THU KHÔNG NGỜ mình ngớ ngẩn như vậy, thế nào gọi là cùng phòng mà không biết. Nếu không gặp Ngụy Linh, có thể Thu vẫn trách oan Ba, cho rằng anh đã “được” rồi. Lúc đầu thu nghĩ ngủ với nhau trên giường là cùng phòng, nhưng lần ấy Á Dân nói “rất may hai người chưa cởi áo bông, chưa tắt đèn”, Thu cho rằng cởi áo bông và tắt đèn mới quan trọng.
Lần Thu gặp Ba trong bệnh viện, Thu chuẩn bị làm tất cả mọi việc có thể làm trước khi chết, cho nên Thu rất dũng cảm cởi áo bông, cuối cũng còn tắt đèn.
Lần ấy Ba nói không dám đụng đến người Thu, sợ không chịu nổi phải làm chuyện vợ chồng. Thu bảo anh đừng sợ, bảo anh làm, không làm hai người sẽ chết không nhắm mắt. Sau đấy Ba nằm phủ lên người Thu, Thu cho rằng sự việc sau ấy là chuyện vợ chồng. Thu nhớ, đêm hôm ấy vì không hiểu biết và hiếu kỳ nói những chuyện không hay, nhất định làm Ba buồn, lúc ấy rất muốn cắt lưỡi mình. Đêm hôm ấy hai người “bay” xong, anh dùng khăn lau cái lầy nhầy trên bụng Thu, Thu hỏi:
- Tại sao anh biết đấy không phải là nước giải?
Hnh như anh rất khó xử, nói:
- Không phải.
- Nhưng nước giải cũng ở đấy ra à?
Thấy anh gật đầu thừa nhận, Thu truy hỏi:
- Anh biết lúc nào buồn đi giải, lúc nào không cơ mà? Anh có nhầm không?
Hình như anh không thể nói rõ, chỉ hàm hồ:
- Bản thân có cảm giác. Em đừng sợ, không phải… nước giải đâu.
Anh dậy, đổ ít nước nóng ra chậu, nhúng cái khăn mặt vào nước rồi vắt khô, giúp Thu lau tay, lau trên bụng, nói:
- Thế này yên tâm chưa?
Thu thanh minh:
- Em không nói anh bẩn, chỉ ghê sợ cái lầy nhầy ấy thôi. - Suy nghĩ một lúc rồi Thu nói tiếp: - Lạ nhỉ, tại sao con trai dùng một cái để làm hai việc?
Anh không thể giải thích nổi, chỉ ôm Thu, cười không thành tiếng:
- Ý của em là, con trai phải có hai cái ống, mỗi cái làm một việc? Em hỏi chuyện này thật phức tạp, anh không trả lời nổi. Anh không tự làm, điều này phải hỏi tạo hóa.
Về sau anh kể lại cho Thu nghe chuyện lần đầu tiên anh làm. Hồi ấy anh mới học lớp sáu, có lần thi, một đề thi rất khó, anh cảm thấy mình không làm nổi, rất căng thẳng, lại cảm thấy như mình tè ra quần, nhưng có cảm giác khoan khoái kỳ lạ, về sau mới biết đấy là di tinh.
Thu hết sức ngạc nhiên:
- Lớp sáu mà anh đã… hư đốn như vậy rồi à?
Anh giải thích:
- Đấy chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Con trai bước vào thời thanh xuân, bắt đầu phát dục sẽ gặp hin tượng ấy. Có lúc nằm cũng bị. Giống như con gái, đến một lúc nhất định sẽ có “bạn thân”.
Thu bừng tỉnh, vậy là con trai cũng có “bạn thân”, nhưng tại sao bạn thân của con gái đến lại khó chịu, còn con trai “bạn thân” đến lại có cảm giác “khoái kỳ lạ”, rất không công bằng.
Thu cũng kể cho anh nghe lần đầu tiên của mình. Hồi ấy, giữa lúc mẹ phải nằm bệnh viện, bệnh viện cách nhà khoảng chục cây số, em gái còn nhỏ, không thể đi xa như thế, đêm phải ở lại bệnh viện ngủ chung giường với mẹ. Thu ban ngày đến bệnh viện chăm sóc mẹ, buổi tối về nhà ngủ với Tả Hồng.
Một hôm vào lúc nửa đêm, hai cô gái ra ngoài đi giải, Hồng nói:
- Nhất định “bạn thân” của đằng ấy đến, trên giường có màu đỏ, nhưng “bạn thân” của tớ vẫn chưa đến.
