-Đại tỷ….
-Đại tỷ về rồi.
-Đại tỷ….
Một cái bóng nhỏ nhắn chạy ùa vào lòng Tiểu Bình. Nàng vuốt nhẹ những sợi tóc còn đầy mùi nắng cháy, mắng yêu:
-Lại lén chạy đi chơi rồi phải không?
-Đại tỷ…
-Đệ ấy nghịch lắm đó tỷ- Cô bé chạy theo sau hài tử, vừa thở hổn hển vừa vội vàng giải thích- Làm muội đuổi theo mệt phờ người.
-Nhị tỷ chạy chậm lắm -Cậu bé mười tuổi cười khanh khách- Xấu hổ….xấu hổ…
-Hai đứa này….
Tiểu Bình không thèm chấp hai đứa nhỏ, để mặc Ngô Trọng tùy ý đưa tay vào chiếc giỏ đi chợ mới cầm về. Đôi mắt bé sáng lên khi nhìn thấy khối đường đỏ trong đó, giọng không giấu được vẻ vui sướng của trẻ con:
-Kẹo đường đỏ. Đại tỷ có kẹo đường đỏ. Đại tỷ có kẹo….
Trẻ con nhà nghèo, chỉ cần một khối đường đã cảm thấy vô cùng vui sướng. Kẹo đường đỏ còn hiếm hơn. Giá tới mười đồng tiền một thanh, ngậm vào ngọt tận răng.
-Chỉ biết có kẹo đường đỏ….Đại tỷ đi đường xa về khát nước. Đem nước cho đại tỷ đi!
Ngô Trọng bây giờ mới nhớ ra, vội vàng chạy vào trong múc nước. Tiểu Thúy nhìn theo dáng đệ đệ, không khỏi bật cười:
-Mười tuổi rồi mà…
-Cũng còn là con nít mà!- Tiểu Bình cầm một vuông vải đưa cho Tiểu Thúy- Tỷ mua cho muội nè.
-Mua cho muội làm gì?- Tiểu Thúy có vẻ bất ngờ trước vuông vải. Tuy chỉ là vải thô không đáng tiền lắm, nhưng tỷ tỷ chọn màu rất đẹp, may thành áo mới đúng là không tệ.
-Mua để làm áo chứ làm gì -Tiểu Bình cười khẽ, ngắm muội muội. Tiểu Thúy giống cha hơn, nhưng cũng là một cô gái xinh đẹp nhờ thừa hưởng đôi mắt đẹp của mẫu thân. Mười hai tuổi, đã bắt đầu làm điệu. Song hoàn cảnh gia đình khiến nàng chỉ mặc lại quần áo của mẹ hoặc đại tỷ, thiệt thòi biết bao nhiêu.
-Phần thêu thùa đó cũng có phần của nhị muội. Muội cầm đi!
Dù sao cũng đã mua rồi. Tiểu Thúy cầm lấy vuông vải, thầm tính toán. Tuy tài may vá không bằng đại tỷ nhưng cũng có thể may quần áo hằng ngày được. Nàng làm cho tỷ tỷ thêm một túi tiền nhỏ, khi ra ngoài buôn bán, có thể dùng.
-Cha….
Ngô thúc từ ngoài đồng đã trở về. Thấy con gái lớn trở về, ông cũng rất hồ hởi. Trước ánh mắt chờ đợi của cha, Tiểu Bình gật nhẹ đầu:
-Bán được rồi ạ! Hơn tám trăm đồng tiền. Đủ tiền mua thuốc, còn dư một ít, con đã mua thêm gạo, muối và một ít thịt về cho mẹ.Tiếc là giá thịt heo đang đắt. Con không thể mua thêm cho cả nhà.
Lâu lắm rồi nhà không ăn thịt. Nhìn ba đứa con đang lớn, Ngô thúc càng thêm chạnh lòng, trách mình vô dụng. Nhưng biết làm sao được. Ngô thị nương tử ông bệnh nặng bao nhiêu năm, mỗi lần bán được đồ chỉ mong đủ tiền hốt cho bà thêm vài thang thuốc, nói gì bồi dưỡng cho đám nhỏ nhà mình.
