Cô Gái Đồ Long

Chương 63: MINH GIÁO NHÓM ĐẠI HỘI

/102


Nói xong, nàng quay người đi tới chỗ Huyền Minh nhị lão.

Hai ông già đó, vội giữ ngựa để cho nàng leo lên.

Thế rồi cả ba cùng thủng thẳng xuống núi.

Nàng vừa đi khuất chỗ eo núi thì trên cây cổ thụ phía bên trái có một tráng sĩ nhảy xuống.

Người đó chính là Tiền Nhị Bái, trong nhóm thần tiễn bát trùng, tay cầm cung tên và nói:

- Chủ nhân chúng tôi có một lá thư gởi tới Giáo Chủ, xin Giáo chủ nhận cho.

Nói xong, y bắn một mũi tên tới.

Vô kỵ giơ tay ra bắt luôn mũi tên đó.

Chàng thấy mũi tên ấy đã bẻ cụt đầu. Phía đằng đuôi có buộc một lá thơ.

Chàng giở lá thư ra đọc:

- Hộp vàng có hai tầng, thuốc cao ở tầng dưới. Trong hoa hạt châu trống rỗng có giấu đơn thuốc bên trong. Hai vật đó đã sớm tặng chàng rồi, chàng hà tất phải lo âu như vậy làm chi? Vật tuy mọn thật, nhưng chàng chuyển tặng cho kẻ hầu người hạ, hay coi rẻ vứt xuống đất bùn thì tiện thiếp không vui chút nào.

Vô Kỵ đọc đi đọc lai ba lượt vừa kinh hãi vừa mừng rỡ vì quá hổ thẹn nữa. Chàng vội xoay hai những hạt châu trên chiếc hoa thì quả nhiên, chỉ xoay hai ba vòng đã tháo được hạt châu to nhất ra. Cánh chiếc hoa trống rỗng và vật gì trắng xóa nhét bên trong. Chàng móc túi lấy kim châm vẫn dùng để châm cứu ra khều tờ giấy mỏng ở trong cành hoa. Tờ giấy đó rất nhỏ và rất mỏng, nhưng ghi chú rõ cách cứu chữa Thất trùng thất hoa độc như thế nào? Chàng biết y lý, nên xem qua toa thuốc, biết ngay là toa thật, trong lòng mừng rỡ vô cùng, liền vào nội điện, biên toa hốt thuốc, đem vào cứu chữa Ðại Nham và Lợi Hanh.

Mộ tiếng đồng hồ sau, hai người cảm thấy vô cùng dễ chịu.

Chàng lại lấy hộp vàng đựng hoa hạt châu của Triệu Minh tặng ra xem.

Quả nhiên chàng thấy bên dưới có một ngăn nữa và ngăn đó đựng đầy thuốc cao đen. Mùi thơm xông lên, sờ tay vào thấy mát rượi. Lần này chàng hết sức cẩn thận, bắt một con chó bẽ gãy chân và dùng thứ thuốc cao đó rịt thử. Chờ đến sáng ngày hôm sau, con chó ấy đã lành mạnh như thường.

Ba ngày sau, trong người Ðại Nham và Lợi Hanh cũng hết chất độc rồi.

Vô Kỵ liền lấy thuốc Cao Hắc Ngọc Ðoạn Tục dán vào những vết thương cho hai người.

Lần này không còn sự gì bất ngờ xảy ra nữa. Thuốc cao đó công hiệu như thần.

Hai tháng sau, hai tay của Lợi Hanh đã hoạt động lại như thường.

Còn đại Nham vì tàn phế đã lâu, muốn được lành mạnh như trước, phải chữa liền trong sáu tháng, Tam hiệp mới bắt đầu chống nạng tập đi. Còn hai tay đã cử động được như thường, vì vậy Tam hiệp không bị nằm liệt giường, liệt chiếu như trước nữa.

Trong khi Vô Kỵ ở lại núi Võ Ðang chữa cho Tam sư bá và Lục sư thúc, chàng phái giáo chúng của Ngũ hành Kỳ hãy lần lượt về núi trước.

Chàng lại nhận được một tin rất kinh hoàng là các đệ tử của phái Nga Mi, Hoa sơn, Không động và Côn Luân đầu đánh Quang Minh Ðỉnh chưa một người nào trở về. Các môn phái khác trên giang hồ đều xôn xao bàn tán đều cho là Minh Giáo đã thừa thế thắng tiêu diệt hết các tay cao thủ của môn phái đó rồi, cả việc tăng chúng của phái Thiếu lâm đột nhiên mất tích cũng đổ diệt cho Minh Giáo đã diệt trừ. Các chưởng kỳ sứ của Ngũ Hành Kỳ nhờ có tín phù của phái Võ Ðang do Trương Tam Phong trao cho và mọi người đều cải trang làm thường dân, nên suốt dọc đường mới khỏi bị các môn phái vây đánh và làm khó dễ. Bây giờ các Chưỡng kỳ sứ quay trở lại núi Võ Ðang thưa lại mọi chuyện với Vô Kỵ. Họ còn nói hiện giờ các môn phái, bang hội và tiểu hội đều nghiêm giới và phòng bị cẩn mật. Họ chỉ sợ Minh Giáo đến tiêu diệt.

Mấy ngày sau, cha con Thiên Chính cùng quay về núi Võ Ðang cho Vô Kỵ hay rằng hiện giờ Bạch Mi Kỳ đã cải tổ xong, đều lệ thuộc Minh Giáo, nhưng quần hùng ở phía Ðông Nam đang quật khởi, nghĩa quân chống triều đình Nguyên mọc lên như nấm, thiên hạ đang lâm vào thời kỳ đại loạn.

Lúc ấy quân Nguyên vẫn còn mạnh lắm, nên không bao lâu, các đạo nghĩa quân đều bị tiêu diệt hết, không một nhóm nào làm nên đại sự cả.

Tại núi Võ Ðang, Trương Tam Phong bày một tiệc chay ở hậu điện khoản đãi cha con Thiên Chính.

Trong bữa tiệc, Thiên Chính nói rõ nguyên nhân sự thất bại của các đạo nghĩa quân. Mỗi một đạo nghĩa quân đều có đệ tử Minh Giáo và Bạch Mi Giáo tham dự. Vì vậy giáo chúng bị quân Nguyên bắt giết rất nhiều.

Quần hào nghe Thiên Chính nói xong, ai nấy cũng đều thương tiếc.

Dương Tiêu nói:

- Thiên hạ đau khổ, lòng người chỉ muốn thay đổi triều đình. Lúc này chính là dịp may cho chúng ta xua đuổi quân Thát Ðát, lấy lại giang sơn đất nước cho dân tộc ta. Năm xưa khi Dương giáo chủ chưa mất, ngày đêm lúc nào ngài cũng muốn lật đổ nhà Nguyên. Nhưng vì bổn giáo có gây thù oán với các môn phái trong võ lâm nên không sao liên lạc, đoàn kết được để đánh đổ kẻ địch. May thay, nay bổn giáo đã được trời ban cho Trương giáo chủ xuống xử lý giáo vụ, giảng hòa được với rất nhiều môn phái. Vậy lúc này, chúng ta nên đồng tâm hiệp sức để cùng đuổi kẻ thù chung ra khỏi bờ cõi.

