Thời gian tiếp đó Tả Thiếu Dương bỏ hết chuyện khác vùi đầu nghiên cứu cẩn thận cuốn sách quá giá này.
Càng xem Tả Thiếu Dương càng thán phục, trong đó có giải thuyết một số sai lầm trong bộ sách kinh điển y học đương thời, quan trọng hơn y đã hiểu vì sao huynh đệ Chân thị được gọi là thần y rồi, vì y kinh ngạc phát hiện, không ít phương thuốc trong sách này ở bắt nguồn từ ( Thương hàn tạp bệnh luận) của Trương Trọng Cảnh.
Thương hàn tạp bệnh luận bao gồm hai bộ phận, toàn thư thất tán thời chiến loạn Đông Hán, trong đó bộ phận thương hàn được Tây Tấn vương Thúc Hòa chỉnh lý thành Thương hàn luận lưu truyền tới giờ, còn phần tạp bệnh thì chìm nổi tới thời Bắc Tống mới được chỉnh lý thành ( Kim quỹ yếu lược), sau đó truyền cho hậu thế, đầu thời Đường phần tạp bệnh đã bị thất truyền.
Địa vị thần y của Chân thị huynh đệ dựa vào cái này mà có, nếu một hai phương thuốc thì còn có thể nói là trùng hợp, nhưng Tả Thiếu Dương phát hiện tới ít nhất 12 phương thuốc của tạp bệnh luận trong đó, ngoài ra không ít phương thuốc dựa trên cơ sở của Tạp bệnh luận, hẳn Chân thị huynh đệ cũng không có được đầy đủ, dựa vào kinh nghiệm của mình khôi phục nó. Giống như Trương Vô Kỵ học được Cửu Dương thần công thất truyền, võ công tất nhiên cao hơn người khác rất nhiều.
Những phương thuốc này với người khác mà nói là bảo bối, với Tả Thiếu Dương thì quá mức phổ thông rồi, thậm chí với hệ thống lý luận y học hiện đại, y cải tiến thành phương thuốc tốt hơn nhiều. Có điều Tả Thiếu Dương vẫn thu được lợi ích không nhỏ, sáu mươi năm kinh nghiệm của huynh đệ Chân thị không phải đùa, nhiều chi tiết nhỏ giúp y có gợi mở lớn, những điều mà không thể học nổi trong sách giáo khoa.
Tả Thiếu Dương gần như đóng cửa học tập hơn mười ngày, lâu lắm rồi y không chuyên tâm vào sách vở như vậy, Bạch Chỉ Hàn vừa may vá thi thoảng lại ngẩng đầu lên nhìn, nở nụ cười dịu dàng mà hạnh phúc.
Bệnh của Kiều Xảo Nhi tiến bộ rất chậm, hoàn toàn dựa vào được Tả Thiếu Dương châm cứu hàng ngày giảm đau, Kiều lão gia sốt ruột vô cùng, tới thăm khuê nữ, sau vài lần chạm chán Tả Quý, Tả Quý mới đầu ngoảnh mặt làm ngơ tới thấy ông ta ngồi bần thần bên giường khuê nữ thì thở dài, đáng thương cho lòng cha mẹ thiên hạ, từ đó cũng nguôi ngoai cơn giận cũ, tiếp xúc nhiều với Kiều Quan, ông hiểu hơn về chuyện Kiều gia.
Gần đây nhìn thấy Kiều lão gia cũng gật đầu chào, quan hệ hòa hoãn hơn nhiều, mặc dù khó trở nên thân thiết, song thế là cải thiện lớn rồi.
Kiều lão gia lòng mang cảm kích, lại thấy Tả Thiếu Dương tốn công vì khuê nữ như thế, chủ động đi tìm Chân Quyền giúp đỡ, cuối cùng cũng thuyết phục được Chân Quyền tới Vu gia tìm hiểu, kết quả không chỉ hay tin Vu lão thái y ngã bệnh nằm giường hơn nửa tháng rồi, mà Vu tiểu thư cũng một lần tự sát không thành, cả ngày lấy nước mắt rửa mặt, Vu gia từ trên xuống dưới rối loạn, nhưng không nói ra nguyên nhân, chỉ sẵn lòng nâng gấp đôi tiền bồi thường.
