Chuyển ngữ: Xeko
Nguồn: Xeko’s home
Tôi đang định thảo luận với anh ta về chủ đề thường thức này, chợt nghe thấy tiếng nói nhũn nhẹo của Lâm Tư Thông: Dì Yêu Tử ơi mở cửa…
Tôi bỏ qua Vương Hiên Dật, nghe tiếng chạy ra, liếc mắt một cái đã thấy Lâm Tư Thông. Nó mặc cái áo lông to bự chảng, khoác cặp sách to đùng đứng trước cửa nhà tôi. Khăn quàng cổ màu xanh quấn nhiều vòng gói đầu nó thành cái bánh chưng, trên khuôn mặt chỉ lộ ra một đôi mắt đen sáng bóng. Chủ nhân của đôi mắt đen sáng bóng này đang nổi giận đùng đùng, không ngừng nhảy dựng nhảy dựng lên muốn bấm chuông. Chẳng qua vị trí chuông cửa lại cao hơn Lâm Tư Thông nửa mét, khiến Lâm Tư Thông nhảy lên rồi lại thở hổn hển. Tôi nhớ lại lần thi đại học năm ấy, chỉ vì thiếu một điểm mà tạch nguyện vọng 1 là ngành Luật, cuối cùng bi thảm lọt vào ngành tiếng Trung. Tôi cảm khái đi đến bên nó, sờ lên cái đầu bánh chưng: Đừng nhảy nữa, về sau dì đánh thêm cho con một cái chìa khoá.
Quả thật tôi còn thiếu anh Lâm một cái chìa khoá.
Chỗ tôi ở trước kia là một nơi hẻo lánh, nhưng vừa đến buổi tối thì lập tức có biến, tiếng người ồn ào, chiêng trống vang trời, ngựa xe như nước áo quần như nêm, bán ăn bán mặc đã thành skill. Quân chủ lực cống hiến cho đất nước phồn vinh hưng thịnh chính là team bán rong. Tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Nơi này cấm mở hàng rong, bán xiên nướng, nghiêm cấm mọi hành vi làm ảnh hưởng đến bộ mặt khu phố”. Sau một thời gian dài tìm hiểu và bị các thế lực bán hàng rong cảm hoá, bác tổ trưởng tổ dân phố đã nảy sinh ra tình cảm cá nước thân mật với ngành nghề này, cân nhắc từng câu từng chữ cuối cùng cũng đổi khẩu hiệu thành “Mở hàng rong, bán xiên nướng, cùng xây dựng tương lai tốt đẹp”. Rất hòa thuận, rất hữu hảo, thân như một nhà. Vì thế dân bán rong chỉ cần luyện skill thấy loạn không hãi, tác phong quân sự tuỳ cơ ứng biến cùng với tốc độ chạy như Càn Khôn Đại Na Di, tập trung hỏa lực đối phó với các anh cục vệ sinh, hết lòng vì dân phục vụ.
Nơi này phồn hoa nhưng tuyệt đối không phồn vinh.
Đêm qua lúc ra ngoài đi bộ, tôi phát hiện một cửa hàng mà hình thức quản lý nghề nghiệp trong này hệt như hình thức quản lý lúc còn đi học, làm rất nhiều thứ, sửa giày này, cắt chìa này, nói chung là chỗ “Tiện phục vụ cho dân”. Chủ của cái chỗ “tiện phục vụ cho dân” này lại chẳng ra gì, mặc một bộ sườn xám xanh ngọc, quàng khăn trùm đầu màu vàng mà màu vải là màu mấy tiệm hàng thường dùng sáp nhuộm lên, bà này hắng giọng nói với tôi, nếu tôi ngại giá cả bất công thì có thể đi xe điện ngầm hai mươi phút, lại đi bộ hơn mười phút tới quán của người tàn tật mà làm. Nhưng kể ra thì bà ta nói cũng đúng, đánh một cái chìa khoá ở đây bằng tiền tôi mua cả ổ khoá ở chỗ cũ thì đúng là quá bất công. Tôi suy nghĩ rất lâu về vấn đề này, dựa theo đặc thù cơ bản của phái nữ thì thà bỏ ra một số tiền lớn mua bộ lễ phục dạ hội mà cả đời chỉ mặc một lần còn hơn là đứng trong cửa hàng hoa quả ngồi lê đôi mách. Vì thế tôi vẫn bị vây khốn trong sự lựa chọn là nên đến khu cho người tàn tật để chiếm giả rẻ hay đánh chìa ở chỗ này tuy đắt nhưng chất lượng, nhất thời không thể quyết định, băn khoăn đến tận bây giờ.
