Từ Phong đã nghĩ oan cho Phùng lão, thực tế ông không hề lấy trộm thanh côn thần, mặc dù trong lòng rất muốn lấy nó nhưng Từ Phong không hé răng nói một chút gì về nó nên ông cũng đành chịu. Hiện tại Phùng lão đang ở nhà của Đặng Tất.
Lúc Phùng lão tới thì bắt gặp Đặng Tất đang luyện công với siêu đao. Đặng Tất ở trần, để lộ ra thân thể cường tráng với cơ bắp rắn chắc. Tuy tuổi đã ngoài tứ tuần nhưng đao pháp vẫn vô cùng dũng mãnh, động tác dứt khoát, uyển chuyển nhưng tràn đầy uy lực. Trong lòng Phùng lão không khỏi tấm tắc, thầm khen ngợi: “Không hổ danh là con cháu của Bá Tĩnh, đao pháp lợi hại phi thường, ngay cả Lôi Long Đao phức tạp như vậy mà vẫn có thể kết hợp với võ công của Đặng gia một cách thần diệu.”
Đặng Tất luyện đao quên cả mọi thứ diễn ra xung quanh, không phát hiện ra Phùng lão đang đứng yên lặng một bên xem. Ông luyện một lúc lâu, dường như đã thấm mệt bèn dừng động tác lại, dùng khăn lau mồ hôi, bấy giờ ông mới phát hiện ra Phùng lão. Một người ngoài thầm quan sát người khác luyện võ thường sẽ gây khó chịu cho đối phương, nhưng Đặng Tất không vì thế mà tức giận mà chỉ nhẹ nhàng lên tiếng rất lịch sự:
- Cháu chào bác, xin hỏi bác ghé vào nhà cháu có việc gì không hay chỉ là tình cờ đi ngang qua ạ?
Phùng lão bỗng ngẩn ra, trong mắt hiện lên vẻ tán thưởng. Đúng là một cao thủ đích thực, Đặng Tất đã cảm nhận được ông không hề có chút địch ý nào nên mới thản nhiên tiếp tục tập luyện lâu như vậy. Hai người cứ đứng yên đối mắt nhìn nhau như vậy. Thế rồi ngay sau đó, Phùng lão chợt nhớ ra mục đích của mình khi đến đây, ánh mắt ông trầm xuống, mở miệng đáp:
- A, thật ra lão đến đây là làm theo di ngôn của sư đệ lão lúc lâm chung... Ừm, lão có chuyện không biết có nên thông báo cho ngài hay không nữa.
Đặng Tất nghe vậy thì giật mình, có lẽ ông mường tượng ra được điều gì đấy không hay, vội vàng hỏi:
- Di ngôn ạ? Chẳng hay danh tính sư đệ của bác là gì ạ?
Phùng lão chậm rãi đáp lời, giọng nói có phần thê lương:
- Sư đệ của lão họ Trần, tên là Thì Kiến.
“Họ Trần, tên Thì Kiến”, mấy tiếng này lọt vào tai Đặng Tất nhưng sét đánh ngang tai khiến ông ta chấn động toàn thân. Ông nhìn Phùng lão với ánh mắt hoang mang, không tin nổi những gì vừa nghe được. Ông hỏi lại:
- Bác nói, Trần lão đã qua đời rồi sao?
Phùng Sĩ Chu lặng lẽ gật đầu.
Có được câu trả lời, Đặng Tất sững sờ, nhất thời không nói lên lời. Mặc dù tuổi tác của Thì Kiến và ông cách nhau rất xa nhưng hai người là bạn tâm giao đã nhiều năm. Chính vì thế, khi ông nghe tin Trần lão đã qua đời thì phản ứng đầu tiên là hoảng hốt, rồi xác nhận đó là sự thật thì trong lòng vô cùng buồn bã và thương tiếc. Không gian chìm vào yên lặng. Giữa lúc này, một tiếng trẻ con vang lên:
- Cha đây rồi! Con tìm cha mãi!