Tả Hồng giúp Thu tìm giấy vệ sinh, dùng một sợi dây khẩu trang rất dài quấn lại, buộc lên người Thu. Thu vừa sợ vừa xấu hổ, không biết phải làm thế nào. Hồng nói với Thu:
- Người con gái nào cũng phải có “bạn thân”, nhất định bạn học của đằng ấy có nhiều đứa có từ rất sớm. Đằng ấy đến bệnh viện nói với mẹ, mẹ đằng ấy sẽ bảo cách xử lí.
Hôm ấy Thu đến bệnh viện nhưng không sao nói ra nổi, Thu chần chừ hồi lâu mới nói với mẹ. Mẹ vui mừng nói:
- Thật khéo, mẹ vừa mổ cắt bỏ tử cung, bỏ tử cung rồi sẽ không có “bạn thân” nữa, đúng lúc này thì con có, cuộc sống truyền đời.
Ba nghe chuyện của Thu, anh nói:
- Mong sau này em lấy chồng, sinh con trai, sinh con gái, con gái lại sinh con gái, chúng sẽ giống em để em truyền đời.
Thu cảm thấy câu nói ấy của anh là mong muốn Thu lấy người khác và sinh con. Thu không muốn nghe anh nói những điều ấy, liền lấy tay bịt miệng anh, nói:
- Em không lấy ai, chỉ lấy anh thôi, sẽ sinh con của anh.
Anh ôm Thu, miệng lầm rầm:
- Tại sao em tốt với anh như thế? Anh cũng muốn lấy em, nhưng…
Thu nhìn anh rất buồn, liền chuyển sang chuyện khác. Thu nói:
- Người em bên phải lớn hơn bên trái. - Thu ghép hai ngón tay cái rồi khép hai cánh tay lại cho anh thấy, bên phải lớn hơn bên trái một chút.
Anh nhìn một lúc rồi nần hai bầu vú của Thu, hỏi:
- Cái này của em cũng một bên to một bên nhỏ à?
Thu gật đầu:
- Khác nhau một chút, bên phải lớn hơn, cho nên em may áo nịt ngực, bên phải lớn hơn một vài phân.
Anh chui vào chăn xem hồi lâu, rồi nhô đầu ra, nói:
- Em nằm anh không thấy gì, em ngồi lên cho anh xem.
Thu ngồi dậy cho anh thấy, anh nói cóơn một ít, rồi hỏi:
- Để anh vẽ em, được không? Anh đã từng học vẽ. Chờ trời sáng, anh về phòng bệnh lấy bút giấy.
- Vẽ để làm gì?
- Để ngày ngày ngắm nhìn. - Anh thanh minh. - Nếu em không thích thì thôi.
- Không phải em không thích, nhưng anh đừng vẽ, em có thể cho anh xem hàng ngày.
- Anh vẫn muốn vẽ.
Hôm sau anh về phòng bệnh lấy bút giấy, để Thu nằm nghiêng quàng cái chăn, anh ngắm nhìn, sau đấy vẽ một lúc, anh vẽ ngắm nhìn, lại vẽ. Rất nhanh chóng vẽ xong bức tranh. Thu xem, tuy bức tranh chỉ mấy nét đại khái, nhưng rất giống.
Thu dặn lại:
- Anh đừng cho ai thấy, người ta thấy sẽ cho anh là đồi trụy. Lưu manh bắt anh đấy.
Anh cười:
- Anh làm sao cho ai xem được?
Hôm ấy anh bảo Thu không mặc áo quần, nằm trong chăn. Anh ra ngoài đổ bô rồi vào lấy chậu rửa mặt, cốc đánh răng để Thu rửa mặt, đánh răng, sau đấy đến nhà ăn bệnh viện lấy cơm về. Thu khoác cái áo ngồi trong chăn an cơm, ăn xong lại chui vào chăn. Anh cũng cởi áo quần lên giường, hai người âu yếm nhau hồi lâu. Cho đến khi chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa là hết xe về Nghiêm Gia Hà hai người mới vội vã mặc quần áo, chạy ra bến xe.
Thu nhớ lại cái ngày hôm ấy, biết anh lúc bấy giờ chuẩn bị xa Thu, để Thu chuẩn bị sống tiếp, nhưng Thu lại trách nhầm anh, quả thật anh đã không làm gì.
Thu rất lấy làm c, rất ân hận, nếu sớm biết, nhất định Thu sẽ đi tìm anh. Đến nay đã cách xa ngày ấy gần nửa năm, nếu biết anh bị bệnh máu trắng kể từ hôm anh cứa tay đến nay đã tám chín tháng, có thể anh đã chết từ cuối năm ngoái.
