Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 667 - Tin Của Quan Trung

/708


Mùa hè oi bức dần qua đi, trời tối mát mẻ, hơi thở mùa thu bắt đầu nồng đậm, tháng 8 đến, tế tháng 8 cũng dần dần đến cửa từng nhà. Tết Trung thu cũng là một ngày lễ tế thần truyền thống, thời gian ước chừng sau Bạch Lộ khoảng một ngày, người ta làm lễ hiến tế các thần.

Ngày này nhà nào cũng phải treo cây cỏ thi, yêu cầu trước ngày lễ 7 ngày không được có tang sự hoặc sinh đẻ. Ngày lễ này cần cả nhà đoàn viên đi ra khỏi thành tế sơn thần và hà bá, thực ra là để đi chơi thu. Bởi vì lễ Bạch Lộ phần lớn rơi vào khoảng mười lăm tháng 8, cho nên tế tháng tám thường là đến trước tết Trung thu.

Nhưng so với tết thì rằm tháng 8 cũng chỉ là một ngày tết nhỏ bình thường, ngoài thời gian hoặc điều kiện cho phép người ta, phần lớn người ta phải vì cuộc sống hối hả khó mà cả nhà được đoàn viên, nhiều lắm cũng chỉ treo được một vòng cây cỏ trước nhà để thể hiện ngày lễ đang đến gần.

Còn hai ngày nữa mới đến tế tháng 8 nhưng ở Trường An đã có rất nhiều người chuẩn bị cỏ thi, chuẩn bị đi chơi thu. Chỉ có điều mưa thu kéo dài làm cho kế hoạch đi chơi có hơi khó khăn.

Lúc này Trường An đã mát mẻ, mùa hè năm nay hơi dài mãi mới đến thời tiết Bạch Lộ, mưa thu kéo dài mới chấm dứt. Nhưng mọi người đã quen với mùa hè nóng bức, nghe nói mùa hè nóng là binh tai chi tướng. Rất nhiều người Trường An tin rằng, mùa thu này sẽ có đại chiến.

Đại chiến như lời của người Trường An đúng là xảy ra ở tuyến tây quận Thiên Thủy, cuộc chiến quân Hán bắc phạt. Vốn dĩ mùa xuân năm nay đã bùng nổ quân Hán bắc phạt lần hai, vì cuộc chiến Kinh Châu ở tuyến đông mà phải gặp trở ngại. Từ khi thế cục tuyến đông dần ổn định, chiến tranh tuyến tây lại lặng lẽ xuất hiện lần nữa.

Quân Hán bắc phạt đã được hơn 2 năm mà vẫn chưa thành công. Người Quan Trung dần dần đã thích ứng với chiến tranh, họ không bị ngạc nhiên nữa, mọi người đều sống cuộc sống bình thường. Cái gọi là chiến tranh cũng chỉ là những lời nói chuyện của kẻ say rượu trong quán.

Trưa hôm nay, người qua lại tây môn thành Trường An bắt đầu như bình thường. Khách từ bắc chí nam hối hả, rất náo nhiệt. Ti lệ Giáo úy Chung Diêu quản lý Trường An đã được mười mấy năm, dần dần đã khôi phục lại phồn vinh sau loạn Hoàng Cân.

Trường An có khoảng gần 30 ngàn người, còn có hơn 10 vạn thương nhân đi buôn, binh lính... từ khắp nơi đổ về khiến cho một tòa đô thành cổ xưa từng từng nhiều lần bị chiến tranh giày xéo đã bừng lên sức sống.

Có lẽ vì chiến tranh xảy ra ở quận Thiên Thủy cách Quan Trung khá xa vì thế mà Quan Trung cũng không đề phòng cẩn mật, thậm chí là khá buông lỏng. Đứng trước cửa thành không thấy binh lính, chỉ thấy có mấy lão tốt đang ngồi ngủ gật bên thành mặc cho người ngựa đi nườm nượp ra khỏi thành.

