Lý tổng quản là một hán tử mập ú, sắc mặt hồng hào, áo quần diêm dúa đi trước. Theo sau là nhị gia, tay cầm túi đen coi rất bệ vệ. Văn Lão Cửu biết cái túi đen đó trong đựng chẳng phải châu báu thì cũng là vàng
lá.
Lý tổng quản không hô hoán hai gã, để tiểu nhị dẫn vào hậu viện.
Văn Lão Cửu nói:
Thử vào coi.
Tiền Lão Đại vội cản lại nói:
Chờ ở đây được rồi. Y mượn tiếng đi coi phòng ốc sẽ trở lại ngay, cần gì phải vội vã.
Tiền Lão Đại nói không sai. Chỉ trong khoảnh khắc Lý tổng quản đã từ nội viện đi ra.
Tiền, Văn hai gã khác nào mèo thấy mỡ chạy lại khẽ nói:
Tổng quản không sai chứ?
Lý tổng quản mặt lạnh như tiền gật đầu đáp:
Đúng rồi! Hai ngươi rất đắc lực.
Bốp! bốp! Hắn vươn tay tát hai cái rồi khịt mũi một tiếng dẫn nhị gia tay cầm túi đen hằm hằm ra khỏi khách điếm.
Tiền Lão Đại nhìn bóng sau lưng hai người đi xa rồi đưa tay sờ má đau rát hỏi:
Vụ này... vụ này là thế nào?
Văn Lão Cửu đứng thộn mặt ra như tượng gỗ hồi lâu mới lẩm bẩm:
Chẳng lẽ... chẳng lẽ thằng lỏi đó là giả?
Tiền Lão Đại sửng sốt la thất thanh:
Phải rồi! Nếu đúng là thằng lỏi đó thì mấy bữa trước hắn ở Nam Dương đã bảo chúng ta làm việc đó. Nào! Chúng ta tiến vào coi.
Dứt lời gã ngoắt tay rảo bước đi trước tiến vào hậu viện.
Trên thượng phòng số ba ở hậu viện đã thắp một ngọn đèn dầu, nhưng trong phòng tịch mịch, chẳng thấy bóng Lãng Đãng công tử đâu.
Dưới ánh đèn, một tờ giấy để lại trên viết mấy dòng chữ:
“Bản công tử đi thăm cô bác. Cảm ơn hai vị đã chầu hầu ở dọc đường”.
o O o
Hôm sau vào khoảng giờ tỵ trong quán trà Lâm Giang ở cửa bắc thành Tương Dương đang lúc nhộn nhịp, bỗng thấy ba vị trà khách xuất hiện khiến người ta phải chú ý.
Lâm Giang trà quán chiếm địa điểm rất thuận tiện, ngày thường cũng đông khách. Hiện nay ngoài cửa tây lập lôi đài lại càng náo nhiệt. Trước nửa tháng từ ngày lập lôi đài, cả những quán trà mới dựng lên cũng kẻ ra người vào tấp nập.
Ngoài cửa tây sau khi dựng lôi đài, thiếu gì hán tử đeo kiếm lui tới? Những kiếm khách vào quán trà chẳng có chi là lạ? Vậy thì làm sao đối với ba hán tử đeo kiếm này người ta lại đặc biệt chú ý?
Nguyên ba hán tử tiến vào quán trà đều lối ba chục tuổi, chẳng những quần áo giống nhau, mà tướng mạo cũng y hệt. Thậm chí những trường kiếm đeo trên lưng cũng cùng một loại. Ai nấy đều nhận ra bọn họ là huynh đệ đồng bào, không thể phân biệt người nào lớn, người nào nhỏ.
Chủ quán vội chay ra đón, khom lưng tươi cười hỏi:
Kính chào ba vị đại gia. Ba vị dùng trà gì?
Ba anh em tựa hồ chưa nghe rõ. Ba cặp mắt đảo nhìn khắp quán, dường như để tìm chỗ ngồi.
Trà bảo khẽ giơ tay ra cười nói:
Trong này còn bàn trống.
Nụ cười còn trên mặt trà bảo đột nhiên tắt ngấm, vì hắn chưa dứt lời thì ba khách nhân đã trở gót đi ra không ngoảnh cổ lại.
Giữa lúc ấy trong góc tây bắc quán trà, một hán tử mặt có vết sẹo thở phào một cái tựa hồ trút được gánh nặng, nhìn một lão già mặc áo xám ngồi đối diện nói:
Cuộc đả lôi đài ngày mai chắc sẽ vui nhộn.
Lão già áo xám lắc đầu đáp:
Lão hán xem chừng ba anh em nhà này không phải đến đây để đả lôi đài.
Hán tử mặt sẹo ngạc nhiên hỏi:
Vậy ba anh em họ từ tỉnh Thái Nguyên xa xăm chạy tới Tương Dương vì việc gì?
Lão già áo xám đáp:
Hôm qua lão hán nghe người ta đồn ba anh em chi đó đã hạ thủ vào Thương Ưng đạo nhân phái Võ Đang để đoạt thanh Hàng Long kiếm ở gần Lạc Dương nhưng kết quả lại lọt vào tay một chàng thiếu niên áo tía, khiến ba anh nhà này bị uổng một phen tâm huyết. Lão hán đoán là ba anh em nhà họ bữa nay đến Tương Dương có lẽ để truy tung Tử y thiếu niên kia.
Hán tử mặt sẹo hỏi:
Tử y thiếu niên là người thế nào?
Lão già áo xám đáp:
Không hiểu. Có người bảo gã là Nhị thiếu bảo chúa ở Kỳ Sĩ Bảo.
Hán tử mặt sẹo dường như kinh hãi hỏi:
Nếu vậy hắn là Lãng Đãng công tử hay sao?
Lão già áo xám gật đầu.
Hán tử mặt sẹo tự nói một mình:
Nếu Tử y thiếu niên đoạt mất bảo kiếm đúng là Lãng Đãng công tử thì ba vị sát tinh ở Quan gia tại Thái Nguyên chuyến này sẽ gặp đối thủ.