-Không sao…Chuyện đó…
Đang nói chuyện thì một người hàng xóm vừa chạy ngang nhà của họ. Thấy cả nhà Ngô thúc, ông ta nói với vào:
-Sao còn ở đó lão Ngô. Sang nhà lão Thủy đi! Nghe nói con trai lão về, lão đang phát thịt ở nhà, nói là mừng cha con đoàn tụ kìa.
Cả nhà Ngô thúc không khỏi giật mình. Ai cũng biết là con trai lão Thủy – Thủy An mất tích gần năm năm trước khi đi săn thú. Bây giờ đột ngột trở lại, có vẻ không hợp lý lắm. Hơn nữa nghe đồn là thôn trưởng lúc đó đã tìm thấy xác của Thủy An, chẳng qua lúc ấy lão Thủy vì sự mất tích của con trai mà trở nên ngây ngây dại dại, có khi còn lên cơn tấn công người nào nói về chuyện con của ông đã không còn. Giờ Thủy An quay trở lại. Là thật hay có nguyên nhân gì khác nữa không?
Trong đầu Ngô thúc bỗng nhiên hiện ra khung cảnh của mười lăm năm trước. Lúc đó Thủy An sáutuổi, còn Ngô Tiểu Bình ba tuổi. Lão Thủy sang nhà ông uống rượu, đã vui miệng hứa một câu:
-Lão Ngô, sau này Tiểu Bình lớn, cho nó làm con dâu tôi. Tôi sẽ đối xử với nó thật tốt.
Tiểu Bình đã mười tám tuổi, trong thôn cũng coi như lớn tuổi. Thủy An năm nay hai mươi mốt. Nhà lão Thủy không còn nhiều thân thích. Nếu…nếu….Tiểu Bình….
-Con gái ngoan ngoãn. Ông phải tìm người tốt cho Tiểu Bình.
Ngô thị luôn nhìn con gái và nói với ông như thế. Con trai trong thôn không thiếu. Chỉ là đa số đều cưới thê tử hoặc kẻ nào chưa có hôn phối thì lại ích kỷ, nhu nhược hoặc rượu chè be bét. Con gái của ông mười tám tuổi nhưng là một đứa bé ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Làm cha làm mẹ, có ai không muốn con mình hạnh phúc đâu.
-Đại tỷ về rồi.
-Đại tỷ….
Một cái bóng nhỏ nhắn chạy ùa vào lòng Tiểu Bình. Nàng vuốt nhẹ những sợi tóc còn đầy mùi nắng cháy, mắng yêu:
-Lại lén chạy đi chơi rồi phải không?
-Đại tỷ…
-Đệ ấy nghịch lắm đó tỷ- Cô bé chạy theo sau hài tử, vừa thở hổn hển vừa vội vàng giải thích- Làm muội đuổi theo mệt phờ người.
-Nhị tỷ chạy chậm lắm -Cậu bé mười tuổi cười khanh khách- Xấu hổ….xấu hổ…
-Hai đứa này….
Tiểu Bình không thèm chấp hai đứa nhỏ, để mặc Ngô Trọng tùy ý đưa tay vào chiếc giỏ đi chợ mới cầm về. Đôi mắt bé sáng lên khi nhìn thấy khối đường đỏ trong đó, giọng không giấu được vẻ vui sướng của trẻ con:
-Kẹo đường đỏ. Đại tỷ có kẹo đường đỏ. Đại tỷ có kẹo….
Trẻ con nhà nghèo, chỉ cần một khối đường đã cảm thấy vô cùng vui sướng. Kẹo đường đỏ còn hiếm hơn. Giá tới mười đồng tiền một thanh, ngậm vào ngọt tận răng.
-Chỉ biết có kẹo đường đỏ….Đại tỷ đi đường xa về khát nước. Đem nước cho đại tỷ đi!
Ngô Trọng bây giờ mới nhớ ra, vội vàng chạy vào trong múc nước. Tiểu Thúy nhìn theo dáng đệ đệ, không khỏi bật cười:
-Mười tuổi rồi mà…
-Cũng còn là con nít mà!- Tiểu Bình cầm một vuông vải đưa cho Tiểu Thúy- Tỷ mua cho muội nè.
-Mua cho muội làm gì?- Tiểu Thúy có vẻ bất ngờ trước vuông vải. Tuy chỉ là vải thô không đáng tiền lắm, nhưng tỷ tỷ chọn màu rất đẹp, may thành áo mới đúng là không tệ.
