Bình Thiên Hạ

Chương 30 - Chương 30

/184


Edit: Bánh Bao

Beta: phuongvutyty​

Gió vẫn còn gào thét, Phi Yến đang chìm đắm suy tư, bên tai bỗng vang lên một câu hỏi thoáng như đã từng được nghe: Ngựa có chút cuồng, phải chăng nàng đã mệt mỏi?

Đắm chìm trong dĩ vãng, nhất thời buông lỏng tâm tình, Phi Yến theo quán tính lỡ miệng: Phiền đại ca tận hứng, ta vẫn tốt.....

Lời vừa nói ra, thân hình Phi Yến chấn động, ý thức được mình lỡ miệng. Cánh tay phía sau siết chặt căng thẳng, Kiêu vương thu dây cương lại, ghìm ngựa ở một chỗ trên sườn núi.

Thị vệ cách phía sau rất xa, cũng thức thời không tới gần lúc này.

Phi Yến cảm thấy lòng bàn tay có mồ hôi lạnh. Hoắc Tôn Đình tuy rằng cùng nàng quen biết sau này, chưa từng thấy lộ bộ mặt thô bạo bao giờ, nhưng vừa rồi mới phạt con hát thì nàng đã nhìn ra, Kiêu Vương chưa bao giờ keo kiệt việc dùng thủ đoạn mạnh bạo. Bất kỳ một nam nhân nào cũng không thể bao dung cho việc thiếp thất của mình mơ tưởng đến người khác không phải mình, huống chi còn người đó còn là kẻ thù với nước Tề, còn là thủ lĩnh của đám đạo tặc....

Nàng lại nghĩ đến việc của nhà bá thúc phải gánh chịu tội vì cái lỡ miệng của mình, liền biết nếu mình mở miệng tiếp thì Kiêu vương sẽ càng gây khó dễ.

Kiêu vương đem ngựa trụ lại, hít một hơi sâu, sau đó hỏi: Ngươi từng với đại ca cưỡi ngựa cùng nhau?

Phi Yến hạ giọng: Bảy tuổi từng theo phụ thân học cưỡi ngựa, chẳng qua khi đó còn nhỏ, tuổi vừa giống An Khánh công chúa, lúc cưỡi ngựa cảm thấy rất mệt, không yêu thích lắm......

Huynh trưởng này từng chiếu cố ái phi của bổn vương, có phải ở núi Bạch Lộ xưng là Phàn Cảnh vương?

Trong lòng Phi Yến biết hắn đã sớm hoài nghi mình cùng thuộc hạ của phụ thân ở núi Bạch Lộ có liên lạc với nhau.

Hôm nay tự nhiên buột miệng nói ra, lại là cái tên không nên nói, nếu cố ý nói lạc đi, lại càng không hay, liền đàng hoàng nói: Khi đó Phàn Cảnh có 15 tuổi, là lính liên lạc ở dưới trướng phụ thân, cũng thường xuyên mang ta ra ngoài chơi......

Kiêu vương tung mình xuống ngựa, thân thủ đem Phi Yến bế xuống. Lúc này Phi Yến mới nhìn rõ sắc mặt hắn, hơi có chút tối tăm nhưng không tính là âm trầm, nàng hoàn toàn không đoán ra hắn đang nghĩ gì.

Uất Trì tiểu thư nhớ nhung người từng bên cạnh, cũng là thường tình, nhưng mà Phàn đại ca của nàng giờ là thủ lĩnh của bọn sơn tặc, có khi hắn đang cưỡi ngựa ôm kiều thê trong tay, chắc gì đã nhớ tới thời gian hầu hạ tiểu thư?

Mắt phượng của Phi Yên rũ xuống, cười vô vị: Đó chỉ là lúc còn trẻ con không biết gì, có nhớ hay không thì có sao?

Kiêu vương nửa cúi đầu, nhìn rõ vào ánh mắt né tránh của nàng, dù chỉ trong chốc lát ánh mắt nàng đều lộ ra vẻ bi thương, hắn không nhịn được nhíu mày, đưa tay sờ khuôn mặt trắng bệch của nàng, sau đó lại khẽ thở dài, hỏi : Có muốn ăn hạt dẻ nướng không?

Phi Yến bị hắn chuyển đề tài thì ngạc nhiên, nhất thời không hiểu ý của Kiêu vương.

Chữ không hiểu hiện lên khuôn mặt nhỏ nhắn: Hại dẻ nướng ...... Đây là hình thức mà người nào đó đang bực mình tra hỏi sao?

Bất quá thấy Kiêu vương đi tới bên cạnh ngựa, dưới tàng cây hạt dẻ mà rung như nhím con tìm hạt dẻ, nàng mới hiểu ra là Kiêu vương không nói đùa.

