Trời đã lập hạ, nắng lên gay gắt, xuyên những tia vàng óng xuống nền gạch của hậu viện phủ Thiên Đức. Ngọc Thanh reo mừng bên cạnh chiếc bàn đá:
- Văn Lục ca ca coi, “gà” con đã lớn thêm rùi nè. Thật là ham ăn nha.
Vân Nhi và Văn Lục ngồi trên chiếc ghế đá mỉm cười:
- Muội phải đặt cho nó cái tên chứ? Cứ gọi là gà thế không ổn đâu.
- Ca ca đặt giùm muội.
Ngọc Thanh nũng nịu đặt con hạc lên trên bàn nhìn Văn Lục. Con hạc mặc dù nhận nhầm Ngọc Thanh làm mẹ, nhưng mà thực ra người nó mơ hồ nhìn thấy đầu tiên không phài là Ngọc Thanh mà là Văn Lục. Lúc phá vỡ vỏ trứng thoát ra, nó nhìn thấy hắn đầu tiên, nhưng mà ham ăn nên lúc đó không để ý mà thôi.
Sau này, đối với Văn Lục, cảm giác của con hạc thực sự là rất thân thiết. Nó dụi dụi cái đầu vào tay Văn Lục ý bảo hắn đặt cho một cái tên. Văn Lục bật cười:
- Nha! Bé tý mà linh thức bằng trẻ con mấy tuổi rồi nha, đúng là linh thú hoàng có khác. Vậy ta đặt tên cho ngươi là tiểu Ngọc đi. Sau này mi sẽ là bảo bối của Đại Việt… khà khà…
Nói rồi Văn Lục quay sang hỏi Ngọc Thanh:
- Ủa mà nó ăn gì chóng lớn vậy, cũng phải năm sáu cân rồi a.
Ngọc Thanh thấy Văn Lục lấy tên của mình đặt cho hạc con thì vui vẻ không thôi.
- Mới đầu muội cho nó ăn thịt cá gì nó cũng không ăn, sau đi hỏi trưởng lão thì trưởng lão cười to bảo rằng “linh thú chỉ ăn linh vật mà thôi”. Sau đó trưởng lão đích thân vào sau trong Tản Viên lâm, tìm cây dẻ ngàn năm, lấy hạt mang về nó mới có hứng thú nè. Trưởng lão nói rằng đợi nó lớn lên chút nữa là có thể tự tu luyện, không cần ăn rồi…
Nói rồi Ngọc Thanh thò tay vào trong áo rút ra mấy hạt cây. Văn Lục và Vân Nhi đều thấy hạt cây nọ phát ra quang mang nhè nhẹ. Văn Lục tặc lưỡi: “Đúng là ở đâu cũng có kỳ vật”
Ngọc Thanh thần tình vui vẻ đút cho tiểu Ngọc từng hạt một. Nhớ lại lời trưởng lão ban sáng Ngọc Thanh lại cảm thấy ngọt ngào trong lòng.
“Cháu tưởng cháu là người được hạc linh thú chọn sao? Cháu nhầm rồi, linh cầm sau khi ra khỏi vỏ trứng, ai đứng trước mặt nó thì nó sẽ nhận nhầm làm mẹ… Tất nhiên là linh thú hoàng sau khi trưởng thành có trí tuệ con người thì khác, nhưng dù sao nó cũng coi người mà nó nhìn thấy đầu tiên là người thân của nó. Văn Lục sở dĩ đẩy cháu lên là vì cậu ta muốn tặng linh thú hoàng cho cháu mà thôi. Cháu thử nói xem, sẵn sàng buông tha linh thú hoàng để tặng cháu thì tình ý thế nào?”
Nếu Văn Lục biết được hai người bọn họ tưởng Văn Lục vì muốn lấy lòng Ngọc Thanh mà sẵn sàng tặng linh thú hoàng chắc cười không nổi. Làm gì hắn cao thượng vậy, chẳng qua không mang đi được thì đành tặng cho người mà thôi.
- Ai nha! Ta không đi nước này nữa. Ta muốn đi lại.
- Ngươi… ngươi ăn gian, đánh cờ làm gì có chuyện được đi lại.
