Đêm nay là một đêm dài. Có lẽ bởi đây là một đêm cuối năm, và đất trời còn đang bận tiễn biệt những gì còn sót lại của năm cũ nên mới để mặc cho thời gian trôi lệch khỏi quỹ đạo vốn có. Mà cũng vì thời gian trôi qua quá chậm, nên người ta mới lại rảnh rỗi để thổn thức, để nhớ nhung, để thở dài, và để buồn.
****************************
Đêm nay, làng Vĩnh Thái đã trở về với cái vẻ tĩnh lặng thường thấy của mình sau ba ngày ăn mừng náo nhiệt. Kỳ thực thì dân làng cũng mới chỉ ăn mừng có hai ngày thôi, bởi tối hôm sĩ tử vinh quy, cả làng chẳng đã bận rộn suốt một đêm đi tìm Tiểu Yến còn gì. Nhưng dân làng cũng chẳng so đo chuyện ấy, bởi nếu xét ra thì ngay từ đêm hôm hai sáu thì người ta đã bắt đầu chuẩn bị tiệc mừng. Vả lại trong số năm sĩ tử đỗ đạt công danh còn có một người không kịp về làng bái tổ, thành ra, nhà Trần Duy lần này lại được dân làng cho khất đến tận rằm tháng giêng – cũng là ngày hội làng mừng năm mới.
Với nhiều người, cái việc mở tiệc mừng vừa rầy rà lại vừa tốn của này cứ khất được ngày nào thì hay ngày ấy. Nhưng cũng có người – như bố mẹ Trần Duy chẳng hạn – lại chẳng muốn khất một tí nào, bởi ông bà còn nhớ con. Suốt một năm trời hai ông bà đã chẳng được gặp mặt thằng con trai quý tử lấy một lần, thế nên nỗi nhớ con của ông bà đã da diết lắm. Giả như bây giờ mà hỏi ông bà, thì có lẽ cả hai người sẽ đồng ý đánh đổi cái công danh xa xăm kia để được nhìn thấy mặt con ngay – ít nhất thì bà cũng nghĩ như vậy. Thế nên, đang khi đêm khuya đằng đẵng, bà lại chợt bật dậy mà hỏi chồng mình:
“Bố nó này!”
“Gì thế hả bu nó.”
“Ngày mai là hai chín Tết rồi đấy.”
“Ừ, thì sao? Bà lại định đi sắm đồ gì nữa hả?”
“Không, giờ này còn sắm sửa gì nữa!”
“Thế đang đêm đang hôm thế này bà còn gọi tôi làm gì?”
“À, không biết thằng Duy có kịp về ăn Tết không nhỉ?”
“Gớm, lằng nhằng! Hôm qua thằng Thái nhà ông Hùng chả bảo rồi còn gì, thằng Duy năm nay có việc bận, có lẽ qua Tết mới về nhà được.”
“Con với cái! Đi biền biệt cả năm trời, đến ngày vinh quy thì lại chẳng buồn về nhà. Đúng là, chỉ giỏi làm cho bố mẹ nó lo lắng mà thôi!”
“Ơ, cái bà này! Thằng Duy nó cũng lớn rồi đấy, bà còn định quản nó đến bao giờ nữa? Mà biết đâu đấy, qua Tết nó về, nó lại dẫn theo cả con dâu của bà ấy chứ. Chả phải bà vẫn muốn nó lấy vợ sớm còn gì.”
“Tôi chả cần! Làng này thiếu gì con gái ngoan hiền, muốn lấy đứa nào thì cứ lấy. Việc gì lại cứ phải đi xa đi xôi cho tội ra, đến Tết lại còn chẳng thèm về nhà. Tôi á, tôi chả cần!”
Nói rồi, bà lại co mình nằm xuống bên cạnh ông, như thể trong lòng còn đang giận dỗi thằng con trai quý tử lắm. Nhưng chỉ được một lúc, bà lại bật dậy, nói với ông:
“Ông ạ, chẳng biết sao đêm nay tôi cứ thấy nóng ruột quá?”
“Cái bà này, chỉ vớ vẩn, trời lạnh thế này thì nóng với sốt cái gì?”
“Nhưng mà tôi thấy lo cho thằng Duy lắm ông ạ.”
“Thì đấy là tại bà nhớ nó quá mà thôi. Mà bà ngủ đi, đêm rồi đấy.”
