Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Q.1 - Chương 22 - Lục Ngạc

/540




Nghe đến đó, bên ngoài chợt bùng nổ, tiểu cô nương này là nha hoàn của Hoàng hậu, Hoàng hậu nương nương không ngờ lại ban cho tiểu Thạch tướng công. Tiểu thạch tướng công hiện không có chức vị gỉ mà đã được sủng ái đến như vậy…

Lục Ngạc đi theo Lưu Nga cũng được nửa năm, đại nhân vật nào, trường hợp gì cũng đã gặp qua, đương nhiên nàng cũng không vì dân chúng hiếu kì mà luống cuống. Có điều nàng cũng chỉ là một tiểu cô nương, vì vậy vừa thi lễ nàng vẫn vừa liếc quanh.

Nàng nhìn qua nhà Thạch gia, thấy có một phòng khách đơn sơ, phía trong có một cái bàn lớn và vài cái ghế tựa dựa vào tường. Phòng khách nối thông với thư phòng của Thạch Kiên, bên trong có một cái bàn học, trên mặt bàn đầy giấy bút và sách vở. Bên cạnh còn có một chiếc tủ đứng nhỏ bên trong cũng toàn giấy và bút mực. Còn lại tất cả đều tràn ngập sách, chỉ chừa ra một lối đi nhỏ. Nàng thầm nghĩ, khó trách Thạch Kiên lại viết ra nhiều thứ hay như vậy, chỉ nhìn vào đống sách và giấy viết kia cũng đã chứng tỏ nghị lực hơn người của hắn. Ba gian còn lại là phòng ngủ, bên ngoài có một phòng bếp nhỏ. Nàng lại nhìn ba người, lão thái thái vẻ mặt hiền lành, tiểu nha hoàn Hồng Diên thì đứng sau cái xe lăn của thái thái, còn tiểu thần đồng mặc một thân áo trắng, mặc dù chỉ mới tám tuổi nhưng nét mặt trầm ổn, đôi mắt to đen nhánh, khuôn mặt thư sinh luôn lộ ra ý cười. Nàng nghĩ thầm, khó trách Dương công công khoe khoang như vậy, thiếu niên này khi trưởng thành không biết còn đến cỡ nào nữa.

Kỳ thật, lúc này Thạch Kiên so với lúc Dương công công nhìn thấy đã rất khác. Mấy tháng qua, cuộc sống an bình, hơn nữa hắn kiên trì tập luyện, thân mình cũng lớn hơn, thêm vào khí chất vốn có, nếu nói hắn là một mỹ hài đồng cũng không ngoa.

Lục Ngạc nhìn hắn, lòng đầy vui mừng. Khi nàng đi, hoàng hậu luôn luôn căn dặn khi tới Thạch gia phải cẩn thận phụng dưỡng bà cháu Thạch Kiên, giờ ở kinh thành cũng không biết bao nhiêu cô nương muốn gả cho thiếu niên này, ngay cả phó Tể Tướng Vương Khâm cũng động lòng, khi nói chuyện với Hoàng Hậu đã lộ ra tâm ý, muốn gả cháu gái cho Thạch Kiên, chỉ là Hoàng Hậu gạt đi, nói với Vương Khâm đứa bé này còn nhỏ, cố gắng trì hoãn, hơn nữa Thạch gia và Lý gia có hôn sự còn bỏ ngỏ nên nếu hiện tại Thạch gia cùng Vương gia có đám, người khác sẽ nói Thạch gia vì tài phú, thanh danh tiểu thần đồng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Có thể thấy rằng, Hoàng hậu với thiếu niên này rất quý mến, ra sức che chở.

Lục Ngạc khom người trả lễ, rồi không đợi ba người Thạch gia mở lời, nàng lập tức làm việc, tay chân rất nhanh nhẹn. Bà cháu Thạch Kiên đưa mắt nhìn nhau, trong lòng thầm khen:

- Thật may mắn, tiểu nha đầu này không phải một….bà cô.

Chỉ có Hồng Diên là rất khẩn trương, người vừa tới là thân cận của Hoàng hậu, nàng tất nhiên không dám đắc tội. Nhưng nàng cũng rất sợ bị Lục Ngạc cướp hết mọi thứ.

Bởi vậy hai người, một rửa chén, một nấu nước, chỉ chốc lát đã pha trà xong.

Lần này công công tới tuyên chỉ họ Chu, hắn cũng không dám liều lĩnh như Dương công công. Tuy nhiên hắn cũng muốn từ Thạch Kiên lấy một bài thơ về dâng Hoàng thượng. Hắn nói:

- Thạch tướng công, gần đây có viết bài thơ gì không ?