Hắn ngửng đầu nhìn lão già áo xám hỏi:
Lão gia cho là chuyến này Lãng Đãng công tử đến Tương Dương không phải vì vụ đả lôi đài ư?
Lão già áo xám gật đầu đáp:
Có thể như vậy.
Hán tử mặt sẹo ra chiều hứng thú hỏi:
Vụ này thật quái dị. Lão họ Dương tuy có tiền, nhưng trước kia lão chỉ là một nhân vật hạng ba trong võ lâm mà trong trang thu dụng được ba vị tổng quản như vậy không hiểu họ từ đâu tới?
Lão áo xám hơi ngạc nhiên hỏi lại:
Cả lão đệ cũng không biết ư?
Hán tử mặt sẹo nhăn nhó cười đáp:
Tại hạ tuy vẫn ở dải đất này, nhưng đối với ba vị đại tổng quản thủ lôi đài thì lần này mới được nghe danh, thật là mắc cỡ.
Lão áo xám nâng chung trà lên uống một hớp. Lão vừa thò tay vào bọc vừa đảo mắt nhìn quanh tựa hồ muốn gọi tiểu nhị lại tính tiền.
Hán tử mặt sẹo dường như sực nhớ ra điều gì “Ủa” một tiếng hỏi:
Thật là thất lễ. Tại hạ chưa xưng tên. Tại hạ họ Đàm, tên gọi Đại Kinh, ngoại hiệu là Long Trung Chi Hồ. Quý tính đại danh lão gia là gì?
Lão áo xám mỉm cười đáp:
Tiện hiệu của lão hán, lão đệ đã nhắc tới rồi kia mà?
Hán tử mặt sẹo ngạc nhiên hỏi:
Nhắc tới bao giờ?
Lão áo xám mỉm cười đáp:
Lão hủ là Lệnh Hồ Bình.
Hán tử mặt sẹo há miệng líu lưỡi nói:
Té ra là lão...
Lão áo xám từ từ đứng dậy cười đáp:
Phải rồi! Kêu bằng “lão” bỉ nhân không dám đâu. Lãng Đãng công tử chính thị.
o O o
Ngoài cửa tây thành, trên khu đất rộng trước Dương gia trang đã qua một ngày trầm tịch, nay lại nhiệt náo như chùa mở hội.
Tiếng ho hắng, tiếng hỏi thăm sức khỏe, tiếng người xô đẩy nhau la oai oái, thêm vào tiếng bán hàng rong. Chỗ nào cũng ầm ầm ỳ ỳ rối loạn cả lên.
Vừa qua giờ thìn, trước lôi đài chật ních những người, tưởng chừng nước cũng không chảy qua được.
Lúc này trên lôi đài trước mặt vẫn chưa ai lên mà người nào cũng thò đầu vươn cổ nhìn ra vẻ thích thú.
Trên đường lớn từ phía xa xa đột nhiên có tiếng vó ngựa vọng lại. Tiếp theo cát
bụi tung bay. Ba con tuấn mã xuất hiện.
Ngồi trên lưng ngựa là những hán tử thanh niên võ phục, lưng đeo trường kiếm.
Ba hán tử lối ba chục tuổi từ cách ăn mặc cho đến diện mạo, binh khí nhất thiết giống nhau. Cả ba con ngựa đều là lương câu màu hồng thẫm ở ngoài quan ải.
Mọi người ngó thì thào bàn tán. Một người nói:
Hay lắm! Hay lắm! Lại có chuyện vui nhộn.
Người khác hỏi:
Ông bạn bảo ba người này là ai?
Người này đáp:
Quan gia tam huynh đệ ở Thái Nguyên.
Người thứ ba nói:
Thảo nào tướng mạo rất oai phong.
Hắn hỏi tiếp:
Hồ tiêu đầu! Ba anh em nhà này so với môn hạ phái Côn Luân bữa trước thế
nào?
Hồ tiêu đầu đáp:
Ông bạn muốn hỏi môn hạ phái Côn Luân ư? Ha ha! Gã tiểu tử đó đã ăn thua gì.
Nhưng mọi người lại thất vọng vì Quan gia tam huynh đệ ở Thái Nguyên đến quảng trường không vào thẳng lôi đài. Họ dừng ngựa nhớn nhác tìm người trong đám đông, chứ không phải vì mục đích đả lôi đài như quần chúng dự đoán.
Ai nấy tự động tránh ra để nhường lối, nhưng ba người đi qua lại lấn vào chỗ trống. Quảng trường vẫn đông đặc.
Giữa lúc ấy góc tây bắc quảng trường bỗng thấy một lũ trẻ nít chạy lại trước mặt ba kỵ sĩ. Chúng ngoảnh mặt ngắm nghía ba người một lúc rồi tản ra, dắt tay nhau thành một vòng tròn vây quanh ba con ngựa vừa nhảy vừa hát:
Quan lão tam ngồi trên lưng ngựa thóa mạ:
Tiểu tạp chủng!
Hắn giơ tay lên muốn quất roi ngựa xuống đầu tên lớn nhất.
Quan lão đại vội vươn tay cản lại nói:
Tam đệ hãy khoan.
Hắn nói rồi từ trên lưng ngựa nhảy xuống bắt một đứa lớn tuổi nhất trong đám, cúi xuống cười nói:
Tiểu bằng hữu! Các em hát hay quá.
Thằng nhỏ cựa quậy giơ bàn tay lên hỏi:
Kẹo đâu?
Quan lão đại móc ra một xâu tiền giơ lên hỏi:
Bài ca đó ai dạy các ngươi? Ngươi nói ra ta cho xâu tiền này đi mua kẹo.
Thằng nhỏ mau mắn đáp:
Đó là Lệnh Hồ công tử dạy chúng cháu hát.
Quan lão đại lại móc một xâu tiền nữa ra nói:
Vị Lệnh Hồ công tử đó hiện giờ ở đâu. Ngươi cho thúc thúc hay thúc thúc lại cho ngươi xâu tiền này.
Thằng nhỏ quay mặt nhìn về phía tây bắc, lắc đầu đáp:
Không thấy y đâu nữa rồi.
