Chiến Thần Vương Gia - Lãnh Vương Phi

Chương 9 - Chương 9

/14


Mai Quế tay giữ vết thương trên đầu căm phẫn nhìn Vũ Nguyệt, con tiện nhân này dám đánh bà, đúng là điên mà. Đã như vậy bà cũng chẳng cần khách khí với nó.

Ngươi nghĩ mẫu thân ngươi tốt đẹp lắm sao, ả ta lòng lang dạ sói đầy đọa ta không ít. Ả ta chết sớm là đáng, còn bị con gái mình khắc chết nữa chứ. Nhưng mà ta chưa hả dạ, thù của ta còn chưa trả, nếu như ả không còn thì ta tính lên người ngươi, tất cả đều tính lên người ngươi. Mai Quế chỉ tay lớn tiếng mắng Vũ Nguyệt, bà ta còn hùng hổ mặc kệ vết thương trên đầu mà tiến gần đến người nàng.

Vũ Nguyệt khinh bỉ đạp cho bà ta một cước, nhưng dù sao bây giờ không phải thân thể của nàng, một cước nàng đạp cũng không lấy là bao sức lực. Mai Quế chỉ hơi bất ngờ ngã ngang ra thôi : Nực cười ! Điêu phụ*, ngươi đừng có ở đó ngậm máu phun người. Mẫu thân ta qua đời bao năm tự dưng nay lại lòi ra một mối thâm thù, ngươi bảo người khác tin là người khác phải tin à.

*Phụ nữ điêu ngoa

Lão phu nhân nhíu mày nhìn tình cảnh phía trước cảnh thấy rất đau đầu. Nháo tới nháo lui sẽ chẳng ra được chuyện gì tốt đẹp: Vũ Nguyệt chuyện của mẫu thân con ngày trước cũng đã qua lâu rồi đừng đào bới nữa. Còn hiện giờ ả ta là nô tì mà lại không tuân theo phép tắc, sự tình có liên quan đến con ta giao cho con xử lí ả ta không một ai được can thiệp. Mọi người lấy đó mà làm gương, là phận nô bộc thì phải làm tốt việc của mình nếu không kết cục ở trước mắt.

Ngưng một chút bà nói tiếp : Còn chuyện ăn uống của Đại tiểu thư, Lưu thị ngươi tìm người lo đi.

Vũ Nguyệt cười vui vẻ nhìn Mai Quế ngồi dưới đất, Lão phu nhân đúng là thiên vị Đại phu nhân, sợ Mai Quế sẽ nói ra Đại phu nhân sao. Nếu bà ta đã muốn thì nàng cũng không nháo nữa nhưng Mai Quế này nàng nhất định phải dày vò : Nếu đã vậy, cháu không làm phiền người nghỉ ngơi. Người đâu đem Mai Quế ra vả miệng cho ta, vả đến khi nào mõi tay thì thôi. Còn nữa phạt bà ta hai tháng lương bổng.

Mai Quế nghe đến hình phạt thì lắp bắp kinh hãi, bà ta suy nghĩ cùng lắm thì bị đuổi khỏi phủ cũng kím được một số tiền ở chỗ Đại phu nhân. Nếu không bị đuổi cũng chỉ bị đánh tiền vẫn sẽ có. Bà ta còn đang thất thần thì đã bị người khác lôi ra ngoài cửa vào viện Lão phu nhân tránh làm phiền người nghỉ ngơi.

Mọi người hôm nay có mặt được một phiên kinh hồn bạt vía, mà chuyện làm họ khiếp sợ nhất chính là Đại tiểu thư nhà mình té một cái đã không còn là ngốc tử nữa. Đương nhiên kẻ phàm phu tục tử tầm thường sẽ nghĩ là nhờ bị té mà nàng hết điên. Nhưng không phải ai cũng vậy, có vài người ánh mắt nhìn Vũ Nguyệt nay đã khác trước.

Ném cho Tú ma ma bên cạnh một ánh mắt, Đại phu nhân mới rời đi, Mai Quế tốt nhất là nên biết điều nếu không bà ta sẽ chẳng có kết cuộc tốt. Nộ khí trong người không chỗ phát tán khiến cho lòng ngực Đại phu nhân thật khó chịu. Thật không ngờ tiện nhân kia chết còn để lại một người tâm tư sâu không thấy đáy, sống dưới mi mắt chính mình lâu như vậy mà lại không mảy may phát hiện.