Chu Ðiên liền nói tiếp:

- Lời của Tả sứ nghe rất hay, nhưng tiếc thay đều rỗng tuếch không có một câu nào thực tế cả.

Dương Tiêu nghe Chu điên nói như vậy, không tỏ vẻ gì là tức giận cả, nhưng liền hỏi lại:

- Xin Chu Huynh chỉ giáo cho.

Chu Ðiên đáp:

- Hiện giờ người trên giang hồ đều đồn là Minh Giáo chúng ta tiêu diệt hết cả tay cao thủ của sáu đại môn phái. Vậy hễ họ nghe đến hai chữ Minh Giáo là ghét hận rồi. Như vậy còn đồng tâm hiệp lực để đánh đổ quân thù sao? Cho nên tôi bảo lời nói của Tả Sứ nghe rất êm tai nhưng không thực tế chút nào là thế.

Bành Ngọc Doanh cùng xen lời nói:

- Lời nói của Chu huynh hoàn toàn khôn gphải vô lý đâu, theo ý tôi chúng ta nên nhóm một đại hội Minh Giáo, triệu tập các thủ lãnh của các đạo binh lại, ban bố chỉ thị làm lành với các môn phái trong võ lâm như Trương Giáo chủ vẫn chủ trương. May ra, những vị thủ lãnh đó có một vài vị hay biết tung tích của Tống Ðại hiệp, Diệt Tuyệt Sư thái các người cũng nên chăng?

Chu Ðiên thấy Doanh Ngọc đã bênh vực mình, khoái chí vô cùng vội lên tiếng nói tiếp:

- Muốn điều tra ra tung tích của Tống Ðại hiệp không khó chút nào.

Mọi người đều nhôn nhao hỏi:

- Bạn có cách gì có thể điều tra ra được dễ dàng như vậy? Sao mãi đến bây giờ bạn mới lên tiếng như thế?

Chu Ðiên càng khoái chí hơn, liền uống cạn chén rượu mới trả lời:

- Chỉ cần Trương giáo chủ hỏi Triệu cô nương một tiếng, ít ra cũng biết được chín phần. Theo ý tôi thì những vị đó không bị Triệu cô nương giết chết thì cũng bị cô ta bắt đi rồi.

Trong hai tháng liền, Nhất Tiếu, Dương Tiêu, Bành Doanh Ngọc , Nói Không Ðược đi khắp nơi tìm tung tích Triệu cô nương, nhưng từ ngày Vô Kỵ vỗ tay thề thốt với nàng trước cửa quan đến giờ thì không biết nàng ở đâu nữa, cả đến bộ hạ của nàng cũng biệt vô âm tích.

Quần hào đoán chắc nàng thế nào cũng có liên quan đến triều đình Mông Cổ.

Lúc ấy mọi người thấy Chu Ðiên nói như vậy liền hỏi:

- Lời nói của bạn mới là vô ích, nếu tìm được thiếu nữ họ Triệu ấy thì chúng ta lại không biết hỏi nàng hay sao?

Chu Ðiên vừa cười vừa đáp:

- Tất nhiên các người không thể nào kiếm ra được Triệu cô nương, còn Giáo chủ thì khỏi cần đi tìm kiếm cũng sẽ gặp được nàng vì Giáo chủ còn nợ nàng ta ba việc chưa làm, có khi nào một tiểu thư lợi hại như thế nói xong lại bỏ hay sao? Hì...Hì... cô nương ấy đẹp như hoa nở.

Mọi người thấy y nói vậy đều phì cười nhưng cũng phải công nhận y nói rất đúng!

Vô Kỵ thở dài, lên tiếng nói:

- Tôi chỉ mong nàng nói ba điều đó ra ngay, rồi tôi sẽ tận lực làm cho xong. Bằng không suốt ngày cứ lo nghĩ tới chuyện ấy mà không biết nàng còn giở những trò quỷ quái gì ra nữa? Vừa rồi Bạch Ðại sư đưa ra ý kiến triệu tập thủ lãnh các nơi về tụ họp đại hội. Việc này có thể làm được lắm! Chẳng hay các vị nghĩ sao?

Quần hào đồng thanh đáp:

- Giáo chủ dạy rất phải, chúng ta cứ đợi chờ suông trên núi Võ Ðang này rất vô ích.

Dương Tiêu cũng lên tiếng hỏi:

- Giáo chủ định cho tụ họp ở đâu?

Vô Kỵ ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:

- Hôm nay may mắn được làm đại diện giáo chủ, bổn nhân thường nghĩ tới ân tình của hai nhân vật của Minh Giáo. Một người là y Tiên Hồ Thanh Ngưu Tiên sinh ở Hồ Ðiệp Cốc đã chết bởi Kim Hoa Bà Bà. Còn người thứ hai là Thường Ngộ Xuân đại ca không biết bây giờ ở đâu? Tôi muốn lần đại hội này của bổn giáo chúng ta nên họp ở Hồ Ðiệp Cốc ở Hoài Bắc.

Chu Ðiên vỗ tay tán thành:

- Hay lắm! hay lắm! Anh chàng thấy chết không chịu cứu năm xưa vẫn hằng ngày đấu khẩu với tôi luôn. Y là người rất tốt, y thấy chết không cứu nên lúc chết y mới không có ai cứu y, thật là báo ứng! Chu Ðiên tôi cũng muốn đến mộ y lạy mấy lạy.

Quần hào cũng quyết định ba tháng sau vào ngày tết Trung thu, các thủ lãnh của Minh Giáo đều họp tại nhà của Hồ Thanh Ngưu trong Hồ Ðiệp Cốc ở Hoài Bắc.

Sáng hôm sau Ngũ Hành Kỳ và Bạch Mi Giáo đều lần lượt xuống núi Võ Ðang, chia nhau đi các ngã để triệu tập thủ lãnh các nơi.

Lúc ấy, cách tết Trung thu ba tháng, Vô Kỵ thấy Ðại Nham và Lợi Hanh chưa khỏi hẳn, chỉ sợ vết thương hai người đau lại thì công dã tràng xe cát nên chàng phải ở lại núi Võ Ðang.

Trong nhàn rỗi chàng vẫn thỉnh giáo Trương Tam Phong về Thái Cực quyền kiếm.

Nhất Tiếu, Doanh Ngọc, Nói Không Ðược vẫn tiếp tục đi khắp nơi để dò thăm tung tích của Triệu Minh, Dương Tiêu thừa lệnh của Giáo chủ, miễn cưỡng ở lại núi Võ đang, nhưng vì việc Hiểu Phù y rất ngượng với Lợi Hanh, nên ngày thường y chỉ đóng cửa đọc sách, không rời khỏi phòng.

