Ba vị công tử sau một hồi hưng phấn hi vọng, thì lúc sau thất vọng tràn đầy. Kiệt Hào tung viên linh thạch cho Văn Lục, hắn cũng chẳng cần cái viên này. Ở môn phái lớn của hắn muốn bao nhiêu có bấy nhiêu, hầu hết để dùng khắc trận pháp. Vũ khí thì trưởng bối của hắn cũng không thiếu. Bất quá chưa có cái nào thuộc tính kim mà hắn thích nên hắn vẫn dùng tay không thi triển kim thuật. Hai vị kia tình huống cũng gần giống như thế.
Văn Lục cũng không khách sáo thu lấy cả cái xác hai con linh thú vương vào "Mầm Thế Giới", biết đâu sau này có việc dùng. Còn viên linh thạch thì tiểu A Lôi có vẻ thích thứ này nên Văn Lục giữ lại.
Sau khi thu hai cái xác, cả đội được Văn Lục tụ khí bao bọc bay vút về phía ngôi làng, chuẩn bị làm bánh cống hiến cho con linh thú vương ở phía nam mà dân làng gọi là thủy thần kia. Linh thức của Văn Lục cũng đã thử điều tra nó cũng phát hiện ra khí tức cực kỳ khủng bố. Văn Lục đoán ít nhất cũng phải đạt tới cấp mười cấp mười một linh thú vương rồi. Văn Lục mặc dù đẳng cấp thấp hơn nên không đo được cụ thể sức mạnh của nó. Nhưng Văn Lục dám chắc là dựa vào khí tức đó, chưa thế đạt tới linh thú hoàng.
Linh thú hoàng Văn Lục cũng gặp tới bốn con lận cho nên hắn tương đối tin tưởng linh thức của mình. Bất quá đối với đội hai bây giờ thì linh thú vương cấp chín cũng không đối phó nổi chứ chưa nói gì linh thú cấp mười một mười hai cả. Tất cả chỉ còn nhờ vào trận pháp mà lão “trâu già” dạy cho A Lan thôi.
Mọi người về tới làng thì trời cũng vào khoảng chín mười giờ tối, trăng đã treo đỉnh đẩu rồi. Nhưng A Lan vẫn muốn cặm cụi say thóc nếp để làm bánh, nếu Văn Lục không can ngăn thì chắc cô làm cả đêm không biết chừng.
Tờ mờ sáng hôm sau, trời còn mờ hơi sương cả khu nhà của A Lan vang lên những tiếng ầm ầm, ù ù. Văn Lục lúc này đang than thở;
- Trời đất… không kiếm đâu ra cái máy sát gạo à? Nghiền bột thế này khác gì tra tấn đâu cơ chứ?
Ba vị công tử cũng lần đầu tiên nếm mùi làm “trâu kéo cối”. Để chuẩn bị gạo nếp cho chiếc bánh, Văn Lục áng chừng A Lan để dành tới năm sáu tạ thóc nếp chứ không ít. Ngoài ra còn rất nhiều loại khác nữa như gấc, quả dành dành, gừng, mỡ lợn…
Văn Lục cũng chẳng hiểu cần nhiều vậy để làm gì, chắc là không phải để cho nó “màu mè” rồi. Hỏi thì A Lan nói rằng:
- Ông bụt trong mộng bảo những nguyên liệu đó đại diện cho ngũ hành kim mộc hỏa thổ thủy gì gì đó, cái nào đại diện cho kim, cái nào đại diện cho hỏa thì lão không kể chi tiết. Lão chỉ hướng dẫn cách làm và sắp xếp trứng cáy thành một trận đồ trên mặt bánh thôi.
Vân Nhi đang hưng phấn rán mỡ heo, cô bé cầm chiếc nón giơ phía trước như cầm khiên đánh trận vậy, mồ hôi con mồ hôi mẹ thi nhau chảy. Nghe A Lan nói thế thì sưng sốt quay sang hỏi:
- Này… cái bánh lớn vậy, nó không bổ ra để ăn từng khúc chứ? Nếu thế thì trận pháp khắc lên và đồ án do trứng cáy để trên không phải sẽ bị phá sao.
