Cẩm Tú Kỳ Bào

Chương 1: Gặp gỡ

/27


Tôi đưa tay đón lấy, chiếc áo được dệt bằng lụa xa tanh tơtằm, cầm trên tay có cảm giác mềm mại như nước. Tay lỡ, xung quanh gấuviền hoa, ngực áo là một đóa uất kim hương được thêu tay bằng chỉ màu,cửa tay có hoa dây thêu nổi, tay nghề tinh xảo, hoa văn chìm thoáng ẩnhiện đường chỉ kim tuyến, càng tôn thêm vẻ sang trọng của chiếc áo. Khuy trên cùng của tấm kỳ bào là một viên ngọc trai trông cực kỳ tinh tế,kích cỡ viên ngọc tra đó chừng bằng móng tay út, màu hơi ngả vàng, nhìnqua đã biết là cổ vật.

"Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào!". Tôi thốt lên kinh ngạc, một luồng hơi lạnh chạy từ đáy tim lên đỉnh não.

Vị trí mà tôi mở hiệu may xường xám cũng không được coi là ổn lắm, nó nằm trong con phố nhỏ thông ra bên trái một đường cái lớn ở quận GiaĐịnh. Con phố ngay trước mặt cửa hiệu chỉ rộng chừng mấy mét, thậm chícòn có thể nghe rõ mồn một tiếng mặc cả, ngã giá của đám tiểu thương với bà chủ sạp bán buôn hoa quả ở phía đối diện, thế nên dù không bán hoaquả, tôi cũng có thể nắm được tình hình thị trường hệt như mình kiêmluôn chân bán hàng đó vậy. Bên trái tiệm may là một hiệu sách đã tồn tại nhiều năm, trong đó không bán những cuốn tiểu thuyết ngôn tình hay giảtưởng thời thượng, mà chỉ mua bán sách cũ, gọi là cổ lỗ sĩ thì cũngđược. Thế nên, thường ngày cũng chẳng có mấy khách đến đây, thi thoảngmới thấy vài người đeo kính trông ra dáng phần tử trí thức lai vãng tới, thường thì sau khi ra khỏi hiệu sách, họ luôn lẩm bẩm điều gì đó trongmiệng mà không rõ điều gì. Còn cả những cô gái ăn mặc thời thượng đingang qua phố cũng không thể không dừng lại đây một lát, vì bên ngoàicửa hiệu là chiếc tủ kính với mặt gương lớn, họ có thể soi lại khuôn mặt mình, cũng coi như là một quang cảnh đẹp.

Ở một đoạn đường như vậy, môi trường như vậy, đã không thích hợp vớiviệc mở hiệu may áo dài xường xám vốn tao nhã, lại càng không thích hợpvới một hiệu sách cổ, song chủ nhân hai cửa hiệu chúng tôi đều chọn địađiểm này. Có cách nào nữa đây? Ai bảo giá nhà ở thành phố này đâu đâucũng đắt đến kinh hoàng, lại còn cái nghề vốn buồn tẻ này, muốn chọn con phố đông đúc thì e rằng ngay cả tiền thuê nhà cũng không trả nổi. Chỉđành tự an ủi mình rằng, chọn nơi độc đáo cho nổi bật.

Ngay trước cửa hiệu xường xám còn có hai cây đa lớn, có lẽ đã mọc ởđó từ lâu lắm rồi nên cành lá rậm rì, thân cây chắc hai người ôm chưahết. Lạ lùng là khi đứng từ dưới trông lên, thấy lá trên ngọn cây dườngnhư mọc lẫn vào nhau, đứng từ xa nhìn lại, những người không biết còntưởng đó chỉ là một cây xanh tốt.

Người đi lại trên con phố này chẳng mấy khi đông đúc, phần lớn đều là cư dân sống quanh đây. Vào hai khung giờ cao điểm thì cũng có xe cộ tấp nập, người đưa đón con đi học, người đi chợ, người tất tưởi đến công ty hay vội vã về nhà... Chỉ sau tám giờ tối, cả con phố trở nên vắng lặngvô cùng, ngay cả taxi cũng rất ít khi thấy chạy qua. Vì vắng người nêncàng cảm thấy tĩnh lặng đến khác thường, một trận gió thổi qua, cành cây già cỗi đung đưa, tiếng lá reo xào xạc, luôn khiến người ta có cảm giác lạnh lẽo trong lòng.

