oOo
Trần Cảnh không quay lại thành Bá Lăng nữa mà trở về tượng thần nơi Tú Xuân loan. Dưới linh lực tẩy luyện của Kinh Hà, hắn cố gắng dung hợp thần niệm vào con sông, để nhanh chóng thu thập nhiều linh lực của sông Kinh Hà hơn nữa.
Hắn đã không cần phải cố sức dẫn dắt linh lực sông Kinh Hà tẩy luyện thân xác tượng đá. Bởi vì tượng thần đã hòa hợp với Kinh Hà thành một thể, đủ loại linh khí trên trời dưới đất dồn đến Kinh Hà đều tự nhiên ngưng tụ vào đan điền tượng thần.
Nếu một con sông vô chủ hay một ngọn núi vô thần, có linh khí không ngừng tụ tập vào nhưng cũng sẽ không ngừng thoát đi. Cũng giống như người tu hành trong thế gian, tuy liên tục hút lấy thiên địa linh khí vào người, nhưng linh khí cũng sẽ tự nhiên thoát khỏi thân thể. Núi sông cũng vậy, chẳng qua, hiện tại phần lớn linh khí đã được Trần Cảnh hấp thu luyện hóa.
Khoảng thời gian thần niệm của hắn tiến hành dung nhập vào hà vực là quá trình tiến hành dung luyện tận tầng sâu bên trong, không cần phải gắng sức làm. Cho nên Trần Cảnh vừa câu thông dung hợp thần vực, vừa nhìn lại tất cả đạo pháp mà mình đã học được. Trong đó, có những thứ hắn đọc được trong tàng kinh suốt ba năm ở núi Thiên La, có “Thiên Yêu Hóa Hình thiên”, có “Thần Du Tinh Không quyết”, còn có “Tế Kiếm tâm kinh” nữa. Sau đợt chỉnh lý lại lần trước, lý giải về đạo của hắn đã tăng thêm một tầng cao mới lúc nào không hay, lại kết hợp với những thần thuật trong sắc phù khiến hắn càng có những lý giải sâu sắc.
Hắn đã phá tan thần cấm, không có nghĩa hắn không còn là một thần linh, cũng như không còn sắc phù nữa. Mà là cấm chế trong sắc phù ngăn không cho hắn tự do đi lại, dung hợp với núi non và mở rộng thần vực đã biến mất. Điều này xem như đã phá vỡ trật tự của Thiên đình năm đó, như thể chuyện một viên quan cùng quản lý hai nơi một lúc, hơn nữa kẻ này lại không do cấp trên sắc phong mà tự chiếm lấy. Nếu Thiên đình vẫn còn, Trần Cảnh tất nhiên không có khả năng phá tan thần cấm. Cho dù hắn có phá vỡ, thì tất sẽ bị Thiên đình trở tay tiêu diệt.
Hiện tại Thần đạo hỗn loạn, cấm chế thần linh trong thiên hạ cũng dần nới lỏng. Lúc này mới có chuyện mấy yêu linh làm vỡ đê Tú Xuân loan, dâng sóng đến thành Bá Lăng, mới khiến thần cấm trong thần hồn của Trần Cảnh bị phá tan.
Phá thần cấm, về mặt lý thuyết có thể mở rộng thần vực đến vô hạn. Chỉ là núi sông khắp nơi đều đã có thần linh chiếm cứ, nếu tùy tiện mở rộng, chính là xâm chiếm. Tất nhiên sẽ có trận chiến giữa các thần linh.
Trần Cảnh hiện nay còn chưa hoàn toàn luyện hóa hết thần vực của sông Kinh Hà, tất nhiên sẽ không mở rộng ra nơi khác.
Một ngày kia, hắn đột nhiên nhớ ra còn chưa xem qua quyển “Hoàng Đình” do lão kiếm khách nhờ Cố nãi nãi chuyển giao cho mình. Tuy chỉ có ba trang, nhưng đã khiến hắn có cảm giác cực kỳ bất phàm. Không chỉ vì chuyện lão kiếm khách nhờ Cố nãi nãi giao tận tay cho hắn, mà còn vì cái khí tức mênh mông cảm nhận được từ chính những chữ viết mà hắn không biết tới kia. Lúc mới nhận lấy “Hoàng Đình”, hắn cũng có nhìn một lúc, nhưng lại không có thời gian ổn định tâm tình để nghiên cứu. Lúc này thì hắn đã có thời gian đọc.