- Ta thấy thắng thua là chuyện bình thường. Tản trưởng lão không nên cố chấp a.
Khu bên cạnh lại vang lên mấy tiếng cãi nhau um sùm của mấy trưởng lão. Mấy lão bất tử này tu luyện trường kỳ mấy trăm năm, hiếm khi mới có dịp tụ họp thế này nên trong phủ lúc nào cũng ầm ĩ như trường mẫu giáo vậy.
Văn Lục cười cười: “Người càng già, tính tình càng trẻ đi… lạ thật”
Nắng lên đối với quân Đại Việt mà nói chính là rất thoải mái. Nhưng quân Tống bên này sông thì đang vật vờ sợ hãi.
Từ sau trận đánh thứ hai, Quách Quỳ suy sụp không gượng giậy được. Hào khí bừng bừng trước khi xâm lăng giờ tắt ngúm. Nào ai lại tưởng tượng được mình bại trận trong tay bọn người mà cả mười vạn quân Tống đều coi là “man di” chứ? Nếu thua bởi sức mạnh áp đảo thì thôi, đây đằng này lại thua bởi trí tuệ, thua bởi binh pháp. Quân địch tổn thất có tám ngàn mà đánh cho gần năm vạn quân mình phơi xương trắng đất người.
- Cấp báo! Quân Đại Việt lại tập kích kho lương, đã cháy mất hai kho rồi.
- Khốn khiếp, các ngươi… lũ ăn hại. Trông coi thế nào mà để bọn chúng lọt vào được
Quách Quỳ vò đầu vò tai. Gần hai tháng rồi, hai tháng trời quân Tống không ngày nào yên ổn. Lúc nào cũng sống trong lo sợ bất an.
Từ sau trận đánh, quân Tống tinh thần suy sụp. Bên kia sông là “dãy núi” cao chót vót, biết làm cách nào vượt qua. Mùa hè đến quâng Tống lại càng khốn khổ.
Không quen thời tiết, bệnh dịch, lương thực sắp hết…đủ các tình huống bất lợi ầm ầm kéo đến. Quân Tống rất hoang mang, đất đai Đại Việt cũng được “sách trời” quy định thì đánh còn ý nghĩa gì sao?
Quách Quỳ cũng không biết làm thế nào để nâng cao sỹ khí cho quân mình. Cái chuyện dính líu đến thần thánh này muốn sửa đổi là cực kỳ khó khăn.
Đáng hận hơn là Lý Thường Kiệt lại cử mấy ngàn quân thông thạo địa hình, tinh thông thuật ẩn nấp vượt sông sang “hỏi thăm” quân Tống.
Mới đầu là những vụ mất tích bí ẩn của quân sỹ xảy ra, Quách Quỳ cũng chưa để ý lắm. Nhưng tới hơn trăm quân mất tích thì tỉnh hình có vẻ nghiêm trọng rồi. Quách Quỳ sau khi điều tra thì phát hiện ra nhiều người ẩn nấp xung quanh thì tức giận ra lệnh cho số ít giang hồ còn lại tìm và tiêu diệt những người đó. Nhưng không ngờ điều này cũng nằm trong dự tính của Lý Thường Kiệt. Vài chục người sau khi đuổi theo đến gần khu rừng ở phía đông doanh trại thì lọt vào trận trận mai phục. Nào bẫy nào tên ngầm…làm cho hơn chục người chết. Mấy chục người còn lại tức thì rống giận:
- Là anh hùng hảo hán ra đây đánh tay đôi xem ai hơn ai. Làm gì mà rút đầu như con rùa đen thế hả?
Một đại hán vừa quát xong tức thì được thỏa mãn. Hơn năm ngàn quân Đại Việt từ bốn phía tụ về tay cầm cung lớn chĩa thẳng vào mấy chục người giang hồ Tống mà xả tên.
Khí công thì cũng chỉ đỡ được mười hai mươi mũi, nhưng vài chục mũi tên thì cũng thành cái xác mà thôi. Người nào còn sống cũng bị thương nặng. Lúc đó không còn là đối thủ của mấy ngàn tinh quân Đại Việt.
