Ngày hôm sau đi làm, quầy tiếp tân đưa cho tôi một bưu kiện chuyển phát nhanh, nói: “Nhận được từ hôm kia, tôi thay anh lĩnh ký.”
Vẫn là loại phong bì dày màu da bò, nhưng bên ngoài có dòng chữ tên người gửi: Diệp Linh Lung
Tôi lập cập xé mở phong bì, rút ra một sổ tiết kiệm, trong sổ là tất cả các khoản tiền lương của tôi từ ngày đầu làm việc, từng khoản từng khoản, rõ ràng rành mạch, bên trong kẹp một tờ giấy, trên giấy ghi ngày sinh nhật tôi. Nghĩ một hồi mới biết đó là mật mã.
Ngoài ra, còn có một bức thư với hàng chữ nghiêng nét chép một đoạn giống như thơ hay bài hát:
“Không phải tất cả đàn ông
Đều chưa từng phải khóc
Mà vì đã rơi nước mắt
Nên cạn hết yếu mềm
Không phải tất cả đàn bà
Đều vì anh mà mê mỏi
Có thể trước khi tương hội
Họ đã nghĩ kỹ mình phải làm gì
Không phải mọi câu chuyện kể
Đều đơm hoa kết trái
Chỉ vì sau khi kết thúc
Mất rất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu.
Không phải mọi câu chuyện tình yêu
Đều tuột mất chỉ trong nháy mắt
Có lẽ nghiệm chứng của yêu thương thật
Là cô đơn trải vô bến bờ.”
Diệp Tử luôn là thế, dù muốn cũng không nói ra, đã những mong tờ giấy này lưu lại chút manh mối, nhưng càng đọc tôi càng thấy mơ hồ.
Tôi chán chường rũ gục trên ghế tựa. Tôi nghĩ Diệp Tử đã đi thật rồi. Nhưng giữa những hàng chữ không hề để lại chút dấu vết Diệp Tử đi đâu, muốn đi đâu, giả sử không có cả tin của Ức Đình nữa, tôi chẳng khác nào ruồi bị ngắt đầu, đập cánh bay không phương hướng.
Biết bao ký ức sâu đậm, em nói quẳng là quẳng đi được sao?
Từ đó, mỗi ngày đi làm về tôi đều đảo qua nhà Diệp Tử và Tiểu Vân, ngay cả cuối tuần cũng không bỏ cuộc. Tôi lang thang như một hòa thượng đi khất thực, ngày ngày từ Tây sang Đông, góp nhặt lại từng mảnh kỷ niệm.
Sáu ngày liên tục, đến nhóm bảo vệ khu chung cư quốc tế Lan Uyển cũng nhớ mặt tôi, họ nói: “Có vẻ chủ nhà đi vắng rồi, anh ạ, anh không cần phải tạt qua đây nữa, nếu tiện cho anh, anh để lại một tờ giấy nhắn hoặc số điện thoại, khi nào gặp được chủ nhà chúng tôi sẽ nói với họ một tiếng, hoặc để vào hòm thư.”
Tôi gật đầu cảm tạ.
Hơn mười ngày nữa lại trôi qua, không hề có bất kỳ một tin tức nào của Diệp Tử, tôi gọi cho Cảnh Trực hai lần, định nhờ anh gọi cho Tuyết Nhi đang du học bên trời Mỹ, nhưng một lần thì anh đang họp, nhận điện rồi dập, còn một lần không hề mở máy.
Tuyết Nhi ở xa như thế, sợ rằng Diệp Tử cũng không thể liên lạc với cô? Hơn nữa em ngang ngạnh độc lập, toàn bộ sự việc hôm ấy em còn không nói cho Ức Đình, Tuyết Nhi càng chẳng thể biết chuyện gì.
Tôi chỉ còn cách cố chấp đến Lan Uyển, tìm Tiểu Vân nằm trong trình tự hàng ngày tuy gian khổ nhưng không thể thiếu của tôi, đến nỗi về sau nhóm bảo vệ thấy tôi là tránh.
Dường như trong mọi chuyện họ đều đã có thỏa thậm ngầm, đã bốc hơi tập thể khỏi cõi trần, dù trước đó không mảy may có một hiệu lệnh.
Một đêm tôi bật khỏi giường nghĩ ngay đến một người, Tiểu Ngọc! Có thể trước khi bỏ đi Diệp Tử qua thăm Tiểu Ngọc! Có thể vì thế Tiểu Ngọc biết được điều gì! Đúng rồi, có bệnh phải vái tứ phương, dù chỉ còn một tia hy vọng, tôi cũng muốn được thử.
Chiều hôm sau tôi gọi cho Trương Bác, Trương Bác hi hi ha ha cười một trận mới nhận ra vấn đề khẩn cấp của tôi.
Trương Bắc không ồn ào nữa, hỏi: “Lại xảy ra chuyện gì rồi? Hôm nào tớ phải nói chuyện một buổi tử tế với cậu, làm sao mà kín miệng thế, làm hàng à? Được rồi, để tớ hỏi cho.”
