Đêm mười ba tháng chạp, một đêm cuối đông!
Tại một nơi nào đó ở trung địa, đêm đang lặng lẽ trôi qua một cách chậm chạp và uể oải nhất. Phải chăng, sau một năm làm việc đằng đẵng, bánh xe thời gian cũng đã đến lúc cần được nghỉ ngơi? Hay chỉ vì tâm tình một ai đó không được bình yên, thế nên ngay cả cảm nhận về thời gian cũng chẳng còn chính xác? Câu trả lời chỉ có lòng người mới biết rõ! Còn đêm nay, cả đất trời dường như cũng đã trở thành lãnh địa của tuyết trắng và mây mù, miên man một mảnh sầu thương.
“Vút vút!”
Một tiếng gió bất chợt vang lên, xua tan đi sự đơn điệu và nhàm chán đang hiện hữu khắp mảnh không gian này. Phải chăng gió cũng biết buồn, nên gió mới phiêu du khắp thế gian? Hay bởi gió vẫn luôn lang thang, nên gió sẽ chẳng bao giờ dừng lại để cảm thán?
Lướt qua mặt hồ đã đóng băng. Lướt qua ngọn giả sơn đã bạc màu vì tháng năm. Lướt qua cả trăm ngàn vệ binh đang làm tròn nhiệm vụ canh gác, cơn gió lạ cuốn theo những vụn tuyết trắng vội vã ùa vào trong một tòa cung điện uy nghi; để rồi gió lại vô tình bỏ mặc tuyết trắng tại nơi đây, nhanh chóng hòa tan bản thân vào trong đất trời bao la vô tận.
“Lụ khụ!”
Cơn gió đến đi quá vội vàng, khiến từng hàng nến thắm trong tòa cung điện cũng phải chập chờn hoang mang. Đâu đó, một tiếng ho gió nặng nề bất chợt vang lên, xen lẫn cùng vài tiếng đánh răng lập cập, tiếng vải vóc cọ xát vào nhau khi thân thể run rẩy vì lạnh giá… Tất cả đã khắc họa nên hình ảnh của một người đang ngồi giữa tòa cung điện trống trải, mệt mỏi khi phải chống đỡ với cơn lạnh cuối đông, và cả những cơn lạnh cuối cuộc đời.
“Hoàng thượng, xin hãy bảo trọng long thể!”
Một giọng nói đầy ý quan tâm đột ngột vọng vào trong cung điện, dịu dàng và êm ái mà thấm sâu vào lòng người. Người đang suy tư bất chợt ngẩng đầu nhìn về phía người vừa lên tiếng, trong ánh mắt lộ rõ vẻ yêu thương:
“Hoàng hậu, nàng chưa nghỉ sao?”
“Hoàng thượng cũng chưa đi nghỉ mà!”
“À, ta vẫn còn mấy việc chưa nghĩ thấu, thế nên không yên tâm nghỉ ngơi được!”
“Hoàng thượng tuổi cũng đã cao rồi, cần gì phải làm khổ bản thân như thế chứ?”
“Có đôi lúc ta cũng muốn mặc kệ những công việc này lắm chứ! Thế nhưng, thân là vua một nước, ta lại chẳng thể làm theo ý mình được.”
“Hoàng thượng, ngài quá cố chấp rồi! Thần thiếp thấy, các vị hoàng tử giờ đây đều đã trưởng thành, đã có thể giúp người san sẻ nỗi lo xã tắc. Hà cớ gì mà ngài lại…”
Hoàng hậu còn đang nói dở chừng thì hoàng đế đã kéo nàng vào lòng, nhẹ nhàng đặt một ngón tay nên môi nàng rồi nói:
“Đêm nay chúng ta đừng nói về chuyện này nữa được không!”
Sau khi hoàng đế dứt lời, cả hai người cùng lặng yên mà thưởng thức phút giây “bình thường” hiếm hoi này. Có lẽ là một thói quen đã có từ lâu, hay có lẽ là do nỗi lòng bất chợt muốn tìm về chút kỷ niệm xưa, nên vị hoàng đế được muôn người kính ngưỡng kia mới đột nhiên đưa tay vuốt ve mái tóc suôn dài của hoàng hậu. Thế rồi, ông nhẹ nhàng ghé vào tai người phụ nữ đã đi cùng mình suốt ba mươi năm qua mà thì thầm:
“Ngọc Lan à, cảm ơn nàng!”