Phần lớn những người phụ nữ đến cửa hiệu của tôi đặt may áo dài xường xám đều thích tới vào buổi tối. Giá của một chiếc xường xám không hềrẻ, đa số khách ghé đến nhiều lần đều thuộc hàng khá giả, ít thời gianrảnh rỗi hơn mấy MM [1] hay khoe ngực, phần nhiều họ đều gọi điện hẹntrước sau đó mới đến lấy số đo và xem kiểu. Thứ nhất là do thói quen cánhân, muốn làm hết sức để mỗi tấm kỳ bào [2] qua tay mình đều hoàn hảo,nên dù đã ghi chép tỉ mỉ số đo của mỗi khách hàng, nhưng lần nào đến đặt may cái mới, tôi cũng yêu cầu họ để mình đo lại một lần nữa. Thứ hai là xường xám quả thực khá kén người mặc, không giống như những loại trangphục khác, rộng một phân, chật một phân đều không thành vấn đề, nói hàkhắc hơn, chỉ cần sai sót một chi tiết thôi cũng có thể "sai một li đimột dặm". Thế nên những khi bận rộn, phải làm việc đến tận rạng sáng làchuyện bình thường.

[1] Em gái

[2] Áo xường xám gọi theo âm Hán Việt

Mọi việc trong cửa hiệu từ trước đến nay đều do một mình tôi lo liệu, từ việc nhỏ như quét tước cửa nhà, đến việc lớn là cắt may, đều tới tay tôi hết. Lâu dần, cũng cảm thấy mình giống như một cái máy. Nhưng ở cái tuổi này, một đứa con gái còn có thể làm gì? Ngoài những hiểu biết vềxường xám có tính di truyền ra, tôi nghĩ mình cũng chẳng có sở trường gì khác.

Nói đến yếu tố di truyền, thì chủ yếu là nói về ông nội tôi. Trướckhi nhà nước Trung Hoa mới ra đời, ông nội là một thợ may có hạng,chuyên cắt may xường xám cho đám phụ nữ đài các thuộc tầng lớp xã hộithượng lưu. Dù trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, nhưng ThượngHải vẫn là chốn ăn chơi xa xỉ. Ông nội thành danh từ rất sớm, khi còntrẻ đã được người ta tôn xưng là Lý Thần Bào, có thể thêm chữ "Thần" vào tên gọi, đủ biết tay nghề của ông ở mức nào. Nghe kể lại, có người mờiông đến may kỳ bào, chỉ cần liếc nhìn người con gái đó, ông đã có thể vẽ phác họa được thân hình và cả số đo không sai một li chỉ trong khoảngthời gian ăn hết một bát cơm. Tiếp sau đó, ông thiết kế kiểu dáng rấtnhanh, còn việc cắt may thành tấm áo dài hoàn chỉnh thì dễ như trở bàntay. Vì thế, tiền công may xường xám của ông nội luôn thuộc hàng đắtnhất ở Thượng Hải lúc bấy giờ.

Mấy chục năm rối ren biến động rồi đến khi giải phóng, cải cách mởcửa, đời sống toàn dân khấm khá lên, cái gì cũng biến chuyển đổi thay,danh tiếng của ông nội dù không còn vang dội như khi trước, song vẫnđược lưu truyền, việc làm ăn tuy có buồn tẻ hơn nhưng vẫn đủ cho cả nhàăn no mặc ấm. Thế nên so với phần lớn những người cùng trang lứa, bố tôi cũng coi như được sinh ra trong sung túc, không phải lo chuyện cơm ănnước uống, xuất thân trong sạch.

Trong ấn tượng của tôi, ông nội rất mực hiền từ, lại kiệm lời. Hoặccũng có thể nói mọi người trong gia đình tôi đều thích sự tĩnh lặng, ông nội, bà nội, mẹ tôi và tôi. Bởi không thích ồn ào, nên trong nhà cũngít khách ghé qua, ba thế hệ cùng ngồi ăn cơm, không gian trầm tĩnh đếnlạ lùng.