Trưa nọ, Vô Kỵ đến phòng Dương Tiêu bàn về việc đại hội ở Ðiệp Cốc. Chàng tuổi trẻ, ít học, bỗng phải gánh vác trọng trách nên lúc nào cũng lo ngại. Dương Tiêu là người thấu hiểu công việc của Minh Giáo, nên chàng mới giữ y lại làm cố vấn.

Hai người trò chuyện một lát, Vô Kỵ thuận tay cầm cuốn sách để ở trên đầu bàn của Dương Tiêu, chàng thấy trên bìa cuốn sách đó đề: Minh Giáo lưu truyền Trung Thổ ký, Hạ khoảng đề là: "Ðệ tử Dương Tiêu Tả sử cùng soạn".

Chàng thở dài và khen:

- Dương Tả sứ quả thật là người văn võ toàn tài và cũng là một cột trụ của Minh Giáo nữa.

Dương Tiêu vội cám ơn đáp:

- Ða tạ Giáo chủ đã quá khen như vậy!

Vô Kỵ giở cuốn sách đó ra đọc thấy trong sách gửi rằng:

Minh Giáo truyền nhập Trung thổ từ đời Võ hậu nhà Ðường. Hồi bấy giờ người ba Tư tên Hốt Ða Ðáng cầm cuốn Tam Tôn Kinh của Minh Giáo vào triều Võ Hậu. Lúc ấy người Trung Hoa mới bắt đầu được đọc cuốn kinh điển đó, nhằm ngày hôm hai mươi chín tháng sáu, Ðường đại lịch Tân Niên. Ngôi chùa đầu tiên của Minh Giáo được xây dựng tại Lạc Dương trường An là chùa Ðại Vân Quang Minh. Sau đó ở các trọng tran như Thái Nguyên, Kinh Châu, Dương Châu, Hồng Châu và Việt Châu, v.v... đều có xây Ðại Vân Quang Minh tự. Nhưng đến năm Hội Xương Tam Niên, triều đình mới ra lệnh giết các giáo đồ của Minh Giáo. Vì vậy, thế lực của Minh Giáo mới suy đồi. Từ đó, Minh Giáo mới giáo hội bí mật thường bị ngăn cấm và bị các quan binh đàn áp.

Muốn được sinh tồn, giáo chúng của Minh Giáo hành sự rất bí mật. Minh Giáo còn tên là Na Ni Giáo chữ Na có nghĩa là cờ tay lên trên cao nhưng bị người đời hiểu lầm và ghét hận nên mới sửa chữ Na thành chữ Ma là những ma quỷ, do đó người đời cứ gọi Minh Giáo là Ma Giáo.

Vô Kỵ đọc tới đó, thở dài một tiếng và nói:

- Dương Tả Sứ, tôn chỉ bổn giáo vốn dĩ là khử ác, hành thiện, hòa hợp Thích, Ðạo hai giáo, không có gì khác lạ hết. Nhưng không hiểu vì sao từ đời nhà Ðường tới giờ, bổn giáo cứ bị giết hại như thế?

Dương Tiêu vội đỡ lời:

- Vì Thích giáo, tuy phổ độ chúng sanh, nhưng tăng chúng xuất gia, ai nấy chăm chú vào việc tu hành, không lý tới việc đời. Về Ðạo giáo cũng vậy, còn bổn giáo thì chủ trương tụ tập dân lành bất cứ ai có việc gì nguy nan đau khổ, các giáo chúng đều hết sức ra tay tương trợ. hễ gặp nhân dân bị quan quân hà hiếp oan ức, giáo chúng bổn giáo thế nào cũng chống cự ngay. Vì vậy triều đình mới ghét hận bổn giáo!

Chỉ có lúc nào quân binh của triều đình không hà hiếp lương dân và thổi hào ác bá không hoành hành, thì lúc bấy giờ bổn giáo mới hưng vượng thật sự!

Dương Tiêu thấy Vô kỵ nói như vậy liền vỗ bàn một cái thật lớn rồi nói tiếp:

- Lời nói của Giáo chủ thật đúng với tôn chỉ của bổn giáo.

- Dương Tả sứ xem, liệu trên thiên hạ này, có được một ngày thái bình như thế không?

- Không riêng gì tôi, ai ai cũng vậy, đều mong muốn có một ngày như thế. Ðời nhà Tống, Phương Liệp giáo chủ khởi cách mạng chỉ muốn các quan binh đừng đè nén lương dân thôi...

Ðọc xong đoạn đó, Vô Kỵ ngưỡng mộ vô cùng, liền gấp cuốn sách lại nói tiếp:

- Ðại trượng phu phải nên như vậy, tuy nhiên Phương giáo chủ đã tuẫn nạn nhưng dù sao cũng đã hành động oanh liệt!

Sau đó Dương Tiêu lại chỉ vài việc khác cho Vô Kỵ xem.

Vô Kỵ thở dài một tiếng, mà rằng:

- Tả Sứ cho tôi mượn cuốn sách này đọc để tôi biết những di huấn và sự nghiệp của các vị tiền hiền!

Dương Tiêu đáp:

- Chúng tôi đang mong được Giáo chủ chỉ giáo.

Vô Kỵ nhận quyển sách đó rồi nói tiếp:

- Dư Tam sư bá và Lục Thúc đã khỏi nhiều rồi! Ngày mai chúng ta lên đường đi Hồ Ðiệp Cốc. Tôi còn một việc này, muốn bàn với Tả Sứ. Ðó là việc của em Bất Hối.

Dương Tiêu tưởng chàng định nói với mình để cầu hôn, trong lòng mừng rỡ vô cùng, vội đáp:

- Bất Hối được sống còn tới ngày nay là nhờ Giáo chủ ban ân! Cha con chúng tôi muốn trả ơn Giáo chủ đã lâu, không hiểu Giáo chủ định sai bảo điều gì. Nhưng bất cứ việc gì, Giáo chủ sai bảo chúng tôi cũng tuân theo ngay.

Vô Kỵ liền đem chuyện Bất Hối nói rõ tâm sự cho mình hay kể lại cho Dương Tiêu nghe.

Dương Tiêu ngạc nhiên vô cùng, ngẩn người ra giây lát mới trả lời được:

- Tiểu nữ được Lục hiệp để ý tới, đó là một sự rất hân hạnh cho nhà họ Dương chúng tôi, nhưng tuổi của hai người chênh lệch nhau như vậy và vai vế lại...

