Dòng Sông Ly Biệt

Chương 5: chương 5

/30


Thế... thế làm sao ta đành lòng xài tiền của họ chứ?

- Thì cứ dùng đi, rồi con sẽ có cách mẹ đừng lọ

Tắm bằng nước nóng xong, tôi cuốn người trong tấm da hổ. Ngoài trời gió thật lạnh, chỉ có trong nhà mới ấm thế nàỵ Mẹ nhường chiếc túi nước nóng cho tôị Một ngày ngược xuôi mệt nhọc đã tan mất, tôi đem tất cả chuyện tìm việc kể lại cho mẹ nghe, khi nói đến chuyện hành nghề vũ nữ mẹ đã chận ngang nói:

- Làm thế nào thì làm, mẹ nhất quyết không để con hành nghề vũ nữạ

Tôi đáp:

- Mẹ cứ yên tâm con không bao giờ có ý định làm nghề đó.

Yên lặng một lúc, mẹ nói:

- Hôm nay bà Châu có đến.

Bà Châu là chủ nhà của chúng tôi, tôi chau mày hỏi:

- Bà ấy làm gì gấp thế? Chúng ta cũng đâu phải có tiền mà không trả đâủ

- Con không thể trách người ta được, con nghĩ coi nhà người ta còn đám con, phải có cơm ăn mới sống nổi chứ. Người ta sống nhờ tiền thuê nhà của mình. Nếu không phải người ta tử tế thì hai năm nay làm gì bà Châu chẳng lên giá. Nhà này mà cho người khác mướn ít nhất mỗi tháng cũng được trên một trăm ngàn, còn cho mẹ con mình chỉ được có năm chục ngàn thôị Bà Châu cũng muốn giúp mình, ngặt nỗi...

Mẹ thở dài, rồi tiếp:

- Hôm nay bà ấy đến, nói thật tội, bà ấy bảo là vì tết sắp đến rồi con cái lại bệnh hoạn, cần tiền, nên mới sang...

Tôi yên lặng, mẹ đưa tay lên xoa xoa trán, tôi thẳng lưng lên hỏi:

- Bệnh nhức đầu của mẹ trở lại nữa à?

- Đâu có! Mẹ tôi vội buông tay xuống nhìn tôi, rồi nhắm mắt lại...

Tôi bứt rứt:

- Mẹ, con ngu thật, đúng ra con không nên gây với cha như thế.

Mẹ đưa tay vuốt cổ tôi, mắt người đỏ hoe:

- Đừng nói nữa Bình ạ. Đúng ra cha con không nên đánh con như thế, dù sao cũng nên nghĩ đến tình chồng vợ bao nhiêu năm qua chứ.

Mẹ nói như muốn khóc, rồi đột nhiên nhớ ra điều gì, người tiếp:

- Sáng này, thằng Hảo có đến đâỵ

- Hảo à? Hắn đến đây làm gì thế mẹ?

Hắn nói cho con bảo con tối nay đến đấỵ

Tôi cười buồn:

- Có lẽ ông càng nghĩ càng thấy tức nên muốn đập con thêm một trận nữa chớ gì.

Mẹ suy nghĩ một lúc nói:

- Mẹ không nghĩ như vậy, có lẽ cha con ăn năn rồi đấỵ

Tôi cười to:

Ăn năn à? Mẹ mà cũng tin cha con ăn năn thật à? Với những chuyện ông ấy làm có bao giờ mẹ nghe ông ấy nói hối hận không? Coi bộ chữ ấy không có duyên với cha rồị

Tôi đứng dậy, đi vào phòng riêng. Bật đèn bàn lên, tôi viết nhật ký là một thói quen không thể thiếu trong những năm dài đói khổ. Tôi bắt đầu ghi sơ lược vài hàng về việc làm, câu sau cùng là:

Đời sống càng khổ cực, định mệnh càng cay nghiệt thì càng phải cứng cỏi hơn. Bây giờ mình có trách nhiệm là phải phụng dưỡng mẹ, có trách nhiệm phải trả cho bằng được mối thù của dì Tuyết. Người có chí, không thể quyên được mối nhục ngày quạ Phải trả thù, trả thù bằng mọi giá!

