Carol KHÔNG NHỚ mình đã nổi giận đùng đùng rời khỏi nhà hàng ấy như thế nào, chỉ thấy thức ăn đã ăn đang từng đợt cuộn lên trong bụng; lồng ngực bức bối, tưởng chừng không hét lên sẽ nổ tung. Carol cảm thấy ông ấy đang đuổi theo, nhưng có thể bị nhân viên phục vụ gọi lại thanh toán. Carol không ngoái lại xem bố của đuổi theo không, bất chấp xe cộ, cứ muốn nhanh chóng rời khỏi nơi này, kẻ tội phạm bỏ chạy khỏi nơi phạm tội cũng không nhanh bằng Carol.
Về đến phòng, Carol trùm chăn kín đầu ngủ một giấc. Rất may trong phòng không có ai, nếu lúc ấy có người, mỗi người hỏi một câu, chắc chắn Carol sẽ bật khóc. Bản thân Carol cũng không biết mình đã có chuyện gì, hình như cô bày tỏ nỗi buồn không giống các cô gái khác. Người khác buồn sẽ kêu khóc, nếu không cũng chảy nước mắt, còn Carol? Lúc buồn lại như tức giận, tức giận làm mình buồn, chỉ muốn hét lên, đập vỡ thứ gì đó hoặc làm tổn thương một ai đó.
Tất nhiên Carol chưa làm như thế bao giờ, chẳng qua chỉ vì nghĩ đến bản thân, nghĩ đến hậu quả. Nếu một người vì buồn bực mà làm những chuyện trái pháp luật, cô cũng không biết mình sẽ làm như thế nào.
Nằm trên giường hồi lâu, cơn giận nguôi dần, Carol cũng không biết tại sao mình nổi giận. Ông ấy lấy vợ lần thứ hai hay lần thứ ba liệu có gì khác nhau? Đã biết ông ấy là con người như thế rồi, lấy vợ lần thứ hai hay lần thứ ba chỉ khác về số, không có gì khác về chất.
Tục ngữ có câu: “Lời nói trước khi chết là lời nói thật”, Carol hiểu câu ấy có nghĩa là, con người biết mình sắp rời thế gian, thường nắm lấy chút thời gian quý báu còn lại để xin mọi người khoan dung, tha thứ. Tại sao trước khi chết lại mong được khoan dung, tha thứ. Thật ra khoan dung hay không cũng chẳng có gì khác nhau. Khoan dung cũng chết, mà không khoan dung cũng chết. Nhưng con người vẫn một mực xin được khoan dung, tha thứ, có thể vì khi chết không muốn đem theo tội lỗi đã gây ra ở đời, có thể đấy là tâm nguyện cuối cùng, muốn trước khi chết mọi việc đều chấm dứt.
Chết, hình như đấy là kẻ hòa giải có sức thuyết phục nhất. Có nhiều mâu thuẫn trong suốt cuộc đời vẫn chưa được hóa giải, trước khi thần chết vung lưỡi hái sẽ được hóa giải. Người sắp chết lời lẽ đầy thiện cảm; mọi người đối với người sắp chết lòng cũng thân thiện hơn. Những gì bình thường không chấp nhận, trước khi chết đều được chấp nhận, tha thứ; chuyện bao năm không được hòa giải, trước khi chết cũng được hòa giải.
Carol nghe bố nói bị ung thư, cho rằng bố nắm lấy thời cơ trước khi chết để sám hối về những điều sai trái của mình nhiều năm qua. Trước khi chết, nếu ông nhận mình đã sai, rằng ông không nên đến với Tú Trân, có thể Carol sẽ tha thứ cho ông. Nhưng ông không sám hối, mà chỉ thổ lộ bao năm nay vẫn yêu hai mẹ con Carol, nhưng lại nói cũng yêu Tú Trân, hình như ông là vị thần tình yêu gieo rắc tình yêu khắp nhân gian, mà Carol là người gây nên nỗi oan cho ông bao năm nay.
Trước khi chết, ông không thừa nhận mình đã phản bội, ông không đưa ra lý do, ông không có cách nào để bao che cho mình, ông ấp úng, hình như ông yêu ai cũng thật lòng. Như thế đâu có thể được? Đúng là chuyện cổ tích, ông xem tôi là trẻ con ư?
