“Ngày hai mươi tám tết!
Thế là chỉ còn hai ngày nữa là sẽ sang năm mới. Như mọi năm thì có lẽ giờ này ở nhà đang luộc bánh chưng rồi. Năm nay mình không về nhà, không biết đại ca đã chuyển tin cho bố mẹ chưa? Hy vọng là bố mẹ sẽ không lo lắng quá để đến nỗi ăn tết cũng mất vui.
Lại nói đến chuyện bánh chưng, ở cái làng chài ven biển này hóa ra lại hiếm lá dong cơ chứ! Cũng vì thế mà người ở đây chỉ có thể gói bánh chưng bằng một loại rong biển khổ lớn, thành ra bánh chưng nơi này không có màu xanh như bánh chưng ở nhà. Nhưng có lẽ, như đại ca vẫn nói, mỗi vùng đều có đặc trưng riêng. Bánh chưng nơi đây có màu vàng nâu rất riêng biệt, lại thêm cả cái hương vị mằn mặn, chua chua độc đáo của rong biển, tuy lạ miệng nhưng cũng khá ngon đấy chứ!
Mà sắp tết rồi, không ngờ vùng biển này lại vẫn còn bão. Cứ theo kinh nghiệm của các cụ già trong làng chài nói, thì chắc ngày mai hoặc ngày kia bão sẽ về. Mà Bảo Trung đến giờ vẫn còn chưa tỉnh lại, trong nhà hắn giờ cũng chỉ còn có mẹ và em gái. Có lẽ, mình nên ở lại đây giúp họ vượt qua đợt bão này.
Xem ra, cái kế hoạch về nhà kịp trước rằm cũng phải thay đổi rồi! Lần đầu tiên ăn tết xa nhà, nhưng lại phải đối mặt với bão biển, thì ra mình cũng chẳng may mắn lắm. Mà thôi, kệ! Cứ theo như cái cách mà đại ca từng nói thì đây quả thật là một kỷ niệm đáng để ghi nhớ suốt cuộc đời này!
Mà xét ra thì dạo này mình viết nhật ký hơi nhiều! Nhớ ngày trước thấy đại ca làm cái việc này, mình và Văn Thái còn chê hắn là ủy mị như đàn bà, thế mà không ngờ cũng có lúc mình học hắn làm cái loại việc ủy mị này. Nếu mà để cho hai người bọn họ biết được mình cũng viết nhật ký thì chắc là…”
Trang nhật ký chỉ mới viết đến đây thì từ phía ngoài phòng đã vọng lại tiếng gọi:
“Anh Duy ơi!”
Trần Duy vừa nghe thấy có người gọi mình liền vội vội vàng vàng gấp ngay lại cuốn nhật ký, sau đó còn nhanh tay lật một cuốn sách khác ra rồi làm bộ như đang đọc sách rất chăm chú. Không thấy có tiếng đáp lại, người đứng ngoài phòng lại một lần nữa lên tiếng gọi:
“Anh Duy ơi!”
“Loan đấy à, có chuyện gì thế hả em?”
Đáp lại một tiếng, Trần Duy liền đứng dậy đi ra khỏi phòng. Ngoài cửa phòng lúc này đã có một cô gái đứng đợi sẵn. Cô gái này chỉ chừng mười sáu mười bảy tuổi, vóc người nhỏ nhắn chỉ cao đến ngang vai Trần Duy, ấy thế nhưng cô lại chẳng hề có vẻ mảnh mai yếu đuối như những nàng tiểu thư con nhà quyền quý. Trái lại, cô còn tạo cho người ta một ấn tượng khỏe khoắn tràn đầy sức sống của một cô gái vùng biển: nước da ngăm ngăm màu bánh mật; mái tóc dài được búi lại gọn gàng; bộ quần áo giản dị đơn sơ; cặp mắt đen bao la cảm xúc:
“À, các cụ trong làng có chuyện muốn nói với anh đấy. Anh mau đi gặp các cụ xem sao?”