Phùng lão và Đặng Tất đồng thời quay lại, chỉ thấy từ trong hành lang gần đó, một cậu bé chừng mười đến mười hai tuổi đang ôm một cuốn sách trong tay chạy nhanh tới. Đặng Tất từ tốn nói:
- Dung! Cha đã dặn con bao nhiêu lần rồi, đàn ông con trai làm việc gì cũng không được hấp tấp, vội vàng.
- Dạ, con quên mất!
Cậu bé gãi đầu gãi tai tỏ vẻ xấu hổ.
Phùng lão cũng nhận ra đây là Đặng Dung – con trai của Đặng Tất, cũng là người mà sư đệ ông xem như đệ tử. Ông bèn quan sát cậu bé phía trước kĩ hơn. Mày kiếm, mắt sáng; gương mặt trẻ thơ có chút non nớt nhưng cũng đã toát lên vẻ cương nghị, rắn rỏi; tóc đen búi thành một chỏm nhỏ trên đỉnh đầu. Đặng Dung không đeo ngọc gì nhiều, chỉ búi đơn giản bằng một thanh nhỏ, từ đấy có thể nhận thấy cậu bé hoàn toàn không có dáng vẻ của một công tử nhà quan chỉ biết hưởng thụ. Tuy cậu bé chạy rất nhanh nhưng hơi thở không hề gấp gáp, hơn nữa tuổi lại còn nhỏ, xem ra căn cơ võ học cũng rất khá.
Đặng Dung nhận ra Phùng lão đang nhìn chằm chằm mình thì gập người “cháu chào ông ạ!” rồi quay sang cha mình hỏi:
- Cha, ông ấy là ai vậy ạ?
Đặng Tất đáp:
- À, ông ấy là sư huynh của bác Trần Thì Kiến đấy con. Ông ấy tên là Phùng Sĩ Chu.
Đặng Dung lại chào Phùng lão. Phùng lão mỉm cười tỏ vẻ hài lòng, gật đầu:
- Cháu ngoan lắm!
Đặng Tất chợt nói:
- À phải, con tìm cha là có việc gì không?
Đặng Dung vỗ trán sực nhớ ra. Cậu mở quyển sách ra, lật đến một trang nào đấy và hỏi cha mình, thần sắc rất chăm chú:
- Cha, cha giảng giúp con chỗ này với. Con suy nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu hết được ý tứ của nó. Thế nào là....?
Đặng Tất mỉm cười, chậm rãi giải thích:
- Cái gọi là... cũng chính là.....
Phùng Sĩ Chu ngồi một bên yên lặng nghe hai cha con Đặng Tất nói với nhau chuyện học hành. Ông thực sự ngạc nhiên trước sự uyên bác của Đặng Tất cũng như kiến thức của Đặng Dung. Mới chỉ chừng này tuổi thôi mà cậu nhóc đã tìm hiểu những vấn đề mà rất nhiều kẻ tự nhận là văn nhân cũng không thể hiểu rõ được.
Quả đúng như Trần lão đã nói, Đặng Dung quả là nhân tài, học gì cũng đều rất nhanh, tư chất có phần còn hơn cả Vô Tướng. Đặng Tất giảng giải trong chốc lát, khuôn mặt cậu bé từ cau có nhăn mày chuyển sang tươi cười rạng rỡ, cười đầy vui sướng:
- A hay quá, con đã hiểu hết cả rồi, cảm ơn cha nhiều lắm.
Ngắm gương mặt trẻ thơ lanh lợi thông minh của Đặng Dung, Phùng lão càng lúc càng cảm thấy thích thằng bé này, thậm chí ông cũng nảy sinh ý muốn thu nhận cậu làm đệ tử. Chỉ đáng tiếc, sư đệ ông đã có ý nhận nó làm đệ tử trước mất rồi.