Lời thì thầm ấy chẳng khác nào một câu thần chú, khiến cho hoàng hậu vừa nghe được liền mỉm cười một cách rất dịu dàng. Và có lẽ bởi cõi lòng đã được xoa dịu, hay bởi vòng tay của người đàn ông tóc đã lốm đốm bạc kia quá ấm áp, nên chẳng biết từ lúc nào mà hoàng hậu đã thiếp đi, trên gương mặt vẫn còn đọng lại một nét bình yên.
Đúng lúc này, từ phía sau lưng vị hoàng đế ấy chợt xuất hiện một bóng đen, thế nhưng nét mặt ông vẫn cứ bình thản như thường, tựa như đã sớm đoán trước được mọi việc:
“Kế hoạch của các ngươi đã thất bại rồi sao?”
“Hệ thống tình báo của ngài cũng nhanh thật đấy, việc mới vừa xảy ra mà ngài đã có tin tức rồi! Thế nhưng, tôi vẫn muốn đính chính lại rằng: chúng tôi còn chưa thất bại! Sau sự kiện lần này, triều đình Đại Việt ít nhất sẽ phải điều chỉnh hai mươi vị trí. Những điều chỉnh này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau, và có lẽ sẽ phải diễn ra trong một khoảng thời gian khá lâu đấy.”
“Lâu nhưng không nguy! Chút sóng gió mà các ngươi tạo ra vẫn chưa đủ để đẩy Đại Việt vào tình thế nguy hiểm, còn cơ hội mà ngươi đã nói đến thì vẫn quá nhỏ bé, không đủ để cho hành động của chúng ta thành công!”
“Ha ha, xem ra ngài đã quá coi thường ma tộc chúng tôi rồi. Ngài thử nghĩ xem, nếu như tin tức ma tộc xuất hiện mà đến tai dân thường thì họ sẽ có phản ứng như thế nào? Đến lúc đó chỉ cần chúng ta tạo ra một chút sự kiện nho nhỏ là đã đủ để cho tình thế trong nước Đại Việt trở nên rối ren rồi! Cơ hội như vậy, chẳng nhẽ vẫn chưa đủ hay sao?”
Vừa nghe được những lời ấy, vị hoàng đế không khỏi trầm ngâm suy tư một phen. Nhưng cũng chẳng mất bao lâu thì ông đã đưa ra được quyết định của mình, trong ánh mắt già nua bất chợt lại hiện lên vẻ hào hùng hiếm thấy:
“Được, nếu các ngươi thật có thể làm được như đã nói thì ta sẽ hành động!”
“Ha ha ha, quyết định của ngài quả là rất sáng suốt!”
Tiếng cười vừa dứt, cái bóng cũng đã tan biến hoàn toàn. Trong tòa cung điện rộng lớn và trống trải chỉ còn lại một tiếng thở dài, và một đôi vợ chồng già đã cùng nhau đi qua bao tháng năm.
*******************************************
Trong khi nơi Trung địa đã chìm vào bóng đêm thì sắc trời tại kinh đô Đông Long của Đại Việt vẫn còn chưa tối hẳn. Chút ánh sáng le lói cuối ngày tuy đã mờ nhạt nhưng vẫn đủ để đem đến cho lòng người một chút bình an, nhất là sau khi họ đã vật lộn với bóng tối và hiểm nguy suốt cả một ngày dài.
Dọc theo những dãy phố đã tan hoang đổ nát, dọc theo những con đường gạch đá ngổn ngang, người ta có thể dễ dàng bắt gặp từng tốp lính tráng và dân thường đang chung tay dọn dẹp tàn tích của chiến tranh, tu bổ và xây dựng nên một tương lai tràn đầy lạc quan và hy vọng. Chiến tranh đã qua đi, nhưng nỗi đau vẫn còn lại! Vậy thì vì cớ gì mà những con người ấy vẫn có thể lạc quan đến thế? Phải chăng vì nỗi đau còn chưa đủ? Hay bởi vì bọn họ vốn đã chai lỳ với nỗi đau?
Không!
Tất cả những phán đoán ấy đều sai!
Những con người ấy còn có thể giữ vững niềm tin vào cuộc sống là vì họ biết rằng: họ vẫn còn có ngày mai!