“Ừ được rồi, anh đi luôn đây.”
Vừa nhìn thấy cô gái, Trần Duy bỗng tỏ ra mất tự nhiên hơn hẳn. Cái vẻ láu lỉnh tinh ranh ngày thường cũng chẳng biết đã bị vứt đi đâu mất, lúc này hắn chỉ còn biết ngây ngô mà đáp lời cô gái một cách cứng nhắc. Cô gái thấy cái bộ dáng có phần “ngốc nghếch” của Trần Duy thì không khỏi bật cười, khiến cho hắn phải ngượng ngùng đỏ mặt mà bước đi thật nhanh. Thấy vậy, cô nàng còn gọi với theo, giọng điệu có mấy phần nhí nhảnh vui đùa:
“Này chàng sĩ tử hay đi lạc kia ơi, hôm nay anh đừng có đi lạc nữa nhé, nếu không thì em và mẹ sẽ không chờ cơm anh đâu.”
Nghe thấy mấy lời này, Trần Duy càng ngượng chín cả mặt mà cắm đầu chạy đi thật nhanh, ấy thế mà bên tai lại vẫn cứ vang vọng mãi tiếng cười hi hi ha ha của cô bé tên Loan kia. Thật tình mà nói thì hắn xấu hổ như thế cũng là phải thôi. Ai đời thanh niên mười tám mười chín tuổi đầu, thế mà hôm đầu tiên đến làng chài này hắn lại còn bị lạc đường. Đáng nhẽ ra như người ta đi thẳng đường là về đến nơi, thế mà chẳng biết hắn đi kiểu gì lại lạc ra tận ngoài bãi biển, thậm chí còn ra cả cái cồn cát xa bờ mà đứng ngẩn ngơ một hồi lâu, để rồi đến lúc thủy triều lên thì hắn chẳng biết đường nào mà lần về. Thành ra, ngày hôm ấy dân làng chài lại được một phen hối hả đi tìm vị khách lạc đường là hắn đây, mà cũng từ sau hôm ấy thì hắn gặp ai trong làng chài này cũng được nghe người ta “chỉ đường” một phen, đúng là không để đâu cho hết ngượng!
Thực tế ra thì hắn cũng chỉ bị lạc đường đúng một lần đầu tiên đấy mà thôi, bởi sau ngày hôm đó thì hắn đã dần quen thuộc với nơi đây rồi, dù có “đi lạc” thêm vài lần nữa thì ít ra hắn vẫn biết được phương hướng để mà tìm đường về. Lại nói, nguyên do của việc “đi lạc” này cũng chẳng phải là vì trí nhớ của hắn kém hay là hắn bị mù phương hướng, mà là vì tâm hồn hắn gần đây hơi có xu hướng “hòa cùng thiên nhiên” quá mức. Từ sau cái lần chiến đấu với ma tộc tại núi Trúc Long đến giờ, cái triệu chứng “hòa cùng thiên nhiên” ấy thi thoảng lại “phát tác”, làm cho hắn đã không ít lần ngẩn ngơ mà đi lung tung rồi. Nhưng được cái là, sau mỗi lân “ngẩn ngơ” như vậy thì hắn lại cũng ngộ ra thêm được một số thứ, thực lực bản thân dạo gần đây cũng được tăng lên với tốc độ khó tin. Phải chăng, tình huống của hắn giờ cũng giống như người xưa đã nói: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? Hoặc nói đúng hơn thì phải là: “đi lạc một ngày đàng, học được một sàng khôn”!
Vừa bước đi trên con đường làng phủ đầy cát vàng, vừa lắng nghe tiếng gió biển rì rào hòa cùng tiếng sóng vỗ bờ đều đặn như muôn thưở, Trần Duy rút cục cũng bình ổn được những cảm xúc ngổn ngang trong lòng. Tính từ lúc hắn đến làng chài này đến giờ đã là bốn ngày rồi. Bốn ngày, chẳng ngắn cũng chẳng dài! Bốn ngày, không đủ để hắn nhớ được tất cả mọi thứ, nhưng cũng đã đủ để cho hắn khắc ghi rất nhiều điều.