Nhưng anh đã nói, nó như vậy chứng tỏ anh chưa thể chết được. Thu nhớ lại, hình như “nó” thường xuyên như thế, chẳng phải đã chứng minh anh vẫn sống? Thu lại hi vọng, có thể anh khỏe hơn mọi người, có thể anh vẫn sống?
Thu phải tìm được anh, cho dù anh đã chết. Thu cũng muốn biết anh được chôn ở đâu. Nếu anh không bị bệnh,, chắc chắn anh về chăm sóc bố, cho dù anh đã lấy người khác Thu cũng phải đi thăm anh. Cho dù vì lí do gì để anh xa Thu, nhất định Thu phải biết rõ, bằng không Thu sẽ không bao giờ yên tâm.
Đầu mối đầu tiên Thu có thể nghĩ đến là Phương, vì lúc bấy giờ Phương biết bệnh tình của Ba, có thể Phương biết địa chỉ của anh ở tỉnh A. Hồi ấy Phương nói không biết, có thể Ba dặn Phương. Bây giờ Thu đảm bảo với Phương rằng sẽ không tự tử, nhất định Phương sẽ nói địa chỉ của Ba.
Chủ nhật, Thu về Tây Thôn Bình đến thẳng nhà Phương. Bà Trương và cả nhà thấy Thu đề rất ngạc nhiên, rất nhiệt tình. Lâm đã lấy vợ, cô vợ quê tận một bản miền núi xa, rất xinh xắn, hai vợ chồng ở chung với bà Trương, nghe nói chuẩn bị làm nhà mới.
Sau khi chào hỏi chuyện trò với mọi người, Thu liền vào phòng Phương nói chuyện.
Nghe Thu hỏi đến Ba, Phương thở dài, nói:
- Phương không biết địa chỉ của anh ấy ở tỉnh A, nếu biết Phương dâu đợi đến hôm nay mà đã đi thăm anh ấy từ lâu rồi.
Thu không tin, khẩn khoản:
- Hồi ấy anh Ba không nói với ai về bệnh tình, chỉ nói với Phương, chắc chắn anh ấy cho Phương biết địa chỉ>
- Anh ấy không nói với Phương về bệnh máu trắng, ấy là lúc anh ấy gọi điện thoại ở bưu điện Nghiêm Gia Hà, anh Cả của Phương nghe thấy. Anh Ba là người thứ hai của đội thăm dò thứ Hai bị bệnh máu trắng, cho nên anh ấy yêu cầu tổng đội của người điều tra, xem có liên quan gì đến môi trường công tác của đội.
- Vậy sau ngày anh ấy đi, Thu đến tìm Phương ở trường, tại sao Phương không nói với Thu?
- Chị Thu nói lại với anh ấy Phương cho chị biết anh bị bệnh máu trắng, anh ấy hỏi Phương tại sao biết? Anh ấy dặn Phương không được nói với chị Thu, để anh ấy tự nói. Anh ấy bảo, rất may viết cho chị nhiều thư nhưng thư không đến tay chị, vì trong thư anh ấy nói, sợ thủy thổ vùng này có vấn đề, muốn nhắc nhở chị.
Thu tỏ ra bất lực:
- Chả trách gì, sau đấy anh ấy không đưa thư cho Thu xem. Cuối cùng có phải thủy thổ vùng này có vấn đề không?
- Có thể không phải, hai người bị bệnh đều là người của đội thăm dò, sau đấy đội thăm dò rút đi, không biết đã xong việc hay là vì nguyên nhân khác?
- Anh Ba đi cùng đội thăm dò hay là…
- Cuối năm anh ấy đi, bảo vệ tỉnh A, sau đấy không có tin tức gì.
Thu quyết định nhân dịp nghỉ Quốc tế lao động (1 - 5) đến tỉnh A thăm Ba, những mong được gặp anh một lần. Cho dù không gặp, Thu cũng mong đến thăm một anh. Thu biết mẹ sẽ không cho Thu một mình đến tỉnh A xa xôi, lạ người lạ đất, Thu cũng chưa bao giờ đi xa như thế. Thu muốn rủ Ngụy Linh cùng đi, nhưng Linh bảo, mồng Một tháng Năm Tiêu Hội sẽ nghĩ về, nhất định không để Linh đi tỉnh A. Hơn nữa, tiền tàu xe đến tỉnh A khá cao, hai cô gái đi với nhau cũng không an toàn.
Không còn cách nào khác, Thu quyết định ba bảy hai mươi mốt, đi một mình.