Đã một lần trải qua cảnh lầm than của chiến tranh, và cũng đã hơn một lần phải trải nghiệm thứ cảm giác sinh ly tử biệt, những người dân Đông Long giờ đây lại càng biết trân trọng hơn những gì mình đang có, bao gồm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Và cũng chính vì lẽ ấy nên bọn họ mới càng cố gắng để sống tốt hơn, sống không chỉ vì bản thân mà còn vì cả những người thân đã ra đi trong cuộc chiến vô nghĩa này.
Và trong khi người dân còn đang rộn ràng xây dựng lại cuộc sống của mình, thì tòa hoàng cung vốn sâm nghiêm cũng đã bắt đầu có những sự thay đổi.
Điện Càn Nguyên.
Trên tấm bảng sơn son thếp vàng treo trước cửa điện, từng nét chữ cổ kính vẫn không ngừng tỏa ra một thứ khí thế hùng vĩ và uy nghiêm, tựa như một minh chứng rõ ràng nhất cho lịch sử huy hoàng của dân tộc Đại Việt. Và ngay lúc này đây, những đường nét ấy lại một lần nữa được chứng kiến một sự kiện trọng đại của đất nước này, một sự kiện có lẽ sẽ đánh dấu cho sự bắt đầu của một trang sử vẻ vang nhưng cũng nhuốm đầy đau thương.
Trong đại điện, bầu không khí lúc này lại lặng yên và nghiêm trang đến lạ. Kể từ hoàng đế cho đến bá quan văn võ, và còn cả những sĩ tử đã góp mặt trong trận chiến tại Hoàng Lăng, trên mặt ai cũng lộ rõ vẻ thương tiếc xót xa. Vào một khoảnh khắc này, ngay cả thời gian dường như cũng đã lắng đọng lại, để cho tình cảm của họ đến được với Mạc thái sư, đến được với những binh lính và sĩ tử đã hy sinh trong trận chiến này, và hơn hết là đến được với những người dân vô tội đã bị lũ ma tộc tước đoạt đi quyền cơ bản nhất của con người – quyền được sống.
“Các khanh! Ngày hôm nay chúng ta đã phải chứng kiến quá nhiều sự hy sinh, và cũng đã có rất nhiều người con ưu tú của dân tộc Đại Việt phải nằm xuống. Thân làm hoàng đế cai quản cả xã tắc này, trẫm cũng rất đau lòng!
Thế nhưng, bên cạnh những sự hy sinh ấy, chúng ta cũng đã được chứng kiến biết bao chiến công đầy vinh quang, chứng kiến biết bao người đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ sự bình yên cho tổ quốc này.
Công lao của các khanh, sẽ mãi mãi được lưu vào sử sách của Đại Việt. Và trẫm cũng muốn thay mặt cho tất cả nhân dân Đại Việt trao tặng các khanh niềm vinh quang xứng đáng.”
Lý Hiền Tông vừa dứt lời thì đã có một vị thái giám tiến lên phía trước, nâng cao một tờ thánh chỉ mà đọc:
“Phụng thiên thừa vận, hoàng đế ban chỉ.
Sắc phong Trương Chình làm Uy vệ phó võ úy, ban thưởng ba năm bổng lộc.
Sắc phong Dương Việt làm Định Thắng phó võ úy, ban thưởng ba năm bổng lộc.
…
Truy phong Bùi Khai Minh làm Kiêu vệ vệ úy, cho phép lập miếu thờ tại nguyên quán, miễn giảm thuế cho thân nhân trong ba mươi năm.
…
Truy phong Trần Quang Định làm Vũ vệ vệ úy, cho phép lập miếu thờ tại nguyên quán, miễn giảm thuế cho thân nhân trong ba mươi năm.
Những người vì nước mà phải chịu thương tật suốt đời thì sẽ được hưởng chế độ bổng lộc tòng bát phẩm từ nay cho đến cuối đời.
Khâm thử!”
Thánh chỉ đã ban, tất cả những người được nêu tên đều quỳ xuống bái tạ. Gần sáu trăm cái tên, gần sáu trăm sĩ tử đã không ngại hiểm nguy mà cống hiến cho tổ quốc, rút cuộc cũng đã được đền đáp xứng đáng. Thế nhưng, vào giây phút này, công danh lợi lộc mà bọn họ đã từng cố gắng để đạt được lại chẳng thể đem đến cho bọn họ bao nhiêu niềm vui. Có chăng, trong lòng mỗi người giờ đây đều vương vấn một niềm trống vắng và cô độc khi đã mất đi bằng hữu.