Quan lão nhị và Quan lão tam không nhịn được cũng nhìn về phải tây bắc. Lúc này chỉ thấy dưới gốc cây dâu có người gánh củ cải ngồi nghỉ. Gã là một thanh niên đội mũ cỏ, mặc áo vải xanh. Gã không có việc gì làm lấy một củ cải ngồi ăn.
Quan lão nhị động tâm cúi xuống hỏi:
Này! Tiểu đệ đệ. Lệnh Hồ công tử có phải là gã bán củ cải kia không?
Thằng nhỏ lắc đầu đáp:
Không phải. Người bán củ cải là Thái Nhị Ma mặt rỗ tổ ong, còn Lệnh Hồ công tử đẹp lắm.
Quan lão đại hỏi:
Lệnh Hồ công tử mặc áo gì?
Thằng nhỏ đáp:
Y mặc trường bào màu xanh.
Quan lão đại ngẫm nghĩ, lại móc một xâu tiền nữa nói:
Ta cho cả bọn đi mua gì ăn, nhưng phải nhớ từ giờ không được hát bài đó nữa, hiểu chưa?
Bọn trẽ nít được ba xâu tiền mừng quá, nhảy chân sáo bỏ đi.
Bọn trẻ đi rồi, Quan lão đại nhảy lên ngựa đảo mắt nhìn toàn trường rồi quay lại nhìn lão nhị và lão tam nói:
Chúng ta giải tán và ở gần đây chờ đợi.
Một hồi tù và vọng lại. Phía trước lôi đài ba lá cờ từ từ kéo lên.
Trên quảng trường tiếng hoan hô vang dội một góc trời. Cờ kéo lên tức là ba vị tổng quản đứng chủ ba cửa quan đã lên đài.
Ba mặt đài kéo cờ chưa bao lâu, bỗng thấy hai thiếu nữ xuất hiện.
Hai thiếu nữ này cùng cưỡi ngựa đi tới. Coi cách ăn mặc tựa hồ là một chủ một tỳ. Hai cô đến quảng trường, thiếu nữ đi trước quay lại nhìn nữ tỳ áo xanh nói nhỏ mấy câu. Nữ tỳ không ngớt gật đầu.
Tiếp theo thiếu nữ kia xuống ngựa đưa dây cương cho tỳ nữ rồi xuyên vào đám đông tiến về phía lôi đài.
Toàn trường lại nổi lên tiếng reo hò hồi lâu không ngớt.
Hôm nay là ngày thứ mười sau và tất cả trước sau đã đến mấy chục người lên đài rồi. Thiếu nữ này lên đài chắc bữa nay mới đến lần thứ nhất.
Thiếu nữ áo đen đến trước lôi đài đưa ngón tay nhỏ nhắn ra ngần ngừ một lúc rồi rút sợi dây màu lam, cẩn thận cột vào cánh tay trái, điểm chân xuống đất nhảy vọt lên đài.
Mọi người nhìn rõ thiếu nữ áo đen muốn vượt cửa quan thứ hai, bất giác lại nổi trận hoan hô.
Trên lôi đài, vị tổng quản áo lam phụ trách đệ nhị quan sau khi tiếp được thông báo đã từ góc đài tiến ra.
Lam y tổng quản lối ngoài năm mươi tuổi, thân hình vừa phải. Tướng mạo tướng mạo chẳng có chỗ nào kỳ dị, nhưng cặp mắt lấp loáng như hai điểm hàn tinh tỏ ra nội công thâm hậu phi thường.
Lão chờ thiếu nữ đứng lại, lập tức tiến lên một bước chắp tay hỏi:
Nữ hiệp chuẩn bị tứ giáo bằng cách nào?
Thiếu nữ áo đen che mặt bằng tấm sa mỏng như cánh ve sầu, thủy chung không bỏ xuống. Cặp mắt cô lấp lánh phía sau tấm sa hỏi lại:
Sử kiếm được không?
Tổng quản áo lam tươi cười đáp:
Được! Được! Dĩ nhiên là được.
Thiếu nữ áo đen không nói gì nữa đưa tay qua vai rút thanh bảo kiếm, ánh ngân quang lấp loáng nghe đánh soạt một tiếng.
Tổng quản áo lam buột miệng khen ngợi:
Hảo kiếm!
Thiếu nữ áo đen ngửng đầu lên hỏi:
Quý tổng quản sử dụng binh khí gì?
Tổng quản áo lam mỉm cười đáp:
Tại hạ chỉ chuyên một đường quyền. Mong nữ hiệp nhẹ đòn cho.
Lúc này Quan gia huynh đệ đứng ở đằng xa, bất giác lại châu đầu vào nhau.
Quan lão tam hỏi:
Lão đại có nhận ra con nhỏ này không?
Quan lão đại lắc đầu đáp:
Chưa từng gặp qua.
Quan lão nhị nói:
Các môn phái nổi danh về kiếm thuật hiện nay chỉ có Võ Đang và Chung Nam. Lão đại thử coi xem có phải thị là đệ tử ở Chung Nam không?
Quan lão đại lắc đầu đáp:
Không có lý.
Quan lão tam hỏi:
Sao lại không có lý?
Quan lão đại đáp:
Phái Chung Nam môn quy rất nghiêm cẩn, nhất là đối với nữ đệ tử, trừ trường hợp vâng lệnh sư phụ còn ít khi họ lộ diện ra ngoài. Khi nào lên đó vì trăm lạng hoàng kim mà phái một tên nữ đệ tử đến đả lôi đài một cách vô vị.
Quan lão nhị ngưng thần nhìn một lúc, quay lại hỏi:
Lão đại có để ý đến thanh kiếm của thiếu nữ không?
Quan lão đại gật đầu đáp:
Thanh kiếm của thị tuy không bì kịp thanh kiếm mà gã Lệnh Hồ tiểu tử cướp đoạt, nhưng còn tốt của chúng ta nhiều.
Quan lão tam bĩu môi nói:
Nhan sắc con nhỏ này khá lắm...
Quan lão đại mỉm cười khẽ hỏi:
Tam đệ động tâm rồi chăng? Được lắm. Chỉ cần thị không phải là đệ tử phái Chung Nam, đại ca bảo đảm trong vòng ba ngày tam đệ sẽ được thỏa mãn. Còn thanh kiếm đó để cho lão nhị sử dụng.