Thu chỉ biết nhà Ba ở thành phố B thuộc tỉnh A, nhưng không biết cụ thể ở đâu. Thu nghĩ, bố anh là tư lệnh quân khu, chỉ cần tìm đến quân khu tỉnh A sẽ có cách tìm được ông tư lệnh. Tìm được ông tư lệnh rất có thể tìm thấy con ông Tư lệnh.
Thu suy nghĩ rồi đến nhờ cô giáo Giang mua hộ vé tàu đi tỉnh A trong thời gian nghỉ mồng Một tháng Năm. Thu biết, một sinh viên như cô có người nhà làm ở ga, có thể mua được vé. Nghỉ lễ mồng Một tháng Năm tàu rất đông, không có thời gian ra ga xếp hàng mua vé, thứ nữa có thể không mua được.
Cô giáo Giang đồng ý giúp Thu nhưng cô rất lo, nói:
- Em chuẩn bị một mình đi du lịch ở tỉnh A à? Rất không an toàn em ạ.
Thu nói với cô giáo Giang mình đi tỉnh A để tìm Ba, nhờ cô bằng mọi cách mua giúp vé tàu, nếu trong dịp nghỉ lễ này mà không đi, sẽ pgair chờ đến nghỉ hè, như vậy không có hy vọng được gặp lại Ba.
Mấy hôm sau, cô giáo Giang giúp Thu mua được vé, cô mua hai vé, sẽ cùng đi với Thu, không để Thu đi một mình, không an toàn. Cô giáo Giang nói với mẹ Thu, bảo cô đưa đứa bé thứ hai đến thành phố B chơi với một người bạn, một mình không tiện chăm sóc thằng nhỏ, muốn mời Thu cùng đi, giúp chăm sóc đứa nhỏ. Mẹ thấy đi cũng cô giáo Giang nên không có ý kiến gì, đồng ý để Thu đi.
Đứa nhỏ của cô giáo Giang gọi là Đệ Đệ, mới hai tuổi. Thu và cô giáo Giang đưa nó lên tàu, đến thành phố B ở nhờ nhà cô giáo Hồ, bạn của cô Giang.
Hôm sau, Thu và cô giáo Giang đưa thằng nhỏ chuyển mấy lần xe mới tìm được đến đại bản doanh của quân khu ở một nơi gọi là đồi Hoa Đào, bên ngoài có tường cao, đứng ngoài có thể thấy cây cối trên sườn đồi trong khuôn viên, hoa nở rực rỡ, giống như tiên cảnh giữa chốn trần gian. Thu thấy Ba về một nơi đẹp như thế này là đúng, thoải mái hơn ở một gian nhà chật hẹp. Thu chỉ mong anh vẫn còn ở đây.
Ở cổng có lính bồng súng đứng gác, hai người bảo đến tìm ông tư lệnh họ Tôn. Vệ binh không cho vào, bảo tư lệnh không phải họ Tôn, có phải hai người đã nhầm? Cô giáo Giang nói:
- Vậy có vị phó tư lệnh hoặc có vị thủ trưởng nào họ Tôn không?
Vệ binh tìm và trả lời không có ai họ Tôn. Thu hỏi:
- Ông Tư lệnh họ gì?
Vệ binh không trả lời. Cô giáo Giang nói:
- Dù tư lệnh họ gì thì cũng cho chúng tôi gặp.
Vệ binh bảo phải gọi điện về xin ý kiến, một lúc sau ra nói với hai người, ông tư lệnh không có nhà.
Thu nói, nhà ông tư lệnh có ai nữa không, tôi muốn hỏi thăm con trai ông ấy.
Vệ binh lại gọi điện vào. Mỗi lần gọi điện như thế rất lâu, cô giáo Giang lấy làm lạ, hỏi:
- Tại sao anh gọi điện mất nhiều thì giờ như thế?
Vệ binh giải thích: điện thoại không được gọi trực tiếp vào nhà riêng tư lệnh, phải gọi đến văn phòng nào đấy, điện sẽ do văn phòng ấy chuyển, cho nên rất mất thời gian.
Sau một hồi loanh quanh đi lại, cuối cùng không biết được tin tức gì, chỉ biết cả nhà thủ trưởng đi vắng, có thể là đi du lịch. Hỏi thủ trưởng đi chơi đâu, vệ binh có bị đánh chết cũng không chịu nói, tưởng như hai người sẽ mai phục trên con đường thủ trưởng đi qua để đánh bom sát hại cả gia đình thủ trưởng!
Buổi chiều họ lại đến một lần nữa, mong gặp được một vệ binh nhiệt tình, kết quả anh vệ binh buổi chiều càng tệ hơn, hỏi han nửa ngày cuối cùng chỉ một chút tin tức như uổi sáng cũng không hỏi nổi.