Một thời gian dài sau đấy, Carol không hiểu tại sao gặp bố lần ấy lại làm tổn thương mình sâu nặng đến như vậy? Carol bực tức, phẫn nộ, tuyệt vọng, đau khổ, nhưng bản thân cũng không biết tại sao, chỉ vì biết bố lấy vợ ba lần chứ không phải hai ư?
Cho đến lúc mẹ gọi điện, Carol mới nhận ra mình tại sao tức giận. Carol rất giận mẹ. Người đàn ông ấy không chung thủy, phản bội, li dị, chuyện đã trở thành quá khứ, một quá khứ nặng nề mẹ phải chịu đựng suốt một thời gian dài. Phải chịu đựng một quá khứ như thế đã thành một phần trong cuộc sống và mẹ không còn cảm thấy nặng nề. Vì trong quá khứ đó mẹ là người vô tội bị hại. Nỗi oan có đầu, nợ có chủ, hận thù có mục tiêu, Carol rất căm giận ông ấy, thấy ông ấy là cội nguồn của đau khổ, là đối tượng để trút giận.
Nhưng mẹ bao nhiêu năm nay vẫn được Carol kính trọng, yêu mến, bỗng trở thành người thứ ba, điều này khiến Carol khó tin nhưng không thể không tin. Mẹ là người thông minh, trí tuệ, chỉ một chuyện chỉ số thông minh thấp, tức là yêu say đắm người đàn ông ấy. Chưa bao giờ mẹ nói ra nửa chữ “không” về ông ấy mà chỉ nói vấn đề của cô Trân, khẳng định cô Trân đã quyến rũ ông ấy, sà vào lòng ông. Cái sai của ông ấy, ngoại trừ Liễu Hạ Huệ[1], tất cả đàn ông đều phạm phải. Ông không thể ôm một cô gái vào lòng và qua đêm mà không làm gì. Ngày nay người ta coi Liễu là chàng ngốc hoặc bất lực về sinh lý, vậy cái sai của Liễu không phải là sai của Liễu. Ngược lại, nếu là ông ấy sẽ có chuyện, ngồi với nhau như vậy ắt có chuyện, ông không ngốc, cũng không phải là người bất lực về sinh lý.
Tuy biết không có mẹ thì sẽ không có mình, nhưng Carol vẫn khó nguôi cơn giận. Mình sống để làm gì? Bố mẹ rất vô trách nhiệm đưa mình đến với thế giới này, thà rằng không có mình. Bố mẹ như những nhân vật trong tiểu thuyết hay vở kịch rẻ tiền, chỉ một thoáng xung động vậy là đến với nhau không chính đáng; sau đấy nam nghe nữ nói có mang, hoảng hốt sợ hãi, giục bên nữ bỏ cái thai, bên nữ thà chết cũng không bỏ, vậy là miễn cưỡng lấy nhau. Nền tảng của cuộc hôn nhân như thế tất nhiên không thể chịu đựng nổi sự can dự của người thứ ba.
Carol khẳng định ông ấy đã quyến rũ mẹ, ông là thầy giáo dạy nhạc ở trường sư phạm, mẹ là sinh viên của ông ấy, nữ sinh viên rất dễ bị thầy giáo trẻ và có tài làm say mê, đó là sự thật mọi người đều biết rõ. Carol dù có nhắm mắt cũng tưởng tượng được phong độ và sự hấp dẫn của bố khi đứng trên bục giảng, khỏi phải nói những lúc dạy đàn trong phòng tập, tiếng đàn piano và violon hòa tấu như lời thổ lộ, cả ánh mắt buồn buồn trời cho của ông ấy nữa…
Một nữ sinh viên trong sáng yêu một thầy giáo đại học dạy nhạc phong độ ngời ngời, quả là lý tưởng. Vấn đề ở chỗ thầy giáo là người đã có vợ, cần phải giữ khoảng cách với nữ sinh viên, phải nói rõ với các cô ấy tôi là người đã có gia đình. Mẹ có thể khẳng định người đàn ông ấy không làm như vậy, ngược lại, nhất định ông đã giấu kín chuyện mình đã có gia đình, cứ để mặc cho sức hấp dẫn cuốn hút tình cảm của nữ sinh viên ngây thơ chưa hiểu gì, cứ mặc các cô sa lưới.
