Hôm nay là ngày thứ chín Triết rời bỏ tôi, tôi đã viết trong nhật kí như vậy.
Cuối cùng trưa nay tôi cũng lên được chiếc xe đi Đan Ba. Tim tôi không khỏi đập thình thịch. Lúc mở đầu cuộc hành trình có thể là mù quáng, trên chuyến đi chỉ còn một phần nhỏ vẫn có thể là mụ mẫm, nhưng càng gần chặng cuối chuyến đi, bạn lại không thể không xúc động, tim nhảy nhót như một con hươu nhỏ.
Tôi và Lộ Phong Thiền ngồi xuống hai ghế cạnh nhau. Cuối cùng cũng bỏ được cái vòng chống cắn cho nó. Bệnh viêm da của nó đã khỏi, nom nó thật nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Ngồi trên ghế, đầu nó không khỏi đảo qua đảo lại, còn cọ dỉ mắt lên cái áo khoác hiệu Marc Jacobs của tôi, cuối cùng lại nhảy xuống ghế nhai đôi dép da dê đế bằng của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy nó điên rồ đến vậy.
Lúc này, một người đàn ông lên xe, ngồi xuống ghế đối diện cách nhau một lối đi. Mấy lần anh ta quay sang nhìn tôi, khiến tôi không khỏi quan sát anh ta một lượt, hình như đã gặp ở đâu. “Cô là cô gái đã bị ngất”, đột nhiên anh ta kêu lên.
Tôi chợt nhớ ra đã gặp anh ta ở đâu. Đó chính là người học y đã giúp tôi trên chặng đường từ Thượng Hải tới Nghi Xương, khi tôi bị ngất đi vì con chó đột nhiên cất tiếng nói. Tôi còn ấn tượng về cái tên của anh ta, “Anh là Đường Cương?”.
Anh ta gật đầu, nhoẻn cười, rõ ràng rất vui vì tôi còn nhớ tên anh. “Sao lại trùng hợp thế? Quả nhiên lại gặp nhau”.
“Đúng là rất trùng hợp”. Tôi cũng rất ngạc nhiên.
“Cô tới Xuyên Tây du lịch sao? Nơi đó phong cảnh rất tuyệt, có núi tuyết, hồ bạch, dân tộc Tạng, từng bầy dê, bầy cừu”, anh ta thử đoán.
Tôi lắc đầu, rồi lại gật đầu. “Cứ cho là vậy”, tôi cười.
“Chà, nhà tôi ở đó”. Không đợi tôi trả lời, anh tự nói, rồi lôi ra một tấm danh thiếp, đưa cho tôi. “Tôi làm kinh doanh, nơi đó chúng tôi sản xuất rất nhiều loại thảo dược, đông trùng, tuyết liên hoa… Cô có nghe nói không?”.
“Anh cũng sống ở Đan Ba sao?”, tôi nhìn tấm danh thiếp, bên trên ghi giám đốc một công ty bán buôn thảo dược ở Đan Ba.
Anh ta khẽ cười kiêu hãnh, “Đúng vậy, đó là một nơi tuyệt vời. Năm 2001, vệ tinh nước Pháp từ độ cao hơn mười vạn mét đã chụp được một tấm hình rất thần kì. Năm dòng sông, năm ngọn núi cùng tạo nên một đóa hoa mai nở trên mặt đất. Đó chính là đóa hoa của trái đất - Đan Ba”, anh ta nói bằng giọng hướng dẫn du lịch.
“Bạn trai tôi cũng là người Đan Ba”, tôi nói. Vừa nói dứt lời, tôi lại thấy ân hận. Xem ra tôi nói quá nhiều với một người lạ.
Quả nhiên anh ta chú y tới và hỏi rất hào hứng: “Bạn trai cô tên là gì?”.
“Nhất định anh không biết đâu”, tôi từ chối.
“Hơn mười năm qua, tôi đi hết các ngóc ngách thôn xóm để mua thảo dược. Đan Ba đâu có rộng lớn gì, về cơ bản tôi có thể nhận ra được mặt. Cô cứ nói ra đó, xem tôi có quen không?”, anh ta vẫn kiên trì hỏi.
Tôi lắc đầu, cười xin lỗi, rồi quay lại ngắm cảnh bên đường. Hai bên đường phần lớn là các đỉnh núi cao ngất, có lẽ đã vào địa phận của Tứ Xuyên.
Nhớ lại nhà thơ Lí Bạch thời Đường từng có những câu thơ miêu tả những vùng núi hiểm trở, giao thông không thuận tiện như Tứ Xuyên. Những câu thơ đó lúc này thực sự nói đúng tâm trạng của tôi mong mỏi được gặp Triết.
Dù khó khăn đến mấy, cũng vẫn phải đi tiếp.
Xe đột nhiên lắc mạnh, rồi một tiếng phanh chói tai vang lên. Mọi người trong xe hầu như đều bị ngã nhào. Rồi xe dừng hẳn, mọi thứ hồi phục lại bình thường. Không khí yên tĩnh tới đáng sợ, có tiếng gió lốc cuốn.
Tôi đang mơ màng ngủ, đột nhiên bị cú xóc xe làm bừng tỉnh, toàn thân mồ hôi ướt lạnh, trán bị đập vào thành cửa sổ bên cạnh đau điếng.
Chỉ nghe thấy mọi người trong xe hoảng loạn, có tiếng ai đang kêu, “Chẹt chết người rồi, xe đâm chết người rồi!”. Tim tôi đập thình thịch, ôm vội Lộ Phong Thiền vào lòng. Trong phút chốc lại nhớ tới cảnh tượng thương tâm bố tôi bị xe đâm, nằm trong vũng máu đã đỏ sẫm. Không biết cái gì đã khiến tôi đột nhiên dũng cảm đến vậy. Tôi đứng bật dậy, len qua đám người co rúm, nhốn nháo và nóng rãy trên xe. Lúc này cửa xe đã mở toang, tôi nhảy xuống, cùng mấy người đi sang đường.
Bên kia đường là một chiếc xe đạp bị nghiến gãy dúm dó. Cách đó không xa là một người đàn ông hơn năm mươi tuổi trong bộ cà sa màu vàng cam nằm vật trên đường. Đầu ông ta cạo trọc, lưng đeo một túi vải. Ông là một hòa thượng Tây Tạng.
Nửa thân trước của ông đều đẫm máu, nhưng mắt ông vẫn mở to, lóe lên những tia sáng quái lạ. Tôi không khỏi sững sờ nhìn ông đăm đăm, phảng phất như thể nhìn thấy một thế giới chưa từng nhìn thấy với vô số vì sao lấp lánh và những cơn lốc đầy bụi vàng. Tôi đã bị thổi tới một không gian thần bí ở ngoài trái đất.
Ảo ảnh chưa đầy một giây rồi tan hẳn.
Rồi tôi ngạc nhiên khi thấy vị hòa thượng đó đột nhiên mỉm cười với tôi.
Tôi không dám tin, cứ ngỡ là nhìn lầm, đang định cúi xuống sát gần ông thêm chút nữa, thì vị hòa thượng đã nhắm mắt lại. Lúc này, toàn thân tôi bị úp chụp trong nỗi đau thương và khiếp sợ không tài nào tả nổi, nước mắt tôi không ngừng tuôn. “Mau tới đây, phải đưa ông ấy đi bệnh viện”, tôi nghe thấy giọng nói tuyệt vọng của mình vang trong không gian.
Người đàn ông có tên Đường Cương xuất hiện bên cạnh tôi. Anh ta ấn mạnh lên vai tôi, “Đừng hoảng hốt”, anh ta nói nhỏ rồi ngồi sụp xuống xem mạch cho hòa thượng, vạch mắt ông ra xem. “Ông ấy chết rồi”, anh ta khẽ nói, như thể tự nói vậy.