Đại phu nhân phất tay áo dẫn đầu đoàn người rời đi, Vũ Nguyệt là người cuối cùng rời khỏi phòng Lão phu nhân, nàng cũng không quan tâm đến ánh mắt của đám người kia cứ ngẩng cao đầu hiên ngang rời đi. Khi cánh cửa phòng được đóng lại Lão phu nhân đang chống tay nhắm mắt đột nhiên mở mắt ra.

Bà thở dài một hơi mới nói với Hà ma ma: Chuyện hôm nay ngươi đợi Lão Đại trở về thì qua báo với hắn mọi chuyện. Nói hắn có rảnh thì qua gặp ta.

Hà ma ma chỉ đáp lại một tiếng vâng, căn phòng lại rơi vào trầm mặt.

Thật ra đối với Vũ Nguyệt, Lão phu nhân không ghét cũng chẳng yêu thích, cái bà làm chính là bổn phận. Nhưng bà ta cũng tự biết dù là bổn phận bà cũng chỉ làm qua loa chứ chẳng dốc toàn lực, vì lòng bà chubg quy vẫn khó chịu vì có cháu gái như nàng.

Hôm nay lại nhìn thấy Vũ Nguyệt hình đã bình phục bà cũng nhẹ nhõm không ít. Nàng là đại tiểu thư đích nữ dòng chính thân phận nàng là đại biểu cho nữ nhân thế hệ sau của Phong gia. Nhưng sinh ra là mang bệnh tật đây chẳng phải chuyện tốt gì, người ngoài sẽ đàm tiếu thể chất con cháu bà không tốt. May thay vẫn còn Hinh nhi tuy mẫu thân từ di nương nâng thành phu nhân nàng mới được trở thành nữ nhi dòng chính nhưng so ra nàng không hề thua kém bất kì đích nữ thế gia nào. Nếu hôm nay Vũ Nguyệt đã hết bệnh đây cũng xem như chuyện tốt, Phong gia đỡ phải chịu tiếng xấu nữa.

Vũ Nguyệt cùng Lạc nhi đi đến cửa viện cùng những nô bộc đứng xem Mai Quế bị phạt, bà ta bị đánh đau đến mức không còn sức kêu la chỉ rên hừ hừ. Miệng bà ta chỉ toàn máu với máu, môi cũng đã sưng to lên. Nàng nhìn thấy vậy cũng chỉ nhếch mép cười nhẹ như vậy là quá tiện nghi với bà ta. Chỉ dừng một lát nàng rời đi trở về viện của mình. Chuyện hôm nay làm nàng khó nghĩ nhất chính là Tam phu nhân, vì người này năm lần bảy lượt đều nói giúp nàng. Nếu như hôm nay không có bà ta sợ sẽ không thuận lợi như vậy đi.

Đại phu nhân vừa về đến phòng liền không nhịn nổi đã đập bể ly trà nô tì mới dâng. Mọi người đều bị kinh hãi mà giật lùi né xa Đại phu nhân một chút. Vừa lúc đó một giọng nói dịu dàng như gió xuân vang lên xoa đi không khí đáng sợ vừa rồi : Mẫu thân! Là ai đã chọc giận người vậy.

Váy màu hồng phấn, hài thêu hoa, da mịn trắng trẻo, tiểu mỹ nhân xinh đẹp đi đến bên cạnh Đại phu nhân bà liền vui vẻ mỉm cười nhắm tay nàng ta. Nhị tiểu thư dòng chính Phong gia Phong Uyển Hinh năm nay mười tuổi, lớn lên có sáu phần giống mẫu thân Tiêu thị. Đôi mắt to tròn đen láy, mày cong toát lên vẻ dịu dàng, đôi môi hồng thắm như cánh hoa anh đào lay động lòng người.

Đại phu nhân vuốt ve những ngón tay mềm mại, thon gầy lại trắng sáng của con gái trong lòng cũng dần bình tĩnh lại. Trước đây nàng từng ghen tị nữ nhân kia tốt số lấy được người yêu thương ả còn đối tốt với ả, ả luôn hơn nàng về mọi thứ. Nhưng bây giờ thì sao, cảnh còn người mất mà cảnh bây giờ chính là dành cho chính mình. Từ trượng phu cho tới con cái đều thập phần hơn ả, Tiêu thị càng nghĩ tâm tình càng thỏa mái.

Đưa tay nhéo nhéo má con gái Tiêu thị nhỏ nhẹ nói : Hinh nhi nói xem ai có gan chọc mẫu thân giận đây ?

