Lúc Trần Duy về đến nhà Bảo Trung thì trời cũng đã chập choạng tối. Trong nhà lúc này đã lên đèn, mặc dù thứ ánh sáng phát ra từ ngọn đèn đốt bằng mỡ cá chỉ tù mà tù mù, nhưng chẳng biết vì sao mà hắn lại chợt cảm thấy ánh đèn kia rạng rỡ quá! Là bởi vì, giữa một khoảng đất trời bao la mà thăm thẳm này, ánh đèn ấy vẫn tỏa rạng như ngọn hải đăng chỉ đường cho hắn? Hay là vì, bên ngọn đèn lúc này vẫn còn một bóng hình đang ngóng đợi hắn về?
Đột nhiên, Trần Duy nhận ra rằng mình chẳng thể trả lời được câu hỏi trong lòng, và hình như hắn cũng chẳng thể khống chế nổi bản thân mình nữa. Đôi chân dẻo dai đã đi qua hơn nửa chiều dài tổ quốc mà không biết mệt mỏi sao lúc này bỗng trở nên nhẹ bẫng! Những bước chân vững chãi từng băng núi vượt sông, sao giờ đây lại hụt hẫng đến lạ! Hắn muốn đi đến bên nàng, nhưng sao bóng hình nàng lại ngày càng rời xa hắn, xa ngút ngàn.
Và rồi, hắn dừng bước!
Dù cho lòng hắn chỉ muốn được đi đến bên bóng hình kia, được dùng bờ vai rộng để che chắn cho nàng khỏi mọi bão táp cuộc đời, được gắn bó và bầu bạn bên nàng suốt những ngày này, những ngày sau, và mãi mãi; thế nhưng, lý trí lại buộc hắn phải rời khỏi nàng.
Hắn hiểu rõ, nếu như hắn cứ cố chấp ở lại ngôi làng này, thì không chỉ có nàng mà tất cả những con người hiền hậu nơi đây đều sẽ bị hắn hại chết. Và dù hắn có ích kỷ đến mấy, thì hắn cũng chẳng thể nào cho phép mình cướp đi cuộc sống của nhiều người đến vậy. Thế nên, hắn buộc phải rời đi!
Chợt, hắn giật mình.
Hắn giật mình vì chính những suy nghĩ vừa rồi của bản thân, hắn giật mình vì chính hắn cũng không hiểu nổi tại sao mình lại có những suy nghĩ ấy. Rõ ràng, hắn chỉ cần rời khỏi nơi đây một vài hôm chứ đâu phải rời xa mãi mãi. Chờ đến khi biển yên gió lặng, hắn lại quay về đây thăm nàng cũng đâu có sao. Vả lại, hắn và nàng lúc này vẫn còn rất trẻ kia mà. Năm tháng trong cuộc đời mỗi người vẫn còn rộng dài, thế thì sợ gì sau này không có cơ hội để gặp lại nhau nữa. Thế thì vì sao, vì sao hắn lại lo lắng vẩn vơ đến vậy? Là vì hắn sợ rằng mùa xuân chẳng mãi đợi người, hay vì trong lòng hắn còn có một dự cảm không yên nào khác? Hắn không ngừng tìm cho mình những câu trả lời, thế nhưng đâu mới là đáp án mà hắn mong muốn? Hắn, cũng không biết nữa!
Đúng lúc này, ánh đèn dầu leo lét trong gian nhà chợt lung lay vì gió lạnh. Từ phía ngoài khơi xa, những cơn gió cuối cùng của một mùa đông cũ đã lặng lẽ len vào mọi ngõ ngách trong cái làng chài nhỏ bé này, len cả vào từng gian nhà đơn sơ trống trải để mà thấm lên mình người ta làn hơi lạnh thấu thịt thấu da, hòa lẫn cùng chút hơi ẩm buốt giá đến tận xương tủy. Bóng dáng trong căn nhà chợt run lên khe khẽ, đôi tay khỏe khoắn không nhịn được mà phải ôm chặt lấy người, như để giữ lại chút hơi ấm sau cuối của những lớp áo mỏng manh mà nàng đang mặc.
Và không chỉ có nàng, mà ngay chính hắn cũng lạnh. Thế nhưng, cái lạnh ấy chẳng thể khiến hắn cảm thấy buốt giá. Cái lạnh ấy chỉ khiến cho hắn tỉnh táo lại, để cho hắn nhận ra rằng, trời đã tối rồi!
“A, anh Duy. Anh về rồi đấy à, mau vào ăn cơm đi thôi.”
