Mua thêm ít thịt, một cuộn vải, sáng sớm ngày thứ ba hai vợ chồng về nhà Ngô thúc lại mặt.
Nhà hai bên cách nhau không xa lắm, đi bộ khoảng một khắc (15 phút). Thủy An xách hết đồ cho vợ, nàng chỉ lẳng lặng theo cùng hắn, ánh mắt, làn môi không khỏi thấp thoáng nét cười.
Về đến nhà, Tiểu Thúy, Ngô Trọng đều đã đứng trước cổng, cùng với cha mẹ chờ đợi. Ngô Trọng ôm lấy đại tỷ, nũng nịu:
-Đại tỷ, đệ nhớ tỷ quá à.
-Đại tỷ….
Ánh mắt Tiểu Thúy cũng sáng rực lên. Ngô thúc nhìn vẻ mặt sáng ngời của con gái lớn, âm thầm thở phào. Thủy An đối xử không tệ với con bé, vậy là ông yên tâm rồi.
-Mẹ….
Ngô thị đã khá hơn hôm trước nhiều, vẻ mặt tươi tỉnh, đi đứng nhanh nhẹn hơn. Bà ôm lấy con gái, không khỏi nghẹn ngào, đến lúc Ngô thúc lên tiếng:
-Thôi vào nhà đi, con gái và con rể cũng mệt rồi. Vào nhà uống nước nào!
Buổi lại mặt diễn ra thật vui vẻ, đầm ấm. Chiều hôm trước Ngô thúc đã mua một con gà, làm gỏi, nấu cháo để đón con rể và con gái về lại mặt. Bữa cơm dọn ra trong tiếng cười đùa vui vẻ. Dùng xong bữa, Thủy An còn chủ động giúp đỡ dọn dẹp, mang chén bát ra ngoài sàn rửa. Cử chỉ khiến cho Tiểu Thúy vô cùng hâm mộ. Nam nhân của thôn Lạc Hoa rất hiếm người làm như vậy, ăn uống xong toàn để phụ nữ dọn dẹp, không như tỷ phu nàng:
-Tỷ tỷ…Tỷ phu tốt thật đó!
-Ừ.
Tiểu Bình không giấu được vẻ hãnh diện và niềm hạnh phúc của mình. Tương lai thế nào không biết, bây giờ chàng rất tốt, vô cùng tốt. Vậy là nàng đã mãn nguyện lắm rồi.
Ngô thúc gọi con rể lên uống rượu cùng mình. Loại rượu nếp tự ủ này ông rất quý, chỉ có dịp lễ Tết mới mang ra tiếp khách. Giờ chỉ cần con rể thích, ông sẵn sàng tặng cho nó cả vò.
-Tình hình mẹ con, con thấy đã thật ổn chưa?
Ngô thị chủ yếu là khí huyết suy nhược. Nếu có điều kiện điều dưỡng, đầy đủ đồ đạc bổ dưỡng mới có thể hoàn toàn khôi phục. Nhưng nhà Ngô thúc cũng chẳng khá hơn mình là mấy, sao có thể điều dưỡng tốt hơn thân thể của bà đây?
-Nhạc mẫu vẫn cần thêm thực phẩm bổ dưỡng, tốt nhất là ăn thịt, hầm thêm xương để bồi bổ cơ thể. Có nhân sâm hay các loại yến thì càng tốt.
Đó điều là những thứ đồ xa xỉ, nông dân làm sao với tới. Ngô thúc trầm ngâm:
-Sau vụ này sẽ cố thêm. Cùng lắm thì….hoãn thời gian Tiểu Trọng đi đọc sách. Dù thế nào cũng phải ráng…
-Không được đâu cha sấp nhỏ -Ngô thị đã nghe hết câu chuyện, đột ngột lên tiếng -Bệnh tình của tôi thì ông biết rồi, cứ kéo dài mãi, nay được như thế này là quá tốt. Việc đọc sách của đứa nhỏ không chậm rãi được, huống gì Tiểu Trọng đã mười tuổi rồi.
Trẻ con trong làng nếu muốn đọc sách, biết chữ phải đến chỗ lão nho Trần ở đầu thôn mà học. Lão nho Trần là người duy nhất trong thôn từng đi thi đậu tú tài. Ngô thúc cũng không mong con trai theo đường khoa cử, chỉ cần biết đọc, biết viết thì sẽ có cơ hội lên thị trấn tìm công việc nhẹ nhàng hơn mà làm, không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như ông. Hơn nữa triều đình cũng khuyến khích người biết chữ, chỉ cần có học vấn thì có thể bớt cho nửa giá tòng quân.