Chiến thuật “đánh dần, giết mòn” được hơn năm ngàn quân thực hiện hoàn hảo. Gần hai tháng, quân Tống mất đi gần vạn quân, nhất là mấy chục người giang hồ còn lại cũng bị tiêu diệt hết. Tình báo của quân Tống hầu như tê liệt.
Trong doanh trại, binh sỹ Tống ngày đêm hoang mang, hai mắt thâm quầng. Bất cứ lúc nào quân Đại Việt cũng thình lình xuất hiện bên cạnh mà lấy đi cái mạng nhỏ bảo sao binh sỹ vững tâm cho được. Những người canh gác ở vòng ngoài cứ đến phiên gác của mình lại run rẩy nhìn ngó xung quanh. Nhưng mà vẫn không sao tránh khỏi những mũi tên bất ngờ xuất hiện sau lưng mà xuyên qua ngực.
Đả kích trầm trọng, hôm nay quân Đại Việt còn mò vào tận kho lương mà đốt. Tiếc rằng quân Tống canh phòng nghiêm cẩn nên chỉ đốt được có hai kho mà thôi.
Đến kho lương ở giữa trận doanh mà vẫn đục hầm vào tới thì quân Tống thực sự choáng lặng rồi. Đang giận là truy đuổi không được mấy người này. Cứ ra khỏi doanh một đoạn là mất hút bóng hình. Gần hai tháng mà quân Tống chỉ bắt được ba bốn người của Đại Việt. Làm Quách Quỳ sôi máu là cư nhiên một người được cứu từ trong doanh ra.
Mấy tên trông coi đều được Quách tiễn về gặp ông bà ông vải trong cơn giận dữ. Quách Quỳ cũng không moi được gì từ những tù binh mà mình bắt được. Những người đó chỉ lạnh lùng nhìn Quách Quỳ như một con khỉ mặc quần áo người mà thôi, còn lại không hề phản ứng trước những tra tấn nổi tiếng của quân Tống. Quách Quỳ đành ra lệnh chém đầu những người đó treo lên cổng doanh trại để thị chúng, dọa quân Đại Việt.
Nhưng mà hắn không ngờ hành động của mình lại kích nộ những người còn lại. Sau đó là liên tiếp những vụ “khủng bố” không cần mạng của quân Đại Việt sảy ra. Những lần tấn công vào trọng điểm xảy ra nhiều hơn. Các tướng lĩnh cao cấp trong doanh trại đều bị hỏi thăm ít nhất hai lần. Ngay chính Quách Quỳ cũng hút chết ba bốn lần trong trướng của mình. Quân Đại Việt cứ như từ dưới đất chui lên mà hành thích làm quân Tống khốn đốn không biết lối nào để phòng. Gần ba trăm tướng sỹ giờ chỉ còn hơn trăm năm mươi người... giảm gần một nửa.
Lương thực được quân Tống canh phòng cẩn thận nhưng cũng bị phóng hỏa liên tục. Giờ cả quân doanh chỉ còn đủ lương trong một hai tháng mà thôi. Quân tình hoang mang, ốm yêu liên miên.
Mới đầu quân Đại Việt chỉ quấy nhiễu xung quanh doanh trại thôi, nhưng do Quách Quỳ giết người treo đầu đã làm bọn họ phẫn hận tìm những trọng yếu của quân Tống mà thủ tiêu. Từ tướng sỹ đến kho lương, nước sinh hoạt… Thậm trí các thầy thuốc tham gia cuộc nam chinh này cũng phần lớn bỏ mình tại đây. Bệnh dịch hoành hành, lương thực thiếu, tướng cao cấp bị chết non nửa, lúc nào cũng phải lo bị trúng độc, bị ám sát. Toàn bộ quân Tống suy sụp hẳn. Quách Quỳ cũng sắp tâm thần tới nơi.
Đúng lúc này Quách Quỳ nhận được tin:
- Cấp báo! Rất nhiều quân Đại Việt đang kéo từ Vạn Xuân do hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Vân dẫn đầu tấn công chúng ta. Chỉ còn cách doanh trại của ta gần ngàn trượng.