Một lát sau hắn gọi lại cho tôi, báo cho tôi biết nơi giam Tiểu Ngọc.
Tiểu Ngọc đã gầy đi nhiều, cằm nhọn hoắt, mắt lồi ra, tóc cắt ngắn hơn tôi, cả thân người lọt thỏm trong bộ quần áo lùng nhùng, giống hệt một cái giá treo đồ. Không còn mi giả, không còn viền mắt đen, không còn tóc vàng, không còn áo quây, lầm lũi khúm núm, hèn mọn liêu xiêu.
Lòng tôi nhói thắt, tự định thần mình phải hận cô ta, nhưng…
Nói thế nào, tôi cũng có liên quan.
Khuôn mặt cô yên ả như mặt hồ phẳng lặng, bình thản đứng trước tấm kính chắn, nhìn tôi, nhìn cả buổi cũng không nhấc điện thoại nói chuyện.
Tiểu Ngọc liếm đôi môi khô nẻ, cười. Nụ cười này, rạng rỡ vô chừng, hệt như có vạn tia nắng tắm xuống người cô. Rồi cô đưa sát mặt vào lớp kính chắn, nhắm mắt lại hướng về phía tôi, như muốn tôi phải vỡ ra, phải hoa mắt, tôi không kìm được đanh mặt lại.
Tôi mãi mãi ghi nhớ hành động cuối cùng, khi cô cong môi lên, ngang nhiên đường hoàng hôn tôi qua cửa kính.
Làm xong việc ấy, cô quay ngoắt đầu, nhìn khẩu hình phát âm biết rằng cô đang hô hiệu lệnh với người quản giáo: “Báo cáo!”
Cô cất người bỏ đi, không nói với tôi, dù một lời, thậm chí không cho tôi lấy một cơ hội trò chuyện.
Trước sau chỉ chừng 2 phút, tôi lạnh toát người, lạnh đến cạo mòn xương tủy.
Nói một lời tiếc nuối, nếu thời gian đổ ngược trở lại, thà tôi không mang theo thuốc vào cái đêm gặp Diệp Tử, thà tôi không say vào cái đêm gặp Tiểu Ngọc.
Thì, mọi việc đã đơn giản, Diệp Tử đã không phải sợ hãi bật dậy lúc nửa đêm, Tiểu Ngọc đã không phải mặc áo tù đeo số hiệu lạnh băng đối diện tôi sau tấm kính chắn.
Tôi không tin vào số phận an bài, tôi chỉ tin nhân nào quả nấy.
Tất cả nguồn cơn, đều tại tôi.
Vẫn là loại phong bì dày màu da bò, nhưng bên ngoài có dòng chữ tên người gửi: Diệp Linh Lung
Tôi lập cập xé mở phong bì, rút ra một sổ tiết kiệm, trong sổ là tất cả các khoản tiền lương của tôi từ ngày đầu làm việc, từng khoản từng khoản, rõ ràng rành mạch, bên trong kẹp một tờ giấy, trên giấy ghi ngày sinh nhật tôi. Nghĩ một hồi mới biết đó là mật mã.
Ngoài ra, còn có một bức thư với hàng chữ nghiêng nét chép một đoạn giống như thơ hay bài hát:
“Không phải tất cả đàn ông
Đều chưa từng phải khóc
Mà vì đã rơi nước mắt
Nên cạn hết yếu mềm
Không phải tất cả đàn bà
Đều vì anh mà mê mỏi
Có thể trước khi tương hội
Họ đã nghĩ kỹ mình phải làm gì
Không phải mọi câu chuyện kể
Đều đơm hoa kết trái
Chỉ vì sau khi kết thúc
Mất rất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu.
Không phải mọi câu chuyện tình yêu
Đều tuột mất chỉ trong nháy mắt
Có lẽ nghiệm chứng của yêu thương thật
Là cô đơn trải vô bến bờ.”
Diệp Tử luôn là thế, dù muốn cũng không nói ra, đã những mong tờ giấy này lưu lại chút manh mối, nhưng càng đọc tôi càng thấy mơ hồ.
Tôi chán chường rũ gục trên ghế tựa. Tôi nghĩ Diệp Tử đã đi thật rồi. Nhưng giữa những hàng chữ không hề để lại chút dấu vết Diệp Tử đi đâu, muốn đi đâu, giả sử không có cả tin của Ức Đình nữa, tôi chẳng khác nào ruồi bị ngắt đầu, đập cánh bay không phương hướng.
Biết bao ký ức sâu đậm, em nói quẳng là quẳng đi được sao?
Từ đó, mỗi ngày đi làm về tôi đều đảo qua nhà Diệp Tử và Tiểu Vân, ngay cả cuối tuần cũng không bỏ cuộc. Tôi lang thang như một hòa thượng đi khất thực, ngày ngày từ Tây sang Đông, góp nhặt lại từng mảnh kỷ niệm.
