"Một người đàn ông sẵn sàng bảo vệ một người phụ nữ ngay cả khi không hiểu rõ sự tình thì anh ta xứng đáng nhận được sự tôn trọng.”
Người đàn ông nhìn cô trân trối. Người phụ nữ áo xanh há hốc mồm. Mặt mẹ chồng Trinh tái ợt tựa tàu lá non giữa nắng ban trưa. Trinh kinh sợ nhìn họ rồi nhìn sang cô, cô ngẩng cao đầu trong ánh mắt chứa đựng ngậm ngùi xem lẫn kiêu hãnh. Cạnh bên cô, Cáo nheo mắt khinh miệt nhìn về phía đối diện; còn trai đẹp không biểu lộ xúc cảm đặc biệt, chỉ khe khẽ đặt bàn tay cô vào tay anh.
Giữa không gian tĩnh mịch, tiếng nuốt nước bọt khan cũng trở nên rõ ràng hơn, người đàn ông ngập ngừng chốc lát rồi cất giọng hơi run run: “Con là Ngọc Chi!? Bố đây, con nhận ra bố không?” Khuôn mặt hơi béo căng lên, cố nhào nặn nụ cười cảm động ngày đoàn viên.
Đáp lại nét mặt ấy, cô nhàn nhạt cười, nhàn nhạt nói: “Xin lỗi! Người có danh xưng là bố ấy đã chết vào đúng hôm mẹ tôi qua đời vì sinh khó dẫn đến mất máu quá nhiều mà đến thủ tục nhập viện, đức ông chồng cũng chẳng buồn hoàn thành đã vội đào huyệt. Nhẽ đâu ông đây là người chồng thất đức ấy sống lại?”
“Bố...” Ông ta tía mặt, đôi môi mỏng máy động liên hồi dưới hai cánh mũi phập phồng thở vội. Đứa con gái này có nét mặt giống hệt mẹ, ngoại trừ không có ánh cam chịu, nhẫn nhục trong đáy mắt. Mai Hoa – người phụ nữ của ba mươi năm về trước chưa một lần dám phản kháng, dù ông ta có đi biền biệt, một năm dăm ba lần ghé qua nhà, mỗi lần mỗi giày vò không thương tiếc vì tội nghiệt không biết đẻ con trai.
Bên cạnh ông ta, người đàn bà áo xanh trừng mắt nhìn cô: “Này, ông ấy là bố mày đấy. Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo – chuyện của người lớn, trẻ con biết gì mà đòi phán xét!” Gia đình bà ta vốn dĩ gia giáo nên dẫu mục đích chuyến đi này là xin tội cho đứa cháu trai yêu quý thì cũng không thể chấp nhận cách hành xử trái đạo lý làm con như thế. Nếu chẳng vì Quý, bà ta nhất định sẽ không chỉ nói đôi câu mà phải cao giọng mắng cho đứa con gái xấc xược kia biết thế nào là đạo làm con.
“Làm người hay làm chó, đó là quyền tự do chọn lựa cá nhân, tôi không quản nhưng đừng nghĩ Chi Lăng nhà tôi cũng thích làm chó như bà!” Ngữ giọng ơ thờ mà cay nghiệt của Cáo lập tức nối theo sau câu lời kia. Cáo nghiêng đầu, che chở nhìn cô rồi quay mặt về hướng người phụ nữ áo xanh, cười khẩy nói tiếp: “Bà đây ắt hẳn là bà cô đức hạnh cao ngời đã một tay nhẹ tênh tống khứ hai đứa cháu dại ra đường, sau khi ông anh trai bỏ lại người vợ chưa kịp xuôi tay để hối vơ vét của nả, chạy theo tình nhân? Nếu còn muốn giống con người, bà tốt nhất nên câm mồm lại!”
“Cô...” Bà ta lắp bắp, thân hình đẫy đà run lên bần bật như thể muốn nhảy xổ đến, xé tan khuôn mặt nhơn nhơn của ả đàn bà già cỗi trước mặt.
Vẫn là ông ta từng trải, lọc lõi hơn nên đã nhanh chóng gườm mắt ra hiệu cho cô em gái nhẫn nhịn, nghĩ đến đại cuộc. Qua lời thông gia cùng những người bạn cũ còn đương nhiệm, ông ta hiểu số phận của Quý nằm trong tay người phụ nữ có tên Đỗ Chi Lăng này – chính xác hơn là đứa con gái không có phúc phần hưởng được sự dạy bảo nghiêm khắc từ ông ta. Tất nhiên, ông ta không cho rằng em gái mình sai nhưng trong tình thế hiện tại, đối mặt với hạng đàn bà ương bướng thì lễ nghĩa chỉ là lời thừa. Ông ta lại liếc mắt ngang qua người đàn ông luôn im lặng từ đầu đến giờ, thầm đánh giá nhanh và dịu giọng tỏ bày nỗi niềm ăn năn: “Là lỗi của bố, bố xin lỗi! Nếu con trách thì hãy để bố chịu tội, Quý nó vô can trong chuyện này. Hơn hết, nó cũng là em trai con, con đành lòng nhìn em mình chịu tội oan hay sao?”
Ôi trời! Từ khi còn là bé gái lên năm lên sáu, cô vốn đã quá quen thuộc với những trận đòn vô lý từ người phải gọi là bố này, ông ta mắng chửi mẹ cô như hát, tội vạ từ chuyện không sinh được con trai đến lý do ông có tình nhân bên ngoài đều do mẹ cô mà ra; lúc ấy, mẹ cô luôn cúi đầu, nghẹn ngào van xin ông ta nói khẽ, đừng để chị em cô hay biết nhưng bao nhiêu năm sau, cô vẫn không khỏi chua chát khi nghe những lời kia. Một làn sương mù dày đặc, lạnh lẽo xâm chiếm lấy tâm can, cô cười thành tiếng, vụn vỡ: “Tôi chỉ có duy nhất một chị gái và một em gái, cả hai đều đã chết. Nếu ông tò mò muốn biết tại sao họ chết thì có thể hỏi em gái mình. Vì thế, xin nhắc lại một lần nữa lời đã nói cùng con dâu ông, rằng tôi tin vào nền pháp trị công bình và con ông có tội hay oan sai đều không liên quan đến tôi.”
“Không đúng!” Bất ngờ, mẹ Quý đứng bật dậy, run run chỉ tay vào cô: “Cô đã hãm hại thằng Quý, cô muốn trả thù bố nó. Đồ thất đức!” Trước sự thể chẳng còn mấy hy vọng, bà ta không còn kiềm nén được cơn giận, chẳng thể ngờ ranh con ốm đói hôm nào lại ghê gớm đến vậy. Mẹ cô không giữ được chồng, cớ sao lại đổ oán sang con trai bà ta?
“Câm mồm bà lại đi!” Ông ta quay sang vợ mình, khẽ rít lên.
Cô nhìn mấy người bọn họ, chợt xót hộ thương vay cho Trinh. Rõ ràng Trinh đang đi từ bất ngờ này sang kinh hãi kia, nước mắt đã chực chờ lăn dài trên hai gò má xương xẩu nhô cao. Bất giác buông tiếng thở dài cám cảnh như chẳng còn muốn nghe thêm bất kỳ câu lời man trá nào nữa, ngón tay hao gầy của cô chỉ thẳng vào chính diện gương mặt còn chưa nguôi oán giận ấy: “Bà! Ngữ đàn bà bất chấp liêm sỉ, vén váy đi theo loại đàn ông đã có vợ con thì không có quyền rao giảng đạo nghĩa với tôi.” Bà ta mở rộng hai vành môi, tròng mắt đầy gân máu đỏ nhìn trừng trừng vào, ông ta thì rối rắm muốn giải thích gì đó mà chưa tìm ra lời lẽ nhưng cô không cho cả hai cơ hội lên tiếng: “Hai người định nói rằng cả hai đến với nhau là sau khi mẹ tôi qua đời, là tình yêu vô tội hay gì khác chăng? Nhắc lại cho hai người nhớ, mẹ tôi mất tháng Năm, Trần Ngọc Quý sinh vào tháng Chín cùng năm ấy và không dưới một lần, bà còn theo ông ta về đến tận nhà.”