Quan lão tam ra chiều cảm kích đáp:
Nếu được đại ca thành toàn cho thì tiểu đệ và nhị ca nhất định giúp đại ca kiếm cho bằng được gã Lệnh Hồ tiểu tử để đoạt lại Hàng Long kiếm.
Quan lão đại vừa cười vừa vẫy tay nói:
Hay lắm! Hay lắm! Đừng nói nữa để tên tiểu tử đó có thể thừa cơ chuẩn bị. Chúng ta lại tản ra mỗi người giữ một bên.
Lúc này giữa quảng trường im phăng phắc, cả những kẻ bán hàng vặt xung quanh cũng tạm thời đình chỉ không một tiếng rao.
Thiếu nữ áo đen sử cây kiếm bạc chẳng khác con ngân long uốn khúc, lúc vươn ra lúc co lại mau lẹ như chim hồng. Mũi kiếm của cô toàn nhắm đâm vào những huyệt trí mạng trên mình tổng quản áo lam.
Những ngàn vạn người ở dưới đài lúc này vẫn lo cho cô chỉ có ưu thế bề ngoài.
Thiếu nữ áo đen đã biến chiêu đến cùng cực mà thủy chung không đụng được tới tà áo tổng quản áo lam. Chưởng pháp của lão hiển nhiên phát huy chân lực nội gia, kình phong rít lên ào ào. Bảo kiếm của thiếu nữ áo đen chẳng bị kình phong hất ra thì cũng bị chưởng chỉ phóng tới khiến cô phải biến chiêu hoặc thu về để tự bảo vệ.
Lúc này một thiếu niên mặc áo trường bào vải xanh đứng trước đài không xa đám đông. Thiếu niên không có gì lạ mắt, vì bữa nay số đông mặc áo xanh.
Chỉ có một điểm bất đồng là các thiếu niên khác đều há miệng giương mắt nhìn cuộc đấu cơ hồ nghẹt thở, còn thiếu niên này nhíu cặp lông mày dường như càng coi càng nóng ruột không nhẫn nãi được.
Gã lẩm bẩm:
Đóng kịch giả. Quả là cuộc đả lôi đài giả hiệu.
Gã khẽ hắng dặng một tiếng lầm lũi lùi ra khỏi đám đông.
Thiếu niên vừa cúi đầu đi về phía hậu đài, vừa đi vừa nghĩ thầm:
Con nha đầu này sử kiếm pháp của Thư gia ở Đồng Quan, nếu thị không phải là con gái của Phong Vân Kiếm Khách thì cũng là đệ tử của lão. Cứ coi thị ra chiêu thì cuộc thành tựu hiển nhiên không kém gì Quan gia huynh đệ ở Thái Nguyên. Tên tổng quản áo lam phụ trách đệ nhị quan tuy không phải hạng kém cỏi nhưng cũng chẳng hơn gì Quan gia huynh đệ. Con a đầu tấn công mười hiệp không hạ được là vì mỗi lúc đến chỗ khẩn yếu lại giả vờ sơ hở không hiểu nguyên nhân vì đâu?
Gã lẩm bẩm:
Hừ! Trong vụ này có điều ngoắt ngoéo. Đồng Quan cách đây hàng ngàn dặm mà địa vị Phong Vân Kiếm Khách trong võ lâm chẳng có liên quan gì đến họ Dương ở đây. Hơn nữa giả sử hai nhà Thư, Dương có mối tình nghị thì cần gì bày ra cử động này để che mắt ai? Phải rồi! Trong vụ này nhất định phải có nguyên nhân mà ta quyết khám phá cho bằng được.
Gã bán củ cải ngồi dưới gốc dâu thỉnh thoảng nhìn lên đài, đột nhiên có người vẫy tay, gã cho là muốn mua củ cải vội gánh chạy lại.
Người vẫy tay ở hậu đài chính là thiếu niên mặc trường bào vải xanh, nhưng lúc này chàng đã bỏ tấm áo đó ra để lộ cái quần vải màu lam bên trong. Chàng chờ gã kia gánh củ cải đến gần, cầm một thoi bạc đưa ra hỏi:
Cả gánh bấy nhiêu đã được chưa?
Gã gánh củ cải tên gọi Thái Nhị Ma thấy thoi bạc nặng đến ba lạng không khỏi kinh ngạc, miệng ấp úng:
Tướng công... tướng công đừng nói giỡn. Phải chăng tướng công muốn giễu kẻ cùng nghèo?
Thiếu niên không bằng lòng đáp:
Ai giễu chú làm chi?
Thái Nhị Ma Tử ngập ngừng:
- Tiểu nhân muốn nói... gánh củ cải này... kể cả quang gánh không đáng năm phân bạc... mà tướng công cũng chẳng phải thực lòng muốn mua củ cải... thì bỏ nhiều bạc ra làm chi?
Thiếu niên nhét bạc vào tay gã nói:
Cái đó chú mặc kệ ta.
Dứt lời chàng cởi tấm áo xanh, bỏ hai ba chục củ cải vào gói để lại. Đoạn chàng cất gánh lên vai và dặn Thái Nhị Ma:
Chú nhớ hãy chờ ở đây khi ta gánh qua đường rồi, chú đem mớ củ cải này bày ra dưới gốc dâu, kêu bọn trẻ đến chia cho chúng. Nếu có ai hỏi, chú bảo Lệnh Hồ công tử dặn làm thế. Chú đã nhớ chưa? Thử nói một lượt cho ta nghe.
Thái Nhị Ma liền nói:
Đây là Lệnh Hồ công tử bảo phải làm thế.
Chàng thiếu niên lại dặn:
Phải rồi. Nhớ kỹ. Lệnh Hồ công tử. Nếu chú nói sai lát nữa ta quay về trả lại gánh và đòi lại bạc.
Thái Nhị Ma hỏi:
Còn tấm trường bào của công tử thì sao?
Thiếu niên đáp:
Chú lấy mà mặc. Ta cho chú đó.