Lúc này có một đội thương nhân vận chuyển một lượng lớn hàng hóa bằng lạc đà vào thành Trường An. Đây là thương nhân từ Tây Vực xa xôi đến, bọn họ mang theo hương liệu Tây Vực, vải vóc, bảo thạch, vải Hồ và đồ bằngbạc, bọn họ muốn vận chuyển tơ lụa của Trung Nguyên về phía tây. Đế chế La Mã ở phương tây có thể đổi tơ lụa lấy vàng, các thương nhân Túc Lặc buôn bán bắt đầu từ thời kì Đông Hán, không quản ngàn dặm xa xôi đến Trung Nguyên mua tơ lụa.

Đội thương nhân này có 500-600 con lạc đà và hơn 100 thương nhân. Phần lớn bọn họ đều có mũi cao mắt sâu, người mang đậm nét phong sương của Tây Vực. Bọn họ dỡ hàng ở kho cách cửa thành khoảng 1 dặm, sau đó lạc đà phải dắt ra ngoài thành gửi nuôi, người thì ở lại trong thành.

Dẫn đầu đoàn thương nhân là một ông già khoảng 60 tuổi, trên mặt đầy nếp nhăn nhưng nụ cười lại rất lương thiện. Ông ta tên là Aba Đức, đã đi trên con đường tơ lụa 40 năm rồi, trải qua bao khó khăn, ông ta có thế nói tiếng Hán rất lưu loát cũng rất am hiểu cách đối nhân xử thế của người Trung Nguyên.

Ông ta đi đến trước một thương nhân trẻ tuổi cung kính thi lễ:

- Mã công tử tôn quý, theo thỏa thuận, chúng ta phải chia tay rồi!

Vị Mã công tử này có thân hình cao lớn, đầu đội mũ nhọn mái rộng của người Túc Đặc, để chòm râu ngắn, mặt mũi sáng sủa, ánh mắt rất sáng. Y còn dẫn theo mấy tùy tùng khôi ngô, họ không phải là người Túc Đặc mà phần lớn là thương nhân người Hán trà trộn vào.

Mã công tử này chính là Mã Đại, Giáo úy của quân Hán. Lúc trước, y phụng lệnh Lưu Cảnh liên hệ với Vương Khương Nam Cung Tác, hy vọng ông ta có thế phát động chiến tranh với người Đê, do đó khiến kỵ binh người Đê rời khỏi quân Tào. Nhưng sau khi Tào Tháo bình định được Mã Siêu, đội quân tiên phong lại đi thẳng về Hà Hoàng và Lương Châu, Đê Vương Dương Thiên Vạn và Khương Vương Nam Cung Tác lo ngại cái oai của Tào Tháo nên đều mang con trai đến Trường An làm con tin.

Cho dù Nam Cung Tác có lòng muốn giúp Lưu Cảnh, tấn công người Đê, làm suy yếu sự ủng hộ của kỵ binh người Đê đối với quân Tào, nhưng vì con trai độc nhất của ông ta đang phải ở Trương An làm con tin, cho nên thái độ của ông ta vẫn mập mờ, muốn bán ngựa cho Lưu Cảnh nhưng lại trậm trễ không chịu đồng ý tấn công người Đê, sợ chọc giận đến quân Tào.

Cho nên, nếu muốn khiến người Khương tấn công người Đê thì nhất định phải giải quyết nỗi buồn phiền của Nam Cung Tác, cứu con trai của ông ta đang làm con tin ở Trường An ra thì sẽ giải quyết được điểm mấu chốt để người Khương xuất binh.

Mã Đại từ Trương Dịch đến đây, cải trang thành thương nhân Đông Tiến, lợi dụng mấy tháng ngừng chiến, phòng bị lơi lỏng thuận lợi qua được quận Thiên Thủy đang bị quân Tào khống chế, đi theo đội thương nhân này vào thành Trường An.

Mã Đại cười thi lễ nói:

- Đa tạ Aba Đức, sau này chúng ta sẽ có ngày gặp lại.

- Sau này gặp lại!

