Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Q.4 - Chương 249 - Vô Danh

/540




Thấy khỏan tiền lớn được chuyển đến từ triều Tống, Liêu Hưng Tông không thỏa lòng, nhưng vẫn thể hiện không can thiệp vào chiến sự giữa triều Tống và Tây Hạ.

Thấy rõ thái độ của nước Liêu, triều đình nhà Tống người không lo sau lưng nữa, đại quân từ bốn hướng, tổng cộng là hai mươi bảy vạn quân, đây còn không kể đến mấy vạn dân phu theo chân đại quân, bắt đầu tiến công vào Tây Hạ.

Một chốc saLúc này, Tây Bắc lại nổi phong ba chỉ là lần này, hai mươi vạn quân của nhà Tống đang từng bước tiến vào cạm bẫy.

Hạ Tủng đứng trước năm lộ đại quân nói đến thất bại Tống chinh phạt Lý Kế Thiên,

Thực ra từ một trăm tám mươi năm trước, sau khi vương triều Tán Phổ Đạt Mã của dân tộc Thổ Phiên bị tan rã, dân tộc Thổ Phiên liền lâm vào trong cuộc hỗn chiến, Vương Triều của dân tộc Thổ Phiên lúc này cũng lâm vào cảnh diệt vong. Hơn một trăm năm qua, ở trung tâm Thổ Phiên và khu Hà Lũng xuất hiện vô số thế lực cát cứ.

Tư La, vốn tên là Nam Lăng Ôn, là cháu năm đời của Xích Đức thuộc Vương triều của dân tộc Thổ Phiên Tán Phổ Đạt Mã . Khi anh ta 12 tuổi, bị đám Đại Cổ Hà Lang Nghiệp Hiền đưa tới Hà Châu (này là Cam Túc Lâm Hạ), không lâu, lại bị bọn nhà giàu Tủng Xương Tư Quân điCông thành, anh ta ở lại Hà Châu liên hợp các thủ lĩnh bộ lạc chung sức khởi sự, thành lập chính quyền. Lúc ấy lấy danh nghĩa nhà Phật tự xưng là đứa con của Tư La, từ lúc đó Nam Lăng Ôn lại gọi là Tư La, sử cũ gọi chính quyền thành lập lúc này là chính quyền Tư La.

Người Thổ Phiên sùng bái truyền thống quý tộc, Tư La được tôn sùng hóa thân làm phật ở Hà Hoàng có sức thu hút thật lớn với dân tâm của người Thổ Phiên. Bởi vậy, đại thủ lĩnh của Tông Ca ( nay là Thanh Hải Bình An) là Lý Lập Tuân, của Mạc Xuyên (nay là Nhạc Đô) là Ôn Kỳ , sau khi biết được ở Hà Châu có thế hệ của Tán Phổ có khả năng sẽ là một nhân vật có vị trí về chính trị, lập tức dùng võ lực đem Tư La bắt cóc đến Khuếch Châu (nay là Hóa Long Cảnh), thành lập chính quyền, tôn tôn Tư La làm tán phổ.

Không lâu sau, Lý Lập Tuân đem dời đô đến với thành Tông Ca là nơi có đời sống kinh tế phát triển hơn, kết hợp với “Tán phổ” lôi kéo các thế lực xung quanh, thế lực tăng lên nhiều. Tháng chín năm Tường Phù thứ tám thời Bắc Tống, Lý Lập Tuân phái người đến triều Tống, phao tin có được hơn mười vạn quân,. Sau đó lại dâng thư lên thủ lĩnh Tần Châu là Tào Vĩ triều Tống, thỉnh cầu triều đình sắc phong cho tước vị Tán Phổ . Triều đình Tống không đáp ứng thỉnh cầu của hắn ta, mà chỉ cho hắn ta chức Tiết Độ Sứ Bảo Thuận quân. Đối với việc này, Lý Lập Tuân vô cùng bất mãn. Vì thế vào năm thứ hai đích thân dẫn theo hơn 3 vạn người tấn công Tần châu (nay là Cam Túc Thiên Thủy), Vị (nay là Bình Lãnh) hai châu đều bị chiếm, rồi cùng quân Tống do Tào Vĩ chỉ huy đại chiến tại Tam Đô Cốc, quân Tống thất bại, phải chạy vào đồng hoang mà trốn.

