Ban đầu Thiên Hằng vốn không có ấn tượng gì đặc biệt với Thẩm Tinh. Anh chỉ thấy cô là một cô giáo nhiệt tình với học trò, tốt bụng và nhiều nhiệt huyết. Nhưng chỉ dừng lại như thế. Thiên Hằng không cho mình là người tốt. Điều làm anh quan tâm chỉ có gia đình, nhất là mấy đứa em, quan hệ với xung quanh chỉ cần hai người bạn thân A Tú và Trần Thập Toàn là đủ. Còn lại chỉ nên dừng lại là quan hệ hợp tác, vậy thôi.
Thẩm Tinh cũng chỉ xem Thiên Hằng như một người bình thường qua đường mà cô từng gặp. Theo lời hiệu trưởng thì anh rất tốt, có trách nhiệm trong công việc. Chuyện nghiệm thu công trình không như ý, Thiên Hằng sẵn sàng bỏ công ra làm lại, còn đích thân giám sát việc thực hiện nữa.Các giáo viên trong trường đều rất cảm động vì tinh thần làm việc hết mình của anh.
Tới tuần thứ hai, Thẩm Tinh dạy xong vẫn còn thấy Thiên Hằng miệt mài trên công trường bên cạnh. Nghe nói là anh còn chưa có ăn cơm.
Ngày hôm sau vẫn vậy…. Thẩm Tinh quay về căn phòng nhỏ cạnh trường đang ở. Cô nấu canh cá, tiện thể múc cho Thiên Hằng một chén, mang vào trường cho anh.
Nhận từ cô học trò nhỏ gà mên canh cá vẫn còn nóng, Thiên Hằng hơi ngẩn người. Cô học trò nhỏ tóc bím xinh xinh mỉm cười chỉ về phía dạy phòng học cũ kỹ của trường Tiểu học Hy Vọng, nơi Thẩm Tinh đang dạy. Anh chuyển lời cảm ơn cô giáo, sau đó tiếp tục công việc của mình.
Ngày thứ ba, Thiên Hằng đã mang theo cơm hộp ăn trưa. Thẩm Tinh cũng không đưa canh cá cho anh nữa.
Song Thẩm Tinh không nghĩ mình lại có một đám học trò tinh quái. Bọn chúng biết chuyện cô giáo đưa canh cá cho chú kiến trúc sư đang xây dựng trường. Trong những cái đầu nghịch ngợm đã dạn dày với cuộc mưu sinh thì việc đó không hề đơn giản. Thiên Hằng đẹp trai, lại có nghề nghiệp ổn định, với cô giáo quả thật xứng đôi.
Buổi trưa, Thiên Hằng ngạc nhiên khi cô bé hôm trước lại đem cho mình một chiếc hộp nhỏ, bên trong là sushi được chuẩn bị sẵn. Người làm rất khéo tay.
Cô học trò cười thật tươi, vui vẻ:
-Cô giáo gửi cho chú ạ!
-Cháu này…
Cái vóc dáng bé nhỏ chạy nhanh như gió. Thiên Hằng cầm lấy hộp sushi, hơi nhíu mày.
Mùi vị không thật đặc sắc. Thiên Hằng nhớ mang máng, hình như mình đã ăn ở đâu rồi.
Tiệm sushi đầu đường, gần trường Tiểu học. Chén canh cá hôm trước có thể hiểu là một lời cảm ơn. Còn món sushi hôm nay?
Liên tục 3 ngày, Thiên Hằng đều có sushi. Đến nỗi anh vội vàng nói với cô bé “truyền tin””
– Cháu này…Chú không thể nhận nữa đâu. Cháu nói với cô giáo.
-Cháu không biết ạ -Cô bé lắc đầu- Chú đi nói với cô giáo đi!