Hắn chưa thể nhớ hết được cảnh vật nơi đây, cũng chưa nhớ rõ khuôn mặt của từng người trong cái làng chài này. Hắn còn chẳng nhớ nổi cái cách đan lưới đơn giản nhất, cũng không biết cách phân biệt những vùng nước có nhiều cá để mà đánh bắt. Thế nhưng, hắn lại nhớ được, người dân nơi đây rất chất phác hiền hậu. Có phải chăng là vì, dân làng chài quanh năm gắn bó với biển nên tâm hồn họ cũng bao la như biển, chẳng bao giờ bị vướng bận bởi những toan tính mưu lợi, lọc lừa như những người sống tại thành thị xa hoa? Và hình như, cũng vì cái lẽ ấy nên dân làng nơi đây vô cùng đoàn kết, hễ ai có việc gì thì tất cả những người còn lại đều sẽ giúp một tay, bất kể rằng hoàn cảnh của dân làng cũng chẳng lấy gì làm khá giả. Dường như, khi con người ta phải đối mặt với thiên nhiên lớn lao quá, thì họ mới lại càng gắn bó chặt chẽ với nhau, để mà sinh tồn, để mà phát triển, để mà sống – sống cho những hy vọng của một đời người!
Nói thực lòng thì hắn rất thích cái cảm giác yên bình của làng chài này, bởi nó phần nào gợi cho hắn nhớ đến quê hương xa cách. Nhưng đồng thời, hắn cũng càng hâm mộ những con người đã sinh ra tại nơi đây, bởi cuộc sống của họ tuy có nhiều khó khăn vất vả, nhưng tình người lại càng được đề cao, con người ta sống lại càng hồn nhiên, hòa thuận với đất trời.
Vừa đi vừa suy ngẫm, chẳng biết từ lúc nào Trần Duy đã đến trước nhà trưởng làng. Cũng như những căn nhà khác trong làng, nhà của trưởng làng chỉ là một gian nhà tranh đơn sơ quay mặt về phía biển. Theo như lời người dân trong làng nói thì thời tiết vùng biển này vốn dữ dội, nhà ở đây cũng chỉ dựng tạm như vậy để che nắng che mưa mà thôi. Chứ nếu có xây nên nhà cao cửa đẹp thì cũng chẳng chịu được cái thời tiết vùng biển này, bởi chỉ qua vài mùa bão thì nhà có chắc đến mấy rồi cũng sập. Thành ra cứ xây nhà tạm như vậy, vừa đỡ tốn, vừa đỡ nguy hiểm mỗi khi bão về.
Lại nói, nhà ở làng này vốn không cần cửa, thế nên Trần Duy cũng tự nhiên bước vào trong nhà. Sau khi đã chào hỏi tất cả các vị bô lão một lượt, hắn mới hỏi:
“Cháu nghe Loan bảo các cụ có chuyện muốn nói với cháu, không biết là chuyện gì thế ạ?”
“À, đúng là chúng tôi đang có chuyện muốn nói với cậu đây. Cậu Duy này...”
Nói đến đây, trưởng làng đột nhiên ngập ngừng trong thoáng chốc, sau đó mới lại nói tiếp:
“Tôi biết là cậu là bạn tốt của Bảo Trung, trong lúc gia đình nó gặp khó khăn thì cậu lại nhiệt tình giúp đỡ, âu cũng là một việc may mắn cho ba mẹ con nó. Thế nhưng, có một việc này tôi vẫn phải nói thẳng với cậu. Tôi hy vọng cậu có thể rời khỏi ngôi làng này càng sớm càng tốt, không chỉ là vì dân làng, mà còn là vì chính bản thân cậu nữa!”