Tả Quý nghe Vu gia gặp chuyện như thế hả lòng hả dạ lắm, lửa giận nguội đi nhiều, nhưng nghe tới đoạn cuối thì đùng đùng nổi giận, nói Tả gia không thèm tiền, dứt khoát từ chối Vu gia đề nghị gặp mặt thương lượng, thề kiện tới cùng.
Đúng như dự đoán trước đó của Tả Thiếu Dương, vật cùng tức phản, Vu gia bị dồn tới đường cùng, không còn gì để mất nên phản kích, chẳng biết làm sao họ thuyết phục Cao Lý gia, thống nhất nói Tả gia ở xa, lai lịch bất minh, bọn họ nghe được tin đồn không hay về Tả gia cho nên mới phải hối hôn, là trường hợp bất khả kháng, Tả Quý càng lồng lộn, tới thẳng cổng nhà Vu gia chửi mắng nửa ngày.
Bành huyện úy không tránh mặt mãi được, trở về triệu tập hai nhà lên công đường, hai bên cãi nhau ầm ĩ, Vu gia tố cáo những điều Tả gia nói khi hai nhà tương thân là sai sự thật, xử nửa ngày trời không đi tới đâu, Bành huyện úy tuyên bố vụ án này còn nhiều uẩn khúc, sẽ cho người tới Hợp Châu xác minh thân phận của Tả gia, đi về phải mất một tháng, vụ án sẽ hoãn thêm một tháng nữa.
Tả Quý giận sôi gan, cứ vài ngày lại tới trước cổng Vu gia chửi bới, Vu gia đóng cửa im ỉm không có bất kỳ phản ứng gì, Tả Quý chửi mỏi mồm cũng đành về.
Thấy cha mình càng ngày càng như biến thành con người khác, Tả Thiếu Dương đành lấy thanh kiếm do Triệu vương Lý Nguyên Cảnh ra, tới tìm hắn ta, hi vọng hắn có thể ra mặt giải quyết dứt điểm chuyện này.
Hộ vệ vương phủ nhận ngay ra bảo bối tùy thân của vương gia, đón tiếp vô cùng khách khí, nhưng nuối tiếc nói, Triệu vương đã dẫn quân lên mạc bắc quyết chiến với người Đột Quyết rồi, không biết bao giờ mới về.
Tả Thiếu Dương biết đây là cuộc đại chiến lừng lẫy lịch sử, Lý Tĩnh lần nữa chứng minh huyền thoại chiến thần, Lý Thế Dân thể hiện tài điều binh khiển tướng, đánh một trận khiến các dân tộc phía bắc kinh hồn táng đởm, lập nên nền móng hòa bình thịnh thế lâu dài cho Đại Đường, khiến ông được các dân tộc thảo nguyên thuần phục tôn xưng là thiên khả hãn, nói cách khác sau trận chiến này, giặc ngoài không còn, Lý Thế Dân sẽ hướng chú ý vào phát triển trong nước, thịnh thế chỉ còn cách một bước chân nữa thôi.
Tả Quý chẳng có cảm khái như nhi tử, gào lớn một tiếng:
- Chẳng lẽ ông trời mù mắt rồi?
Sau đó quyết tâm đi đánh trống Đằng Văn cáo ngự trạng, nhưng Cù lão thái gia và Kiều Quan vội ngăn cản, nói muốn cáo ngự trạng thì điều kiện là vụ án đã xét sử nhưng phán quyết bất công, oan ức quá lớn hoặc là các cấp châu phủ khác không nhận cáo tráng mới được, hiện huyện nha Trường An đã tiếp nhận vụ án, đang điều tra, tất cả đều đúng với trình tự, Tả Quý đánh trống Đằng Văn cũng không được ích gì, còn nếu kiện huyện úy Trường An cố tình trì hoãn vụ án thì sẽ bị đánh tám mươi gậy, dân kiện quan, bất kể đúng sai là đánh đòn, có lẽ giữ quyền uy cho quan viên.
Tả Quý tuyệt vọng.
Lúc này Bành huyện úy hay tin Tả gia tới cả vương phủ cầu cứu thì sợ toát mồ hôi, đích thân tới tận khách sạn làm công tác tư tưởng với Tả Quý, thuyết phục ông bỏ qua vụ kiện này, nhất định khiến Vu gia phải bồi thường tới táng gia bại sản, như thế lo gì với số tiền này không kiếm được lương phối? Nhưng ba lần bị hối hôn, Tả Quý biết đây là chuyện không thể giải quyết bằng tiền, huống hồ Tả gia vì chuyện này mang tiếng không ít, chẳng ai gả khuê nữ cho nhà họ, cho nên ương tới cùng, Vu gia đã thích giở trò mặt dày kéo dài thời gian, ông chẳng sợ, hôn thư trong tay khuê nữ Vu gia đợi chết già đi.