Vào hạ, hạt dẻ đang lớn nên rất to, Kiêu vương dùng chủy thủ đào một hố nông trên mặt đất, nhặt mấy cục đá rồi xếp thành một bếp nhỏ, thị vệ nhặt củi khô, đem tách lớp vỏ ngoài của hạt dẻ ra, đặt ở trên lò đá. Lại lấy một phiến lá đặt che trên bếp, thị vệ đặt cây mía đường trên lá, lăn qua lăn lại trước, rồi cho thẳng vào lò.

Hạt dẻ bị bao bởi đá xung quanh được hun nóng thật đều, đường mía hòa tan bao lên hạt dẻ, tạo thành một lớp mật trong suốt, mà mía đường cũng trong vắt, chầm chậm thấm vào trong hạt dẻ. Chờ lửa tắt, đem hạt dẻ ra ngoài thì thấy hạt nào cũng bóng loáng màu đường, còn có một vị ngọt đặc trưng thật khác biệt.

Khi Bổn vương còn bé, Phụ vương là thủ lĩnh Tân Dã, triều đình cắt xén lương bổng của binh lính nơi biên cương, trong nhà luôn luôn không có thức ăn, bếp núc trống không, lúc đó thường xuyên phải nhờ gia đình bên cậu họ giúp đỡ về mặt lương thực, mặc dù cậu rất rộng rãi, nhưng cũng không nên nhờ vả nhiều, cho nên phải dẫn các tướng sĩ đi quanh Tân Dã, đến núi sâu rừng thẳm tìm các món thôn quê về làm một bữa cơm ngon. Lúc Bổn vương còn bé, luôn theo Phụ vương lên núi, thường xuyên lấy hạt dẻ nướng ăn. Hôm nay cũng coi như không dư thừa tài nghệ này...

Nói xong liền đem một hạt vừa nướng bóc lớp ngoài đi, đưa tới miệng Phi Yến.

Phi Yến đành mở miệng, mặc cho Kiêu vương dùng ngón tay thon dài xen lẫn vị ngọt đưa vào miệng...... Vốn nghĩ hắn sẽ như một con mãng xà độc muốn nuốt trọn con ếch hay truy đuổi đến cùng, lại chưa từng nghĩ sẽ không hỏi tiếp, ngược lại lại bừng bừng khí thể kể về chuyện ngày xưa, làm món thôn quê như thế nào, đúng là làm cho tâm người khác bất an mà.

Đúng lúc này, An Khánh công chúa ngửi được mùi thơm cũng phi ngựa chạy tới đây, hưng phấn mà cười toe toét nói to: Nhị ca nướng hạt dẻ, sao chẳng gọi muội! Đúng là ăn mảnh mà!

Một bên được vú mẹ dìu xuống ngựa, nhanh chóng ngồi vào chỗ, bắt đầu cúi đầu ăn, vừa ăn vừa nhỏ giọng hỏi : Tẩu tử, tẩu vừa làm chuyện gì sai nên bị nhị ca mắng à?

Phi Yến nhìn miệng nhỏ đầy đường của nàng, hơi có chút ngạc nhiên.

An khánh công chúa nói tiếp: Mỗi lần đến phủ nhị ca làm sai chuyện gì, nhị ca sẽ mắng bổn cung, rồi sau đó lại gọi đầu bếp nướng hạt dẻ rồi cùng ta ăn!

Uất Trì Phi Yến nghe vậy, có chút dở khóc dở cười, đưa mắt lên nhìn, vừa lúc cùng Kiêu vương bốn mắt nhìn nhau, liền cúi đầu, đem một viên hạt dẻ ngọt ngào vào trong miệng.

Còn chưa ra ngoài đủ một khắc, trong cung đã truyền ý chỉ của hoàng hậu: Có chỉ, mời Kiêu vương lập tức vào cung.

Kiêu vương cũng biết là do Nhạc Bình công chúa xảo quyệt tố cáo, liền hỏi: Con hát kia thế nào rồi?

Người kia lắp bắp nói : Chỉ đánh 30 trượng, trong cung liền có người của hoàng hậu, là.... thái giám Vương Qúy dẫn đi rồi....

Kiêu vương cũng không hề có ý gì nên gật gật đầu, chỗ cưỡi ngựa này cách hoàng cung cũng không tính là xa, mẫu hậu của hắn lúc này hẳn là đang thưởng thức con hát kia.

Kiêu Vương sai người đưa Phi Yến về phủ. Hắn cùng An Khánh vào cung.

Phi Yến ngồi trên xe, trong lòng vẫn suy nghĩ về con hát kia, nàng vẫn thấy cảm giác quen quen.

Mãi lâu không ra kết quả, trong lòng phiền muộn, định buông lỏng tâm sự kéo tấm màn xe lên nhìn ra bên ngoài, ánh mắt đảo qua nhìn một chút.