Thu vô cùng thất vọng. Giá như trước đây không nói chết theo anh. Tại sao tám trăm năm trước lại thề thốt với anh như vậy? Vậy mà làm anh phải sợ.
Lần Thu gặp Ba trong bệnh viện, Thu chuẩn bị làm tất cả mọi việc có thể làm trước khi chết, cho nên Thu rất dũng cảm cởi áo bông, cuối cũng còn tắt đèn.
Lần ấy Ba nói không dám đụng đến người Thu, sợ không chịu nổi phải làm chuyện vợ chồng. Thu bảo anh đừng sợ, bảo anh làm, không làm hai người sẽ chết không nhắm mắt. Sau đấy Ba nằm phủ lên người Thu, Thu cho rằng sự việc sau ấy là chuyện vợ chồng. Thu nhớ, đêm hôm ấy vì không hiểu biết và hiếu kỳ nói những chuyện không hay, nhất định làm Ba buồn, lúc ấy rất muốn cắt lưỡi mình. Đêm hôm ấy hai người “bay” xong, anh dùng khăn lau cái lầy nhầy trên bụng Thu, Thu hỏi:
- Tại sao anh biết đấy không phải là nước giải?
Hnh như anh rất khó xử, nói:
- Không phải.
- Nhưng nước giải cũng ở đấy ra à?
Thấy anh gật đầu thừa nhận, Thu truy hỏi:
- Anh biết lúc nào buồn đi giải, lúc nào không cơ mà? Anh có nhầm không?
Hình như anh không thể nói rõ, chỉ hàm hồ:
- Bản thân có cảm giác. Em đừng sợ, không phải… nước giải đâu.
Anh dậy, đổ ít nước nóng ra chậu, nhúng cái khăn mặt vào nước rồi vắt khô, giúp Thu lau tay, lau trên bụng, nói:
- Thế này yên tâm chưa?
Thu thanh minh:
- Em không nói anh bẩn, chỉ ghê sợ cái lầy nhầy ấy thôi. - Suy nghĩ một lúc rồi Thu nói tiếp: - Lạ nhỉ, tại sao con trai dùng một cái để làm hai việc?
Anh không thể giải thích nổi, chỉ ôm Thu, cười không thành tiếng:
- Ý của em là, con trai phải có hai cái ống, mỗi cái làm một việc? Em hỏi chuyện này thật phức tạp, anh không trả lời nổi. Anh không tự làm, điều này phải hỏi tạo hóa.
Về sau anh kể lại cho Thu nghe chuyện lần đầu tiên anh làm. Hồi ấy anh mới học lớp sáu, có lần thi, một đề thi rất khó, anh cảm thấy mình không làm nổi, rất căng thẳng, lại cảm thấy như mình tè ra quần, nhưng có cảm giác khoan khoái kỳ lạ, về sau mới biết đấy là di tinh.
Thu hết sức ngạc nhiên:
- Lớp sáu mà anh đã… hư đốn như vậy rồi à?
Anh giải thích:
- Đấy chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Con trai bước vào thời thanh xuân, bắt đầu phát dục sẽ gặp hin tượng ấy. Có lúc nằm cũng bị. Giống như con gái, đến một lúc nhất định sẽ có “bạn thân”.
Thu bừng tỉnh, vậy là con trai cũng có “bạn thân”, nhưng tại sao bạn thân của con gái đến lại khó chịu, còn con trai “bạn thân” đến lại có cảm giác “khoái kỳ lạ”, rất không công bằng.
Thu cũng kể cho anh nghe lần đầu tiên của mình. Hồi ấy, giữa lúc mẹ phải nằm bệnh viện, bệnh viện cách nhà khoảng chục cây số, em gái còn nhỏ, không thể đi xa như thế, đêm phải ở lại bệnh viện ngủ chung giường với mẹ. Thu ban ngày đến bệnh viện chăm sóc mẹ, buổi tối về nhà ngủ với Tả Hồng.
Một hôm vào lúc nửa đêm, hai cô gái ra ngoài đi giải, Hồng nói:
- Nhất định “bạn thân” của đằng ấy đến, trên giường có màu đỏ, nhưng “bạn thân” của tớ vẫn chưa đến.
Tả Hồng giúp Thu tìm giấy vệ sinh, dùng một sợi dây khẩu trang rất dài quấn lại, buộc lên người Thu. Thu vừa sợ vừa xấu hổ, không biết phải làm thế nào. Hồng nói với Thu:
- Người con gái nào cũng phải có “bạn thân”, nhất định bạn học của đằng ấy có nhiều đứa có từ rất sớm. Đằng ấy đến bệnh viện nói với mẹ, mẹ đằng ấy sẽ bảo cách xử lí.