Tại một nơi nào đó ở trung địa, đêm đang lặng lẽ trôi qua một cách chậm chạp và uể oải nhất. Phải chăng, sau một năm làm việc đằng đẵng, bánh xe thời gian cũng đã đến lúc cần được nghỉ ngơi? Hay chỉ vì tâm tình một ai đó không được bình yên, thế nên ngay cả cảm nhận về thời gian cũng chẳng còn chính xác? Câu trả lời chỉ có lòng người mới biết rõ! Còn đêm nay, cả đất trời dường như cũng đã trở thành lãnh địa của tuyết trắng và mây mù, miên man một mảnh sầu thương.
“Vút vút!”
Một tiếng gió bất chợt vang lên, xua tan đi sự đơn điệu và nhàm chán đang hiện hữu khắp mảnh không gian này. Phải chăng gió cũng biết buồn, nên gió mới phiêu du khắp thế gian? Hay bởi gió vẫn luôn lang thang, nên gió sẽ chẳng bao giờ dừng lại để cảm thán?
Lướt qua mặt hồ đã đóng băng. Lướt qua ngọn giả sơn đã bạc màu vì tháng năm. Lướt qua cả trăm ngàn vệ binh đang làm tròn nhiệm vụ canh gác, cơn gió lạ cuốn theo những vụn tuyết trắng vội vã ùa vào trong một tòa cung điện uy nghi; để rồi gió lại vô tình bỏ mặc tuyết trắng tại nơi đây, nhanh chóng hòa tan bản thân vào trong đất trời bao la vô tận.
“Lụ khụ!”
Cơn gió đến đi quá vội vàng, khiến từng hàng nến thắm trong tòa cung điện cũng phải chập chờn hoang mang. Đâu đó, một tiếng ho gió nặng nề bất chợt vang lên, xen lẫn cùng vài tiếng đánh răng lập cập, tiếng vải vóc cọ xát vào nhau khi thân thể run rẩy vì lạnh giá… Tất cả đã khắc họa nên hình ảnh của một người đang ngồi giữa tòa cung điện trống trải, mệt mỏi khi phải chống đỡ với cơn lạnh cuối đông, và cả những cơn lạnh cuối cuộc đời.
“Hoàng thượng, xin hãy bảo trọng long thể!”
Một giọng nói đầy ý quan tâm đột ngột vọng vào trong cung điện, dịu dàng và êm ái mà thấm sâu vào lòng người. Người đang suy tư bất chợt ngẩng đầu nhìn về phía người vừa lên tiếng, trong ánh mắt lộ rõ vẻ yêu thương:
“Hoàng hậu, nàng chưa nghỉ sao?”
“Hoàng thượng cũng chưa đi nghỉ mà!”
“À, ta vẫn còn mấy việc chưa nghĩ thấu, thế nên không yên tâm nghỉ ngơi được!”
“Hoàng thượng tuổi cũng đã cao rồi, cần gì phải làm khổ bản thân như thế chứ?”
“Có đôi lúc ta cũng muốn mặc kệ những công việc này lắm chứ! Thế nhưng, thân là vua một nước, ta lại chẳng thể làm theo ý mình được.”
“Hoàng thượng, ngài quá cố chấp rồi! Thần thiếp thấy, các vị hoàng tử giờ đây đều đã trưởng thành, đã có thể giúp người san sẻ nỗi lo xã tắc. Hà cớ gì mà ngài lại…”
Hoàng hậu còn đang nói dở chừng thì hoàng đế đã kéo nàng vào lòng, nhẹ nhàng đặt một ngón tay nên môi nàng rồi nói:
“Đêm nay chúng ta đừng nói về chuyện này nữa được không!”
Sau khi hoàng đế dứt lời, cả hai người cùng lặng yên mà thưởng thức phút giây “bình thường” hiếm hoi này. Có lẽ là một thói quen đã có từ lâu, hay có lẽ là do nỗi lòng bất chợt muốn tìm về chút kỷ niệm xưa, nên vị hoàng đế được muôn người kính ngưỡng kia mới đột nhiên đưa tay vuốt ve mái tóc suôn dài của hoàng hậu. Thế rồi, ông nhẹ nhàng ghé vào tai người phụ nữ đã đi cùng mình suốt ba mươi năm qua mà thì thầm:
“Ngọc Lan à, cảm ơn nàng!”