Thế là vụ án tiếp tục giằng co.
Vụ án không có tiến triển, nhưng chuyện khác thì có.
Cù lão thái gia được phục nguyên chức sớm hơn dự kiến, viên ngoại lang từ bộ ti lễ bộ, đó là chức vụ quan chưởng quan hiệp trợ chưởng quản thiên văn, tăng ni, cúng bái v...v..v.....
Tả Thiếu Dương và Cù lão thái thái cũng đã tìm mua được một tiểu trạch viện, thấy Tả Quý quyết tâm kiện tới cùng thì đón cả nhà họ tới ở. Tả Quý mang theo có hơn bảy mươi quan, tiền sính lễ cho Kiều gia đã là 50 quan, tiêu hao gần hết, thêm tiền ăn ở tại khách sạn, vốn gần hết, hiện giờ Cù lão thái gia mua được trạch viện, Tả Quý không muốn nhưng vẫn đành nhận lời tới Cù gia ở.
Tới ở vài ngày thì người Kiều Quan phái tới Hợp Châu đã mang về Kê huyết đằng, cùng với phong thư của Lương thị và một trăm quan.
Trong thư viết, Hợp Châu đã thu hoạch rồi, bốn mươi mẫu ruộng áp dụng toàn biện pháp cày cấy hiện đại, sản lượng không chỉ cao gấp rưỡi, mà còn thu hoạch sớm tới một tháng. Tuy lương thực các nơi vận chuyển tới Hợp Châu, cứu nguy qua thời kỳ đói kém, song chưa tới vụ thu hoạch, giá lương thực vẫn còn tới hơn bảy trăm đồng một đấu, dù sao còn lùa thu tô từ những điền hộ thuê ruộng, nghe kiến nghị của Hầu Phổ, toàn bộ lương thực thu hoạch được đem bán, Lý gia và Tả gia, mỗi nhà kiếm được hơn 200 quan tiền.
Càng xem Tả Thiếu Dương càng thán phục, trong đó có giải thuyết một số sai lầm trong bộ sách kinh điển y học đương thời, quan trọng hơn y đã hiểu vì sao huynh đệ Chân thị được gọi là thần y rồi, vì y kinh ngạc phát hiện, không ít phương thuốc trong sách này ở bắt nguồn từ ( Thương hàn tạp bệnh luận) của Trương Trọng Cảnh.
Thương hàn tạp bệnh luận bao gồm hai bộ phận, toàn thư thất tán thời chiến loạn Đông Hán, trong đó bộ phận thương hàn được Tây Tấn vương Thúc Hòa chỉnh lý thành Thương hàn luận lưu truyền tới giờ, còn phần tạp bệnh thì chìm nổi tới thời Bắc Tống mới được chỉnh lý thành ( Kim quỹ yếu lược), sau đó truyền cho hậu thế, đầu thời Đường phần tạp bệnh đã bị thất truyền.
Địa vị thần y của Chân thị huynh đệ dựa vào cái này mà có, nếu một hai phương thuốc thì còn có thể nói là trùng hợp, nhưng Tả Thiếu Dương phát hiện tới ít nhất 12 phương thuốc của tạp bệnh luận trong đó, ngoài ra không ít phương thuốc dựa trên cơ sở của Tạp bệnh luận, hẳn Chân thị huynh đệ cũng không có được đầy đủ, dựa vào kinh nghiệm của mình khôi phục nó. Giống như Trương Vô Kỵ học được Cửu Dương thần công thất truyền, võ công tất nhiên cao hơn người khác rất nhiều.
Những phương thuốc này với người khác mà nói là bảo bối, với Tả Thiếu Dương thì quá mức phổ thông rồi, thậm chí với hệ thống lý luận y học hiện đại, y cải tiến thành phương thuốc tốt hơn nhiều. Có điều Tả Thiếu Dương vẫn thu được lợi ích không nhỏ, sáu mươi năm kinh nghiệm của huynh đệ Chân thị không phải đùa, nhiều chi tiết nhỏ giúp y có gợi mở lớn, những điều mà không thể học nổi trong sách giáo khoa.