“Tôi không tin”, tôi gắng hạ giọng, kêu ầm lên, “Chúng ta phải đưa ông ấy vào bệnh viện ngay”. Anh ta không thèm đáp trả, cũng không nhìn tôi.
Lướt mắt qua đám hành khách vây quanh, không thấy tài xế đâu. Đầu tôi như sắp nổ tung, liền rảo bước tới cửa xe. Quả nhiên bác tài vẫn đang ngồi trên xe, ra sức hút thuốc, lớn tiếng thanh minh với mấy hành khách nhát gan còn sót lại. “Không phải lỗi tại tôi. Rõ ràng ông ta cưỡi chiếc xe đạp rách đi lảo đảo. Tự mình tìm tới chỗ chết, còn trách ai nữa? Các người nói xem, hôm nay sao chúng ta lại xui thế nhỉ, không biết gặp chuyện ma quỉ gì?”.
Mấy hành khách cũng phụ họa theo, “Đúng thế, chuyện này không trách bác được. Người đó gặp chuyện xúi quẩy, tự mình tìm tới chỗ chết thôi”.
“Im đi”, tôi quát to, rồi chỉ vào bác tài, “Bác xuống đây!”.
“Cô là ai?”, bác tài xế nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống sàn xe, “Tại sao tôi phải nghe cô?”.
“Bác trốn cũng không xong đâu”. Tôi tức giận tới run người, rồi phát hiện thấy mình đang lôi điện thoại ra, bắt đầu bấm số 120 gọi xe cấp cứu. Gọi thông rồi, khi đầu dây bên kia hỏi tôi đang ở đâu, tôi đang ngần ngừ thì phát hiện thấy Đường Cương đứng bên tôi. Vừa định đưa điện thoại cho anh, chiếc di động trong tay tôi đột nhiên bị một người giật lấy.
Tôi không hề chuẩn bị, quay lại nhìn, thì ra là một hành khách cùng đi. Đó là một người đàn ông nom cũng chưa đứng tuổi, nhưng mặt đầy vết sẹo, miệng ngậm một điếu thuốc. Tay anh ta lật qua lật lại chiếc điện thoại của tôi, như thể sắp ném nó đi bất kì lúc nào.
Tôi tức giận và kinh ngạc nhìn anh ta, chưa hiểu tại sao anh ta lại làm vậy. Tôi chỉ tay về phía anh ta: “Trả lại điện thoại cho tôi!”. Lộ Phong Thiền đứng bên cạnh tôi, lông lá dựng đứng, cổ họng gầm gừ, như sắp lao xổ ra cắn người kia.
“Được thôi”, anh ta liếc tôi, lại liếc con chó, “Nhưng cô không được gọi điện thoại cho cảnh sát, bệnh viện, bất kì ai cũng không được gọi”.
“Tại sao?”, tôi thực sự không thể tin nổi tai mình.
“Chẳng tại sao cả. Làm người cũng không thể quá thật thà. Người ta đã chết rồi, trốn được thì trốn. Chúng ta đều vội lên đường, nếu cảnh sát hoặc xe cấp cứu tới, chúng ta sẽ bị muộn bao lâu nào? Thời gian của mọi người, cô không thể lãng phí!”, anh ta nói từng câu từng chữ rất rõ ràng.
Lúc này cuối cùng tôi cũng hiểu rõ, nhưng không nói nổi thành lời. Tôi thấy rõ mình đang run lập cập, có cái gì đó rất lạnh, xọc thẳng vào xương cốt tôi.
Tôi cầu cứu nhìn mấy chục hành khách khác đang vây quanh, nhưng họ đều quay đi, hoặc nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lẫm. Mấy người đi lên xe, bắt đầu đập cửa sổ, oán trách rất lớn tiếng: “Xem cái đống chết tiệt kìa, mẹ kiếp, rốt cuộc còn phải mất bao lâu mới tới nơi đây. Thời gian là vàng bạc, là sinh mạng. Chúng ta không thể để lỡ được”.
Tôi hầu như không thể thở nổi.
Câu chuyện có ý nghĩa châm biếm nhất đang diễn ra trước mắt. Mấy người kia mồm nói thời gian là sinh mạng, nhưng không phải chúng ta vừa nhìn thấy một sinh mạng vừa ngã xuống ngay trước mắt sao? Tại sao chúng ta không thể gánh lấy trách nhiệm phải làm? Chí ít cũng phải tôn trọng một chút với ông hòa thượng già đáng thương chứ? Có lẽ còn cứu được ông ấy, chỉ cần chúng ta tranh thủ thời gian đưa ông ấy đi bệnh viện, ông ta có thể sống được… Đúng vậy, tất cả đều là có thể, nhưng lẽ nào chúng ta không nên vì một chút “có thể” đó để gắng hết sức mình?”.
Lúc này Đường Cương đứng sát tôi, đặt tay lên vai tôi như an ủi. Nước mắt tôi lại tuôn ra từng giọt lớn.
“Thế này nhé”, anh vỗ vỗ vai tôi, mãi hồi lâu mới cất tiếng, “Tôi và cô ở lại lo chuyện cho vị hòa thượng”.
Tôi ngạc nhiên ngẩng đầu lên. Qua hàng nước mắt, nhìn thấy một gương mặt cương nghị và lương thiện. “Dù sao, tôi cũng có thời gian”, anh ta nói bằng giọng bình thản, nhìn một lượt những người xung quanh.
Tôi quyết định tin vào trực giác của mình, như vậy thôi, cùng anh ta ở lại lo liệu chuyện hậu sự cho vị hòa thượng.
Lúc này đã là khoảng sáu giờ tối, chúng tôi ngồi bên đường chờ xe cấp cứu và xe cảnh sát tới. Đường chân trời phía Tây điểm ráng chiều, không gian dần biến thành màu xanh nhạt. Con đường trước mặt không ngớt xe qua lại, cuốn theo bụi bay mù mịt. Những con đường đã chạy qua đều là đường rải nhựa, nhưng tới khúc này đột nhiên lại biến thành đường đất xen lẫn đá vụn.
Theo cú điện thoại ban nãy, phải nửa giờ nữa, xe cảnh sát và xe cấp cứu mới tới nơi.
Gió thổi vù vù, cái rét chiều tối tháng năm vẫn buốt giá. Tôi không khỏi vài lần rùng mình vì lạnh. Áo khoác của tôi đã đắp lên ngực vị hòa thượng. Có lẽ nó không còn tác dụng với ông ta, nhưng tôi vẫn làm như vậy, bất chấp lời khuyên ban nãy của Đường Cương. Làm như vậy, về tâm lí tôi cũng phần nào được an ủi. Đường Cương đứng bên cạnh chú ý thấy tôi lạnh, không nói thêm câu nào, cởi luôn áo khoác của anh, khoác lên vai tôi. Tôi cũng không nói, chỉ lặng lẽ đón nhận lòng tốt của anh.
Rồi anh đi về phía sườn núi phía sau chúng tôi, đi một đoạn không xa thì dừng lại. Tôi chú ý thấy anh cúi xuống, nhặt nhạnh gì một lúc rồi quay lại, trong tay là một nắm cành cây khô.
Tôi lặng lẽ nhìn anh chụm củi thành một đống, lấy bật lửa ra đánh lửa. Không khí khô và gió lớn làm củi bùng lên rất nhanh. Ngọn lửa ấm áp nhảy nhót như đám thú con, hoạt bát tinh nghịch. Không khí nặng nề tang thương ban nãy trong chớp mắt đã tan biến.
“Ngồi xuống đi”, anh gọi, lấy tay chỉ một nơi khuất hướng gió.