A Lan ngồi trên ghế cười cười nói:
- Điều đó khỏi phải lo, vì “thủy thần” to lớn lắm, cái bánh một mét không thấm vào đâu cả, bỏ vào mồm một cái là hết à. Hơn nữa A Lan dự tính làm tới ba cái lận cho chắc chắn.
Văn Lục tới giờ này vẫn không biết là sao A Lan vẫn mù quáng tin rằng chồng mình bị bắt từ mấy tháng trước còn sống. Có khi bị ăn thịt từ đời tám oánh nào cũng nên. Tới nay đã là lần cống nạp cho năm tới rồi chẳng lẽ những đám người cống nạp không chết?
Văn Lục cũng không biết rằng “thủy thần” trong mắt dân làng bắt cống nạp thanh niên trai tráng cũng không phải để ăn mà là để “sai vặt”. Bất quá nay hành hạ mai hành hạ, rồi thanh niên cũng chết dần chết mòn thôi. Ít có thanh niên nào sống tới ba bốn năm, cho nên hàng năm dân làng vẫn phải cống nạp thanh niên mới đểu hầu hạ cho linh thú vương đó. Ăn người thì con linh thú này cũng không để mắt, vì thực tế ăn linh thú khác còn tăng nhiều lực lượng hơn là ăn thịt con người. Trong mắt nó thì con người chỉ có tý thịt ăn chỉ tổ rắt răng chứ chẳng có ích lợi gì. Sau này Văn Lục biết sự việc này cũng nhịn không được thốt lên:
- Con này quả là láu cá…
A Lan nghĩ chồng mình khỏe mạnh, lại bị bắt có nửa năm, chắc chưa đến nỗi bị chết. Chính vì thế mà nàng không màng tới nguy hiểm của bản thân mà tiến vào đồng nước tìm kiếm trứng linh thú cáy.
Sau khi bốn tên con trai mồ hôi kéo cối say cả nửa buổi mới được năm tạ gạo nếp. Gạo được chia làm hai phần, phần đầu được đem bỏ vào cái nồi lớn đồ với hơn chục quả gấc làm thành xôi màu hồng, trông thật đẹp mắt. Phần gạo nếp còn lại được đem đồ với quả dành dành. Sau khi mở nồi ra thì màu xôi trở thành màu vàng lóng lánh mê người. Bất quá Kiệt Hào nhịn không được lại kêu trời:
- Tiếp đó là đi giã xôi à… ôi… khổ cái thân tôi…
Nhìn cái biểu tình hài ước của hắn, mọi người đều phá lên cười.
Tới sẩm tối thì công việc giã nhuyễn xôi cũng hoàn tất. Mỗi phần xôi được cắt làm ba phần vuông vắn chia ra làm ba cái bánh. Mỗi phần xôi này lại đem cán mỏng ra, rồi lần lượt cho những phần xôi này vào trong trảo mỡ heo lớn đang sôi ùng ục.
Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vở quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng rắn.
Tiếp đó là đem ba chiếc bánh lên và bắt đầu khắc trận pháp và đặt đồ án bằng trứng linh thú cáy. Việc này chỉ có A Lan dựa theo trí nhớ mà “ông bụt” truyền cho tự mình khắc lấy. Nhóm người Văn Lục cũng đành đứng ngoài mà coi, không giúp gì được.
A Lan làm việc này rất tỉ mỉ cẩn thận. Việc liên quan tới sống chết của chồng nàng cũng không giám cẩu thả chút nào. Bất quá người hiểu rõ trận và người chỉ vẽ theo trận thì vẫn khác nhau một trời một vực, cũng không biết hiệu quả như thế nào.