Thật ra ông nội cũng có phương diện khiến cho người khác cảm thấy ông rất nhiệt tình, khi may xường xám, ông chăm chú tới mức hoàn toàn quênmất bản thân. Sau cải cách mở cửa, nghề may áo dài xường xám ngày càngsuy thoái, thông thường đơn đặt hàng phần lớn đều đến từ mấy tiệm rượuhay xưởng phim, kiểu dáng đơn điệu nên không cần đến ý tưởng sáng tạonào. Dù vậy, ông nội vẫn bận bịu như trước, hàng ngày trừ những lúc ănuống, ngủ nghỉ ra, thời gian rảnh ông đều ngồi trước khung cửa nhỏ trênlầu, đeo kính lão, bận bịu với từng đường kim mũi chỉ, để rồi trongchiếc tủ kính lớn bên ngoài cửa hiệu, treo đầy những tấm áo dài xườngxám ông may mà chẳng hề bán nổi.

Sau khi mẹ ra đi, tôi vẫn luôn tưởng rằng mình sẽ sống lặng lẽ cùngông bà nội như vậy đến già. Nhưng kỳ lạ là một đêm nọ, ông nội đột nhiên vứt lại hai bà cháu tôi, biến mất tăm mất tích không để lại đến một lời nhắn nhủ, từ đó về sau thì bặt vô âm tín.

Mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi thường cảm thấy buồn bực không sao lý giải nổi, cái ký ức vụn vỡ nhưng lại hết sức rõ ràng của thời ấu thơ ấy cứ phát đi phát lại trong trí nhớ, lần nào cũng gợi lên những cơn sónglòng mà tôi đã muốn dập tắt. Ký ức vốn lạ lùng và ngang bướng vậy đấy,càng muốn quên đi thì càng nhớ hết sức rõ ràng, thế nên tôi chẳng baogiờ bắt được bản thân mình thôi nhớ đến ông. Những hình ảnh thường xuấthiện nhất trước mắt tôi là dáng hình ông nội, hiền từ và hòa nhã, trênkhóe môi thường trực nụ cười khoan dung độ lượng nhưng nhạt nhòa, như có như không.

Đêm nay trời lại nổi gió, tôi ngồi ngẩn người nhìn góc phố vắng tanh, cực kỳ buồn chán. Cả ngày hôm nay không nhận được đơn đặt hàng nào,đáng lẽ có thể đóng cửa hiệu sớm hơn một chút, nhưng về nhà thì cũngkhông ngủ được ngay, rồi lại xem ti vi để giết thời gian. Cùng là ngồingây ra như vậy, thì tôi thích việc ở lại cửa hàng thiết kế mấy kiểudáng áo dài mới hơn. Nhưng không biết vì sao mà làm mãi vẫn không khơigợi được chút cảm hứng nào, cây bút trong tay cứ đi theo những đường vẽmột cách máy móc. Cuối cùng tôi đành quăng bút xuống rồi tựa đầu vào ghế mây, đến khi xương cốt cũng gào lên những tiếng kêu la vì cô đơn buồnchán, tiếng chuông điện thoại ma mị lúc nửa đêm chợt vang lên, huyệtthái dương của tôi cũng nhảy thót lên kinh sợ.

"Tiểu Ảnh, tối mai đến nhà mình ăn cơm nhé, sinh nhật mẹ mình, bà ấynhớ cậu lắm đấy!". Bên kia đầu dây là Hà Thanh Lâm, cô bạn cùng lớp,đồng thời là bạn thân nhất của tôi. Con nha đầu này suốt ngày điên điêndại dại, thích nhảy nhót chơi đùa ồn ã, hình như bị thiếu mất hai dâythần kinh có tên "yên tĩnh" và "buồn phiền". Cô ấy vui vẻ tới mức khiếncho những người bạn xung quanh cũng phải vui lây, so với tôi thì đúng là hai thái cực khác biệt. Có lẽ cũng vì như vậy, nên khi kết bạn, ngoàiviệc cảm thấy hứng thú ra, còn là một hình thức bổ sung cho nhau nữa,tôi tìm thấy những tế bào bị thiếu của mình ở cô ấy.