Uyển Hinh hơi chu chu đôi môi hồng, vẻ mặt cười xán lạn : Chắc là sẽ không có ai đâu . Nha hoàn của con có nói khi nãy bên chỗ tổ mẫu xảy ra chuyện không biết có nghiêm trọng không mẫu thân?

Tiêu thị vỗ vỗ lên mu bàn Uyển Hinh trấn an nàng ta : Chỉ là chút chuyện liên quan đến đại tỷ con thôi. Con không cần để ý đâu.

( Uyển Hinh lúc còn nhỏ )

Uyển Hinh cầm ly trà người hầu vừa mang lên đưa cho Tiêu thị rồi với tay ăn một chút điểm tâm : Mẫu thân, điểm tâm nay ăn rầt ngon.

Ừ! Người làm khéo tay, Yên Hoa thưởng chút tiền cho người làm điểm tâm đi. Nếu ngon thì ăn nhiều một chút. À sáng hôm nay con đã đi đâu vậy ?

Uyển Hinh nhấp ngụm trà cho thông cổ họng, quay sang nhìn mẫu thân đầy kinh ngạc : Người quên rồi sao, mấy hôm trước con gái của Từ thượng thư Lễ bộ có gửi bái thiếp tới phủ mời con đến phủ nhà tỷ ấy cũng uống trà tiến cống do Huệ phi nương nương ban thưởng.

Như vậy à ! Vậy mà mẫu thân lại quên mất. Sao trà tiến cống có tốt không ? Tiêu vuốt vuốt tóc con gái lại hỏi. Tiêu thị đối với người ngoài luôn luôn mang dáng vẻ cao quí lúc gần lúc xa. Chỉ có đối với bảo bối tâm can này là dịu dàng như nước, nhẹ nhàng nâng niu.

Uyển Hinh không vui nói với Tiêu thị : Trà thì đương nhiên là hảo hạn nhưng Mẫu thân người biết không, Từ tỷ tỷ đó vì có trà tiến cống chiêu đãi mà lên mặt tỏ ra kiêu ngạo, làm con dùng uống trà ngon cũng chẳng thấy ngon. Nhắc tới chuyện đó thật cảm thấy nhà tỷ ta may mắn có người làm nương nương còn nhà chúng cũng chỉ có một người làm phi mà còn chết yểu.

Tiêu thị đanh mặt mắng con gái : Câm miệng ! Đây là chuyện của đới trước tới con đã không con quan hệ con cứ xem như nhà này chưa từng có ai vào cung nghe chưa?

Đúng ra thì Uyển Hinh cũng chẳng biết chuyện này, chỉ là trong một lần lỡ miệng Tiêu thị đã kể ra. Uyển Hinh vừa tò mò vừa hâm mộ nên đã bắt Tiêu thị phải kể, con gái là tâm can chỉ cần năn nỉ một chút thì Tiêu thị mềm lòng mà kể ra. Tiêu thị nắm chặt hai tay con gái dặn dò : Con tuyệt đối phải nhớ kĩ đừng nói với ai con biết việc này, nếu mà tới tai phụ thân con thì ta cũng chẳng cứu nổi con.

Uyển Hinh bị mẫu thân mắng mấy câu liền không vui rời đi. Tiêu thị thở dài nhìn con gái, đúng là cái miệng hại cái thân. Nhưng mà nhắc về vị kia Tiêu thị cũng phải cảm thán: Đúng là một đoạn giai thoại !

_________________________________________

Tiểu thư có Tam phu nhân đến. Lạc nhi từ bên ngoài đi vào trong nhà, Tam phu nhân cùng người hầu theo sau.

Vũ Nguyệt từ phòng ngủ bước ra gian phòng chính nhún người thi lễ với Tam phu nhân : Cảm ơn Tam thẩm vì lúc nãy đã giúp đỡ con.

Cả quãng đường dài đi đến tiểu viện của Vũ Nguyệt lòng của Tam phu nhân luôn rối như tơ vò vì chuyện của Vũ Nguyệt. Đối với sự việc Vũ Nguyệt có trí tuệ phát triển không bình thường còn dễ chấp nhận hơn là việc nàng ta bình thường như bao đứa trẻ khác. Tam phu nhân đứng ngây người nhìn Vũ Nguyệt cho đến khi nô tỳ theo phía sau kéo nhẹ tay áo mới chợt giật mình không nhìn nữa.