“Ơ cái ông này…”
Gọi mấy lần mà chẳng thấy ông đáp lại, chán quá, bà cũng làm thinh luôn. Nằm bên bà, ông cứ giả vờ nhắm mắt mà ngủ vậy thôi, nhưng thực ra, ông cũng nóng bụng lắm chứ. Ừ, chả biết làm sao mà đêm nay hai ông bà đều thấy sốt ruột cả!
*********************************************
Có lẽ, chưa từng có một ai trên cái đại lục Hồng Bàng này thử đi thống kê xem mỗi đêm có bao nhiêu người mất ngủ, và có lẽ cũng chẳng có ai rỗi hơi đến nỗi quan tâm cả đến giấc ngủ của những người mà họ chẳng hề thân quen. Hay chăng, chỉ có những người thân trong cùng một gia đình mới lo lắng cho từng giấc ngủ của nhau. Hoặc, hiếm hoi hơn, như những người dân ở cái làng chài không tên nằm bên bờ Định Hải này, cứ mỗi năm lại có một lần bọn họ cùng thức đêm chống bão. Và rõ ràng, đêm nay là một đêm như thế!
Nếu so với những năm trước thì cơn bão năm nay dữ dội hơn hẳn, nhất là từ sau khi trên bầu trời xuất hiện thêm một tâm bão thứ hai thì cường độ của cơn bão lại càng tăng vọt một cách điên cuồng. Dọc một dải duyên hải Định Yên giờ đây đã trở thành thế giới của gió và sấm sét.
Trong đất liền, ngoài biển cả, trên bầu trời… Bất cứ nơi nào mà tầm mắt của con người có thể dõi đến đều đã tràn ngập những trận gió dữ sắc lẹm như dao. Ven bờ, mấy hàng phi lao chắn bão đã thôi ngả nghiêng trong gió dữ, hay nói đúng hơn, chúng đã không còn đủ sức để chống cự lại cơn bão đáng sợ kia. Giờ phút này, ngay cả những thân cây phi lao dẻo dai nhất cũng chỉ biết đứng yên cam chịu, mặc cho gió dữ khứa lên mình từng vết thương sâu hoắm. Và dường như, gió còn thích đùa ác với đám phi lao, bởi vô số vết khứa đều nhằm vào những vị trí khác nhau trên thân cây, khiến cho chúng phải chịu đựng nỗi đớn đau vô cùng mà mãi vẫn chẳng được giải thoát. Mãi đến tận khi những thân cây ấy đã xác xơ tơi tả thì kẻ thủ ác mới tặng cho chúng một nhát sắc bén nhất, gọn gàng nhất để kết thúc một kiếp sống quằn quại đau thương.
Ấy thế nhưng, từ đầu cho đến giờ, gió dữ vẫn chỉ mới chạm đến vòng ngoài của ngôi làng mà thôi, cứ như thể chúng đã nhận được một mệnh lệnh từ nơi vô hình nào đó mà không dám mảy may xâm phạm cái làng chài nhỏ bé. Hoặc cũng có thể, những cơn gió dữ đêm nay chỉ đóng vai một đám lính quèn với nhiệm vụ ngăn không cho đám người trần mắt thịt kia chạy thoát khỏi bàn tay của kẻ thống lĩnh chúng mà thôi. Và quả thật, chúng đã hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ của mình, bởi tất cả dân làng giờ này đã quá khiếp sợ cái uy của gió bão mà không dám bước chân ra khỏi nhà dù chỉ nửa bước.
Nhưng, gió cũng mới chỉ là đòn phủ đầu của kẻ thống lĩnh vô hình. Để củng cố thêm cho cái nỗi sợ đã rất lớn lao trong lòng những ngươi dân nơi đây, hắn – cái kẻ mà chẳng mấy ai biết là ai kia - còn sai khiến từng đợt sấm sét oanh tạc cái làng chài bé nhỏ này một cách điên cuồng nhất.
Bắt nguồn từ tầng mây đen cuồn cuộn trên trời cao, từng tia sét thô dày như thân cây phi lao liên tục giáng xuống mặt đất nơi đây, để lại trên nền cát nửa vàng nửa đen từng vết cháy xém khét lẹt, xen lẫn cùng những thứ bột vụn ánh lên một vẻ đẹp long lang mà cũng rất hoang tàn. Và mặc dù tần suất sấm sét oanh tạc dày đặc, thế nhưng chẳng mảy may có lấy một tia sét đánh trúng vào nhà dân. Có lẽ, cũng như những cơn gió chỉ làm nhiệm vụ bao vây ngôi làng bé nhỏ này, những đợt sét dữ dội ấy chỉ đóng vai trò của một loạt tấn công mang tính áp bức.