Nghe trưởng làng nói vậy, Trần Duy không khỏi kinh ngạc đến ngây người. Mãi một lúc lâu sau, hắn mới nói:
“Bác trưởng làng, bác nói vậy là có ý gì? Đang yên đang lành, sao tự dưng bác lại đuổi cháu đi như thế?”
“Thực ra thì cũng không phải là chúng tôi đuổi cậu đi, chẳng qua chúng tôi muốn tốt cho cậu thôi.”
“Các bác có thể nói cho cháu rõ nguyên nhân được hay không? Tại sao cháu lại phải rời khỏi cái làng này hả các bác?”
Nghe Trần Duy hỏi vậy, mấy vị bô lão trong làng chài liền thoáng đưa mắt nhìn nhau, ánh mắt ai cũng lộ vẻ phân vân khó xử. Sau cùng, trưởng làng mới thay mặt mọi người mà nói:
“Thôi được rồi! Nể tình cậu với Bảo Trung là bạn tốt, lại thêm mấy ngày này cậu cũng giúp đỡ ba mẹ con họ nhiều việc, chúng tôi sẽ nói cho cậu biết nguyên do của việc này. Thế nhưng, trước khi nói rõ mọi chuyện với cậu thì tôi hy vọng cậu có thể hứa với chúng tôi rằng sẽ không đem chuyện này nói với bất cứ một ai khác. Cậu có đồng ý với điều kiện này không?”
“Dạ, được. Cháu xin hứa với các bác rằng cháu sẽ không nói chuyện này cho bất cứ một ai khác.”
“Tốt, chúng tôi tin vào lời hứa của cậu. Hy vọng rằng cậu không phụ sự tín nhiệm của chúng tôi.”
Nói rồi, ông trưởng làng lại trầm ngâm trong giây lát như đang nhớ lại chuyện xưa. Sau một hồi lâu, ông mới chầm chậm mà kể:
“Nói đến chuyện này, thì tất phải kể đến một câu chuyện xưa của cái làng này…”
Thế là chỉ còn hai ngày nữa là sẽ sang năm mới. Như mọi năm thì có lẽ giờ này ở nhà đang luộc bánh chưng rồi. Năm nay mình không về nhà, không biết đại ca đã chuyển tin cho bố mẹ chưa? Hy vọng là bố mẹ sẽ không lo lắng quá để đến nỗi ăn tết cũng mất vui.
Lại nói đến chuyện bánh chưng, ở cái làng chài ven biển này hóa ra lại hiếm lá dong cơ chứ! Cũng vì thế mà người ở đây chỉ có thể gói bánh chưng bằng một loại rong biển khổ lớn, thành ra bánh chưng nơi này không có màu xanh như bánh chưng ở nhà. Nhưng có lẽ, như đại ca vẫn nói, mỗi vùng đều có đặc trưng riêng. Bánh chưng nơi đây có màu vàng nâu rất riêng biệt, lại thêm cả cái hương vị mằn mặn, chua chua độc đáo của rong biển, tuy lạ miệng nhưng cũng khá ngon đấy chứ!
Mà sắp tết rồi, không ngờ vùng biển này lại vẫn còn bão. Cứ theo kinh nghiệm của các cụ già trong làng chài nói, thì chắc ngày mai hoặc ngày kia bão sẽ về. Mà Bảo Trung đến giờ vẫn còn chưa tỉnh lại, trong nhà hắn giờ cũng chỉ còn có mẹ và em gái. Có lẽ, mình nên ở lại đây giúp họ vượt qua đợt bão này.
Xem ra, cái kế hoạch về nhà kịp trước rằm cũng phải thay đổi rồi! Lần đầu tiên ăn tết xa nhà, nhưng lại phải đối mặt với bão biển, thì ra mình cũng chẳng may mắn lắm. Mà thôi, kệ! Cứ theo như cái cách mà đại ca từng nói thì đây quả thật là một kỷ niệm đáng để ghi nhớ suốt cuộc đời này!