Tuy rằng không phải vì thế mà ông không thể thu cậu bé làm đệ tử, nhưng võ học bản môn bác đại tinh thâm, mỗi một bộ tâm pháp đều chứa đựng vô vàn huyền cơ lẫn tinh túy của võ học trong đó, riêng mỗi một bộ thôi có khi phải mất cả đời mới luyện thành. Kể từ lúc sư tổ khai tông lập phái, duy chỉ sư công của ông với tài năng thiên bẩm mới tu tập được cả hai. Nếu bắt Đặng Dung học cùng lúc cả tuyệt học của ông và Trần lão thì quả là vượt quá sức của nó.
“Ôi, biết bao giờ mới tìm thấy được một đệ tử có tư chất tuyệt với như Đặng Dung cơ chứ.” Phùng lão thầm thở dài.
…
Phùng lão ở lại nhà Đặng Tất hai ngày, ngoài đưa bí kíp tuyệt học võ công của Trần Thì Kiến truyền lại cho Đặng Dung, ông cũng hướng dẫn Đặng Dung thêm nhiều điều hay của võ để trợ giúp tăng cường nội lực của Đặng Dung nhanh hơn cũng như quá trình luyện công được tốt hơn.
bằng vào thiên phú võ học của bản thân, cậu nhóc lập tức có thể làm theo một cách cực kỳ chuẩn xác những gì mà Phùng lão đã hướng dẫn trước đó. Ông lại thêm một lần âm thầm nuối tiếc mình đã chậm một bước so với sư đệ.
Hai ngày sau, ông mang theo sự nuối tiếc quay trở về kinh thành Thăng Long.
Trên đường trở về, Phùng lão ghé vào một thôn xóm nhỏ để nghỉ chân. Bắt gặp khung cảnh người dân làm ăn nhộn nhịp, cười nói vui vẻ, trong lòng ông không khỏi vui lây, nỗi buồn về cái chết của sư đệ cũng tạm thời lắng xuống. Ông hỏi một người phụ nữ cũng đi cùng đường:
- Này cháu, cho ta hỏi một chút, thôn này có tên là gì vậy?
Người phụ nữ đó dừng lại quan sát ông rồi trả lời:
- Thưa bác, thôn này là Kẻ Chàm (Kẻ Cham).
- Ra đây là thôn Kẻ Chàm.
Ông hỏi tiếp:
- Lúc nãy đi trên đường, lão nghe nhiều người bàn tán với nhau gì mà “thật may mắn” và “trâu” gì gì đấy mà không hiểu? Cháu có thể giải thích cho lão được không?
Người phụ nữ không vì thế mà tỏ ra phiền lòng, mà tươi cười niềm nở trả lời ông:
- Chắc bác là người nơi khác mới đến nên không biết, chả là thế này, hôm qua, trong làng có hai con trâu mộng bỗng nhiên không hiểu vì sao nổi điên, lao vào nhau húc túi bụi, ai nấy đều sợ hãi dạt cả ra, không dám ngăn chúng lại.
Nàng ta kể với giọng rất hứng thú:
- Giữa lúc nguy cấp chưa biết làm sao thì có ông Khoáng nhảy vào giữa hai con trâu mộng dùng hay tay ghì sừng của chúng xuống, co lại quắp chặt lấy, rồi hạ người xuống đè lên, ông ấy cứ giữ nguyên như thế cho đến khi hai con trâu không còn sức cựa quậy nữa mới thôi. Khi ông ấy buông tay thì hai con trâu nằm gục xuống, không thể đứng dậy nổi nữa
Phùng lão nghe mà giật mình, chuyện người đánh trâu không phải hiếm gặp nhưng một người vật ngã hai con trâu mộng bằng tay không thì đúng là hiếm có, nhất định ông phải gặp người này. Ông bèn hỏi:
- Thế ông Khoáng đó là ai, cháu nói cho lão biết đi.