Nói tới đó y không sao nói tiếp được nữa, Vô Kỵ lại nói tiếp:

- Hân Lục thúc chưa đầy bốn mươi, em Bất Hối gọi ông ta là thúc thúc, nhưng hai người không phải là chú cháu thực, cũng không phải là thầy trò. Bây giờ hai người đã tình đầu ý hiệp, nếu để cho hai người lấy nhau thì mối thù xưa sẽ hóa giải hết. Như vậy chả hay sao?

Dương Tiêu vốn dĩ là một người rất khoáng đạt, thấy Vô Kỵ đề nghị như vậy y nghĩ thầm:

- Bất Hối đã yêu Lợi Hanh có thể chuộc lại lỗi xưa cho mình và làm cho Minh Giáo với phái Võ Ðang trở nên thân mật .

Nghĩ đoạn, y vái chào Vô Kỵ và đáp:

- Giáo chủ đứng ra ngọc thành việc này đủ thấy giáo chủ lúc nào giáo chủ cũng quan tâm đến cha con chúng tôi. Thuộc hạ rất cám ơn Giáo chủ!

Tối hôm đó, Vô Kỵ truyền tin mừng đó ra cho mọi người hay.

Quần hào đều lần lượt vào mừng Lợi Hanh.

Bất Hối thẹn thùng, núp trong phòng không dám ra ngoài.

Tam Phong và Ðại Nham hay biết việc này, thoạt tiên cũng kinh ngạc, nhưng hai thầy trò nghĩ lại và mừng cho Lợi Hanh.

Tam Phong hỏi Lục hiệp ngày cưới thì Lợi Hanh trả lời rằng:

- Ðợi các đại sư ca về núi, con mới xin cử hành hôn lễ!

Ngày hôm nay, Vô Kỵ cùng Dương Tiêu, Thiên Chính, Dã Vương, Thiết Quan Ðạo Nhân, Chu Ðiên và Tiểu Siêu các người từ biệt thầy trò Trương Tam Phong lên đường đi về phía hoài Bắc, còn Bất Hối ở lại Võ Ðang hầu hạ Lợi Hanh.

Vô Kỵ và các thuộc hạ, ngày đi đêm nghỉ, tiến thẳng về phía Ðông Bắc.

Suốt dọc đường, quần hào thấy ruộng nương bỏ hoang, nhân dân đói rách.

Xưa kia những khu vực ven bể đều là những nơi trù mật, sung túc, nhưng giờ đây đi tới đâu cũng thấy những kẻ đói chết đầy dẫy, la liệt!

Quần hào trông thấy thảm cảnh đó đều buồn lòng.

Quần hào đi tới giới Bài Tập, cách Hồ Ðiệp Cốc không xa, bỗng nghe phía trước có tiếng hò reo chém giết chấn động cả một góc trời.

Khi tới gần mấy người mới hay có hai đội binh mã đang kịch chiến.

Quần hào phóng ngựa xuyên qua khu rừng rãm, thấy hơn nghìn quân Mông Cổ, chia làm tả hữu hai bên đang tấn công sơn trại.

Trên sơn trại có một lá cờ, vẽ một ngọn lửa đỏ thật lớn đang bay phất phới. Cờ đó chính là cờ của Minh Giáo! Vì số người trong trại quá ít nên dần dấn càng tỏ ra cầm cự không nổi! Tuy vậy người trong sơn trại vẫn hăng hái chống cự chứ không chịu khuất phục!

Quân Mông Cổ bắn tên bay như mưa, thì hò reo quát bảo:

- Phản tặc Ma Giáo! Có mau ra đầu hàng không?

Chu Ðiên vội hỏi Vô Kỵ rằng:

- Thưa Giáo chủ! Chúng ta tiến lên tấn công chứ?

Vô Kỵ đáp:

- Cũng được! Chúng ta hãy giết chết tụi quan quân chỉ huy trước!

Dương Tiêu, Thiên Chính, dã Vương, Thiết Quan Ðạo Nhân , Chu Ðiên năm người vâng lệnh, xông đến tấn công thẳng vào mặt trận.

Hai tên Bách Phu trưởng bị chém rụng đầu trước, tiếp theo tên Liên Phu trưởng bị Dã Vương chém chết.

Quân Nguyên như rắn không đầu, hàng ngũ loạn xạ ngay!

Người trong sơn trại thấy có cứu viện tới giúp mình liền lớn tiếng hoan hô.

Tiếp theo đó, cửa trại mở rộng.

Một tráng sĩ áo đen, tay cầm xà mâu tiến ra trước lính Nguyên gặp phải người đó là bị giết chết ngay.

Trước sau bị tấn công, quân Nguyên hoảng sợ vô cùng, liền bỏ chạy tán loạn.

Quần hào thấy vị tráng sĩ đó oai phong lầm lẫm, trông như một vị thiên thần, đều tắc lưỡi khen ngợi:

- Thực là một vị anh hùng tướng quân!

Lúc ấy Vô Kỵ đã trông thấy rõ mặt tráng sĩ nọ mới hay người đó chính là Thường Ngộ Xuân đại ca mà chàng vẫn nhớ nhung.

Vị tráng sĩ đó đang mải giết giặc, nên chàng không tiện lên tiếng kiến vội. Người của Minh Giáo đánh quân Nguyên một hồi, đã giết chết năm sáu trăm tên giặc, còn một số ít cắm đầu ù té chạy hết!

Ngộ Xuân giơ ngang cây xà mâu, cả cười một hồi rồi lớn tiếng hỏi:

- Chẳng hay các huynh đệ lộ quân nào tơi tương trợ thế? Thường mỗ cám ơn vô cùng!

Vô Kỵ lớn tiếng đáp:

- Thường đại ca! Tiểu đệ nhớ đại ca lắm!

Nói xong, chàng nhảy xổ lại, nắm chặt lấy hai tay của tráng sĩ nọ.

Ngộ Xuân vội quỳ xuống vái lạy và nói:

- Giáo chủ huynh đệ! Tôi là đại ca nhưng là hy thuộc của Giáo chủ, thật tôi không biết phải nói sao nữa!

Thì ra Ngộ Xuân là bộ hạ của Cự Mộc Kỳ trong Ngũ hành Kỳ. Vô Kỵ được làm Giáo chủ như thế nào, Ngộ Xuân cũng đã nghe Chưởng Kỳ Sứ kể cho hay rồi nên mấy ngày qua, chàng ngày đêm đợi chờ Vô Kỵ tới nơi . Ngờ đâu quân Nguyên bỗng tới vây đánh, chẳng thấy bên mình người ít kẻ địch thì nhiều, chàng định làm ra vẻ bại để dụ quân Nguyên vào trong trại rồi mới đóng kín cửa trại lại mà tiêu diệt kẻ thù. Nhưng Vô Kỵ đột nhiên tới cứu viện. Chàng liền thừa thế mở cửa trại xông ra chém giết quân địch. Ðịa vị của chàng trong Minh Giáo không cao lắm, nên chàng phải vái chào Dương Tiêu, Thiên Chính các người.

