẹ phải lo!
Mẹ chồng tôi thốt lên, cơ mặt dường như giãn ra.
– Chứ mẹ nghĩ con ế thật đấy à?
– Thế thằng đấy là ai?
– Là ai thì từ từ mẹ sẽ biết.
– Nói ngay đi để bố mẹ còn duyệt.
– Người ta là bác sĩ, còn là trưởng khoa, mẹ yên tâm chưa?
– Ơ… thế cứ bác sĩ là mẹ phải yên tâm à? Nó con cái nhà ai, bao nhiêu tuổi?
– Thôi… để hôm nào con đưa anh ấy về, nói nhiều lại bàn tán nhiều.
Tôi phì cười, huých nhẹ khuỷu tay trêu Hải. Cứ như Phan Đăng Hải, một phát chốt luôn lại đỡ bị ý kiến.
– Được rồi, thế hai đứa sắp xếp đi nhé!
– Vâng, mẹ yên tâm…
Có tiếng tin nhắn, Vân cầm theo miếng táo xin phép rời phòng ăn. Còn bố mẹ chồng với vợ chồng tôi, lúc này mẹ chồng tôi mới nhăn trán nhìn tôi nói:
– Hai đứa xem thế nào đi khám đi cho mẹ, nửa năm rồi, như người ta là có bầu rồi đấy!
Tôi hiểu nỗi lo khiến bà như vậy, mà dù chẳng phải thì chẳng có mẹ chồng nào không mong cháu. Ngay từ hôm đầu gặp bà đã cho tôi hiểu, có lẽ chờ đến lúc này mới nói ra cũng khiến bà phải nín nhịn lắm rồi.
– Vâng… con cũng bảo anh Hải lúc nào hai vợ chồng con đi khám.
– Khám xét cái gì, mới có nửa năm! – Hải gắt lên.
– Cái thằng này… mẹ mày tháng đầu tiên lấy bố mày là có mày đấy!
– Vì con khỏe nhất nên con mới thắng, con của con đứa nào cũng khỏe nên chưa phân được thắng bại.
Trận khẩu chiến này nghe vừa buồn cười lại vừa khiến lòng tôi đau nhói. Tôi cay cay sống mũi cúi mặt. Bàn tay lớn nắm lấy tay tôi, kéo tôi đứng dậy.
– Mẹ còn nói thế lần sau con không về nhà nữa!
– Ơ… cái thằng này, ngồi yên đấy! Thôi… không thích nói đến thì thôi!
Mẹ chồng tôi có thế nào vẫn là cưng chiều con trai, lại còn có chút sợ, dù tôi hiểu lòng bà hoang mang lắm nhưng Hải đã nói vậy bà cũng đành chịu. Tôi áy náy nói với bà:
– Mẹ đừng nghe anh ấy nói, tuần tới con với anh ấy sẽ đi khám mẹ ạ.
– Em có muốn đi trăng mật ở đâu không?
– Thôi… bây giờ không phải lúc. Em muốn việc xây dựng nhà xưởng sớm tiến hành anh ạ.
Hải khẽ cười, đưa hai tay bẹo hai má tôi:
– Anh thấy em còn nghiện việc hơn anh đấy!
– Tại hoàn cảnh thôi… – Tôi buồn buồn đáp lời.
– Bao giờ có em bé lúc ấy em phải nghỉ hoàn toàn cho anh. Việc công ty Ngọc Minh anh sẽ lo. Yên tâm sẽ không ai lấy mất Ngọc Minh của em cả.
Tôi gật đầu, tôi còn có thể lo lắng điều ấy ở Hải sao? Chỉ là… rời Ngọc Minh ngày nào tôi không yên tâm ngày ấy.
– Vâng… nếu có thai em sẽ bàn giao lại Ngọc Minh cho anh, nhưng anh nhớ báo cáo tình hình hàng ngày cho em đấy!
– Còn có thể không như thế sao hả giám đốc?
Tôi phì cười, cụng trán vào trán anh một cái. Được anh yêu và yêu anh, đến lúc này tôi vẫn còn chưa dám tin vào hiện thực.