Không khí yên lặng trong thoáng chốc rồi Ngô thúc cố thản nhiên đổi ra chuyện khác:
-Lát nữa ta dẫn con ra đồng, chỉ cho con cách gieo mạ, làm ruộng. Cứ làm thợ săn mãi cũng có gì là tốt, làm nông vẫn chắc chắn hơn.
-Dạ….
….Vụ mùa này nhà họ Ngô trồng thêm nửa mẫu khoai lang. Trước đây Ngô Tiểu Bình hay ra đồng chăm sóc. Nay nàng đã xuất giá, đành phải trông mong vào Tiểu Thúy. Ngô Trọng đã bắt đầu ra đồng đưa cơm cho cha và tỷ tỷ. Nhìn Thủy An cầm lấy cuốc, làm theo hướng dẫn của Tiểu Thúy, Ngô thúc cười cười:
-Vất vả nhưng thu được cũng khá. Đã có người hỏi mua mão (mua hết) số khoai này. Ngày mai họ sẽ đến lấy.
-Mình không để lại một ít phòng mùa đông sao cha?
-Cha định bán khoai lang, còn lúa thì để lại. Nhà mình cũng đông người, ăn hết mùa đông sợ số lương thực đó không đủ. Còn bên nhà con thì thế nào?
-Chúng con trồng bắp, thu được thì dự trữ. Rau cũng để ăn. Củ cải còn dư thì bán đi, mua thêm rau để về làm món rau ngâm.
-Tính như vậy cũng được. -Ngô thúc chợt dừng lại -Mà Tiểu An cũng đừng vào núi săn thú nữa. Mấy hôm nay nghe đồn trong đó có cọp dữ xuất hiện, nguy hiểm lắm!
-Dạ….
Đang nói chuyện bỗng dưng trên con đường đê có bóng người hoảng hốt chạy thục mạng. Một người, rồi hai người…. dân làng đang cày ruộng cũng đứng dậy, bỏ cuốc chạy về hướng người mới chạy đến kia…
-Trương Tam đệ….Là Trương Tam đệ rồi….
Nhà hai bên cách nhau không xa lắm, đi bộ khoảng một khắc (15 phút). Thủy An xách hết đồ cho vợ, nàng chỉ lẳng lặng theo cùng hắn, ánh mắt, làn môi không khỏi thấp thoáng nét cười.
Về đến nhà, Tiểu Thúy, Ngô Trọng đều đã đứng trước cổng, cùng với cha mẹ chờ đợi. Ngô Trọng ôm lấy đại tỷ, nũng nịu:
-Đại tỷ, đệ nhớ tỷ quá à.
-Đại tỷ….
Ánh mắt Tiểu Thúy cũng sáng rực lên. Ngô thúc nhìn vẻ mặt sáng ngời của con gái lớn, âm thầm thở phào. Thủy An đối xử không tệ với con bé, vậy là ông yên tâm rồi.
-Mẹ….
Ngô thị đã khá hơn hôm trước nhiều, vẻ mặt tươi tỉnh, đi đứng nhanh nhẹn hơn. Bà ôm lấy con gái, không khỏi nghẹn ngào, đến lúc Ngô thúc lên tiếng:
-Thôi vào nhà đi, con gái và con rể cũng mệt rồi. Vào nhà uống nước nào!
Buổi lại mặt diễn ra thật vui vẻ, đầm ấm. Chiều hôm trước Ngô thúc đã mua một con gà, làm gỏi, nấu cháo để đón con rể và con gái về lại mặt. Bữa cơm dọn ra trong tiếng cười đùa vui vẻ. Dùng xong bữa, Thủy An còn chủ động giúp đỡ dọn dẹp, mang chén bát ra ngoài sàn rửa. Cử chỉ khiến cho Tiểu Thúy vô cùng hâm mộ. Nam nhân của thôn Lạc Hoa rất hiếm người làm như vậy, ăn uống xong toàn để phụ nữ dọn dẹp, không như tỷ phu nàng:
-Tỷ tỷ…Tỷ phu tốt thật đó!
-Ừ.
Tiểu Bình không giấu được vẻ hãnh diện và niềm hạnh phúc của mình. Tương lai thế nào không biết, bây giờ chàng rất tốt, vô cùng tốt. Vậy là nàng đã mãn nguyện lắm rồi.