Tôi dịch sang đó, lại nhìn thấy vị hòa thượng nằm bên cạnh. Nom ông rất gầy, nửa thân trên hoàn toàn lọt thỏm trong chiếc áo khoác trắng của tôi. Những vết máu trên mặt đã được tôi dùng khăn giấy ướt lau sạch. Mắt ông vẫn nhắm nghiền, bên miệng hình như vẫn đọng lại nụ cười mong manh. Cả gương mặt ông có sự tĩnh lặng và thanh bình như ru ngủ rất đặc biệt. Ánh mắt của tôi vừa chạm tới gương mặt ông đã thấy thật khó rời. Không rõ vì một nguyên nhân nào đó, phảng phất như từng gặp ông ở một nơi nào đó, ông khiến tôi có cảm giác thật gần gũi, rất tôn trọng. Trong lòng tôi tràn ngập một tình cảm rất lạ đối với ông.
Song những suy nghĩ vẩn vơ như ảo giác đó rất ngắn ngủi.
Vừa quay lại hiện thực, tôi vẫn là một đứa con gái tha hương ngồi bên đống lửa cùng một người lạ cùng chờ đợi. Và nằm bên cạnh chúng tôi là một hòa thượng cùng tương ngộ trong chuyến hành trình này bởi một hình thức rất bi kịch. Ba người lạ cùng tụ lại với nhau trong một lần gặp không may mắn, chỉ như vậy mà thôi.
Tôi nhỏm dậy, đi gần về phía hòa thượng, ngồi xuống bên ông. Chiếc tay nải ông đeo đã được mở ra khi giúp ông lau máu, phủ áo. Bên trong có một cuốn kinh thánh, một chiếc bát gỗ, một bộ cà sa sạch. Tất cả chỉ có vậy.
Theo Đường Cương nói: Ở Xuyên Tây, đặc biệt là nơi chúng tôi muốn tới có rất nhiều dân tộc Tạng sinh sống, những người thuộc tộc Hán như anh trở thành dân tộc thiểu số. Nơi có người tộc Tạng sinh sống rất tự nhiên có không ít chùa chiền và hòa thượng theo phật giáo Tây Tạng. Và giờ đây, chúng tôi hiện đang dừng ở ráp gianh vùng đó, hẳn vị hòa thường này cũng là hòa thượng nơi đó vừa đi xa về. Có thể ông đang trên đường đi hóa nguyện, cũng có thể đang vội về chùa. Không thể biết được tên tuổi và lai lịch của ông. Những hòa thượng lang thang như ông như thể cọng cỏ bay theo gió, trầm lặng, không được người ta chú y, nhưng tới đâu cũng bình lặng như vậy. Như thể bất cứ nơi nào đối với họ cũng xa lạ hoặc thân thiện như nhau, đâu đâu cũng là cảnh màn trời chiếu đất.
Chiếc xe đạp của vị hòa thượng vốn đã rất cũ kĩ. Sau khi bị đâm, nó hoàn toàn trở thành một đống phế thải, nằm cùng chủ nhân đang chảy máu, khiến người ta không nỡ nhìn.
Sờ tay vị hòa thượng lạnh như băng, nước mắt tôi lại tuôn ra. Tôi nghĩ bụng, ông già xa lạ trước mặt này đã chết thực rồi.
“Không biết có nên hỏi không?”. Một lúc sau, Đường Cương cất tiếng, phá vỡ không khí trĩu nặng, “Tôi cảm thấy hình như trước đây cô cũng từng gặp qua cảnh hôm nay”.
Tôi im lặng, đi tới bên con chó đang nằm nghỉ, thò tay khẽ vuốt ve đầu nó. Nó lập tức tỉnh giấc, thoắt một cái đã ngồi dậy, cảnh giác quan sát xung quanh. Sau khi xác định không có gì khác thường, nó mới trầm ngâm ngồi bên tôi, ngáp một cái rõ dài, rồi lại nằm bẹp xuống, gác đầu lên hai chân trước, nhưng mắt vẫn mở to. Tôi thấy nó nhìn vị hòa thượng rất lâu.
Tôi vuốt ve đầu nó, lấy mấy miếng bánh gạo nướng còn sót lại trong ba lô, đưa cho nó, rồi nói với Đường Cương, mắt vẫn không nhìn anh: “Đúng vậy, từng gặp phải”.
Mắt anh ta mở to: “Thật sao? Hẳn nào, tôi thấy lúc nãy nom cô rất xúc động. Hình như trong tim cô có cái gì đó vừa bị kích động”. Anh ta lại gật đầu, “Thì ra là vậy”.
Tôi hầu như không nghe thấy anh ta nói gì, chỉ mải ngắm ráng chiều cuối cùng nơi chân trời và không ngừng tưởng tượng ra hình ảnh bố tôi đang bay bay trong một thế giới khác. Đối với tôi, đó là một thế giới không tài nào chạm tới nổi, không thể hiểu được, nhất định là nó phải có gió phe phẩy, có hương hoa nhàn nhạt, có rất nhiều mây trắng như kẹo bông. Còn gì nữa nhỉ? Tôi không thể nghĩ ra nổi, có lẽ có cả những thứ đen tối và đau khổ nữa. Không có một thế giới nào mà chỉ có một gương mặt, đen và trắng, vui và buồn. Chúng hầu như đều tồn tại ở tất cả mọi nơi như một cặp song sinh.
Tôi vừa tò mò vừa đau buồn về cuộc sống của bố tôi trong thế giới đó. Ông sẽ bay trong không trung từng phút từng giây sao? Ông làm thế nào để đối phó lại với những hỉ, nộ, ái, ố của mình?
Ông cần phải lí giải, phán đoán, thậm chí là chấp nhận ra sao về mọi thứ xảy ra ở thế giới này? Còn cả vụ tai nạn nữa. Nhất định ông biết rõ người đâm ông là ai. Vậy ông có cảm giác gì về người đó?
“Có thể mạo muội hỏi một chút, trong quá khứ của cô rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?”, Đường Cương cắt đứt những suy nghĩ của tôi.
Tôi giơ tay gạt mấy lọn tóc bị gió thổi lõa xõa, ho một tiếng, ôm chặt hai đầu gối trong màn đêm ngày càng dày đặc. Tôi thấy Đường Cương cứ nhìn tôi mãi đầy nghi ngờ, nên quay sang nhìn kĩ anh ta một cái. Lần đầu tiên, tôi phát hiện thấy anh là một người đàn ông tuấn tú, nước da ngăm đen, các đường nét trên mặt rất rõ ràng, đôi mắt rất thẳng thắn và đầy chất lửa của người miền Tây. Tôi nhìn anh hồi lâu, đột nhiên có cảm giác như quen biết đã lâu, rồi tôi nhanh chóng quay mặt đi.
Tôi hít một hơi sâu, cuối cùng cố gắng nói bằng một giọng thật bình tĩnh, “Hơn mười năm trước, bố tôi chết trong một tai nạn”.
“Xin lỗi”, anh thông cảm nói.
“Không có gì”, tôi bình thản đáp và không muốn nói tiếp về đề tài này nữa.
Đúng lúc đó, từ xa đã vẳng tới tiếng còi xe cảnh sát và xe cứu thương. Chúng tôi vội vàng đứng dậy, ngó về phía có tiếng còi. Chỉ thấy phía trước một đám bụi mù, ánh đèn xe nhấp nháy như con lân tinh. Tôi ôm chặt hai vai, tự nhiên thấy căng thẳng.
Xe dừng lại trước mặt chúng tôi. Hai cảnh sát nhảy xuống xe, hai nhân viên y tế khênh cáng xuống. Một viên cảnh sát chụp ảnh, một viên cảnh sát khác hỏi và ghi lời khai. Không đợi họ phải hỏi, tôi đưa cho họ tờ giấy ghi biển số xe gây tai nạn và số phù hiệu của tài xế. Nhìn họ ghi chép lại, tôi vẫn nhắc lại lần nữa đã xác định rằng anh ta đã thực sự nắm được đầu mối lần ra tên tài xế ác độc đó.
Một nhân viên cứu hộ quỳ xuống bên người vị hòa thượng già kiểm tra hồi lâu. “Người đã chết rồi”, giọng anh ta không cao cũng không thấp, rõ ràng chỉ đang phục vụ công việc.