Hôm nay Carol mới hiểu tại sao mẹ không nói gì về cuộc hôn nhân thứ nhất của người đàn ông kia. Biết nói thế nào nhỉ? Không có cuộc hôn nhân thứ nhất thì mẹ là người phụ nữ bất hạnh, bị chồng phản bội, chỉ vậy thôi. Bây giờ cuộc hôn nhân ấy bị bại lộ, mẹ không còn là người phụ nữ không tì vết, mà hoàn toàn ngược lại, mẹ trở thành người phụ nữ vừa bi thương vừa hận thù, bắt đầu là người hại người và kết thúc là người bị hại.
Mẹ nói qua điện thoại với Carol vài câu, biết ngay tâm trạng con gái không ổn định, mẹ hỏi, Carol uể oải trả lời:
- Không sao, chỉ gặp ông ấy, ông ấy nói với con tất cả.
- Bố nói gì? - Mẹ ngạc nhiên hỏi. - Mẹ không giấu con điều gì mà.
- Ông ấy có bốn người con, chuyện đó mẹ không giấu con à?
Carol nghe thấy mẹ ấp úng:
- Có gì phải giấu, chẳng qua không liên quan đến con.
Carol không nhịn nổi, cáu với mẹ, trả lời lạnh nhạt:
- Không liên quan đến con? Mẹ không sợ một ngày nào đó con yêu phải một người anh em cùng bố à?
Mẹ bỗng giật mình:
- Vậy… có thể được không? Con… những người kia…
- Con vẫn nghĩ mẹ là người bị hại, nhưng thực tế thì không phải, chính mẹ đã làm tan nát gia đình bố với người vợ trước của bố; gia đình mẹ lại bị cô Trân làm tan nát. Con không có quyền phát ngôn về những mối ân oán giữa các người, nhưng mẹ và những người kia trong khi làm những chuyện đó liệu có nghĩ đến con cái hay không? Có thể mẹ và những người kia cảm thấy con đã phá vỡ cuộc hôn nhân đầu tiên của ông ấy, có con cho nên ông ấy buộc phải lấy mẹ, vì con mà ông ấy phải lấy mẹ. Còn con của cô Trân lại phá vỡ gia đình mẹ và ông ấy. Chắc chắn trong lòng mẹ và ông ấy căm giận chúng con, những người khách không mời mà đến.
Về đến phòng, Carol trùm chăn kín đầu ngủ một giấc. Rất may trong phòng không có ai, nếu lúc ấy có người, mỗi người hỏi một câu, chắc chắn Carol sẽ bật khóc. Bản thân Carol cũng không biết mình đã có chuyện gì, hình như cô bày tỏ nỗi buồn không giống các cô gái khác. Người khác buồn sẽ kêu khóc, nếu không cũng chảy nước mắt, còn Carol? Lúc buồn lại như tức giận, tức giận làm mình buồn, chỉ muốn hét lên, đập vỡ thứ gì đó hoặc làm tổn thương một ai đó.
Tất nhiên Carol chưa làm như thế bao giờ, chẳng qua chỉ vì nghĩ đến bản thân, nghĩ đến hậu quả. Nếu một người vì buồn bực mà làm những chuyện trái pháp luật, cô cũng không biết mình sẽ làm như thế nào.
Nằm trên giường hồi lâu, cơn giận nguôi dần, Carol cũng không biết tại sao mình nổi giận. Ông ấy lấy vợ lần thứ hai hay lần thứ ba liệu có gì khác nhau? Đã biết ông ấy là con người như thế rồi, lấy vợ lần thứ hai hay lần thứ ba chỉ khác về số, không có gì khác về chất.
Tục ngữ có câu: “Lời nói trước khi chết là lời nói thật”, Carol hiểu câu ấy có nghĩa là, con người biết mình sắp rời thế gian, thường nắm lấy chút thời gian quý báu còn lại để xin mọi người khoan dung, tha thứ. Tại sao trước khi chết lại mong được khoan dung, tha thứ. Thật ra khoan dung hay không cũng chẳng có gì khác nhau. Khoan dung cũng chết, mà không khoan dung cũng chết. Nhưng con người vẫn một mực xin được khoan dung, tha thứ, có thể vì khi chết không muốn đem theo tội lỗi đã gây ra ở đời, có thể đấy là tâm nguyện cuối cùng, muốn trước khi chết mọi việc đều chấm dứt.