Mà xét ra thì dạo này mình viết nhật ký hơi nhiều! Nhớ ngày trước thấy đại ca làm cái việc này, mình và Văn Thái còn chê hắn là ủy mị như đàn bà, thế mà không ngờ cũng có lúc mình học hắn làm cái loại việc ủy mị này. Nếu mà để cho hai người bọn họ biết được mình cũng viết nhật ký thì chắc là…”
Trang nhật ký chỉ mới viết đến đây thì từ phía ngoài phòng đã vọng lại tiếng gọi:
“Anh Duy ơi!”
Trần Duy vừa nghe thấy có người gọi mình liền vội vội vàng vàng gấp ngay lại cuốn nhật ký, sau đó còn nhanh tay lật một cuốn sách khác ra rồi làm bộ như đang đọc sách rất chăm chú. Không thấy có tiếng đáp lại, người đứng ngoài phòng lại một lần nữa lên tiếng gọi:
“Anh Duy ơi!”
“Loan đấy à, có chuyện gì thế hả em?”
Đáp lại một tiếng, Trần Duy liền đứng dậy đi ra khỏi phòng. Ngoài cửa phòng lúc này đã có một cô gái đứng đợi sẵn. Cô gái này chỉ chừng mười sáu mười bảy tuổi, vóc người nhỏ nhắn chỉ cao đến ngang vai Trần Duy, ấy thế nhưng cô lại chẳng hề có vẻ mảnh mai yếu đuối như những nàng tiểu thư con nhà quyền quý. Trái lại, cô còn tạo cho người ta một ấn tượng khỏe khoắn tràn đầy sức sống của một cô gái vùng biển: nước da ngăm ngăm màu bánh mật; mái tóc dài được búi lại gọn gàng; bộ quần áo giản dị đơn sơ; cặp mắt đen bao la cảm xúc:
“À, các cụ trong làng có chuyện muốn nói với anh đấy. Anh mau đi gặp các cụ xem sao?”
“Ừ được rồi, anh đi luôn đây.”
Vừa nhìn thấy cô gái, Trần Duy bỗng tỏ ra mất tự nhiên hơn hẳn. Cái vẻ láu lỉnh tinh ranh ngày thường cũng chẳng biết đã bị vứt đi đâu mất, lúc này hắn chỉ còn biết ngây ngô mà đáp lời cô gái một cách cứng nhắc. Cô gái thấy cái bộ dáng có phần “ngốc nghếch” của Trần Duy thì không khỏi bật cười, khiến cho hắn phải ngượng ngùng đỏ mặt mà bước đi thật nhanh. Thấy vậy, cô nàng còn gọi với theo, giọng điệu có mấy phần nhí nhảnh vui đùa:
“Này chàng sĩ tử hay đi lạc kia ơi, hôm nay anh đừng có đi lạc nữa nhé, nếu không thì em và mẹ sẽ không chờ cơm anh đâu.”
Nghe thấy mấy lời này, Trần Duy càng ngượng chín cả mặt mà cắm đầu chạy đi thật nhanh, ấy thế mà bên tai lại vẫn cứ vang vọng mãi tiếng cười hi hi ha ha của cô bé tên Loan kia. Thật tình mà nói thì hắn xấu hổ như thế cũng là phải thôi. Ai đời thanh niên mười tám mười chín tuổi đầu, thế mà hôm đầu tiên đến làng chài này hắn lại còn bị lạc đường. Đáng nhẽ ra như người ta đi thẳng đường là về đến nơi, thế mà chẳng biết hắn đi kiểu gì lại lạc ra tận ngoài bãi biển, thậm chí còn ra cả cái cồn cát xa bờ mà đứng ngẩn ngơ một hồi lâu, để rồi đến lúc thủy triều lên thì hắn chẳng biết đường nào mà lần về. Thành ra, ngày hôm ấy dân làng chài lại được một phen hối hả đi tìm vị khách lạc đường là hắn đây, mà cũng từ sau hôm ấy thì hắn gặp ai trong làng chài này cũng được nghe người ta “chỉ đường” một phen, đúng là không để đâu cho hết ngượng!