Mặt cả hai trắng bệch, đuối lý chẳng thể thốt nên lời song tâm trạng cô chẳng lấy thế mà hả hê hay căm phẫn, tất cả đều nhạt nhẽo đến chán chường. Một thây ma vong bội, một người đàn bàkhông còn tôn nghiêm – có gì để cô phải bận tâm thêm? Nói như lời Cáo, đàn bà chạy theo đàn ông có vợ con, lỗi của họ không phải ở chỗ phá hoại gia đình hay tranh chồng người mà tội lớn nhất là đánh mất tôn nghiêm, tự sỉ nhục chính bản thân bởi đàn ông có bản lĩnh thì dẫu hoa hậu tự nguyện hiến thân cũng chẳng đủ sức chẳng khiến một cuộc hôn nhân được bảo vệ kỹ lưỡng sụp đổ. Vì thế, cô chưa từng trách oán bà ta, cuộc gặp gỡ hôm nay chỉ như một đoạn kết vô hậu nhạt nhẽo chưa từng xuất hiện trên phim ảnh hay văn chương. Cái gì mà phụ tử tình thâm, không oán thù không thành bố con? Cô xin phép được cười hỉ hả vào chúng. Gần ba mươi năm - một phần hai đời người, cô đã sống mà chẳng một lần khao khát được gọi hai tiếng “bố ơi”; đến hôm nay, người đàn ông bằng xương bằng thịt trước mắt đã thành nhân ảnh xa lạ trong cõi hồn thừa sứt sẹo của cô, một chút oán hờn cuối cùng cũng tan biến.
Thản nhiên đứng lên, cô bước đến trước mặt ông ta, dửng dưng đối diện bằng ánh mắt trống rỗng tựa như đang nhìn một người dưng trên đường: “Mời ông và gia đình về cho!” Bàn tay trái chìa ra hướng cửa lớn, từng câu từng chữ được phát âm nhã nhặn mà dứt khoát.
“Ngọc Chi...” Ông ta đau đớn thốt lên cái tên đã từng là của cô đến trước khi Đỗ Chi Lăng đủ quyền quyết định danh xưng hoàn toàn mới. Cô mở to mắt đáp nhìn ông ta, không chút cảm giác dẫu chỉ là căm ghét. Nhìn vào nét mặt bình thản đối diện mình, buồng phổi ông bỗng dưng co bóp liên hồi, âm giọng thêm phần ngọt ngào thê thiết: “Ngày xưa, bố không biết nghĩ suy nên để con phải chịu nhiều thiệt thòi, là lỗi của bố, bố đáng chết. Con muốn bố đền tội sao đi chăng nữa, bố cũng chấp nhận nhưng thằng Quý nào có lỗi gì, nó còn vợ dại con thơ chưa ra đời. Bố van con hãy thương xót em nó!”
Thật lạ! Trong phim truyền hình, những phân đoạn thế này thường xảy ra hai phản ứng. Một là nhân vật con sẽ nức nở mà hân hoan gọi “bố ơi”, sau đấy cả nhà ôm nhau thắm thiết, hết phim! Hoặc nhân vật con sẽ căm hận nói ra mấy lời ai oán, giận dữ thề rằng sẽ không bao giờ tha thứ hay đại loại như thế. Nhưng cô thì khác, mấy lời kia từ nhĩ trái chui tọt sang nhĩ phải và biến mất không lưu lại bất kỳ dấu vết nào, dẫu là nhỏ nhất trong tâm trí như thể vừa xem xong vở hý kịch nhàm chán. Cô nhíu mày tỏ ý thương hại ông cụ xót con trai nên kém minh mẫn đang đứng trước mặt mình: “Tôi nói lại lần nữa, chuyện của con trai ông không do tôi quyết, tôi càng không trút giận lên cậu ta.”
“Mày còn dám chối?” Bà cô của Quý uất ức kêu lên: “Tự dưng đang yên đang lành, từ một vụ va quẹt xe vớ vẩn lại trở thành tham ô, lạm dụng chức quyền, mà có phải ngay lúc va quẹt xảy ra đâu, mấy ngày sau cơ đấy. Mày không âm mưu thì ai vào đây?” Nói xong, bà ta như quên rằng cô đã không còn là ranh con côi cút, thiếu đói ngày nao nữa nên cứ sấn sổ bước đến, muốn dạy cho đứa con gái ghê gớm ấy một bài học nhớ đời.
Bỗng tiếng thét không dễ nghe liền vang lên khi một thân hình đẫy đà có phần hơi thừa mỡ ngã ngửa xuống sàn nhà lạnh toát, bà cô của Quý vừa nhận trọn một lực đẩy chẳng chút nương tay từ trai đẹp. Rồi mặc kệ tiếng kêu gào ăn vạ, tiếng khóc nức nở, tiếng bất bình xen lẫn sợ hãi từ đám khách lạ, anh dịu dàng ôm choàng cô vào lòng bằng một tay, tay còn lại lướt nhanh trên màn hình điện thoại. Âm giọng trầm lạnh vắn gọn ra lệnh qua điện thoại: “Dave, tiễn khách hộ tôi!” Dứt lời, anh quét tia mắt nâu không chút thương cảm lên bốn người bọn họ, trước khi ôn tồn nhìn sang cô như thầm bảo vỗ về rằng anh luôn chở che cho cô.
Cô nhắm hờ mắt lại một tích tắc, vành môi hơi khô vẽ nên nụ cười tin tưởng thay cho lời cảm ơn gửi đến trai đẹp. Toàn thân cô đã nhược sức, mỏng manh nương tựa vào anh, tìm chút bình yên nơi cõi lòng hỗn tạp những hồi ức xa xăm. Tất nhiên, hồi ức ấy chỉ thuộc về cô, chị gái và người mẹ khổ hạnh. Dẫu chẳng còn cảm xúc khi đối diện ba trong bốn con người trước mặt nhưng họ vĩnh viễn là một vai phụ không thể loại bỏ trong vở diễn tang thương của cuộc đời cô. Nhìn thấy họ, cô sẽ phải quay ngược thời gian, một lần nữa bước đi trên những đoạn đường đã qua mà cô thật sự đã mệt. Rất mệt!
Rốt cuộc, bốn con người kia cũng đã rời đi, sau sự xuất hiện của Dave cùng hai thanh niên lạ mặt khác. Tiếng chửi mắng giận dữ từ hai người đàn bà có tuổi, những câu lời nài nỉ ẩn chứa phẫn nộ nơi ông ta, hình ảnh Trinh quỳ trên sàn nhà, thống thiết van xin đã nhường chỗ cho không khí yên tĩnh đến độ u hoài. Cô và Cáo lại ra ban-công cùng lặng ngắm trời chiều mây giăng thấp, không ai muốn lên tiếng trước. Trai đẹp vẫn ngồi bên trong, nơi vị trí cũ, chốc chốc hướng ánh mắt bảo hộ về cô.
“Chị...” Cô lên tiếng khi giọt mưa đầu tiên rơi xuống: “Em quyết định từ bỏ quyền truy cứu, hủy khiếu kiện.”
“Ừ! Cũng tốt.” Nhìn mưa bằng ánh mắt thấu đáo từ người người đàn bà được mất đã thừa, Cáo như dự liệu trước được tâm thái của cô nên chẳng mảy may ngạc nhiên hay thắc mắc. Đưa tay vén lại mấy sợi tóc mai đang đùa giỡn cùng mưa, Cáo thanh nhã đứng lên và không quên vuốt phẳng lại nếp váy: “Mưa dịu dàng nhưng mưa cũng tàn ác, tất cả đều tùy thuộc vào cách người ta đón nhận cơn mưa. Buông bỏ chẳng đồng nghĩa với lãng quên, cô không muốn gặp bọn họ, âu là điều đúng đắn.”