Loài người là một chủng loài rất mạnh mẽ nhưng cũng rất yếu đuối. Họ có thể vượt qua muôn vàn loài sinh vật khác để trở thành kẻ thống trị thế giới này, họ có thể dời núi lấp biển chỉ để thuận tiện cho việc đi lại, ấy thế nhưng họ lại chẳng thể nào chống cự lại một cơn bão dữ, chỉ đành phó mặc mạng sống của mình cho số phận vốn thích trêu ngươi. Vào giờ phút này, khi phải đối mặt với sức mạnh khổng lồ của tự nhiên, con người bỗng trở nên nhỏ bé và yếu đuối đến vô cùng. Và trong khi tính mạng của họ đã bị đe dọa bởi thứ sức mạnh khủng khiếp ấy, thì ai sẽ là người cứu giúp cho số phận của họ đây? Có lẽ, cũng chỉ có cái số phận vốn thích đùa cợt kia mới biết được đáp án cho câu hỏi ấy.
Trần Duy vốn chẳng phải là số phận, nên hắn đương nhiên sẽ không biết được câu trả lời. Nhưng hắn lại biết rõ hắn chính là nguyên nhân khiến cho cơn bão năm nay trở nên dữ dội đến thế. Vậy nên bây giờ hắn mới phải đau đầu tìm cách ngăn không cho cơn bão tàn phá ngôi làng này. Nhưng có vẻ như, đây là một nhiệm vụ bất khả thi, bởi ngay cả ông trưởng làng – người hiểu rõ nhất về cơn bão – cũng chẳng thể cho hắn một câu trả lời thỏa đáng.
Một khi lối suy nghĩ của con người ta đã đi vào ngõ cụt, thì càng suy nghĩ lại càng khiến lòng người thêm rối. Và nếu như cứ để mặc cho những suy nghĩ rối rắm không hồi kết ấy phát triển, thì con người ta rất có thể sẽ nghĩ đến những phương pháp rất tiêu cực – như quyên sinh chẳng hạn. Trần Duy chắc chắn không phải là một người có tính cách tiêu cực, bởi thế nên ngay khi trong lòng hắn xuất hiện những ý nghĩ không thích hợp thì hắn đã kịp ép mình dừng cái việc suy nghĩ chẳng đi đến đâu này.
Khẽ liếc mắt nhìn về phía gian phòng của Loan và bác gái, rồi lại nhìn sang gian phòng của chủ nhà – cũng chính là ông trưởng làng, Trần Duy không khỏi thở dài một hơi đầy mệt mỏi. Nếu biết trước kết quả sẽ như thế này, thì có lẽ hắn đã sớm rời đi từ lúc chiều tối, hoặc có thể còn sớm hơn nữa để tránh cho dân làng một kiếp nạn. Nhưng việc đời ai mà biết trước được chứ, và dằn vặt hối hận thì có ích gì? Thế nên, hắn lại đưa mắt nhìn thẳng vào đôi mắt bão khổng lồ treo lơ lửng giữa trời, trong ánh mắt thoáng lộ ra một nét quyết tâm đến tận cùng.
Thế nhưng, cái sự quyết tâm ấy rất nhanh đã bị thay thế bởi nét kinh ngạc. Bởi chỉ vừa mới đây thôi, hắn chợt phát hiện ra một tia sáng le lói ẩn sâu trong mắt bão. Dù rằng tia sáng ấy chỉ vụt lóe rồi biến mất, nhưng cái ấn tượng mà nó để lại trong lòng Trần Duy lại sâu đậm vô cùng.
Tia sáng ấy tựa như một ánh mắt – một ánh mắt rất xa xăm, rất sầu não nhưng lại cũng vô cùng xảo quyệt và tàn nhẫn. Ánh mắt ấy tuy chỉ thoáng qua nhưng lại ẩn chứa biết bao khía cạnh trái ngược nhau, khiến cho người ta khó có thể hiểu được đâu mới là ý chí thật sự của chủ nhân ánh mắt.
“Tại sao mình lại nghĩ đó là ánh mắt?”