Ngày kế tiếp, tôi lại bỏ suốt một ngày vô ích cho chuyện tìm việc. Khi hoàng hôn đến, vác thể xác mệt mỏi trở về nhà, sự thất vọng làm chân tôi lê muốn không nổị Chuyện gì cũng thế, chỉ nghĩ không thôi thì sao mà quá đơn giản, nhưng khi nhảy vào mới thấy cái rắc rối của cuộc đờị Không ngờ ngay cả những việc làm cỏn con cũng kiếm không rạ Bước vào cửa, ngã người lên ghế, tôi không thể dấu được tiếng thở dàị Mẹ hỏi:

- Cùng chưa tìm ra việc làm nữa à?

- Dạ chưạ

Mẹ yên lặng, tôi bỗng cảm thấy hình như mẹ tôi hôm nay xanh hơn, yếu hơn mọi khi, tôi nói:

- Mẹ ơi, mai đi chợ mua gan heo về nấu canh ăn nhé mẹ!

Mẹ nhìn tôi ái ngại:

- Nhưng... nhưng mẹ đã đem toàn bộ số tiền hôm qua đưa cả cho bà Châu rồị

- Mẹ nói gì?

Tôi nhảy nhỏm lên, vì tôi hiểu rằng ngoài số tiền hôm qua mang về và vài ngàn tôi mang đi, ở nhà không còn được một cắc bạc.

- Mẹ đưa cả cho bà ấy rồi à?

- Ừ.

- Thế hôm nay mẹ chẳng có ăn một miếng gì vô bụng cả à?

Mẹ tôi quay đầu đi không nóị Sau đấy người bước tới bên giường cuốn tấm da hổ lại, tôi bước tới cạnh hỏi:

- Hôm nay mẹ chẳng có ăn gì hết sao mẹ?

- Con không hiểu là bao tử mẹ không được tốt, mẹ chẳng muốn ăn gì cả.

- Mẹ!

Tôi gọi to, chân tôi đột nhiên không còn sức để đứng vững tôi quỵ người xuống, úp mặt trong váy, nước mắt tuôn tràọ Mẹ vuốt mái tóc tôi an ủi:

- Bình, đừng khóc nữa, mẹ nói thật đấy, mẹ không đói thật mà, bây giờ đem bán tấm da hổ này đị

Tôi lắc đầu:

- Không! Đừng bán da hổ, con sẽ mang tiền về ngaỵ

Vừa nói, tôi xong ra phía cửa, mẹ chạy theo nắm áo tôi, hớt hải hỏi:

- Con đi đâu vậỷ

Tôi nói:

- Công ty nọ bảo con muốn đến lúc nào cũng được.

Mẹ giữ chặt áo tôi, cánh tay yếu đuối hằng ngày bây giờ mạnh dễ sợ. Người mở to đôi mắt khiếp đảm nhìn tôị

- Mẹ không cho con đi, mẹ không thể để con trở thành vũ nữ được!

- Nhưng mẹ, làm vũ nữ đâu có gì là hèn đâủ Đó cũng chỉ là một cái nghề, nếu con giữ được mình trong sạch thì có gì đáng ngại đâủ

Mẹ vẫn giữ chặt áo tôi:

- Không được Bình, con không hiểu, làm người không thể lùi được, vì lùi một lần là sẽ lùi mãi, rồi đến chỗ sa đọa, không còn hy vọng để trồi lên được. Khi còn trẻ, mẹ đã từng chứng kiến cảnh bao nhiêu cô gái, xuất thân từ những gia đình danh giá, được giáo dục đàng hoàng, nhưng sau đó vì miếng sống mà phải đem thân làm vũ nữ, thành kỹ nữ chẳng mấy hồị Khi đã trở điếm rồi thì cuộc đời không làm sao vươn lên được nữa, suốt đời lặn ngụp trong chốn bùn nhợ Con, mẹ không để cho con đi làm nghề ấy đâu, làm vũ nữ không có gì đáng ngại thật, nhưng ánh đàn xanh đỏ trong tửu lầu thật đáng sợ, nó sẽ quyến rũ con sa đọa, nó sẽ làm hại đời con. Bình! Con không nên đi, con!

- Nhưng chúng ta cần phải có tiền mẹ ạ!

Mẹ nhìn tôi, mắt nhòa lệ:

- Thà chết đói chứ mẹ cương quyết không để con hành nghề vũ nữ. Thật là mẹ chịu nhục đến xin tiền cha con, chứ mẹ không để con sa đọạ

- Nhưng thà đi làm vũ nữ hơn là phải đến van nài xin tiền cha!