Tóm lại, tôi nói nhiều như vậy là chỉ muốn nói cho mọi người biết, tôi không chút do dự đánh thêm cho Lâm Tư Thông một cái chìa khóa chứng tỏ tôi yêu thương nó nhường nào à.
Lâm Tư Thông bóc cái khăn quàng cổ trên mặt, lại cởi cặp sách to đùng xuống, lục tìm bên trong một hồi, tìm ra một phong thư, đưa cho tôi: Bố nói phải đưa cái này cho dì.
Chữ viết của anh Lâm rất được, nhưng cách thức lại quá không được. Trong cái thời đại mạng lưới thông tin rầm rộ, tin nhắn zalo gmail tràn lan thì cũng chỉ có mình anh ta dùng phương pháp cổ đại chim già đưa thư này mà thôi.
Tôi mở thư ra, bên trong chỉ có một câu: 3000 tệ đã được cộng vào lương của cô.
Anh Lâm anh minh ở chỗ là luôn nhìn thấu được nhược điểm của đối phương, nắm lấy uy hiếp, một kích chí mạng.
Tôi vuốt ve những lời này, vuốt ve xong còn dịu dàng xoa tóc Lâm Tư Thông: Hôm nay có mang theo sách văn không?
Lâm Tư Thông vừa đi vào vừa vừa lấy ra quyển bách khoa toàn thư về thành ngữ dành cho thiếu nhi, bĩu môi nói: Bố bảo con học thành ngữ theo dì.
Tôi lật tập thành ngữ, ngẫm lại bản lĩnh ngôn từ của mình chắc hơn Lâm Tư Thông nhiều, nhưng dù thế nào cũng không thể để vốn thành ngữ của Lâm Tư Thông thua kém Phương Lỗi, cho nên tôi rất nghiêm túc đọc tài liệu.
Quyển bách khoa này thấm nhuần tư tưởng truyền thống, tuân thủ nghiêm ngặt ý niệm của dân gian, thành ngữ và điển cố khiến tôi nhớ lại màu sắc huy hoàng thời thơ ấu: Mò trăng đáy nước, bịt tay trộm chuông, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thật giả lẫn lộn. Có lẽ biên tập viên cảm thấy nội dung ở biển từ này quá mức a dua nên mới thêm chút muối hấp dẫn người xem: Điển cố “Nông dân và mãng xà” trong dân gian có ngụ ý là khi đối xử với kẻ địch phải vô tình như gió cuốn lá thu, cuối cùng bị quyển sách biên tập thành ý niệm thăng hoa không tài nào ngờ nổi, từ “khái niệm mới” này mà tư duy phát triển lên một tầm vóc vượt trội, sửa thành trước khi chết, bác nông dân đã tha thứ cho con rắn, xuyên tạc “nợ rắn thù người chưa xong” thành “lấy ơn đền oán”, thật sự khiến tôi được mở rộng tầm mắt, xem thế là đủ rồi.
Lâm Tư Thông đã có thể ghép từ lại đọc thành câu. Trên mặt chữ của cái câu “lấy ơn đền oán” này thì chẳng có cái vấn đề gì để lý giải, nhưng sau khi bổ sung thêm đoạn chuyện xưa, mặc dù có tinh thần chim lợn nhưng nó vẫn không thể lĩnh ngộ ra ý tứ gì cụ thể từ trong mối tình triền miên giữa người và rắn ấy.