Làm bánh một ngày, khắc trận pháp tới ba ngày lận. Sau khi khắc xong, nhìn những quả trứng cáy to như những quả trứng vịt nằm theo những đồ hình kỳ lạ thật là bắt mắt. Vân Nhi đứng cạnh Văn Lục nhịn không được hô lên:
- Chẳng phải là “bánh cáy” sao? Cái này ở làng Nguyễn là nổi tiếng à.
Nghe vậy tức thì mọi người sửng sốt đứng đơ ra như tượng gỗ. A Lan đang ngồi trên ghế thì thích thú vỗ tay.
- Bánh cáy? Quả là tên hay… cứ vậy đi, từ giờ gọi nó là bánh cáy…
Nhóm người Văn Lục nhìn nhau, thần tình cổ quái. Không ngờ cái bánh này lại có nguồn gốc giàu tình cảm vậy. Bánh là đặc sản, là niềm tự hào của mỗi người con Thái Bình. Sau này bánh cáy được dân làng Nguyễn làm mỗi khi dịp tết, bánh ngoài ý nghĩa trời đất hợp nhất, âm dương ngũ hành hợp, thịnh. Còn mang ý nghĩa trừ bỏ tà quái, niềm gở cho các gia đình, có lẽ là do trận pháp mà A Lan bố trận đây mà. Ngôi làng cũng có thế là nguồn gốc của làng Nguyễn thời nay lắm…
Văn Lục cảm khái:
- Lôi bất cứ thứ gì của Đại Việt ra, đều có tính “truyền kỳ” a…
Kiệt Hào cũng hưng phấn:
- Ta muốn ăn, nhìn đã phát thèm lắm rồi.
Văn Lục gõ lên đầu hắn:
- Ngươi ăn bánh cáy sau này còn được, ăn bánh này người chỉ có “ngủm” thôi à.
Mờ sáng ngày thứ năm thì mọi người dân làng đều tiến về phía nam khu đồng nước. Hai chàng thanh niên khỏe mạnh được chọn làm vật cống tế lúc này khuôn mặt cũng ỉu sìu. Biết mình sẽ chết, thì ai mà vui cho được. Nhưng vì an toàn của người thân, đành cắn răng mà “hi sinh” vậy.
Tổ đội Văn Lục đi cuối cùng, cách xa người dân một quang dài. Văn Lục còn cẩn thận dùng Vụ Ẩn che dấu đi lực lượng của cả đội khiến cho mọi người trông như người dân bình thường. Bất quá đối với tu vi của con linh thú vương này, Văn Lục cũng chỉ đảm bảo rằng che dấu một quãng thời gian mà thôi. Tuy nhiên một quãng cũng đủ cho A Lan mang ba chiếc bánh đi hàng đầu dâng lên để cho nó ăn rồi.
Văn Lục vừa đi vừa lẩm bẩm:
- Hi vọng lão “trâu già” không chơi chúng ta một vố… không thì linh thú cấp này đánh sao nổi.
Đi từ sáng tới trưa muộn, dân làng mới tới vùng cư ngụ của “thủy thần” mà bọn họ nói. Lúc này linh thức Văn Lục cũng chỉ có bám theo A Lan mà thôi. Hắn không dám điều tra rộng thêm, sợ làm kinh động tới con linh thú vương đó.
Thực tế là cho đến giờ phút này hắn vẫn chưa hình dung con linh thú đó ra làm sao. Càng đi về phía nam thì cánh đồng nước càng ít đi cây cối, rong rêu mọc nhiều hơn. Văn Lục còn phát hiện ra là mực nước ở đây đang sâu dần. Ngoài con đường mọi người đang đi, thì hai bên có thể gọi là đầm nước rồi chứ không còn là đồng như khu vực phía đàn linh thú cáy sinh sống nữa.
- Không lẽ là một loài cá?
