Tối đó, Triết đưa tôi tới thăm trường tiểu học trong thôn của bạn anh là Ích Tây Trác Mã. Cô là cô gái dân tộc Tạng xinh đẹp cùng khôn lớn với Triết, được bố mẹ anh một lòng muốn cưới cho anh. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, cô không thi đỗ vào đại học như Triết, mà ở lại trường tiểu học trong thôn làm cô giáo. Nghe nói cả trường chỉ có ba giáo viên, kể cả cô.
Buổi tối, đường đi hiểm trở, không tiện lái xe, nhưng trường học cách gia đình anh không xa, chúng tôi quyết định đi bộ.
Trên đường đi, Triết một tay cầm đèn pin, một tay dắt tôi, cẩn thận đi trên con đường quanh co. Đường núi uốn lượn ngoằn nghèo, những viên đá vụn luôn bắn vào chân tôi, cơ thể cứ mềm trượt, may còn có Triết kịp thời giữ tôi lại mới không khỏi ngã. Vẳng lên âm thanh của mấy viên đá rơi từ bên phải chúng tôi xuống vực sâu. Nó kêu rất vang trong buổi tối tĩnh mịch. Toàn thân tôi đầm đìa mồ hôi lạnh toát.
“Không sao đâu, cứ nắm chặt lấy anh là được”, Triết an ủi.
“Không thể tưởng tượng nổi anh đi trên con đường như vậy tới hai mươi năm, thật bái phục”, tôi thở hổn hển nói. Lúc này không khí như tụt xuống mười độ, tôi không mang đủ áo ấm từ Thượng Hải, đành phải mượn mẹ Triết chiếc áo lông vũ. Còn anh chỉ mặc một chiếc áo khoác mỏng, nhưng kiên quyết kêu không lạnh.
“Còn lâu không?”, tôi hỏi, thấy hai chân vừa đi vừa lạnh, run lập cập trên con đường núi gập ghềnh.
“Sắp rồi, năm phút nữa thôi”. Triết ngừng lại, quay đầu nói với tôi. Luồng khí nói ra từ miệng anh đã hóa thành một đám khói trắng. Anh ngẩng đầu lên, chỉ một tay lên trời, “Nhìn kìa, đẹp quá…”.
Tôi nhìn lên trời, quả trên, trên đỉnh đầu chúng tôi là một vầng trăng sáng rỡ, xung quanh nó như dải ngân hà tỏa ra khắp nơi. Chưa bao giờ, tôi được ngắm nhiều sao rực rỡ đến vậy trên bầu trời Thượng Hải. Mỗi ngôi sao như đang nói chuyện, đang nhảy múa, hùng tráng đến mê người.
Tôi không nhìn trời nữa, mà quay sang nhìn Triết và cười, lại cùng rảo bước đi. Những mệt mỏi ban nãy như đã tiêu tan không chút tăm tích.
Chẳng bao lâu ở phía trước đã thấy mấy đốm đèn sáng. “Tới nơi rồi!”, Triết nói.
Ích Tây Trác Mã và mấy học sinh đang đợi trước cổng trường. Thấy chúng tôi, họ rất vui sướng, lập tức ùa ra đón. Ích Tây Trác Mã trước tiên ôm choàng lấy Triết rất chặt, rồi chắp tay thi lễ với tôi, và cũng vươn tay ra ôm lấy tôi. Gương mặt đầy đặn của cô như tỏa ra cái đẹp bàng bạc dưới ánh trăng, toàn thân có mùi sữa dê pha lẫn thảo dược. Cô như một loài thực vật quí hùng tráng và nhiều chất trong màn đêm, để lại ấn tượng khó quên.
Cô quay đầu lại, vẫy tay với mấy học sinh phía sau. Chúng ngượng ngập đứng im một chỗ. Nhờ ánh trăng vẫn có thể thấy rõ phần lớn quần áo của chúng đều cũ kĩ, trong đó phần lớn là các em hơn mười tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ có sáu, bảy tuổi.