Quần hào thấy chàng là anh em kết nghĩa của Giáo chủ nên ai cũng coi chàng ngang hàng với mình vậy!

Ngộ Xuân mời quần hào vào trong sơn trại, giết bò giết dê, thết tiệc khoản đãi.

Vô Kỵ hỏi Ngộ Xuân tại sao lại làm giặc ở nơi đây như vậy?

Chàng ta liền cho Vô Kỵ hay là vì mấy năm gần đây, Hoài Nam, Hoài Bắc hạn hán luôn luôn, dân chúng khổ sở khôn tả, chàng cũng không có gì để sinh sống mới tụ họp một bọn anh em, làm lục lâm hảo hán để đi ăn cướp. Nhờ vậy đỡ khổ hơn lúc làm thường dân! Chàng cùng các anh em cướp được vàng bạc châu báu liền đem đi chẩn tế cho dân nghèo. Quân Nguyên đã đến vây đánh mấy lần mà không làm gì nổi chàng.

Mọi người trong sơn trại nghỉ ngơi một đêm, ngày hôm sau liền cùng Ngộ Xuân tiến thẳng vể phía Bắc.

Mấy ngày hôm sau, mọi người đã tới Hồ Ðiệp Cốc, giáo chúng hay tin Giáo chủ đã đến, mọi người ai nấy đều xếp thành hàng dài ra tận ngoài cửa Cốc nghênh đón.

Lúc ấy Cự Mộc Kỳ đã xây rất nhiều nhà gỗ, nhà lá trong Hồ Ðiệp Cốc cho giáo chúng ở. Nhất Tiếu, Doanh Ngọc, Nói Không Ðược cũng lần lượt tới.

Vô Kỵ tiếp kiến giáo chúng xong, liền cho sửa soạn những lễ vật ra tế mộ vợ chồng Thanh Ngưu và Hiểu Phù.

Chỉ còn ba ngày nữa là tết Trung Thu, giữa Hồ Ðiệp Cốc xây một cái đài thật cao. Trước đài, lửa cháy rực trời!

Vô Kỵ bước lên đài, tuyên bố ý kiến phản Nguyên cho các giáo chúng hay.

Tiếp theo chàng còn ban bố giáo quy, ra lệnh cho giáo chúng từ nay trở đi phải tuân theo tôn chỉ hành thiện khử ác, trừ bạo an lương.

Các hương chủ đều hoan hô vang động một góc trời.

Mỗi người thắp một bó nhang, thể tuân theo lệnh chỉ của Giáo chủ.

Ngày hôm đó, lửa đuốc và ánh sáng của nến làm rạng rỡ Ðiệp Cốc, khói hương nghi ngút tựa như sương mù.

Cuộc tuyên thệ của Minh Giáo không hồi nào lừng lẫy bằng hồi này.

Các giáo chúng lớn tuổi, thấy cảnh tượng hưng vượng như vậy, ai nấy đều mừng rỡ.

Vô Kỵ lại tuyên thệ rằng:

- Bổn giáo từ ngày thành lập tới giờ, đời nào cũng cấm ăn thịt uống rượu nhưng nay đang lúc tai nạn này có quyền được gặp thứ gì ăn thứ nấy! Việc phải làm của chúng ta ngày nay là đuổi quân Thát Ðát ra khỏi bờ cõi. Nếu các anh em ăn chay thì hơi sức đâu mà chống chọi với kẻ địch.

Tối hôm đó trong Hồ Ðiệp Cốc trăng sáng như ban ngày, mấy nghìn giáo chúng vui vẻ nhậu nhẹt cho tới lúc mặt trời mọc mới tan bữa tiệc.

Ngày hôm sau mọi người ngủ cho tới giữa ngọ mới thức dậy.

Vô Kỵ đang rửa mặt bỗng thấy thuộc hạ giáo chúng vào bẩm rằng:

- Chu Nguyên Chương, Từ Ðạt các người thuộc hạ của Hồng Thủy Kỳ xin vào yết kiến!

Vô Kỵ cả mừng, thân hành ra tận ngoài cửa nghênh đón.

Nguyên Chương, Từ Ðạt dẫn Thanh Hòa, Ðặng Dư, Hoa Vân, Ngô Lương các người cung kính đứng chầu chực sẳn ngoài cửa.

Bọn họ vừa thấy Vô Kỵ ra liền cúi mình hành lễ và đồng thanh lên tiếng chào:

- Tham kiến Giáo chủ!

Vô Kỵ thường nhớ đến ơn của Từ Ðạt, nên vừa trông thấy đã mừng rỡ!

Chàng vội đáp lễ, tay trái dắt Nguyên Chương, tay phải dắt Từ Ðạt cùng đi thẳng vào nhà.

Chàng mời mọi người ngồi.

Trước khi ngồi mọi người đều phải cáo tội.

Lúc này Nguyên Chương đã hoàn tục, không mặc hòa thượng như trước nữa.

Nguyên Chương lên tiếng trước:

- Thuộc hạ chúng tôi thừa lệnh của Giáo chủ, tới Hồ Ðiệp Cốc này, đáng lẽ phải đến từ trước, nhưng giữa đường gặp một việc rất lạ lùng, chúng tôi liền theo dõi để tra cứu nên mới tới chậm! Xin Giáo chủ thứ tội cho!

Vô Kỵ đáp:

- Chẳng hay quý vị gặp sự chẳng hay gì thế?

Nguyên Chương đáp:

- Hồi thượng tuần tháng sáu, chúng tôi nhận được lệnh chỉ của Giáo chủ, tất cả anh em đều mừng rỡ vô cùng! Anh em chúng tôi bàn nên đem lễ vật đến để mừng Giáo chủ mới phải! Nhưng chỗ chúng tôi ở là Hoài Bắc bị hạn hán luôn luôn, không có vật gì khả dĩ gọi là xứng đáng làm lễ vật mừng Giáo chủ. May thay cách Hội kỳ còn xa, anh em chúng tôi mới quyết định đi Sơn Ðông một phen. Chúng tôi sợ sơn binh nơi đó nhận được mặt, mới giả làm phu khiêng và phu xe. Hạ thuộc làm đầu nậu của tất cả anh em.

Hôm đó đi tới Qui Ðức Phủ của tỉnh Hải Nam gặp mấy người khách miền Tây mướn chúng tôi khuân vác hành lý cho họ đi Hà Trạch tỉnh Sơn Ðông.

Trong lúc đi đường bỗng có một người đuổi theo cướp giựt đồ đạc của chúng tôi khuân vác. Bọn chúng có vẻ hung ác lắm! Ðuổi những người khách trên xe chúng tôi xuống đất hết và bảo chúng tôi chờ và khuân vác những khách khác. Lúc ấy chú em họ Hoa rất nóng tính, liền cãi vã với bọn người nọ. Chú Từ Ðạt đưa mắt ra hiệu bảo chú Hoa Vân hãy nhận xét kỹ đối phương đã rồi sẽ ra aty cũng chưa muộn!