Mọi người chia tay với Mã Đại, Mã Đại dẫn theo mấy tên tùy dùngỉời khỏi đội thương nhân đi về phía đông. Không lâu sau đã đến phố Nam An của Trường An tìm một lữ xá không lớn lắm ở cuối phố. Lữ xá này không nổi bật, nhìn bên ngoài rất bình thường không phải là nơi thu hút, có thể nhìn ra họ rất xem nhẹ chuyện kinh doanh.

Nhưng trước khi Mã Đại đến Trường An đã biết lữ xá coi nhẹ việc kinh doanh này không ngờ lại chính là điểm tình báo mà quân Hán thiết lập ở Trường An. Lần này cần nghĩ cách cứu Nam Cung Bá Ngọc con trai của Nam Cung Tác ra, cho nên lữ xá này có tác dụng rất lớn.

Vào lữ xá, có một tiểu nhị uể oải ra đón:

- Mấy này nay tiểu điếm phải dọn dẹp, không đón khách, xin mấy vị đi nơi khác cho!

Mã Đại lấy lệnh bài ra, tiểu nhịn nhìn qua sắc mặt lập tức thay đổi. Gã bước nhanh đến cửa lớn, nhìn ra bên ngoài một chút rồi lập tức đóng cửa lại nói với Mã Đại:

- Mời đi theo tôi!

Gã để cho đám tùy tùng nghỉ ngơi ở gian ngoài rồi dẫn Mã Đại đi vào trong sân, đến một gian phòng gõ cửa:

- Chưởng quầy, bọn họ đến rồi!

- Mời vào!

Trong phòng vọng ra một tiếng nói ấm áp, nghe thì tuổi của người này cũng không lớn lắm.

Mã Đại đẩy cửa đi vào, trong phòng sạch sẽ có một gã văn sĩ khoảng 30 tuổi đang ngồi, dáng người cao gầy, lông mày thanh thoát. Y tiến lên cười chắp tay thi lễ nói:

- Chào đón Mã tướng quân đã đến!

- Ngươi biết ta?

Mã Đại ngạc nhiên nói.

Tên văn sĩ kia gật đầu:

- Lúc trước ta đã nhận được thư nhanh của Pháp quân sư, biết Mã tướng quân sắp tới.

Y vừa cười vừa tự giới thiệu:

- Tại hạ họ Chu, tên Trí, người Trường An, vốn là thư tá của Phủ tướng quân, hai năm trước phụng mệnh đến Trường An lập điểm tình báo này.

- Hóa ra là Chu tiên sinh, thất lễ rồi!

Mã Đại thi lễ, hai người ngồi xuống, lúc này Mã Đại mới thầm hiểu. Chu Trí này biết mình tới chắc chắn cũng biết nhiệm vụ của mình, y liền dò hỏi:

- Chu tiên sinh biết nhiệm vụ lần này ta đến chứ?

Chu Trí gật đầu:

- Trong thư Pháp quân sư đã dặn dò, trước đó ta đã đi nghe ngóng nhưng đêm nay mới có tin. Mời Mã tướng quân nghỉ ngơi trước đã, tối nay chúng ta lại bàn.

Mã Đại từ Trương Dịch đến đây, đi đường cũng đã mệt mỏi liền gật đầu cười nói:

- Vậy phiền tiên sinh rồi!

Đêm đến, một tên tiểu nhị cầm đèn ồng dẫn Mã Đại đến căn phòng ban ngày đã tới, ngoài Chu Trí ra, còn có thêm 1 người nữa, đó là một người đàn ông trung niên khoảng 40 tuổi có vẻ hơi béo. Ông ta cung kính gật gật đầu với Mã Đại, vẻ mặt tươi cười.

Mã Đại ngồi xuống, lúc này Chu Trí mới cười giới thiệu với y:

- Vị này là Khâu quản sự, là đại chưởng quầy của quán rượu Vọng Nguyệt Lâu lớn nhất ở Trường An. Vọng Nguyệt Lâu là sản nghiệm của Kinh Châu Đào gia, Mã tướng quân biết chứ?