Người phụ nữ nọ đáp:
- Dạ người đấy là Lê Khoáng.
"Lê Khoáng? Có một cao nhân sống ở đây như vậy sao trước giờ mình chưa nghe qua nhỉ?" Phùng lão trong lòng có chút hiếu kỳ, nên hỏi đường nàng ta:
- Lão có thể tìm thấy ông ấy ở đâu?
Nàng ta chỉ tay về phía trước và nói:
- Bác cứ đi thẳng tới một đoạn nữa, sau đó rẽ phải ở ngõ thứ ba, đến đây bác sẽ thấy một cái nhà khá to, đó là nhà bác cần tìm đấy. Nếu không tìm thấy bác cứ hỏi những người xung quanh nhà của bác Lê Đinh là họ chỉ ngay, ở đây ai cũng biết bác ấy cả.
- Ồ, cám ơn cháu nhé.
Phùng cứ theo chỉ dẫn mà tìm đến nơi.
Nhà của Lê Đinh theo như lời người phụ nữ kia nói quả nhiên là vô cùng nổi bật. Một ngôi nhà to lớn thế này khó trách tất cả những người xung quanh đều không thể không biết. Tuy không hoành tráng, sang trọng như thủ phủ ở kinh thành, nhưng khí thế chẳng hề thua kém. Hai bên cửa lớn là hai con trụ bằng đá đen khảm những hoa văn cổ xưa, tất cả tạo nên vẻ uy nghi cùng khí thế cho tòa nhà.
Phùng lão quanh quẩn qua lại bên ngoài nhà họ Lê quan sát. Một người nam đi trên đường thấy lạ, bèn đến gần. Anh ta hỏi:
- Xin hỏi sao bác cứ đi qua lại trước nhà Lê gia vậy? Bác có việc gì ạ?
Phùng lão lắc đầu cười đáp:
- Không, không có gì đâu, lão đi ngang qua, thấy nhà này rất đẹp, nên dừng lại để ngắm, nhìn có chút thất thần, ngôi nhà toát lên ngạo khí hiếm có, không nỡ rời đi mà thôi.
- Bác quá khen. Nhà chúng tôi dù đẹp cũng chỉ là nhà của một hào trưởng, sao dám nhận mấy chữ “ngạo khí hiếm có” của bác. Câu này nếu đến tai các quan viên thì thật không hay cho lắm.
- Ồ, ta sơ ý quá, thật xin lỗi. A phải, vừa rồi cậu xưng hô là nhà chúng tôi, có nghĩa là cậu là người trong nhà này?
Người nọ hơi ngẩn ra, phát hiện mình vừa thành thật nói hớ hênh với một người lạ. Nhưng thấy rõ Phùng lão không hề có ý đồ xấu, ông ta gật đầu:
- Đúng vậy, tôi là người làm của Lê gia, tên Ngô Kinh.
"Két!" Cửa lớn của ngôi nhà bỗng được mở, rồi một đứa bé từ trong chạy ào ra, vừa chạy vừa cười như nắc nẻ, theo sau là một thiếu phụ, vẻ mặt giận dữ la mắng cậu bé:
- Lợi, con mau đứng lại cho mẹ, nếu không nghe lời mẹ thì mẹ cho ăn đòn đấy.
- Không... Hi hi...
Cậu bé không chịu nghe lời nàng ta, cứ chạy lung ta lung tung khắp nơi. Nàng ta cau mày, bước chân thoăn thoắt, loáng cái đã bắt được. Nàng đập vào mông cậu bé một cái, mắng:
- Không dám nghe lời mẹ hả, hư này! Xem mẹ làm thế nào phạt con!
Đứa trẻ không những không khóc mà còn cười toe toét, giãy dụa đòi xuống đất.
- Ngọc Thương, nàng đừng quá nghiêm khắc với Lợi quá, nó còn nhỏ mà.