Trong cõi lòng Trần Duy đột nhiên xuất hiện một câu hỏi như vậy, và gần như cùng một lúc, tâm trí hắn cũng tự bật ra một câu trả lời – một câu trả lời rất khó tin nhưng cũng rất hợp lý:
“Có khi nào, đó chính là ánh mắt của con ngư tinh nhỉ!”
****************************
Đêm nay, làng Vĩnh Thái đã trở về với cái vẻ tĩnh lặng thường thấy của mình sau ba ngày ăn mừng náo nhiệt. Kỳ thực thì dân làng cũng mới chỉ ăn mừng có hai ngày thôi, bởi tối hôm sĩ tử vinh quy, cả làng chẳng đã bận rộn suốt một đêm đi tìm Tiểu Yến còn gì. Nhưng dân làng cũng chẳng so đo chuyện ấy, bởi nếu xét ra thì ngay từ đêm hôm hai sáu thì người ta đã bắt đầu chuẩn bị tiệc mừng. Vả lại trong số năm sĩ tử đỗ đạt công danh còn có một người không kịp về làng bái tổ, thành ra, nhà Trần Duy lần này lại được dân làng cho khất đến tận rằm tháng giêng – cũng là ngày hội làng mừng năm mới.
Với nhiều người, cái việc mở tiệc mừng vừa rầy rà lại vừa tốn của này cứ khất được ngày nào thì hay ngày ấy. Nhưng cũng có người – như bố mẹ Trần Duy chẳng hạn – lại chẳng muốn khất một tí nào, bởi ông bà còn nhớ con. Suốt một năm trời hai ông bà đã chẳng được gặp mặt thằng con trai quý tử lấy một lần, thế nên nỗi nhớ con của ông bà đã da diết lắm. Giả như bây giờ mà hỏi ông bà, thì có lẽ cả hai người sẽ đồng ý đánh đổi cái công danh xa xăm kia để được nhìn thấy mặt con ngay – ít nhất thì bà cũng nghĩ như vậy. Thế nên, đang khi đêm khuya đằng đẵng, bà lại chợt bật dậy mà hỏi chồng mình:
“Bố nó này!”
“Gì thế hả bu nó.”
“Ngày mai là hai chín Tết rồi đấy.”
“Ừ, thì sao? Bà lại định đi sắm đồ gì nữa hả?”
“Không, giờ này còn sắm sửa gì nữa!”
“Thế đang đêm đang hôm thế này bà còn gọi tôi làm gì?”
“À, không biết thằng Duy có kịp về ăn Tết không nhỉ?”
“Gớm, lằng nhằng! Hôm qua thằng Thái nhà ông Hùng chả bảo rồi còn gì, thằng Duy năm nay có việc bận, có lẽ qua Tết mới về nhà được.”
“Con với cái! Đi biền biệt cả năm trời, đến ngày vinh quy thì lại chẳng buồn về nhà. Đúng là, chỉ giỏi làm cho bố mẹ nó lo lắng mà thôi!”
“Ơ, cái bà này! Thằng Duy nó cũng lớn rồi đấy, bà còn định quản nó đến bao giờ nữa? Mà biết đâu đấy, qua Tết nó về, nó lại dẫn theo cả con dâu của bà ấy chứ. Chả phải bà vẫn muốn nó lấy vợ sớm còn gì.”
“Tôi chả cần! Làng này thiếu gì con gái ngoan hiền, muốn lấy đứa nào thì cứ lấy. Việc gì lại cứ phải đi xa đi xôi cho tội ra, đến Tết lại còn chẳng thèm về nhà. Tôi á, tôi chả cần!”
Nói rồi, bà lại co mình nằm xuống bên cạnh ông, như thể trong lòng còn đang giận dỗi thằng con trai quý tử lắm. Nhưng chỉ được một lúc, bà lại bật dậy, nói với ông:
“Ông ạ, chẳng biết sao đêm nay tôi cứ thấy nóng ruột quá?”
“Cái bà này, chỉ vớ vẩn, trời lạnh thế này thì nóng với sốt cái gì?”
“Nhưng mà tôi thấy lo cho thằng Duy lắm ông ạ.”
“Thì đấy là tại bà nhớ nó quá mà thôi. Mà bà ngủ đi, đêm rồi đấy.”
“Ơ cái ông này…”
Gọi mấy lần mà chẳng thấy ông đáp lại, chán quá, bà cũng làm thinh luôn. Nằm bên bà, ông cứ giả vờ nhắm mắt mà ngủ vậy thôi, nhưng thực ra, ông cũng nóng bụng lắm chứ. Ừ, chả biết làm sao mà đêm nay hai ông bà đều thấy sốt ruột cả!