Mưa sẽ gột rửa đất trời, trở nên trong lành hơn. Mưa thường mang lũ lụt đến. Mưa thật đẹp với người bên trong một căn phòng ấm ấp. Mưa trở thành nỗi âu lo cho những ai còn mải phơi thân giữa đời. Nhưng mưa còn là quãng hồi ức trắng toát vành khăn xô nhuốm máu tanh lạc loài nơi đứa bé lên sáu ngày nào nên ba mươi năm vốn chẳng đủ phai phôi. Ba mươi năm nữa, liệu có đủ? Trí nhớ của những người đàn bà có tuổi thơ nát nhàu, méo mó thường rất tệ song họ cũng chẳng biết cách lãng quên. Cáo tin rằng cô đã hoàn toàn dửng dưng với đám người kia nhưng Cáo lại hiểu rõ hơn ai hết, đứa trẻ lên sáu trong cô mãi mãi dừng trưởng thành ở tuổi mười sáu – ngày chị cô vì hơn trăm nghìn tiền học phí cho cô mà quyết đuổi theo bọn trộm, bị chúng kéo lê trên mặt đường lởm chởm đất đá gần cả cây số, máu thịt nát tươm trộn lẫn vào nhau. Quá khứ ấy là hành trang mang theo suốt cả quãng đời độc hành ngày sau, vì thế không một ai được quyền đòi hỏi nơi cô sự tha thứ hay lãng quên. Không một ai!
Cùng lúc ấy, điện thoại báo có cuộc gọi đến, Cáo nhanh chóng nhận máy, nói một câu ngắn với đối phương rồi nhìn cô thật lâu trong nét mặt của người chị lớn sẻ chia nỗi niềm cùng đứa em nhỏ - cái nhìn dịu dàng chở che nhưng vẫn đủ tôn trọng cần thiết. Nếp nhăn nơi khóe mắt như thêm sâu dẫu âm giọng cất lên không chút ủy mị, thương sầu: “Chị phải đi!”
Ngoài trời mưa bay bay, những tia nước trong veo loang loang nơi đáy mắt khi cô đứng lên, chìa tay ra trước mặt Cáo, vòi vĩnh: “Cho em điếu thuốc!”
Bảo là phải rời đi nhưng Cáo tựa hồ đang cố kéo dài thời gian bằng cách chầm chậm mở túi xách, lấy ra bao thuốc rồi lại chầm chậm châm lửa, một làn khói trắng bao phủ lấy nét mặt mệt mỏi. Tựa hông vào thành ban-công màu đồng chạm khắc hoa văn tinh xảo, hai ngón tay đang kẹp hờ điếu thuốc gõ nhịp vào không khí giống hệt gà mổ thóc: “Hỏi tên quản gia kiêm bảo mẫu nhà cô đi, hắn gật đầu thì chị để lại cả bao.” Nói xong, Cáo cười thành tiếng, đùa đùa thật thật nhún vai ra chiều vô tội. Người ta thường bảo đàn bà phức tạp đến độ phiền hà, ấy là khi họ chưa gặp phải mẫu đàn ông rắc rối mà Cáo thì lại có hân hạnh tiếp xúc với một loạt những gã có tính cách tương tự trai đẹp, luôn nhất nhất tuân theo hàng loạt quy tắc nhiêu khê do bản thân đặt ra, từ việc sinh hoạt cá nhân nhỏ nhặt cho đến chuyện thương trường khốc liệt.
Theo quán tính, cô quay đầu nhìn lại, bất chợt chạm phải ánh mắt nâu sâu lắng của trai đẹp, vành môi bỗng run run mỉm cười, hai từ “nhà cô” không còn nghịch nhĩ như trước nữa dẫu Cáo phát âm rất tròn vành rõ chữ. Tuy nhiên, vì chưa bao giờ đạt chuẩn đàn bà ngoan hiền biết vâng lời nên cô vẫn quyết liệt tranh điếu thuốc trên tay Cáo, hồ hởi rít một hơi dài rồi cất giọng qua làn khói: “Chị ở lại đây luôn đi, sớm mai em xuất viện rồi cùng về?”
Lắc đầu chán ngán, Cáo nén lại tiếng thở dài bởi tâm trí chưa đang liên tưởng đến một nhân ảnh chẳng mấy đợi chờ qua tính cách của trai đẹp: “Mấy giờ?”
“Tầm mười giờ! Nhưng nếu chị có việc thì không cần ghé qua, em sẽ tự túc về nhà.”
“Ừ! Để xem sao. Lát nữa chị có hẹn...” Cáo buông lơi tiếng thở dài, điếu thuốc cháy đỏ lại vờn khói trên môi.
Cô gật gù tỏ ý hiểu chuyện: “Với nó?!” Nó được nhắc đến ở đây chính là thằng điên có nghiệt oán với Cáo nhà cô.
Cáo so đôi vai gầy không đáp lời, đưa điếu thuốc ra giữa màn mưa rồi với tay lấy một chiếc khăn giấy, thả mẩu thuốc đã ướt nhèm nước vào giữa, cẩn thận gói lại thành khối vuông vức. Với nét mặt thành thục bài học chấp nhận, hai người phụ nữ quay vào trong. Ngang qua chỗ trai đẹp, Cáo gật đầu chào và hướng mũi giày về cửa chính, cô tập tễnh nối gót theo sau.
Ngay lúc đó, trai đẹp liền đứng lên, cất giọng chân thành vừa đủ chừng mức giữa hai người khác giới: “Hy vọng cô Trịnh có thể ở lại dùng bữa tối cùng chúng tôi. Tôi đã căn dặn đầu bếp làm tôm Alaska sốt cam tươi và salad Ceaser.”
Vừa khéo, hai món ấy đều nằm trong danh sách ẩm thực yêu thích của Cáo. Là vô tình hay có chuẩn bị từ trước? Cô và Cáo nghi hoặc nhìn nhau rồi đồng loạt nhìn về trai đẹp. Người đàn ông này luôn muốn kiểm soát những điều anh ta muốn, cô lẫn những mối quan hệ chung quanh, tuy nhiên cách hành xử lại khéo léo đến độ không thể chê trách. Một mẫu đàn ông đáng sợ!
Vừa thầm nhận định, Cáo vừa tỏ ý tiếc nuối bữa tối ngon lành: “Thật xin lỗi, tôi đã có hẹn.”
Đuôi mắt khẽ nhướng lên, trai đẹp nửa phần vui vẻ vì bữa tối hai người không bị phá vỡ, nửa phần lại không cảm thấy thoải mái vì cuộc hẹn kia của Cáo. Anh ý tứ đề nghị: “Bên ngoài đang mưa, để tôi cho tài xế đưa cô đến chỗ hẹn.”
“Không phiền anh! Bạn tôi chờ bên dưới.”
“Cuộc gọi khi nãy là của thằng điên?” Cô hấp tấp hỏi chen vào trong nét mặt biểu lộ ý khẳng định.
Cáo gật đầu, khách sáo chào trai đẹp thêm lần nữa: “Tôi đi trước!” Nói xong, Cáo kéo cô cùng ra đến cửa và nghiêng đầu thầm thì: “Hắn không cần chị lược dịch, có lẽ... vì muốn nghe câu chuyện từ chính chủ nhân của nó. Một người đàn ông sẵn sàng bảo vệ một người phụ nữ ngay cả khi không hiểu rõ sự tình thì anh ta xứng đáng nhận được sự tôn trọng.” Dứt lời, bóng váy hoa vàng liền uyển chuyển bước đi trên gót giày cao nhọn dẫu cõi lòng trĩu nặng.