Nói như thế nào nhỉ? Thiên Hằng không phải là chưa được con gái tặng quà, thậm chí còn rất nhiều khi đi học. Nhưng nhận được sushi lần này lại làm anh bối rối. Cũng không thể lý giải được cảm giác vừa ngại ngần vì “vô công bất thụ lộc”, vừa có chút khác lạ. Trong lúc bận rộn tối mày tối mặt như vậy, vẫn có người lạ ngoài những người trong nhà để ý tới Thiên Hằng!
Việc sửa chữa công trình cũng không mất nhiều thời gian lắm. Khoảng 20 ngày, với sự theo dõi của Thiên Hằng, công trình cuối cùng đã hoàn công. Hiệu trưởng nhận nghiệm thu, đi xem lại lần nữa. Vẻ hài lòng hiện rõ trên gương mặt.
Thiên Hằng nhìn thấy Thẩm Tinh ngồi chung với các thầy cô giáo khác. Đợi tới lúc cô tách ra khỏi họ, anh chỉ biết đi nhanh lại, nói lên tiếng cảm ơn.
Thẩm Tinh ngạc nhiên nhìn Thiên Hằng, rồi như mới nhớ ra chén canh cá, cô mỉm cười:
-Không có gì đâu anh….
Thiên Hằng cười nhẹ. Người ta tỏ ra vô tình đến vậy. Lòng anh chợt có chút hẫng hụt. Mấy hộp sushi tuy là không ngon lắm song ngày nào Thiên Hằng cũng ăn hết mà.
Trong buổi tiệc mừng công sau đó, ngoài người của trường Tiểu học Hy Vọng ra còn có một số khách mời của địa phương cũng như nhà tài trợ của trường tiểu học Hy Vọng. Đó là một ông giám đốc bụng phệ, mắt không ngừng nhìn ngắm xung quanh.
Thẩm Tinh hôm nay mặc chiếc sườn xám truyền thống để cùng các thầy cô và hiệu trưởng đón khách. Cô mỉm cười thật dịu dàng khi nhìn thấy Thiên Hằng.
Anh cũng mỉm cười đáp lại cô.
Các thầy cô giáo được sắp xếp ngồi chung với nhà tài trợ, các thành viên của địa phương. Họ nói chuyện rất rôm rả. Chỉ có Thiên Hằng là bỏ ra ngoài hút thuốc.
Anh nhìn thấy một dáng vóc bé nhỏ đang đứng. Đến gần thì ra là Thẩm Tinh.
-Chào cô Thẩm. Cô nhớ nhà sao?
Thẩm Tinh quay lại, nhìn anh, mỉm cười:
-Dạ….
Thiên Hằng nhớ…Thẩm Tinh là tình nguyện viên đến từ Đại lục. Anh cũng không mấy khi qua bên đó. Cuộc sống chủ yếu là ở Hong Kong, thỉnh thoảng có vài công trình giám sát. Giữa hai người là một khoảng cách địa lý…Rất xa.
-Khi nào cô giáo về đó?
-Tôi đi 4 tháng. -Thẩm Tinh vén lại tóc- Cũng sắp về rồi.
Món sushi không ngon lắm. Nhưng canh cá rất thơm. Thiên Hằng chợt có chút bâng khuâng.
-Vâng…
Cả hai lại im lặng. Đều không biết nói gì với nhau.
Thẩm Tinh đang mải suy nghĩ về cuộc điện thoại ba cô mới gọi. Chưa đầy hai tháng nữa là Thẩm Tinh sẽ về nhà.
Gia đình của cô ở Đại lục là một gia đình nền nếp. Ba Thẩm Tinh là giáo sư môn văn hóa học. Đối với người Hong Kong, ông luôn có một thành kiến gì đó khó lý giải. Người Hong Kong đối với dân đại lục cũng thế. Thẩm Tinh thở dài…Cùng là người Trung Quốc nhưng khoảng cách giữa hai bên vẫn rất mênh mông.