Thực tế ra thì hắn cũng chỉ bị lạc đường đúng một lần đầu tiên đấy mà thôi, bởi sau ngày hôm đó thì hắn đã dần quen thuộc với nơi đây rồi, dù có “đi lạc” thêm vài lần nữa thì ít ra hắn vẫn biết được phương hướng để mà tìm đường về. Lại nói, nguyên do của việc “đi lạc” này cũng chẳng phải là vì trí nhớ của hắn kém hay là hắn bị mù phương hướng, mà là vì tâm hồn hắn gần đây hơi có xu hướng “hòa cùng thiên nhiên” quá mức. Từ sau cái lần chiến đấu với ma tộc tại núi Trúc Long đến giờ, cái triệu chứng “hòa cùng thiên nhiên” ấy thi thoảng lại “phát tác”, làm cho hắn đã không ít lần ngẩn ngơ mà đi lung tung rồi. Nhưng được cái là, sau mỗi lân “ngẩn ngơ” như vậy thì hắn lại cũng ngộ ra thêm được một số thứ, thực lực bản thân dạo gần đây cũng được tăng lên với tốc độ khó tin. Phải chăng, tình huống của hắn giờ cũng giống như người xưa đã nói: “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? Hoặc nói đúng hơn thì phải là: “đi lạc một ngày đàng, học được một sàng khôn”!
Vừa bước đi trên con đường làng phủ đầy cát vàng, vừa lắng nghe tiếng gió biển rì rào hòa cùng tiếng sóng vỗ bờ đều đặn như muôn thưở, Trần Duy rút cục cũng bình ổn được những cảm xúc ngổn ngang trong lòng. Tính từ lúc hắn đến làng chài này đến giờ đã là bốn ngày rồi. Bốn ngày, chẳng ngắn cũng chẳng dài! Bốn ngày, không đủ để hắn nhớ được tất cả mọi thứ, nhưng cũng đã đủ để cho hắn khắc ghi rất nhiều điều.
Hắn chưa thể nhớ hết được cảnh vật nơi đây, cũng chưa nhớ rõ khuôn mặt của từng người trong cái làng chài này. Hắn còn chẳng nhớ nổi cái cách đan lưới đơn giản nhất, cũng không biết cách phân biệt những vùng nước có nhiều cá để mà đánh bắt. Thế nhưng, hắn lại nhớ được, người dân nơi đây rất chất phác hiền hậu. Có phải chăng là vì, dân làng chài quanh năm gắn bó với biển nên tâm hồn họ cũng bao la như biển, chẳng bao giờ bị vướng bận bởi những toan tính mưu lợi, lọc lừa như những người sống tại thành thị xa hoa? Và hình như, cũng vì cái lẽ ấy nên dân làng nơi đây vô cùng đoàn kết, hễ ai có việc gì thì tất cả những người còn lại đều sẽ giúp một tay, bất kể rằng hoàn cảnh của dân làng cũng chẳng lấy gì làm khá giả. Dường như, khi con người ta phải đối mặt với thiên nhiên lớn lao quá, thì họ mới lại càng gắn bó chặt chẽ với nhau, để mà sinh tồn, để mà phát triển, để mà sống – sống cho những hy vọng của một đời người!
Nói thực lòng thì hắn rất thích cái cảm giác yên bình của làng chài này, bởi nó phần nào gợi cho hắn nhớ đến quê hương xa cách. Nhưng đồng thời, hắn cũng càng hâm mộ những con người đã sinh ra tại nơi đây, bởi cuộc sống của họ tuy có nhiều khó khăn vất vả, nhưng tình người lại càng được đề cao, con người ta sống lại càng hồn nhiên, hòa thuận với đất trời.