Cô xót xa nhìn theo thân hình hao gầy sau bao cuộc trả vay ấy đến khi hoàn toàn mất hút nơi cuối hành lang lát cẩm thạch trắng ngà lạnh lẽo. Người chị này ngay đến luộc trứng cũng còn không biết, thậm chí ăn cá phải có ai đó gỡ xương hộ nếu không sẽ hóc nhưng lại rất tài ba trong việc chấp nhận. Chấp nhận đánh đổi, chấp nhận buông tay và chấp nhận cuộc chơi! Liệu bao nhiêu người phụ nữ có thể tự tay biến hai mươi mấy năm hôn nhân viên mãn với chồng giỏi con ngoan thoáng chốc thành hư không? Liệu bao nhiêu người mẹ có thể đưa tang chính mình nhằm đánh đổi quãng ngày yên vui về sau cho con trẻ? Liệu bao nhiêu người đàn bà vốn quen nhàn hạ, bỏ mặc chuyện cơm áo dưới gót giày cao lại có thể gàn dở đi trên cung đường hư ảo mịt mờ ngần ấy năm trường mà chưa một lần nuối tiếc quay đầu nhìn lại quá khứ? Có lẽ rất nhiều tuy nhiên trong tầm mắt hạn hẹp của mình, cô được thấy duy chỉ một người đã làm tốt cả ba câu hỏi trên – là Cáo.
Bỗng... trong cơn suy tư, cô chợt nghe sống lưng mình được truyền hơi ấm khi hương thơm thân thuộc che lấp mùi thuốc sát trùng thoang thoảng trong không gian. Trai đẹp tĩnh lặng dùng ánh mắt dịu dàng nuông chiều thay thế vạn triệu câu lời quan tâm ngọt ngào. Cô đáp lại bằng nụ cười cảm tạ và theo anh đi vào.
Bữa tối lặng lẽ trôi đi trong bầu không khí im ắng đến ngột ngạt, cô lười biếng nhai, khẩu vị trai đẹp cũng chẳng mấy tốt. Họ ngồi ngồi cạnh nhau, anh vẫn chăm chút gắp thức ăn cho cô; cô nhàn nhạt đón nhận. Anh dăm lần muốn chạm vào cô nhưng lại không đành tâm phá vỡ lớp vỏ bọc bình thản mà cô khó khăn lắm dựng lên được nhằm che đậy cõi hồn tơi bời gió mưa bên trong. Nếu cô là cây non thì anh nguyện làm bức tường kính vững chãi chở che, cây vừa thể đón nhận ánh mặt trời vừa an yên đi qua bão dông. Hôm nay, cô đã hé cửa mời anh bước vào xem một phần trong vở kịch cuộc đời mình và anh bằng lòng với hiện tại ấy. Chuyện ngày mai hãy gác lại ngày sau!
Sự im lặng ấy tiếp tục duy trì, trai đẹp bận rộn với những chiếc máy tính vô tri; trên chiếc ghế bành nơi góc phòng gần đó, cô lơ đễnh chong mắt vào màn mưa giăng giăng bên ngoài khung cửa sổ, trang sách trên tay mãi vẫn chưa vang lên tiếng lật giấy. Buông tay và chấp nhận, hai bài học những tưởng dễ dàng hóa ra chẳng phải vậy, cuộc gặp chiều nay đã cho cô biết rằng bản thân hoàn toàn có thể xem người bố sinh học ấy như là người dưng nhưng nó đồng thời cời lên ngọn lửa đớn đau từ đống tàn tro trong lòng đứa bé lên sáu năm nao. Ngọn lửa ấy mang hình hài của mẹ, của chị - hai người đàn bà cả đời ruổi rong đi tìm định nghĩa cho một lần hạnh phúc, để rồi đến cuối chặng đường mới bi phẫn nhận ra hạnh phúc chỉ là lời nói dối. Có những lời nói dối khiến ta cười và có những lời nói dối khiến ta không còn đủ sức để khóc, cô nhận lấy cả hai lời nói dối ấy tựa hồ món của hồi môn dành riêng cho đời con gái mất dấu tin yêu. Nhưng có lẽ, cô may mắn hơn họ khi sau lưng vẫn đang tồn tại một bờ vai tựa. Ngay giờ khắc này, nó vẫn ở đấy, thế là đủ vì cô biết mình chẳng tinh anh để nhận biết đâu là lời nói dối ngọt ngào, đâu là lời nói dối đắng cay nên sẽ không dại dột mang chút kiêu hãnh còn sót lại ra cược nốt. Cô gập lại trang sách, mắt thôi hướng về xa xăm, tập tễnh bước về hướng sô-pha.
“Kie...”
Vì là lần đầu tiên nên cô có chút ngập ngừng khi gọi tên trai đẹp. Vẫn với ánh mắt trọn vẹn những chở che, anh ngẩng đầu nhìn lên và đưa tay đỡ cô ngồi xuống cạnh. Chạm vào ánh mắt ấy, bao câu lời muốn nói bỗng chốc tan tác trăm phương, cô đành ngớ ngẩn hỏi: “Anh muốn uống chút gì đó không?”
Như nhận ra sự hỗn loạn nơi cô, anh ý nhị gật đầu: “Em muốn trà thảo mộc hay chanh mật ong?”
“Gin, hai lát chanh, bốn viên đá!” Cô cong môi vòi vĩnh, vờ không nghe rõ câu hỏi kia.
“Được!” Trai đẹp nheo mắt tỏ ý cười, chân hướng đến quầy nước. Cô luôn biết cách khiến anh khó lòng chối từ, đúng hơn là anh chưa từng có ý định chối từ những yêu cầu của cô, trừ phi chúng vi phạm những nguyên tắc cấm kỵ. Lát sau, anh quay lại với hai chiếc cốc vuông và đĩa anh đào vàng.
Sống cạnh nhau đã gần hai tuần, cô biết trai trai hầu như không có thói quen ăn quà vặt nhưng trong tủ lạnh lại luôn đầy ắp những trái cây, chocolate, mứt tươi, kem,... Vì thế cứ mỗi chiều Cáo ghé qua, hai chị em mải lo đánh chén đến quên cả buôn chuyện và đến hôm sau, tủ lạnh lại trở về tình trạng không còn chỗ trống. Cô liếc nhìn những quả anh đào tròn xoe, căng mọng, ươm vàng điểm sắc cam trên bàn, thầm đoán là do Ken mang đến lúc chiều rồi vô thức nhoẻn cười ngây ngô, cảm giác được người khác bận tâm tựa như làn gió thiên nhiên mát lành giữa tiết hè oi nồng.
Trong lúc này, trai đẹp đang tỉ mỉ thâu giữ nụ cười ngây ngô hiếm hoi kia vào đáy mắt. Ánh nhìn ẩn chứa cơn mê đắm trầm lắng nơi anh khiến cô lúng túng nâng cốc Gin lên, mượn men rượu lý giải cho nét ửng hồng trên đôi gò má. Nhưng anh dường như không có ý định thu lại ánh nhìn ấy, cô càng bối bối mắt anh càng thêm sâu. Hai người cứ đối diện nhau trong tình cảnh ngồi cạnh miệng núi lửa này thêm dăm phút, đến khi cô hắng giọng, lên tiếng trước: “Anh muốn nghe một câu chuyện nho nhỏ không?”
Ánh mắt biết mơn man da thịt người lập tức vụt mất trên nét mặt nghiêm túc, trai đẹp chỉnh lại tư thế ngồi, thẳng lưng, giữ khoảng cách tương đối thân mật nhưng không quá gần gũi với cô, bày ra dáng vẻ chăm chú lắng nghe. Cô nhấp thêm ngụm Gin nữa và bắt đầu nhổ neo, xuôi con thuyền lòng về miền quá vãng chưa từng lãng quên. Anh là người bạn khác giới đầu tiên, có lẽ cũng là sau cuối đồng hành cùng cô trên chuyến tàu này.
Chuyện đã hơn ba mươi năm trước...
Chuyện đời một cô thiếu nữ đang tuổi xuân thì hằng tôn thờ tình yêu là lẽ sống cao cả...
Chuyện về một cuộc hôn nhân không danh phận rõ ràng và hai đứa trẻ lạc loài...