Trần Duy vừa bước vào nhà thì Loan đã nhận ra. Vui vẻ chào hắn một câu, cô liền đứng ngay dậy đi chuẩn bị cơm nước. Luôn tay luôn chân sắp bát đũa và các món ăn ra bàn, cô còn không quên trêu đùa Trần Duy:
“Này anh Duy, hôm nay anh lại đi lạc đến tận đâu mà giờ này mới về thế?”
Nghe thấy lời bông đùa ấy, Trần Duy chợt cảm thấy nhẹ lòng hẳn. Giá hắn lòng hắn chẳng vướng bận bởi vô vàn câu hỏi, thì chỉ cần được nghe giọng nàng mỗi ngày cũng đã đủ để hắn thấy cuộc đời này thật tươi đẹp biết bao. Dẹp những suy nghĩ vẩn vơ của mình sang một bên, hắn chợt mỉm cười mà đáp lại Loan:
“Đâu có, anh rời khỏi nhà trưởng làng là đi về nhà mình ngay đây chứ. Chỉ có điều lúc về đến cửa nhà thì anh lại thấy Loan đang chờ cơm, làm anh tưởng nhầm là mình đi lạc đến nhà người khác rồi. Tại hồi chiều Loan cũng bảo rằng sẽ không chờ cơm anh mà.”
Bất ngờ bị “phản pháo”, Loan không khỏi sững ra hồi lâu. Suốt mấy hôm rồi, chỉ có nàng trêu đùa chàng sĩ tử “ngốc” này, chứ đã có bao giờ hắn nói đùa với nàng như vậy! Mãi một lúc sau, nàng mới chợt bật cười e thẹn, nhẹ giọng đáp lời:
“Thực ra thì… Thực ra em cũng định ăn cơm từ sớm rồi, nhưng tại mẹ em hôm nay về muộn nên mới chờ anh luôn đấy chứ.”
Nào ngờ, nàng vừa dứt lời thì bác gái cũng ra đến ngoài phòng khách, nhìn thấy Trần Duy thì bà niềm nở nói:
“Duy về rồi đấy hả cháu! Ra sau nhà rửa mặt rồi chuẩn bị ăn cơm đi, nay cháu về muộn làm con bé Loan cứ ngồi chờ suốt.”
Nghe vậy, nét đỏ trên mặt Loan lại càng đậm:
“Ơ kìa mẹ, mẹ nói gì vậy?”
“Thế lại còn không phải à? Vừa nãy mẹ bảo dọn cơm thì con chẳng bảo chờ cậu Duy về rồi ăn luôn một thể còn gì?”
“Mẹ!”
Gọi một tiếng như vậy rồi Loan lại chạy ngay xuống bếp dọn cơm, mà bác gái thì cứ nhìn mãi theo rồi mới nói:
“Ơ, cái con bé này hôm nay làm sao thế nhỉ?”
Thế rồi, bà lại quay sang nói với Trần Duy:
“Thôi cứ kệ nó cháu ạ, chắc là nó ngượng thôi ấy mà.”
“Dạ, cháu biết rồi. À, tình hình Bảo Trung thế nào rồi hả bác?”
“Vẫn vậy thôi cháu ạ, chẳng biết đến bao giờ nó mới tỉnh lại nữa!”
“Bác đừng lo lắng quá, cậu ấy chắc chắn sẽ tỉnh lại thôi.”
“Ừ, cảm ơn cháu! Cũng may mà có cháu, nếu không thì…”
“Ấy, bác đừng nói thế. Cũng nhờ có Bảo Trung nên cháu mới còn sống đến bây giờ đấy ạ. Mà cháu thấy Loan dọn cơm xong rồi đấy ạ, bác cháu mình cũng đi ăn cơm đi thôi.”
Bữa cơm tối diễn ra trong bầu không khí ấm cúng của một gia đình. Cũng đã gần một năm nay rồi, Trần Duy mới lại cảm nhận được cái bầu không khí hòa thuận và êm đềm ấy. Con người thường không biết quý trọng những gì mình đang có, và họ chỉ nhận ra giá trị của chúng khi đã đánh mất. Và mặc dù Trần Duy chưa từng đánh mất thứ tình cảm quý giá này, nhưng gần một năm rời xa gia đình cũng đủ khiến cho hắn càng biết trân trọng những bữa cơm gia đình ấm cúng, trân trọng cả những con người hiền hậu và chất phác nơi đây – những con người dù mới chỉ gặp lần đầu nhưng đã cho hắn cảm giác vô cùng thân thiết.