Vũ Nguyệt mời Tam phu nhân ngồi xuống dùng trà, dù sao nàng cũng có rất nhiều điều muốn hỏi trực tiếp người này. Đợi Tam phu nhân định thần lại Vũ Nguyệt mới nói : Nếu hôm nay Tam thẩm không tới, Vũ Nguyệt cũng sẽ bái phổng người hỏi một số việc.

Ta biết con muốn hỏi việc gì, ta tới đây cũng là để trả lời con cũng như muốn nghe chính miệng con nói ra những chuyện ta không rõ. Ngữ điệu của Tam phu nhân thản nhiên, vẻ mặt kinh ngạc lúc đầu đã không còn.

Hai mắt Vũ Nguyệt sáng lên, lập tức đặt câu hỏi : Người với mẫu thân ngoài quan hệ là chị em dâu còn có quan hệ gì ? Nàng chắc chắn mẫu thân và Tam thẩm có một mối quan hệ nào đó nên Tam thẩm mới ra sức bảo vệ nàng. Nhưng Tam thẩm cũng có thể có suy tính riêng mà tiếp cận mình cho nên cứ dò hỏi trước đã.

Tạ thị nhìn Vũ Nguyệt một chút rồi mới nói : Ta cũng là người từ phía Nam Thiên Phổ tới đây.

Lạc nhi đứng cạnh bên kinh ngạc : Nếu người từ phía Nam tới vì cũng là đồng hương với phu nhân rồi. Nhưng không phải Tạ gia người sống ở kinh thành sao ?

Năm Tam phu nhân được rước vào phủ Lạc nhi vẫn chưa rời đi nên cũng biết chút ít xuất thân của Tam phu nhân Tạ thị.

Nhà mẹ của Tạ thị là Phủ đại học sĩ, cha của Tạ thị là người mà rất nhiều thiếu niên từ nghèo tới giàu muốn bái làm thầy để theo học. Ông ta là người có tài có đức lại rất chung thành với quân, rất có địa vị trong triều. Theo như những gì Lạc nhi biết Tạ gia chỉ có độc nhất ba người con của vợ chính vì Tạ lão gia không nạp thiếp. Vì vậy cô con gái độc nhất và nhỏ nhất nhà rất được Tạ lão gia cưng chiều, dạy chữ, binh thư, lịch sử, thơ ca những gì hai vị ca ca được học Tạ thị cũng đều được học.

Thời tiên đế nữ tử có thể đọc sách học chữ nhưng còn rất hạn chế thường chỉ là các tiểu thư quyền quý hoặc công chúa, quận chúa. Nhưng cho đến khi vị hoàng hậu thứ hai được lập tức thái hậu bây giờ, hoàng đế lại phát triển việc đọc sách ra cho nhiều tầng lớp hơn. Bởi vì vậy ở Thiên Phổ tuy không có nữ tử làm quan nhưng nữ quan dạy học thì có rất nhiều, những người này chủ yếu để dạy cho con các nữ tữ trong vào ngoài cung của gia đình có tiền để tránh việc học cùng với sư phụ là nam nảy sinh quan hệ bất chính. Cho nên đối với mọi nữ nhân, xuất thân từ phủ Đại học sĩ Tạ thị đã hơn hẳn một bước, còn được chính cha và huynh trưởng bồi dưỡng.

Ngày hôn sự giữa Phong gia và Tạ gia định xuống kinh thành khắp nơi bàn tán rôm rạ. Vì giữ quan văn và quan võ trước giờ ít có kết thân về mặt thông gia bởi tư tưởng của hai bên thường đối nghịch dễ gây ra bất hòa. Nhưng nay hai nhà đều có địa vị khá cao trong triều lại kết thành thông gia đều khiến mọi người bất ngờ.

Tạ thị cũng gật đầu khẳng định với Lạc nhi : Đúng là Tạ gia dòng chính đều đa phần sống tại kinh thành nhưng ta thì không. Năm ta năm tuổi, phụ thân đã đưa ta đến phía Nam Thiên Phổ, thành mà ta sinh sống gọi là thành Liên Minh. Khí hậu ở phía Nam luôn màt mẻ dễ chịu, đông cũng không qua lạnh như ở phía Bắc Thiên phổ. Lần đó bởi vì ta bị bệnh thương hàn nặng nên mới được phụ thân đưa đến đó để dưỡng bệnh nhờ vậy ta mới biết đến mẫu thân con. Mẫu thân con cũng xuất thân từ thành Liên Minh .