Vừa đi vừa suy ngẫm, chẳng biết từ lúc nào Trần Duy đã đến trước nhà trưởng làng. Cũng như những căn nhà khác trong làng, nhà của trưởng làng chỉ là một gian nhà tranh đơn sơ quay mặt về phía biển. Theo như lời người dân trong làng nói thì thời tiết vùng biển này vốn dữ dội, nhà ở đây cũng chỉ dựng tạm như vậy để che nắng che mưa mà thôi. Chứ nếu có xây nên nhà cao cửa đẹp thì cũng chẳng chịu được cái thời tiết vùng biển này, bởi chỉ qua vài mùa bão thì nhà có chắc đến mấy rồi cũng sập. Thành ra cứ xây nhà tạm như vậy, vừa đỡ tốn, vừa đỡ nguy hiểm mỗi khi bão về.
Lại nói, nhà ở làng này vốn không cần cửa, thế nên Trần Duy cũng tự nhiên bước vào trong nhà. Sau khi đã chào hỏi tất cả các vị bô lão một lượt, hắn mới hỏi:
“Cháu nghe Loan bảo các cụ có chuyện muốn nói với cháu, không biết là chuyện gì thế ạ?”
“À, đúng là chúng tôi đang có chuyện muốn nói với cậu đây. Cậu Duy này...”
Nói đến đây, trưởng làng đột nhiên ngập ngừng trong thoáng chốc, sau đó mới lại nói tiếp:
“Tôi biết là cậu là bạn tốt của Bảo Trung, trong lúc gia đình nó gặp khó khăn thì cậu lại nhiệt tình giúp đỡ, âu cũng là một việc may mắn cho ba mẹ con nó. Thế nhưng, có một việc này tôi vẫn phải nói thẳng với cậu. Tôi hy vọng cậu có thể rời khỏi ngôi làng này càng sớm càng tốt, không chỉ là vì dân làng, mà còn là vì chính bản thân cậu nữa!”
Nghe trưởng làng nói vậy, Trần Duy không khỏi kinh ngạc đến ngây người. Mãi một lúc lâu sau, hắn mới nói:
“Bác trưởng làng, bác nói vậy là có ý gì? Đang yên đang lành, sao tự dưng bác lại đuổi cháu đi như thế?”
“Thực ra thì cũng không phải là chúng tôi đuổi cậu đi, chẳng qua chúng tôi muốn tốt cho cậu thôi.”
“Các bác có thể nói cho cháu rõ nguyên nhân được hay không? Tại sao cháu lại phải rời khỏi cái làng này hả các bác?”
Nghe Trần Duy hỏi vậy, mấy vị bô lão trong làng chài liền thoáng đưa mắt nhìn nhau, ánh mắt ai cũng lộ vẻ phân vân khó xử. Sau cùng, trưởng làng mới thay mặt mọi người mà nói:
“Thôi được rồi! Nể tình cậu với Bảo Trung là bạn tốt, lại thêm mấy ngày này cậu cũng giúp đỡ ba mẹ con họ nhiều việc, chúng tôi sẽ nói cho cậu biết nguyên do của việc này. Thế nhưng, trước khi nói rõ mọi chuyện với cậu thì tôi hy vọng cậu có thể hứa với chúng tôi rằng sẽ không đem chuyện này nói với bất cứ một ai khác. Cậu có đồng ý với điều kiện này không?”
“Dạ, được. Cháu xin hứa với các bác rằng cháu sẽ không nói chuyện này cho bất cứ một ai khác.”
“Tốt, chúng tôi tin vào lời hứa của cậu. Hy vọng rằng cậu không phụ sự tín nhiệm của chúng tôi.”
Nói rồi, ông trưởng làng lại trầm ngâm trong giây lát như đang nhớ lại chuyện xưa. Sau một hồi lâu, ông mới chầm chậm mà kể:
“Nói đến chuyện này, thì tất phải kể đến một câu chuyện xưa của cái làng này…”
/261
|