Thiếu niên dứt lời toan đi, chợt nhớ ra điều gì quay lại giơ tay lên nói:
- Chú đưa cái nón cỏ cho ta.
lá.
Lý tổng quản không hô hoán hai gã, để tiểu nhị dẫn vào hậu viện.
Văn Lão Cửu nói:
Thử vào coi.
Tiền Lão Đại vội cản lại nói:
Chờ ở đây được rồi. Y mượn tiếng đi coi phòng ốc sẽ trở lại ngay, cần gì phải vội vã.
Tiền Lão Đại nói không sai. Chỉ trong khoảnh khắc Lý tổng quản đã từ nội viện đi ra.
Tiền, Văn hai gã khác nào mèo thấy mỡ chạy lại khẽ nói:
Tổng quản không sai chứ?
Lý tổng quản mặt lạnh như tiền gật đầu đáp:
Đúng rồi! Hai ngươi rất đắc lực.
Bốp! bốp! Hắn vươn tay tát hai cái rồi khịt mũi một tiếng dẫn nhị gia tay cầm túi đen hằm hằm ra khỏi khách điếm.
Tiền Lão Đại nhìn bóng sau lưng hai người đi xa rồi đưa tay sờ má đau rát hỏi:
Vụ này... vụ này là thế nào?
Văn Lão Cửu đứng thộn mặt ra như tượng gỗ hồi lâu mới lẩm bẩm:
Chẳng lẽ... chẳng lẽ thằng lỏi đó là giả?
Tiền Lão Đại sửng sốt la thất thanh:
Phải rồi! Nếu đúng là thằng lỏi đó thì mấy bữa trước hắn ở Nam Dương đã bảo chúng ta làm việc đó. Nào! Chúng ta tiến vào coi.
Dứt lời gã ngoắt tay rảo bước đi trước tiến vào hậu viện.
Trên thượng phòng số ba ở hậu viện đã thắp một ngọn đèn dầu, nhưng trong phòng tịch mịch, chẳng thấy bóng Lãng Đãng công tử đâu.
Dưới ánh đèn, một tờ giấy để lại trên viết mấy dòng chữ:
“Bản công tử đi thăm cô bác. Cảm ơn hai vị đã chầu hầu ở dọc đường”.
o O o
Hôm sau vào khoảng giờ tỵ trong quán trà Lâm Giang ở cửa bắc thành Tương Dương đang lúc nhộn nhịp, bỗng thấy ba vị trà khách xuất hiện khiến người ta phải chú ý.
Lâm Giang trà quán chiếm địa điểm rất thuận tiện, ngày thường cũng đông khách. Hiện nay ngoài cửa tây lập lôi đài lại càng náo nhiệt. Trước nửa tháng từ ngày lập lôi đài, cả những quán trà mới dựng lên cũng kẻ ra người vào tấp nập.
Ngoài cửa tây sau khi dựng lôi đài, thiếu gì hán tử đeo kiếm lui tới? Những kiếm khách vào quán trà chẳng có chi là lạ? Vậy thì làm sao đối với ba hán tử đeo kiếm này người ta lại đặc biệt chú ý?
Nguyên ba hán tử tiến vào quán trà đều lối ba chục tuổi, chẳng những quần áo giống nhau, mà tướng mạo cũng y hệt. Thậm chí những trường kiếm đeo trên lưng cũng cùng một loại. Ai nấy đều nhận ra bọn họ là huynh đệ đồng bào, không thể phân biệt người nào lớn, người nào nhỏ.
Chủ quán vội chay ra đón, khom lưng tươi cười hỏi:
Kính chào ba vị đại gia. Ba vị dùng trà gì?
Ba anh em tựa hồ chưa nghe rõ. Ba cặp mắt đảo nhìn khắp quán, dường như để tìm chỗ ngồi.
Trà bảo khẽ giơ tay ra cười nói:
Trong này còn bàn trống.
Nụ cười còn trên mặt trà bảo đột nhiên tắt ngấm, vì hắn chưa dứt lời thì ba khách nhân đã trở gót đi ra không ngoảnh cổ lại.
Giữa lúc ấy trong góc tây bắc quán trà, một hán tử mặt có vết sẹo thở phào một cái tựa hồ trút được gánh nặng, nhìn một lão già mặc áo xám ngồi đối diện nói:
Cuộc đả lôi đài ngày mai chắc sẽ vui nhộn.
Lão già áo xám lắc đầu đáp:
Lão hán xem chừng ba anh em nhà này không phải đến đây để đả lôi đài.
Hán tử mặt sẹo ngạc nhiên hỏi:
Vậy ba anh em họ từ tỉnh Thái Nguyên xa xăm chạy tới Tương Dương vì việc gì?
Lão già áo xám đáp:
Hôm qua lão hán nghe người ta đồn ba anh em chi đó đã hạ thủ vào Thương Ưng đạo nhân phái Võ Đang để đoạt thanh Hàng Long kiếm ở gần Lạc Dương nhưng kết quả lại lọt vào tay một chàng thiếu niên áo tía, khiến ba anh nhà này bị uổng một phen tâm huyết. Lão hán đoán là ba anh em nhà họ bữa nay đến Tương Dương có lẽ để truy tung Tử y thiếu niên kia.
Hán tử mặt sẹo hỏi:
Tử y thiếu niên là người thế nào?
Lão già áo xám đáp:
Không hiểu. Có người bảo gã là Nhị thiếu bảo chúa ở Kỳ Sĩ Bảo.
Hán tử mặt sẹo dường như kinh hãi hỏi:
Nếu vậy hắn là Lãng Đãng công tử hay sao?
Lão già áo xám gật đầu.
Hán tử mặt sẹo tự nói một mình:
Nếu Tử y thiếu niên đoạt mất bảo kiếm đúng là Lãng Đãng công tử thì ba vị sát tinh ở Quan gia tại Thái Nguyên chuyến này sẽ gặp đối thủ.
Hắn ngửng đầu nhìn lão già áo xám hỏi:
Lão gia cho là chuyến này Lãng Đãng công tử đến Tương Dương không phải vì vụ đả lôi đài ư?