Lý Lập Tuân sau khi có quyền thế trở nên kiêu ngạo buông thả dễ dàng giết người, trở thành hung bạo . Tư La đối với những việc làm của hắn ta ngày càng bất mãn. Dần dần hiềm khích giữa hai bên ngày càng sâu, vì thế Tư La đưa người thân và bộ tộc thuộc hạ vào Mạc Xuyên. Được thủ lĩnh Ôn Kỳ đứng đầu Mạc Xuyên ủng hộ Tư La làm chủ, tự mình lập quốc, cũng phái người đến triều Tống quan hệ thân thiện, thỉnh cầu phong tước ban thưởng. Nhưng mà quyền hành của anh ta còn nằm trong tay họ Ôn, Ôn Kỳ giao chiến với Nguyên Hạo toàn thất bại, càng làm cho uy tín của Tư La lớn hơn. Đặc biệt khi Nguyên Hạo lại giết chết mười ngàn người Thổ Phiên, Ôn Kỳ phát động chính biến, bắt nhốt Tư La. Tư La được lính gác ngục thả ra, lấy địa vị Tán Phổ và uy vọng mình tập hợp mọi người bắt giết Ôn Kỳ và vây cánh của hắn. Sau khi chính biến qua đi, Tư La đưa bộ tộc rời đến Thanh Đường (nay là Thanh Hải Tây Ninh).

Lần này biết được triều Tống chinh phạt Tây Hạ Tư La chủ động dâng lên thư thề cùng bản đồ Tây Châu, đề nghị được phối hợp hành động cùng quân Tống. Triều Tống gia phong Tư La làm Tiết Độ Sứ hai tỉnh Hà Tây, Bảo Thuận, và ban cho anh ta hai vạn cuộn lụa tơ tằm. Thực ra lần này triều đình chủ động nhận thấy binh lực trong tay anh ta có thể phối hợp với quân Tống, đối với đất đai của anh ra cũng không để ý. Trên thực tế hiện nay đất đai mà anh ta sở hữu đã rất rộng lớn, từ phía đông tới tận Tần Châu, bắc giáp với Tây Hạ, phía Tây trải qua Thanh Hải, phía Nam tới biên giới Man Di, từ Đông sang Tây trải rộng hơn hai ngàn dặm. Bao gồm một phần đất đai của Tứ Xuyên, Cam Túc kéo đến đại bộ phận Thanh Hải. Nhưng triều Tống đối với Tây Hạ còn không hứng thú, huống hồ Thanh Hải lại nghèo khó. Ngay cả đại quân còn chưa xuất chinh, đã có người Phiên đi theo. Đây thực là một dấu hiệu tốt.

Đương nhiên, đây cũng không phải Tư La muốn đầu hàng nhà Tống, anh ta bị Nguyên Hạo dồn đến đường cùng mới làm như vậy. Trên thực tế trong lịch sử anh ta cùng con trai của mình cũng cùng triều Tống duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp.

Đầu tháng ba, khi quân Tống còn chưa có hành động, Tư La mang theo ba vạn kỵ binh tinh nhuệ của Thổ Phiên tới Lương Châu cướp bóc trên đất Tây Hạ, rồi cùng đại quân Tây Hạ đã giao chiến ác liệt, giết chết năm nghìn quân Tây Hạ. Việc này càng gia tăng niềm hân hoan cho quân Tống xuất binh.