Hôm ấy Thu đến bệnh viện nhưng không sao nói ra nổi, Thu chần chừ hồi lâu mới nói với mẹ. Mẹ vui mừng nói:
- Thật khéo, mẹ vừa mổ cắt bỏ tử cung, bỏ tử cung rồi sẽ không có “bạn thân” nữa, đúng lúc này thì con có, cuộc sống truyền đời.
Ba nghe chuyện của Thu, anh nói:
- Mong sau này em lấy chồng, sinh con trai, sinh con gái, con gái lại sinh con gái, chúng sẽ giống em để em truyền đời.
Thu cảm thấy câu nói ấy của anh là mong muốn Thu lấy người khác và sinh con. Thu không muốn nghe anh nói những điều ấy, liền lấy tay bịt miệng anh, nói:
- Em không lấy ai, chỉ lấy anh thôi, sẽ sinh con của anh.
Anh ôm Thu, miệng lầm rầm:
- Tại sao em tốt với anh như thế? Anh cũng muốn lấy em, nhưng…
Thu nhìn anh rất buồn, liền chuyển sang chuyện khác. Thu nói:
- Người em bên phải lớn hơn bên trái. - Thu ghép hai ngón tay cái rồi khép hai cánh tay lại cho anh thấy, bên phải lớn hơn bên trái một chút.
Anh nhìn một lúc rồi nần hai bầu vú của Thu, hỏi:
- Cái này của em cũng một bên to một bên nhỏ à?
Thu gật đầu:
- Khác nhau một chút, bên phải lớn hơn, cho nên em may áo nịt ngực, bên phải lớn hơn một vài phân.
Anh chui vào chăn xem hồi lâu, rồi nhô đầu ra, nói:
- Em nằm anh không thấy gì, em ngồi lên cho anh xem.
Thu ngồi dậy cho anh thấy, anh nói cóơn một ít, rồi hỏi:
- Để anh vẽ em, được không? Anh đã từng học vẽ. Chờ trời sáng, anh về phòng bệnh lấy bút giấy.
- Vẽ để làm gì?
- Để ngày ngày ngắm nhìn. - Anh thanh minh. - Nếu em không thích thì thôi.
- Không phải em không thích, nhưng anh đừng vẽ, em có thể cho anh xem hàng ngày.
- Anh vẫn muốn vẽ.
Hôm sau anh về phòng bệnh lấy bút giấy, để Thu nằm nghiêng quàng cái chăn, anh ngắm nhìn, sau đấy vẽ một lúc, anh vẽ ngắm nhìn, lại vẽ. Rất nhanh chóng vẽ xong bức tranh. Thu xem, tuy bức tranh chỉ mấy nét đại khái, nhưng rất giống.
Thu dặn lại:
- Anh đừng cho ai thấy, người ta thấy sẽ cho anh là đồi trụy. Lưu manh bắt anh đấy.
Anh cười:
- Anh làm sao cho ai xem được?
Hôm ấy anh bảo Thu không mặc áo quần, nằm trong chăn. Anh ra ngoài đổ bô rồi vào lấy chậu rửa mặt, cốc đánh răng để Thu rửa mặt, đánh răng, sau đấy đến nhà ăn bệnh viện lấy cơm về. Thu khoác cái áo ngồi trong chăn an cơm, ăn xong lại chui vào chăn. Anh cũng cởi áo quần lên giường, hai người âu yếm nhau hồi lâu. Cho đến khi chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa là hết xe về Nghiêm Gia Hà hai người mới vội vã mặc quần áo, chạy ra bến xe.
Thu nhớ lại cái ngày hôm ấy, biết anh lúc bấy giờ chuẩn bị xa Thu, để Thu chuẩn bị sống tiếp, nhưng Thu lại trách nhầm anh, quả thật anh đã không làm gì.
Thu rất lấy làm c, rất ân hận, nếu sớm biết, nhất định Thu sẽ đi tìm anh. Đến nay đã cách xa ngày ấy gần nửa năm, nếu biết anh bị bệnh máu trắng kể từ hôm anh cứa tay đến nay đã tám chín tháng, có thể anh đã chết từ cuối năm ngoái.
Nhưng anh đã nói, nó như vậy chứng tỏ anh chưa thể chết được. Thu nhớ lại, hình như “nó” thường xuyên như thế, chẳng phải đã chứng minh anh vẫn sống? Thu lại hi vọng, có thể anh khỏe hơn mọi người, có thể anh vẫn sống?