Chết, hình như đấy là kẻ hòa giải có sức thuyết phục nhất. Có nhiều mâu thuẫn trong suốt cuộc đời vẫn chưa được hóa giải, trước khi thần chết vung lưỡi hái sẽ được hóa giải. Người sắp chết lời lẽ đầy thiện cảm; mọi người đối với người sắp chết lòng cũng thân thiện hơn. Những gì bình thường không chấp nhận, trước khi chết đều được chấp nhận, tha thứ; chuyện bao năm không được hòa giải, trước khi chết cũng được hòa giải.
Carol nghe bố nói bị ung thư, cho rằng bố nắm lấy thời cơ trước khi chết để sám hối về những điều sai trái của mình nhiều năm qua. Trước khi chết, nếu ông nhận mình đã sai, rằng ông không nên đến với Tú Trân, có thể Carol sẽ tha thứ cho ông. Nhưng ông không sám hối, mà chỉ thổ lộ bao năm nay vẫn yêu hai mẹ con Carol, nhưng lại nói cũng yêu Tú Trân, hình như ông là vị thần tình yêu gieo rắc tình yêu khắp nhân gian, mà Carol là người gây nên nỗi oan cho ông bao năm nay.
Trước khi chết, ông không thừa nhận mình đã phản bội, ông không đưa ra lý do, ông không có cách nào để bao che cho mình, ông ấp úng, hình như ông yêu ai cũng thật lòng. Như thế đâu có thể được? Đúng là chuyện cổ tích, ông xem tôi là trẻ con ư?
Một thời gian dài sau đấy, Carol không hiểu tại sao gặp bố lần ấy lại làm tổn thương mình sâu nặng đến như vậy? Carol bực tức, phẫn nộ, tuyệt vọng, đau khổ, nhưng bản thân cũng không biết tại sao, chỉ vì biết bố lấy vợ ba lần chứ không phải hai ư?
Cho đến lúc mẹ gọi điện, Carol mới nhận ra mình tại sao tức giận. Carol rất giận mẹ. Người đàn ông ấy không chung thủy, phản bội, li dị, chuyện đã trở thành quá khứ, một quá khứ nặng nề mẹ phải chịu đựng suốt một thời gian dài. Phải chịu đựng một quá khứ như thế đã thành một phần trong cuộc sống và mẹ không còn cảm thấy nặng nề. Vì trong quá khứ đó mẹ là người vô tội bị hại. Nỗi oan có đầu, nợ có chủ, hận thù có mục tiêu, Carol rất căm giận ông ấy, thấy ông ấy là cội nguồn của đau khổ, là đối tượng để trút giận.
Nhưng mẹ bao nhiêu năm nay vẫn được Carol kính trọng, yêu mến, bỗng trở thành người thứ ba, điều này khiến Carol khó tin nhưng không thể không tin. Mẹ là người thông minh, trí tuệ, chỉ một chuyện chỉ số thông minh thấp, tức là yêu say đắm người đàn ông ấy. Chưa bao giờ mẹ nói ra nửa chữ “không” về ông ấy mà chỉ nói vấn đề của cô Trân, khẳng định cô Trân đã quyến rũ ông ấy, sà vào lòng ông. Cái sai của ông ấy, ngoại trừ Liễu Hạ Huệ[1], tất cả đàn ông đều phạm phải. Ông không thể ôm một cô gái vào lòng và qua đêm mà không làm gì. Ngày nay người ta coi Liễu là chàng ngốc hoặc bất lực về sinh lý, vậy cái sai của Liễu không phải là sai của Liễu. Ngược lại, nếu là ông ấy sẽ có chuyện, ngồi với nhau như vậy ắt có chuyện, ông không ngốc, cũng không phải là người bất lực về sinh lý.