Viên cảnh sát thấy tôi bắt đầu khóc, liền quay sang hỏi Đường Cương. Anh nghiêm trang kể lại câu chuyện, đặc biệt là cảnh tài xế và hành khách cãi nhau ra sao, cương quyết đòi tiếp tục lái xe đi tiếp thế nào.
Tôi nhìn thấy vị hòa thượng già được khênh lên cáng, đưa lên xe cứu thương. Tôi đuổi theo hai người mặc áo blouse trắng: “Xin hỏi mọi người sẽ đưa ông ấy đi đâu?”.
“Trước tiên là tới nhà xác của bệnh viện, sau đó đến phòng thiêu xác”, người đó vẫn đáp bằng giọng bình bình.
Tôi hoảng hốt chạy tới bên viên cảnh sát: “Xin hỏi các anh có đi bắt tên tài xế gây tai nạn không?”.
“Bắt chứ”, viên cảnh sát đáp vắn tắt, “Không phải cô đã ghi hết số xe và số hiệu của tài xế rồi sao? Đi bắt chẳng phải cũng dễ sao?”, anh ta liên tục dùng hai câu hỏi, như thể cảm thấy tôi rất ghê gớm vậy.
Tôi thầm nghĩ: Nếu biết được tôi ở Trùng Khánh còn đối phó với một tên hung thủ bị truy nã thì anh ta sẽ có phản ứng ra sao nhỉ? Tôi thở phào. Mức độ căng thẳng và đầy kịch tính của những gì trải qua trong mấy ngày ngắn ngủi từ Thượng Hải xuống miền Tây này đã vượt qua những gì tôi từng trải qua trong suốt hai mươi chín năm ở Thượng Hải. Cuộc hành trình này bắt nguồn bởi sự đột ngột ra đi của bạn trai tôi. Mấy ngày sau đó, người bố đã chết của tôi lại quay về, con chó biết nói, giúp đỡ một sinh viên nghèo, bị cướp suýt mất mạng, giờ đây lại được tận mắt chứng kiến cái chết của một hòa thượng xa lạ….
Không biết còn có những gì chờ đợi tôi ở phía trước? Lẽ ra đúng như Đường Tăng đi thỉnh kinh từng bước gian khó hay sao? Cuộc hành trình tìm bạn trai của tôi lần này rốt cục sẽ có y nghĩa gì?
Tôi ngày càng nghĩ nhiều và không tài nào lí giải nổi. Tôi cũng thường nhớ tới những lời dự đoán của bố tôi về việc tôi sẽ học được bốn chân lí cuộc đời trong chuyến đi này. Vậy còn Triết thì sao? Tôi khát khao được gặp anh đến vậy, rất muốn anh quay về bên tôi. Nếu ông trời thực sự sắp xếp cho tôi học được bốn chân lí, vậy rốt cuộc ông trời sẽ sắp xếp tình yêu của tôi ra sao?
Cảnh sát ghi lại số chứng minh thư và số điện thoại của chúng tôi rồi đi. Họ đề nghị đưa chúng tôi tới một huyện gần đó tìm chỗ nghỉ chân, nhưng Đường Cương từ chối vì biết được ở đó rất khó đón xe về Đan Ba. Tôi cũng ở lại cùng anh ta.
Áo khoác của tôi vẫn úp trên ngực vị hòa thượng, cùng ông lên xe cấp cứu đi xa. Trên người tôi vẫn khoác chiếc áo của Đường Cương. Lúc này, gió càng mạnh hơn, cái rét cũng xoắn lấy da thịt. Trời đã hoàn toàn đen kịt. Ngẩng đầu thấy vô số các vì sao lấp lánh trên trời xanh như những viên kim cương xinh đẹp và lặng lẽ tỏa sáng. Ở Thượng Hải rất hiếm khi gặp được cảnh bầu trời sạch tinh và nhiều sao đến vậy.
Thấy tôi co rúm trong gió, giữ chặt quần áo vì lạnh, Đường Cương nói, “Tôi đi nhặt củi”, rồi lại chạy lên gò núi phía sau. Chẳng mấy chốc, anh ôm một đống cành củi khô quay về, bắt đầu nhóm thêm vào đống lửa đã tắt. Lửa nhanh chóng nhảy nhót, tạo thành một thế giới sáng rỡ và ấm áp.
Tôi dắt Lộ Phong Thiền tới bên đống lửa, ngồi xuống. Đường Cương rút ra một bao thuốc, đưa cho tôi một điếu. Tôi nhận ngay không chút do dự. Anh tự thưởng cho mình một điếu, rồi châm lửa. Tôi nhả ra một bụm khói, lúc này mới thấy thảnh thơi hơn rất nhiều.
Tôi chợt nhớ ra điều gì đó, liền vội lôi tay nải của vị hòa thượng từ trong ba lô du lịch màu đen. Thoạt đầu vừa nhìn thấy, Đường Cương giật mình, nhưng rồi lại mỉm cười. “Lúc nãy nhân lúc hai nhân viên y tế khênh vị hòa thượng lên xe, hai viên cảnh sát chỉ hỏi chuyện anh, tôi giấu trộm đấy”, mặt tôi rất đắc y.
“Ắt hẳn vị hòa thượng cũng muốn cô làm vậy”, Đường Cương nói, “Tôi thấy trước khi nhắm mắt, hình như ông ấy còn cười với cô, đúng không?”.
Tôi gật đầu, “Cũng có thể. Tôi cứ có cảm giác đã từng gặp ông ấy ở đâu rồi, như thể người quen”.
“Có duyên với nhau đấy”, anh ta nói, một lúc sau hỏi tiếp, “Cô định giải quyết ra sao với cái tay nải này?”.
“Tôi cũng chưa biết”, tôi nói rồi cúi đầu xuống ngẫm nghĩ. Rồi mở túi ra, lại nhìn cuốn kinh, cái bát gỗ và bộ cà sa một lúc, rồi nhấc cuốn kinh ra, cẩn thận đặt vào trong ba lô của tôi. Còn những thứ khác, tôi lần lượt ném vào đống lửa. Đường Cương lặng lẽ hút thuốc, nhìn tôi làm, cũng không ngăn cản.
Đầu tiên là cái bát gỗ, ném nó vào đống lửa, một lúc sau mới cháy hết, không ngừng nổ mấy tiếng khá to. Nó phải là đồ dùng khất thực và hóa nguyện của vị hòa thượng trên suốt đường đi. Chiếc bát biến thành đống tro rất nhanh. Tiếp đó, tôi đặt bộ cà sa vào đống lửa. Thoắt một cái, lửa bùng dữ dội, cao hơn cả đầu chúng tôi. Tôi thất kinh, lập tức nhảy dựng dậy khỏi chỗ ngồi, chắp tay cúi lạy ba cái về phía cái áo. Lúc này con chó cũng đứng thẳng dậy bằng hai chân sau, chắp hai chân trước khom người làm lễ. Có lẽ trực giác vốn có của động vật mà con người không có được, đã giúp nó nhìn thấy linh hồn của vị hòa thượng già đang bay trên không trung chăng?
Đường Cương đứng bên mở tròn mắt, bất giác cũng đứng dậy, khom mình trước đống lửa.
Cuối cùng là chiếc tay nải đã bạc mầu. Vừa vứt vào lửa, nó đã biến thành một đám tro. Đột nhiên tôi nhớ tới một câu thơ trong bài thơ “Hoa hồng” mà tôi yêu thích nhất: “Qua thuật luyện kim từ thứ nhỏ nhất, tái sinh từ đống tro tàn”.
Làm xong mọi việc, tôi đột nhiên không thấy lạnh nữa. “Chúng ta vẫy xe về thôi!”, tôi nói với Đường Cương. Anh gật đầu đứng dậy, lấy chân dậm vào đám tro tàn còn sót lại, nhấc hành lí đi ra vệ đường.
Thật bất ngờ, khoảng chừng năm phút sau, chúng tôi đã thuận lợi đi nhờ được một chiếc xe tới Đan Ba.