Tạ thị năm đó bị nhiễm thương hàn nặng mà tiết trời ở kinh thành đang vào đông lại đặc biệt lạnh hơn mọi năm không thích hợp để dưỡng bệnh. Phụ thân của Tạ thị mới cho con trai lớn họ tống con gái từ kinh thành đến thành Liên Minh phía Nam Thiên Phổ ở nhà người bà con dưỡng bệnh, vì mùa đông ở đây không quá lạnh. Bệnh của Tạ thị khá nặng nên thời gian dưỡng bệnh kéo dài hơn nhiều tháng. Trong khoảng thời gian đó có vài lần Tạ thị rời phủ ra ngoài dạo, có một lần ra ngoài Tạ thị làm rơi túi tiền mà mẫu thân thêu tặng, cứ nghĩ là đã mất rồi khiến tâm trạng nàng ta mấy ngày không vui. Nhưng lại không ngờ mấy hôm sau có người đến báo có một vị tiểu thư đến phủ xin trả lại đồ đã nhặt được của tiểu thư trong phủ. Trên đồ vật có thêu tên Tạ Mĩ Lan, hạ nhân nghe tên liền biết của nàng nên gọi nàng đến nhận lại.

Đó là lần đầu tiên ta gặp mẫu thân con, Vân Thu Linh khi ấy còn là tiểu cô nương bảy tám tuổi. Nhưng từ nhỏ mẫu thân con đã bộc lộ những đườbg nét của một mĩ nhân, khiến người khác nhìn là đã thích. Tạ thị nhìn Vũ Nguyệt bằng ánh mắt triều mến như đang nhìn người tri kỷ năm đó của nàng.

Sau lần đó ta và mẫu thân con trở thành bạn, sau thời gian tiếp xúc ta như vừa tìm thấy một người song sinh với mình vậy. Ta cùng nàng ấy lớn lên, cùng học một thầy, cùng nhau làm rất nhiều việc. Thời gian sau đó cả thành Liên Minh đều nổi lên bởi hai thiếu nữ tuổi nhỏ nhưng tài cao, không những xinh đẹp, tri thư đạt lễ, cầm kì thi họa các nàng đều biết. Nam nhân trong thành đều liên tục tới cửa hai phủ mà cầu hôn.

Vũ Nguyệt không ngờ thời trẻ mẫu thân và Tam phu nhân lại huy hoàng như vậy, khiến nàng có chút cảm thán. Tam phu nhân cười cười rồi lại nói : Ta quyết định ở lại thành sinh sống cho đến khi mẫu thân con xuất giá, ta ở lại thêm một năm rồi mới trở lại kinh thành bước chân vào cửa nhà Phong gia trở thành Tam phu nhân.

Vũ Nguyệt đột nhiên hỏi : Có phải vì mẫu thân được gả vào Phong gia nên người mới gả đến đây không ?

Tạ thị lắc đầu : Không phải vì mẫu thân con mà là vì ta yêu phu quân ta. Thật ra khi chưa thành thân bọn ta từng có ý nghĩ nếu có gả đi bọn ta muốn gả cùng một nhà để có thể chị em dâu giúp đỡ nhau. Nhưng mẫu thân con bảo không cần như vậy, ta cứ lựa người ta thương mà lấy sau này nếu có con kết thành thông gia không phải tốt hơn sao. Nhưng ý định ông trời khó mà biết, ta lại thương ngay con trai nhà này nên chúng ta như ý nguyện ban đầu thành chị em dâu.

Vũ Nguyệt ngạc nhiên không thôi. Tam thẩm lại là bạn tri kỷ của mẫu thân, còn được gả vào cùng nhà làm chị em dâu. Chuyện này thật sự đáng ngờ : Thật sự có chuyện trùng hợp vậy sao.

Tạ thị cười thản nhiên nói : Trên đời này chuyện trùng hợp đơn nhiên là có. Nhưng mà chuyện của ta không phải do trùng hợp mà thành.

Vũ Nguyệt nhìn Tam phu nhân chờ đợi một lời giải thích. Trên mặt Tam phu nhân hiện lên một vẻ tĩnh lặng, nàng ta nhìn ra ngoài sân viện, gió thổi làm những chiếc lá lìa khỏi cành rơi đầy trong sân. Cây liễu cũng nhẹ nhàng phất phơi trong giò, nàng ta đột nhiên lên tiếng : Mẫu thân con bao nhiêu loài hoa đẹp chẳng thích, chỉ thích độc mỗi cây liễu chẳng có gì là đẹp.

/14

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status