Văn Lục thắc mắc không thôi. Dân làng đã đi tới cuối con đường, nghe nói con đường đất này là do thanh niên nhiều thế hệ đắp nên đáp ứng cho việc đưa cống nộp hàng năm. Ở phía cuối con đường, trong linh thức của Văn Lục phát hiện ra là một bãi đất rộng lớn. Đi qua bãi đất rộng đó chính là một vùng nước rất sâu, màu nước trở nên xanh thẳm như màu nước biển.
Cả dân làng thực hiện nghi lễ hàng năm, chính là lập đàn rồi lẩm bẩm cái gì đó Văn Lục cũng không hiểu luôn. Có lẽ là mấy câu ca ngợi sáo rỗng mà tên “thủy thần” đó nghĩ ra, bắt dân làng đọc đây mà.
Nghi lễ dài lê thê tới hơn ba giờ chiều, khiến Văn Lục bắt đầu uể oải. Vân Nhi cũng bất đắc dĩ thở dài:
- Mệt chết cụ lão đọc tế… hic.
Vân Trọng đứng bên buột miệng:
- Dân có nghề… đọc mãi thành quen… không chết được đâu a.
Na Na nhíu mũi dẵm chân lên đôi bàn chân thô dày của Vân Trọng làm hắn há mồm không biết mình đắc tội nàng khi nào.
Dân làng lúc này ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại, phần vì nắng nóng, phần lại lo lắng bất an. Không biết “thủy thần” có “cao hứng” bắt thêm người thì khổ. Chuyện này cũng không phải là chưa từng xảy ra mà là xảy ra thường xuyên. Điều đó có nghĩa là năm đó số trai tráng chết đi lại nhiều hơn mọi năm. Văn Lục nghe mọi người kể vậy thì sửng sốt: “Không lẽ cái tên thú vật kia lại bắt trai làng đi bắt linh thú về cho nó ăn đâu mà “sai vặt” lại chết nhiều người nhanh như vậy?”
Đúng lúc này mặt nước phía ngoài bãi đất nổi lên những bọt nước, bọt nước nhiều lên. Dần dần, cả một khu vực lớn tới hơn sáu mươi mét và dài tới hơn một trăm mét như nước được đun, sôi lên ục ục. Người dân làng bắt đầu run rẩy, cảnh tượng kinh khủng hàng năm lại xuất hiện.
Văn Lục cũng không khách sáo thu lấy cả cái xác hai con linh thú vương vào "Mầm Thế Giới", biết đâu sau này có việc dùng. Còn viên linh thạch thì tiểu A Lôi có vẻ thích thứ này nên Văn Lục giữ lại.
Sau khi thu hai cái xác, cả đội được Văn Lục tụ khí bao bọc bay vút về phía ngôi làng, chuẩn bị làm bánh cống hiến cho con linh thú vương ở phía nam mà dân làng gọi là thủy thần kia. Linh thức của Văn Lục cũng đã thử điều tra nó cũng phát hiện ra khí tức cực kỳ khủng bố. Văn Lục đoán ít nhất cũng phải đạt tới cấp mười cấp mười một linh thú vương rồi. Văn Lục mặc dù đẳng cấp thấp hơn nên không đo được cụ thể sức mạnh của nó. Nhưng Văn Lục dám chắc là dựa vào khí tức đó, chưa thế đạt tới linh thú hoàng.
Linh thú hoàng Văn Lục cũng gặp tới bốn con lận cho nên hắn tương đối tin tưởng linh thức của mình. Bất quá đối với đội hai bây giờ thì linh thú vương cấp chín cũng không đối phó nổi chứ chưa nói gì linh thú cấp mười một mười hai cả. Tất cả chỉ còn nhờ vào trận pháp mà lão “trâu già” dạy cho A Lan thôi.
Mọi người về tới làng thì trời cũng vào khoảng chín mười giờ tối, trăng đã treo đỉnh đẩu rồi. Nhưng A Lan vẫn muốn cặm cụi say thóc nếp để làm bánh, nếu Văn Lục không can ngăn thì chắc cô làm cả đêm không biết chừng.