Lúc này xe đang chạy qua một con phố náo nhiệt, hai bên đầy cửa hiệu, thư phòng thư họa, hàng quán, ngọc thô bán ngoài vỉa hè, còn các các loại đồ ăn, cái gì cũng có.

Gặp một cửa hiệu ngoài mặt phố, hai mươi mấy người có một vóc dáng to đang ở ngoài, một nam tử mặc đồ trắng đang kéo một đứa trẻ ăn mày, giơ tay muốn đánh. Bên cạnh có người khuyên nhủ : Trương sư phó, đứa trẻ này trộm đồ của ngươi đúng là không đúng, nhưng mà nhìn nó quá gầy yếu, nếu ngươi ra tay, làm hắn bị thương cũng rất phiền toái.....

Năm năm trước, nàng đi theo Phàn Cảnh tới núi Bạch Lộ, ở trên trấn thấy một màn tương tự. Một người vì thường xuyên trộm đồ mà bị mười mấy người hành hung. Người ăn xin này dù gầy yếu, cũng rất hoạt bát, mười mấy nam nhân cao to đuổi đánh cũng tránh né được, cả đám bắt hắn cũng không nổi.

Phàn Cảnh nổi lên lòng yêu tài, cho chút tiền, hỏi rõ thì hắn nói không biết cha mẹ là ai, trời sinh đất dưỡng, cứ thế hắn sống được. Sau vì tính lanh lợi thông minh, tuyển làm thư đồng thân cận mình, lấy tên là Lưu Tiết, hi vọng hắn có thể để lưu lại khí phách nam nhân này.

Hai năm sau, Phàn Cảnh tỉ mỉ lựa chọn một nhóm người, phái đến Đại Giang bên Nam Bắc, Lưu Tiết cũng bị phái ra ngoài, từ đó về sau, nàng không thấy hắn nữa. Cũng không nghĩ sẽ gặp lại, ở trong sân khấu hí kịch ở hoàng cung, quả nhiên là nhân sinh như mộng.

Lúc này Lưu Tiết tên là Liễu Nghêch Sinh, cũng không biết có phải vóc dáng như vậy không, lại thêm ở đoàn kịch hát hình tượng khác biệt, khí chất vóc người tướng mạo đều là trời sinh biến hóa, hắn là khi thấy bên mắt hắn có một nốt ruồi ngay cạnh thấy khá quen mà không nhớ nổi ai.

Trong lúc nhất thời, sau khi công chúa tập kích ngoài rạp hát cũng đủ hiểu đã rơi vào cái bẫy đặt sắn, tựa như có chút đáp án. Phi Yến nghĩ tới đây, cảm thấy bên huyệt thái dương có chút đau, nóng lòng muốn thoát ra khỏi quá khứ, vì sao cứ như hình với bóng vậy?

Phàn Cảnh đưa tay kéo dài như thế, quả nhiên là không làm cho long trời lở đất, tuyệt đối không bỏ qua sao?

Phi Yến trở về Uất Trì phủ, đi vào đại sảnh, Uất Trì Thụy cùng con gái đang bừng bừng khí thế nhìn vào hộp to hộp nhỏ. Kính Nhu giương mắt lên nhìn đại tỷ vào đại sảnh, đi vài bước đến trước mặt Phi Yến, vui vẻ nói : Tỷ tỷ, bà ngoại tỷ gửi một ít đồ này, muội cùng phụ thân và ca ca đã đoán được vật gì rồi đó!

Phi Yến nghe xong ngạc nhiên, trong lòng dâng lên một trận bất an. Uất Trì Thụy nhìn Phi Yến cười nói : Khó khi bà ngoại thương nhớ con như vậy, mau mau tới đây nhìn xem. Hiền ca cùng Kính Nhu rất tò mò là vật gì đấy!

Phi Yến thấy bá phụ cùng Hiền ca, Kính Nhu rất hăng hái, ngăn chặn lòng bất an, mở cái hộp bên trong ra, lấy ra từng món đồ, đều là những vật cũ đã dùng qua. Hiền ca cùng Kính Nhu giống như đang cầm bảo bối thay nhay lấy từng đồ ra, thảo luận xem đây là gì. Uất Trì Thụy cười nhìn cháu gái cùng các con, trong lòng hết sức vui vẻ.

Ba người không chú ý tới gương mặt có phần trắng bệch của Phi Yến. Những vật cũ này là đồ nàng dùng ở núi Bạch Lộ. Bà ngoại đã cắt đứt liên lạc từ lâu không thể nào gửi đồ này được.

Lúc này ánh mặt trời vừa chiếu vào phòng, nhưng Phi Yến chắc chắn sẽ có một trận mưa lớn kéo đến sau này.

/184

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status