Lúc này Mã Đại mới bừng tỉnh ngộ, Chu Trí mở một lữ xá kinh doanh nhỏ, thuộc hạ chưa đến 3 người. Mã Đại còn đang khó hiểu như vậy thì họ hoạt động tình báo thế nào đây? Hóa ra là bọn họ lợi dụng việc kinh doanh của Đào gia ở Trường An.

Chu Trí hiểu được suy nghĩ của y liền cười bổ sung nói:

- Không chỉ có Đào gia, mấy cửa hàng lớn của quận Hán Trung cũng có hợp tác với chúng ta. Chúng ta phải hành sự cẩn thận như vậy mới bí mật.

Mã Đại gật gật đầu:

- Ta hiểu rồi.

Lúc này, Khâu quản sự cười nói:

- Về con trai của Khương Vương Nam Cung Tác, ta đã đi thăm dò rồi, cậu ta ở trong quận Nha, có người chăm sóc riêng, thực tế là theo dõi, rất ít khi được ra ngoài.

- Người này bao nhiêu tuổi rồi?

Mã Đại hỏi.

- Khoảng 9 tuổi, tên là Bá Ngọc, Chung Diêu đối xử với cậu ta không tệ. Còn cử một nho sinh chuyên dạy cho cậu ta đọc sách viết chữ. Ngoài ra, cậu ta còn có 1 tùy tùng họ Khương, con trai của gã cùng học với Bá Ngọc, tuổi của hai đứa trẻ này xấp xỉ nhau.

Khâu quản sự giới thiệu Mã Đại cũng đã hiểu phần nào, như vậy chắc là không sai rồi, chính là người này.

Mã Đại trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Nhưng có cách nào tiếp xúc với đứa trẻ này không?

Chu Trí ở bên cạnh cười hỏi:

- Có thể bắt đầu từ vị nho sinh dạy bọn trẻ học không?

- Không được!

Khâu quản sự lắc đầu phủ định:

- Vị nho sinh kia là một quan học bác sĩ của Trường An, ông ta và Chung Diêu là bạn thân sẽ không giúp chúng ta đâu. Nhưng có thể bắt đầu từ tay tùy tùng họ Khương, ta có cách để y đến quán rượu của chúng ta.

Mã Đại suy nghĩ một chút rồi hỏi:

- Người tùy tùng này tên là gì? Là người thế nào?

Khâu quản sự cười nói:

- Y là tộc nhân của đệ nhất vọng tộc Khương thị Thiên Thủy. Thiên Thủy Khương thị thực tế là người Khương đã được Hán hóa, người này tên là Khương Quýnh.

- Hóa ra là y.

Mã Đại ngạc nhiên nói.

Khâu quản sự và Chu Trí nhìn nhau, hai người cùng hỏi:

- Mã tướng quân quen người này?

Mã Đại gật đầu:

- Người này vốn dĩ là phụ tá của Thái thú Vi Khang, Vi Khang chết trong cuộc tranh đoạt huyện Ký với huynh trưởng tôi. Tên Khương Quýnh này chạy trốn được, không ngờ lại là tùy tùng của Nam Cung Bá Ngọc, chỉ e chuyện này không dễ làm rồi.

Mã Đại rất lo lắng, Khương Quýnh là phụ tá tâm phúc của Vi Khang, mà huynh trưởng mình lại giết chết Vi Khang thì tên Khương Quýnh này sẽ đồng ý giúp mình sao?

Chu Trí ở bên cạnh cười nói:

- Trước khác giờ khác, bây giờ Mã tướng quân là đại diện cho Châu mục, lại muốn cứu người quay về Lương Châu. Ta nghĩ chắc chắc Khương Quýnh sẽ hiểu, hơn nữa con trai của người này cũng nổi tiếng là thần đồng, tên là Khương Duy, có khả năng thiên phú về đọc sách, học võ, thông minh hơn người. Đương nhiên là y cũng không muốn con trai mình mãi mãi không thể nổi danh.


/708

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status