Cuối tháng ba, Phạm Trọng Yêm xuất binh tới Ngân Châu, đại quân hai nước giao chiến ác liệt, Tây Hạ ỷ vào tường thành khiến cho quân Tống chịu ít nhiều tổn thất. Nhưng bởi vì sợ hãi khí thế lớn mạnh của quân Tống, đại quân Tây Hạ liền rút lui đến Hạ Châu. Đại quân triều Tống thừa thắng xông lên. Đồng thời, Tào Vĩ cũng hành quân xuyên qua núi Lục Bàn, đánh thọc sườn ở Diêm Châu.. Chu Lịch phá được trại ở núi Thiên Đô. Nhằm hướng Diêm Châu tụ quân. Ngược với ba đạo quân này phải giao chiến với Tây Hạ rất ác liệt, đường mà Chủng Thế Hành đi tuy lộ trình xa, nhưng lại không gặp phải sự kháng cự nào, cực kỳ thuận lợi chiếm lấy Vi Châu. Nhưng lúc này Chủng Thế Hành lại đặt ra sự nghi ngờ về phía Tây Hạ, ông ta nói việc quân Tống tiến quân rất thuận lợi, cần đề phòng Nguyên Hạo có quỷ kế. Bởi vậy ông ta kiến nghị, bây giờ quân Tống dừng tay, xây dựng thành lũy, củng cố những địa phương đã chiếm được , tiến thêm một bước ép diện tích của Nguyên Hạo nhỏ lại, đợi sau mùa thu lại tiếp tục tái chiến. Đương nhiên Nguyên Hạo lúc này phải xuất binh, còn có thể vùng đất này cách biên giới Tống không xa, sẽ có được sự hỗ trợ của quân hậu phương, thứ hai cũng có thể bổ sung được những đồ dùng cần thiết. Nếu không đại quân dơn đọc xâm nhập vào Tây Hạ, hậu cần gặp khó khăn, hơn nữa đến bây giờ vẫn chưa tìm được quân đội chủ lực của Tây Hạ

Tất nhiên chỉ sau một trận chiến Tây Hạ sẽ thảm bại . Cũng không thể không thừa nhận Chủng Thế Hanh là một nhà quân sự thiên phú. Hiện tại thứ nhất là theo đà chiếm Linh Châu Hưng Khánh. bắt được Nguyên Hạo. Công trạng so với Thạch Kiên còn lớn hơn. Thứ hai là chọn cách đánh chắc thắng chắc. Cũng chính là sách lược của Chủng Thế Hành. Từ từ mà vây Nguyên Hạo đến chết. Lúc này lời nói của Chủng Thế Hành khiến Hạ Tủng do dự một chút. Nhưng đúng lúc này có một tin tức. Khiến sự đắn đo của Hạ Tủng chuyển hướng sang muốn xây dựng cho mình một kỳ công ngoài sức tưởng tượng.

Phạm Trọng Yêm và Chiết Duy Trung lại xuống Hạ Châu. Đây chính là sào huyệt của người Đảng Hạng. Đồng thời. Tào, Chu cũng chiếm được thành Diêm Châu. Đại quân Tây Hạ thất bại tới giờ tập trung ở Linh Châu ý đồ cùng đại quân Tống quyết một trận tử chiến. Sau hai trận đại thắng này. Dân chúng triều Tống đều hoan hô như sấm dậy. Rất nhiều người viết thư đốc thúc triều đình thừa cơ hội này dành lấy Linh, Khánh. Rửa sạch mối nhục thửa trước. báo thù trận Tam Xuyên khẩu và Hảo Xuyên khẩu.

Trong tình trạng phấn khích Hạ Tủng bỏ qua lời của Chủng Thế Hành. Ngay cả Thạch Kiên đến E rằng cũng không thể ngăn cản. Hạ Tủng vì đề phòng bị Tây Hạ tiêu diệt từng bộ phận. nên hạ lệnh đại quân của Phạm, Chiết nhằm hướng Linh Châu tụ hợp. Trong khi hai toán quân Tào, Chu theo hướng Tây Bắc mà đi lên. Song song đó đại quân của Chủng Thế Hành lên hướng Bắc. từ hai hướng tấn công vào Linh Châu.