Lời thì thầm ấy chẳng khác nào một câu thần chú, khiến cho hoàng hậu vừa nghe được liền mỉm cười một cách rất dịu dàng. Và có lẽ bởi cõi lòng đã được xoa dịu, hay bởi vòng tay của người đàn ông tóc đã lốm đốm bạc kia quá ấm áp, nên chẳng biết từ lúc nào mà hoàng hậu đã thiếp đi, trên gương mặt vẫn còn đọng lại một nét bình yên.
Đúng lúc này, từ phía sau lưng vị hoàng đế ấy chợt xuất hiện một bóng đen, thế nhưng nét mặt ông vẫn cứ bình thản như thường, tựa như đã sớm đoán trước được mọi việc:
“Kế hoạch của các ngươi đã thất bại rồi sao?”
“Hệ thống tình báo của ngài cũng nhanh thật đấy, việc mới vừa xảy ra mà ngài đã có tin tức rồi! Thế nhưng, tôi vẫn muốn đính chính lại rằng: chúng tôi còn chưa thất bại! Sau sự kiện lần này, triều đình Đại Việt ít nhất sẽ phải điều chỉnh hai mươi vị trí. Những điều chỉnh này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau, và có lẽ sẽ phải diễn ra trong một khoảng thời gian khá lâu đấy.”
“Lâu nhưng không nguy! Chút sóng gió mà các ngươi tạo ra vẫn chưa đủ để đẩy Đại Việt vào tình thế nguy hiểm, còn cơ hội mà ngươi đã nói đến thì vẫn quá nhỏ bé, không đủ để cho hành động của chúng ta thành công!”
“Ha ha, xem ra ngài đã quá coi thường ma tộc chúng tôi rồi. Ngài thử nghĩ xem, nếu như tin tức ma tộc xuất hiện mà đến tai dân thường thì họ sẽ có phản ứng như thế nào? Đến lúc đó chỉ cần chúng ta tạo ra một chút sự kiện nho nhỏ là đã đủ để cho tình thế trong nước Đại Việt trở nên rối ren rồi! Cơ hội như vậy, chẳng nhẽ vẫn chưa đủ hay sao?”
Vừa nghe được những lời ấy, vị hoàng đế không khỏi trầm ngâm suy tư một phen. Nhưng cũng chẳng mất bao lâu thì ông đã đưa ra được quyết định của mình, trong ánh mắt già nua bất chợt lại hiện lên vẻ hào hùng hiếm thấy:
“Được, nếu các ngươi thật có thể làm được như đã nói thì ta sẽ hành động!”
“Ha ha ha, quyết định của ngài quả là rất sáng suốt!”
Tiếng cười vừa dứt, cái bóng cũng đã tan biến hoàn toàn. Trong tòa cung điện rộng lớn và trống trải chỉ còn lại một tiếng thở dài, và một đôi vợ chồng già đã cùng nhau đi qua bao tháng năm.
*******************************************
Trong khi nơi Trung địa đã chìm vào bóng đêm thì sắc trời tại kinh đô Đông Long của Đại Việt vẫn còn chưa tối hẳn. Chút ánh sáng le lói cuối ngày tuy đã mờ nhạt nhưng vẫn đủ để đem đến cho lòng người một chút bình an, nhất là sau khi họ đã vật lộn với bóng tối và hiểm nguy suốt cả một ngày dài.
Dọc theo những dãy phố đã tan hoang đổ nát, dọc theo những con đường gạch đá ngổn ngang, người ta có thể dễ dàng bắt gặp từng tốp lính tráng và dân thường đang chung tay dọn dẹp tàn tích của chiến tranh, tu bổ và xây dựng nên một tương lai tràn đầy lạc quan và hy vọng. Chiến tranh đã qua đi, nhưng nỗi đau vẫn còn lại! Vậy thì vì cớ gì mà những con người ấy vẫn có thể lạc quan đến thế? Phải chăng vì nỗi đau còn chưa đủ? Hay bởi vì bọn họ vốn đã chai lỳ với nỗi đau?
Không!
Tất cả những phán đoán ấy đều sai!
Những con người ấy còn có thể giữ vững niềm tin vào cuộc sống là vì họ biết rằng: họ vẫn còn có ngày mai!