Cũng vì lẽ ấy, nên quyết định rời đi trong lòng hắn lại càng trở nên vững vàng. Chờ khi bữa cơm đã kết thúc, Trần Duy mới thưa với bác gái và Loan:
“Thưa bác, có lẽ sớm mai cháu sẽ rời khỏi nhà mình ạ.”
“Hả, sao cậu đi vội thế? Mai đã là hai chín Tết rồi, cậu có đi nhanh thì e là cũng không kịp về đến nhà trước giao thừa. Hay là cậu ở lại đây cho qua Tết rồi hãy về cũng được?”
“Dạ, lúc trước cháu cũng định ở lại ăn Tết với nhà mình, nhưng nay cháu nhận được tin từ gia đình nên đành phải về sớm hơn dự định ạ. Vả lại, gần đây cũng có một điểm huấn luyện chim bằng, nếu cháu thuê một con rồi cưỡi về nhà thì cũng chỉ mất có hơn một ngày thôi bác ạ. Nếu tính cả thời gian nghỉ ngơi nữa thì chắc đến chiều ba mươi là cháu về đến nhà rồi. Thế nên, bác và Loan không cần phải lo lắng cho cháu đâu ạ.”
“Nếu đã vậy thì tôi cũng không giữ cậu thêm nữa. Thôi, cậu xem đi nghỉ ngơi sớm đi, đặng sáng mai còn kịp đi sớm.”
“Vâng thưa bác. Vậy bác cũng đi nghỉ sớm đi ạ.”
“Ừ, rồi, cậu cứ đi nghỉ trước đi.”
Nói rồi, bác gái liền đứng dậy thu dọn đống bát đĩa trên bàn, Loan ở bên cũng phụ giúp mẹ một tay. Trong phòng khách bỗng chốc trở nên vắng lặng hẳn, chỉ còn mình Trần Duy vẫn đang lặng yên nhìn ra phía ngoài cửa sổ, ngắm nhìn khung cảnh trời đêm trước khi bão về.
Đêm hôm ấy, hắn bỗng cảm thấy trằn trọc đến lạ. Phần vì sự quyến luyến với cái làng chài này, phần lại vì sự lo lắng cho gia đình nhà Bảo Trung khi cơn bão đã sắp đến, lại thêm cả cái tâm tình háo hức khi sắp về nhà - dù đã vơi bớt đi phần nào vì những lo toan nhưng vẫn chẳng thể nào biến mất được, thế nên hắn vẫn cứ thức mãi. Ngoài kia, tiếng gió thổi xào xạc càng lúc càng dày, và hình như, còn có cả những tiếng sấm vội vã. Bão đã về gần lắm rồi.
Cố nhắm mắt hồi lâu mà vẫn không sao ru mình ngủ được, Trần Duy lại lặng lẽ rời khỏi giường. Chợt, hắn phát hiện ra trong nhà vẫn còn người đang thức, là Loan.
“Loan, chưa ngủ hả em?”
“Dạ vâng, đêm nay em thấy hơi khó ngủ. Anh cũng không ngủ được à?”
“Ừ.”
“Có phải là vì anh sắp về nhà rồi nên cảm thấy háo hức đến không ngủ được hay không?”
“Ừ, chắc vậy. Thế em thì sao, sao đã muộn thế này rồi mà vẫn chưa đi ngủ?”
“Em… Em đang nhớ bố mà thôi!”
Nói đến đây, giọng Loan chợt trầm hẳn xuống, như thể trong lòng cô đang vướng nghẹn một nỗi niềm vô cùng nặng nề. Trần Duy yên lặng hồi lâu, rồi hắn bước nhanh đến bên Loan, và ngồi xuống. Loan chẳng hề phản đối, và cũng chẳng đồng ý. Cô cứ để hắn tự nhiên ngồi bên mình, và hắn cũng cứ để cô ngồi yên như vậy. Dù cả hai người không nói một tiếng nào, nhưng dường như, khi ngồi bên nhau như vậy, họ lại cảm giác được lòng mình thoáng nhẹ nhõm hơn. Trong cái thế giới chỉ gồm tiếng gió và tiếng sấm này, hai người cứ bình lặng ngồi bên nhau, mỗi người đều tự theo đuổi những suy nghĩ của riêng mình mà để mặc cho thời gian trôi qua một cách thản nhiên và lặng lẽ. Mãi sau, Trần Duy mới nhẹ giọng hỏi:
“Nếu trong lòng em có vướng mắc thì kể cho anh nghe đi, có lẽ kể ra rồi, em sẽ thấy nhẹ lòng hơn đấy.”