Tôi nghiêm túc nghĩ, tổng kết lại tổng kết, cuối cùng chân thành nói: Thành ngữ “lấy ơn đền oán” này là do học trò của Khổng Tử nói. À mà chắc con không biết Khổng Tử đâu. Thật ra Khổng Tử là một hán tử bưu hãn ở Sơn Đông, hậu nhân coi ý dâm của ông này thành một lão già đáng khinh. Có một ngày môn đồ của Khổng Tử đã nói: Nếu người khác đối xử tệ bạc với con, con vẫn kính yêu người đó, như vậy là “lấy ơn đền oán” đúng không sư phụ? Khổng Tử cụt hứng: Nói bậy bạ cái gì thế? Nếu người khác đối xử tệ bạc với con, con lại kính yêu gã, vậy khác gì đối xử với người biết trân trọng con đâu? Chỉ có “Lấy ác báo oán, lấy đức trả ơn” mới có thể công bằng thôi. “Lấy ác báo oán, lấy đức trả ơn” nghĩa là, người ta đối xử tệ bạc với con, con gây chuyện ngáng đường lại gã; còn nếu người ta đối xử tốt với con ấy mà, con lại lấy thứ tốt đáp trả lại cho họ.
Tôi vừa giảng vừa kể, những gì tôi biết đều truyền thụ hết cho Lâm Tư Thông. Quả nhiên Lâm Tư Thông không khiến tôi thất vọng: Con hiểu rồi hiểu rồi. Khổng Tử đúng là người có cá tính.
Tôi thấy Lâm Tư Thông hiểu được thành ngữ trơn tru thuần thục như thế, không cần tôi giảng giải thêm gì, cuối cùng bảo nó: Điều quan trọng nhất trong việc học thành ngữ là phải biết vận dụng, chỉ nói suông mà không làm thì về sau ra trường con cũng chỉ có thể làm nhân viên quèn. Vậy nên lúc nói chuyện con phải nhớ dùng thuần thục thành ngữ, chắc chắn xuất khẩu thành thơ, có tài văn chương. Con nói vài câu để dì xem con vận dụng thế nào đi.
Lâm Tư Thông ngồi trên ghế bưng má suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng trả lời: Trước khi mọi chuyện xảy ra, Trần Quán Hi bịt tay trộm chuông nói cho mọi người biết, ảnh chụp là photoshop. Sau khi chuyện ảnh chụp được sáng tỏ, Trần Quán Hi và A Kiều trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Sau đó A Kiều chỉ trích Trần Quán Hi, công bố mình mới là người bị hại, đúng là lấy ác báo oán. Theo như ảnh chụp, rất nhiều cô gái thật giả lẫn lộn. Nghe nói gần đây Trần Quán Hi còn muốn tiến quân vào làng giải trí, hành động của anh ta chính là mò trăng đáy nước.
Tôi nghe xong mà run rẩy không nói nên lời. Nhất thời không biết phải sửa lỗi sai do cách dùng thành ngữ của nó hay sửa cách nhìn nhận nhân sinh của nó, tôi run rẩy chỉ tay, rất lâu sau mới nói ra một câu: Đúng là khiến người ta giận sôi gan…
Khiếp sợ quá nhiều, cuối cùng tôi mới nhận ra ý nghĩa thâm thuý và quan trọng của việc giáo dục. Vì thế tôi lên mạng nhờ anh Cốc (*) tra ra một đống luận án giáo dục, sửa nó lại thành sách. Đối với tập giấy dày này, tôi thấy rất vui mừng sung sướng, nếu như tôi là danh nhân, viết ra một đống chữ, sau đó ngồi sửa sang tút tát lại tí là có thể xuất bản. Tôi gửi tin nhắn cho anh Lâm để khoe khoang hành động vĩ đại này, muốn nói cho anh ta biết rằng chỉ dùng 3000 đồng để mua một quyển sách có ý nghĩa, còn cứu vớt được tương lai của con trai anh ta thì anh ta đúng là được hời rồi.
(*) Anh Cốc là chỉ Cốc Cốc.
Chưa đến một phút đã có tin nhắn trả lời: Cô đến hiệu sách mà mua. Dẫn Tư Thông đi trước đi, hai giờ tôi qua.
Tôi vốn đã nghĩ ra mấy câu như “Cảm ơn CCTV, cảm ơn MTV, cảm ơn Selena Gomez đã truyền cho tôi cảm hứng âm nhạc, cảm ơn bố mẹ tôi” của siêu sao ca nhạc lúc đoạt giải thưởng để trả lời lại anh Lâm, không ngờ anh ta vẫn giữ khư khư cái tác phong làm việc nghiêm túc không có lấy một lời thừa thãi, thật sự là quá vô vị.