Thu phải tìm được anh, cho dù anh đã chết. Thu cũng muốn biết anh được chôn ở đâu. Nếu anh không bị bệnh,, chắc chắn anh về chăm sóc bố, cho dù anh đã lấy người khác Thu cũng phải đi thăm anh. Cho dù vì lí do gì để anh xa Thu, nhất định Thu phải biết rõ, bằng không Thu sẽ không bao giờ yên tâm.
Đầu mối đầu tiên Thu có thể nghĩ đến là Phương, vì lúc bấy giờ Phương biết bệnh tình của Ba, có thể Phương biết địa chỉ của anh ở tỉnh A. Hồi ấy Phương nói không biết, có thể Ba dặn Phương. Bây giờ Thu đảm bảo với Phương rằng sẽ không tự tử, nhất định Phương sẽ nói địa chỉ của Ba.
Chủ nhật, Thu về Tây Thôn Bình đến thẳng nhà Phương. Bà Trương và cả nhà thấy Thu đề rất ngạc nhiên, rất nhiệt tình. Lâm đã lấy vợ, cô vợ quê tận một bản miền núi xa, rất xinh xắn, hai vợ chồng ở chung với bà Trương, nghe nói chuẩn bị làm nhà mới.
Sau khi chào hỏi chuyện trò với mọi người, Thu liền vào phòng Phương nói chuyện.
Nghe Thu hỏi đến Ba, Phương thở dài, nói:
- Phương không biết địa chỉ của anh ấy ở tỉnh A, nếu biết Phương dâu đợi đến hôm nay mà đã đi thăm anh ấy từ lâu rồi.
Thu không tin, khẩn khoản:
- Hồi ấy anh Ba không nói với ai về bệnh tình, chỉ nói với Phương, chắc chắn anh ấy cho Phương biết địa chỉ>
- Anh ấy không nói với Phương về bệnh máu trắng, ấy là lúc anh ấy gọi điện thoại ở bưu điện Nghiêm Gia Hà, anh Cả của Phương nghe thấy. Anh Ba là người thứ hai của đội thăm dò thứ Hai bị bệnh máu trắng, cho nên anh ấy yêu cầu tổng đội của người điều tra, xem có liên quan gì đến môi trường công tác của đội.
- Vậy sau ngày anh ấy đi, Thu đến tìm Phương ở trường, tại sao Phương không nói với Thu?
- Chị Thu nói lại với anh ấy Phương cho chị biết anh bị bệnh máu trắng, anh ấy hỏi Phương tại sao biết? Anh ấy dặn Phương không được nói với chị Thu, để anh ấy tự nói. Anh ấy bảo, rất may viết cho chị nhiều thư nhưng thư không đến tay chị, vì trong thư anh ấy nói, sợ thủy thổ vùng này có vấn đề, muốn nhắc nhở chị.
Thu tỏ ra bất lực:
- Chả trách gì, sau đấy anh ấy không đưa thư cho Thu xem. Cuối cùng có phải thủy thổ vùng này có vấn đề không?
- Có thể không phải, hai người bị bệnh đều là người của đội thăm dò, sau đấy đội thăm dò rút đi, không biết đã xong việc hay là vì nguyên nhân khác?
- Anh Ba đi cùng đội thăm dò hay là…
- Cuối năm anh ấy đi, bảo vệ tỉnh A, sau đấy không có tin tức gì.
Thu quyết định nhân dịp nghỉ Quốc tế lao động (1 - 5) đến tỉnh A thăm Ba, những mong được gặp anh một lần. Cho dù không gặp, Thu cũng mong đến thăm một anh. Thu biết mẹ sẽ không cho Thu một mình đến tỉnh A xa xôi, lạ người lạ đất, Thu cũng chưa bao giờ đi xa như thế. Thu muốn rủ Ngụy Linh cùng đi, nhưng Linh bảo, mồng Một tháng Năm Tiêu Hội sẽ nghĩ về, nhất định không để Linh đi tỉnh A. Hơn nữa, tiền tàu xe đến tỉnh A khá cao, hai cô gái đi với nhau cũng không an toàn.
Không còn cách nào khác, Thu quyết định ba bảy hai mươi mốt, đi một mình.
Thu chỉ biết nhà Ba ở thành phố B thuộc tỉnh A, nhưng không biết cụ thể ở đâu. Thu nghĩ, bố anh là tư lệnh quân khu, chỉ cần tìm đến quân khu tỉnh A sẽ có cách tìm được ông tư lệnh. Tìm được ông tư lệnh rất có thể tìm thấy con ông Tư lệnh.