Sau đám cưới, việc xây dựng lại nhà xưởng bắt đầu được tiến hành. Hơn hai trăm năm mươi công nhân của Ngọc Minh chuyển sang Thắng Lợi làm việc trong khu nhà xưởng dành riêng. Máy móc quá hiện đại khiến tôi buộc phải đầu tư cho công nhân đi học nâng cao tay nghề. Nhiều vị trí trở nên thừa thãi do dây chuyền máy móc thay thế.
Chú quản đốc ở độ tuổi xấp xỉ năm mươi buồn buồn nhìn tôi hỏi:
– Cô Nguyệt, hệ thống máy móc ở Thắng Lợi… không cần nhiều nhân công như trước, tôi không biết ý cô thế nào?
Tôi gật nhẹ, thở khẽ một hơi:
– Vâng… cháu hiểu, những công nhân dưới hai lăm tuổi chú thông báo cho họ nghỉ việc để họ tìm việc làm khác sớm giúp cháu, họ còn trẻ còn nhiều cơ hội, còn những công nhân nhiều tuổi chú đừng cho nghỉ việc, họ đã gắn bó với Ngọc Minh suốt cả một đời, lúc này họ cần Ngọc Minh.
Chú ấy có chút xúc động, đáy mắt ươn ướt nhìn tôi cất lời:
– Cảm ơn cô… nhất định người có tâm như cô sẽ gặt hái được thành công.
– Có gì đâu chú, nếu là ba cháu thì ba cháu cũng sẽ làm như vậy thôi.
Tôi cười buồn đáp lời. Chính ba là người dạy tôi những điều này. Ngọc Minh nhất định không vắt chanh bỏ vỏ như nhiều công ty khác, chấp nhận chịu thiệt một chút nhưng tâm luôn an, cũng như cách ba dành một phần lợi nhuận làm từ thiện những năm qua. Từ khi tôi lên thay ba, dù Ngọc Minh có khó khăn tôi cũng vẫn duy trì đóng góp cho quỹ Sao Xanh. Không biết vị mạnh thường quân giấu mặt kia có nghĩ như chúng tôi không?
Đứng trước công trường thi công nhà xưởng mới, tôi ngạc nhiên trước đội ngũ kỹ sư người Mỹ đang chỉ đạo nhân công xây dựng, quay sang Hải tôi thốt lên:
– Anh thuê cả kỹ sư nước ngoài thế này… tốn kém quá!
– Bọn họ vẫn đang làm chủ công nghệ, tốt hơn hết nên thuê bọn họ làm việc, điều đó đảm bảo một kết quả tốt nhất!
Tôi bĩu nhẹ môi, đúng là giọng lưỡi của kẻ có tiền. Nhưng Hải đầu tư không phải là lãng phí, thậm chí còn là cách hiệu quả nhất tránh xảy ra sai sót tốn kém sau này. Công nghệ anh đầu tư cho Ngọc Minh là công nghệ mới nhất, thậm chí còn vượt trội đi trước cả Thắng Lợi do có lợi thế về thời điểm. Công nghệ luôn đổi mới mỗi lúc, bất cứ ai cũng hiểu được điều này.
– Anh không sợ Ngọc Minh sẽ vượt Thắng Lợi à?
Tôi trêu Hải, anh gật gù đáp:
– Giỏi thì cứ vượt.
Haha… rất tự tin, xứng đáng là tổng giám đốc Thắng Lợi Phan Đăng Hải! Tôi khẽ lắc đầu, biết mình chẳng bao giờ thắng được con người này, mà thắng cũng chẳng để làm gì, chúng tôi đã là một rồi.
Nửa năm trôi qua, nhà xưởng cũng dần đi vào hoàn thiện. Tôi thì vẫn vậy, chưa có tin vui như mong đợi từ sau đám cưới, trong lòng bắt đầu lo lắng. Đang làm việc ở công ty Ngọc Minh, tôi nghe có tiếng chuông điện thoại. Vừa gạt nút nghe, tiếng mẹ chồng tôi vang lên:
– Cuối tuần này hai đứa rảnh không? Mẹ hỏi thằng Hải lúc nào nó cũng bảo bận, thế nên mẹ đành hỏi con.