Thẩm Tinh từ nhỏ được dạy dỗ rất kỹ trong khuôn phép. Mẹ cô là cô giáo dạy môn Văn học ở trường Trung học. Với ba mẹ, con gái phải đảm đang công dung ngôn hạnh. Thẩm Tinh lớn lên như một con búp bê trong vòng tay yêu thương và che chở một cách ngột ngạt của ba mẹ. Mọi chuyện đều không thể tự quyết định. Cô lại là con gái duy nhất…Bên trong vẻ ngoài hiền dịu của một cô giáo Tiểu học lại ẩn chứa một khao khát được vùng thoát khỏi “gông cùm” của gia đình một cách mạnh mẽ. Thẩm Tinh mong muốn được một lần bước ra bên ngoài mà không có ánh mắt dõi theo của ba mẹ mình. Một lần được tự do.
Cơ hội ấy đến khi trường tiểu học Thẩm Tinh đang dạy có chương trình thiện nguyện, đưa một số giáo viên đến chăm lo, giúp đỡ người dân Hong Kong việc học. Khác hẳn bề ngoài hoa lệ, bên trong Hong Kong vẫn còn nhiều ngôi nhà ổ chuột, nhiều phận đời vất vả phải sống nhờ vào sự quan tâm của mọi người. Với vốn tiếng Quảng khá tốt được học từ ba, Thẩm Tinh nhờ hiệu trưởng đến thuyết phục ba mẹ. Một lần được bay ra thế giới bên ngoài. Một lần thôi…
Thẩm Tinh lại thở dài…Bay ra bên ngoài để thấy mình vô cùng non nớt. Bây giờ lại sợ…Lại muốn quay về chiếc lồng son.
-Cô Thẩm…
Thiên Hằng lên tiếng khiến Thẩm Tinh giật mình quay lại. Cô cười nhẹ:
-Khi về nhà, tôi sẽ kết hôn. -Thẩm Tinh nhẹ nhàng- Nếu được thì mời anh Thiệu đến dự. Vợ chồng tôi sẽ rất vui.
Có một cảm giác tiếc nuối dâng lên trong lòng Thiên Hằng sau câu nói ấy. Kỳ lạ thật…Đâu có gì vướng bận? Đâu có quan hệ gì thân thiết? Chỉ có mấy món ăn có lẽ do người ta thấy mình làm việc bán mạng nên thương tình gửi qua đám học trò nhỏ…Vậy mà khi nghe nói người ấy sắp kết hôn lại không cất lên nổi tiếng chúc mừng.
Thật là lạ…Đúng không?
Thẩm Tinh cũng chỉ xem Thiên Hằng như một người bình thường qua đường mà cô từng gặp. Theo lời hiệu trưởng thì anh rất tốt, có trách nhiệm trong công việc. Chuyện nghiệm thu công trình không như ý, Thiên Hằng sẵn sàng bỏ công ra làm lại, còn đích thân giám sát việc thực hiện nữa.Các giáo viên trong trường đều rất cảm động vì tinh thần làm việc hết mình của anh.
Tới tuần thứ hai, Thẩm Tinh dạy xong vẫn còn thấy Thiên Hằng miệt mài trên công trường bên cạnh. Nghe nói là anh còn chưa có ăn cơm.
Ngày hôm sau vẫn vậy…. Thẩm Tinh quay về căn phòng nhỏ cạnh trường đang ở. Cô nấu canh cá, tiện thể múc cho Thiên Hằng một chén, mang vào trường cho anh.
Nhận từ cô học trò nhỏ gà mên canh cá vẫn còn nóng, Thiên Hằng hơi ngẩn người. Cô học trò nhỏ tóc bím xinh xinh mỉm cười chỉ về phía dạy phòng học cũ kỹ của trường Tiểu học Hy Vọng, nơi Thẩm Tinh đang dạy. Anh chuyển lời cảm ơn cô giáo, sau đó tiếp tục công việc của mình.
Ngày thứ ba, Thiên Hằng đã mang theo cơm hộp ăn trưa. Thẩm Tinh cũng không đưa canh cá cho anh nữa.