Nguồn: Xeko’s home
Tôi đang định thảo luận với anh ta về chủ đề thường thức này, chợt nghe thấy tiếng nói nhũn nhẹo của Lâm Tư Thông: Dì Yêu Tử ơi mở cửa…
Tôi bỏ qua Vương Hiên Dật, nghe tiếng chạy ra, liếc mắt một cái đã thấy Lâm Tư Thông. Nó mặc cái áo lông to bự chảng, khoác cặp sách to đùng đứng trước cửa nhà tôi. Khăn quàng cổ màu xanh quấn nhiều vòng gói đầu nó thành cái bánh chưng, trên khuôn mặt chỉ lộ ra một đôi mắt đen sáng bóng. Chủ nhân của đôi mắt đen sáng bóng này đang nổi giận đùng đùng, không ngừng nhảy dựng nhảy dựng lên muốn bấm chuông. Chẳng qua vị trí chuông cửa lại cao hơn Lâm Tư Thông nửa mét, khiến Lâm Tư Thông nhảy lên rồi lại thở hổn hển. Tôi nhớ lại lần thi đại học năm ấy, chỉ vì thiếu một điểm mà tạch nguyện vọng 1 là ngành Luật, cuối cùng bi thảm lọt vào ngành tiếng Trung. Tôi cảm khái đi đến bên nó, sờ lên cái đầu bánh chưng: Đừng nhảy nữa, về sau dì đánh thêm cho con một cái chìa khoá.
Quả thật tôi còn thiếu anh Lâm một cái chìa khoá.
Chỗ tôi ở trước kia là một nơi hẻo lánh, nhưng vừa đến buổi tối thì lập tức có biến, tiếng người ồn ào, chiêng trống vang trời, ngựa xe như nước áo quần như nêm, bán ăn bán mặc đã thành skill. Quân chủ lực cống hiến cho đất nước phồn vinh hưng thịnh chính là team bán rong. Tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Nơi này cấm mở hàng rong, bán xiên nướng, nghiêm cấm mọi hành vi làm ảnh hưởng đến bộ mặt khu phố”. Sau một thời gian dài tìm hiểu và bị các thế lực bán hàng rong cảm hoá, bác tổ trưởng tổ dân phố đã nảy sinh ra tình cảm cá nước thân mật với ngành nghề này, cân nhắc từng câu từng chữ cuối cùng cũng đổi khẩu hiệu thành “Mở hàng rong, bán xiên nướng, cùng xây dựng tương lai tốt đẹp”. Rất hòa thuận, rất hữu hảo, thân như một nhà. Vì thế dân bán rong chỉ cần luyện skill thấy loạn không hãi, tác phong quân sự tuỳ cơ ứng biến cùng với tốc độ chạy như Càn Khôn Đại Na Di, tập trung hỏa lực đối phó với các anh cục vệ sinh, hết lòng vì dân phục vụ.
Nơi này phồn hoa nhưng tuyệt đối không phồn vinh.
Đêm qua lúc ra ngoài đi bộ, tôi phát hiện một cửa hàng mà hình thức quản lý nghề nghiệp trong này hệt như hình thức quản lý lúc còn đi học, làm rất nhiều thứ, sửa giày này, cắt chìa này, nói chung là chỗ “Tiện phục vụ cho dân”. Chủ của cái chỗ “tiện phục vụ cho dân” này lại chẳng ra gì, mặc một bộ sườn xám xanh ngọc, quàng khăn trùm đầu màu vàng mà màu vải là màu mấy tiệm hàng thường dùng sáp nhuộm lên, bà này hắng giọng nói với tôi, nếu tôi ngại giá cả bất công thì có thể đi xe điện ngầm hai mươi phút, lại đi bộ hơn mười phút tới quán của người tàn tật mà làm. Nhưng kể ra thì bà ta nói cũng đúng, đánh một cái chìa khoá ở đây bằng tiền tôi mua cả ổ khoá ở chỗ cũ thì đúng là quá bất công. Tôi suy nghĩ rất lâu về vấn đề này, dựa theo đặc thù cơ bản của phái nữ thì thà bỏ ra một số tiền lớn mua bộ lễ phục dạ hội mà cả đời chỉ mặc một lần còn hơn là đứng trong cửa hàng hoa quả ngồi lê đôi mách. Vì thế tôi vẫn bị vây khốn trong sự lựa chọn là nên đến khu cho người tàn tật để chiếm giả rẻ hay đánh chìa ở chỗ này tuy đắt nhưng chất lượng, nhất thời không thể quyết định, băn khoăn đến tận bây giờ.