Bắt đầu từ lúc đó, cho dù gió thổi mưa vần, Trần Cảnh vẫn cứ ngồi trước cửa miếu nhìn ba trang “Hoàng Đình”. Ban ngày có người đến dâng hương, căn bản không ai nhìn thấy mà cứ bước ngang qua người hắn. Tối đến hắn vẫn ngồi đó, trăng sao chiếu rọi xuống, người hắn tản ra một đoàn sáng kỳ ảo. Trên mặt sông, lại có một con bướm xuất hiện. Con bướm vẫn luôn bay lượn từ thượng du xuống hạ du, dù có mưa giông gió táp, dù là ngày nắng hay đêm tối, dù xuân, hạ hay thu, đông. Dần dần mọi người bắt đầu chú ý tới con bướm đó, đều nói đó là do Hà Bá biến hóa mà ra. Bởi vì những nơi con bướm bay qua, sóng gió nhất định tĩnh lặng.
Trên chín ngàn ba trăm dặm hà vực sông Kinh Hà dần có rất nhiều miếu Hà Bá được dựng nên. Ngày miếu thành lập, nhất định sẽ có con bướm bay lượn vài ngày. Chỉ khi có con bướm xuất hiện, mọi người mới cao hứng, vì trong lòng họ, con bướm chính là đại biểu cho Hà Bá gia. Có vài người gọi nó là bướm Hà Bá, có người lại gọi là bướm Kinh Hà. Trần Cảnh dường như đã quên hẳn chuyện Diệp Thanh Tuyết còn không biết sống chết ra sao trong Linh Lung Trấn Yêu tháp, dường như đã quên hết thảy thế gian này.
Sinh linh trong Hà vực cũng dần nhiều trở lại, chỉ là trước miếu Hà Bá vẫn quạnh quẽ như thế. Hồng đại hiệp tự phong là đại tổng quản Kinh Hà, mang theo một đám tiểu yêu mới khai linh lạc từ biển vào đi loanh quanh khắp con sông, lại còn đấu phép giao hữu với đám yêu linh trong núi, nói chuyện trên trời dưới đất với chúng. Dần dà, danh tiếng Hồng đại hiệp cũng truyền khắp cả ven bờ chín ngàn ba trăm dặm sông Kinh Hà. Còn Hà Bá sông Kinh Hà thì càng lúc càng thần bí, thậm chí một vài yêu lâu năm vẫn luôn dặn dò các tiểu yêu mới khai linh rằng: “Ngàn vạn lần không được tới Kinh Hà, nhất là Tú Xuân loan sông Kinh Hà.”
Tuy rằng Trần Cảnh vẫn luôn ngồi nơi đây, không màng chuyện thế sự, nhưng mọi chuyện trên thế gian vẫn truyền vào tai hắn. Có Cố Minh Vi thành Bá Lăng nhờ người nhắn tới hắn, nói là rất nhớ Hà Bá gia, mời Hà Bá gia đến một chuyến. Thế nhưng những nơi khác lại không được bình tĩnh như thành Bá Lăng hay phạm vi sông Kinh Hà. Rất nhiều Thành Hoàng trong đại thành dồn dập hiện thân thuyết pháp, hàng đêm khai đàn giảng đạo, giảng giải các loại thần thông hoặc đạo phép. Mỗi thần linh như thế lại hình thành nên một đạo tràng nhỏ riêng. Trong đó cũng có Nạp Lan vương thành Nạp Lan. Lão có kiến thức rộng rãi, thần thông quảng đại, nên bên dưới có đến mấy trăm người nghe giảng đạo.