Triết nói tiếng địa phương với Trác Mã, nom cô ta vui hẳn lên, chắp tay cảm tạ anh rồi quay sang nói với tôi bằng tiếng phổ thông: “Đi thôi!”.
Chúng tôi bị mấy đứa trẻ vây kín, cùng kéo nhau vào trường. Sân trường không rộng lắm, nhưng khá gọn gàng. Một dãy nhà như vừa mới quét vôi, trên sân bóng trước mặt vừa làm chỗ chơi bóng rổ, nhưng ngoài ra không có gì hết, trên đất chỉ thấy đặt vừa mấy súc gỗ to nằm thẳng đờ.
Trác Mã khoe cả trường có tất cả bốn mươi học sinh, đều là dân tộc Tạng. Mấy em học sinh mà chúng tôi được gặp ở đây phải ở nội trú vì nhà quá xa. Cô chỉ về phía kí túc xá giáo viên ngay bên cạnh.
Vào phòng Trác Mã, thoắt một cảm đã thấy ấm áp hơn rất nhiều.
Trong phòng có hai bếp lò đang cháy. Một bếp đang đun nước, bếp kia đang đặt một siêu thuốc, phả ra mùi thảo dược mà tôi không biết tên. Cô nhiệt tình mời chúng tôi ngồi, rồi kêu các em nhỏ rót nước vừa đun pha trà và lấy lạc ra đãi khách. Tôi hỏi Trác Mã bếp kia đang sắc thuốc gì, cô giải thích hôm nay vừa hái một ít thảo dược trên núi, nên sắc cho hai học sinh bị cảm.
Cô chỉ vào hai em học sinh bị ốm, nói tên chúng. Trong đó có một em tên là Đăng Châu, chính là cậu bé trai thấp nhất mà tôi để y ban nãy, có đôi mắt to, đen láy như mắt chim, hai má rám bồ quân bởi mặt trời. Đăng Châu năm nay bảy tuổi, là trẻ mồ côi. Nhà trường đã giảm học phí cho cậu, nhưng các chi phí khác gồm chi phí ăn ở, chí ít cũng cần một trăm năm mươi đồng một học kì. Thế nên Trác Mã đành phải tự bớt từ số tiền lương ít ỏi của mình trả hộ.
Trác Mã giới thiệu mọi điều kiện vật chất của nhà trường vẫn được coi là tốt ở đây. Vì Đại Trại Thôn có được mấy người lập nghiệp thành công, bao gồm cả Triết, nên mấy năm qua đã quyên góp cho nhà trường không ít tiền. Lần này Triết tới để tìm hiểu những nhu cầu cần thiết của nhà trường hiện nay.
Trác Mã nói nhà trường hiện đang cần một bộ máy đun nước, vì các em học sinh trong kí túc xá không có nước nóng để tắm rửa. Ngoài ra còn cần một bộ loa tốt để cho môn thể dục và biểu diễn văn nghệ, một số giáo trình, đồ dùng thể dục. Quả bóng rổ duy nhất của nhà trường vừa bị hỏng, ngoài ra còn cần một số quần áo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trác Mã chỉ vào mấy em học sinh nội trú nói, mỗi học kì, các em này đều phải nộp một gánh củi cho nhà trường, mỗi tháng phải nộp mười lăm cân lương thực. Nhưng chính quyền huyện mỗi tháng cũng giúp cho các học sinh nội trú năm mươi đồng tiền ăn. Gia đình các em này phần lớn sống trên núi và hồ cốc nên nguồn kinh tế chủ yếu đều từ hoa quả và thảo dược. Thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình khoảng một nghìn đồng hàng năm.
Nghe những con số này, tôi thấy toàn thân nóng rãy như bị kim châm. Bộ đồ lót tôi đang mặc cũng đã tới một nghìn đồng.
Triết đột nhiên đứng dậy nói: “Đi xem kí túc của học sinh thôi”.