Thạch Kiên chắp tay, nói:

- Tiểu tử gần đây không có làm thơ. Thơ từ chỉ là việc nhỏ, có thể học đạo làm quan, phụ trợ quân vương an bang cường quốc, dưới có thể cho dân an, nước giàu, trên có thể cổ động người dân tiến tới sa trường đền nợ nước, sau lại tuân thủ pháp luật, hiếu dưỡng bề trên, trân trọng thê tử, dạy bảo con cái. Nhớ ngày xưa, Tào Thực tài trí hơn người nhưng chỉ có vài bài thơ cho hậu thế. Gia Cát võ hậu cả đời cúc cung tận tụy, chết cũng vinh quang, đó mới là đạo làm thần tử.

Tuy rằng biết thiếu niên này khí tiết vô cùng, nhưng chính tai nghe hắn nói cúc cung đền nợ nước, tận tụy vì quân vương. Cả Đào tri huyện lẫn Chu công công đều không kìm nổi đứng lên, thi lễ với Thạch Kiên:

- Tâm lĩnh !!!

Lục Ngạc lúc này hai mắt lấp lánh hào quang, nghĩ thầm:

- Tiểu thiếu gia nói rất hay, khó trách Hoàng thượng nói hắn tương lai sẽ là một người làm việc lớn.

Vô hình trung, nàng đã chân chính xem Thạch Kiên như chủ nhân của mình.

Chu công công sửng sốt hồi lâu, sau mới nói:

- Tuy nhiên, quan gia rất thích thơ từ của tướng công, không biết tướng công có thể vì quan gia mà động thủ ?

Thạch Kiên nói:

- Tiểu tử không dám không tòng mệnh, nhưng phiền công công chuyển lời tới Thánh Thượng. Khấu Chuẩn trời sinh ngay thẳng, ghét ác như thù, là hiền lương trong triều, hắn không cùng người tranh đấu, cũng không vì bản thân mà tranh đấu, tất cả đều vì nước mà tranh, vì dân mà tranh, vì giang sơn thiên thu của Đại Tống mà tranh, xin Thánh Thượng trọng dụng.

Chu công công và Đào tri châu nghe hắn nói xong kinh hãi biến sắc. Thiếu niên này biết Khấu Chuẩn muốn xóa học tịch của hắn nhưng vẫn vì Khấu Chuẩn mà nói tốt. Sau đó, trong cung, Hoàng Thượng và Lưu Nga sau khi nghe lời này đều thở dài, tấm tắc khen thiếu niên này độ lượng, có lẽ không kém Vương Sáng vậy. Từ sau đó, Tống Chân Tông và Lưu Nga càng thêm mong đợi đối với Thạch Kiên.

Thạch Kiên nói xong, gọi Hồng Diên lấy giấy, sau đó viết:

Thanh Ngọc Án, Nguyên Tịch.

Lần này, hắn rút kinh nghiệm giáo huấn lần trước, không dám viết những câu thơ cổ xúy Hoàng đế, mà hắn chọn ra một đoạn trong Tân Khí Tật Từ. Đoạn thơ này hắn dùng thư pháp của Văn Chính Minh, trầm ổn, hùng hồn nhưng không kém phần ôn nhu, nghiêm chỉnh, loại thư pháp này từng được coi là đệ nhất thư pháp. Năm chữ viết ra, một cỗ khí nho nhã như muốn thoát khỏi tờ giầy toát ra ngoài khiến Chu công công và Đào tri châu không kìm nổi thốt lên:

- Tuyệt !!

Thạch Kiên lại viết:

Đông phong dạ phóng hoa thiên thụ, canh xuy lạc, tinh như vũ. Bảo mã điêu xa hương mãn lộ, phượng tiêu thanh động, ngọc hồ quang chuyển, nhất dạ ngư long vũ.

Nga nhi tuyết liễu hoàng kim lũ, tiếu ngữ doanh doanh ám hương khứ. Chúng lý tầm tha thiên bách độ, mạch nhiên hồi thủ, na nhân khước tại, *** lan san xử.

(Gió đông lay động cành hoa, cành rung rinh đón gió. Bảo mã nện gót, phượng lung lay, hồ ngọc lấp lánh, rồng nằm.

Cô gái đứng dưới rặng liễu vàng, yến oanh thấp thoáng gió thu đưa.

Quân tử ngắm nhìn, người xa ngấp nghe, khách nhân lưu luyến chẳng muốn rời.)

Bài thơ này mặc dù không hùng tráng như những bài thơ từ trước đây của Thạch Kiên, nhưng lại vô cùng mượt mà, hợp với tư tưởng văn chương hiện tại của nhà Tống, đặc biệt câu thơ tả cảnh, tả tình vô cùng sống động, khiến người ta chìm vào trong say đắm.