Tôi nói to và ngồi bệt xuống thềm khóc ngất. Mẹ đứng bên cửạ Tôi đứng dậy sửa soạn lại quần áo cho ngay ngắn bước ra cổng. Phương Du đến, nó dúi nhanh mấy tờ giấy bạc vào tay tôi nói:

- Chỉ có bẩy chục ngàn thôi, mày xài đỡ đị Bây giờ tao phải đi thi rồi, thi xong tao sẽ tìm cách giúp màỵ

Nói xong, nàng nhìn tôi cười, rồi bỏ đi thật nhanh.

Tôi đưa mắt nhìn theọ Cài cửa lại, bước lên thềm nhìn những tờ giấy bạc trong tay mà lòng ngẩn ngợ Trao tiền cho mẹ, tôi nói:

- Phương Du mang tiền đến này, mẹ con mình lây lất thêm một thời gian nữa rồi tính saụ

Hai ngày lại trôi qua, công việc vẫn không tìm được. Sang tối thứ ba, vừa mở cửa cho tôi bước vào mẹ nói ngay:

- Như Bình mới đến!

Tôi ngạc nhiên:

- Nó đến đây làm gì? Để xem mẹ con ta chết chưa à?

- Bình, sao con cứ dùng cặp mắt thù hận nhìn người như thế? Cha con sai nó đến nhà mà!

- Cha bảo nó đến có việc gì?

- Cha con bảo nó mang đến ba trăm ngàn đồng!

Tôi ngạc nhiên:

- Ba trăm ngàn đồng? Tại saỏ

- Mẹ cũng không biết, Như Bình nói là cha con bảo mang tiền đến cho chúng ta sắm tết và trả tiền phố.

Tôi chẳng hiểu:

- Con người còn phải có tự ái chứ, mẹ nỡ để con chịu nhục à?

Mẹ lắc đầu:

- Nhục? Nhục đâu có ăn được con? Đời có nhiều lúc tàn nhẫn lắm con ạ!

Tôi cũng lắc đầu:

- Mẹ, mẹ đừng ép con nhận số tiền này, vì nếu con nhận, con sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên nổi vì nhục.

Mẹ yên lặng, bước tới bàn, mở hộc tủ lấy gói giấy trao cho tôị Xấp giấy bạc trong tay, nhìn gương mặt xanh xao của mẹ, lòng tôi bàng hoàng. Ba trăm ngàn đồng! ba trăm ngàn đồng trong lúc này là cả một cứu tinh. Đối với cha tôi, lòng tự ái và thực tại nghèo khổ chiến đấu bất phân thắng bại trong óc tôị Nhiều lúc tôi muốn buông tay, nhưng khi nghĩ tới lời xiên xỏ thâm độc của dì Tuyết, tôi trấn tỉnh lại được và bước mạnh ra khỏi nhà.

Con đường dẫn đến “đằng kia” hôm nay sao dài quá. Ba trăm ngàn đồng bạc làm tim tôi đập chẳng đềụ Mãi đến khi đứng trước hai tấm cửa màu đỏ, tôi vẫn chưa bình tĩnh. Có nên nhấn chuông không?

Có nên trả lại ba trăm ngàn bạc chăng? Tại sao không nghĩ đến gương mặt xanh xao của mẹ già chỉ nghĩ đến tự ái cá nhân của mình? Đầu óc tôi rối tung lên, sau cùng, tôi cũng đưa tay lên nhận chuông.

Nơi phòng khách, cha đàng ngồi ngậm dọc tẩu, dì Tuyết đang xếp máy bay giấy cho thằng Kiệt. Thấy tôi bước vào, họ đều có vẻ ngạc nhiên, tôi tới gần chỗ họ ngồi, đặt ba trăm ngàn đồng lên kỷ trà, xong yên lặng xoay lưng lại, định bỏ về. Tiếng cha gọi giật lại:

- Y Bình! Đứng lại coi!

Tôi đứng lại, giọng nói cha như một mệnh lệnh, tôi không chống lại được, xoay người lại nhìn chạ Người vẫn ngậm dọc tẩu và mắt đăm đăm nhìn về phía tôị Yên lặng, tôi cố gắng giữ vững tinh thần cho tim bớt đập. Một lúc, cha tôi nói:

- Bao nhiêu đó đủ rồi con ạ!