Trác Mã nhìn hai chén trà trên bàn còn nóng, liền nói uống xong trà hẵng đi. Triết nhìn tôi, tôi lắc đầu. “Đi xem trước đã”, Triết nói với Trác Mã.
Kí túc xá học sinh ở ngay bên cạnh. Trong phòng có bốn cái giường, gồm tầng trên tầng dưới. Trên giường chỉ có một tấm ván mỏng, bên trên trải một tấm thảm nhỏ của dân tộc Tạng. Học sinh đắp những tấm ga mỏng mang từ nhà đi. Cửa sổ bằng kính bị thủng một lỗ, gió lạnh ban đêm không ngừng ùa vào. “Tôi sẽ tìm người chữa ngay”, Triết chỉ về phía tấm kính, nói với Trác Mã.
Quay về kí túc xá giáo viên của Trác Mã, lần đầu tiên tôi nếm thử loại trà của dân tộc Tạng, hơi mặn hơi đắng, nhưng sau cảm giác kích thích thô ráp đó, đầu lưỡi lại thấy nhẩn nha mùi thơm và vị ngọt. Tôi nhìn những nụ cười hớn hở trên các gương mặt đen nhẻm và phơi nắng của các em dân tộc Tạng đứng vây quanh, lại nghĩ tới vùng đất khô cằn này lại chứa nhiều dịu dàng và y thớ đến vậy. Con người ở đây, đất đai ở đây vừa vặn lại làm nên vị độc đáo của loại trà mà tôi đang thưởng thức.
Tôi cẩn thận nhấp từng ngụm trà, mãi cho tới khi uống cạn sạch. Triết ngồi bên đã kết thúc cuộc trò chuyện với Mã Trác. Họ nói bằng tiếng địa phương. Tuy không được dịch lại, nhưng tôi cũng có thể đoán ra Triết đã quyết định bỏ toàn bộ chi phí giúp nhà trường những thứ cần thiết này.
Khi rời khỏi trường, trời đã tối lắm. Chúng tôi đi trên con đường núi, liên tục quay lại vẫy tay chào nhau, mãi cho đến khi không nhìn thấy rõ Trác Mã và đám học sinh trước cổng trường mới thôi.
Buổi tối, đường đi hiểm trở, không tiện lái xe, nhưng trường học cách gia đình anh không xa, chúng tôi quyết định đi bộ.
Trên đường đi, Triết một tay cầm đèn pin, một tay dắt tôi, cẩn thận đi trên con đường quanh co. Đường núi uốn lượn ngoằn nghèo, những viên đá vụn luôn bắn vào chân tôi, cơ thể cứ mềm trượt, may còn có Triết kịp thời giữ tôi lại mới không khỏi ngã. Vẳng lên âm thanh của mấy viên đá rơi từ bên phải chúng tôi xuống vực sâu. Nó kêu rất vang trong buổi tối tĩnh mịch. Toàn thân tôi đầm đìa mồ hôi lạnh toát.
“Không sao đâu, cứ nắm chặt lấy anh là được”, Triết an ủi.
“Không thể tưởng tượng nổi anh đi trên con đường như vậy tới hai mươi năm, thật bái phục”, tôi thở hổn hển nói. Lúc này không khí như tụt xuống mười độ, tôi không mang đủ áo ấm từ Thượng Hải, đành phải mượn mẹ Triết chiếc áo lông vũ. Còn anh chỉ mặc một chiếc áo khoác mỏng, nhưng kiên quyết kêu không lạnh.
“Còn lâu không?”, tôi hỏi, thấy hai chân vừa đi vừa lạnh, run lập cập trên con đường núi gập ghềnh.
“Sắp rồi, năm phút nữa thôi”. Triết ngừng lại, quay đầu nói với tôi. Luồng khí nói ra từ miệng anh đã hóa thành một đám khói trắng. Anh ngẩng đầu lên, chỉ một tay lên trời, “Nhìn kìa, đẹp quá…”.