Ngoại trừ châu Cửu Hoa, còn có một con sông lớn kéo dài qua vài châu, có một thần linh thần thông quảng đại trong con sông lớn đó lĩnh ngộ được Cửu khúc thập bát loan Hoàng Hà đại trận, không người phá được. Y khai đàn giảng pháp, người nghe pháp bên dưới gần một ngàn.
Ngoài ra còn có Thái Sơn đạo tràng của Đông Nhạc đại đế, có rất nhiều người tụ tập. Có điều khi thần linh khắp thiên hạ dồn dập hiện thân thuyết pháp, các Huyền môn Tiên sơn lại quạnh quẽ khác thường. Sơn môn đóng chặt, đến đệ tử xuống núi đi lại cũng rất ít, trái ngược hẳn với các thần linh trong thiên hạ.
Tin tức này đều truyền tới tai Trần Cảnh, rồi theo gió đi mất, không để lại chút dấu vết gì trong lòng hắn. Chẳng qua có một tin tức khiến hắn có chút quan tâm, đó là về Quảng Hàn kiếm xuất thế. Dù quan tâm, nhưng hắn cũng không rời khỏi miếu Hà Bá, thậm chí còn chưa từng đứng dậy qua. Hắn tin tưởng Nhan Lạc Nương có thể ứng phó được, chỉ sợ trong thiên hạ này không có bao nhiêu người chống lại được linh lực trong thanh Quảng Hàn kiếm của nàng đấy.
***
Hiện tại trong lòng Nhan Lạc Nương đã không còn sợ hãi nữa. Lúc vừa được giao thanh Quảng Hàn kiếm, nàng đã rất sợ. Sau khi rời khỏi miếu Hà Bá vẫn còn chút sợ hãi, nhưng nàng không quay đầu lại, cũng không trốn trong miếu Hà Bá tu hành kiếm quyết “Quảng Hàn nguyệt quang vũ”, cũng là tâm pháp tế luyện Quảng Hàn kiếm. Trong đó, còn có cả pháp quyết quan trọng khu động linh lực của Quảng Hàn kiếm, cũng là đạo pháp tổng cương của Quảng Hàn cung.
Nhan Lạc Nương vốn có thể tu hành ở miếu Hà Bá, nhưng đã không làm như vậy mà lựa chọn tìm kiếm các sư tỷ của nàng. Cho nên một đường đi vừa rồi cực kỳ nguy hiểm, có rất nhiều kẻ trong tối ngoài sáng đều muốn đoạt lấy Quảng Hàn kiếm của nàng, nhưng không đạt được ý nguyện. Nhiều kẻ đã phải chết đi, thanh kiếm vẫn được đeo sau lưng Nhan Lạc Nương, kiếm khí như phóng lên cao thu hút sự chú ý của kẻ khác, như ngọn đèn sáng trong đêm tối, hấp dẫn đám thiêu thân lao đầu vào lửa.
Nhan Lạc Nương ăn gió uống sương, thu nạp ánh trăng trên chín tầng trời, hấp thu lấy thiên địa linh khí, nhắm thẳng hướng Bồng Lai nơi Đông Hải, đuổi theo bước chân các sư tỷ. Quần áo trên người nàng đã bị sờn rách đi nhiều, nhưng ánh mắt đã mất dần vẻ yếu đuối, mất đi sự bàng hoàng, chỉ còn kiên nghị và cố chấp. Đây chính là một đường luyện tâm của nàng.
***
Đến một ngày, Nguyệt Hà đã mang theo các sư muội đi vào Đông Hải. Nàng rất cao hứng, bởi vì cuối cùng đã mang được các sư muội bình an tới đây. Một lúc nữa, biểu ca sẽ tới, đón mọi người vào trong tiên sơn Bồng Lai. Chỉ cần vào trong tiên sơn Bồng Lai, sẽ không cần phải lo lắng nữa, chỉ cần tĩnh tu ở nơi đó đến khi đủ pháp lực câu thông với Quảng Hàn cung thì có thể trở về. Nàng tin rằng Bồng Lai là đại phái tiên môn, nhất định sẽ thu nhận, giúp đỡ mình và các sư muội.