Ngô thúc gọi con rể lên uống rượu cùng mình. Loại rượu nếp tự ủ này ông rất quý, chỉ có dịp lễ Tết mới mang ra tiếp khách. Giờ chỉ cần con rể thích, ông sẵn sàng tặng cho nó cả vò.
-Tình hình mẹ con, con thấy đã thật ổn chưa?
Ngô thị chủ yếu là khí huyết suy nhược. Nếu có điều kiện điều dưỡng, đầy đủ đồ đạc bổ dưỡng mới có thể hoàn toàn khôi phục. Nhưng nhà Ngô thúc cũng chẳng khá hơn mình là mấy, sao có thể điều dưỡng tốt hơn thân thể của bà đây?
-Nhạc mẫu vẫn cần thêm thực phẩm bổ dưỡng, tốt nhất là ăn thịt, hầm thêm xương để bồi bổ cơ thể. Có nhân sâm hay các loại yến thì càng tốt.
Đó điều là những thứ đồ xa xỉ, nông dân làm sao với tới. Ngô thúc trầm ngâm:
-Sau vụ này sẽ cố thêm. Cùng lắm thì….hoãn thời gian Tiểu Trọng đi đọc sách. Dù thế nào cũng phải ráng…
-Không được đâu cha sấp nhỏ -Ngô thị đã nghe hết câu chuyện, đột ngột lên tiếng -Bệnh tình của tôi thì ông biết rồi, cứ kéo dài mãi, nay được như thế này là quá tốt. Việc đọc sách của đứa nhỏ không chậm rãi được, huống gì Tiểu Trọng đã mười tuổi rồi.
Trẻ con trong làng nếu muốn đọc sách, biết chữ phải đến chỗ lão nho Trần ở đầu thôn mà học. Lão nho Trần là người duy nhất trong thôn từng đi thi đậu tú tài. Ngô thúc cũng không mong con trai theo đường khoa cử, chỉ cần biết đọc, biết viết thì sẽ có cơ hội lên thị trấn tìm công việc nhẹ nhàng hơn mà làm, không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như ông. Hơn nữa triều đình cũng khuyến khích người biết chữ, chỉ cần có học vấn thì có thể bớt cho nửa giá tòng quân.
Không khí yên lặng trong thoáng chốc rồi Ngô thúc cố thản nhiên đổi ra chuyện khác:
-Lát nữa ta dẫn con ra đồng, chỉ cho con cách gieo mạ, làm ruộng. Cứ làm thợ săn mãi cũng có gì là tốt, làm nông vẫn chắc chắn hơn.
-Dạ….
….Vụ mùa này nhà họ Ngô trồng thêm nửa mẫu khoai lang. Trước đây Ngô Tiểu Bình hay ra đồng chăm sóc. Nay nàng đã xuất giá, đành phải trông mong vào Tiểu Thúy. Ngô Trọng đã bắt đầu ra đồng đưa cơm cho cha và tỷ tỷ. Nhìn Thủy An cầm lấy cuốc, làm theo hướng dẫn của Tiểu Thúy, Ngô thúc cười cười:
-Vất vả nhưng thu được cũng khá. Đã có người hỏi mua mão (mua hết) số khoai này. Ngày mai họ sẽ đến lấy.
-Mình không để lại một ít phòng mùa đông sao cha?
-Cha định bán khoai lang, còn lúa thì để lại. Nhà mình cũng đông người, ăn hết mùa đông sợ số lương thực đó không đủ. Còn bên nhà con thì thế nào?
-Chúng con trồng bắp, thu được thì dự trữ. Rau cũng để ăn. Củ cải còn dư thì bán đi, mua thêm rau để về làm món rau ngâm.
-Tính như vậy cũng được. -Ngô thúc chợt dừng lại -Mà Tiểu An cũng đừng vào núi săn thú nữa. Mấy hôm nay nghe đồn trong đó có cọp dữ xuất hiện, nguy hiểm lắm!
-Dạ….
Đang nói chuyện bỗng dưng trên con đường đê có bóng người hoảng hốt chạy thục mạng. Một người, rồi hai người…. dân làng đang cày ruộng cũng đứng dậy, bỏ cuốc chạy về hướng người mới chạy đến kia…
-Trương Tam đệ….Là Trương Tam đệ rồi….
/17
|