Chuyện của đứa trẻ vĩnh viễn chẳng thể trưởng thành sau những bội vong...
Người đàn ông nhìn cô trân trối. Người phụ nữ áo xanh há hốc mồm. Mặt mẹ chồng Trinh tái ợt tựa tàu lá non giữa nắng ban trưa. Trinh kinh sợ nhìn họ rồi nhìn sang cô, cô ngẩng cao đầu trong ánh mắt chứa đựng ngậm ngùi xem lẫn kiêu hãnh. Cạnh bên cô, Cáo nheo mắt khinh miệt nhìn về phía đối diện; còn trai đẹp không biểu lộ xúc cảm đặc biệt, chỉ khe khẽ đặt bàn tay cô vào tay anh.
Giữa không gian tĩnh mịch, tiếng nuốt nước bọt khan cũng trở nên rõ ràng hơn, người đàn ông ngập ngừng chốc lát rồi cất giọng hơi run run: “Con là Ngọc Chi!? Bố đây, con nhận ra bố không?” Khuôn mặt hơi béo căng lên, cố nhào nặn nụ cười cảm động ngày đoàn viên.
Đáp lại nét mặt ấy, cô nhàn nhạt cười, nhàn nhạt nói: “Xin lỗi! Người có danh xưng là bố ấy đã chết vào đúng hôm mẹ tôi qua đời vì sinh khó dẫn đến mất máu quá nhiều mà đến thủ tục nhập viện, đức ông chồng cũng chẳng buồn hoàn thành đã vội đào huyệt. Nhẽ đâu ông đây là người chồng thất đức ấy sống lại?”
“Bố...” Ông ta tía mặt, đôi môi mỏng máy động liên hồi dưới hai cánh mũi phập phồng thở vội. Đứa con gái này có nét mặt giống hệt mẹ, ngoại trừ không có ánh cam chịu, nhẫn nhục trong đáy mắt. Mai Hoa – người phụ nữ của ba mươi năm về trước chưa một lần dám phản kháng, dù ông ta có đi biền biệt, một năm dăm ba lần ghé qua nhà, mỗi lần mỗi giày vò không thương tiếc vì tội nghiệt không biết đẻ con trai.
Bên cạnh ông ta, người đàn bà áo xanh trừng mắt nhìn cô: “Này, ông ấy là bố mày đấy. Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo – chuyện của người lớn, trẻ con biết gì mà đòi phán xét!” Gia đình bà ta vốn dĩ gia giáo nên dẫu mục đích chuyến đi này là xin tội cho đứa cháu trai yêu quý thì cũng không thể chấp nhận cách hành xử trái đạo lý làm con như thế. Nếu chẳng vì Quý, bà ta nhất định sẽ không chỉ nói đôi câu mà phải cao giọng mắng cho đứa con gái xấc xược kia biết thế nào là đạo làm con.
“Làm người hay làm chó, đó là quyền tự do chọn lựa cá nhân, tôi không quản nhưng đừng nghĩ Chi Lăng nhà tôi cũng thích làm chó như bà!” Ngữ giọng ơ thờ mà cay nghiệt của Cáo lập tức nối theo sau câu lời kia. Cáo nghiêng đầu, che chở nhìn cô rồi quay mặt về hướng người phụ nữ áo xanh, cười khẩy nói tiếp: “Bà đây ắt hẳn là bà cô đức hạnh cao ngời đã một tay nhẹ tênh tống khứ hai đứa cháu dại ra đường, sau khi ông anh trai bỏ lại người vợ chưa kịp xuôi tay để hối vơ vét của nả, chạy theo tình nhân? Nếu còn muốn giống con người, bà tốt nhất nên câm mồm lại!”
“Cô...” Bà ta lắp bắp, thân hình đẫy đà run lên bần bật như thể muốn nhảy xổ đến, xé tan khuôn mặt nhơn nhơn của ả đàn bà già cỗi trước mặt.
Vẫn là ông ta từng trải, lọc lõi hơn nên đã nhanh chóng gườm mắt ra hiệu cho cô em gái nhẫn nhịn, nghĩ đến đại cuộc. Qua lời thông gia cùng những người bạn cũ còn đương nhiệm, ông ta hiểu số phận của Quý nằm trong tay người phụ nữ có tên Đỗ Chi Lăng này – chính xác hơn là đứa con gái không có phúc phần hưởng được sự dạy bảo nghiêm khắc từ ông ta. Tất nhiên, ông ta không cho rằng em gái mình sai nhưng trong tình thế hiện tại, đối mặt với hạng đàn bà ương bướng thì lễ nghĩa chỉ là lời thừa. Ông ta lại liếc mắt ngang qua người đàn ông luôn im lặng từ đầu đến giờ, thầm đánh giá nhanh và dịu giọng tỏ bày nỗi niềm ăn năn: “Là lỗi của bố, bố xin lỗi! Nếu con trách thì hãy để bố chịu tội, Quý nó vô can trong chuyện này. Hơn hết, nó cũng là em trai con, con đành lòng nhìn em mình chịu tội oan hay sao?”
Ôi trời! Từ khi còn là bé gái lên năm lên sáu, cô vốn đã quá quen thuộc với những trận đòn vô lý từ người phải gọi là bố này, ông ta mắng chửi mẹ cô như hát, tội vạ từ chuyện không sinh được con trai đến lý do ông có tình nhân bên ngoài đều do mẹ cô mà ra; lúc ấy, mẹ cô luôn cúi đầu, nghẹn ngào van xin ông ta nói khẽ, đừng để chị em cô hay biết nhưng bao nhiêu năm sau, cô vẫn không khỏi chua chát khi nghe những lời kia. Một làn sương mù dày đặc, lạnh lẽo xâm chiếm lấy tâm can, cô cười thành tiếng, vụn vỡ: “Tôi chỉ có duy nhất một chị gái và một em gái, cả hai đều đã chết. Nếu ông tò mò muốn biết tại sao họ chết thì có thể hỏi em gái mình. Vì thế, xin nhắc lại một lần nữa lời đã nói cùng con dâu ông, rằng tôi tin vào nền pháp trị công bình và con ông có tội hay oan sai đều không liên quan đến tôi.”
“Không đúng!” Bất ngờ, mẹ Quý đứng bật dậy, run run chỉ tay vào cô: “Cô đã hãm hại thằng Quý, cô muốn trả thù bố nó. Đồ thất đức!” Trước sự thể chẳng còn mấy hy vọng, bà ta không còn kiềm nén được cơn giận, chẳng thể ngờ ranh con ốm đói hôm nào lại ghê gớm đến vậy. Mẹ cô không giữ được chồng, cớ sao lại đổ oán sang con trai bà ta?
“Câm mồm bà lại đi!” Ông ta quay sang vợ mình, khẽ rít lên.
Cô nhìn mấy người bọn họ, chợt xót hộ thương vay cho Trinh. Rõ ràng Trinh đang đi từ bất ngờ này sang kinh hãi kia, nước mắt đã chực chờ lăn dài trên hai gò má xương xẩu nhô cao. Bất giác buông tiếng thở dài cám cảnh như chẳng còn muốn nghe thêm bất kỳ câu lời man trá nào nữa, ngón tay hao gầy của cô chỉ thẳng vào chính diện gương mặt còn chưa nguôi oán giận ấy: “Bà! Ngữ đàn bà bất chấp liêm sỉ, vén váy đi theo loại đàn ông đã có vợ con thì không có quyền rao giảng đạo nghĩa với tôi.” Bà ta mở rộng hai vành môi, tròng mắt đầy gân máu đỏ nhìn trừng trừng vào, ông ta thì rối rắm muốn giải thích gì đó mà chưa tìm ra lời lẽ nhưng cô không cho cả hai cơ hội lên tiếng: “Hai người định nói rằng cả hai đến với nhau là sau khi mẹ tôi qua đời, là tình yêu vô tội hay gì khác chăng? Nhắc lại cho hai người nhớ, mẹ tôi mất tháng Năm, Trần Ngọc Quý sinh vào tháng Chín cùng năm ấy và không dưới một lần, bà còn theo ông ta về đến tận nhà.”