Nghĩ tới đây, nàng không khỏi thở dài. Nàng không rõ vì sao sư phụ lại truyền Quảng Hàn kiếm cho tiểu sư muội. Dựa vào đâu mà nàng ấy đã lấy được đèn Lưu Ly Định Hồn, còn được cầm theo cả Quảng Hàn kiếm? Nàng không nhịn được mà quay đầu nhìn quãng đường vừa đi qua sớm đã bị vô số núi non che khuất, lại nhìn các vị sư muội phía sau. Nhìn thấy vẻ cao hứng và an tâm từ gương mặt các sư muội, nàng càng cảm thấy mình không sai, tới đây nhờ Bồng Lai che chở là không sai lầm.
Xa xa, một áng mây nhẹ từ nơi chân trời bay tới. Trên đó có hơn mười người mặc quần áo tươi sáng, người nào cũng đều có khí chất bất phàm, thần thái sán lạn.
Nguyệt Hà càng thêm cao hứng, không nghĩ tới biểu ca lại mang theo nhiều đồng môn đến tiếp đón mình như vậy, lòng thầm nghĩ:
- Biểu ca là đệ tử chân truyền của Hóa Thạch chân nhân, một trong ba đại trưởng lão Bồng Lai, quả nhiên không tầm thường, không đệ tử bình thường nào sánh được.
Chỉ một lúc sau, đám mây kia đã tới gần, vẻ mặt hơn mười người kia cũng rõ ràng hơn. Đám người kia có nam có nữ, có cao có thấp, khí chất khác nhau nhưng người nào cũng ẩn dấu thần quang, đầy vẻ cao quý.
- Hà muội, huynh đã tới chậm.
Người nói là một thanh niên trẻ tuổi có tuổi tác không chênh lệch với Nguyệt Hà cho lắm. Người này mặc bộ pháp bào màu xanh da trời, đầu đội mũ đạo quan ánh kim, vừa xuất hiện đã mở lời đón chào Nguyệt Hà. Gã tên là Thiên Vân, là biểu ca của Nguyệt Hà.
- Vân ca ca, huynh đến là tốt rồi. Không muộn, chúng ta cũng vừa mới đến thôi.
Nguyệt Hà cao hứng đáp.
Tiếp đó là hai bên giới thiệu với nhau. Mười người bên kia tất nhiên đều là đệ tử Bồng Lai, chẳng qua bọn họ chỉ là đệ tử nội môn, không phải là đệ tử chân truyền.
- Ồ, Nguyệt sư tỷ, Quảng Hàn cung chủ Nhan cung chủ sao lại không đến a?
Đột nhiên có một đệ tử Bồng Lai mở miệng hỏi.
Nguyệt Hà truyền tin cho biểu ca Thiên Vân chỉ đại khái nói qua về chuyện sư phụ gặp nạn, tỏ ý tứ muốn nhờ Bồng Lai che chở để có thể tu hành, cũng không nói đến chuyện có Nhan Lạc Nương cùng đi hay không. Chẳng qua nàng rất kỳ quái, là làm sao y biết được Nhan sư muội. Tuy cảm thấy kỳ quái, nhưng nàng cũng nhanh chóng đáp lời:
- Ý kiến của sư muội và chúng ta không hợp nhau, cho nên nàng đã đi hướng khác.
Nàng vừa nói xong, lại có người than thở:
- Ài, thật không nghĩ ra. Quảng Hàn cung chỉ có ít người như vậy, lại còn không có đủ năng lực để trở về.
- Thính Phong, nói cái gì vậy?
Thiên Vân, biểu ca của Nguyệt Hà quát lớn.
Người tên Thính Phong kia vội cúi đầu, không dám nói thêm gì nữa. Chỉ là lúc này Nguyệt Hà cực kỳ mẫn cảm, nàng có thể cảm nhận được sự không quan tâm trong ánh mắt Thính Phong. Điều này khiến trong lòng Nguyệt Hà cảm thấy cực kỳ không thoải mái. Nàng biết rõ, người nọ là vì nhìn thấy bộ dạng của Quảng Hàn cung lúc này mà nổi lòng khinh thường.