Lão già áo xám gật đầu đáp:
Có thể như vậy.
Hán tử mặt sẹo ra chiều hứng thú hỏi:
Vụ này thật quái dị. Lão họ Dương tuy có tiền, nhưng trước kia lão chỉ là một nhân vật hạng ba trong võ lâm mà trong trang thu dụng được ba vị tổng quản như vậy không hiểu họ từ đâu tới?
Lão áo xám hơi ngạc nhiên hỏi lại:
Cả lão đệ cũng không biết ư?
Hán tử mặt sẹo nhăn nhó cười đáp:
Tại hạ tuy vẫn ở dải đất này, nhưng đối với ba vị đại tổng quản thủ lôi đài thì lần này mới được nghe danh, thật là mắc cỡ.
Lão áo xám nâng chung trà lên uống một hớp. Lão vừa thò tay vào bọc vừa đảo mắt nhìn quanh tựa hồ muốn gọi tiểu nhị lại tính tiền.
Hán tử mặt sẹo dường như sực nhớ ra điều gì “Ủa” một tiếng hỏi:
Thật là thất lễ. Tại hạ chưa xưng tên. Tại hạ họ Đàm, tên gọi Đại Kinh, ngoại hiệu là Long Trung Chi Hồ. Quý tính đại danh lão gia là gì?
Lão áo xám mỉm cười đáp:
Tiện hiệu của lão hán, lão đệ đã nhắc tới rồi kia mà?
Hán tử mặt sẹo ngạc nhiên hỏi:
Nhắc tới bao giờ?
Lão áo xám mỉm cười đáp:
Lão hủ là Lệnh Hồ Bình.
Hán tử mặt sẹo há miệng líu lưỡi nói:
Té ra là lão...
Lão áo xám từ từ đứng dậy cười đáp:
Phải rồi! Kêu bằng “lão” bỉ nhân không dám đâu. Lãng Đãng công tử chính thị.
o O o
Ngoài cửa tây thành, trên khu đất rộng trước Dương gia trang đã qua một ngày trầm tịch, nay lại nhiệt náo như chùa mở hội.
Tiếng ho hắng, tiếng hỏi thăm sức khỏe, tiếng người xô đẩy nhau la oai oái, thêm vào tiếng bán hàng rong. Chỗ nào cũng ầm ầm ỳ ỳ rối loạn cả lên.
Vừa qua giờ thìn, trước lôi đài chật ních những người, tưởng chừng nước cũng không chảy qua được.
Lúc này trên lôi đài trước mặt vẫn chưa ai lên mà người nào cũng thò đầu vươn cổ nhìn ra vẻ thích thú.
Trên đường lớn từ phía xa xa đột nhiên có tiếng vó ngựa vọng lại. Tiếp theo cát
bụi tung bay. Ba con tuấn mã xuất hiện.
Ngồi trên lưng ngựa là những hán tử thanh niên võ phục, lưng đeo trường kiếm.
Ba hán tử lối ba chục tuổi từ cách ăn mặc cho đến diện mạo, binh khí nhất thiết giống nhau. Cả ba con ngựa đều là lương câu màu hồng thẫm ở ngoài quan ải.
Mọi người ngó thì thào bàn tán. Một người nói:
Hay lắm! Hay lắm! Lại có chuyện vui nhộn.
Người khác hỏi:
Ông bạn bảo ba người này là ai?
Người này đáp:
Quan gia tam huynh đệ ở Thái Nguyên.
Người thứ ba nói:
Thảo nào tướng mạo rất oai phong.
Hắn hỏi tiếp:
Hồ tiêu đầu! Ba anh em nhà này so với môn hạ phái Côn Luân bữa trước thế
nào?
Hồ tiêu đầu đáp:
Ông bạn muốn hỏi môn hạ phái Côn Luân ư? Ha ha! Gã tiểu tử đó đã ăn thua gì.
Nhưng mọi người lại thất vọng vì Quan gia tam huynh đệ ở Thái Nguyên đến quảng trường không vào thẳng lôi đài. Họ dừng ngựa nhớn nhác tìm người trong đám đông, chứ không phải vì mục đích đả lôi đài như quần chúng dự đoán.
Ai nấy tự động tránh ra để nhường lối, nhưng ba người đi qua lại lấn vào chỗ trống. Quảng trường vẫn đông đặc.
Giữa lúc ấy góc tây bắc quảng trường bỗng thấy một lũ trẻ nít chạy lại trước mặt ba kỵ sĩ. Chúng ngoảnh mặt ngắm nghía ba người một lúc rồi tản ra, dắt tay nhau thành một vòng tròn vây quanh ba con ngựa vừa nhảy vừa hát:
Quan lão tam ngồi trên lưng ngựa thóa mạ:
Tiểu tạp chủng!
Hắn giơ tay lên muốn quất roi ngựa xuống đầu tên lớn nhất.
Quan lão đại vội vươn tay cản lại nói:
Tam đệ hãy khoan.
Hắn nói rồi từ trên lưng ngựa nhảy xuống bắt một đứa lớn tuổi nhất trong đám, cúi xuống cười nói:
Tiểu bằng hữu! Các em hát hay quá.
Thằng nhỏ cựa quậy giơ bàn tay lên hỏi:
Kẹo đâu?
Quan lão đại móc ra một xâu tiền giơ lên hỏi:
Bài ca đó ai dạy các ngươi? Ngươi nói ra ta cho xâu tiền này đi mua kẹo.
Thằng nhỏ mau mắn đáp:
Đó là Lệnh Hồ công tử dạy chúng cháu hát.
Quan lão đại lại móc một xâu tiền nữa ra nói:
Vị Lệnh Hồ công tử đó hiện giờ ở đâu. Ngươi cho thúc thúc hay thúc thúc lại cho ngươi xâu tiền này.
Thằng nhỏ quay mặt nhìn về phía tây bắc, lắc đầu đáp:
Không thấy y đâu nữa rồi.
Quan lão nhị và Quan lão tam không nhịn được cũng nhìn về phải tây bắc. Lúc này chỉ thấy dưới gốc cây dâu có người gánh củ cải ngồi nghỉ. Gã là một thanh niên đội mũ cỏ, mặc áo vải xanh. Gã không có việc gì làm lấy một củ cải ngồi ăn.