Bọn người nọ dồn chín chiếc xe của chúng tôi vào trong một eo núi, nơi ấy có mười mấy cái xe khác đợi sẳn. Những người ngồi dưới đất cạnh những chiềc xe đò đều là hòa thượng.

Vô Kỵ vội hỏi:

- Ðều là hòa thượng ư?

Nguyên Chương đáp:

- Vâng! Những hòa thượng đều rầu rĩ ngồi cúi gầm đầu xuống uể oải như không còn lấy một chút hơi sức nào cả. Nhưng trong bọn hòa thượng đó có vài người Thái Dương Huyệt ồ cao, thân hình vạm vỡ, trông oai hùng lắm, chứ không phải là người tầm thường!

Chú Từ Ðạt liền rỉ tai nói với tôi rằng:

- Những hòa thượng này đều là những người có võ công rất cao siêu!

Bọn người hung ác kia liền bảo những người hòa thượng đó leo cả lên xe ngồi, rồi chúng bắt chúng tôi đẩy xe và khuân hành lý cho chúng đi về phía Bắc. Chúng tôi đoán chắc bên trong thế nào cũng có chuyện gì rất kỳ lạ cho nên mới ngấm ngầm dặn nhau phải cẩn thận đề phòng, chớ có để cho chúng biết rõ tông tích của mình! Suốt dọc đường chúng tôi để ý lời nói của bọn người hung ác nhưng chùng thần bí lắm! Ở trước mặt chùng tôi, chúng không hề thốt ra nửa lời. Sau chú Ngô Lương nửa đêm lẻn tới trước cửa sổ nghe trộm, nhưng nghe liền bốn năm đêm mới hay biết được một chút xíu. Thì ra bọn hòa thượng đó đều là cao tăng của phái Thiếu Lâm ở Tung Sơn.

Vô Kỵ đã đoán ra được mấy phần trăm mà vẫn còn thất thanh kêu "ủa" một tiếng.

Nguyên Chương lại nói tiếp:

- Chú Ngô Lương lại nghe thấy một người nói: Chủ nhân chúng ta giỏi mưu cơ thật. Khiến ai cũng bái phục, hiện giờ cao thủ của sáu đại môn phái như Thiếu Lâm, Võ Ðang chẳng hạn... đều bị lọt vào tay của chủ nhân, thử hỏi từ xưa có ai làm được vậy không?

Lại có một người nữa xen lời nói: Như vậy vẫn chưa phải là kỳ lạ, còn mưu kế nhất tiễn song điểu mới thật là kỳ lạ. Chủ nhân xử dụng kế đó làm cho các ma đầu của Ma Giáo đều bị liên can vào trong vụ này!

Chúng tôi bảy người giả bộ đi đại tiện ở trong cầu tiêu để lén bàn tán với nhau. Chúng tôi thấy việc này có liên can đến bổn giáo nên ai nấy đồng lòng điều tra vụ này cho ra manh mối để về thưa cùng giáo chủ hay.

Vô Kỵ xen lời nói:

- Quý vị nói rất phải.

Nguyên Chương lại nói tiếp:

- Bọn chúng ra lệnh cho đi thẳng về phía Bắc. Chú Thang Hoa và chú Ðặng Dư giả bộ đánh nhau vì tranh cướp năm chỉ bạc. Cả hai làm như chẳng biết võ công gì hết, trông thật tức cười. Bọn hung ác kia cũng vỗ tay cả cười. Từ đó trở đi, chúng không nghi ngờ chúng tôi nữa. Anh em chúng tôi gọi chúng là quan lớn và đối với chúng rất cung kính, nên chúng rất khoái chí và thêm tin cậy chúng tôi. Giữa đường, chú Ngô Chinh định ra tay hạ chúng, để cứu bọn hòa thượng của phái Thiếu Lâm, nhưng sau chúng tôi nghĩ lại: "Trước khi chưa biết lai lịch của chúng ra sao và thấy bọn chúng tên nào cũng khôn ngoan. võ công lại cao siêu, nếu ra tay mà không hạ nổi chúng, có phải bứt dây động rừng, lỡ hết đại sự không? ". Cho nên, chúng tôi không dám ra tay vội.

Khi đi tới phủ Hà Giang, chúng tôi gặp sáu cái xe lớn, cũng có người áp giải. Người ngồi trong xe đều là những người tục. Lúc ăn cơm chúng tôi nghe thấy một nhà sư Thiếu Lâm gật đầu chào hỏi một người đứng tuổi trong bọn tân khách kia rằng:

- Tống đại hiệp cũng tới đây à?

Vô Kỵ vội đứng dậy hỏi:

- Người mà hòa thượng gọi là Tống Ðại hiệp hình dáng như thế nào?

Nguyên Chương đáp:

- Người đó vừa gầy vừa cao, tuổi trạc năm mươi, để râu ba chòm, mặt mũi trông thanh nhã lắm.

Thấy Nguyên Chương mô tả như vậy, Vô Kỵ đoán chắc là Viễn Kiều chứ không sai. Chàng mừng rỡ vô cùng.

Chàng lại hỏi và mặt mũi của những người khác.

Nguyên Chương liền tả hết hình dáng và mặt mũi những người kia cho chàng hay. Chàng biết chắc nhữn gngười đó là Dư Liên Châu, Trương Tòng Khê, Mạc Thanh Cốc rồi.

Chàng lại hỏi tiếp:

- Những vị ấy có thương không? Và có bị đeo xiềng xích không?

- Không thấy họ đeo xiềng xích và cũng không thấy bị thương gì cả. Họ ăn cơm nói chuyện như người thường vậy, chứ không có điều gì khác lạ hết. Riêng có một điều là người nào cũng vậy, chứ không chứ không điều là ngưới nào cũng vậy, tinh thần uể oải, bước đi yếu ớt, như người đau nặng mới khỏi vậy. Tống Ðại hiệp thấy hòa thường của phái Thiếu Lâm hỏi như vậy chỉ gượng cười chứ không trả lời. Nhà sư ấy định hỏi gì thêm nữa nhưng người áp giải đã chạy tới kéo nhà sư ra đằng xa. Từ đó trở đi, bọn chúng không cho hai nhóm người gần nhau, nên chúng tôi không được gặp lại bọn Tống đại hiệp. Mùng ba tháng bảy, chúng tôi đã chở các nhà sư tới Ðại Ðô.

Vô Kỵ lại hỏi:

- Chở tới Ðại Ðô ư? Như vậy, chính triều đình đã hạ độc thử rồi. Sau rồi thế nào nữa?

- Thế rồi, bọn chúng lại bắt chúng tôi đem bọn hòa thượng kia tới một ngôi chùa lớn ở Tây Vực, và bắt chúng tôi ngủ luôn tại chùa tại...

- Chùa ấy là chùa gì?