Cuối cùng trưa nay tôi cũng lên được chiếc xe đi Đan Ba. Tim tôi không khỏi đập thình thịch. Lúc mở đầu cuộc hành trình có thể là mù quáng, trên chuyến đi chỉ còn một phần nhỏ vẫn có thể là mụ mẫm, nhưng càng gần chặng cuối chuyến đi, bạn lại không thể không xúc động, tim nhảy nhót như một con hươu nhỏ.
Tôi và Lộ Phong Thiền ngồi xuống hai ghế cạnh nhau. Cuối cùng cũng bỏ được cái vòng chống cắn cho nó. Bệnh viêm da của nó đã khỏi, nom nó thật nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Ngồi trên ghế, đầu nó không khỏi đảo qua đảo lại, còn cọ dỉ mắt lên cái áo khoác hiệu Marc Jacobs của tôi, cuối cùng lại nhảy xuống ghế nhai đôi dép da dê đế bằng của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy nó điên rồ đến vậy.
Lúc này, một người đàn ông lên xe, ngồi xuống ghế đối diện cách nhau một lối đi. Mấy lần anh ta quay sang nhìn tôi, khiến tôi không khỏi quan sát anh ta một lượt, hình như đã gặp ở đâu. “Cô là cô gái đã bị ngất”, đột nhiên anh ta kêu lên.
Tôi chợt nhớ ra đã gặp anh ta ở đâu. Đó chính là người học y đã giúp tôi trên chặng đường từ Thượng Hải tới Nghi Xương, khi tôi bị ngất đi vì con chó đột nhiên cất tiếng nói. Tôi còn ấn tượng về cái tên của anh ta, “Anh là Đường Cương?”.
Anh ta gật đầu, nhoẻn cười, rõ ràng rất vui vì tôi còn nhớ tên anh. “Sao lại trùng hợp thế? Quả nhiên lại gặp nhau”.
“Đúng là rất trùng hợp”. Tôi cũng rất ngạc nhiên.
“Cô tới Xuyên Tây du lịch sao? Nơi đó phong cảnh rất tuyệt, có núi tuyết, hồ bạch, dân tộc Tạng, từng bầy dê, bầy cừu”, anh ta thử đoán.
Tôi lắc đầu, rồi lại gật đầu. “Cứ cho là vậy”, tôi cười.
“Chà, nhà tôi ở đó”. Không đợi tôi trả lời, anh tự nói, rồi lôi ra một tấm danh thiếp, đưa cho tôi. “Tôi làm kinh doanh, nơi đó chúng tôi sản xuất rất nhiều loại thảo dược, đông trùng, tuyết liên hoa… Cô có nghe nói không?”.
“Anh cũng sống ở Đan Ba sao?”, tôi nhìn tấm danh thiếp, bên trên ghi giám đốc một công ty bán buôn thảo dược ở Đan Ba.
Anh ta khẽ cười kiêu hãnh, “Đúng vậy, đó là một nơi tuyệt vời. Năm 2001, vệ tinh nước Pháp từ độ cao hơn mười vạn mét đã chụp được một tấm hình rất thần kì. Năm dòng sông, năm ngọn núi cùng tạo nên một đóa hoa mai nở trên mặt đất. Đó chính là đóa hoa của trái đất - Đan Ba”, anh ta nói bằng giọng hướng dẫn du lịch.
“Bạn trai tôi cũng là người Đan Ba”, tôi nói. Vừa nói dứt lời, tôi lại thấy ân hận. Xem ra tôi nói quá nhiều với một người lạ.
Quả nhiên anh ta chú y tới và hỏi rất hào hứng: “Bạn trai cô tên là gì?”.
“Nhất định anh không biết đâu”, tôi từ chối.
“Hơn mười năm qua, tôi đi hết các ngóc ngách thôn xóm để mua thảo dược. Đan Ba đâu có rộng lớn gì, về cơ bản tôi có thể nhận ra được mặt. Cô cứ nói ra đó, xem tôi có quen không?”, anh ta vẫn kiên trì hỏi.
Tôi lắc đầu, cười xin lỗi, rồi quay lại ngắm cảnh bên đường. Hai bên đường phần lớn là các đỉnh núi cao ngất, có lẽ đã vào địa phận của Tứ Xuyên.
Nhớ lại nhà thơ Lí Bạch thời Đường từng có những câu thơ miêu tả những vùng núi hiểm trở, giao thông không thuận tiện như Tứ Xuyên. Những câu thơ đó lúc này thực sự nói đúng tâm trạng của tôi mong mỏi được gặp Triết.
Dù khó khăn đến mấy, cũng vẫn phải đi tiếp.
Xe đột nhiên lắc mạnh, rồi một tiếng phanh chói tai vang lên. Mọi người trong xe hầu như đều bị ngã nhào. Rồi xe dừng hẳn, mọi thứ hồi phục lại bình thường. Không khí yên tĩnh tới đáng sợ, có tiếng gió lốc cuốn.
Tôi đang mơ màng ngủ, đột nhiên bị cú xóc xe làm bừng tỉnh, toàn thân mồ hôi ướt lạnh, trán bị đập vào thành cửa sổ bên cạnh đau điếng.
Chỉ nghe thấy mọi người trong xe hoảng loạn, có tiếng ai đang kêu, “Chẹt chết người rồi, xe đâm chết người rồi!”. Tim tôi đập thình thịch, ôm vội Lộ Phong Thiền vào lòng. Trong phút chốc lại nhớ tới cảnh tượng thương tâm bố tôi bị xe đâm, nằm trong vũng máu đã đỏ sẫm. Không biết cái gì đã khiến tôi đột nhiên dũng cảm đến vậy. Tôi đứng bật dậy, len qua đám người co rúm, nhốn nháo và nóng rãy trên xe. Lúc này cửa xe đã mở toang, tôi nhảy xuống, cùng mấy người đi sang đường.
Bên kia đường là một chiếc xe đạp bị nghiến gãy dúm dó. Cách đó không xa là một người đàn ông hơn năm mươi tuổi trong bộ cà sa màu vàng cam nằm vật trên đường. Đầu ông ta cạo trọc, lưng đeo một túi vải. Ông là một hòa thượng Tây Tạng.
Nửa thân trước của ông đều đẫm máu, nhưng mắt ông vẫn mở to, lóe lên những tia sáng quái lạ. Tôi không khỏi sững sờ nhìn ông đăm đăm, phảng phất như thể nhìn thấy một thế giới chưa từng nhìn thấy với vô số vì sao lấp lánh và những cơn lốc đầy bụi vàng. Tôi đã bị thổi tới một không gian thần bí ở ngoài trái đất.
Ảo ảnh chưa đầy một giây rồi tan hẳn.
Rồi tôi ngạc nhiên khi thấy vị hòa thượng đó đột nhiên mỉm cười với tôi.
Tôi không dám tin, cứ ngỡ là nhìn lầm, đang định cúi xuống sát gần ông thêm chút nữa, thì vị hòa thượng đã nhắm mắt lại. Lúc này, toàn thân tôi bị úp chụp trong nỗi đau thương và khiếp sợ không tài nào tả nổi, nước mắt tôi không ngừng tuôn. “Mau tới đây, phải đưa ông ấy đi bệnh viện”, tôi nghe thấy giọng nói tuyệt vọng của mình vang trong không gian.
Người đàn ông có tên Đường Cương xuất hiện bên cạnh tôi. Anh ta ấn mạnh lên vai tôi, “Đừng hoảng hốt”, anh ta nói nhỏ rồi ngồi sụp xuống xem mạch cho hòa thượng, vạch mắt ông ra xem. “Ông ấy chết rồi”, anh ta khẽ nói, như thể tự nói vậy.
“Tôi không tin”, tôi gắng hạ giọng, kêu ầm lên, “Chúng ta phải đưa ông ấy vào bệnh viện ngay”. Anh ta không thèm đáp trả, cũng không nhìn tôi.