Song Thẩm Tinh không nghĩ mình lại có một đám học trò tinh quái. Bọn chúng biết chuyện cô giáo đưa canh cá cho chú kiến trúc sư đang xây dựng trường. Trong những cái đầu nghịch ngợm đã dạn dày với cuộc mưu sinh thì việc đó không hề đơn giản. Thiên Hằng đẹp trai, lại có nghề nghiệp ổn định, với cô giáo quả thật xứng đôi.
Buổi trưa, Thiên Hằng ngạc nhiên khi cô bé hôm trước lại đem cho mình một chiếc hộp nhỏ, bên trong là sushi được chuẩn bị sẵn. Người làm rất khéo tay.
Cô học trò cười thật tươi, vui vẻ:
-Cô giáo gửi cho chú ạ!
-Cháu này…
Cái vóc dáng bé nhỏ chạy nhanh như gió. Thiên Hằng cầm lấy hộp sushi, hơi nhíu mày.
Mùi vị không thật đặc sắc. Thiên Hằng nhớ mang máng, hình như mình đã ăn ở đâu rồi.
Tiệm sushi đầu đường, gần trường Tiểu học. Chén canh cá hôm trước có thể hiểu là một lời cảm ơn. Còn món sushi hôm nay?
Liên tục 3 ngày, Thiên Hằng đều có sushi. Đến nỗi anh vội vàng nói với cô bé “truyền tin””
– Cháu này…Chú không thể nhận nữa đâu. Cháu nói với cô giáo.
-Cháu không biết ạ -Cô bé lắc đầu- Chú đi nói với cô giáo đi!
Nói như thế nào nhỉ? Thiên Hằng không phải là chưa được con gái tặng quà, thậm chí còn rất nhiều khi đi học. Nhưng nhận được sushi lần này lại làm anh bối rối. Cũng không thể lý giải được cảm giác vừa ngại ngần vì “vô công bất thụ lộc”, vừa có chút khác lạ. Trong lúc bận rộn tối mày tối mặt như vậy, vẫn có người lạ ngoài những người trong nhà để ý tới Thiên Hằng!
Việc sửa chữa công trình cũng không mất nhiều thời gian lắm. Khoảng 20 ngày, với sự theo dõi của Thiên Hằng, công trình cuối cùng đã hoàn công. Hiệu trưởng nhận nghiệm thu, đi xem lại lần nữa. Vẻ hài lòng hiện rõ trên gương mặt.
Thiên Hằng nhìn thấy Thẩm Tinh ngồi chung với các thầy cô giáo khác. Đợi tới lúc cô tách ra khỏi họ, anh chỉ biết đi nhanh lại, nói lên tiếng cảm ơn.
Thẩm Tinh ngạc nhiên nhìn Thiên Hằng, rồi như mới nhớ ra chén canh cá, cô mỉm cười:
-Không có gì đâu anh….
Thiên Hằng cười nhẹ. Người ta tỏ ra vô tình đến vậy. Lòng anh chợt có chút hẫng hụt. Mấy hộp sushi tuy là không ngon lắm song ngày nào Thiên Hằng cũng ăn hết mà.
Trong buổi tiệc mừng công sau đó, ngoài người của trường Tiểu học Hy Vọng ra còn có một số khách mời của địa phương cũng như nhà tài trợ của trường tiểu học Hy Vọng. Đó là một ông giám đốc bụng phệ, mắt không ngừng nhìn ngắm xung quanh.
Thẩm Tinh hôm nay mặc chiếc sườn xám truyền thống để cùng các thầy cô và hiệu trưởng đón khách. Cô mỉm cười thật dịu dàng khi nhìn thấy Thiên Hằng.
Anh cũng mỉm cười đáp lại cô.
Các thầy cô giáo được sắp xếp ngồi chung với nhà tài trợ, các thành viên của địa phương. Họ nói chuyện rất rôm rả. Chỉ có Thiên Hằng là bỏ ra ngoài hút thuốc.
Anh nhìn thấy một dáng vóc bé nhỏ đang đứng. Đến gần thì ra là Thẩm Tinh.
-Chào cô Thẩm. Cô nhớ nhà sao?