Hồng Diên đọc xong cũng không ngạc nhiên lắm, nhưng Lục Ngạc thì khác. Mặc dù nàng đã từng xem qua tất cả tác phẩm của Thạch Kiên, nhưng đây là lần đầu nàng tận mắt thấy hắn đề thơ, từng câu, từng chữ theo ngòi bút tuôn chảy, mỗi chữ sinh động đẹp đẽ vô ngần. Đào tri huyện chết lặng, dù hắn cố cố gắng thế nào cũng không thể nào nhìn thấu thiếu niên trước mắt, chỉ có thể tự than không bằng. Còn Chu công công thì vỗ tay tán thưởng không ngừng.

Bài thơ này Chu công công mang vào kinh thành dâng cho Tống Chân Tông, hoàng đế rất thích, chỉ có điều sau khi đọc hết, hắn chợt sửng sốt:

- Đứa bé này….sao lại tường tận của những việc của nam nữ sao, không lẽ tiểu hài tử bây giờ trưởng thành sớm hơn ?

Câu nói này của hắn khiên cho Lưu Nga đang ở bên cạnh phá ra cười ngặt nghẽo.

Chu công công khi về còn mang theo một vò nước từ hắc hồ trước cổng Thạch gia:

- Tiểu nhân thấy Thạch tướng công sở dĩ có tài văn chương hơn người, phần lớn cũng là vì cố gắng.

Sau đó, những thư sinh vì ái mộ danh tiếng của Thạch Kiên khi tới Thạch gia đều múc lấy một vò nước của hắc hồ, đặt trên bàn học của mình để tăng quyết tâm, dần dần trở thành một trào lưu. Cũng may hồ trước cổng Thạch gia lại gần sông, mưa nhiều, nếu không sợ rằng đã sớm cạn tới đáy…

Nửa tháng sau, nhà ngoại của Thạch Kiên ở tận Lư Châu (nay là Hợp Phì) kiếm tới. Thạch Kiên thông qua trí nhớ biết được, khi Thạch gia khó khăn, bà nội từng mang hắn tới cầu xin giúp đỡ, nhưng không ngờ lại bị hai mợ đuổi khỏi nhà.

Hiện tại, thơ từ của Thạch Kiên quán tuyệt thiên hạ, xa gần đều biết, tán thưởng không ngừng, coi hắn là Văn Khúc Tinh hạ phàm.

Nhưng Thạch Kiên quý chữ như vàng, ngoại trừ mấy tác phẩm truyền lưu bên ngoài thì chỉ có một bài thơ ngắn tặng Vương Khôn, cùng Uông tri huyện, ngoài ra có mấy bài thơ từ hiến tặng Hoàng Thượng, còn lại không hề có bất kì tác phẩm nào khác truyền ra ngoài. Một bài thơ của Thạch Kiên được hoàng thượng định giá 50 lạng vàng, nhưng ở ngoài, có người thậm chí ra giá 200 lạng vàng để mua một tác phẩm của Thạch Kiên.

Hồng Diên vừa thấy đã nóng nảy, muốn mắng, nhưng không dám, chỉ có Lục Ngạc, là thân cận của hoàng hậu, nàng nói:

- Các ngươi còn mặt mũi tới gặp thiếu gia ư ?

Hai cậu của Thạch Kiên lúc này tỏ ra khúm núm, người trước mặt của bọn họ là Lục Ngạc, thân cận của Hoàng hậu nương nương, còn bên cạnh la Hồng Diên, mặc dù nàng chỉ là một tiểu nha hoàn của Thạch gia nhưng cũng không thể đụng vào.

Thạch Kiên rốt cục nói:

- Hai cậu, ta chợt nghĩ ra hai câu đối, giờ đề tặng hai người.

- Tốt

Hai cậu mừng rỡ, đối với họ, đó không phải chỉ là hai câu đối, mà đó là vàng.

Thạch Kiên nói với Hồng Diên:

- Hồng Diên tỷ tỷ, giúp ta mài mực.

Sau đó, hắn viết lên giấy hai câu đối:

- Cùng tại nháo thị vô nhân vấn

- Phú tại thâm sơn hữu viễn thân.

(Dịch:

Nghèo ở phố cũng không ai ngó,

Giàu ở trên núi cũng có quen.)

Hồng Diên và Lục Ngạc đọc xong hai câu đối không kìm nổi cười rộ

Hai câu này vừa viết xong, hai tên cậu của Thạch Kiên xấu hổ vội vàng cáo từ.

Hồng Diên thấy Thạch Kiên xả giận, chạy lại vui vẻ hôn lên mặt hắn một cái.

Vài ngày sau, tới mùa thu hoạch. Bà nội muốn ra ngoài xem hoa mầu, bà nội từ ngày vì muốn mua đất mà bị thương vẫn chưa ra ngoài một lần nào. Thạch Kiên cũng muốn đi ra ngoài, hắn còn muốn xem mảnh đất trước bà muốn mua là dạng gì, vì thế liền đồng ý.


/540

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status