Tuy biết không có mẹ thì sẽ không có mình, nhưng Carol vẫn khó nguôi cơn giận. Mình sống để làm gì? Bố mẹ rất vô trách nhiệm đưa mình đến với thế giới này, thà rằng không có mình. Bố mẹ như những nhân vật trong tiểu thuyết hay vở kịch rẻ tiền, chỉ một thoáng xung động vậy là đến với nhau không chính đáng; sau đấy nam nghe nữ nói có mang, hoảng hốt sợ hãi, giục bên nữ bỏ cái thai, bên nữ thà chết cũng không bỏ, vậy là miễn cưỡng lấy nhau. Nền tảng của cuộc hôn nhân như thế tất nhiên không thể chịu đựng nổi sự can dự của người thứ ba.
Carol khẳng định ông ấy đã quyến rũ mẹ, ông là thầy giáo dạy nhạc ở trường sư phạm, mẹ là sinh viên của ông ấy, nữ sinh viên rất dễ bị thầy giáo trẻ và có tài làm say mê, đó là sự thật mọi người đều biết rõ. Carol dù có nhắm mắt cũng tưởng tượng được phong độ và sự hấp dẫn của bố khi đứng trên bục giảng, khỏi phải nói những lúc dạy đàn trong phòng tập, tiếng đàn piano và violon hòa tấu như lời thổ lộ, cả ánh mắt buồn buồn trời cho của ông ấy nữa…
Một nữ sinh viên trong sáng yêu một thầy giáo đại học dạy nhạc phong độ ngời ngời, quả là lý tưởng. Vấn đề ở chỗ thầy giáo là người đã có vợ, cần phải giữ khoảng cách với nữ sinh viên, phải nói rõ với các cô ấy tôi là người đã có gia đình. Mẹ có thể khẳng định người đàn ông ấy không làm như vậy, ngược lại, nhất định ông đã giấu kín chuyện mình đã có gia đình, cứ để mặc cho sức hấp dẫn cuốn hút tình cảm của nữ sinh viên ngây thơ chưa hiểu gì, cứ mặc các cô sa lưới.
Hôm nay Carol mới hiểu tại sao mẹ không nói gì về cuộc hôn nhân thứ nhất của người đàn ông kia. Biết nói thế nào nhỉ? Không có cuộc hôn nhân thứ nhất thì mẹ là người phụ nữ bất hạnh, bị chồng phản bội, chỉ vậy thôi. Bây giờ cuộc hôn nhân ấy bị bại lộ, mẹ không còn là người phụ nữ không tì vết, mà hoàn toàn ngược lại, mẹ trở thành người phụ nữ vừa bi thương vừa hận thù, bắt đầu là người hại người và kết thúc là người bị hại.
Mẹ nói qua điện thoại với Carol vài câu, biết ngay tâm trạng con gái không ổn định, mẹ hỏi, Carol uể oải trả lời:
- Không sao, chỉ gặp ông ấy, ông ấy nói với con tất cả.
- Bố nói gì? - Mẹ ngạc nhiên hỏi. - Mẹ không giấu con điều gì mà.
- Ông ấy có bốn người con, chuyện đó mẹ không giấu con à?
Carol nghe thấy mẹ ấp úng:
- Có gì phải giấu, chẳng qua không liên quan đến con.
Carol không nhịn nổi, cáu với mẹ, trả lời lạnh nhạt:
- Không liên quan đến con? Mẹ không sợ một ngày nào đó con yêu phải một người anh em cùng bố à?
Mẹ bỗng giật mình:
- Vậy… có thể được không? Con… những người kia…
- Con vẫn nghĩ mẹ là người bị hại, nhưng thực tế thì không phải, chính mẹ đã làm tan nát gia đình bố với người vợ trước của bố; gia đình mẹ lại bị cô Trân làm tan nát. Con không có quyền phát ngôn về những mối ân oán giữa các người, nhưng mẹ và những người kia trong khi làm những chuyện đó liệu có nghĩ đến con cái hay không? Có thể mẹ và những người kia cảm thấy con đã phá vỡ cuộc hôn nhân đầu tiên của ông ấy, có con cho nên ông ấy buộc phải lấy mẹ, vì con mà ông ấy phải lấy mẹ. Còn con của cô Trân lại phá vỡ gia đình mẹ và ông ấy. Chắc chắn trong lòng mẹ và ông ấy căm giận chúng con, những người khách không mời mà đến.
/51
|