Mặt cả hai trắng bệch, đuối lý chẳng thể thốt nên lời song tâm trạng cô chẳng lấy thế mà hả hê hay căm phẫn, tất cả đều nhạt nhẽo đến chán chường. Một thây ma vong bội, một người đàn bàkhông còn tôn nghiêm – có gì để cô phải bận tâm thêm? Nói như lời Cáo, đàn bà chạy theo đàn ông có vợ con, lỗi của họ không phải ở chỗ phá hoại gia đình hay tranh chồng người mà tội lớn nhất là đánh mất tôn nghiêm, tự sỉ nhục chính bản thân bởi đàn ông có bản lĩnh thì dẫu hoa hậu tự nguyện hiến thân cũng chẳng đủ sức chẳng khiến một cuộc hôn nhân được bảo vệ kỹ lưỡng sụp đổ. Vì thế, cô chưa từng trách oán bà ta, cuộc gặp gỡ hôm nay chỉ như một đoạn kết vô hậu nhạt nhẽo chưa từng xuất hiện trên phim ảnh hay văn chương. Cái gì mà phụ tử tình thâm, không oán thù không thành bố con? Cô xin phép được cười hỉ hả vào chúng. Gần ba mươi năm - một phần hai đời người, cô đã sống mà chẳng một lần khao khát được gọi hai tiếng “bố ơi”; đến hôm nay, người đàn ông bằng xương bằng thịt trước mắt đã thành nhân ảnh xa lạ trong cõi hồn thừa sứt sẹo của cô, một chút oán hờn cuối cùng cũng tan biến.
Thản nhiên đứng lên, cô bước đến trước mặt ông ta, dửng dưng đối diện bằng ánh mắt trống rỗng tựa như đang nhìn một người dưng trên đường: “Mời ông và gia đình về cho!” Bàn tay trái chìa ra hướng cửa lớn, từng câu từng chữ được phát âm nhã nhặn mà dứt khoát.
“Ngọc Chi...” Ông ta đau đớn thốt lên cái tên đã từng là của cô đến trước khi Đỗ Chi Lăng đủ quyền quyết định danh xưng hoàn toàn mới. Cô mở to mắt đáp nhìn ông ta, không chút cảm giác dẫu chỉ là căm ghét. Nhìn vào nét mặt bình thản đối diện mình, buồng phổi ông bỗng dưng co bóp liên hồi, âm giọng thêm phần ngọt ngào thê thiết: “Ngày xưa, bố không biết nghĩ suy nên để con phải chịu nhiều thiệt thòi, là lỗi của bố, bố đáng chết. Con muốn bố đền tội sao đi chăng nữa, bố cũng chấp nhận nhưng thằng Quý nào có lỗi gì, nó còn vợ dại con thơ chưa ra đời. Bố van con hãy thương xót em nó!”
Thật lạ! Trong phim truyền hình, những phân đoạn thế này thường xảy ra hai phản ứng. Một là nhân vật con sẽ nức nở mà hân hoan gọi “bố ơi”, sau đấy cả nhà ôm nhau thắm thiết, hết phim! Hoặc nhân vật con sẽ căm hận nói ra mấy lời ai oán, giận dữ thề rằng sẽ không bao giờ tha thứ hay đại loại như thế. Nhưng cô thì khác, mấy lời kia từ nhĩ trái chui tọt sang nhĩ phải và biến mất không lưu lại bất kỳ dấu vết nào, dẫu là nhỏ nhất trong tâm trí như thể vừa xem xong vở hý kịch nhàm chán. Cô nhíu mày tỏ ý thương hại ông cụ xót con trai nên kém minh mẫn đang đứng trước mặt mình: “Tôi nói lại lần nữa, chuyện của con trai ông không do tôi quyết, tôi càng không trút giận lên cậu ta.”
“Mày còn dám chối?” Bà cô của Quý uất ức kêu lên: “Tự dưng đang yên đang lành, từ một vụ va quẹt xe vớ vẩn lại trở thành tham ô, lạm dụng chức quyền, mà có phải ngay lúc va quẹt xảy ra đâu, mấy ngày sau cơ đấy. Mày không âm mưu thì ai vào đây?” Nói xong, bà ta như quên rằng cô đã không còn là ranh con côi cút, thiếu đói ngày nao nữa nên cứ sấn sổ bước đến, muốn dạy cho đứa con gái ghê gớm ấy một bài học nhớ đời.
Bỗng tiếng thét không dễ nghe liền vang lên khi một thân hình đẫy đà có phần hơi thừa mỡ ngã ngửa xuống sàn nhà lạnh toát, bà cô của Quý vừa nhận trọn một lực đẩy chẳng chút nương tay từ trai đẹp. Rồi mặc kệ tiếng kêu gào ăn vạ, tiếng khóc nức nở, tiếng bất bình xen lẫn sợ hãi từ đám khách lạ, anh dịu dàng ôm choàng cô vào lòng bằng một tay, tay còn lại lướt nhanh trên màn hình điện thoại. Âm giọng trầm lạnh vắn gọn ra lệnh qua điện thoại: “Dave, tiễn khách hộ tôi!” Dứt lời, anh quét tia mắt nâu không chút thương cảm lên bốn người bọn họ, trước khi ôn tồn nhìn sang cô như thầm bảo vỗ về rằng anh luôn chở che cho cô.
Cô nhắm hờ mắt lại một tích tắc, vành môi hơi khô vẽ nên nụ cười tin tưởng thay cho lời cảm ơn gửi đến trai đẹp. Toàn thân cô đã nhược sức, mỏng manh nương tựa vào anh, tìm chút bình yên nơi cõi lòng hỗn tạp những hồi ức xa xăm. Tất nhiên, hồi ức ấy chỉ thuộc về cô, chị gái và người mẹ khổ hạnh. Dẫu chẳng còn cảm xúc khi đối diện ba trong bốn con người trước mặt nhưng họ vĩnh viễn là một vai phụ không thể loại bỏ trong vở diễn tang thương của cuộc đời cô. Nhìn thấy họ, cô sẽ phải quay ngược thời gian, một lần nữa bước đi trên những đoạn đường đã qua mà cô thật sự đã mệt. Rất mệt!
Rốt cuộc, bốn con người kia cũng đã rời đi, sau sự xuất hiện của Dave cùng hai thanh niên lạ mặt khác. Tiếng chửi mắng giận dữ từ hai người đàn bà có tuổi, những câu lời nài nỉ ẩn chứa phẫn nộ nơi ông ta, hình ảnh Trinh quỳ trên sàn nhà, thống thiết van xin đã nhường chỗ cho không khí yên tĩnh đến độ u hoài. Cô và Cáo lại ra ban-công cùng lặng ngắm trời chiều mây giăng thấp, không ai muốn lên tiếng trước. Trai đẹp vẫn ngồi bên trong, nơi vị trí cũ, chốc chốc hướng ánh mắt bảo hộ về cô.
“Chị...” Cô lên tiếng khi giọt mưa đầu tiên rơi xuống: “Em quyết định từ bỏ quyền truy cứu, hủy khiếu kiện.”
“Ừ! Cũng tốt.” Nhìn mưa bằng ánh mắt thấu đáo từ người người đàn bà được mất đã thừa, Cáo như dự liệu trước được tâm thái của cô nên chẳng mảy may ngạc nhiên hay thắc mắc. Đưa tay vén lại mấy sợi tóc mai đang đùa giỡn cùng mưa, Cáo thanh nhã đứng lên và không quên vuốt phẳng lại nếp váy: “Mưa dịu dàng nhưng mưa cũng tàn ác, tất cả đều tùy thuộc vào cách người ta đón nhận cơn mưa. Buông bỏ chẳng đồng nghĩa với lãng quên, cô không muốn gặp bọn họ, âu là điều đúng đắn.”