Tả Thiếu Dương gần như đóng cửa học tập hơn mười ngày, lâu lắm rồi y không chuyên tâm vào sách vở như vậy, Bạch Chỉ Hàn vừa may vá thi thoảng lại ngẩng đầu lên nhìn, nở nụ cười dịu dàng mà hạnh phúc.
Bệnh của Kiều Xảo Nhi tiến bộ rất chậm, hoàn toàn dựa vào được Tả Thiếu Dương châm cứu hàng ngày giảm đau, Kiều lão gia sốt ruột vô cùng, tới thăm khuê nữ, sau vài lần chạm chán Tả Quý, Tả Quý mới đầu ngoảnh mặt làm ngơ tới thấy ông ta ngồi bần thần bên giường khuê nữ thì thở dài, đáng thương cho lòng cha mẹ thiên hạ, từ đó cũng nguôi ngoai cơn giận cũ, tiếp xúc nhiều với Kiều Quan, ông hiểu hơn về chuyện Kiều gia.
Gần đây nhìn thấy Kiều lão gia cũng gật đầu chào, quan hệ hòa hoãn hơn nhiều, mặc dù khó trở nên thân thiết, song thế là cải thiện lớn rồi.
Kiều lão gia lòng mang cảm kích, lại thấy Tả Thiếu Dương tốn công vì khuê nữ như thế, chủ động đi tìm Chân Quyền giúp đỡ, cuối cùng cũng thuyết phục được Chân Quyền tới Vu gia tìm hiểu, kết quả không chỉ hay tin Vu lão thái y ngã bệnh nằm giường hơn nửa tháng rồi, mà Vu tiểu thư cũng một lần tự sát không thành, cả ngày lấy nước mắt rửa mặt, Vu gia từ trên xuống dưới rối loạn, nhưng không nói ra nguyên nhân, chỉ sẵn lòng nâng gấp đôi tiền bồi thường.
Tả Quý nghe Vu gia gặp chuyện như thế hả lòng hả dạ lắm, lửa giận nguội đi nhiều, nhưng nghe tới đoạn cuối thì đùng đùng nổi giận, nói Tả gia không thèm tiền, dứt khoát từ chối Vu gia đề nghị gặp mặt thương lượng, thề kiện tới cùng.
Đúng như dự đoán trước đó của Tả Thiếu Dương, vật cùng tức phản, Vu gia bị dồn tới đường cùng, không còn gì để mất nên phản kích, chẳng biết làm sao họ thuyết phục Cao Lý gia, thống nhất nói Tả gia ở xa, lai lịch bất minh, bọn họ nghe được tin đồn không hay về Tả gia cho nên mới phải hối hôn, là trường hợp bất khả kháng, Tả Quý càng lồng lộn, tới thẳng cổng nhà Vu gia chửi mắng nửa ngày.
Bành huyện úy không tránh mặt mãi được, trở về triệu tập hai nhà lên công đường, hai bên cãi nhau ầm ĩ, Vu gia tố cáo những điều Tả gia nói khi hai nhà tương thân là sai sự thật, xử nửa ngày trời không đi tới đâu, Bành huyện úy tuyên bố vụ án này còn nhiều uẩn khúc, sẽ cho người tới Hợp Châu xác minh thân phận của Tả gia, đi về phải mất một tháng, vụ án sẽ hoãn thêm một tháng nữa.
Tả Quý giận sôi gan, cứ vài ngày lại tới trước cổng Vu gia chửi bới, Vu gia đóng cửa im ỉm không có bất kỳ phản ứng gì, Tả Quý chửi mỏi mồm cũng đành về.
Thấy cha mình càng ngày càng như biến thành con người khác, Tả Thiếu Dương đành lấy thanh kiếm do Triệu vương Lý Nguyên Cảnh ra, tới tìm hắn ta, hi vọng hắn có thể ra mặt giải quyết dứt điểm chuyện này.
Hộ vệ vương phủ nhận ngay ra bảo bối tùy thân của vương gia, đón tiếp vô cùng khách khí, nhưng nuối tiếc nói, Triệu vương đã dẫn quân lên mạc bắc quyết chiến với người Đột Quyết rồi, không biết bao giờ mới về.