-----oo0oo-----
Trần Cảnh không quay lại thành Bá Lăng nữa mà trở về tượng thần nơi Tú Xuân loan. Dưới linh lực tẩy luyện của Kinh Hà, hắn cố gắng dung hợp thần niệm vào con sông, để nhanh chóng thu thập nhiều linh lực của sông Kinh Hà hơn nữa.
Hắn đã không cần phải cố sức dẫn dắt linh lực sông Kinh Hà tẩy luyện thân xác tượng đá. Bởi vì tượng thần đã hòa hợp với Kinh Hà thành một thể, đủ loại linh khí trên trời dưới đất dồn đến Kinh Hà đều tự nhiên ngưng tụ vào đan điền tượng thần.
Nếu một con sông vô chủ hay một ngọn núi vô thần, có linh khí không ngừng tụ tập vào nhưng cũng sẽ không ngừng thoát đi. Cũng giống như người tu hành trong thế gian, tuy liên tục hút lấy thiên địa linh khí vào người, nhưng linh khí cũng sẽ tự nhiên thoát khỏi thân thể. Núi sông cũng vậy, chẳng qua, hiện tại phần lớn linh khí đã được Trần Cảnh hấp thu luyện hóa.
Khoảng thời gian thần niệm của hắn tiến hành dung nhập vào hà vực là quá trình tiến hành dung luyện tận tầng sâu bên trong, không cần phải gắng sức làm. Cho nên Trần Cảnh vừa câu thông dung hợp thần vực, vừa nhìn lại tất cả đạo pháp mà mình đã học được. Trong đó, có những thứ hắn đọc được trong tàng kinh suốt ba năm ở núi Thiên La, có “Thiên Yêu Hóa Hình thiên”, có “Thần Du Tinh Không quyết”, còn có “Tế Kiếm tâm kinh” nữa. Sau đợt chỉnh lý lại lần trước, lý giải về đạo của hắn đã tăng thêm một tầng cao mới lúc nào không hay, lại kết hợp với những thần thuật trong sắc phù khiến hắn càng có những lý giải sâu sắc.
Hắn đã phá tan thần cấm, không có nghĩa hắn không còn là một thần linh, cũng như không còn sắc phù nữa. Mà là cấm chế trong sắc phù ngăn không cho hắn tự do đi lại, dung hợp với núi non và mở rộng thần vực đã biến mất. Điều này xem như đã phá vỡ trật tự của Thiên đình năm đó, như thể chuyện một viên quan cùng quản lý hai nơi một lúc, hơn nữa kẻ này lại không do cấp trên sắc phong mà tự chiếm lấy. Nếu Thiên đình vẫn còn, Trần Cảnh tất nhiên không có khả năng phá tan thần cấm. Cho dù hắn có phá vỡ, thì tất sẽ bị Thiên đình trở tay tiêu diệt.
Hiện tại Thần đạo hỗn loạn, cấm chế thần linh trong thiên hạ cũng dần nới lỏng. Lúc này mới có chuyện mấy yêu linh làm vỡ đê Tú Xuân loan, dâng sóng đến thành Bá Lăng, mới khiến thần cấm trong thần hồn của Trần Cảnh bị phá tan.
Phá thần cấm, về mặt lý thuyết có thể mở rộng thần vực đến vô hạn. Chỉ là núi sông khắp nơi đều đã có thần linh chiếm cứ, nếu tùy tiện mở rộng, chính là xâm chiếm. Tất nhiên sẽ có trận chiến giữa các thần linh.
Trần Cảnh hiện nay còn chưa hoàn toàn luyện hóa hết thần vực của sông Kinh Hà, tất nhiên sẽ không mở rộng ra nơi khác.
Một ngày kia, hắn đột nhiên nhớ ra còn chưa xem qua quyển “Hoàng Đình” do lão kiếm khách nhờ Cố nãi nãi chuyển giao cho mình. Tuy chỉ có ba trang, nhưng đã khiến hắn có cảm giác cực kỳ bất phàm. Không chỉ vì chuyện lão kiếm khách nhờ Cố nãi nãi giao tận tay cho hắn, mà còn vì cái khí tức mênh mông cảm nhận được từ chính những chữ viết mà hắn không biết tới kia. Lúc mới nhận lấy “Hoàng Đình”, hắn cũng có nhìn một lúc, nhưng lại không có thời gian ổn định tâm tình để nghiên cứu. Lúc này thì hắn đã có thời gian đọc.