Lướt mắt qua đám hành khách vây quanh, không thấy tài xế đâu. Đầu tôi như sắp nổ tung, liền rảo bước tới cửa xe. Quả nhiên bác tài vẫn đang ngồi trên xe, ra sức hút thuốc, lớn tiếng thanh minh với mấy hành khách nhát gan còn sót lại. “Không phải lỗi tại tôi. Rõ ràng ông ta cưỡi chiếc xe đạp rách đi lảo đảo. Tự mình tìm tới chỗ chết, còn trách ai nữa? Các người nói xem, hôm nay sao chúng ta lại xui thế nhỉ, không biết gặp chuyện ma quỉ gì?”.
Mấy hành khách cũng phụ họa theo, “Đúng thế, chuyện này không trách bác được. Người đó gặp chuyện xúi quẩy, tự mình tìm tới chỗ chết thôi”.
“Im đi”, tôi quát to, rồi chỉ vào bác tài, “Bác xuống đây!”.
“Cô là ai?”, bác tài xế nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống sàn xe, “Tại sao tôi phải nghe cô?”.
“Bác trốn cũng không xong đâu”. Tôi tức giận tới run người, rồi phát hiện thấy mình đang lôi điện thoại ra, bắt đầu bấm số 120 gọi xe cấp cứu. Gọi thông rồi, khi đầu dây bên kia hỏi tôi đang ở đâu, tôi đang ngần ngừ thì phát hiện thấy Đường Cương đứng bên tôi. Vừa định đưa điện thoại cho anh, chiếc di động trong tay tôi đột nhiên bị một người giật lấy.
Tôi không hề chuẩn bị, quay lại nhìn, thì ra là một hành khách cùng đi. Đó là một người đàn ông nom cũng chưa đứng tuổi, nhưng mặt đầy vết sẹo, miệng ngậm một điếu thuốc. Tay anh ta lật qua lật lại chiếc điện thoại của tôi, như thể sắp ném nó đi bất kì lúc nào.
Tôi tức giận và kinh ngạc nhìn anh ta, chưa hiểu tại sao anh ta lại làm vậy. Tôi chỉ tay về phía anh ta: “Trả lại điện thoại cho tôi!”. Lộ Phong Thiền đứng bên cạnh tôi, lông lá dựng đứng, cổ họng gầm gừ, như sắp lao xổ ra cắn người kia.
“Được thôi”, anh ta liếc tôi, lại liếc con chó, “Nhưng cô không được gọi điện thoại cho cảnh sát, bệnh viện, bất kì ai cũng không được gọi”.
“Tại sao?”, tôi thực sự không thể tin nổi tai mình.
“Chẳng tại sao cả. Làm người cũng không thể quá thật thà. Người ta đã chết rồi, trốn được thì trốn. Chúng ta đều vội lên đường, nếu cảnh sát hoặc xe cấp cứu tới, chúng ta sẽ bị muộn bao lâu nào? Thời gian của mọi người, cô không thể lãng phí!”, anh ta nói từng câu từng chữ rất rõ ràng.
Lúc này cuối cùng tôi cũng hiểu rõ, nhưng không nói nổi thành lời. Tôi thấy rõ mình đang run lập cập, có cái gì đó rất lạnh, xọc thẳng vào xương cốt tôi.
Tôi cầu cứu nhìn mấy chục hành khách khác đang vây quanh, nhưng họ đều quay đi, hoặc nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lẫm. Mấy người đi lên xe, bắt đầu đập cửa sổ, oán trách rất lớn tiếng: “Xem cái đống chết tiệt kìa, mẹ kiếp, rốt cuộc còn phải mất bao lâu mới tới nơi đây. Thời gian là vàng bạc, là sinh mạng. Chúng ta không thể để lỡ được”.
Tôi hầu như không thể thở nổi.
Câu chuyện có ý nghĩa châm biếm nhất đang diễn ra trước mắt. Mấy người kia mồm nói thời gian là sinh mạng, nhưng không phải chúng ta vừa nhìn thấy một sinh mạng vừa ngã xuống ngay trước mắt sao? Tại sao chúng ta không thể gánh lấy trách nhiệm phải làm? Chí ít cũng phải tôn trọng một chút với ông hòa thượng già đáng thương chứ? Có lẽ còn cứu được ông ấy, chỉ cần chúng ta tranh thủ thời gian đưa ông ấy đi bệnh viện, ông ta có thể sống được… Đúng vậy, tất cả đều là có thể, nhưng lẽ nào chúng ta không nên vì một chút “có thể” đó để gắng hết sức mình?”.
Lúc này Đường Cương đứng sát tôi, đặt tay lên vai tôi như an ủi. Nước mắt tôi lại tuôn ra từng giọt lớn.
“Thế này nhé”, anh vỗ vỗ vai tôi, mãi hồi lâu mới cất tiếng, “Tôi và cô ở lại lo chuyện cho vị hòa thượng”.
Tôi ngạc nhiên ngẩng đầu lên. Qua hàng nước mắt, nhìn thấy một gương mặt cương nghị và lương thiện. “Dù sao, tôi cũng có thời gian”, anh ta nói bằng giọng bình thản, nhìn một lượt những người xung quanh.
Tôi quyết định tin vào trực giác của mình, như vậy thôi, cùng anh ta ở lại lo liệu chuyện hậu sự cho vị hòa thượng.
Lúc này đã là khoảng sáu giờ tối, chúng tôi ngồi bên đường chờ xe cấp cứu và xe cảnh sát tới. Đường chân trời phía Tây điểm ráng chiều, không gian dần biến thành màu xanh nhạt. Con đường trước mặt không ngớt xe qua lại, cuốn theo bụi bay mù mịt. Những con đường đã chạy qua đều là đường rải nhựa, nhưng tới khúc này đột nhiên lại biến thành đường đất xen lẫn đá vụn.
Theo cú điện thoại ban nãy, phải nửa giờ nữa, xe cảnh sát và xe cấp cứu mới tới nơi.
Gió thổi vù vù, cái rét chiều tối tháng năm vẫn buốt giá. Tôi không khỏi vài lần rùng mình vì lạnh. Áo khoác của tôi đã đắp lên ngực vị hòa thượng. Có lẽ nó không còn tác dụng với ông ta, nhưng tôi vẫn làm như vậy, bất chấp lời khuyên ban nãy của Đường Cương. Làm như vậy, về tâm lí tôi cũng phần nào được an ủi. Đường Cương đứng bên cạnh chú ý thấy tôi lạnh, không nói thêm câu nào, cởi luôn áo khoác của anh, khoác lên vai tôi. Tôi cũng không nói, chỉ lặng lẽ đón nhận lòng tốt của anh.
Rồi anh đi về phía sườn núi phía sau chúng tôi, đi một đoạn không xa thì dừng lại. Tôi chú ý thấy anh cúi xuống, nhặt nhạnh gì một lúc rồi quay lại, trong tay là một nắm cành cây khô.
Tôi lặng lẽ nhìn anh chụm củi thành một đống, lấy bật lửa ra đánh lửa. Không khí khô và gió lớn làm củi bùng lên rất nhanh. Ngọn lửa ấm áp nhảy nhót như đám thú con, hoạt bát tinh nghịch. Không khí nặng nề tang thương ban nãy trong chớp mắt đã tan biến.
“Ngồi xuống đi”, anh gọi, lấy tay chỉ một nơi khuất hướng gió.
Tôi dịch sang đó, lại nhìn thấy vị hòa thượng nằm bên cạnh. Nom ông rất gầy, nửa thân trên hoàn toàn lọt thỏm trong chiếc áo khoác trắng của tôi. Những vết máu trên mặt đã được tôi dùng khăn giấy ướt lau sạch. Mắt ông vẫn nhắm nghiền, bên miệng hình như vẫn đọng lại nụ cười mong manh. Cả gương mặt ông có sự tĩnh lặng và thanh bình như ru ngủ rất đặc biệt. Ánh mắt của tôi vừa chạm tới gương mặt ông đã thấy thật khó rời. Không rõ vì một nguyên nhân nào đó, phảng phất như từng gặp ông ở một nơi nào đó, ông khiến tôi có cảm giác thật gần gũi, rất tôn trọng. Trong lòng tôi tràn ngập một tình cảm rất lạ đối với ông.