Quách Quỳ mắt hằn lên những vệt máu dữ tợn:
- Tới hay lắm, giờ chúng ta ngang quân xem ai làm gì ai.
- Văn Lục ca ca coi, “gà” con đã lớn thêm rùi nè. Thật là ham ăn nha.
Vân Nhi và Văn Lục ngồi trên chiếc ghế đá mỉm cười:
- Muội phải đặt cho nó cái tên chứ? Cứ gọi là gà thế không ổn đâu.
- Ca ca đặt giùm muội.
Ngọc Thanh nũng nịu đặt con hạc lên trên bàn nhìn Văn Lục. Con hạc mặc dù nhận nhầm Ngọc Thanh làm mẹ, nhưng mà thực ra người nó mơ hồ nhìn thấy đầu tiên không phài là Ngọc Thanh mà là Văn Lục. Lúc phá vỡ vỏ trứng thoát ra, nó nhìn thấy hắn đầu tiên, nhưng mà ham ăn nên lúc đó không để ý mà thôi.
Sau này, đối với Văn Lục, cảm giác của con hạc thực sự là rất thân thiết. Nó dụi dụi cái đầu vào tay Văn Lục ý bảo hắn đặt cho một cái tên. Văn Lục bật cười:
- Nha! Bé tý mà linh thức bằng trẻ con mấy tuổi rồi nha, đúng là linh thú hoàng có khác. Vậy ta đặt tên cho ngươi là tiểu Ngọc đi. Sau này mi sẽ là bảo bối của Đại Việt… khà khà…
Nói rồi Văn Lục quay sang hỏi Ngọc Thanh:
- Ủa mà nó ăn gì chóng lớn vậy, cũng phải năm sáu cân rồi a.
Ngọc Thanh thấy Văn Lục lấy tên của mình đặt cho hạc con thì vui vẻ không thôi.
- Mới đầu muội cho nó ăn thịt cá gì nó cũng không ăn, sau đi hỏi trưởng lão thì trưởng lão cười to bảo rằng “linh thú chỉ ăn linh vật mà thôi”. Sau đó trưởng lão đích thân vào sau trong Tản Viên lâm, tìm cây dẻ ngàn năm, lấy hạt mang về nó mới có hứng thú nè. Trưởng lão nói rằng đợi nó lớn lên chút nữa là có thể tự tu luyện, không cần ăn rồi…
Nói rồi Ngọc Thanh thò tay vào trong áo rút ra mấy hạt cây. Văn Lục và Vân Nhi đều thấy hạt cây nọ phát ra quang mang nhè nhẹ. Văn Lục tặc lưỡi: “Đúng là ở đâu cũng có kỳ vật”
Ngọc Thanh thần tình vui vẻ đút cho tiểu Ngọc từng hạt một. Nhớ lại lời trưởng lão ban sáng Ngọc Thanh lại cảm thấy ngọt ngào trong lòng.
“Cháu tưởng cháu là người được hạc linh thú chọn sao? Cháu nhầm rồi, linh cầm sau khi ra khỏi vỏ trứng, ai đứng trước mặt nó thì nó sẽ nhận nhầm làm mẹ… Tất nhiên là linh thú hoàng sau khi trưởng thành có trí tuệ con người thì khác, nhưng dù sao nó cũng coi người mà nó nhìn thấy đầu tiên là người thân của nó. Văn Lục sở dĩ đẩy cháu lên là vì cậu ta muốn tặng linh thú hoàng cho cháu mà thôi. Cháu thử nói xem, sẵn sàng buông tha linh thú hoàng để tặng cháu thì tình ý thế nào?”
Nếu Văn Lục biết được hai người bọn họ tưởng Văn Lục vì muốn lấy lòng Ngọc Thanh mà sẵn sàng tặng linh thú hoàng chắc cười không nổi. Làm gì hắn cao thượng vậy, chẳng qua không mang đi được thì đành tặng cho người mà thôi.
- Ai nha! Ta không đi nước này nữa. Ta muốn đi lại.
- Ngươi… ngươi ăn gian, đánh cờ làm gì có chuyện được đi lại.
- Ta thấy thắng thua là chuyện bình thường. Tản trưởng lão không nên cố chấp a.