“Có lẽ anh nói đúng. Thật ra thì năm nào cũng vậy, cứ đêm trước ngày bão về là em lại cảm thấy khó ngủ. Em vẫn còn nhớ, cái hồi mà em còn rất bé, cũng vào một ngày bão sắp về như thế này, bố em đã ra khơi một mình và dặn mẹ con em chờ đợi. Em không rõ, khi ấy bố em nghĩ gì mà lại ra khơi vào một ngày như thế. Phải chăng vì lúc ấy em còn quá nhỏ nên chẳng thể hiểu rõ mọi chuyện? Thế nên em chỉ biết chờ mà thôi. Và, sự chờ đợi ấy kéo dài mãi đến bây giờ đây!
Tận sau này em mới biết, vào ngày hôm ấy, ngoài khơi xa chợt nổi sóng dữ, hình như là do bão về sớm hơn bình thường. Còn bố em, bố em lại chẳng bao giờ về nữa. Có lẽ thuyền của bố em đã gặp phải sóng dữ và bị nhấn chìm, cũng có lẽ là ông bị lạc giữa đại dương mênh mông kia. Bây giờ ông thế nào rồi, em cũng không biết nữa! Em chỉ biết hy vọng rằng, bố em rồi sẽ bình yên trở về với gia đình. Và cũng vì thế nên cứ mỗi đêm trước ngày bão về, em lại muốn thức để chờ đợi, chờ đợi bố em trở về. Anh Duy này, có phải em rất ngốc hay không khi cứ chờ đợi như vậy mãi, chờ trong vô vọng?”
“Không đâu em ạ. Có đôi khi, cuộc sống chính là như vậy đấy. Chúng ta cứ mãi chờ đợi một điều mình không biết chắc, và có lẽ điều ấy sẽ chẳng bao giờ xảy ra thật. Nhưng sự chờ đợi ấy không hoàn toàn là vô ích, bởi có chờ đợi, có hy vọng, thì chúng ta mới có động lực để bước tiếp, để sống tốt hơn, để sẵn sàng cho một ngày những gì mà ta chờ đợi sẽ trở thành sự thực.”
“Thật thế hả anh? Nhưng tại sao em lại không cảm nhận được nhỉ? Trước kia em chờ bố trở về, và giờ em lại chờ cả đến khi anh Trung tỉnh lại. Hình như em đã chờ nhiều lắm rồi, và có lẽ em sẽ còn phải chờ nhiều hơn nữa. Nhưng biết sao được, có nhiều chuyện vốn chẳng do mình. Em, chỉ biết chờ mà thôi!”
Nói đến đây, nét mặt Loan bỗng trở nên hoang mang lạc lõng vô cùng. Ai có thể ngờ được, một cô gái vốn vẫn luôn mạnh mẽ lại cũng có lúc yếu mềm đến thế. Nhìn vào dáng hình Loan chất chứa đầy nỗi cô đơn, Trần Duy không kìm được mà cảm thấy thương xót thay cho cô. Hắn muốn cho cô mượn bờ vai để dựa vào, thế nhưng những suy nghĩ vẩn vơ lúc chiều lại đột nhiên trỗi dậy trong lòng hắn. Hắn thoáng bối rối, thoáng đắn đo, thoáng lạc lối giữa vô vàn suy nghĩ. Và rồi, hắn chợt dứt khoát hẳn! Nhẹ nắm lấy tay Loan, Trần Duy khẽ nói:
“Loan này, nếu em tin anh thì hãy chấp nhận chờ đợi thêm một lần nữa được không? Chờ lần này anh xử lý xong mọi chuyện ở quê nhà rồi, anh sẽ quay lại nơi đây để cùng em chờ đợi. Dù sao thì, hai người cùng chờ đợi sẽ bớt mệt mỏi hơn một người mà em.”
Nói xong những điều này, khuôn mặt Trần Duy bỗng đỏ rực vì ngại ngùng. May thay, đêm nay không trăng cũng không sao, thế nên chẳng ai nhận ra được rằng hắn đang đỏ mặt. Có lẽ, Loan sẽ nhận ra được điều ấy chăng? Nhưng đó chỉ là có lẽ mà thôi, bởi lúc này, chính cô cũng đang bối rối bởi những lời mà Trần Duy vừa nói.
“Anh…”
Cô chỉ có thể thốt lên một tiếng như vậy, sau đó cả hai người lại chìm vào im lặng. Bầu không khí ngượng ngùng này có lẽ sẽ kéo dài đến hết đêm nay. Nhưng không, một tiếng sấm bất chợt nổ vang đã kéo cả hai ra khỏi thế giới riêng của mình. Sau tiếng sấm ấy, gió cũng trở nên dữ dội hơn hẳn. Từng cơn gió điên cuồng quét qua cái làng chài bé nhỏ, hất tung lên từng đám cát bụi mịt mờ che kín tầm mắt người ta. Ngoài khơi xa, mây đen đã che kín tầng không bao la. Trong tầng mây nặng nề ấy, từng tràng tiếng sấm thi nhau nổ rềm, như để báo hiệu cho cả đất trời này biết rằng: bão đã về!