-Mua để làm áo chứ làm gì -Tiểu Bình cười khẽ, ngắm muội muội. Tiểu Thúy giống cha hơn, nhưng cũng là một cô gái xinh đẹp nhờ thừa hưởng đôi mắt đẹp của mẫu thân. Mười hai tuổi, đã bắt đầu làm điệu. Song hoàn cảnh gia đình khiến nàng chỉ mặc lại quần áo của mẹ hoặc đại tỷ, thiệt thòi biết bao nhiêu.
-Phần thêu thùa đó cũng có phần của nhị muội. Muội cầm đi!
Dù sao cũng đã mua rồi. Tiểu Thúy cầm lấy vuông vải, thầm tính toán. Tuy tài may vá không bằng đại tỷ nhưng cũng có thể may quần áo hằng ngày được. Nàng làm cho tỷ tỷ thêm một túi tiền nhỏ, khi ra ngoài buôn bán, có thể dùng.
-Cha….
Ngô thúc từ ngoài đồng đã trở về. Thấy con gái lớn trở về, ông cũng rất hồ hởi. Trước ánh mắt chờ đợi của cha, Tiểu Bình gật nhẹ đầu:
-Bán được rồi ạ! Hơn tám trăm đồng tiền. Đủ tiền mua thuốc, còn dư một ít, con đã mua thêm gạo, muối và một ít thịt về cho mẹ.Tiếc là giá thịt heo đang đắt. Con không thể mua thêm cho cả nhà.
Lâu lắm rồi nhà không ăn thịt. Nhìn ba đứa con đang lớn, Ngô thúc càng thêm chạnh lòng, trách mình vô dụng. Nhưng biết làm sao được. Ngô thị nương tử ông bệnh nặng bao nhiêu năm, mỗi lần bán được đồ chỉ mong đủ tiền hốt cho bà thêm vài thang thuốc, nói gì bồi dưỡng cho đám nhỏ nhà mình.
-Không sao…Chuyện đó…
Đang nói chuyện thì một người hàng xóm vừa chạy ngang nhà của họ. Thấy cả nhà Ngô thúc, ông ta nói với vào:
-Sao còn ở đó lão Ngô. Sang nhà lão Thủy đi! Nghe nói con trai lão về, lão đang phát thịt ở nhà, nói là mừng cha con đoàn tụ kìa.
Cả nhà Ngô thúc không khỏi giật mình. Ai cũng biết là con trai lão Thủy – Thủy An mất tích gần năm năm trước khi đi săn thú. Bây giờ đột ngột trở lại, có vẻ không hợp lý lắm. Hơn nữa nghe đồn là thôn trưởng lúc đó đã tìm thấy xác của Thủy An, chẳng qua lúc ấy lão Thủy vì sự mất tích của con trai mà trở nên ngây ngây dại dại, có khi còn lên cơn tấn công người nào nói về chuyện con của ông đã không còn. Giờ Thủy An quay trở lại. Là thật hay có nguyên nhân gì khác nữa không?
Trong đầu Ngô thúc bỗng nhiên hiện ra khung cảnh của mười lăm năm trước. Lúc đó Thủy An sáutuổi, còn Ngô Tiểu Bình ba tuổi. Lão Thủy sang nhà ông uống rượu, đã vui miệng hứa một câu:
-Lão Ngô, sau này Tiểu Bình lớn, cho nó làm con dâu tôi. Tôi sẽ đối xử với nó thật tốt.
Tiểu Bình đã mười tám tuổi, trong thôn cũng coi như lớn tuổi. Thủy An năm nay hai mươi mốt. Nhà lão Thủy không còn nhiều thân thích. Nếu…nếu….Tiểu Bình….
-Con gái ngoan ngoãn. Ông phải tìm người tốt cho Tiểu Bình.
Ngô thị luôn nhìn con gái và nói với ông như thế. Con trai trong thôn không thiếu. Chỉ là đa số đều cưới thê tử hoặc kẻ nào chưa có hôn phối thì lại ích kỷ, nhu nhược hoặc rượu chè be bét. Con gái của ông mười tám tuổi nhưng là một đứa bé ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Làm cha làm mẹ, có ai không muốn con mình hạnh phúc đâu.
/17
|