Bắt đầu từ lúc đó, cho dù gió thổi mưa vần, Trần Cảnh vẫn cứ ngồi trước cửa miếu nhìn ba trang “Hoàng Đình”. Ban ngày có người đến dâng hương, căn bản không ai nhìn thấy mà cứ bước ngang qua người hắn. Tối đến hắn vẫn ngồi đó, trăng sao chiếu rọi xuống, người hắn tản ra một đoàn sáng kỳ ảo. Trên mặt sông, lại có một con bướm xuất hiện. Con bướm vẫn luôn bay lượn từ thượng du xuống hạ du, dù có mưa giông gió táp, dù là ngày nắng hay đêm tối, dù xuân, hạ hay thu, đông. Dần dần mọi người bắt đầu chú ý tới con bướm đó, đều nói đó là do Hà Bá biến hóa mà ra. Bởi vì những nơi con bướm bay qua, sóng gió nhất định tĩnh lặng.
Trên chín ngàn ba trăm dặm hà vực sông Kinh Hà dần có rất nhiều miếu Hà Bá được dựng nên. Ngày miếu thành lập, nhất định sẽ có con bướm bay lượn vài ngày. Chỉ khi có con bướm xuất hiện, mọi người mới cao hứng, vì trong lòng họ, con bướm chính là đại biểu cho Hà Bá gia. Có vài người gọi nó là bướm Hà Bá, có người lại gọi là bướm Kinh Hà. Trần Cảnh dường như đã quên hẳn chuyện Diệp Thanh Tuyết còn không biết sống chết ra sao trong Linh Lung Trấn Yêu tháp, dường như đã quên hết thảy thế gian này.
Sinh linh trong Hà vực cũng dần nhiều trở lại, chỉ là trước miếu Hà Bá vẫn quạnh quẽ như thế. Hồng đại hiệp tự phong là đại tổng quản Kinh Hà, mang theo một đám tiểu yêu mới khai linh lạc từ biển vào đi loanh quanh khắp con sông, lại còn đấu phép giao hữu với đám yêu linh trong núi, nói chuyện trên trời dưới đất với chúng. Dần dà, danh tiếng Hồng đại hiệp cũng truyền khắp cả ven bờ chín ngàn ba trăm dặm sông Kinh Hà. Còn Hà Bá sông Kinh Hà thì càng lúc càng thần bí, thậm chí một vài yêu lâu năm vẫn luôn dặn dò các tiểu yêu mới khai linh rằng: “Ngàn vạn lần không được tới Kinh Hà, nhất là Tú Xuân loan sông Kinh Hà.”
Tuy rằng Trần Cảnh vẫn luôn ngồi nơi đây, không màng chuyện thế sự, nhưng mọi chuyện trên thế gian vẫn truyền vào tai hắn. Có Cố Minh Vi thành Bá Lăng nhờ người nhắn tới hắn, nói là rất nhớ Hà Bá gia, mời Hà Bá gia đến một chuyến. Thế nhưng những nơi khác lại không được bình tĩnh như thành Bá Lăng hay phạm vi sông Kinh Hà. Rất nhiều Thành Hoàng trong đại thành dồn dập hiện thân thuyết pháp, hàng đêm khai đàn giảng đạo, giảng giải các loại thần thông hoặc đạo phép. Mỗi thần linh như thế lại hình thành nên một đạo tràng nhỏ riêng. Trong đó cũng có Nạp Lan vương thành Nạp Lan. Lão có kiến thức rộng rãi, thần thông quảng đại, nên bên dưới có đến mấy trăm người nghe giảng đạo.