Tóm lại, tôi nói nhiều như vậy là chỉ muốn nói cho mọi người biết, tôi không chút do dự đánh thêm cho Lâm Tư Thông một cái chìa khóa chứng tỏ tôi yêu thương nó nhường nào à.
Lâm Tư Thông bóc cái khăn quàng cổ trên mặt, lại cởi cặp sách to đùng xuống, lục tìm bên trong một hồi, tìm ra một phong thư, đưa cho tôi: Bố nói phải đưa cái này cho dì.
Chữ viết của anh Lâm rất được, nhưng cách thức lại quá không được. Trong cái thời đại mạng lưới thông tin rầm rộ, tin nhắn zalo gmail tràn lan thì cũng chỉ có mình anh ta dùng phương pháp cổ đại chim già đưa thư này mà thôi.
Tôi mở thư ra, bên trong chỉ có một câu: 3000 tệ đã được cộng vào lương của cô.
Anh Lâm anh minh ở chỗ là luôn nhìn thấu được nhược điểm của đối phương, nắm lấy uy hiếp, một kích chí mạng.
Tôi vuốt ve những lời này, vuốt ve xong còn dịu dàng xoa tóc Lâm Tư Thông: Hôm nay có mang theo sách văn không?
Lâm Tư Thông vừa đi vào vừa vừa lấy ra quyển bách khoa toàn thư về thành ngữ dành cho thiếu nhi, bĩu môi nói: Bố bảo con học thành ngữ theo dì.
Tôi lật tập thành ngữ, ngẫm lại bản lĩnh ngôn từ của mình chắc hơn Lâm Tư Thông nhiều, nhưng dù thế nào cũng không thể để vốn thành ngữ của Lâm Tư Thông thua kém Phương Lỗi, cho nên tôi rất nghiêm túc đọc tài liệu.
Quyển bách khoa này thấm nhuần tư tưởng truyền thống, tuân thủ nghiêm ngặt ý niệm của dân gian, thành ngữ và điển cố khiến tôi nhớ lại màu sắc huy hoàng thời thơ ấu: Mò trăng đáy nước, bịt tay trộm chuông, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thật giả lẫn lộn. Có lẽ biên tập viên cảm thấy nội dung ở biển từ này quá mức a dua nên mới thêm chút muối hấp dẫn người xem: Điển cố “Nông dân và mãng xà” trong dân gian có ngụ ý là khi đối xử với kẻ địch phải vô tình như gió cuốn lá thu, cuối cùng bị quyển sách biên tập thành ý niệm thăng hoa không tài nào ngờ nổi, từ “khái niệm mới” này mà tư duy phát triển lên một tầm vóc vượt trội, sửa thành trước khi chết, bác nông dân đã tha thứ cho con rắn, xuyên tạc “nợ rắn thù người chưa xong” thành “lấy ơn đền oán”, thật sự khiến tôi được mở rộng tầm mắt, xem thế là đủ rồi.
Lâm Tư Thông đã có thể ghép từ lại đọc thành câu. Trên mặt chữ của cái câu “lấy ơn đền oán” này thì chẳng có cái vấn đề gì để lý giải, nhưng sau khi bổ sung thêm đoạn chuyện xưa, mặc dù có tinh thần chim lợn nhưng nó vẫn không thể lĩnh ngộ ra ý tứ gì cụ thể từ trong mối tình triền miên giữa người và rắn ấy.