Tờ mờ sáng hôm sau, trời còn mờ hơi sương cả khu nhà của A Lan vang lên những tiếng ầm ầm, ù ù. Văn Lục lúc này đang than thở;
- Trời đất… không kiếm đâu ra cái máy sát gạo à? Nghiền bột thế này khác gì tra tấn đâu cơ chứ?
Ba vị công tử cũng lần đầu tiên nếm mùi làm “trâu kéo cối”. Để chuẩn bị gạo nếp cho chiếc bánh, Văn Lục áng chừng A Lan để dành tới năm sáu tạ thóc nếp chứ không ít. Ngoài ra còn rất nhiều loại khác nữa như gấc, quả dành dành, gừng, mỡ lợn…
Văn Lục cũng chẳng hiểu cần nhiều vậy để làm gì, chắc là không phải để cho nó “màu mè” rồi. Hỏi thì A Lan nói rằng:
- Ông bụt trong mộng bảo những nguyên liệu đó đại diện cho ngũ hành kim mộc hỏa thổ thủy gì gì đó, cái nào đại diện cho kim, cái nào đại diện cho hỏa thì lão không kể chi tiết. Lão chỉ hướng dẫn cách làm và sắp xếp trứng cáy thành một trận đồ trên mặt bánh thôi.
Vân Nhi đang hưng phấn rán mỡ heo, cô bé cầm chiếc nón giơ phía trước như cầm khiên đánh trận vậy, mồ hôi con mồ hôi mẹ thi nhau chảy. Nghe A Lan nói thế thì sưng sốt quay sang hỏi:
- Này… cái bánh lớn vậy, nó không bổ ra để ăn từng khúc chứ? Nếu thế thì trận pháp khắc lên và đồ án do trứng cáy để trên không phải sẽ bị phá sao.
A Lan ngồi trên ghế cười cười nói:
- Điều đó khỏi phải lo, vì “thủy thần” to lớn lắm, cái bánh một mét không thấm vào đâu cả, bỏ vào mồm một cái là hết à. Hơn nữa A Lan dự tính làm tới ba cái lận cho chắc chắn.
Văn Lục tới giờ này vẫn không biết là sao A Lan vẫn mù quáng tin rằng chồng mình bị bắt từ mấy tháng trước còn sống. Có khi bị ăn thịt từ đời tám oánh nào cũng nên. Tới nay đã là lần cống nạp cho năm tới rồi chẳng lẽ những đám người cống nạp không chết?
Văn Lục cũng không biết rằng “thủy thần” trong mắt dân làng bắt cống nạp thanh niên trai tráng cũng không phải để ăn mà là để “sai vặt”. Bất quá nay hành hạ mai hành hạ, rồi thanh niên cũng chết dần chết mòn thôi. Ít có thanh niên nào sống tới ba bốn năm, cho nên hàng năm dân làng vẫn phải cống nạp thanh niên mới đểu hầu hạ cho linh thú vương đó. Ăn người thì con linh thú này cũng không để mắt, vì thực tế ăn linh thú khác còn tăng nhiều lực lượng hơn là ăn thịt con người. Trong mắt nó thì con người chỉ có tý thịt ăn chỉ tổ rắt răng chứ chẳng có ích lợi gì. Sau này Văn Lục biết sự việc này cũng nhịn không được thốt lên:
- Con này quả là láu cá…
A Lan nghĩ chồng mình khỏe mạnh, lại bị bắt có nửa năm, chắc chưa đến nỗi bị chết. Chính vì thế mà nàng không màng tới nguy hiểm của bản thân mà tiến vào đồng nước tìm kiếm trứng linh thú cáy.