Tôi còn chưa hỏi gì, Hà Thanh Lâm đã nói liên tằng tằng, hệt như mộtkhẩu súng liên thanh khai hỏa, bao nhiêu lần làm trò cười cho thiên hạrồi mà bản tính vẫn không thể nào thay đổi được.

"Được rồi, được rồi! Ngày mai mình sẽ đóng cửa sớm rồi ghé qua!".Đúng là không thể xem thường uy lực của súng liên thanh, một loạt đạn đã quét sạch sành sanh sự buồn chán sắp lên nấm mốc của tôi rồi. Tôi mỉmcười nhận lời cô ấy.

"Nhớ đấy nhé, không được đến muộn, đừng có sát giờ rồi mới kiếm cớnày cớ nọ để không đến, còn nữa... Ừm, khi nào nhớ ra mình sẽ nói vớicậu, dù sao thì ngày mai cậu nhất định sẽ đến đúng không? Ừm, trước tiên cứ thế đã, mình đi tắm đây, gác máy nhé. Bye!".

Thanh âm cuối cùng còn chưa dứt đã nghe thấy tiếng điện thoại tút tút vang lên.

Tôi lắc đầu cười, đặt máy xuống, quay người lại nằm duỗi lưng ra ghếthở một hơi dài. Xem ra ngày hôm nay không buôn bán được gì rồi, giờchắc cũng đã mười giờ, đêm sẫm đen hơn mực, trên đường, đừng nói tớingười, ngay cả một bóng ma cũng không thấy, thế nên tôi đóng cửa hiệu ra về.

Do trận mưa lớn lúc ban ngày, khu vực này lại không phải là trung tâm thành phố, đường sá lâu ngày không được cải tạo nên ổ gà trên mặt đường ngập đầy nước, hết hố này đến hố khác, dưới ánh sáng của đèn đường,những ổ gà sáng lóa lên như mặt gương nối tiếp nhau, tạc khảm lẫn nhauđến tận cuối phố. Thời tiết thế này quả thực khiến người ta không muốnbước chân ra khỏi cửa.

Tôi dọn dẹp xong những thứ trong tủ kính, đúng lúc đang định kéo cửaxuống thì khóe mắt chợt lóe lên, phát hiện ra một cô gái đang đứngnghiêm trang dưới gốc cây trước cửa hàng. Đó là một người con gái chừngba mươi tuổi, tay cầm túi, trên người mặc chiếc áo dài xường xám maytheo lối truyền thống, màu trắng tương phản hẳn với bóng tối xung quanh. Thân áo không có một chút hoa văn nào, màu trắng trơn như vậy khiếnngười khác không khỏi cảm thấy đơn điệu, nhưng cô gái ấy mặc trông cựckỳ trang nhã, đến bản thân tôi cũng cảm thấy nếu như điểm xuyết thêm một chút gì lên đó cũng sẽ phá hỏng đi vẻ thanh nhã ấy. Bộ áo dài này không hiểu sao nhìn rất quen, song tôi biết nó tuyệt đối không phải do mìnhmay, bởi nếu như tôi may áo xường xám trơn, thì thế nào cũng sẽ chọn hoa chìm để tránh bị cứng nhắc. Từ trước đến nay tôi chưa từng nghi ngờ vềkhả năng thiết kế của mình, nhưng khi đứng trước bộ áo dài này tôi mớibiết, bản thân mình quá là hời hợt, trong nghề này mình cũng mới chỉthuộc dạng nhập môn mà thôi. Khi tôi còn đang ngẩn ra đó, cô ta đã uyểnchuyển bước về phía tôi.

"Chào cô Lý, tôi có thể vào trong không?". Người phụ nữ đó nhìn tôimỉm cười, để lộ ra hàm răng trắng sáng như màu áo. Cô ta gọi thẳng họcủa tôi, rõ ràng là đã được bạn bè giới thiệu đến đây.

Tôi gật gật đầu, tránh sang một bên để cô ta đi vào trong cửa hiệu.

Người đó đi thẳng đến quầy, đặt món đồ trong tay lên trên bàn, sau đó nhìn tôi nói:

"Tôi có một tấm áo bị hỏng, cô có thể may lại giúp tôi không?".