Tả Thiếu Dương biết đây là cuộc đại chiến lừng lẫy lịch sử, Lý Tĩnh lần nữa chứng minh huyền thoại chiến thần, Lý Thế Dân thể hiện tài điều binh khiển tướng, đánh một trận khiến các dân tộc phía bắc kinh hồn táng đởm, lập nên nền móng hòa bình thịnh thế lâu dài cho Đại Đường, khiến ông được các dân tộc thảo nguyên thuần phục tôn xưng là thiên khả hãn, nói cách khác sau trận chiến này, giặc ngoài không còn, Lý Thế Dân sẽ hướng chú ý vào phát triển trong nước, thịnh thế chỉ còn cách một bước chân nữa thôi.
Tả Quý chẳng có cảm khái như nhi tử, gào lớn một tiếng:
- Chẳng lẽ ông trời mù mắt rồi?
Sau đó quyết tâm đi đánh trống Đằng Văn cáo ngự trạng, nhưng Cù lão thái gia và Kiều Quan vội ngăn cản, nói muốn cáo ngự trạng thì điều kiện là vụ án đã xét sử nhưng phán quyết bất công, oan ức quá lớn hoặc là các cấp châu phủ khác không nhận cáo tráng mới được, hiện huyện nha Trường An đã tiếp nhận vụ án, đang điều tra, tất cả đều đúng với trình tự, Tả Quý đánh trống Đằng Văn cũng không được ích gì, còn nếu kiện huyện úy Trường An cố tình trì hoãn vụ án thì sẽ bị đánh tám mươi gậy, dân kiện quan, bất kể đúng sai là đánh đòn, có lẽ giữ quyền uy cho quan viên.
Tả Quý tuyệt vọng.
Lúc này Bành huyện úy hay tin Tả gia tới cả vương phủ cầu cứu thì sợ toát mồ hôi, đích thân tới tận khách sạn làm công tác tư tưởng với Tả Quý, thuyết phục ông bỏ qua vụ kiện này, nhất định khiến Vu gia phải bồi thường tới táng gia bại sản, như thế lo gì với số tiền này không kiếm được lương phối? Nhưng ba lần bị hối hôn, Tả Quý biết đây là chuyện không thể giải quyết bằng tiền, huống hồ Tả gia vì chuyện này mang tiếng không ít, chẳng ai gả khuê nữ cho nhà họ, cho nên ương tới cùng, Vu gia đã thích giở trò mặt dày kéo dài thời gian, ông chẳng sợ, hôn thư trong tay khuê nữ Vu gia đợi chết già đi.
Thế là vụ án tiếp tục giằng co.
Vụ án không có tiến triển, nhưng chuyện khác thì có.
Cù lão thái gia được phục nguyên chức sớm hơn dự kiến, viên ngoại lang từ bộ ti lễ bộ, đó là chức vụ quan chưởng quan hiệp trợ chưởng quản thiên văn, tăng ni, cúng bái v...v..v.....
Tả Thiếu Dương và Cù lão thái thái cũng đã tìm mua được một tiểu trạch viện, thấy Tả Quý quyết tâm kiện tới cùng thì đón cả nhà họ tới ở. Tả Quý mang theo có hơn bảy mươi quan, tiền sính lễ cho Kiều gia đã là 50 quan, tiêu hao gần hết, thêm tiền ăn ở tại khách sạn, vốn gần hết, hiện giờ Cù lão thái gia mua được trạch viện, Tả Quý không muốn nhưng vẫn đành nhận lời tới Cù gia ở.
Tới ở vài ngày thì người Kiều Quan phái tới Hợp Châu đã mang về Kê huyết đằng, cùng với phong thư của Lương thị và một trăm quan.
Trong thư viết, Hợp Châu đã thu hoạch rồi, bốn mươi mẫu ruộng áp dụng toàn biện pháp cày cấy hiện đại, sản lượng không chỉ cao gấp rưỡi, mà còn thu hoạch sớm tới một tháng. Tuy lương thực các nơi vận chuyển tới Hợp Châu, cứu nguy qua thời kỳ đói kém, song chưa tới vụ thu hoạch, giá lương thực vẫn còn tới hơn bảy trăm đồng một đấu, dù sao còn lùa thu tô từ những điền hộ thuê ruộng, nghe kiến nghị của Hầu Phổ, toàn bộ lương thực thu hoạch được đem bán, Lý gia và Tả gia, mỗi nhà kiếm được hơn 200 quan tiền.
/479
|