Mưa sẽ gột rửa đất trời, trở nên trong lành hơn. Mưa thường mang lũ lụt đến. Mưa thật đẹp với người bên trong một căn phòng ấm ấp. Mưa trở thành nỗi âu lo cho những ai còn mải phơi thân giữa đời. Nhưng mưa còn là quãng hồi ức trắng toát vành khăn xô nhuốm máu tanh lạc loài nơi đứa bé lên sáu ngày nào nên ba mươi năm vốn chẳng đủ phai phôi. Ba mươi năm nữa, liệu có đủ? Trí nhớ của những người đàn bà có tuổi thơ nát nhàu, méo mó thường rất tệ song họ cũng chẳng biết cách lãng quên. Cáo tin rằng cô đã hoàn toàn dửng dưng với đám người kia nhưng Cáo lại hiểu rõ hơn ai hết, đứa trẻ lên sáu trong cô mãi mãi dừng trưởng thành ở tuổi mười sáu – ngày chị cô vì hơn trăm nghìn tiền học phí cho cô mà quyết đuổi theo bọn trộm, bị chúng kéo lê trên mặt đường lởm chởm đất đá gần cả cây số, máu thịt nát tươm trộn lẫn vào nhau. Quá khứ ấy là hành trang mang theo suốt cả quãng đời độc hành ngày sau, vì thế không một ai được quyền đòi hỏi nơi cô sự tha thứ hay lãng quên. Không một ai!
Cùng lúc ấy, điện thoại báo có cuộc gọi đến, Cáo nhanh chóng nhận máy, nói một câu ngắn với đối phương rồi nhìn cô thật lâu trong nét mặt của người chị lớn sẻ chia nỗi niềm cùng đứa em nhỏ - cái nhìn dịu dàng chở che nhưng vẫn đủ tôn trọng cần thiết. Nếp nhăn nơi khóe mắt như thêm sâu dẫu âm giọng cất lên không chút ủy mị, thương sầu: “Chị phải đi!”
Ngoài trời mưa bay bay, những tia nước trong veo loang loang nơi đáy mắt khi cô đứng lên, chìa tay ra trước mặt Cáo, vòi vĩnh: “Cho em điếu thuốc!”
Bảo là phải rời đi nhưng Cáo tựa hồ đang cố kéo dài thời gian bằng cách chầm chậm mở túi xách, lấy ra bao thuốc rồi lại chầm chậm châm lửa, một làn khói trắng bao phủ lấy nét mặt mệt mỏi. Tựa hông vào thành ban-công màu đồng chạm khắc hoa văn tinh xảo, hai ngón tay đang kẹp hờ điếu thuốc gõ nhịp vào không khí giống hệt gà mổ thóc: “Hỏi tên quản gia kiêm bảo mẫu nhà cô đi, hắn gật đầu thì chị để lại cả bao.” Nói xong, Cáo cười thành tiếng, đùa đùa thật thật nhún vai ra chiều vô tội. Người ta thường bảo đàn bà phức tạp đến độ phiền hà, ấy là khi họ chưa gặp phải mẫu đàn ông rắc rối mà Cáo thì lại có hân hạnh tiếp xúc với một loạt những gã có tính cách tương tự trai đẹp, luôn nhất nhất tuân theo hàng loạt quy tắc nhiêu khê do bản thân đặt ra, từ việc sinh hoạt cá nhân nhỏ nhặt cho đến chuyện thương trường khốc liệt.
Theo quán tính, cô quay đầu nhìn lại, bất chợt chạm phải ánh mắt nâu sâu lắng của trai đẹp, vành môi bỗng run run mỉm cười, hai từ “nhà cô” không còn nghịch nhĩ như trước nữa dẫu Cáo phát âm rất tròn vành rõ chữ. Tuy nhiên, vì chưa bao giờ đạt chuẩn đàn bà ngoan hiền biết vâng lời nên cô vẫn quyết liệt tranh điếu thuốc trên tay Cáo, hồ hởi rít một hơi dài rồi cất giọng qua làn khói: “Chị ở lại đây luôn đi, sớm mai em xuất viện rồi cùng về?”
Lắc đầu chán ngán, Cáo nén lại tiếng thở dài bởi tâm trí chưa đang liên tưởng đến một nhân ảnh chẳng mấy đợi chờ qua tính cách của trai đẹp: “Mấy giờ?”
“Tầm mười giờ! Nhưng nếu chị có việc thì không cần ghé qua, em sẽ tự túc về nhà.”
“Ừ! Để xem sao. Lát nữa chị có hẹn...” Cáo buông lơi tiếng thở dài, điếu thuốc cháy đỏ lại vờn khói trên môi.
Cô gật gù tỏ ý hiểu chuyện: “Với nó?!” Nó được nhắc đến ở đây chính là thằng điên có nghiệt oán với Cáo nhà cô.
Cáo so đôi vai gầy không đáp lời, đưa điếu thuốc ra giữa màn mưa rồi với tay lấy một chiếc khăn giấy, thả mẩu thuốc đã ướt nhèm nước vào giữa, cẩn thận gói lại thành khối vuông vức. Với nét mặt thành thục bài học chấp nhận, hai người phụ nữ quay vào trong. Ngang qua chỗ trai đẹp, Cáo gật đầu chào và hướng mũi giày về cửa chính, cô tập tễnh nối gót theo sau.
Ngay lúc đó, trai đẹp liền đứng lên, cất giọng chân thành vừa đủ chừng mức giữa hai người khác giới: “Hy vọng cô Trịnh có thể ở lại dùng bữa tối cùng chúng tôi. Tôi đã căn dặn đầu bếp làm tôm Alaska sốt cam tươi và salad Ceaser.”
Vừa khéo, hai món ấy đều nằm trong danh sách ẩm thực yêu thích của Cáo. Là vô tình hay có chuẩn bị từ trước? Cô và Cáo nghi hoặc nhìn nhau rồi đồng loạt nhìn về trai đẹp. Người đàn ông này luôn muốn kiểm soát những điều anh ta muốn, cô lẫn những mối quan hệ chung quanh, tuy nhiên cách hành xử lại khéo léo đến độ không thể chê trách. Một mẫu đàn ông đáng sợ!
Vừa thầm nhận định, Cáo vừa tỏ ý tiếc nuối bữa tối ngon lành: “Thật xin lỗi, tôi đã có hẹn.”
Đuôi mắt khẽ nhướng lên, trai đẹp nửa phần vui vẻ vì bữa tối hai người không bị phá vỡ, nửa phần lại không cảm thấy thoải mái vì cuộc hẹn kia của Cáo. Anh ý tứ đề nghị: “Bên ngoài đang mưa, để tôi cho tài xế đưa cô đến chỗ hẹn.”
“Không phiền anh! Bạn tôi chờ bên dưới.”
“Cuộc gọi khi nãy là của thằng điên?” Cô hấp tấp hỏi chen vào trong nét mặt biểu lộ ý khẳng định.
Cáo gật đầu, khách sáo chào trai đẹp thêm lần nữa: “Tôi đi trước!” Nói xong, Cáo kéo cô cùng ra đến cửa và nghiêng đầu thầm thì: “Hắn không cần chị lược dịch, có lẽ... vì muốn nghe câu chuyện từ chính chủ nhân của nó. Một người đàn ông sẵn sàng bảo vệ một người phụ nữ ngay cả khi không hiểu rõ sự tình thì anh ta xứng đáng nhận được sự tôn trọng.” Dứt lời, bóng váy hoa vàng liền uyển chuyển bước đi trên gót giày cao nhọn dẫu cõi lòng trĩu nặng.