Tiếng nói trầm trầm vang lên ở phía sau cánh cửa, và một người đàn ông có phong thái đường hoàng bước ra.
Lúc Phùng lão tới thì bắt gặp Đặng Tất đang luyện công với siêu đao. Đặng Tất ở trần, để lộ ra thân thể cường tráng với cơ bắp rắn chắc. Tuy tuổi đã ngoài tứ tuần nhưng đao pháp vẫn vô cùng dũng mãnh, động tác dứt khoát, uyển chuyển nhưng tràn đầy uy lực. Trong lòng Phùng lão không khỏi tấm tắc, thầm khen ngợi: “Không hổ danh là con cháu của Bá Tĩnh, đao pháp lợi hại phi thường, ngay cả Lôi Long Đao phức tạp như vậy mà vẫn có thể kết hợp với võ công của Đặng gia một cách thần diệu.”
Đặng Tất luyện đao quên cả mọi thứ diễn ra xung quanh, không phát hiện ra Phùng lão đang đứng yên lặng một bên xem. Ông luyện một lúc lâu, dường như đã thấm mệt bèn dừng động tác lại, dùng khăn lau mồ hôi, bấy giờ ông mới phát hiện ra Phùng lão. Một người ngoài thầm quan sát người khác luyện võ thường sẽ gây khó chịu cho đối phương, nhưng Đặng Tất không vì thế mà tức giận mà chỉ nhẹ nhàng lên tiếng rất lịch sự:
- Cháu chào bác, xin hỏi bác ghé vào nhà cháu có việc gì không hay chỉ là tình cờ đi ngang qua ạ?
Phùng lão bỗng ngẩn ra, trong mắt hiện lên vẻ tán thưởng. Đúng là một cao thủ đích thực, Đặng Tất đã cảm nhận được ông không hề có chút địch ý nào nên mới thản nhiên tiếp tục tập luyện lâu như vậy. Hai người cứ đứng yên đối mắt nhìn nhau như vậy. Thế rồi ngay sau đó, Phùng lão chợt nhớ ra mục đích của mình khi đến đây, ánh mắt ông trầm xuống, mở miệng đáp:
- A, thật ra lão đến đây là làm theo di ngôn của sư đệ lão lúc lâm chung... Ừm, lão có chuyện không biết có nên thông báo cho ngài hay không nữa.
Đặng Tất nghe vậy thì giật mình, có lẽ ông mường tượng ra được điều gì đấy không hay, vội vàng hỏi:
- Di ngôn ạ? Chẳng hay danh tính sư đệ của bác là gì ạ?
Phùng lão chậm rãi đáp lời, giọng nói có phần thê lương:
- Sư đệ của lão họ Trần, tên là Thì Kiến.
“Họ Trần, tên Thì Kiến”, mấy tiếng này lọt vào tai Đặng Tất nhưng sét đánh ngang tai khiến ông ta chấn động toàn thân. Ông nhìn Phùng lão với ánh mắt hoang mang, không tin nổi những gì vừa nghe được. Ông hỏi lại:
- Bác nói, Trần lão đã qua đời rồi sao?
Phùng Sĩ Chu lặng lẽ gật đầu.
Có được câu trả lời, Đặng Tất sững sờ, nhất thời không nói lên lời. Mặc dù tuổi tác của Thì Kiến và ông cách nhau rất xa nhưng hai người là bạn tâm giao đã nhiều năm. Chính vì thế, khi ông nghe tin Trần lão đã qua đời thì phản ứng đầu tiên là hoảng hốt, rồi xác nhận đó là sự thật thì trong lòng vô cùng buồn bã và thương tiếc. Không gian chìm vào yên lặng. Giữa lúc này, một tiếng trẻ con vang lên:
- Cha đây rồi! Con tìm cha mãi!