Tôi nhìn lên trời, quả trên, trên đỉnh đầu chúng tôi là một vầng trăng sáng rỡ, xung quanh nó như dải ngân hà tỏa ra khắp nơi. Chưa bao giờ, tôi được ngắm nhiều sao rực rỡ đến vậy trên bầu trời Thượng Hải. Mỗi ngôi sao như đang nói chuyện, đang nhảy múa, hùng tráng đến mê người.
Tôi không nhìn trời nữa, mà quay sang nhìn Triết và cười, lại cùng rảo bước đi. Những mệt mỏi ban nãy như đã tiêu tan không chút tăm tích.
Chẳng bao lâu ở phía trước đã thấy mấy đốm đèn sáng. “Tới nơi rồi!”, Triết nói.
Ích Tây Trác Mã và mấy học sinh đang đợi trước cổng trường. Thấy chúng tôi, họ rất vui sướng, lập tức ùa ra đón. Ích Tây Trác Mã trước tiên ôm choàng lấy Triết rất chặt, rồi chắp tay thi lễ với tôi, và cũng vươn tay ra ôm lấy tôi. Gương mặt đầy đặn của cô như tỏa ra cái đẹp bàng bạc dưới ánh trăng, toàn thân có mùi sữa dê pha lẫn thảo dược. Cô như một loài thực vật quí hùng tráng và nhiều chất trong màn đêm, để lại ấn tượng khó quên.
Cô quay đầu lại, vẫy tay với mấy học sinh phía sau. Chúng ngượng ngập đứng im một chỗ. Nhờ ánh trăng vẫn có thể thấy rõ phần lớn quần áo của chúng đều cũ kĩ, trong đó phần lớn là các em hơn mười tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ có sáu, bảy tuổi.
Triết nói tiếng địa phương với Trác Mã, nom cô ta vui hẳn lên, chắp tay cảm tạ anh rồi quay sang nói với tôi bằng tiếng phổ thông: “Đi thôi!”.
Chúng tôi bị mấy đứa trẻ vây kín, cùng kéo nhau vào trường. Sân trường không rộng lắm, nhưng khá gọn gàng. Một dãy nhà như vừa mới quét vôi, trên sân bóng trước mặt vừa làm chỗ chơi bóng rổ, nhưng ngoài ra không có gì hết, trên đất chỉ thấy đặt vừa mấy súc gỗ to nằm thẳng đờ.
Trác Mã khoe cả trường có tất cả bốn mươi học sinh, đều là dân tộc Tạng. Mấy em học sinh mà chúng tôi được gặp ở đây phải ở nội trú vì nhà quá xa. Cô chỉ về phía kí túc xá giáo viên ngay bên cạnh.
Vào phòng Trác Mã, thoắt một cảm đã thấy ấm áp hơn rất nhiều.
Trong phòng có hai bếp lò đang cháy. Một bếp đang đun nước, bếp kia đang đặt một siêu thuốc, phả ra mùi thảo dược mà tôi không biết tên. Cô nhiệt tình mời chúng tôi ngồi, rồi kêu các em nhỏ rót nước vừa đun pha trà và lấy lạc ra đãi khách. Tôi hỏi Trác Mã bếp kia đang sắc thuốc gì, cô giải thích hôm nay vừa hái một ít thảo dược trên núi, nên sắc cho hai học sinh bị cảm.
Cô chỉ vào hai em học sinh bị ốm, nói tên chúng. Trong đó có một em tên là Đăng Châu, chính là cậu bé trai thấp nhất mà tôi để y ban nãy, có đôi mắt to, đen láy như mắt chim, hai má rám bồ quân bởi mặt trời. Đăng Châu năm nay bảy tuổi, là trẻ mồ côi. Nhà trường đã giảm học phí cho cậu, nhưng các chi phí khác gồm chi phí ăn ở, chí ít cũng cần một trăm năm mươi đồng một học kì. Thế nên Trác Mã đành phải tự bớt từ số tiền lương ít ỏi của mình trả hộ.