Tôi nghiêm túc nghĩ, tổng kết lại tổng kết, cuối cùng chân thành nói: Thành ngữ “lấy ơn đền oán” này là do học trò của Khổng Tử nói. À mà chắc con không biết Khổng Tử đâu. Thật ra Khổng Tử là một hán tử bưu hãn ở Sơn Đông, hậu nhân coi ý dâm của ông này thành một lão già đáng khinh. Có một ngày môn đồ của Khổng Tử đã nói: Nếu người khác đối xử tệ bạc với con, con vẫn kính yêu người đó, như vậy là “lấy ơn đền oán” đúng không sư phụ? Khổng Tử cụt hứng: Nói bậy bạ cái gì thế? Nếu người khác đối xử tệ bạc với con, con lại kính yêu gã, vậy khác gì đối xử với người biết trân trọng con đâu? Chỉ có “Lấy ác báo oán, lấy đức trả ơn” mới có thể công bằng thôi. “Lấy ác báo oán, lấy đức trả ơn” nghĩa là, người ta đối xử tệ bạc với con, con gây chuyện ngáng đường lại gã; còn nếu người ta đối xử tốt với con ấy mà, con lại lấy thứ tốt đáp trả lại cho họ.
Tôi vừa giảng vừa kể, những gì tôi biết đều truyền thụ hết cho Lâm Tư Thông. Quả nhiên Lâm Tư Thông không khiến tôi thất vọng: Con hiểu rồi hiểu rồi. Khổng Tử đúng là người có cá tính.
Tôi thấy Lâm Tư Thông hiểu được thành ngữ trơn tru thuần thục như thế, không cần tôi giảng giải thêm gì, cuối cùng bảo nó: Điều quan trọng nhất trong việc học thành ngữ là phải biết vận dụng, chỉ nói suông mà không làm thì về sau ra trường con cũng chỉ có thể làm nhân viên quèn. Vậy nên lúc nói chuyện con phải nhớ dùng thuần thục thành ngữ, chắc chắn xuất khẩu thành thơ, có tài văn chương. Con nói vài câu để dì xem con vận dụng thế nào đi.
Lâm Tư Thông ngồi trên ghế bưng má suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng trả lời: Trước khi mọi chuyện xảy ra, Trần Quán Hi bịt tay trộm chuông nói cho mọi người biết, ảnh chụp là photoshop. Sau khi chuyện ảnh chụp được sáng tỏ, Trần Quán Hi và A Kiều trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Sau đó A Kiều chỉ trích Trần Quán Hi, công bố mình mới là người bị hại, đúng là lấy ác báo oán. Theo như ảnh chụp, rất nhiều cô gái thật giả lẫn lộn. Nghe nói gần đây Trần Quán Hi còn muốn tiến quân vào làng giải trí, hành động của anh ta chính là mò trăng đáy nước.
Tôi nghe xong mà run rẩy không nói nên lời. Nhất thời không biết phải sửa lỗi sai do cách dùng thành ngữ của nó hay sửa cách nhìn nhận nhân sinh của nó, tôi run rẩy chỉ tay, rất lâu sau mới nói ra một câu: Đúng là khiến người ta giận sôi gan…
Khiếp sợ quá nhiều, cuối cùng tôi mới nhận ra ý nghĩa thâm thuý và quan trọng của việc giáo dục. Vì thế tôi lên mạng nhờ anh Cốc (*) tra ra một đống luận án giáo dục, sửa nó lại thành sách. Đối với tập giấy dày này, tôi thấy rất vui mừng sung sướng, nếu như tôi là danh nhân, viết ra một đống chữ, sau đó ngồi sửa sang tút tát lại tí là có thể xuất bản. Tôi gửi tin nhắn cho anh Lâm để khoe khoang hành động vĩ đại này, muốn nói cho anh ta biết rằng chỉ dùng 3000 đồng để mua một quyển sách có ý nghĩa, còn cứu vớt được tương lai của con trai anh ta thì anh ta đúng là được hời rồi.
(*) Anh Cốc là chỉ Cốc Cốc.
Chưa đến một phút đã có tin nhắn trả lời: Cô đến hiệu sách mà mua. Dẫn Tư Thông đi trước đi, hai giờ tôi qua.
Tôi vốn đã nghĩ ra mấy câu như “Cảm ơn CCTV, cảm ơn MTV, cảm ơn Selena Gomez đã truyền cho tôi cảm hứng âm nhạc, cảm ơn bố mẹ tôi” của siêu sao ca nhạc lúc đoạt giải thưởng để trả lời lại anh Lâm, không ngờ anh ta vẫn giữ khư khư cái tác phong làm việc nghiêm túc không có lấy một lời thừa thãi, thật sự là quá vô vị.
/22
|