Thẩm Tinh quay lại, nhìn anh, mỉm cười:
-Dạ….
Thiên Hằng nhớ…Thẩm Tinh là tình nguyện viên đến từ Đại lục. Anh cũng không mấy khi qua bên đó. Cuộc sống chủ yếu là ở Hong Kong, thỉnh thoảng có vài công trình giám sát. Giữa hai người là một khoảng cách địa lý…Rất xa.
-Khi nào cô giáo về đó?
-Tôi đi 4 tháng. -Thẩm Tinh vén lại tóc- Cũng sắp về rồi.
Món sushi không ngon lắm. Nhưng canh cá rất thơm. Thiên Hằng chợt có chút bâng khuâng.
-Vâng…
Cả hai lại im lặng. Đều không biết nói gì với nhau.
Thẩm Tinh đang mải suy nghĩ về cuộc điện thoại ba cô mới gọi. Chưa đầy hai tháng nữa là Thẩm Tinh sẽ về nhà.
Gia đình của cô ở Đại lục là một gia đình nền nếp. Ba Thẩm Tinh là giáo sư môn văn hóa học. Đối với người Hong Kong, ông luôn có một thành kiến gì đó khó lý giải. Người Hong Kong đối với dân đại lục cũng thế. Thẩm Tinh thở dài…Cùng là người Trung Quốc nhưng khoảng cách giữa hai bên vẫn rất mênh mông.
Thẩm Tinh từ nhỏ được dạy dỗ rất kỹ trong khuôn phép. Mẹ cô là cô giáo dạy môn Văn học ở trường Trung học. Với ba mẹ, con gái phải đảm đang công dung ngôn hạnh. Thẩm Tinh lớn lên như một con búp bê trong vòng tay yêu thương và che chở một cách ngột ngạt của ba mẹ. Mọi chuyện đều không thể tự quyết định. Cô lại là con gái duy nhất…Bên trong vẻ ngoài hiền dịu của một cô giáo Tiểu học lại ẩn chứa một khao khát được vùng thoát khỏi “gông cùm” của gia đình một cách mạnh mẽ. Thẩm Tinh mong muốn được một lần bước ra bên ngoài mà không có ánh mắt dõi theo của ba mẹ mình. Một lần được tự do.
Cơ hội ấy đến khi trường tiểu học Thẩm Tinh đang dạy có chương trình thiện nguyện, đưa một số giáo viên đến chăm lo, giúp đỡ người dân Hong Kong việc học. Khác hẳn bề ngoài hoa lệ, bên trong Hong Kong vẫn còn nhiều ngôi nhà ổ chuột, nhiều phận đời vất vả phải sống nhờ vào sự quan tâm của mọi người. Với vốn tiếng Quảng khá tốt được học từ ba, Thẩm Tinh nhờ hiệu trưởng đến thuyết phục ba mẹ. Một lần được bay ra thế giới bên ngoài. Một lần thôi…
Thẩm Tinh lại thở dài…Bay ra bên ngoài để thấy mình vô cùng non nớt. Bây giờ lại sợ…Lại muốn quay về chiếc lồng son.
-Cô Thẩm…
Thiên Hằng lên tiếng khiến Thẩm Tinh giật mình quay lại. Cô cười nhẹ:
-Khi về nhà, tôi sẽ kết hôn. -Thẩm Tinh nhẹ nhàng- Nếu được thì mời anh Thiệu đến dự. Vợ chồng tôi sẽ rất vui.
Có một cảm giác tiếc nuối dâng lên trong lòng Thiên Hằng sau câu nói ấy. Kỳ lạ thật…Đâu có gì vướng bận? Đâu có quan hệ gì thân thiết? Chỉ có mấy món ăn có lẽ do người ta thấy mình làm việc bán mạng nên thương tình gửi qua đám học trò nhỏ…Vậy mà khi nghe nói người ấy sắp kết hôn lại không cất lên nổi tiếng chúc mừng.
Thật là lạ…Đúng không?
/97
|