- Chúng tôi thấy tấm bảng treo ở trên cửa chùa để Vạn Pháp Tự. Tôi chỉ ngẩng lên tấm bảng ấy một cái đã bị một tên hung thần quất ngay cho một roi liền. Ðêm hôm ấy, anh em chúng tôi bàn tán với nhau, đoán chắc bọn chúng thế nào cũng bị giết hết chúng tôi để khỏi tiết lộ bí mật ấy ra bên ngoài, chờ tới lúc đêm khuya canh vắng chúng tôi vội lẻn chạy ngay.

- Bọn chúng có biết không? va có đuổi theo rượt bắt quý vị không?

Thanh hòa mỉm cười, xen lời đáp:

- Chu Ðại ca đã đoán ra trước, chúng thế nào cũng đuổi theo rượt bắt, nên trước khi đào tẩu, Chu Ðại ca phải xếp đặt một kế hoạch để đối phó với bọn chúng. Chúng tôi đi tới tiệm cho thuê xe gần đó, bắt luôn bảy tên phu xe, đem vào trong chùa, lột hết quần áo của chúng để mặc vào người mình cho chúng mặc lại quần áo của chúng tôi, rồi chúng tôi giết cả bảy tên ấy một lúc bằm nát mặt bọn chúng để bọn hung thần khỏi nhận ra là ai. Lúc ấy chúng tôi mới yên tâm đào tẩu. Khi ra tới sân ngoài, chúng tôi lại hạ thủ nốt mấy tên phu xe của chúng tôi và rải rắc tiền bạc ra khắp sân, làm như hai bọn tranh giành tiền bạc mà tự chém giết nhau vậy, bọn hung thần có trở về chùa cũng không thể nào biết rõ sự thật được.

Thấy Thanh hòa kể lại câu chuyện quá tàn nhẫn như vậy.Vô Kỵ kinh hãi thầm và thấy chỉ có một mình Từ Ðạt là có vẻ ăn năn thôi. Còn Ðặng Dư tỏ vẻ sượng sùng, Thanh hòa ra vẻ khoái chí và tự đắc, Nguyên Chương thì thản nhiên như không vậy.

Vô Kỵ nghĩ thầm:

- Thủ đoạn của người này ác độc lắm. Quả thật là một nhân vật lợi hại .

Nghĩ đoạn chàng liền bảo Nguyên Chương rằng:

- Kế ấy của Chu Ðại ca tuy thần diệu thật, nhưng từ giờ trở đi chúng ta không nên giết bừa bãi người lương thiện như thế.

Bọn Chu Nguyên Chương thấy Giáo chủ huấn thị như vậy đều đứng dậy vái chào và đáp:

- Chúng tôi xin tuân lịnh chỉ của giáo chủ.

Vô Kỵ lại nói tiếp:

- Chu Ðại ca và sáu vị anh em tìm ra được tung tích các cao thủ của Thiếu Lâm và Thiếu Lâm, công này lớn lắm! Bây giờ chúng ta phải xếp đặt việc khởi nghĩa chống quân Nguyên trước. Xong rồi, mới cùng đi Ðại Ðô cứu viện các cao thủ của hai môn phái đó.

Tối hôm đó, Vô Kỵ đại hội giáo chúng đốt lửa thắp nhang cho tất cả anh em tuyên thệ về việc khởi nghĩa diệt quân Nguyên.

Vô Kỵ nói:

- Khởi sự đánh đuổi quân Nguyên, chúng ta phải ra tay đánh một lúc để quân Nguyên không biết phải cứu viện nơi nào. Như vậy đại sự của chúng ta mới có thể thành công được.

Phương sách diệt Nguyên của Minh Giáo như sau:

"Giáo chủ Trương Vô Kỵ thống lãnh Quang Minh Tả sứ Dương Tiêu và Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu trấn giữ Tổng đàn, làm thống soái cho toàn giáo, Bạch Mi Ma Vương Hân Thiên Chính thống lãnh giáo chúng của Bạch Mi Kỳ khởi sự ở vùng Giang Nam. Chu Nguyên Chương, Từ Ðạt, Thanh Hòa, Ðặng Dư, Hoa Vân Ngô Lương và Ngô Chinh hội cùng nhân mã trong trại của Thường Ngộ Xuân và Quách Tử Hưng, Tôn Ðức Nhai khởi sự tại hoài Bắc, hoài Châu, hòa thượng Túi vải Nói Không Ðược thống lãnh Hân Sơn Ðồng, Lưu Phúc Thông, Ðỗ Tuân Ðạo, La Văn Tố, Thịnh Văn Út, Vương Hiển Chung và Hàn Giao Nhi khởi sự ở Hà Nam, Vinh Xuyên, Bàng Doanh Ngọc thống lãnh Từ Chu Huy, Chu Phổ Phượng và Minh Ngũ khởi sự tại các châu phủ thuộc tỉnh Giang Tây, Thiết Quan Ðạo Nhân thống lãnh bộ Tam Vương và Mạnh Hải Mã khởi sự ở Kinh Tương, Chu Ðiên thống lãnh Chi Mã Lý và Triệu Quân Dụng khởi sự ở vùng Từ Châu, Lãnh Thiêm họp cùng giáo chúng Tây Vực, chặn đường cứu binh của Mông Cổ, Ngũ Hành Kỳ nghe lệnh điều khiển của Tổng đàn, hễ nơi nào nguy cấp thì tới cứu viện."

Phương sách đó là do Dương Tiêu thảo hoạch trước, rồi đưa Vô Kỵ bàn tính và quyết định.

Sau cùng, Vô Kỵ mới đem ra đọc cho mọi người nghe.

Giáo chúng hoan nghênh như sấm động.

Vô Kỵ nói tiếp:

- Với lực lượng của bổn giáo khó mà lay chuyển được cơ nghiệp gần trăm năm của nhà Nguyên. Vậy ta phải liên kết với các anh hùng hào kiệt khắp thiên hạ mới mong thành công được.

Hiện giờ, các cao thủ trong võ lâm đa số bị triều đình Nguyên bắt giữ nên Tổng đàn chúng ta đang nghĩ cách cứu các cao thủ đó. Từ ngày mai trở đi, anh em chúng ta sẽ tản mác ra bốn phương, nhưng bất cứ ai gặp quân Mông Cổ là phải ra tay chém giết chúng liền. Các anh em cần phải coi trọng nghĩa khí, để đại sự lên trên, chớ vì quyền lợi mà giết hại lẫn nhau. Nếu ai bất nghĩa, Tổng đàn quyết không dung.

Mọi người đều đồng thanh:

- Chúng tôi xin tuân lệnh giáo chủ.