Ngoại trừ châu Cửu Hoa, còn có một con sông lớn kéo dài qua vài châu, có một thần linh thần thông quảng đại trong con sông lớn đó lĩnh ngộ được Cửu khúc thập bát loan Hoàng Hà đại trận, không người phá được. Y khai đàn giảng pháp, người nghe pháp bên dưới gần một ngàn.
Ngoài ra còn có Thái Sơn đạo tràng của Đông Nhạc đại đế, có rất nhiều người tụ tập. Có điều khi thần linh khắp thiên hạ dồn dập hiện thân thuyết pháp, các Huyền môn Tiên sơn lại quạnh quẽ khác thường. Sơn môn đóng chặt, đến đệ tử xuống núi đi lại cũng rất ít, trái ngược hẳn với các thần linh trong thiên hạ.
Tin tức này đều truyền tới tai Trần Cảnh, rồi theo gió đi mất, không để lại chút dấu vết gì trong lòng hắn. Chẳng qua có một tin tức khiến hắn có chút quan tâm, đó là về Quảng Hàn kiếm xuất thế. Dù quan tâm, nhưng hắn cũng không rời khỏi miếu Hà Bá, thậm chí còn chưa từng đứng dậy qua. Hắn tin tưởng Nhan Lạc Nương có thể ứng phó được, chỉ sợ trong thiên hạ này không có bao nhiêu người chống lại được linh lực trong thanh Quảng Hàn kiếm của nàng đấy.
***
Hiện tại trong lòng Nhan Lạc Nương đã không còn sợ hãi nữa. Lúc vừa được giao thanh Quảng Hàn kiếm, nàng đã rất sợ. Sau khi rời khỏi miếu Hà Bá vẫn còn chút sợ hãi, nhưng nàng không quay đầu lại, cũng không trốn trong miếu Hà Bá tu hành kiếm quyết “Quảng Hàn nguyệt quang vũ”, cũng là tâm pháp tế luyện Quảng Hàn kiếm. Trong đó, còn có cả pháp quyết quan trọng khu động linh lực của Quảng Hàn kiếm, cũng là đạo pháp tổng cương của Quảng Hàn cung.
Nhan Lạc Nương vốn có thể tu hành ở miếu Hà Bá, nhưng đã không làm như vậy mà lựa chọn tìm kiếm các sư tỷ của nàng. Cho nên một đường đi vừa rồi cực kỳ nguy hiểm, có rất nhiều kẻ trong tối ngoài sáng đều muốn đoạt lấy Quảng Hàn kiếm của nàng, nhưng không đạt được ý nguyện. Nhiều kẻ đã phải chết đi, thanh kiếm vẫn được đeo sau lưng Nhan Lạc Nương, kiếm khí như phóng lên cao thu hút sự chú ý của kẻ khác, như ngọn đèn sáng trong đêm tối, hấp dẫn đám thiêu thân lao đầu vào lửa.
Nhan Lạc Nương ăn gió uống sương, thu nạp ánh trăng trên chín tầng trời, hấp thu lấy thiên địa linh khí, nhắm thẳng hướng Bồng Lai nơi Đông Hải, đuổi theo bước chân các sư tỷ. Quần áo trên người nàng đã bị sờn rách đi nhiều, nhưng ánh mắt đã mất dần vẻ yếu đuối, mất đi sự bàng hoàng, chỉ còn kiên nghị và cố chấp. Đây chính là một đường luyện tâm của nàng.
***
Đến một ngày, Nguyệt Hà đã mang theo các sư muội đi vào Đông Hải. Nàng rất cao hứng, bởi vì cuối cùng đã mang được các sư muội bình an tới đây. Một lúc nữa, biểu ca sẽ tới, đón mọi người vào trong tiên sơn Bồng Lai. Chỉ cần vào trong tiên sơn Bồng Lai, sẽ không cần phải lo lắng nữa, chỉ cần tĩnh tu ở nơi đó đến khi đủ pháp lực câu thông với Quảng Hàn cung thì có thể trở về. Nàng tin rằng Bồng Lai là đại phái tiên môn, nhất định sẽ thu nhận, giúp đỡ mình và các sư muội.