Lần này ở dưới thành Linh Châu. Đại quân hai nước cuối cùng đã nổ ra một trận chiến dữ dội. Gây ra cho nhau những tổn thất thê thảm và nghiêm trọng. Tây Hạ rút lui vào thành Linh Châu. Hạ Tủng sai đem Máy bắn đá đến rồi buộc thuốc nổ vào trên tảng đá bắn về phía tường thành . Nhưng lần này người Tây Hạ đã rút kinh nghiệm. Ở trên tường thành chuẩn bị rất nhiều thùng nước. Vừa thấy tảng đá rời xuống tường thành. Lập tức đem nước đổ vào tảng đá đó.

Mặc dù khiến cho binh lính Tây Hạ bị tổn thương. Nhưng đã không được nhiều như lần trước ở ba châu Hựu, Tĩnh, Tuy. Dù sao đây không phải là là đạn pháo. Rất nhiều tảng đá có thuốc nổ chưa rơi xuống trên tường thành liền nổ tung trên không trung. Ở trên tường thành còn lại những mồi lửa đang rực cháy. Nhưng bị nước tạt vào. Lập tức tắt ngay.

Nhưng lúc này. Đại quân Phạm, Chiết cũng cần đuổi tới dưới thành Linh Châu. Đại quân Tây Hạ thấy tình thế không ổn. Rút khỏi thành Linh Châu. Lui về phủ Hưng Khánh. Nhưng Hạ Tủng sau khi đã chiếm được Linh Châu. Phát hiện ra Nguyên Hạo dường như sớm đã đoán biết Linh Châu thất thủ. Trong thành Linh Châu không có lấy một người dân Tây Hạ . Càng không nhìn thấy có một chút lương thực. Toàn bộ thành trì giống như một ttòa thành hoang. Hạ Tủng hạ lệnh, Phạm Trọng Yêm cùng Chiết Duy Trung gia tăng tốc độ. Đến Linh Châu tụ quân. Đồng thời hạ lệnh từ hậu phương nhanh chóng vận chuyển lương thảo đến.

Từ đó, đại bộ phận Tây Hạ Hà Nam bị quân Tống chiếm đóng, lần này đại thắng sau khi truyền đến kinh thành, lại một lần nữa khiến cho toàn bộ dân Tống reo hò hân hoan.

Đến ngay cả Nguyên Nghiêm cũng nói:

- Chẳng lẽ Thạch Kiên nhìn lầm người? Hạ Tủng này thực đúng là một nhân tài sao?

Triệu Dung nhìn bản đồ, lông mày nhíu chặt. Đối với cách đánh của Tây Hạ, nàng nắm được khá rõ

Đặc biệt lúc Thạch Kiên còn chưa đi Tây Bắc, từng cùng với Thân Nghĩa Bân và nàng tham gia bàn luận, hai người này có thể nói là nhân kiệt của đại Tống trong vấn đề quân sự, nhưng bọn họ cho tới giờ vẫn chưa từng cho rằng có thể dễ dàng chiếm được Tây Hạ, về điểm này có thể từ đại thắng của Thạch Kiên mà thấy được. Nàng không tin Hạ Tủng có bản lĩnh sẽ vượt qua hai người này.

Thực ra trong toàn bộ triều Tống có thể hiểu được dụng ý từ quan lần này cuả Thạch Kiên, sợ cũng chỉ có một người là nàng, Thạch Kiên lần này là có ý khiến triều Tống ở trên đất Tây Hạ nếm qua tổn thất lớn, Bỏ đi những nghi ngờ không thực tế đối với hắn và người của hắn, như vậy sau này hắn đi Tây bắc, không ai cản trở hắn. Đương nhiên kiểu ý nghĩ này nàng không thể nói ra.