Tôi vẫn đứng yên đưa mắt nhìn ông. Cầm dọc tẩu chỉ về phía ghế, cha tôi bảo:

- Ngồi xuống đây!

Tôi không ngồi, vẫn đứng yên. Có điều tôi thấy giận mình quá, tại sao không quay lưng bỏ đi đi còn đứng đây làm gì, để nghe ông ấy nói chuyện à?

Cha tôi đưa dọc tẩu và miệng trở lại, người gật gù:

- Y Bình, đem tiền về đi!

Tôi cắn nhẹ môi, nội tâm xung đột dữ dộị Thái độ của cha thật lạ, bên trong lệnh truyền của ông hình như có chứa đựng cái gì, giọng nói của ông hôm nay hình như hòa nhã hơn. Thấy tôi vẫn tiếp tục yên lặng, người ngồi thẳng lưng dậy:

- Y Bình, đừng cứng đầu nữa con ạ, vì tiếp tục cứng đầu là ngu xuẩn. Con đừng ngộ nhận, hãy suy nghĩ kỹ đi rồi đem tiền về cho mẹ con.

ông ra lệnh cho tôi à? Tôi nhìn xấp giấy bạc rồi lại nhìn cha... Ngu xuẩn? Có lẽ đúng, vì bấy nhiêu tiền trong tay Lục Chấn Hoa đâu có nghĩa lý gì? Nhưng đối với tôi và mẹ? Có quá nhiều việc cần đến nó. Nhìn cha mà tim tôi đập mạnh. Thế có nên lấy tiền hay không? Nhưng tại sao cha lại đổi thái độ nhanh như vậỷ Có phải vì hối hận hay vì thương hạỉ Hay vì một lý do nào khác? Giữa lúc tôi đang do dự thì dì Tuyết chen vào, vẫn giọng nói châm biếm cố hữu:

- Anh cần gì phải nài ép như vậy, người ta đã không muốn lấy mà cứ nài ép hoàị

Tôi xoay tầm mắt về dì Tuyết. Người đàn bà bần tiện, tham lam, vô học! Muốn tôi đừng lấy số tiền này à? Tôi không lấy chắc bà ta thích chí lắm! Ngu dại gì, tiền đến tay không lấy để mẹ ở nhà chết đói saỏ Nhìn gói bạc mà lòng tôi bâng khuâng. Cha đứng dậy lấy gói bạc đưa tận tay tôi:

- Đem về cho mẹ con chữa bệnh.

Tôi ngần ngừ đỡ lấỵ Dì Tuyết lại lên tiếng cười trêu chọc:

- Ủa! Không lấy mà sao bây giờ lại lấy rồi!

Lẳng lặng mang gói bạc đi về phía cửa, cái nhục nhã làm cho từng mạch máu trong người tôi muốn vỡ tung. Nhưng có điều tôi không còn ngu, không còn dại nữạ Tôi phải nhận tiền của cha, với đồng tiền đó tôi sẽ không còn lo ăn uống thiếu thốn. Khi đã no đủ, tôi mới có thể thi hành được lời thề của mình. Tiền của cha tôi tại sao tôi không nhận?

Thế à? Nhà của tôỉ Tại sao cha tôi lại bảo thế? Phải chăng vì bứt rứt với những lằn roi trên lưng tôỉ Hay là người muốn kéo một đứa con lâu ngày bị bỏ rơi trở về. Tôi nhìn cha tôi mà vẫn không tìm được lời giải đáp nào trên khuôn mặt lạnh lùng kia, nhưng trong ánh mắt đó có một cái gì hiền hòa đang le lóị Tôi không muốn nghĩ thêm nữa, con người phức tạp khôn cùng làm sao quyết đoán được.

Bước ra khỏi “Biệt thự Lục Chấn Hoa” lòng tôi nặng trĩu, tôi thấy khó thở và nặng ở ngực. Tiền! Tiền! Tự ái, thực tế, tính ương ngạnh của mình. Tất cả dày vò tim tôị Tiền nắm trong tay đây, thực tế đã được giải quyết xong, còn lòng tự ái của mình.

Mây đen vần vũ trên trời, mưa sắp đến rồi!

/30

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status