Phùng lão và Đặng Tất đồng thời quay lại, chỉ thấy từ trong hành lang gần đó, một cậu bé chừng mười đến mười hai tuổi đang ôm một cuốn sách trong tay chạy nhanh tới. Đặng Tất từ tốn nói:
- Dung! Cha đã dặn con bao nhiêu lần rồi, đàn ông con trai làm việc gì cũng không được hấp tấp, vội vàng.
- Dạ, con quên mất!
Cậu bé gãi đầu gãi tai tỏ vẻ xấu hổ.
Phùng lão cũng nhận ra đây là Đặng Dung – con trai của Đặng Tất, cũng là người mà sư đệ ông xem như đệ tử. Ông bèn quan sát cậu bé phía trước kĩ hơn. Mày kiếm, mắt sáng; gương mặt trẻ thơ có chút non nớt nhưng cũng đã toát lên vẻ cương nghị, rắn rỏi; tóc đen búi thành một chỏm nhỏ trên đỉnh đầu. Đặng Dung không đeo ngọc gì nhiều, chỉ búi đơn giản bằng một thanh nhỏ, từ đấy có thể nhận thấy cậu bé hoàn toàn không có dáng vẻ của một công tử nhà quan chỉ biết hưởng thụ. Tuy cậu bé chạy rất nhanh nhưng hơi thở không hề gấp gáp, hơn nữa tuổi lại còn nhỏ, xem ra căn cơ võ học cũng rất khá.
Đặng Dung nhận ra Phùng lão đang nhìn chằm chằm mình thì gập người “cháu chào ông ạ!” rồi quay sang cha mình hỏi:
- Cha, ông ấy là ai vậy ạ?
Đặng Tất đáp:
- À, ông ấy là sư huynh của bác Trần Thì Kiến đấy con. Ông ấy tên là Phùng Sĩ Chu.
Đặng Dung lại chào Phùng lão. Phùng lão mỉm cười tỏ vẻ hài lòng, gật đầu:
- Cháu ngoan lắm!
Đặng Tất chợt nói:
- À phải, con tìm cha là có việc gì không?
Đặng Dung vỗ trán sực nhớ ra. Cậu mở quyển sách ra, lật đến một trang nào đấy và hỏi cha mình, thần sắc rất chăm chú:
- Cha, cha giảng giúp con chỗ này với. Con suy nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu hết được ý tứ của nó. Thế nào là....?
Đặng Tất mỉm cười, chậm rãi giải thích:
- Cái gọi là... cũng chính là.....
Phùng Sĩ Chu ngồi một bên yên lặng nghe hai cha con Đặng Tất nói với nhau chuyện học hành. Ông thực sự ngạc nhiên trước sự uyên bác của Đặng Tất cũng như kiến thức của Đặng Dung. Mới chỉ chừng này tuổi thôi mà cậu nhóc đã tìm hiểu những vấn đề mà rất nhiều kẻ tự nhận là văn nhân cũng không thể hiểu rõ được.
Quả đúng như Trần lão đã nói, Đặng Dung quả là nhân tài, học gì cũng đều rất nhanh, tư chất có phần còn hơn cả Vô Tướng. Đặng Tất giảng giải trong chốc lát, khuôn mặt cậu bé từ cau có nhăn mày chuyển sang tươi cười rạng rỡ, cười đầy vui sướng:
- A hay quá, con đã hiểu hết cả rồi, cảm ơn cha nhiều lắm.
Ngắm gương mặt trẻ thơ lanh lợi thông minh của Đặng Dung, Phùng lão càng lúc càng cảm thấy thích thằng bé này, thậm chí ông cũng nảy sinh ý muốn thu nhận cậu làm đệ tử. Chỉ đáng tiếc, sư đệ ông đã có ý nhận nó làm đệ tử trước mất rồi.