Về phần Thạch Kiên đến cả nàng và Triệu Cận cũng đều không gặp, cũng không phải Thạch kiên vô ơn bạc nghĩa, mà là Thạch Kiên sợ Lưu Nga hoặc Triệu Trinh mượn tay các nàng, giữ Thạch Kiên lại. Lúc đó Thạch Kiên còn muốn đi, ngược lại càng thêm thương tâm cho các nàng, đặc biệt là Triệu Dung. Đương nhiên nói đi cũng nên nói lại, không vui hay tức giận, ít nhất hắn cũng nên viết một phong thư tới rồi hãy đi.

Nàng cũng không để ý đến phủ Hưng Khánh, ngược lại chú ý phía sau Linh Châu. Phía sau Linh Châu và biên giới Tống chỗ tiếp giáp hầu như toàn bộ núi lớn, từ núi Thiên Đô tới núi Lục Bàn, lại tới núi Đại La, Bạc Vu, dãy núi lớn đó được hình thành tự nhiên giống như bức tường thiên nhiên, khiến cho Tây Hạ và triều Tống ngăn cách ở hai phía riêng biệt.

Nàng càng nhìn dãy núi lớn đó thì càng cảm thấy không ổn, nàng bỗng nói:

- Phụ vương, người vào trong cung hỏi một chút, không biết khi nào Thạch đại nhân trở về Hòa Châu?

Nguyên Nghiễm sửng sốt, hiện nay nói thì là nói với Hạ Tủng, chứ với Thạch Kiên có quan hệ gì?

Lẽ nào chính nữ bảo bối này của mình nhớ Thạch Kiên rồi, ông nở nụ cười mập mờ nhìn cô.

Triệu Dung dậm chân nói:

- Chuyện này, quân hệ đến tính mạng hơn ba mươi vạn binh lính Tống, phụ vương, người không nên suy nghĩ bậy bạ.

Lần này triều Tống tổng cộng điều động hai mươi bảy vạn đại quân, nhưng có thêm mấy vạn dân phu, quả thực là hơn ba mươi vạn người.

Đối với người con rể này, bản thân Nguyên Nghiễm từ khi nhìn thấy Thạch Kiên ở trên lò cao đi xuống gương mặt đỏ hồng, thì chính ông chắp hai tay lên khâm phục. Nhưng chị dâu của mình, ông ta vì tránh nghi ngờ, còn không nói dỡ cho hắn được chút nào. Bây giờ việc Lý Chức trong long người Tống bắt đầu phai nhạt, địa vị của Lưu Nga cũng trở nên vững chắc như núi Thái, ông ta mới bắt đầu đả động đến một chút.

Tuy rằng việc Lý Chức, khiến Lưu Nga rất căm tức, nhưng Nguyên Nghiễm quả thực không liên quan, hơn nữa chú em này rất biết chừng mực, điểm đặc biệt này khiến Lưu Nga vừa lòng. Có đôi khi bà gặp lúc khó khăn, còn mời Nguyên Nghiễm qua tham khảo đôi chút, nhưng Nguyên Nghiễm vì để tránh nghi ngờ nên không nói một lời nào.

Nghe được câu hỏi của Nguyên Nghiễm, Lưu Nga vô cùng sửng sốt, bà cũng không biết việc trở về của Thạch Kiên và cuộc chiến của Tây Hạ có quan hệ gì. Thậm chí nghĩ Hạ Tủng thể hiện lần này rất tốt, chủ yếu hắn ta cùng Thạch Kiên không hợp, cứ như vậy, về sau Thạch Kiên trở lại trong triều, cũng có một người khống chế hắn. Lúc đầu bà còn tưởng Nguyên Nghiễm hỏi Thạch Kiên có trở về hay khôngcola vì liên quan việc hôn sự với Triệu Dung, Chân Tông chết cũng đã sắp hết ba năm. Nói cách khác, còn có mấy tháng, Thạch Kiên sẽ cùng với Triệu Dung, Triệu Cận thành hôn.

Nếu lúc này Thạch Kiên mất tích, Nguyên Nghiễm nhất định sẽ lo lắng.