Lần gần nhất vợ chồng tôi về ăn tối với bố mẹ chồng là cách đây ba tuần. Tần suất có vẻ quá ít so với nhiều người.
– Hì hì… con thì bình thường, còn anh Hải thì bận thật đấy mẹ ạ.
– Bận thì bận nhưng về nhà ăn một bữa có sao đâu, cứ lười. Tối thứ bảy này về đấy nhé!
– Vâng… để con bảo anh ấy nhé mẹ.
– Mẹ chờ cơm đấy!
Tiếng tút tút vang lên. Phan Đăng Hải học cái tính này ở mẹ anh thì phải, không cho người khác có cơ hội phản bác.
Bình thường trưa chủ nhật hàng tuần tôi và Hải vẫn thường về ăn với mẹ tôi cho bà đỡ buồn, do hoàn cảnh hoặc cũng vì tôi là con gái nên hay nghĩ cho mẹ hơn. Còn gia đình Hải, không thấy anh nhắc tôi về, có lần tôi hỏi anh chỉ bảo không cần về. Đúng là cái đồ vô tâm, bố mẹ anh tuyệt vời như vậy mà cứ suốt ngày mong anh về như nắng hạn mong mưa.
Buổi tối tắm xong, tôi chờ Hải sấy khô mái tóc dài chấm vai mới quay về phía sau nhìn anh hỏi:
– Lúc chiều mẹ chồng bảo tối thứ bảy này về nhà ăn cơm đấy! Ba tuần rồi mình không về, như thế làm sao được?
– Có việc gì đâu mà về, bố mẹ vẫn thế, vẫn tham gia các câu lạc bộ thường xuyên, khỏe mạnh phơi phới… Một tháng về một lần là được.
Tôi bó tay với anh chồng “có hiếu” này, nhưng có lẽ Hải có cách quan tâm của anh tôi không nên can thiệp, chỉ cười nói:
– Thôi… mẹ đã nói thế rồi thì mình về anh ạ.
– Ừm.
Thực ra tôi còn không mong về nhà bố mẹ chồng hơn Hải nhiều. Mẹ anh mong cháu hơn bao giờ hết mà sáu tháng đã trôi qua, dù chẳng dùng biện pháp nào tôi vẫn im thin thít. Có điều tôi không dám nói ra với Hải suy nghĩ này, chỉ buồn buồn nói với anh:
– Anh… nửa năm rồi mà em vẫn chưa có thai… hay mình đi khám đi!
– Mới có nửa năm, em không cần phải lo lắng.
Hải rút dây máy sấy cuốn lại. Tôi hơi ngạc nhiên nhìn Hải, chẳng phải anh nói kết hôn vì muốn có con sao? Từ lúc nào tôi coi điều này là bình thường ở một người đàn ông nên cũng không nghĩ nhiều, anh mong có con với tôi, đó chẳng phải chính là tình yêu sao? Được anh yêu tôi hạnh phúc còn chẳng hết nữa là trách anh!
– Không phải… anh mong có con à?
Ánh mắt có chút cười, Hải kéo tôi vào lòng.
– Anh chỉ mong hạnh phúc được ở bên em mỗi ngày.
Ôi trời đất ơi, Phan Đăng Hải lạnh lùng ngày qua ngày trở nên dịu dàng đến nỗi lúc này thả bên tai một câu làm tim tôi lịm đi. Tôi chẳng thể trút bỏ gánh nặng trên ngực nhưng vẫn mỉm cười gật đầu với anh.
Hải nhìn tôi bằng ánh mắt gian xảo.
– Không có con sớm… cũng có cái hay.
Tôi kêu á lên một tiếng khi anh nhấc hai chân tôi đặt lên giường, tốc váy ngủ của tôi lên… Đêm ngọt ngào cứ thế khiến tôi chìm đắm vào hạnh phúc bên anh. Hạnh phúc ấy mỗi ngày một lớn… mỗi ngày một sâu khiến tôi lo sợ, sợ phải đối mặt với những gì tồi tệ buộc tôi phải từ bỏ nó.