Đôi mắt người này không to lắm nhưng quyến rũ một cách lạ thường, đầu mày cuối mắt đều chứa chan vẻ phong tình, một gợn sóng trong đôi mắtcũng khiến người khác cảm thấy cực kỳ dễ chịu.

Cô ta chầm chậm mở chiếc túi ra, khi đó tôi mới nhìn rõ chiếc túiđược khâu bằng vải nhung màu cà phê đậm, kiểu dáng trông cách biệt mộttrời một vực với khí chất cao quý của người mang nó, có lẽ thức đồ bêntrong cũng chẳng có gì quý giá, nên mới được đưa ra một cách tùy tiệnthế này.

Tay cô ta đầy đặn nhưng linh hoạt, lại còn được chăm sóc rất tốt, sáng bóng một màu trắng muốt khỏe mạnh.

Ngay sau đó, một tấm áo dài xường xám màu xanh sẫm xuất hiện trướcmắt tôi. Nụ cười vẫn luôn thường trực ở khóe môi, người ấy lấy tấm áo ra đưa cho tôi một cách cực kỳ cẩn thận.

Tôi đưa tay đón lấy, chiếc áo được dệt bằng lụa xa tanh tơ tằm, cầmtrên tay có cảm giác mềm mại như nước. Tay lỡ, xung quanh gấu viền hoa,ngực áo là một đóa uất kim hương được thêu tay bằng chỉ màu, cửa tay cóhoa dây thêu nổi, tay nghề tinh xảo, hoa văn chìm thoáng ẩn hiện đườngchỉ kim tuyến, càng tôn thêm vẻ sang trọng của chiếc áo. Khuy trên cùngcủa tấm kỳ bào là một viên ngọc trai trông cực kỳ tinh tế, kích cỡ viênngọc trai đó chừng bằng móng tay út, màu hơi ngả vàng, nhìn qua đã biếtlà cổ vật.

"Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào!".

Tôi thốt lên kinh ngạc, một luồng hơi lạnh chạy từ đáy tim lên đỉnh não.

Làm trong nghề này, chỉ cần lâu năm một chút thì không ai là khôngbiết tấm "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào". Từ nhỏ tôi đã được nghe ôngnội nhắc nhiều lần về chuyện "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào", tới mứcban đầu còn sợ hãi, sau này trở nên bình thản. Tới khi lớn lên rồi đihọc, tôi thậm chí còn chẳng tin vào câu chuyện truyền miệng ly kỳ đó,cũng không tin rằng có tấm kỳ bào cổ như vậy trên đời. Thế mà giờ đâyđột nhiên lại nhìn thấy nó giữa lúc đêm khuya thanh vắng này, những chitiết liên quan tới câu chuyện lưu truyền dân gian kia bỗng hiện về từngli từng tí, khiến tôi không khỏi nổi da gà. Tuy nhiên nỗi sợ hãi đó cũng chỉ thoáng sượt qua, tôi nhanh chóng lấy lại được sự bình tĩnh củamình.

Tôi chưa từng trông thấy tấm "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" này,chỉ có điều kiểu dáng của nó đã hằn sâu vào trí não, vì câu chuyện đượcông nội kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần, thế nên muốn quên cũngkhó. Lai lịch cái tên "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" xuất phát từ địađiểm và cảnh trí thời gian lúc đó.