Nghĩ tới đây, nàng không khỏi thở dài. Nàng không rõ vì sao sư phụ lại truyền Quảng Hàn kiếm cho tiểu sư muội. Dựa vào đâu mà nàng ấy đã lấy được đèn Lưu Ly Định Hồn, còn được cầm theo cả Quảng Hàn kiếm? Nàng không nhịn được mà quay đầu nhìn quãng đường vừa đi qua sớm đã bị vô số núi non che khuất, lại nhìn các vị sư muội phía sau. Nhìn thấy vẻ cao hứng và an tâm từ gương mặt các sư muội, nàng càng cảm thấy mình không sai, tới đây nhờ Bồng Lai che chở là không sai lầm.
Xa xa, một áng mây nhẹ từ nơi chân trời bay tới. Trên đó có hơn mười người mặc quần áo tươi sáng, người nào cũng đều có khí chất bất phàm, thần thái sán lạn.
Nguyệt Hà càng thêm cao hứng, không nghĩ tới biểu ca lại mang theo nhiều đồng môn đến tiếp đón mình như vậy, lòng thầm nghĩ:
- Biểu ca là đệ tử chân truyền của Hóa Thạch chân nhân, một trong ba đại trưởng lão Bồng Lai, quả nhiên không tầm thường, không đệ tử bình thường nào sánh được.
Chỉ một lúc sau, đám mây kia đã tới gần, vẻ mặt hơn mười người kia cũng rõ ràng hơn. Đám người kia có nam có nữ, có cao có thấp, khí chất khác nhau nhưng người nào cũng ẩn dấu thần quang, đầy vẻ cao quý.
- Hà muội, huynh đã tới chậm.
Người nói là một thanh niên trẻ tuổi có tuổi tác không chênh lệch với Nguyệt Hà cho lắm. Người này mặc bộ pháp bào màu xanh da trời, đầu đội mũ đạo quan ánh kim, vừa xuất hiện đã mở lời đón chào Nguyệt Hà. Gã tên là Thiên Vân, là biểu ca của Nguyệt Hà.
- Vân ca ca, huynh đến là tốt rồi. Không muộn, chúng ta cũng vừa mới đến thôi.
Nguyệt Hà cao hứng đáp.
Tiếp đó là hai bên giới thiệu với nhau. Mười người bên kia tất nhiên đều là đệ tử Bồng Lai, chẳng qua bọn họ chỉ là đệ tử nội môn, không phải là đệ tử chân truyền.
- Ồ, Nguyệt sư tỷ, Quảng Hàn cung chủ Nhan cung chủ sao lại không đến a?
Đột nhiên có một đệ tử Bồng Lai mở miệng hỏi.
Nguyệt Hà truyền tin cho biểu ca Thiên Vân chỉ đại khái nói qua về chuyện sư phụ gặp nạn, tỏ ý tứ muốn nhờ Bồng Lai che chở để có thể tu hành, cũng không nói đến chuyện có Nhan Lạc Nương cùng đi hay không. Chẳng qua nàng rất kỳ quái, là làm sao y biết được Nhan sư muội. Tuy cảm thấy kỳ quái, nhưng nàng cũng nhanh chóng đáp lời:
- Ý kiến của sư muội và chúng ta không hợp nhau, cho nên nàng đã đi hướng khác.
Nàng vừa nói xong, lại có người than thở:
- Ài, thật không nghĩ ra. Quảng Hàn cung chỉ có ít người như vậy, lại còn không có đủ năng lực để trở về.
- Thính Phong, nói cái gì vậy?
Thiên Vân, biểu ca của Nguyệt Hà quát lớn.
Người tên Thính Phong kia vội cúi đầu, không dám nói thêm gì nữa. Chỉ là lúc này Nguyệt Hà cực kỳ mẫn cảm, nàng có thể cảm nhận được sự không quan tâm trong ánh mắt Thính Phong. Điều này khiến trong lòng Nguyệt Hà cảm thấy cực kỳ không thoải mái. Nàng biết rõ, người nọ là vì nhìn thấy bộ dạng của Quảng Hàn cung lúc này mà nổi lòng khinh thường.
-----oo0oo-----
/387
|