Cô xót xa nhìn theo thân hình hao gầy sau bao cuộc trả vay ấy đến khi hoàn toàn mất hút nơi cuối hành lang lát cẩm thạch trắng ngà lạnh lẽo. Người chị này ngay đến luộc trứng cũng còn không biết, thậm chí ăn cá phải có ai đó gỡ xương hộ nếu không sẽ hóc nhưng lại rất tài ba trong việc chấp nhận. Chấp nhận đánh đổi, chấp nhận buông tay và chấp nhận cuộc chơi! Liệu bao nhiêu người phụ nữ có thể tự tay biến hai mươi mấy năm hôn nhân viên mãn với chồng giỏi con ngoan thoáng chốc thành hư không? Liệu bao nhiêu người mẹ có thể đưa tang chính mình nhằm đánh đổi quãng ngày yên vui về sau cho con trẻ? Liệu bao nhiêu người đàn bà vốn quen nhàn hạ, bỏ mặc chuyện cơm áo dưới gót giày cao lại có thể gàn dở đi trên cung đường hư ảo mịt mờ ngần ấy năm trường mà chưa một lần nuối tiếc quay đầu nhìn lại quá khứ? Có lẽ rất nhiều tuy nhiên trong tầm mắt hạn hẹp của mình, cô được thấy duy chỉ một người đã làm tốt cả ba câu hỏi trên – là Cáo.
Bỗng... trong cơn suy tư, cô chợt nghe sống lưng mình được truyền hơi ấm khi hương thơm thân thuộc che lấp mùi thuốc sát trùng thoang thoảng trong không gian. Trai đẹp tĩnh lặng dùng ánh mắt dịu dàng nuông chiều thay thế vạn triệu câu lời quan tâm ngọt ngào. Cô đáp lại bằng nụ cười cảm tạ và theo anh đi vào.
Bữa tối lặng lẽ trôi đi trong bầu không khí im ắng đến ngột ngạt, cô lười biếng nhai, khẩu vị trai đẹp cũng chẳng mấy tốt. Họ ngồi ngồi cạnh nhau, anh vẫn chăm chút gắp thức ăn cho cô; cô nhàn nhạt đón nhận. Anh dăm lần muốn chạm vào cô nhưng lại không đành tâm phá vỡ lớp vỏ bọc bình thản mà cô khó khăn lắm dựng lên được nhằm che đậy cõi hồn tơi bời gió mưa bên trong. Nếu cô là cây non thì anh nguyện làm bức tường kính vững chãi chở che, cây vừa thể đón nhận ánh mặt trời vừa an yên đi qua bão dông. Hôm nay, cô đã hé cửa mời anh bước vào xem một phần trong vở kịch cuộc đời mình và anh bằng lòng với hiện tại ấy. Chuyện ngày mai hãy gác lại ngày sau!
Sự im lặng ấy tiếp tục duy trì, trai đẹp bận rộn với những chiếc máy tính vô tri; trên chiếc ghế bành nơi góc phòng gần đó, cô lơ đễnh chong mắt vào màn mưa giăng giăng bên ngoài khung cửa sổ, trang sách trên tay mãi vẫn chưa vang lên tiếng lật giấy. Buông tay và chấp nhận, hai bài học những tưởng dễ dàng hóa ra chẳng phải vậy, cuộc gặp chiều nay đã cho cô biết rằng bản thân hoàn toàn có thể xem người bố sinh học ấy như là người dưng nhưng nó đồng thời cời lên ngọn lửa đớn đau từ đống tàn tro trong lòng đứa bé lên sáu năm nao. Ngọn lửa ấy mang hình hài của mẹ, của chị - hai người đàn bà cả đời ruổi rong đi tìm định nghĩa cho một lần hạnh phúc, để rồi đến cuối chặng đường mới bi phẫn nhận ra hạnh phúc chỉ là lời nói dối. Có những lời nói dối khiến ta cười và có những lời nói dối khiến ta không còn đủ sức để khóc, cô nhận lấy cả hai lời nói dối ấy tựa hồ món của hồi môn dành riêng cho đời con gái mất dấu tin yêu. Nhưng có lẽ, cô may mắn hơn họ khi sau lưng vẫn đang tồn tại một bờ vai tựa. Ngay giờ khắc này, nó vẫn ở đấy, thế là đủ vì cô biết mình chẳng tinh anh để nhận biết đâu là lời nói dối ngọt ngào, đâu là lời nói dối đắng cay nên sẽ không dại dột mang chút kiêu hãnh còn sót lại ra cược nốt. Cô gập lại trang sách, mắt thôi hướng về xa xăm, tập tễnh bước về hướng sô-pha.
“Kie...”
Vì là lần đầu tiên nên cô có chút ngập ngừng khi gọi tên trai đẹp. Vẫn với ánh mắt trọn vẹn những chở che, anh ngẩng đầu nhìn lên và đưa tay đỡ cô ngồi xuống cạnh. Chạm vào ánh mắt ấy, bao câu lời muốn nói bỗng chốc tan tác trăm phương, cô đành ngớ ngẩn hỏi: “Anh muốn uống chút gì đó không?”
Như nhận ra sự hỗn loạn nơi cô, anh ý nhị gật đầu: “Em muốn trà thảo mộc hay chanh mật ong?”
“Gin, hai lát chanh, bốn viên đá!” Cô cong môi vòi vĩnh, vờ không nghe rõ câu hỏi kia.
“Được!” Trai đẹp nheo mắt tỏ ý cười, chân hướng đến quầy nước. Cô luôn biết cách khiến anh khó lòng chối từ, đúng hơn là anh chưa từng có ý định chối từ những yêu cầu của cô, trừ phi chúng vi phạm những nguyên tắc cấm kỵ. Lát sau, anh quay lại với hai chiếc cốc vuông và đĩa anh đào vàng.
Sống cạnh nhau đã gần hai tuần, cô biết trai trai hầu như không có thói quen ăn quà vặt nhưng trong tủ lạnh lại luôn đầy ắp những trái cây, chocolate, mứt tươi, kem,... Vì thế cứ mỗi chiều Cáo ghé qua, hai chị em mải lo đánh chén đến quên cả buôn chuyện và đến hôm sau, tủ lạnh lại trở về tình trạng không còn chỗ trống. Cô liếc nhìn những quả anh đào tròn xoe, căng mọng, ươm vàng điểm sắc cam trên bàn, thầm đoán là do Ken mang đến lúc chiều rồi vô thức nhoẻn cười ngây ngô, cảm giác được người khác bận tâm tựa như làn gió thiên nhiên mát lành giữa tiết hè oi nồng.
Trong lúc này, trai đẹp đang tỉ mỉ thâu giữ nụ cười ngây ngô hiếm hoi kia vào đáy mắt. Ánh nhìn ẩn chứa cơn mê đắm trầm lắng nơi anh khiến cô lúng túng nâng cốc Gin lên, mượn men rượu lý giải cho nét ửng hồng trên đôi gò má. Nhưng anh dường như không có ý định thu lại ánh nhìn ấy, cô càng bối bối mắt anh càng thêm sâu. Hai người cứ đối diện nhau trong tình cảnh ngồi cạnh miệng núi lửa này thêm dăm phút, đến khi cô hắng giọng, lên tiếng trước: “Anh muốn nghe một câu chuyện nho nhỏ không?”
Ánh mắt biết mơn man da thịt người lập tức vụt mất trên nét mặt nghiêm túc, trai đẹp chỉnh lại tư thế ngồi, thẳng lưng, giữ khoảng cách tương đối thân mật nhưng không quá gần gũi với cô, bày ra dáng vẻ chăm chú lắng nghe. Cô nhấp thêm ngụm Gin nữa và bắt đầu nhổ neo, xuôi con thuyền lòng về miền quá vãng chưa từng lãng quên. Anh là người bạn khác giới đầu tiên, có lẽ cũng là sau cuối đồng hành cùng cô trên chuyến tàu này.
Chuyện đã hơn ba mươi năm trước...
Chuyện đời một cô thiếu nữ đang tuổi xuân thì hằng tôn thờ tình yêu là lẽ sống cao cả...
Chuyện về một cuộc hôn nhân không danh phận rõ ràng và hai đứa trẻ lạc loài...
Chuyện của đứa trẻ vĩnh viễn chẳng thể trưởng thành sau những bội vong...
/33
|