Chuyện kể rằng có một tiểu thư con nhà giàu vì không thể lấy đượcngười mình yêu, cuối cùng đã nhảy xuống sông Tần Hoài [3] tự vẫn giữađêm khuya. Tấm áo xường xám này chính là tấm áo nàng mặc lúc tự tận. Khi đó hai bên bờ sông Tần Hoài ánh đèn [4] loang loáng, đuốc trên cácthuyền cá lập lòe, tiếng người huyên náo, nhưng không ngăn được bi kịchđó xảy ra. Còn chữ "Thanh" tức là triều đại nhà Thanh, thực ra khi ấy đã là đầu thời kỳ Dân quốc, chỉ có điều có một nhóm học giả tuổi cao, nhất là những người Mãn vì tiếc nhớ triều đại nhà Thanh nên vẫn để tóc đuôisam dài sau gáy. Nỗi lòng luyến tiếc đó còn được thể hiện cả trên trangphục, vậy nên người ta mới miễn cưỡng cho thêm cả một chữ Thanh vào têngọi của tấm áo này, cũng từ đây tên gọi "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" ra đời. Thực ra khi đó chiếc áo xường xám này cũng chẳng có gì đặcbiệt. Tuy nhiên, sau khi nhà đó chôn cất vị tiểu thư ấy xong, vẫn giữlại tấm áo có viên ngọc trai ở khuy cổ ấy, hoặc vì thời đó ngọc trai vẫn còn được coi là có giá, hoặc vì nhà họ thương tiếc con quá nên lưu lạilàm kỷ niệm. Vì hai chị em khi còn sống vẫn thân thiết với nhau, nênchiếc áo được đưa cho người em gái của nàng ấy.

[3] Con sông rộng nhất ở Nam Kinh, nổi tiếng với các chốn ăn chơi hai bên bờ

[4] Đăng ảnh

Ba năm sau, người em gái đi lấy chồng, song không ai để ý đến mộtđiều rằng ngày cưới lại chính là ngày mà ba năm trước đáng lẽ ra nàng ấy cũng xuất giá. Hôm đó, khi người em gái mặc lễ phụ cô dâu bước xuốngkhỏi kiệu hoa, bỗng bị một con ngựa điên từ đâu chạy tới giẫm chết ngaytại chỗ. Đám người đưa dâu trở nên hỗn loạn, con ngựa điên đá bay cảchiếc rương đựng của hổi môn. Tiếng gió nghe nức nở, thổi tung cả tơ gấm lụa là bên trong, trong cái đám hỗn độn đầy màu sắc ấy, nổi bật lên một màu xanh sẫm. Gió thổi mạnh hơn, tấm áo màu xanh sẫm đó bay bổng lênrồi rơi ngay xuống bên cạnh thi thể cô dâu, chính là tấm áo xường xámđược giữ lại từ ba năm trước. Người nào đã để tấm áo vào trong rươngđựng của hồi môn, điều này không ai rõ.

Một thầy bói mù trên phố nói chiếc áo ấy là vật mang điềm dữ, vì oánkhí của người chị gái còn quá mạnh, lại thêm việc hỷ của người em gáinên càng đậm sâu thêm, không được để lại trên trần thế nữa. Thế nêntrong ngày chôn cất người em gái, chiếc áo được chôn theo. Vốn chỉ làmột chiếc áo bình thường, nhưng vì liên quan đến hai câu chuyện ly kỳ,càng lan truyền nó càng được thêm thắt vào những chi tiết huyễn hoặc, ví dụ như được làm tinh xảo hiếm thấy trên đời, chất vải vô cùng sangtrọng, từn hoa văn chìm đều là các sợi chỉ bằng vàng...

Chừng mười năm sau, chiếc áo này lại bị bọn trộm mộ đào lên, rồi được một nhà buôn giàu có sưu tầm. Người con gái duy nhất của ông ta cũngchết một cách lạ lùng trong ngày cưới. Sau này chiếc áo tiếp tục đượcchuyển sang tay người khác, hễ trong nhà có con gái thì đều chết khi còn rất trẻ. Bởi vậy, nó trở thành một vật mang điềm dữ, trong giới làm kỳbào không ai là không biết. Thế nhưng vẫn có những người hiếu kỳ, chỉmuốn được nhìn thấy nó một lần. Liên quan đến truyền thuyết về chiếc áo, cũng có rất nhiều phiên bản khác nhau. Có người nói, vì oán hận giađình ngăn cản không cho kết hôn với người mình yêu, nên tiểu thư đó đốkỵ với tất cả những người yêu nhau, từ đó mới không ngừng xảy ra bi kịch tương tự. Cũng có người kể nỗi oán hận đó chính là oán hận người emgái, vì người mà cô em được gả cho chính là người mà cô chị đã yêuthương, thế nên mới xảy ra bi kịch trong chính ngày cưới... Đương nhiêncâu chuyện không chỉ có hai phiên bản nảy, chỉ là chúng nghe có vẻ dễtiếp nhận hơn những cái kia mà thôi. Tôi thì vẫn tin vào câu chuyện thứnhất, trong sâu thẳm lòng mình tôi vẫn cho rằng tình thân máu mủ luônsạch sẽ, không nỗi hận thù nào có thể làm vấy bẩn nó, còn tình yêu làthứ tình cảm thánh thần, thế nên sau khi người chị chết đi, người đànông mà nàng ấy yêu cũng sẽ sống một mình, làm sao có thể lấy người emgái được?