*********************************************
Có lẽ, chưa từng có một ai trên cái đại lục Hồng Bàng này thử đi thống kê xem mỗi đêm có bao nhiêu người mất ngủ, và có lẽ cũng chẳng có ai rỗi hơi đến nỗi quan tâm cả đến giấc ngủ của những người mà họ chẳng hề thân quen. Hay chăng, chỉ có những người thân trong cùng một gia đình mới lo lắng cho từng giấc ngủ của nhau. Hoặc, hiếm hoi hơn, như những người dân ở cái làng chài không tên nằm bên bờ Định Hải này, cứ mỗi năm lại có một lần bọn họ cùng thức đêm chống bão. Và rõ ràng, đêm nay là một đêm như thế!
Nếu so với những năm trước thì cơn bão năm nay dữ dội hơn hẳn, nhất là từ sau khi trên bầu trời xuất hiện thêm một tâm bão thứ hai thì cường độ của cơn bão lại càng tăng vọt một cách điên cuồng. Dọc một dải duyên hải Định Yên giờ đây đã trở thành thế giới của gió và sấm sét.
Trong đất liền, ngoài biển cả, trên bầu trời… Bất cứ nơi nào mà tầm mắt của con người có thể dõi đến đều đã tràn ngập những trận gió dữ sắc lẹm như dao. Ven bờ, mấy hàng phi lao chắn bão đã thôi ngả nghiêng trong gió dữ, hay nói đúng hơn, chúng đã không còn đủ sức để chống cự lại cơn bão đáng sợ kia. Giờ phút này, ngay cả những thân cây phi lao dẻo dai nhất cũng chỉ biết đứng yên cam chịu, mặc cho gió dữ khứa lên mình từng vết thương sâu hoắm. Và dường như, gió còn thích đùa ác với đám phi lao, bởi vô số vết khứa đều nhằm vào những vị trí khác nhau trên thân cây, khiến cho chúng phải chịu đựng nỗi đớn đau vô cùng mà mãi vẫn chẳng được giải thoát. Mãi đến tận khi những thân cây ấy đã xác xơ tơi tả thì kẻ thủ ác mới tặng cho chúng một nhát sắc bén nhất, gọn gàng nhất để kết thúc một kiếp sống quằn quại đau thương.
Ấy thế nhưng, từ đầu cho đến giờ, gió dữ vẫn chỉ mới chạm đến vòng ngoài của ngôi làng mà thôi, cứ như thể chúng đã nhận được một mệnh lệnh từ nơi vô hình nào đó mà không dám mảy may xâm phạm cái làng chài nhỏ bé. Hoặc cũng có thể, những cơn gió dữ đêm nay chỉ đóng vai một đám lính quèn với nhiệm vụ ngăn không cho đám người trần mắt thịt kia chạy thoát khỏi bàn tay của kẻ thống lĩnh chúng mà thôi. Và quả thật, chúng đã hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ của mình, bởi tất cả dân làng giờ này đã quá khiếp sợ cái uy của gió bão mà không dám bước chân ra khỏi nhà dù chỉ nửa bước.
Nhưng, gió cũng mới chỉ là đòn phủ đầu của kẻ thống lĩnh vô hình. Để củng cố thêm cho cái nỗi sợ đã rất lớn lao trong lòng những ngươi dân nơi đây, hắn – cái kẻ mà chẳng mấy ai biết là ai kia - còn sai khiến từng đợt sấm sét oanh tạc cái làng chài bé nhỏ này một cách điên cuồng nhất.
Bắt nguồn từ tầng mây đen cuồn cuộn trên trời cao, từng tia sét thô dày như thân cây phi lao liên tục giáng xuống mặt đất nơi đây, để lại trên nền cát nửa vàng nửa đen từng vết cháy xém khét lẹt, xen lẫn cùng những thứ bột vụn ánh lên một vẻ đẹp long lang mà cũng rất hoang tàn. Và mặc dù tần suất sấm sét oanh tạc dày đặc, thế nhưng chẳng mảy may có lấy một tia sét đánh trúng vào nhà dân. Có lẽ, cũng như những cơn gió chỉ làm nhiệm vụ bao vây ngôi làng bé nhỏ này, những đợt sét dữ dội ấy chỉ đóng vai trò của một loạt tấn công mang tính áp bức.