Tuy rằng không phải vì thế mà ông không thể thu cậu bé làm đệ tử, nhưng võ học bản môn bác đại tinh thâm, mỗi một bộ tâm pháp đều chứa đựng vô vàn huyền cơ lẫn tinh túy của võ học trong đó, riêng mỗi một bộ thôi có khi phải mất cả đời mới luyện thành. Kể từ lúc sư tổ khai tông lập phái, duy chỉ sư công của ông với tài năng thiên bẩm mới tu tập được cả hai. Nếu bắt Đặng Dung học cùng lúc cả tuyệt học của ông và Trần lão thì quả là vượt quá sức của nó.
“Ôi, biết bao giờ mới tìm thấy được một đệ tử có tư chất tuyệt với như Đặng Dung cơ chứ.” Phùng lão thầm thở dài.
…
Phùng lão ở lại nhà Đặng Tất hai ngày, ngoài đưa bí kíp tuyệt học võ công của Trần Thì Kiến truyền lại cho Đặng Dung, ông cũng hướng dẫn Đặng Dung thêm nhiều điều hay của võ để trợ giúp tăng cường nội lực của Đặng Dung nhanh hơn cũng như quá trình luyện công được tốt hơn.
bằng vào thiên phú võ học của bản thân, cậu nhóc lập tức có thể làm theo một cách cực kỳ chuẩn xác những gì mà Phùng lão đã hướng dẫn trước đó. Ông lại thêm một lần âm thầm nuối tiếc mình đã chậm một bước so với sư đệ.
Hai ngày sau, ông mang theo sự nuối tiếc quay trở về kinh thành Thăng Long.
Trên đường trở về, Phùng lão ghé vào một thôn xóm nhỏ để nghỉ chân. Bắt gặp khung cảnh người dân làm ăn nhộn nhịp, cười nói vui vẻ, trong lòng ông không khỏi vui lây, nỗi buồn về cái chết của sư đệ cũng tạm thời lắng xuống. Ông hỏi một người phụ nữ cũng đi cùng đường:
- Này cháu, cho ta hỏi một chút, thôn này có tên là gì vậy?
Người phụ nữ đó dừng lại quan sát ông rồi trả lời:
- Thưa bác, thôn này là Kẻ Chàm (Kẻ Cham).
- Ra đây là thôn Kẻ Chàm.
Ông hỏi tiếp:
- Lúc nãy đi trên đường, lão nghe nhiều người bàn tán với nhau gì mà “thật may mắn” và “trâu” gì gì đấy mà không hiểu? Cháu có thể giải thích cho lão được không?
Người phụ nữ không vì thế mà tỏ ra phiền lòng, mà tươi cười niềm nở trả lời ông:
- Chắc bác là người nơi khác mới đến nên không biết, chả là thế này, hôm qua, trong làng có hai con trâu mộng bỗng nhiên không hiểu vì sao nổi điên, lao vào nhau húc túi bụi, ai nấy đều sợ hãi dạt cả ra, không dám ngăn chúng lại.
Nàng ta kể với giọng rất hứng thú:
- Giữa lúc nguy cấp chưa biết làm sao thì có ông Khoáng nhảy vào giữa hai con trâu mộng dùng hay tay ghì sừng của chúng xuống, co lại quắp chặt lấy, rồi hạ người xuống đè lên, ông ấy cứ giữ nguyên như thế cho đến khi hai con trâu không còn sức cựa quậy nữa mới thôi. Khi ông ấy buông tay thì hai con trâu nằm gục xuống, không thể đứng dậy nổi nữa
Phùng lão nghe mà giật mình, chuyện người đánh trâu không phải hiếm gặp nhưng một người vật ngã hai con trâu mộng bằng tay không thì đúng là hiếm có, nhất định ông phải gặp người này. Ông bèn hỏi:
- Thế ông Khoáng đó là ai, cháu nói cho lão biết đi.
Người phụ nữ nọ đáp:
- Dạ người đấy là Lê Khoáng.