Song những suy nghĩ vẩn vơ như ảo giác đó rất ngắn ngủi.
Vừa quay lại hiện thực, tôi vẫn là một đứa con gái tha hương ngồi bên đống lửa cùng một người lạ cùng chờ đợi. Và nằm bên cạnh chúng tôi là một hòa thượng cùng tương ngộ trong chuyến hành trình này bởi một hình thức rất bi kịch. Ba người lạ cùng tụ lại với nhau trong một lần gặp không may mắn, chỉ như vậy mà thôi.
Tôi nhỏm dậy, đi gần về phía hòa thượng, ngồi xuống bên ông. Chiếc tay nải ông đeo đã được mở ra khi giúp ông lau máu, phủ áo. Bên trong có một cuốn kinh thánh, một chiếc bát gỗ, một bộ cà sa sạch. Tất cả chỉ có vậy.
Theo Đường Cương nói: Ở Xuyên Tây, đặc biệt là nơi chúng tôi muốn tới có rất nhiều dân tộc Tạng sinh sống, những người thuộc tộc Hán như anh trở thành dân tộc thiểu số. Nơi có người tộc Tạng sinh sống rất tự nhiên có không ít chùa chiền và hòa thượng theo phật giáo Tây Tạng. Và giờ đây, chúng tôi hiện đang dừng ở ráp gianh vùng đó, hẳn vị hòa thường này cũng là hòa thượng nơi đó vừa đi xa về. Có thể ông đang trên đường đi hóa nguyện, cũng có thể đang vội về chùa. Không thể biết được tên tuổi và lai lịch của ông. Những hòa thượng lang thang như ông như thể cọng cỏ bay theo gió, trầm lặng, không được người ta chú y, nhưng tới đâu cũng bình lặng như vậy. Như thể bất cứ nơi nào đối với họ cũng xa lạ hoặc thân thiện như nhau, đâu đâu cũng là cảnh màn trời chiếu đất.
Chiếc xe đạp của vị hòa thượng vốn đã rất cũ kĩ. Sau khi bị đâm, nó hoàn toàn trở thành một đống phế thải, nằm cùng chủ nhân đang chảy máu, khiến người ta không nỡ nhìn.
Sờ tay vị hòa thượng lạnh như băng, nước mắt tôi lại tuôn ra. Tôi nghĩ bụng, ông già xa lạ trước mặt này đã chết thực rồi.
“Không biết có nên hỏi không?”. Một lúc sau, Đường Cương cất tiếng, phá vỡ không khí trĩu nặng, “Tôi cảm thấy hình như trước đây cô cũng từng gặp qua cảnh hôm nay”.
Tôi im lặng, đi tới bên con chó đang nằm nghỉ, thò tay khẽ vuốt ve đầu nó. Nó lập tức tỉnh giấc, thoắt một cái đã ngồi dậy, cảnh giác quan sát xung quanh. Sau khi xác định không có gì khác thường, nó mới trầm ngâm ngồi bên tôi, ngáp một cái rõ dài, rồi lại nằm bẹp xuống, gác đầu lên hai chân trước, nhưng mắt vẫn mở to. Tôi thấy nó nhìn vị hòa thượng rất lâu.
Tôi vuốt ve đầu nó, lấy mấy miếng bánh gạo nướng còn sót lại trong ba lô, đưa cho nó, rồi nói với Đường Cương, mắt vẫn không nhìn anh: “Đúng vậy, từng gặp phải”.
Mắt anh ta mở to: “Thật sao? Hẳn nào, tôi thấy lúc nãy nom cô rất xúc động. Hình như trong tim cô có cái gì đó vừa bị kích động”. Anh ta lại gật đầu, “Thì ra là vậy”.
Tôi hầu như không nghe thấy anh ta nói gì, chỉ mải ngắm ráng chiều cuối cùng nơi chân trời và không ngừng tưởng tượng ra hình ảnh bố tôi đang bay bay trong một thế giới khác. Đối với tôi, đó là một thế giới không tài nào chạm tới nổi, không thể hiểu được, nhất định là nó phải có gió phe phẩy, có hương hoa nhàn nhạt, có rất nhiều mây trắng như kẹo bông. Còn gì nữa nhỉ? Tôi không thể nghĩ ra nổi, có lẽ có cả những thứ đen tối và đau khổ nữa. Không có một thế giới nào mà chỉ có một gương mặt, đen và trắng, vui và buồn. Chúng hầu như đều tồn tại ở tất cả mọi nơi như một cặp song sinh.
Tôi vừa tò mò vừa đau buồn về cuộc sống của bố tôi trong thế giới đó. Ông sẽ bay trong không trung từng phút từng giây sao? Ông làm thế nào để đối phó lại với những hỉ, nộ, ái, ố của mình?
Ông cần phải lí giải, phán đoán, thậm chí là chấp nhận ra sao về mọi thứ xảy ra ở thế giới này? Còn cả vụ tai nạn nữa. Nhất định ông biết rõ người đâm ông là ai. Vậy ông có cảm giác gì về người đó?
“Có thể mạo muội hỏi một chút, trong quá khứ của cô rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?”, Đường Cương cắt đứt những suy nghĩ của tôi.
Tôi giơ tay gạt mấy lọn tóc bị gió thổi lõa xõa, ho một tiếng, ôm chặt hai đầu gối trong màn đêm ngày càng dày đặc. Tôi thấy Đường Cương cứ nhìn tôi mãi đầy nghi ngờ, nên quay sang nhìn kĩ anh ta một cái. Lần đầu tiên, tôi phát hiện thấy anh là một người đàn ông tuấn tú, nước da ngăm đen, các đường nét trên mặt rất rõ ràng, đôi mắt rất thẳng thắn và đầy chất lửa của người miền Tây. Tôi nhìn anh hồi lâu, đột nhiên có cảm giác như quen biết đã lâu, rồi tôi nhanh chóng quay mặt đi.
Tôi hít một hơi sâu, cuối cùng cố gắng nói bằng một giọng thật bình tĩnh, “Hơn mười năm trước, bố tôi chết trong một tai nạn”.
“Xin lỗi”, anh thông cảm nói.
“Không có gì”, tôi bình thản đáp và không muốn nói tiếp về đề tài này nữa.
Đúng lúc đó, từ xa đã vẳng tới tiếng còi xe cảnh sát và xe cứu thương. Chúng tôi vội vàng đứng dậy, ngó về phía có tiếng còi. Chỉ thấy phía trước một đám bụi mù, ánh đèn xe nhấp nháy như con lân tinh. Tôi ôm chặt hai vai, tự nhiên thấy căng thẳng.
Xe dừng lại trước mặt chúng tôi. Hai cảnh sát nhảy xuống xe, hai nhân viên y tế khênh cáng xuống. Một viên cảnh sát chụp ảnh, một viên cảnh sát khác hỏi và ghi lời khai. Không đợi họ phải hỏi, tôi đưa cho họ tờ giấy ghi biển số xe gây tai nạn và số phù hiệu của tài xế. Nhìn họ ghi chép lại, tôi vẫn nhắc lại lần nữa đã xác định rằng anh ta đã thực sự nắm được đầu mối lần ra tên tài xế ác độc đó.
Một nhân viên cứu hộ quỳ xuống bên người vị hòa thượng già kiểm tra hồi lâu. “Người đã chết rồi”, giọng anh ta không cao cũng không thấp, rõ ràng chỉ đang phục vụ công việc.