Đột nhiên, Trần Duy nhận ra rằng mình chẳng thể trả lời được câu hỏi trong lòng, và hình như hắn cũng chẳng thể khống chế nổi bản thân mình nữa. Đôi chân dẻo dai đã đi qua hơn nửa chiều dài tổ quốc mà không biết mệt mỏi sao lúc này bỗng trở nên nhẹ bẫng! Những bước chân vững chãi từng băng núi vượt sông, sao giờ đây lại hụt hẫng đến lạ! Hắn muốn đi đến bên nàng, nhưng sao bóng hình nàng lại ngày càng rời xa hắn, xa ngút ngàn.
Và rồi, hắn dừng bước!
Dù cho lòng hắn chỉ muốn được đi đến bên bóng hình kia, được dùng bờ vai rộng để che chắn cho nàng khỏi mọi bão táp cuộc đời, được gắn bó và bầu bạn bên nàng suốt những ngày này, những ngày sau, và mãi mãi; thế nhưng, lý trí lại buộc hắn phải rời khỏi nàng.
Hắn hiểu rõ, nếu như hắn cứ cố chấp ở lại ngôi làng này, thì không chỉ có nàng mà tất cả những con người hiền hậu nơi đây đều sẽ bị hắn hại chết. Và dù hắn có ích kỷ đến mấy, thì hắn cũng chẳng thể nào cho phép mình cướp đi cuộc sống của nhiều người đến vậy. Thế nên, hắn buộc phải rời đi!
Chợt, hắn giật mình.
Hắn giật mình vì chính những suy nghĩ vừa rồi của bản thân, hắn giật mình vì chính hắn cũng không hiểu nổi tại sao mình lại có những suy nghĩ ấy. Rõ ràng, hắn chỉ cần rời khỏi nơi đây một vài hôm chứ đâu phải rời xa mãi mãi. Chờ đến khi biển yên gió lặng, hắn lại quay về đây thăm nàng cũng đâu có sao. Vả lại, hắn và nàng lúc này vẫn còn rất trẻ kia mà. Năm tháng trong cuộc đời mỗi người vẫn còn rộng dài, thế thì sợ gì sau này không có cơ hội để gặp lại nhau nữa. Thế thì vì sao, vì sao hắn lại lo lắng vẩn vơ đến vậy? Là vì hắn sợ rằng mùa xuân chẳng mãi đợi người, hay vì trong lòng hắn còn có một dự cảm không yên nào khác? Hắn không ngừng tìm cho mình những câu trả lời, thế nhưng đâu mới là đáp án mà hắn mong muốn? Hắn, cũng không biết nữa!
Đúng lúc này, ánh đèn dầu leo lét trong gian nhà chợt lung lay vì gió lạnh. Từ phía ngoài khơi xa, những cơn gió cuối cùng của một mùa đông cũ đã lặng lẽ len vào mọi ngõ ngách trong cái làng chài nhỏ bé này, len cả vào từng gian nhà đơn sơ trống trải để mà thấm lên mình người ta làn hơi lạnh thấu thịt thấu da, hòa lẫn cùng chút hơi ẩm buốt giá đến tận xương tủy. Bóng dáng trong căn nhà chợt run lên khe khẽ, đôi tay khỏe khoắn không nhịn được mà phải ôm chặt lấy người, như để giữ lại chút hơi ấm sau cuối của những lớp áo mỏng manh mà nàng đang mặc.
Và không chỉ có nàng, mà ngay chính hắn cũng lạnh. Thế nhưng, cái lạnh ấy chẳng thể khiến hắn cảm thấy buốt giá. Cái lạnh ấy chỉ khiến cho hắn tỉnh táo lại, để cho hắn nhận ra rằng, trời đã tối rồi!
“A, anh Duy. Anh về rồi đấy à, mau vào ăn cơm đi thôi.”
Trần Duy vừa bước vào nhà thì Loan đã nhận ra. Vui vẻ chào hắn một câu, cô liền đứng ngay dậy đi chuẩn bị cơm nước. Luôn tay luôn chân sắp bát đũa và các món ăn ra bàn, cô còn không quên trêu đùa Trần Duy:
“Này anh Duy, hôm nay anh lại đi lạc đến tận đâu mà giờ này mới về thế?”