Quan lão nhị động tâm cúi xuống hỏi:
Này! Tiểu đệ đệ. Lệnh Hồ công tử có phải là gã bán củ cải kia không?
Thằng nhỏ lắc đầu đáp:
Không phải. Người bán củ cải là Thái Nhị Ma mặt rỗ tổ ong, còn Lệnh Hồ công tử đẹp lắm.
Quan lão đại hỏi:
Lệnh Hồ công tử mặc áo gì?
Thằng nhỏ đáp:
Y mặc trường bào màu xanh.
Quan lão đại ngẫm nghĩ, lại móc một xâu tiền nữa nói:
Ta cho cả bọn đi mua gì ăn, nhưng phải nhớ từ giờ không được hát bài đó nữa, hiểu chưa?
Bọn trẽ nít được ba xâu tiền mừng quá, nhảy chân sáo bỏ đi.
Bọn trẻ đi rồi, Quan lão đại nhảy lên ngựa đảo mắt nhìn toàn trường rồi quay lại nhìn lão nhị và lão tam nói:
Chúng ta giải tán và ở gần đây chờ đợi.
Một hồi tù và vọng lại. Phía trước lôi đài ba lá cờ từ từ kéo lên.
Trên quảng trường tiếng hoan hô vang dội một góc trời. Cờ kéo lên tức là ba vị tổng quản đứng chủ ba cửa quan đã lên đài.
Ba mặt đài kéo cờ chưa bao lâu, bỗng thấy hai thiếu nữ xuất hiện.
Hai thiếu nữ này cùng cưỡi ngựa đi tới. Coi cách ăn mặc tựa hồ là một chủ một tỳ. Hai cô đến quảng trường, thiếu nữ đi trước quay lại nhìn nữ tỳ áo xanh nói nhỏ mấy câu. Nữ tỳ không ngớt gật đầu.
Tiếp theo thiếu nữ kia xuống ngựa đưa dây cương cho tỳ nữ rồi xuyên vào đám đông tiến về phía lôi đài.
Toàn trường lại nổi lên tiếng reo hò hồi lâu không ngớt.
Hôm nay là ngày thứ mười sau và tất cả trước sau đã đến mấy chục người lên đài rồi. Thiếu nữ này lên đài chắc bữa nay mới đến lần thứ nhất.
Thiếu nữ áo đen đến trước lôi đài đưa ngón tay nhỏ nhắn ra ngần ngừ một lúc rồi rút sợi dây màu lam, cẩn thận cột vào cánh tay trái, điểm chân xuống đất nhảy vọt lên đài.
Mọi người nhìn rõ thiếu nữ áo đen muốn vượt cửa quan thứ hai, bất giác lại nổi trận hoan hô.
Trên lôi đài, vị tổng quản áo lam phụ trách đệ nhị quan sau khi tiếp được thông báo đã từ góc đài tiến ra.
Lam y tổng quản lối ngoài năm mươi tuổi, thân hình vừa phải. Tướng mạo tướng mạo chẳng có chỗ nào kỳ dị, nhưng cặp mắt lấp loáng như hai điểm hàn tinh tỏ ra nội công thâm hậu phi thường.
Lão chờ thiếu nữ đứng lại, lập tức tiến lên một bước chắp tay hỏi:
Nữ hiệp chuẩn bị tứ giáo bằng cách nào?
Thiếu nữ áo đen che mặt bằng tấm sa mỏng như cánh ve sầu, thủy chung không bỏ xuống. Cặp mắt cô lấp lánh phía sau tấm sa hỏi lại:
Sử kiếm được không?
Tổng quản áo lam tươi cười đáp:
Được! Được! Dĩ nhiên là được.
Thiếu nữ áo đen không nói gì nữa đưa tay qua vai rút thanh bảo kiếm, ánh ngân quang lấp loáng nghe đánh soạt một tiếng.
Tổng quản áo lam buột miệng khen ngợi:
Hảo kiếm!
Thiếu nữ áo đen ngửng đầu lên hỏi:
Quý tổng quản sử dụng binh khí gì?
Tổng quản áo lam mỉm cười đáp:
Tại hạ chỉ chuyên một đường quyền. Mong nữ hiệp nhẹ đòn cho.
Lúc này Quan gia huynh đệ đứng ở đằng xa, bất giác lại châu đầu vào nhau.
Quan lão tam hỏi:
Lão đại có nhận ra con nhỏ này không?
Quan lão đại lắc đầu đáp:
Chưa từng gặp qua.
Quan lão nhị nói:
Các môn phái nổi danh về kiếm thuật hiện nay chỉ có Võ Đang và Chung Nam. Lão đại thử coi xem có phải thị là đệ tử ở Chung Nam không?
Quan lão đại lắc đầu đáp:
Không có lý.
Quan lão tam hỏi:
Sao lại không có lý?
Quan lão đại đáp:
Phái Chung Nam môn quy rất nghiêm cẩn, nhất là đối với nữ đệ tử, trừ trường hợp vâng lệnh sư phụ còn ít khi họ lộ diện ra ngoài. Khi nào lên đó vì trăm lạng hoàng kim mà phái một tên nữ đệ tử đến đả lôi đài một cách vô vị.
Quan lão nhị ngưng thần nhìn một lúc, quay lại hỏi:
Lão đại có để ý đến thanh kiếm của thiếu nữ không?
Quan lão đại gật đầu đáp:
Thanh kiếm của thị tuy không bì kịp thanh kiếm mà gã Lệnh Hồ tiểu tử cướp đoạt, nhưng còn tốt của chúng ta nhiều.
Quan lão tam bĩu môi nói:
Nhan sắc con nhỏ này khá lắm...
Quan lão đại mỉm cười khẽ hỏi:
Tam đệ động tâm rồi chăng? Được lắm. Chỉ cần thị không phải là đệ tử phái Chung Nam, đại ca bảo đảm trong vòng ba ngày tam đệ sẽ được thỏa mãn. Còn thanh kiếm đó để cho lão nhị sử dụng.