"Lê Khoáng? Có một cao nhân sống ở đây như vậy sao trước giờ mình chưa nghe qua nhỉ?" Phùng lão trong lòng có chút hiếu kỳ, nên hỏi đường nàng ta:
- Lão có thể tìm thấy ông ấy ở đâu?
Nàng ta chỉ tay về phía trước và nói:
- Bác cứ đi thẳng tới một đoạn nữa, sau đó rẽ phải ở ngõ thứ ba, đến đây bác sẽ thấy một cái nhà khá to, đó là nhà bác cần tìm đấy. Nếu không tìm thấy bác cứ hỏi những người xung quanh nhà của bác Lê Đinh là họ chỉ ngay, ở đây ai cũng biết bác ấy cả.
- Ồ, cám ơn cháu nhé.
Phùng cứ theo chỉ dẫn mà tìm đến nơi.
Nhà của Lê Đinh theo như lời người phụ nữ kia nói quả nhiên là vô cùng nổi bật. Một ngôi nhà to lớn thế này khó trách tất cả những người xung quanh đều không thể không biết. Tuy không hoành tráng, sang trọng như thủ phủ ở kinh thành, nhưng khí thế chẳng hề thua kém. Hai bên cửa lớn là hai con trụ bằng đá đen khảm những hoa văn cổ xưa, tất cả tạo nên vẻ uy nghi cùng khí thế cho tòa nhà.
Phùng lão quanh quẩn qua lại bên ngoài nhà họ Lê quan sát. Một người nam đi trên đường thấy lạ, bèn đến gần. Anh ta hỏi:
- Xin hỏi sao bác cứ đi qua lại trước nhà Lê gia vậy? Bác có việc gì ạ?
Phùng lão lắc đầu cười đáp:
- Không, không có gì đâu, lão đi ngang qua, thấy nhà này rất đẹp, nên dừng lại để ngắm, nhìn có chút thất thần, ngôi nhà toát lên ngạo khí hiếm có, không nỡ rời đi mà thôi.
- Bác quá khen. Nhà chúng tôi dù đẹp cũng chỉ là nhà của một hào trưởng, sao dám nhận mấy chữ “ngạo khí hiếm có” của bác. Câu này nếu đến tai các quan viên thì thật không hay cho lắm.
- Ồ, ta sơ ý quá, thật xin lỗi. A phải, vừa rồi cậu xưng hô là nhà chúng tôi, có nghĩa là cậu là người trong nhà này?
Người nọ hơi ngẩn ra, phát hiện mình vừa thành thật nói hớ hênh với một người lạ. Nhưng thấy rõ Phùng lão không hề có ý đồ xấu, ông ta gật đầu:
- Đúng vậy, tôi là người làm của Lê gia, tên Ngô Kinh.
"Két!" Cửa lớn của ngôi nhà bỗng được mở, rồi một đứa bé từ trong chạy ào ra, vừa chạy vừa cười như nắc nẻ, theo sau là một thiếu phụ, vẻ mặt giận dữ la mắng cậu bé:
- Lợi, con mau đứng lại cho mẹ, nếu không nghe lời mẹ thì mẹ cho ăn đòn đấy.
- Không... Hi hi...
Cậu bé không chịu nghe lời nàng ta, cứ chạy lung ta lung tung khắp nơi. Nàng ta cau mày, bước chân thoăn thoắt, loáng cái đã bắt được. Nàng đập vào mông cậu bé một cái, mắng:
- Không dám nghe lời mẹ hả, hư này! Xem mẹ làm thế nào phạt con!
Đứa trẻ không những không khóc mà còn cười toe toét, giãy dụa đòi xuống đất.
- Ngọc Thương, nàng đừng quá nghiêm khắc với Lợi quá, nó còn nhỏ mà.
Tiếng nói trầm trầm vang lên ở phía sau cánh cửa, và một người đàn ông có phong thái đường hoàng bước ra.
/23
|