Bà nói cho Nguyên Nghiễm biết Thạch Kiên vừa mới trở lại Hòa Châu. Ngày hôm qua Bà mới nhận được công văn khẩn của tri châu Hòa Châu phát tới mới biết được việc này. Hóa ra Thạch Kiên từ mùa đông năm ngoái đã bắt đầu, cưỡi một tàu viễn dương, tới mấy đảo ở Nam Dương chơi một chút. Việc này khiến cho những quan viên triều Tống không sao tìm được hắn.

Lưu Nga hiện nay thấy đại quân Tống đang đại thắng, cũng nhân gặp chuyện vui tinh thần thoải mái cũng thích nói chuyện, còn cùng Nguyên Nghiễm cười đùa, nói:

- Yên tâm đi, Vương thúc, người con rể bảo bối này rất thông minh, hắn không có việc gì đâu.

Nguyên Nghiêm ngược lại bộ mặt trở nên nghiêm túc, ông ta liền đem những lời của Triệu Dung nói lại một lần.

Lưu Nga vừa nghe, hơi sửng sốt, hiện tại Linh Châu bị hạ đến nơi rồi, có thể có nguy hiểm gì nữa? Tuy nhiên cô cháu gái này không đơn giản, bà bảo Nguyên Nghiễm đưa Triệu Dung tiến cung.

Triệu Dung cũng khong giải thích, chỉ có điều nàng nói;

- Thái hâu, khẩn trương lệnh cho Hạ đại nhân lui quân đi, hoặc lập tức mời Thạch Kiên tới, nếu không hơn ba mươi vạn quân Tống sẽ gặp nguy hiểm.

Lưu Nga hỏi;

- Vì sao?

Triệu Dung tất nhiên không thể nói cho bà biết đây là Thạch Kiên cố ý cho triều đình một lần chuốc lấy tổn thất, đương nhiên đối với cách làm này của Thạch Kiên, Triệu Dung càng hiểu. Bằng không sẽ không ngừng có người dèm pha khiến sau này triều Tống chuốc lấy nhiều phiền toái, người chết càng nhiều hơn. Nàng chỉ hàm hồ nói:

- Theo tính cách của Thạch Kiên, nếu không phải lần này đại quân có nguy hiểm, hắn sẽ không trở lại Hòa Châu, hắn đang chờ triều đình gọi về.

Cách giải thích này khiến Lưu Nga bất mãn, bà bỏ ngoài tai, thậm chí còn cho rằng Triệu Dung muốn nói giúp cho Thạch Kiên. Vì thế bà cười cười, nói:

- Ai gia đã biết.

Triệu Dung nhìn vẻ mặt của bà vô cùng thất vọng, xin từ biệt. Một số mặt nàng và Thạch Kiên tính cách cũng giống nhau, theo cách nói của Thân Nghĩa Bân, kêu tiểu nhân (người có thân phận nhỏ nhỏi)có nỗi lo của tiểu nhân, có đôi khi vì tiểu nhân nên không thể tác động được đến đại cục. Quả thật đây chính là an nguy của hơn ba mươi vạn sinh mạng người, trong đó còn có hai mươi bảy vạn binh lính tinh nhuệ nhất của triều Tống hiện nay. Nếu toàn quân vì lời nói này mà bị tiêu diệt, đối với triều Tống sẽ tạo thành tai họa không thể tưởng tượng nổi.

Thời gian cũng tiến dần vào trung tuần tháng sáu, không khí trở lên nóng bức. Lúc này bốn đạo người ngựa của triều Tống tập trung ở thành Linh Châu. Ngoại trừ quân Tống bảo vệ các thành Vi, Diêm, Hạ, Châu, cộng lại có hai mươi mốt vạn đại quân.

Mặc dù ở Tây Bắc, nhưng không thể tránh khỏi không khí nóng bức này, đặc biệt là quân Tống với số bộ binh đông, phần lớn mặc khôi giáp dày, loại thời tiết nóng bức thế này, khiến hoạt động của quân Tống bị hạn chế. Hiện nay tất cả bọn họ ở Linh Châu đều nghỉ ngơi. Chuẩn bị đến trung tuần tháng bảy, tiến công vào phủ Hưng Khánh, chiếm lấy Tây Hạ.