Sáng hôm sau, các lộ giáo chúng đều lần lượt đến cáo lộ Vô Kỵ. Ngọn lửa thánh bốc cao, một người cao lớn tiếng đọc mấy câu như sau:

- Ðốt cháy thân tàn của ta, ngọn lửa thánh đang cháy hồng. Ta sống chả thấy sung sướng nào chỉ biết hành thiện trừ ác, tiến thẳng lên con đường quanh mình, hỉ lạc. Bi sầu sẽ trở về với cát bụi. Có ai thương ta đậu trong lúc thiên hạ đầy dẫy sầu đau, hoạn nạn!

Người đó vừa dứt lời mọi người đều đồng thanh nói lại những câu đó.

Tất cả giáo chúng đều lần lượt tới trước Vô Kỵ vái chào rồi đi thẳng, không ai quay đầu lại nhìn cả.

Tất cả các người ở các nơi tới, bây giờ lại trở về chỗ cũ.

Hồ Ðiệp Cốc trở lại yên tĩnh như xưa.

Chỉ còn lại bọn Dương Tiêu, Nhất Tiếu và bọn Nguyên Chương ở lại với Vô Kỵ thôi.

Mọi người đều hỏi rõ chùa Vạn Pháp ở đâu và hình dáng của bọn người hung ác như thế nào.

Vô Kỵ liền nói:

- Chu Ðại ca! Hiện giờ gần nơi đây đang loạn lạc, đại ca không nên bỏ lỡ dịp may này, mau thống lãnh anh em khởi sự tức thì. Ðại ca khỏi phải đi với chúng tôi lên Ðại Ðô nữa. Chúng ta tạm biệt ở đây.

Nguyên Chương, Từ Ðạt, Thường Ngộ Xuân đều đáp:

- Phen này, mong Giáo chủ thành công. Thuộc hạ chúng tôi xin chúc phúc giáo chủ.

Mấy người tạm biệt Vô Kỵ rời Hồ Ðiệp Cốc.

Chờ bọn Nguyên Chương đi khỏi, Vô Kỵ nói với tả hữu:

- Chúng ta cũng phải lên đường ngay. Tiểu Siêu, cô bị đeo xiềng xích như vậy rất bất tiện trong lúc đi đường, cô nên nán lại đây chờ chúng thì hơn.

Tuy không bằng lòng, Tiểu Siêu vẫn phải nhận lời, nàng tiễn Vô Kỵ ra tận ngoài Hô Ðiệp Cốc mà lòng vẫn quyến luyến.

Vô Kỵ an ủi:

- Tiểu Siêu quay trở về đi.

Tiểu Siêu hỏi:

- Chẳng hay tướng công tới Ðại Ðô có định gặp Triệu cô nương không?

- Ðiều này tôi không dám nói trước.

- Nếu tướng công gặp cô ta, làm ơn yêu cầu cô ta giúp tôi một việc này nhé?

- Tiểu Siêu có việc gì yêu cầu cô ấy thế?

Tiểu Siêu giơ thẳng hai cánh tay rồi đáp:

- Tướng công hỏi Triệu cô nương mượn Thanh Ỷ Kiếm để chặt đứt xiềng xích này cho tôi. Bằng không tôi sẽ mất tự do suốt đời.

Thấy thái độ của nàng rất đáng thương.

Vô Kỵ không nỡ trái ý nàng vội đáp:

- Tôi chỉ e cô ta không cho mượn thanh bảo kiếm ấy đem về đây xa xôi như vậy.

- Nếu vậy... chi bằng tướng công đem tôi đi tới trước mặt nàng nhờ nàng dùng kiếm chém cho một nhát, như vậy có phải là hơn không?

Vô Kỵ vừa cười vừa tiếp:

- Nói đi nói lại chẳng qua Tiểu Siêu muốn theo chúng tôi đi lên Ðại Ðô. Dương Tả sứ thử tính xem chúng ta có thể đem nàng đi theo được không?

Dương Tiêu biết Vô Kỵ nói như vậy là đã có y đem theo Tiểu Siêu đi theo, nên vội đáp:

- Ðưa cô ta đi theo cũng không sao, đồng thời có người hầu hạ cơm nước cho Giáo chủ, như vậy cũng có ích lợi lắm. Nhưng phải nỗi xiềng xích kêu long koong, dễ làm cho người ta chú ý tới. Hay là bảo cô ta giả đau ốm, cứ ngồi yên trên xe, đừng có ló mặt ra và cũng đừng đi lại mới được.

Tiểu Siêu ca mừng:

- Cám ơn tướng công, cám ơn Dương Tả sứ.

Trưa ngày hôm đó, ba ngựa một xe tiến thẳng về phía Bắc.

Suốt dọc đường không có chuyện gì xảy ra hết.

Không bao lâu, mọi người đã lên tới Bắc Kinh đô thành của triều đình.

Vừa vào tới cổng thành, Vô Kỵ và những người đã thấy những người đi lại trong thành đa số là những kẻ mắt xanh tóc vàng.

Bọn Vô Kỵ bốn người đi đến Tây Thành, vào trọ một khách điếm.

Dương Tiêu giả vờ làm một đại phú thương tiêu xài rất rộng rãi.

Y bảo phổ ky phục địch chu đáo.

Dương Tiêu hỏi phổ ky về những phong cảnh cổ tích, những miễu hay chùa viện?

Tên phổ ky trả lời:

- Ở phía Tây thành này chỉ có chùa Vạn Pháp là lớn nhất. Trong chùa có ba tượng Phật bằng đồng cao lớn. Có lẽ khách quan đi khắp thiên hạ cũng không sao kiếm ra được pho tượng nào to lớn như vậy.

Mấy vị đến chùa chiêm ngưỡng. À quên, không may cho quý vị, mấy tháng trước đây bỗng có một vị Phật ở Tây Phiên tới ở, nên chùa đó cấm người ngoài đến thăm viếng.

Dương Tiêu lại hỏi tiếp:

- Trong chùa có Phiên tăng ở, chúng tôi đến thăm viếng, có việc gì đến họ đâu?

Tiểu nhị lắc đầu lè lưỡi, ngó nhìn chung quanh rồi mới khẽ đáp:

- Khách quan mới đến kinh thành nên chưa hiểu rõ đấy thôi. Không phải tiểu nhân lắm miệng và dọa nạt quý vị đâu, sự thật, những Phiên tăng đó hễ thấy có người lạ là đánh liền. Họ muốn giết người cũng không ai dám nói nửa lời, hễ thấy đàn bà đẹp đi qua là họ bắt luôn vào trong chùa. Tiểu nhân nghe nói đó là thánh chỉ, cho nên họ tự do hành động như vậy, và không ai dám bén mảng tới chùa đó nữa.

Phiên tăng ở Tây vực ỷ thế lực của người Mông Cổ, ngang tàng vô cùng, chuyên môn hà hiếp người Hán. Việc này Dương Tiêu biết đã lâu, nhưng mọi người không ngờ ở kinh thành này mà chúng cũng dám làm như thế.

Biết vậy, Dương Tiêu không hỏi thêm nữa.

/102

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status