Vì bị ảnh hưởng của ông nội, từ nhỏ tôi đã rất tò mò về chiếc áo này. Bắt đầu từ ngày biết cắt may, tôi còn âm thầm làm mấy chiếc "Tần Hoàiđăng ảnh thanh kỳ bào" theo hình ảnh tưởng tượng hiện lên trong trí não. Sau này tôi đưa cho bà nội xem, hỏi có giống hay không, nhưng lần nàocũng bị bà mắng cho một trận. Lần cuối cùng, bà còn không nói một lời,dùng kéo cắt phăng chiếc áo tôi đưa. Bà nội là một người phụ nữ tính nết dịu dàng, hàng ngày chỉ biết ăn chay niệm Phật. Còn nhớ năm tôi mườilăm tuổi, khi ông nội mất tích, không hề thấy bà có xáo động tình cảm gì lớn, cũng không dám hỏi vì sao, sau này tôi vẫn lặng lẽ may những tấm"Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" và treo trong cửa hiệu để thưởng thứcmột mình.

Thực ra theo lời bà nội thì ông tôi cũng chưa từng thấy tấm áo đó bao giờ, chỉ là có một sự cuồng nhiệt với nó, gần như tới mức có thể quênăn quên ngủ. Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, ông lại may kỳ bào, mà mỗitấm kỳ bào ông làm ra đều thấp thoáng tới bảy tám phần hình dáng củachiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" đó. Khi ấy, trên ba giá treo đồtrong cửa hiệu tràn ngập những chiếc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào".Ông làm chỉ để cho mình ngắm, người khác có trả giá cao đến mấy cũngkhông chịu bán, thế nên khi đó dù danh tiếng của ông trong nghề này vẫncòn vang dội, song chi tiêu của gia đình cũng chẳng lấy gì làm rộng rãi. Sau này ông đóng cửa hàng, chỉ nhận đơn cắt may trên căn gác nhỏ ở nhàmình, khi có thời gian rảnh rỗi ông vẫn tiếp tục duy trì niềm hứng thúấy, tới nỗi những tấm kỳ bào cũng tích tụ lại nhiều hơn. Vậy mà bà nộicũng chưa từng oán trách ông đến một lần, vẫn thực hiện bổn phận của một người vợ chăm sóc ông từng li từng tí. Nhưng một năm sau ngày ông đi,bà gom tất cả đồ đạc của ông cùng những tấm kỳ bào đó đốt sạch sànhsanh. Tôi biết, bà yêu ông sâu sắc nhưng cũng hận ông. Từ đó trở đi,không bao giờ bà cho phép tôi nhắc đến ông trước mặt mình nữa.

Tôi lật giở kỹ càng tấm áo xường xám mà người phụ nữ đó mang đến,cũng không phát hiện ra bất cứ chỗ nào bị hỏng. Còn đang nghi hoặc, côta đã đưa tay ra cầm lấy tấm kỳ bào, đầu ngón tay lướt qua mu bàn taytôi lạnh như băng, dù đang là tiết hạ nhưng khi bất ngờ tiếp xúc với hơi lạnh đó, tôi vẫn bất giác rùng mình. Cô ta trong thấy liền mỉm cười,giải thích bằng chất giọng hết sức nhẹ nhàng:

"Tay tôi bốn mùa đều lạnh như băng, bác sỹ nói vì khí huyết không tốt nên mới vậy, là do năm đó tôi sinh con suýt nữa thì băng huyết nên đểlại mầm bệnh. Làm đàn bà đúng là chẳng dễ dàng gì!".

"Ồ, đúng vậy. Nhưng chị xem chiếc áo này có vấn đề gì đâu? Tôi xem nãy giờ, thấy nó vẫn còn rất tốt mà".