Khu bên cạnh lại vang lên mấy tiếng cãi nhau um sùm của mấy trưởng lão. Mấy lão bất tử này tu luyện trường kỳ mấy trăm năm, hiếm khi mới có dịp tụ họp thế này nên trong phủ lúc nào cũng ầm ĩ như trường mẫu giáo vậy.
Văn Lục cười cười: “Người càng già, tính tình càng trẻ đi… lạ thật”
Nắng lên đối với quân Đại Việt mà nói chính là rất thoải mái. Nhưng quân Tống bên này sông thì đang vật vờ sợ hãi.
Từ sau trận đánh thứ hai, Quách Quỳ suy sụp không gượng giậy được. Hào khí bừng bừng trước khi xâm lăng giờ tắt ngúm. Nào ai lại tưởng tượng được mình bại trận trong tay bọn người mà cả mười vạn quân Tống đều coi là “man di” chứ? Nếu thua bởi sức mạnh áp đảo thì thôi, đây đằng này lại thua bởi trí tuệ, thua bởi binh pháp. Quân địch tổn thất có tám ngàn mà đánh cho gần năm vạn quân mình phơi xương trắng đất người.
- Cấp báo! Quân Đại Việt lại tập kích kho lương, đã cháy mất hai kho rồi.
- Khốn khiếp, các ngươi… lũ ăn hại. Trông coi thế nào mà để bọn chúng lọt vào được
Quách Quỳ vò đầu vò tai. Gần hai tháng rồi, hai tháng trời quân Tống không ngày nào yên ổn. Lúc nào cũng sống trong lo sợ bất an.
Từ sau trận đánh, quân Tống tinh thần suy sụp. Bên kia sông là “dãy núi” cao chót vót, biết làm cách nào vượt qua. Mùa hè đến quâng Tống lại càng khốn khổ.
Không quen thời tiết, bệnh dịch, lương thực sắp hết…đủ các tình huống bất lợi ầm ầm kéo đến. Quân Tống rất hoang mang, đất đai Đại Việt cũng được “sách trời” quy định thì đánh còn ý nghĩa gì sao?
Quách Quỳ cũng không biết làm thế nào để nâng cao sỹ khí cho quân mình. Cái chuyện dính líu đến thần thánh này muốn sửa đổi là cực kỳ khó khăn.
Đáng hận hơn là Lý Thường Kiệt lại cử mấy ngàn quân thông thạo địa hình, tinh thông thuật ẩn nấp vượt sông sang “hỏi thăm” quân Tống.
Mới đầu là những vụ mất tích bí ẩn của quân sỹ xảy ra, Quách Quỳ cũng chưa để ý lắm. Nhưng tới hơn trăm quân mất tích thì tỉnh hình có vẻ nghiêm trọng rồi. Quách Quỳ sau khi điều tra thì phát hiện ra nhiều người ẩn nấp xung quanh thì tức giận ra lệnh cho số ít giang hồ còn lại tìm và tiêu diệt những người đó. Nhưng không ngờ điều này cũng nằm trong dự tính của Lý Thường Kiệt. Vài chục người sau khi đuổi theo đến gần khu rừng ở phía đông doanh trại thì lọt vào trận trận mai phục. Nào bẫy nào tên ngầm…làm cho hơn chục người chết. Mấy chục người còn lại tức thì rống giận:
- Là anh hùng hảo hán ra đây đánh tay đôi xem ai hơn ai. Làm gì mà rút đầu như con rùa đen thế hả?
Một đại hán vừa quát xong tức thì được thỏa mãn. Hơn năm ngàn quân Đại Việt từ bốn phía tụ về tay cầm cung lớn chĩa thẳng vào mấy chục người giang hồ Tống mà xả tên.
Khí công thì cũng chỉ đỡ được mười hai mươi mũi, nhưng vài chục mũi tên thì cũng thành cái xác mà thôi. Người nào còn sống cũng bị thương nặng. Lúc đó không còn là đối thủ của mấy ngàn tinh quân Đại Việt.