Đã một lần trải qua cảnh lầm than của chiến tranh, và cũng đã hơn một lần phải trải nghiệm thứ cảm giác sinh ly tử biệt, những người dân Đông Long giờ đây lại càng biết trân trọng hơn những gì mình đang có, bao gồm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Và cũng chính vì lẽ ấy nên bọn họ mới càng cố gắng để sống tốt hơn, sống không chỉ vì bản thân mà còn vì cả những người thân đã ra đi trong cuộc chiến vô nghĩa này.
Và trong khi người dân còn đang rộn ràng xây dựng lại cuộc sống của mình, thì tòa hoàng cung vốn sâm nghiêm cũng đã bắt đầu có những sự thay đổi.
Điện Càn Nguyên.
Trên tấm bảng sơn son thếp vàng treo trước cửa điện, từng nét chữ cổ kính vẫn không ngừng tỏa ra một thứ khí thế hùng vĩ và uy nghiêm, tựa như một minh chứng rõ ràng nhất cho lịch sử huy hoàng của dân tộc Đại Việt. Và ngay lúc này đây, những đường nét ấy lại một lần nữa được chứng kiến một sự kiện trọng đại của đất nước này, một sự kiện có lẽ sẽ đánh dấu cho sự bắt đầu của một trang sử vẻ vang nhưng cũng nhuốm đầy đau thương.
Trong đại điện, bầu không khí lúc này lại lặng yên và nghiêm trang đến lạ. Kể từ hoàng đế cho đến bá quan văn võ, và còn cả những sĩ tử đã góp mặt trong trận chiến tại Hoàng Lăng, trên mặt ai cũng lộ rõ vẻ thương tiếc xót xa. Vào một khoảnh khắc này, ngay cả thời gian dường như cũng đã lắng đọng lại, để cho tình cảm của họ đến được với Mạc thái sư, đến được với những binh lính và sĩ tử đã hy sinh trong trận chiến này, và hơn hết là đến được với những người dân vô tội đã bị lũ ma tộc tước đoạt đi quyền cơ bản nhất của con người – quyền được sống.
“Các khanh! Ngày hôm nay chúng ta đã phải chứng kiến quá nhiều sự hy sinh, và cũng đã có rất nhiều người con ưu tú của dân tộc Đại Việt phải nằm xuống. Thân làm hoàng đế cai quản cả xã tắc này, trẫm cũng rất đau lòng!
Thế nhưng, bên cạnh những sự hy sinh ấy, chúng ta cũng đã được chứng kiến biết bao chiến công đầy vinh quang, chứng kiến biết bao người đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ sự bình yên cho tổ quốc này.
Công lao của các khanh, sẽ mãi mãi được lưu vào sử sách của Đại Việt. Và trẫm cũng muốn thay mặt cho tất cả nhân dân Đại Việt trao tặng các khanh niềm vinh quang xứng đáng.”
Lý Hiền Tông vừa dứt lời thì đã có một vị thái giám tiến lên phía trước, nâng cao một tờ thánh chỉ mà đọc:
“Phụng thiên thừa vận, hoàng đế ban chỉ.
Sắc phong Trương Chình làm Uy vệ phó võ úy, ban thưởng ba năm bổng lộc.
Sắc phong Dương Việt làm Định Thắng phó võ úy, ban thưởng ba năm bổng lộc.
…
Truy phong Bùi Khai Minh làm Kiêu vệ vệ úy, cho phép lập miếu thờ tại nguyên quán, miễn giảm thuế cho thân nhân trong ba mươi năm.
…
Truy phong Trần Quang Định làm Vũ vệ vệ úy, cho phép lập miếu thờ tại nguyên quán, miễn giảm thuế cho thân nhân trong ba mươi năm.
Những người vì nước mà phải chịu thương tật suốt đời thì sẽ được hưởng chế độ bổng lộc tòng bát phẩm từ nay cho đến cuối đời.
Khâm thử!”
Thánh chỉ đã ban, tất cả những người được nêu tên đều quỳ xuống bái tạ. Gần sáu trăm cái tên, gần sáu trăm sĩ tử đã không ngại hiểm nguy mà cống hiến cho tổ quốc, rút cuộc cũng đã được đền đáp xứng đáng. Thế nhưng, vào giây phút này, công danh lợi lộc mà bọn họ đã từng cố gắng để đạt được lại chẳng thể đem đến cho bọn họ bao nhiêu niềm vui. Có chăng, trong lòng mỗi người giờ đây đều vương vấn một niềm trống vắng và cô độc khi đã mất đi bằng hữu.
/261
|