Tối thứ bảy, ăn xong bữa cơm tôi gọt hoa quả cùng Khánh Vân em gái Hải, vừa làm vừa nói chuyện với gia đình anh. Tôi nháy mắt trêu Vân:
– Chị thấy trên phây rồi đấy Vân nhé, tình tứ ghê cơ!
– À… thì từ từ… còn sớm mà chị.
Tấm ảnh hai người nắm tay nhau ở bãi biển được chụp từ phía sau, còn ghi mấy câu lãng mạn như muốn khoe với cả thế giới về hạnh phúc của mình. Anh chàng kia chắc chắn phải tầm cỡ thế nào mới cưa đổ được tiểu thư xinh đẹp tài giỏi nhà họ Phan. Đôi gò má Vân bỗng đỏ lựng lên, hai mắt long lanh có chút ngượng ngùng. Đúng là cô gái mới yêu có khác, tuổi nào cũng vậy. Hải ngồi bên cạnh cầm miếng táo tôi vừa bổ đưa lên miệng, dựa lưng vào ghế, cứ như thể không quan tâm đến câu chuyện gia đình.
– Ơ… thế cái Vân có người yêu rồi à? Con bé này… thế mà cứ để bố mẹ phải lo!
Mẹ chồng tôi thốt lên, cơ mặt dường như giãn ra.
– Chứ mẹ nghĩ con ế thật đấy à?
– Thế thằng đấy là ai?
– Là ai thì từ từ mẹ sẽ biết.
– Nói ngay đi để bố mẹ còn duyệt.
– Người ta là bác sĩ, còn là trưởng khoa, mẹ yên tâm chưa?
– Ơ… thế cứ bác sĩ là mẹ phải yên tâm à? Nó con cái nhà ai, bao nhiêu tuổi?
– Thôi… để hôm nào con đưa anh ấy về, nói nhiều lại bàn tán nhiều.
Tôi phì cười, huých nhẹ khuỷu tay trêu Hải. Cứ như Phan Đăng Hải, một phát chốt luôn lại đỡ bị ý kiến.
– Được rồi, thế hai đứa sắp xếp đi nhé!
– Vâng, mẹ yên tâm…
Có tiếng tin nhắn, Vân cầm theo miếng táo xin phép rời phòng ăn. Còn bố mẹ chồng với vợ chồng tôi, lúc này mẹ chồng tôi mới nhăn trán nhìn tôi nói:
– Hai đứa xem thế nào đi khám đi cho mẹ, nửa năm rồi, như người ta là có bầu rồi đấy!
Tôi hiểu nỗi lo khiến bà như vậy, mà dù chẳng phải thì chẳng có mẹ chồng nào không mong cháu. Ngay từ hôm đầu gặp bà đã cho tôi hiểu, có lẽ chờ đến lúc này mới nói ra cũng khiến bà phải nín nhịn lắm rồi.
– Vâng… con cũng bảo anh Hải lúc nào hai vợ chồng con đi khám.
– Khám xét cái gì, mới có nửa năm! – Hải gắt lên.
– Cái thằng này… mẹ mày tháng đầu tiên lấy bố mày là có mày đấy!
– Vì con khỏe nhất nên con mới thắng, con của con đứa nào cũng khỏe nên chưa phân được thắng bại.
Trận khẩu chiến này nghe vừa buồn cười lại vừa khiến lòng tôi đau nhói. Tôi cay cay sống mũi cúi mặt. Bàn tay lớn nắm lấy tay tôi, kéo tôi đứng dậy.
– Mẹ còn nói thế lần sau con không về nhà nữa!
– Ơ… cái thằng này, ngồi yên đấy! Thôi… không thích nói đến thì thôi!
Mẹ chồng tôi có thế nào vẫn là cưng chiều con trai, lại còn có chút sợ, dù tôi hiểu lòng bà hoang mang lắm nhưng Hải đã nói vậy bà cũng đành chịu. Tôi áy náy nói với bà:
– Mẹ đừng nghe anh ấy nói, tuần tới con với anh ấy sẽ đi khám mẹ ạ.
/46
|