Thu suy nghĩ rồi đến nhờ cô giáo Giang mua hộ vé tàu đi tỉnh A trong thời gian nghỉ mồng Một tháng Năm. Thu biết, một sinh viên như cô có người nhà làm ở ga, có thể mua được vé. Nghỉ lễ mồng Một tháng Năm tàu rất đông, không có thời gian ra ga xếp hàng mua vé, thứ nữa có thể không mua được.
Cô giáo Giang đồng ý giúp Thu nhưng cô rất lo, nói:
- Em chuẩn bị một mình đi du lịch ở tỉnh A à? Rất không an toàn em ạ.
Thu nói với cô giáo Giang mình đi tỉnh A để tìm Ba, nhờ cô bằng mọi cách mua giúp vé tàu, nếu trong dịp nghỉ lễ này mà không đi, sẽ pgair chờ đến nghỉ hè, như vậy không có hy vọng được gặp lại Ba.
Mấy hôm sau, cô giáo Giang giúp Thu mua được vé, cô mua hai vé, sẽ cùng đi với Thu, không để Thu đi một mình, không an toàn. Cô giáo Giang nói với mẹ Thu, bảo cô đưa đứa bé thứ hai đến thành phố B chơi với một người bạn, một mình không tiện chăm sóc thằng nhỏ, muốn mời Thu cùng đi, giúp chăm sóc đứa nhỏ. Mẹ thấy đi cũng cô giáo Giang nên không có ý kiến gì, đồng ý để Thu đi.
Đứa nhỏ của cô giáo Giang gọi là Đệ Đệ, mới hai tuổi. Thu và cô giáo Giang đưa nó lên tàu, đến thành phố B ở nhờ nhà cô giáo Hồ, bạn của cô Giang.
Hôm sau, Thu và cô giáo Giang đưa thằng nhỏ chuyển mấy lần xe mới tìm được đến đại bản doanh của quân khu ở một nơi gọi là đồi Hoa Đào, bên ngoài có tường cao, đứng ngoài có thể thấy cây cối trên sườn đồi trong khuôn viên, hoa nở rực rỡ, giống như tiên cảnh giữa chốn trần gian. Thu thấy Ba về một nơi đẹp như thế này là đúng, thoải mái hơn ở một gian nhà chật hẹp. Thu chỉ mong anh vẫn còn ở đây.
Ở cổng có lính bồng súng đứng gác, hai người bảo đến tìm ông tư lệnh họ Tôn. Vệ binh không cho vào, bảo tư lệnh không phải họ Tôn, có phải hai người đã nhầm? Cô giáo Giang nói:
- Vậy có vị phó tư lệnh hoặc có vị thủ trưởng nào họ Tôn không?
Vệ binh tìm và trả lời không có ai họ Tôn. Thu hỏi:
- Ông Tư lệnh họ gì?
Vệ binh không trả lời. Cô giáo Giang nói:
- Dù tư lệnh họ gì thì cũng cho chúng tôi gặp.
Vệ binh bảo phải gọi điện về xin ý kiến, một lúc sau ra nói với hai người, ông tư lệnh không có nhà.
Thu nói, nhà ông tư lệnh có ai nữa không, tôi muốn hỏi thăm con trai ông ấy.
Vệ binh lại gọi điện vào. Mỗi lần gọi điện như thế rất lâu, cô giáo Giang lấy làm lạ, hỏi:
- Tại sao anh gọi điện mất nhiều thì giờ như thế?
Vệ binh giải thích: điện thoại không được gọi trực tiếp vào nhà riêng tư lệnh, phải gọi đến văn phòng nào đấy, điện sẽ do văn phòng ấy chuyển, cho nên rất mất thời gian.
Sau một hồi loanh quanh đi lại, cuối cùng không biết được tin tức gì, chỉ biết cả nhà thủ trưởng đi vắng, có thể là đi du lịch. Hỏi thủ trưởng đi chơi đâu, vệ binh có bị đánh chết cũng không chịu nói, tưởng như hai người sẽ mai phục trên con đường thủ trưởng đi qua để đánh bom sát hại cả gia đình thủ trưởng!
Buổi chiều họ lại đến một lần nữa, mong gặp được một vệ binh nhiệt tình, kết quả anh vệ binh buổi chiều càng tệ hơn, hỏi han nửa ngày cuối cùng chỉ một chút tin tức như uổi sáng cũng không hỏi nổi.
Thu vô cùng thất vọng. Giá như trước đây không nói chết theo anh. Tại sao tám trăm năm trước lại thề thốt với anh như vậy? Vậy mà làm anh phải sợ.
/47
|