Trác Mã giới thiệu mọi điều kiện vật chất của nhà trường vẫn được coi là tốt ở đây. Vì Đại Trại Thôn có được mấy người lập nghiệp thành công, bao gồm cả Triết, nên mấy năm qua đã quyên góp cho nhà trường không ít tiền. Lần này Triết tới để tìm hiểu những nhu cầu cần thiết của nhà trường hiện nay.
Trác Mã nói nhà trường hiện đang cần một bộ máy đun nước, vì các em học sinh trong kí túc xá không có nước nóng để tắm rửa. Ngoài ra còn cần một bộ loa tốt để cho môn thể dục và biểu diễn văn nghệ, một số giáo trình, đồ dùng thể dục. Quả bóng rổ duy nhất của nhà trường vừa bị hỏng, ngoài ra còn cần một số quần áo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trác Mã chỉ vào mấy em học sinh nội trú nói, mỗi học kì, các em này đều phải nộp một gánh củi cho nhà trường, mỗi tháng phải nộp mười lăm cân lương thực. Nhưng chính quyền huyện mỗi tháng cũng giúp cho các học sinh nội trú năm mươi đồng tiền ăn. Gia đình các em này phần lớn sống trên núi và hồ cốc nên nguồn kinh tế chủ yếu đều từ hoa quả và thảo dược. Thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình khoảng một nghìn đồng hàng năm.
Nghe những con số này, tôi thấy toàn thân nóng rãy như bị kim châm. Bộ đồ lót tôi đang mặc cũng đã tới một nghìn đồng.
Triết đột nhiên đứng dậy nói: “Đi xem kí túc của học sinh thôi”.
Trác Mã nhìn hai chén trà trên bàn còn nóng, liền nói uống xong trà hẵng đi. Triết nhìn tôi, tôi lắc đầu. “Đi xem trước đã”, Triết nói với Trác Mã.
Kí túc xá học sinh ở ngay bên cạnh. Trong phòng có bốn cái giường, gồm tầng trên tầng dưới. Trên giường chỉ có một tấm ván mỏng, bên trên trải một tấm thảm nhỏ của dân tộc Tạng. Học sinh đắp những tấm ga mỏng mang từ nhà đi. Cửa sổ bằng kính bị thủng một lỗ, gió lạnh ban đêm không ngừng ùa vào. “Tôi sẽ tìm người chữa ngay”, Triết chỉ về phía tấm kính, nói với Trác Mã.
Quay về kí túc xá giáo viên của Trác Mã, lần đầu tiên tôi nếm thử loại trà của dân tộc Tạng, hơi mặn hơi đắng, nhưng sau cảm giác kích thích thô ráp đó, đầu lưỡi lại thấy nhẩn nha mùi thơm và vị ngọt. Tôi nhìn những nụ cười hớn hở trên các gương mặt đen nhẻm và phơi nắng của các em dân tộc Tạng đứng vây quanh, lại nghĩ tới vùng đất khô cằn này lại chứa nhiều dịu dàng và y thớ đến vậy. Con người ở đây, đất đai ở đây vừa vặn lại làm nên vị độc đáo của loại trà mà tôi đang thưởng thức.
Tôi cẩn thận nhấp từng ngụm trà, mãi cho tới khi uống cạn sạch. Triết ngồi bên đã kết thúc cuộc trò chuyện với Mã Trác. Họ nói bằng tiếng địa phương. Tuy không được dịch lại, nhưng tôi cũng có thể đoán ra Triết đã quyết định bỏ toàn bộ chi phí giúp nhà trường những thứ cần thiết này.
Khi rời khỏi trường, trời đã tối lắm. Chúng tôi đi trên con đường núi, liên tục quay lại vẫy tay chào nhau, mãi cho đến khi không nhìn thấy rõ Trác Mã và đám học sinh trước cổng trường mới thôi.
/18
|