Viên cảnh sát thấy tôi bắt đầu khóc, liền quay sang hỏi Đường Cương. Anh nghiêm trang kể lại câu chuyện, đặc biệt là cảnh tài xế và hành khách cãi nhau ra sao, cương quyết đòi tiếp tục lái xe đi tiếp thế nào.
Tôi nhìn thấy vị hòa thượng già được khênh lên cáng, đưa lên xe cứu thương. Tôi đuổi theo hai người mặc áo blouse trắng: “Xin hỏi mọi người sẽ đưa ông ấy đi đâu?”.
“Trước tiên là tới nhà xác của bệnh viện, sau đó đến phòng thiêu xác”, người đó vẫn đáp bằng giọng bình bình.
Tôi hoảng hốt chạy tới bên viên cảnh sát: “Xin hỏi các anh có đi bắt tên tài xế gây tai nạn không?”.
“Bắt chứ”, viên cảnh sát đáp vắn tắt, “Không phải cô đã ghi hết số xe và số hiệu của tài xế rồi sao? Đi bắt chẳng phải cũng dễ sao?”, anh ta liên tục dùng hai câu hỏi, như thể cảm thấy tôi rất ghê gớm vậy.
Tôi thầm nghĩ: Nếu biết được tôi ở Trùng Khánh còn đối phó với một tên hung thủ bị truy nã thì anh ta sẽ có phản ứng ra sao nhỉ? Tôi thở phào. Mức độ căng thẳng và đầy kịch tính của những gì trải qua trong mấy ngày ngắn ngủi từ Thượng Hải xuống miền Tây này đã vượt qua những gì tôi từng trải qua trong suốt hai mươi chín năm ở Thượng Hải. Cuộc hành trình này bắt nguồn bởi sự đột ngột ra đi của bạn trai tôi. Mấy ngày sau đó, người bố đã chết của tôi lại quay về, con chó biết nói, giúp đỡ một sinh viên nghèo, bị cướp suýt mất mạng, giờ đây lại được tận mắt chứng kiến cái chết của một hòa thượng xa lạ….
Không biết còn có những gì chờ đợi tôi ở phía trước? Lẽ ra đúng như Đường Tăng đi thỉnh kinh từng bước gian khó hay sao? Cuộc hành trình tìm bạn trai của tôi lần này rốt cục sẽ có y nghĩa gì?
Tôi ngày càng nghĩ nhiều và không tài nào lí giải nổi. Tôi cũng thường nhớ tới những lời dự đoán của bố tôi về việc tôi sẽ học được bốn chân lí cuộc đời trong chuyến đi này. Vậy còn Triết thì sao? Tôi khát khao được gặp anh đến vậy, rất muốn anh quay về bên tôi. Nếu ông trời thực sự sắp xếp cho tôi học được bốn chân lí, vậy rốt cuộc ông trời sẽ sắp xếp tình yêu của tôi ra sao?
Cảnh sát ghi lại số chứng minh thư và số điện thoại của chúng tôi rồi đi. Họ đề nghị đưa chúng tôi tới một huyện gần đó tìm chỗ nghỉ chân, nhưng Đường Cương từ chối vì biết được ở đó rất khó đón xe về Đan Ba. Tôi cũng ở lại cùng anh ta.
Áo khoác của tôi vẫn úp trên ngực vị hòa thượng, cùng ông lên xe cấp cứu đi xa. Trên người tôi vẫn khoác chiếc áo của Đường Cương. Lúc này, gió càng mạnh hơn, cái rét cũng xoắn lấy da thịt. Trời đã hoàn toàn đen kịt. Ngẩng đầu thấy vô số các vì sao lấp lánh trên trời xanh như những viên kim cương xinh đẹp và lặng lẽ tỏa sáng. Ở Thượng Hải rất hiếm khi gặp được cảnh bầu trời sạch tinh và nhiều sao đến vậy.
Thấy tôi co rúm trong gió, giữ chặt quần áo vì lạnh, Đường Cương nói, “Tôi đi nhặt củi”, rồi lại chạy lên gò núi phía sau. Chẳng mấy chốc, anh ôm một đống cành củi khô quay về, bắt đầu nhóm thêm vào đống lửa đã tắt. Lửa nhanh chóng nhảy nhót, tạo thành một thế giới sáng rỡ và ấm áp.
Tôi dắt Lộ Phong Thiền tới bên đống lửa, ngồi xuống. Đường Cương rút ra một bao thuốc, đưa cho tôi một điếu. Tôi nhận ngay không chút do dự. Anh tự thưởng cho mình một điếu, rồi châm lửa. Tôi nhả ra một bụm khói, lúc này mới thấy thảnh thơi hơn rất nhiều.
Tôi chợt nhớ ra điều gì đó, liền vội lôi tay nải của vị hòa thượng từ trong ba lô du lịch màu đen. Thoạt đầu vừa nhìn thấy, Đường Cương giật mình, nhưng rồi lại mỉm cười. “Lúc nãy nhân lúc hai nhân viên y tế khênh vị hòa thượng lên xe, hai viên cảnh sát chỉ hỏi chuyện anh, tôi giấu trộm đấy”, mặt tôi rất đắc y.
“Ắt hẳn vị hòa thượng cũng muốn cô làm vậy”, Đường Cương nói, “Tôi thấy trước khi nhắm mắt, hình như ông ấy còn cười với cô, đúng không?”.
Tôi gật đầu, “Cũng có thể. Tôi cứ có cảm giác đã từng gặp ông ấy ở đâu rồi, như thể người quen”.
“Có duyên với nhau đấy”, anh ta nói, một lúc sau hỏi tiếp, “Cô định giải quyết ra sao với cái tay nải này?”.
“Tôi cũng chưa biết”, tôi nói rồi cúi đầu xuống ngẫm nghĩ. Rồi mở túi ra, lại nhìn cuốn kinh, cái bát gỗ và bộ cà sa một lúc, rồi nhấc cuốn kinh ra, cẩn thận đặt vào trong ba lô của tôi. Còn những thứ khác, tôi lần lượt ném vào đống lửa. Đường Cương lặng lẽ hút thuốc, nhìn tôi làm, cũng không ngăn cản.
Đầu tiên là cái bát gỗ, ném nó vào đống lửa, một lúc sau mới cháy hết, không ngừng nổ mấy tiếng khá to. Nó phải là đồ dùng khất thực và hóa nguyện của vị hòa thượng trên suốt đường đi. Chiếc bát biến thành đống tro rất nhanh. Tiếp đó, tôi đặt bộ cà sa vào đống lửa. Thoắt một cái, lửa bùng dữ dội, cao hơn cả đầu chúng tôi. Tôi thất kinh, lập tức nhảy dựng dậy khỏi chỗ ngồi, chắp tay cúi lạy ba cái về phía cái áo. Lúc này con chó cũng đứng thẳng dậy bằng hai chân sau, chắp hai chân trước khom người làm lễ. Có lẽ trực giác vốn có của động vật mà con người không có được, đã giúp nó nhìn thấy linh hồn của vị hòa thượng già đang bay trên không trung chăng?
Đường Cương đứng bên mở tròn mắt, bất giác cũng đứng dậy, khom mình trước đống lửa.
Cuối cùng là chiếc tay nải đã bạc mầu. Vừa vứt vào lửa, nó đã biến thành một đám tro. Đột nhiên tôi nhớ tới một câu thơ trong bài thơ “Hoa hồng” mà tôi yêu thích nhất: “Qua thuật luyện kim từ thứ nhỏ nhất, tái sinh từ đống tro tàn”.
Làm xong mọi việc, tôi đột nhiên không thấy lạnh nữa. “Chúng ta vẫy xe về thôi!”, tôi nói với Đường Cương. Anh gật đầu đứng dậy, lấy chân dậm vào đám tro tàn còn sót lại, nhấc hành lí đi ra vệ đường.
Thật bất ngờ, khoảng chừng năm phút sau, chúng tôi đã thuận lợi đi nhờ được một chiếc xe tới Đan Ba.
/18
|