Sau khi bốn tên con trai mồ hôi kéo cối say cả nửa buổi mới được năm tạ gạo nếp. Gạo được chia làm hai phần, phần đầu được đem bỏ vào cái nồi lớn đồ với hơn chục quả gấc làm thành xôi màu hồng, trông thật đẹp mắt. Phần gạo nếp còn lại được đem đồ với quả dành dành. Sau khi mở nồi ra thì màu xôi trở thành màu vàng lóng lánh mê người. Bất quá Kiệt Hào nhịn không được lại kêu trời:
- Tiếp đó là đi giã xôi à… ôi… khổ cái thân tôi…
Nhìn cái biểu tình hài ước của hắn, mọi người đều phá lên cười.
Tới sẩm tối thì công việc giã nhuyễn xôi cũng hoàn tất. Mỗi phần xôi được cắt làm ba phần vuông vắn chia ra làm ba cái bánh. Mỗi phần xôi này lại đem cán mỏng ra, rồi lần lượt cho những phần xôi này vào trong trảo mỡ heo lớn đang sôi ùng ục.
Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vở quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng rắn.
Tiếp đó là đem ba chiếc bánh lên và bắt đầu khắc trận pháp và đặt đồ án bằng trứng linh thú cáy. Việc này chỉ có A Lan dựa theo trí nhớ mà “ông bụt” truyền cho tự mình khắc lấy. Nhóm người Văn Lục cũng đành đứng ngoài mà coi, không giúp gì được.
A Lan làm việc này rất tỉ mỉ cẩn thận. Việc liên quan tới sống chết của chồng nàng cũng không giám cẩu thả chút nào. Bất quá người hiểu rõ trận và người chỉ vẽ theo trận thì vẫn khác nhau một trời một vực, cũng không biết hiệu quả như thế nào.
Làm bánh một ngày, khắc trận pháp tới ba ngày lận. Sau khi khắc xong, nhìn những quả trứng cáy to như những quả trứng vịt nằm theo những đồ hình kỳ lạ thật là bắt mắt. Vân Nhi đứng cạnh Văn Lục nhịn không được hô lên:
- Chẳng phải là “bánh cáy” sao? Cái này ở làng Nguyễn là nổi tiếng à.
Nghe vậy tức thì mọi người sửng sốt đứng đơ ra như tượng gỗ. A Lan đang ngồi trên ghế thì thích thú vỗ tay.
- Bánh cáy? Quả là tên hay… cứ vậy đi, từ giờ gọi nó là bánh cáy…
Nhóm người Văn Lục nhìn nhau, thần tình cổ quái. Không ngờ cái bánh này lại có nguồn gốc giàu tình cảm vậy. Bánh là đặc sản, là niềm tự hào của mỗi người con Thái Bình. Sau này bánh cáy được dân làng Nguyễn làm mỗi khi dịp tết, bánh ngoài ý nghĩa trời đất hợp nhất, âm dương ngũ hành hợp, thịnh. Còn mang ý nghĩa trừ bỏ tà quái, niềm gở cho các gia đình, có lẽ là do trận pháp mà A Lan bố trận đây mà. Ngôi làng cũng có thế là nguồn gốc của làng Nguyễn thời nay lắm…
Văn Lục cảm khái:
- Lôi bất cứ thứ gì của Đại Việt ra, đều có tính “truyền kỳ” a…
Kiệt Hào cũng hưng phấn:
- Ta muốn ăn, nhìn đã phát thèm lắm rồi.
Văn Lục gõ lên đầu hắn:
- Ngươi ăn bánh cáy sau này còn được, ăn bánh này người chỉ có “ngủm” thôi à.
Mờ sáng ngày thứ năm thì mọi người dân làng đều tiến về phía nam khu đồng nước. Hai chàng thanh niên khỏe mạnh được chọn làm vật cống tế lúc này khuôn mặt cũng ỉu sìu. Biết mình sẽ chết, thì ai mà vui cho được. Nhưng vì an toàn của người thân, đành cắn răng mà “hi sinh” vậy.