Chiến thuật “đánh dần, giết mòn” được hơn năm ngàn quân thực hiện hoàn hảo. Gần hai tháng, quân Tống mất đi gần vạn quân, nhất là mấy chục người giang hồ còn lại cũng bị tiêu diệt hết. Tình báo của quân Tống hầu như tê liệt.
Trong doanh trại, binh sỹ Tống ngày đêm hoang mang, hai mắt thâm quầng. Bất cứ lúc nào quân Đại Việt cũng thình lình xuất hiện bên cạnh mà lấy đi cái mạng nhỏ bảo sao binh sỹ vững tâm cho được. Những người canh gác ở vòng ngoài cứ đến phiên gác của mình lại run rẩy nhìn ngó xung quanh. Nhưng mà vẫn không sao tránh khỏi những mũi tên bất ngờ xuất hiện sau lưng mà xuyên qua ngực.
Đả kích trầm trọng, hôm nay quân Đại Việt còn mò vào tận kho lương mà đốt. Tiếc rằng quân Tống canh phòng nghiêm cẩn nên chỉ đốt được có hai kho mà thôi.
Đến kho lương ở giữa trận doanh mà vẫn đục hầm vào tới thì quân Tống thực sự choáng lặng rồi. Đang giận là truy đuổi không được mấy người này. Cứ ra khỏi doanh một đoạn là mất hút bóng hình. Gần hai tháng mà quân Tống chỉ bắt được ba bốn người của Đại Việt. Làm Quách Quỳ sôi máu là cư nhiên một người được cứu từ trong doanh ra.
Mấy tên trông coi đều được Quách tiễn về gặp ông bà ông vải trong cơn giận dữ. Quách Quỳ cũng không moi được gì từ những tù binh mà mình bắt được. Những người đó chỉ lạnh lùng nhìn Quách Quỳ như một con khỉ mặc quần áo người mà thôi, còn lại không hề phản ứng trước những tra tấn nổi tiếng của quân Tống. Quách Quỳ đành ra lệnh chém đầu những người đó treo lên cổng doanh trại để thị chúng, dọa quân Đại Việt.
Nhưng mà hắn không ngờ hành động của mình lại kích nộ những người còn lại. Sau đó là liên tiếp những vụ “khủng bố” không cần mạng của quân Đại Việt sảy ra. Những lần tấn công vào trọng điểm xảy ra nhiều hơn. Các tướng lĩnh cao cấp trong doanh trại đều bị hỏi thăm ít nhất hai lần. Ngay chính Quách Quỳ cũng hút chết ba bốn lần trong trướng của mình. Quân Đại Việt cứ như từ dưới đất chui lên mà hành thích làm quân Tống khốn đốn không biết lối nào để phòng. Gần ba trăm tướng sỹ giờ chỉ còn hơn trăm năm mươi người... giảm gần một nửa.
Lương thực được quân Tống canh phòng cẩn thận nhưng cũng bị phóng hỏa liên tục. Giờ cả quân doanh chỉ còn đủ lương trong một hai tháng mà thôi. Quân tình hoang mang, ốm yêu liên miên.
Mới đầu quân Đại Việt chỉ quấy nhiễu xung quanh doanh trại thôi, nhưng do Quách Quỳ giết người treo đầu đã làm bọn họ phẫn hận tìm những trọng yếu của quân Tống mà thủ tiêu. Từ tướng sỹ đến kho lương, nước sinh hoạt… Thậm trí các thầy thuốc tham gia cuộc nam chinh này cũng phần lớn bỏ mình tại đây. Bệnh dịch hoành hành, lương thực thiếu, tướng cao cấp bị chết non nửa, lúc nào cũng phải lo bị trúng độc, bị ám sát. Toàn bộ quân Tống suy sụp hẳn. Quách Quỳ cũng sắp tâm thần tới nơi.
Đúng lúc này Quách Quỳ nhận được tin:
- Cấp báo! Rất nhiều quân Đại Việt đang kéo từ Vạn Xuân do hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Vân dẫn đầu tấn công chúng ta. Chỉ còn cách doanh trại của ta gần ngàn trượng.
Quách Quỳ mắt hằn lên những vệt máu dữ tợn:
- Tới hay lắm, giờ chúng ta ngang quân xem ai làm gì ai.
/382
|