Nghe thấy lời bông đùa ấy, Trần Duy chợt cảm thấy nhẹ lòng hẳn. Giá hắn lòng hắn chẳng vướng bận bởi vô vàn câu hỏi, thì chỉ cần được nghe giọng nàng mỗi ngày cũng đã đủ để hắn thấy cuộc đời này thật tươi đẹp biết bao. Dẹp những suy nghĩ vẩn vơ của mình sang một bên, hắn chợt mỉm cười mà đáp lại Loan:
“Đâu có, anh rời khỏi nhà trưởng làng là đi về nhà mình ngay đây chứ. Chỉ có điều lúc về đến cửa nhà thì anh lại thấy Loan đang chờ cơm, làm anh tưởng nhầm là mình đi lạc đến nhà người khác rồi. Tại hồi chiều Loan cũng bảo rằng sẽ không chờ cơm anh mà.”
Bất ngờ bị “phản pháo”, Loan không khỏi sững ra hồi lâu. Suốt mấy hôm rồi, chỉ có nàng trêu đùa chàng sĩ tử “ngốc” này, chứ đã có bao giờ hắn nói đùa với nàng như vậy! Mãi một lúc sau, nàng mới chợt bật cười e thẹn, nhẹ giọng đáp lời:
“Thực ra thì… Thực ra em cũng định ăn cơm từ sớm rồi, nhưng tại mẹ em hôm nay về muộn nên mới chờ anh luôn đấy chứ.”
Nào ngờ, nàng vừa dứt lời thì bác gái cũng ra đến ngoài phòng khách, nhìn thấy Trần Duy thì bà niềm nở nói:
“Duy về rồi đấy hả cháu! Ra sau nhà rửa mặt rồi chuẩn bị ăn cơm đi, nay cháu về muộn làm con bé Loan cứ ngồi chờ suốt.”
Nghe vậy, nét đỏ trên mặt Loan lại càng đậm:
“Ơ kìa mẹ, mẹ nói gì vậy?”
“Thế lại còn không phải à? Vừa nãy mẹ bảo dọn cơm thì con chẳng bảo chờ cậu Duy về rồi ăn luôn một thể còn gì?”
“Mẹ!”
Gọi một tiếng như vậy rồi Loan lại chạy ngay xuống bếp dọn cơm, mà bác gái thì cứ nhìn mãi theo rồi mới nói:
“Ơ, cái con bé này hôm nay làm sao thế nhỉ?”
Thế rồi, bà lại quay sang nói với Trần Duy:
“Thôi cứ kệ nó cháu ạ, chắc là nó ngượng thôi ấy mà.”
“Dạ, cháu biết rồi. À, tình hình Bảo Trung thế nào rồi hả bác?”
“Vẫn vậy thôi cháu ạ, chẳng biết đến bao giờ nó mới tỉnh lại nữa!”
“Bác đừng lo lắng quá, cậu ấy chắc chắn sẽ tỉnh lại thôi.”
“Ừ, cảm ơn cháu! Cũng may mà có cháu, nếu không thì…”
“Ấy, bác đừng nói thế. Cũng nhờ có Bảo Trung nên cháu mới còn sống đến bây giờ đấy ạ. Mà cháu thấy Loan dọn cơm xong rồi đấy ạ, bác cháu mình cũng đi ăn cơm đi thôi.”
Bữa cơm tối diễn ra trong bầu không khí ấm cúng của một gia đình. Cũng đã gần một năm nay rồi, Trần Duy mới lại cảm nhận được cái bầu không khí hòa thuận và êm đềm ấy. Con người thường không biết quý trọng những gì mình đang có, và họ chỉ nhận ra giá trị của chúng khi đã đánh mất. Và mặc dù Trần Duy chưa từng đánh mất thứ tình cảm quý giá này, nhưng gần một năm rời xa gia đình cũng đủ khiến cho hắn càng biết trân trọng những bữa cơm gia đình ấm cúng, trân trọng cả những con người hiền hậu và chất phác nơi đây – những con người dù mới chỉ gặp lần đầu nhưng đã cho hắn cảm giác vô cùng thân thiết.
Cũng vì lẽ ấy, nên quyết định rời đi trong lòng hắn lại càng trở nên vững vàng. Chờ khi bữa cơm đã kết thúc, Trần Duy mới thưa với bác gái và Loan:
“Thưa bác, có lẽ sớm mai cháu sẽ rời khỏi nhà mình ạ.”
“Hả, sao cậu đi vội thế? Mai đã là hai chín Tết rồi, cậu có đi nhanh thì e là cũng không kịp về đến nhà trước giao thừa. Hay là cậu ở lại đây cho qua Tết rồi hãy về cũng được?”