Tổ đội Văn Lục đi cuối cùng, cách xa người dân một quang dài. Văn Lục còn cẩn thận dùng Vụ Ẩn che dấu đi lực lượng của cả đội khiến cho mọi người trông như người dân bình thường. Bất quá đối với tu vi của con linh thú vương này, Văn Lục cũng chỉ đảm bảo rằng che dấu một quãng thời gian mà thôi. Tuy nhiên một quãng cũng đủ cho A Lan mang ba chiếc bánh đi hàng đầu dâng lên để cho nó ăn rồi.
Văn Lục vừa đi vừa lẩm bẩm:
- Hi vọng lão “trâu già” không chơi chúng ta một vố… không thì linh thú cấp này đánh sao nổi.
Đi từ sáng tới trưa muộn, dân làng mới tới vùng cư ngụ của “thủy thần” mà bọn họ nói. Lúc này linh thức Văn Lục cũng chỉ có bám theo A Lan mà thôi. Hắn không dám điều tra rộng thêm, sợ làm kinh động tới con linh thú vương đó.
Thực tế là cho đến giờ phút này hắn vẫn chưa hình dung con linh thú đó ra làm sao. Càng đi về phía nam thì cánh đồng nước càng ít đi cây cối, rong rêu mọc nhiều hơn. Văn Lục còn phát hiện ra là mực nước ở đây đang sâu dần. Ngoài con đường mọi người đang đi, thì hai bên có thể gọi là đầm nước rồi chứ không còn là đồng như khu vực phía đàn linh thú cáy sinh sống nữa.
- Không lẽ là một loài cá?
Văn Lục thắc mắc không thôi. Dân làng đã đi tới cuối con đường, nghe nói con đường đất này là do thanh niên nhiều thế hệ đắp nên đáp ứng cho việc đưa cống nộp hàng năm. Ở phía cuối con đường, trong linh thức của Văn Lục phát hiện ra là một bãi đất rộng lớn. Đi qua bãi đất rộng đó chính là một vùng nước rất sâu, màu nước trở nên xanh thẳm như màu nước biển.
Cả dân làng thực hiện nghi lễ hàng năm, chính là lập đàn rồi lẩm bẩm cái gì đó Văn Lục cũng không hiểu luôn. Có lẽ là mấy câu ca ngợi sáo rỗng mà tên “thủy thần” đó nghĩ ra, bắt dân làng đọc đây mà.
Nghi lễ dài lê thê tới hơn ba giờ chiều, khiến Văn Lục bắt đầu uể oải. Vân Nhi cũng bất đắc dĩ thở dài:
- Mệt chết cụ lão đọc tế… hic.
Vân Trọng đứng bên buột miệng:
- Dân có nghề… đọc mãi thành quen… không chết được đâu a.
Na Na nhíu mũi dẵm chân lên đôi bàn chân thô dày của Vân Trọng làm hắn há mồm không biết mình đắc tội nàng khi nào.
Dân làng lúc này ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại, phần vì nắng nóng, phần lại lo lắng bất an. Không biết “thủy thần” có “cao hứng” bắt thêm người thì khổ. Chuyện này cũng không phải là chưa từng xảy ra mà là xảy ra thường xuyên. Điều đó có nghĩa là năm đó số trai tráng chết đi lại nhiều hơn mọi năm. Văn Lục nghe mọi người kể vậy thì sửng sốt: “Không lẽ cái tên thú vật kia lại bắt trai làng đi bắt linh thú về cho nó ăn đâu mà “sai vặt” lại chết nhiều người nhanh như vậy?”
Đúng lúc này mặt nước phía ngoài bãi đất nổi lên những bọt nước, bọt nước nhiều lên. Dần dần, cả một khu vực lớn tới hơn sáu mươi mét và dài tới hơn một trăm mét như nước được đun, sôi lên ục ục. Người dân làng bắt đầu run rẩy, cảnh tượng kinh khủng hàng năm lại xuất hiện.
/382
|