Trên mặt tôi là một nụ cười cực kỳ chuyên nghiệp, song không để lọttai những lời chị ta nói về bệnh tật của mình. Những người kiểu nàykhông phải là hiếm, dù tuổi tác chưa phải là nhiều nhưng lại hay kểchuyện, có khi chỉ một chủ đề nhỏ thôi mà bọn họ cũng có thể kéo ranhững câu chuyện dài cả mười tám nghìn dặm. Không cần bạn hỏi, một mìnhhọ cũng sẽ lôi hết ngóc ngách trong nhà mình ra mà kể.

"Ôi, xem tôi này, thật là xấu hổ quá, làm mất thời gian của cô Lý.Đây, cô nhìn xem! Đường chỉ dưới nách bị bật rồi, tôi sợ nếu tự mìnhkhâu sẽ không được phẳng, lại xấu đi mất".

Tôi nhận lại chiếc áo, quả đúng là dưới nách bị tuột chỉ chừng 2 tấc, nhưng nếu không đưa tay lên thì cũng không thể nào nhìn thấy. Đoạn chỉbị đứt có màu vàng sáp, rõ ràng chiếc áo khá cũ rồi, đầu chỉ hơi xơ ra,giống như đã bị tuột từ lâu lắm. Tôi viết hóa đơn xong đưa cho người phụ nữ đó:

"Một vết nhỏ thôi, ngày mai là chị qua lấy được. Tuy nhiên phải đến sơm một chút, vì ngày mai tôi sẽ đóng cửa sớm".

"Cô Lý, hết bao nhiêu tiền?". Chị ta mở ví, rút ra một tờ năm mươi tệ.

"Không cần đâu, ở hiệu của tôi hễ sửa xường xám đều được miễn phí".Tôi chỉ lên quy định ghi bên cạnh bảng giá trên tường rồi nói với chịta.

"Vậy thì cảm ơn cô Lý, tôi đi nhé!", nói rồi người phụ nữ đó quay người bước đi.

Tôi thở phào một tiếng rồi đặt tấm kỳ bào vào trong ngăn kéo, sau đó đóng cửa hàng.

Khi đi ra khỏi cửa, tôi nhìn hai đầu phố theo thói quen, chỉ thấy hai phía đều vắng tanh không một bóng người. Cửa hiệu của tôi nằm chínhgiữa phố, từ đây đi đến ngã rẽ ở hai đầu ít nhất cũng phải năm trăm mét. Từ lúc đóng cửa xong đi ra đây cũng chỉ mất tới hai phút là cùng, bướcđi của người phụ nữ đó cũng không lấy gì làm nhanh, vậy mà đã mất tămchỉ trong chớp mắt.

Gió thổi khiến cho những tán cây hai bên đường kêu lên xào xạc, loáng thoáng có tiếng giày cao gót vang lên lộc cộc, nghe phát sợ trong đêmkhuya thanh vắng. Tôi hơi hoảng hốt, hơi run.

"Lý Ảnh, đóng cửa rồi à? Hôm nay buôn bán chán quá! Cả ngày được cómột ngàn tệ, cứ kiểu này sắp phải uống gió tây bắc mà sống rồi".

Tiểu Lý ở cửa hàng quà lưu niệm sát vách cũng đang khóa cửa lên tiếng chào tôi. Trong đêm khuya thanh vắng thế này, có thêm một người để nóichuyện cũng sinh động hơn nhiều.

Tôi cười đáp: "Hôm nay cũng tệ thật! Nhưng cô cũng phải biết là mộtngày mưa thế này mà kiếm được một ngàn tệ là tốt lắm rồi. Hôm nay tôicũng đóng cửa sớm hơn một chút, hôm qua ngủ không ngon, mệt chết điđược!". Tôi khẽ lắc đầu rồi lại nghiêng tai lắng nghe, ngoài tiếng gióthổi trên lá cây ra thì đâu đó vẫn còn tiếng giày cao gót. Tôi đành phải tự an ủi mình rằng chắc chắn là vì đêm qua không được nghỉ nên mới sinh ra ảo giác thôi.


/27

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status