“Dạ, lúc trước cháu cũng định ở lại ăn Tết với nhà mình, nhưng nay cháu nhận được tin từ gia đình nên đành phải về sớm hơn dự định ạ. Vả lại, gần đây cũng có một điểm huấn luyện chim bằng, nếu cháu thuê một con rồi cưỡi về nhà thì cũng chỉ mất có hơn một ngày thôi bác ạ. Nếu tính cả thời gian nghỉ ngơi nữa thì chắc đến chiều ba mươi là cháu về đến nhà rồi. Thế nên, bác và Loan không cần phải lo lắng cho cháu đâu ạ.”
“Nếu đã vậy thì tôi cũng không giữ cậu thêm nữa. Thôi, cậu xem đi nghỉ ngơi sớm đi, đặng sáng mai còn kịp đi sớm.”
“Vâng thưa bác. Vậy bác cũng đi nghỉ sớm đi ạ.”
“Ừ, rồi, cậu cứ đi nghỉ trước đi.”
Nói rồi, bác gái liền đứng dậy thu dọn đống bát đĩa trên bàn, Loan ở bên cũng phụ giúp mẹ một tay. Trong phòng khách bỗng chốc trở nên vắng lặng hẳn, chỉ còn mình Trần Duy vẫn đang lặng yên nhìn ra phía ngoài cửa sổ, ngắm nhìn khung cảnh trời đêm trước khi bão về.
Đêm hôm ấy, hắn bỗng cảm thấy trằn trọc đến lạ. Phần vì sự quyến luyến với cái làng chài này, phần lại vì sự lo lắng cho gia đình nhà Bảo Trung khi cơn bão đã sắp đến, lại thêm cả cái tâm tình háo hức khi sắp về nhà - dù đã vơi bớt đi phần nào vì những lo toan nhưng vẫn chẳng thể nào biến mất được, thế nên hắn vẫn cứ thức mãi. Ngoài kia, tiếng gió thổi xào xạc càng lúc càng dày, và hình như, còn có cả những tiếng sấm vội vã. Bão đã về gần lắm rồi.
Cố nhắm mắt hồi lâu mà vẫn không sao ru mình ngủ được, Trần Duy lại lặng lẽ rời khỏi giường. Chợt, hắn phát hiện ra trong nhà vẫn còn người đang thức, là Loan.
“Loan, chưa ngủ hả em?”
“Dạ vâng, đêm nay em thấy hơi khó ngủ. Anh cũng không ngủ được à?”
“Ừ.”
“Có phải là vì anh sắp về nhà rồi nên cảm thấy háo hức đến không ngủ được hay không?”
“Ừ, chắc vậy. Thế em thì sao, sao đã muộn thế này rồi mà vẫn chưa đi ngủ?”
“Em… Em đang nhớ bố mà thôi!”
Nói đến đây, giọng Loan chợt trầm hẳn xuống, như thể trong lòng cô đang vướng nghẹn một nỗi niềm vô cùng nặng nề. Trần Duy yên lặng hồi lâu, rồi hắn bước nhanh đến bên Loan, và ngồi xuống. Loan chẳng hề phản đối, và cũng chẳng đồng ý. Cô cứ để hắn tự nhiên ngồi bên mình, và hắn cũng cứ để cô ngồi yên như vậy. Dù cả hai người không nói một tiếng nào, nhưng dường như, khi ngồi bên nhau như vậy, họ lại cảm giác được lòng mình thoáng nhẹ nhõm hơn. Trong cái thế giới chỉ gồm tiếng gió và tiếng sấm này, hai người cứ bình lặng ngồi bên nhau, mỗi người đều tự theo đuổi những suy nghĩ của riêng mình mà để mặc cho thời gian trôi qua một cách thản nhiên và lặng lẽ. Mãi sau, Trần Duy mới nhẹ giọng hỏi:
“Nếu trong lòng em có vướng mắc thì kể cho anh nghe đi, có lẽ kể ra rồi, em sẽ thấy nhẹ lòng hơn đấy.”
“Có lẽ anh nói đúng. Thật ra thì năm nào cũng vậy, cứ đêm trước ngày bão về là em lại cảm thấy khó ngủ. Em vẫn còn nhớ, cái hồi mà em còn rất bé, cũng vào một ngày bão sắp về như thế này, bố em đã ra khơi một mình và dặn mẹ con em chờ đợi. Em không rõ, khi ấy bố em nghĩ gì mà lại ra khơi vào một ngày như thế. Phải chăng vì lúc ấy em còn quá nhỏ nên chẳng thể hiểu rõ mọi chuyện? Thế nên em chỉ biết chờ mà thôi. Và, sự chờ đợi ấy kéo dài mãi đến bây giờ đây!