Quan lão tam ra chiều cảm kích đáp:
Nếu được đại ca thành toàn cho thì tiểu đệ và nhị ca nhất định giúp đại ca kiếm cho bằng được gã Lệnh Hồ tiểu tử để đoạt lại Hàng Long kiếm.
Quan lão đại vừa cười vừa vẫy tay nói:
Hay lắm! Hay lắm! Đừng nói nữa để tên tiểu tử đó có thể thừa cơ chuẩn bị. Chúng ta lại tản ra mỗi người giữ một bên.
Lúc này giữa quảng trường im phăng phắc, cả những kẻ bán hàng vặt xung quanh cũng tạm thời đình chỉ không một tiếng rao.
Thiếu nữ áo đen sử cây kiếm bạc chẳng khác con ngân long uốn khúc, lúc vươn ra lúc co lại mau lẹ như chim hồng. Mũi kiếm của cô toàn nhắm đâm vào những huyệt trí mạng trên mình tổng quản áo lam.
Những ngàn vạn người ở dưới đài lúc này vẫn lo cho cô chỉ có ưu thế bề ngoài.
Thiếu nữ áo đen đã biến chiêu đến cùng cực mà thủy chung không đụng được tới tà áo tổng quản áo lam. Chưởng pháp của lão hiển nhiên phát huy chân lực nội gia, kình phong rít lên ào ào. Bảo kiếm của thiếu nữ áo đen chẳng bị kình phong hất ra thì cũng bị chưởng chỉ phóng tới khiến cô phải biến chiêu hoặc thu về để tự bảo vệ.
Lúc này một thiếu niên mặc áo trường bào vải xanh đứng trước đài không xa đám đông. Thiếu niên không có gì lạ mắt, vì bữa nay số đông mặc áo xanh.
Chỉ có một điểm bất đồng là các thiếu niên khác đều há miệng giương mắt nhìn cuộc đấu cơ hồ nghẹt thở, còn thiếu niên này nhíu cặp lông mày dường như càng coi càng nóng ruột không nhẫn nãi được.
Gã lẩm bẩm:
Đóng kịch giả. Quả là cuộc đả lôi đài giả hiệu.
Gã khẽ hắng dặng một tiếng lầm lũi lùi ra khỏi đám đông.
Thiếu niên vừa cúi đầu đi về phía hậu đài, vừa đi vừa nghĩ thầm:
Con nha đầu này sử kiếm pháp của Thư gia ở Đồng Quan, nếu thị không phải là con gái của Phong Vân Kiếm Khách thì cũng là đệ tử của lão. Cứ coi thị ra chiêu thì cuộc thành tựu hiển nhiên không kém gì Quan gia huynh đệ ở Thái Nguyên. Tên tổng quản áo lam phụ trách đệ nhị quan tuy không phải hạng kém cỏi nhưng cũng chẳng hơn gì Quan gia huynh đệ. Con a đầu tấn công mười hiệp không hạ được là vì mỗi lúc đến chỗ khẩn yếu lại giả vờ sơ hở không hiểu nguyên nhân vì đâu?
Gã lẩm bẩm:
Hừ! Trong vụ này có điều ngoắt ngoéo. Đồng Quan cách đây hàng ngàn dặm mà địa vị Phong Vân Kiếm Khách trong võ lâm chẳng có liên quan gì đến họ Dương ở đây. Hơn nữa giả sử hai nhà Thư, Dương có mối tình nghị thì cần gì bày ra cử động này để che mắt ai? Phải rồi! Trong vụ này nhất định phải có nguyên nhân mà ta quyết khám phá cho bằng được.
Gã bán củ cải ngồi dưới gốc dâu thỉnh thoảng nhìn lên đài, đột nhiên có người vẫy tay, gã cho là muốn mua củ cải vội gánh chạy lại.
Người vẫy tay ở hậu đài chính là thiếu niên mặc trường bào vải xanh, nhưng lúc này chàng đã bỏ tấm áo đó ra để lộ cái quần vải màu lam bên trong. Chàng chờ gã kia gánh củ cải đến gần, cầm một thoi bạc đưa ra hỏi:
Cả gánh bấy nhiêu đã được chưa?
Gã gánh củ cải tên gọi Thái Nhị Ma thấy thoi bạc nặng đến ba lạng không khỏi kinh ngạc, miệng ấp úng:
Tướng công... tướng công đừng nói giỡn. Phải chăng tướng công muốn giễu kẻ cùng nghèo?
Thiếu niên không bằng lòng đáp:
Ai giễu chú làm chi?
Thái Nhị Ma Tử ngập ngừng:
- Tiểu nhân muốn nói... gánh củ cải này... kể cả quang gánh không đáng năm phân bạc... mà tướng công cũng chẳng phải thực lòng muốn mua củ cải... thì bỏ nhiều bạc ra làm chi?
Thiếu niên nhét bạc vào tay gã nói:
Cái đó chú mặc kệ ta.
Dứt lời chàng cởi tấm áo xanh, bỏ hai ba chục củ cải vào gói để lại. Đoạn chàng cất gánh lên vai và dặn Thái Nhị Ma:
Chú nhớ hãy chờ ở đây khi ta gánh qua đường rồi, chú đem mớ củ cải này bày ra dưới gốc dâu, kêu bọn trẻ đến chia cho chúng. Nếu có ai hỏi, chú bảo Lệnh Hồ công tử dặn làm thế. Chú đã nhớ chưa? Thử nói một lượt cho ta nghe.
Thái Nhị Ma liền nói:
Đây là Lệnh Hồ công tử bảo phải làm thế.
Chàng thiếu niên lại dặn:
Phải rồi. Nhớ kỹ. Lệnh Hồ công tử. Nếu chú nói sai lát nữa ta quay về trả lại gánh và đòi lại bạc.
Thái Nhị Ma hỏi:
Còn tấm trường bào của công tử thì sao?
Thiếu niên đáp:
Chú lấy mà mặc. Ta cho chú đó.
Thiếu niên dứt lời toan đi, chợt nhớ ra điều gì quay lại giơ tay lên nói:
- Chú đưa cái nón cỏ cho ta.
/73
|