Sáu ngày liên tục, đến nhóm bảo vệ khu chung cư quốc tế Lan Uyển cũng nhớ mặt tôi, họ nói: “Có vẻ chủ nhà đi vắng rồi, anh ạ, anh không cần phải tạt qua đây nữa, nếu tiện cho anh, anh để lại một tờ giấy nhắn hoặc số điện thoại, khi nào gặp được chủ nhà chúng tôi sẽ nói với họ một tiếng, hoặc để vào hòm thư.”
Tôi gật đầu cảm tạ.
Hơn mười ngày nữa lại trôi qua, không hề có bất kỳ một tin tức nào của Diệp Tử, tôi gọi cho Cảnh Trực hai lần, định nhờ anh gọi cho Tuyết Nhi đang du học bên trời Mỹ, nhưng một lần thì anh đang họp, nhận điện rồi dập, còn một lần không hề mở máy.
Tuyết Nhi ở xa như thế, sợ rằng Diệp Tử cũng không thể liên lạc với cô? Hơn nữa em ngang ngạnh độc lập, toàn bộ sự việc hôm ấy em còn không nói cho Ức Đình, Tuyết Nhi càng chẳng thể biết chuyện gì.
Tôi chỉ còn cách cố chấp đến Lan Uyển, tìm Tiểu Vân nằm trong trình tự hàng ngày tuy gian khổ nhưng không thể thiếu của tôi, đến nỗi về sau nhóm bảo vệ thấy tôi là tránh.
Dường như trong mọi chuyện họ đều đã có thỏa thậm ngầm, đã bốc hơi tập thể khỏi cõi trần, dù trước đó không mảy may có một hiệu lệnh.
Một đêm tôi bật khỏi giường nghĩ ngay đến một người, Tiểu Ngọc! Có thể trước khi bỏ đi Diệp Tử qua thăm Tiểu Ngọc! Có thể vì thế Tiểu Ngọc biết được điều gì! Đúng rồi, có bệnh phải vái tứ phương, dù chỉ còn một tia hy vọng, tôi cũng muốn được thử.
Chiều hôm sau tôi gọi cho Trương Bác, Trương Bác hi hi ha ha cười một trận mới nhận ra vấn đề khẩn cấp của tôi.
Trương Bắc không ồn ào nữa, hỏi: “Lại xảy ra chuyện gì rồi? Hôm nào tớ phải nói chuyện một buổi tử tế với cậu, làm sao mà kín miệng thế, làm hàng à? Được rồi, để tớ hỏi cho.”
Một lát sau hắn gọi lại cho tôi, báo cho tôi biết nơi giam Tiểu Ngọc.
Tiểu Ngọc đã gầy đi nhiều, cằm nhọn hoắt, mắt lồi ra, tóc cắt ngắn hơn tôi, cả thân người lọt thỏm trong bộ quần áo lùng nhùng, giống hệt một cái giá treo đồ. Không còn mi giả, không còn viền mắt đen, không còn tóc vàng, không còn áo quây, lầm lũi khúm núm, hèn mọn liêu xiêu.
Lòng tôi nhói thắt, tự định thần mình phải hận cô ta, nhưng…
Nói thế nào, tôi cũng có liên quan.
Khuôn mặt cô yên ả như mặt hồ phẳng lặng, bình thản đứng trước tấm kính chắn, nhìn tôi, nhìn cả buổi cũng không nhấc điện thoại nói chuyện.
Tiểu Ngọc liếm đôi môi khô nẻ, cười. Nụ cười này, rạng rỡ vô chừng, hệt như có vạn tia nắng tắm xuống người cô. Rồi cô đưa sát mặt vào lớp kính chắn, nhắm mắt lại hướng về phía tôi, như muốn tôi phải vỡ ra, phải hoa mắt, tôi không kìm được đanh mặt lại.
Tôi mãi mãi ghi nhớ hành động cuối cùng, khi cô cong môi lên, ngang nhiên đường hoàng hôn tôi qua cửa kính.
Làm xong việc ấy, cô quay ngoắt đầu, nhìn khẩu hình phát âm biết rằng cô đang hô hiệu lệnh với người quản giáo: “Báo cáo!”
Cô cất người bỏ đi, không nói với tôi, dù một lời, thậm chí không cho tôi lấy một cơ hội trò chuyện.
Trước sau chỉ chừng 2 phút, tôi lạnh toát người, lạnh đến cạo mòn xương tủy.
Nói một lời tiếc nuối, nếu thời gian đổ ngược trở lại, thà tôi không mang theo thuốc vào cái đêm gặp Diệp Tử, thà tôi không say vào cái đêm gặp Tiểu Ngọc.
Thì, mọi việc đã đơn giản, Diệp Tử đã không phải sợ hãi bật dậy lúc nửa đêm, Tiểu Ngọc đã không phải mặc áo tù đeo số hiệu lạnh băng đối diện tôi sau tấm kính chắn.
Tôi không tin vào số phận an bài, tôi chỉ tin nhân nào quả nấy.
Tất cả nguồn cơn, đều tại tôi.
/68
|