Tận sau này em mới biết, vào ngày hôm ấy, ngoài khơi xa chợt nổi sóng dữ, hình như là do bão về sớm hơn bình thường. Còn bố em, bố em lại chẳng bao giờ về nữa. Có lẽ thuyền của bố em đã gặp phải sóng dữ và bị nhấn chìm, cũng có lẽ là ông bị lạc giữa đại dương mênh mông kia. Bây giờ ông thế nào rồi, em cũng không biết nữa! Em chỉ biết hy vọng rằng, bố em rồi sẽ bình yên trở về với gia đình. Và cũng vì thế nên cứ mỗi đêm trước ngày bão về, em lại muốn thức để chờ đợi, chờ đợi bố em trở về. Anh Duy này, có phải em rất ngốc hay không khi cứ chờ đợi như vậy mãi, chờ trong vô vọng?”
“Không đâu em ạ. Có đôi khi, cuộc sống chính là như vậy đấy. Chúng ta cứ mãi chờ đợi một điều mình không biết chắc, và có lẽ điều ấy sẽ chẳng bao giờ xảy ra thật. Nhưng sự chờ đợi ấy không hoàn toàn là vô ích, bởi có chờ đợi, có hy vọng, thì chúng ta mới có động lực để bước tiếp, để sống tốt hơn, để sẵn sàng cho một ngày những gì mà ta chờ đợi sẽ trở thành sự thực.”
“Thật thế hả anh? Nhưng tại sao em lại không cảm nhận được nhỉ? Trước kia em chờ bố trở về, và giờ em lại chờ cả đến khi anh Trung tỉnh lại. Hình như em đã chờ nhiều lắm rồi, và có lẽ em sẽ còn phải chờ nhiều hơn nữa. Nhưng biết sao được, có nhiều chuyện vốn chẳng do mình. Em, chỉ biết chờ mà thôi!”
Nói đến đây, nét mặt Loan bỗng trở nên hoang mang lạc lõng vô cùng. Ai có thể ngờ được, một cô gái vốn vẫn luôn mạnh mẽ lại cũng có lúc yếu mềm đến thế. Nhìn vào dáng hình Loan chất chứa đầy nỗi cô đơn, Trần Duy không kìm được mà cảm thấy thương xót thay cho cô. Hắn muốn cho cô mượn bờ vai để dựa vào, thế nhưng những suy nghĩ vẩn vơ lúc chiều lại đột nhiên trỗi dậy trong lòng hắn. Hắn thoáng bối rối, thoáng đắn đo, thoáng lạc lối giữa vô vàn suy nghĩ. Và rồi, hắn chợt dứt khoát hẳn! Nhẹ nắm lấy tay Loan, Trần Duy khẽ nói:
“Loan này, nếu em tin anh thì hãy chấp nhận chờ đợi thêm một lần nữa được không? Chờ lần này anh xử lý xong mọi chuyện ở quê nhà rồi, anh sẽ quay lại nơi đây để cùng em chờ đợi. Dù sao thì, hai người cùng chờ đợi sẽ bớt mệt mỏi hơn một người mà em.”
Nói xong những điều này, khuôn mặt Trần Duy bỗng đỏ rực vì ngại ngùng. May thay, đêm nay không trăng cũng không sao, thế nên chẳng ai nhận ra được rằng hắn đang đỏ mặt. Có lẽ, Loan sẽ nhận ra được điều ấy chăng? Nhưng đó chỉ là có lẽ mà thôi, bởi lúc này, chính cô cũng đang bối rối bởi những lời mà Trần Duy vừa nói.
“Anh…”
Cô chỉ có thể thốt lên một tiếng như vậy, sau đó cả hai người lại chìm vào im lặng. Bầu không khí ngượng ngùng này có lẽ sẽ kéo dài đến hết đêm nay. Nhưng không, một tiếng sấm bất chợt nổ vang đã kéo cả hai ra khỏi thế giới riêng của mình. Sau tiếng sấm ấy, gió cũng trở nên dữ dội hơn hẳn. Từng cơn gió điên cuồng quét qua cái làng chài bé nhỏ, hất tung lên từng đám cát bụi mịt mờ che kín tầm mắt người ta. Ngoài khơi xa, mây đen đã che kín tầng không bao la. Trong tầng mây nặng nề ấy, từng tràng tiếng sấm thi nhau nổ rềm, như để báo hiệu cho cả đất trời này biết rằng: bão đã về!
/261
|