Thậm chí Hạ Tủng bắt đầu phái sứ giả liên hệ với người Hồi Hột, và dân tộc Thổ Phiên, ước định khi vào mùa thu, bốn phía hợp sức tấn công Tây Hạ.

Quả thực, Tây Hạ nổi lên, khiến người Thổ Phiên và người Hồi Hột đều cảm thấy bất an bởi vì bọn họ nhiều lần bị Nguyên Hạo đánh bại, chiếm mất thành trì, đoạt lấy nhân khẩu và súc vật, chiến mã, Họ đều giống nhau, thù Nguyên Hạo tới mức không đội trời chung. Nghe được lời kêu gọi của triều Tống , bất kể là các bộ tộc Tây Châu của Hồi Hột hay các bộ tộc Hoàng Đầu của Hồi Hột, đều phái sứ giả tới liên hệ nhận lời.

Hôm nay đúng là Hạ Tủng mở tiệc rượu chiêu đãi những bộ tộc Hồi Hột, ở trên đám tiệc nghe đám sứ giả dân tộc dã man đó nịnh bợ, Hạ Tủng cũng vui vẻ cười đùa híp mắt.

Nhưng hắn không biết bọn họ đã rơi vào trong một âm mưu rất thâm hiểm.

Dưới núi Thiên Đô, một con đường lớn, đây vốn là con đường nhỏ nhưng vì bổ sung hậu cần Hạ Tủng sai đám dân phu cùng với người dân Tây Hạ ở đó sửa chữa cải tạo thành con đường lớn.

Hạ Hồng cháu của Hạ Tủng mang theo mười ngàn binh Tống, cùng với bốn vạn dân phu đem theo lương thực, vận chuyển đến thành Linh Châu. Hắn còn ngồi trên lưng ngựa, rên rỉ một tiểu khúc, đương nhiên hiện tại hắn rất vui vẻ. phía Nam và phía Đông Linh Châu , đều là do đại quân Tống chiếm giữ, các thành trì đều có quân Tống đóng quân, trên tay hắn còn mang theo mười ngàn lính Tống, sẽ không sợ người Tây Hạ tập kích hắn.

Hiện tại hắn đang đi xuyên qua một khe núi hẹp và dài, tuy rằng hắn không phải là kẻ giỏi cầm quân, nhưng cũng biết đây là địa điểm nguy hiểm, hắn không thèm để ý hai bên đường cây to đã che hết ánh sáng mặt trời, cũng không để ý đến từng trận gió lạnh bên trong thung lũng, chỉ không ngừng thúc giục đội ngũ tăng tốc nhanh hơn.

Nhưng ngay khi đội quân của hắn vượt qua một đoạn hẹp nhất của khe núi, hai bên trên sườn núi lớn vô số tên nỏ tự như mưa bắn xuống.

Tên nỏ ở trên không trung giống như tia chớp xẹt qua, lóe sáng bóng lạnh như băng, đó là tử thần đang nhe răng cười độc ác.

Hạ Hồng vốn chẳng có bản lĩnh gì, hắn ta đến đây góp mặt chỉ nhằm có quân công. Có lẽ Hạ Tủng cùng với Hạ Hồng đều có ý tưởng giống nhau, dù sao vùng phía sau cũng đã bị triều Tống chiếm lĩnh, và tất cả các châu thành đều do quân Tống canh giữ, quân địch muốn làm gì cũng thực không phải chuyện dễ dàng. Bởi vậy gã mới yên tâm mà đưa đứa cháu trai ấm sứt vòi này đi vận chuyển quân lương này, nếu không phải làm sao để có quân công bây giờ? Không lẽ lại bắt Hạ Hồng ra trận giết giặc lập công?


/540

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status