Loài người là một chủng loài rất mạnh mẽ nhưng cũng rất yếu đuối. Họ có thể vượt qua muôn vàn loài sinh vật khác để trở thành kẻ thống trị thế giới này, họ có thể dời núi lấp biển chỉ để thuận tiện cho việc đi lại, ấy thế nhưng họ lại chẳng thể nào chống cự lại một cơn bão dữ, chỉ đành phó mặc mạng sống của mình cho số phận vốn thích trêu ngươi. Vào giờ phút này, khi phải đối mặt với sức mạnh khổng lồ của tự nhiên, con người bỗng trở nên nhỏ bé và yếu đuối đến vô cùng. Và trong khi tính mạng của họ đã bị đe dọa bởi thứ sức mạnh khủng khiếp ấy, thì ai sẽ là người cứu giúp cho số phận của họ đây? Có lẽ, cũng chỉ có cái số phận vốn thích đùa cợt kia mới biết được đáp án cho câu hỏi ấy.
Trần Duy vốn chẳng phải là số phận, nên hắn đương nhiên sẽ không biết được câu trả lời. Nhưng hắn lại biết rõ hắn chính là nguyên nhân khiến cho cơn bão năm nay trở nên dữ dội đến thế. Vậy nên bây giờ hắn mới phải đau đầu tìm cách ngăn không cho cơn bão tàn phá ngôi làng này. Nhưng có vẻ như, đây là một nhiệm vụ bất khả thi, bởi ngay cả ông trưởng làng – người hiểu rõ nhất về cơn bão – cũng chẳng thể cho hắn một câu trả lời thỏa đáng.
Một khi lối suy nghĩ của con người ta đã đi vào ngõ cụt, thì càng suy nghĩ lại càng khiến lòng người thêm rối. Và nếu như cứ để mặc cho những suy nghĩ rối rắm không hồi kết ấy phát triển, thì con người ta rất có thể sẽ nghĩ đến những phương pháp rất tiêu cực – như quyên sinh chẳng hạn. Trần Duy chắc chắn không phải là một người có tính cách tiêu cực, bởi thế nên ngay khi trong lòng hắn xuất hiện những ý nghĩ không thích hợp thì hắn đã kịp ép mình dừng cái việc suy nghĩ chẳng đi đến đâu này.
Khẽ liếc mắt nhìn về phía gian phòng của Loan và bác gái, rồi lại nhìn sang gian phòng của chủ nhà – cũng chính là ông trưởng làng, Trần Duy không khỏi thở dài một hơi đầy mệt mỏi. Nếu biết trước kết quả sẽ như thế này, thì có lẽ hắn đã sớm rời đi từ lúc chiều tối, hoặc có thể còn sớm hơn nữa để tránh cho dân làng một kiếp nạn. Nhưng việc đời ai mà biết trước được chứ, và dằn vặt hối hận thì có ích gì? Thế nên, hắn lại đưa mắt nhìn thẳng vào đôi mắt bão khổng lồ treo lơ lửng giữa trời, trong ánh mắt thoáng lộ ra một nét quyết tâm đến tận cùng.
Thế nhưng, cái sự quyết tâm ấy rất nhanh đã bị thay thế bởi nét kinh ngạc. Bởi chỉ vừa mới đây thôi, hắn chợt phát hiện ra một tia sáng le lói ẩn sâu trong mắt bão. Dù rằng tia sáng ấy chỉ vụt lóe rồi biến mất, nhưng cái ấn tượng mà nó để lại trong lòng Trần Duy lại sâu đậm vô cùng.
Tia sáng ấy tựa như một ánh mắt – một ánh mắt rất xa xăm, rất sầu não nhưng lại cũng vô cùng xảo quyệt và tàn nhẫn. Ánh mắt ấy tuy chỉ thoáng qua nhưng lại ẩn chứa biết bao khía cạnh trái ngược nhau, khiến cho người ta khó có thể hiểu được đâu mới là ý chí thật sự của chủ nhân ánh mắt.
“Tại sao mình lại nghĩ đó là ánh mắt?”
Trong cõi lòng Trần Duy đột nhiên xuất hiện một câu hỏi như vậy, và gần như cùng một lúc, tâm trí hắn cũng tự bật ra một câu trả lời – một câu trả lời rất khó tin nhưng cũng rất hợp lý:
“Có khi nào, đó chính là ánh mắt của con ngư tinh nhỉ!”
/261
|