Hồng Bàng Lập Quốc Ký

Chương 62 - Chương 62: Hậu Chiến

/92


.

Quyển II: Anh hào tụ hội

Chương 62: Hậu chiến

Hồng Bàng đã chiến thắng, chuyện ấy không giả, nhưng nó chịu tổn thất lớn, cũng là thật. Để giành được thắng lợi này, hơn 3000 thanh niên trai tráng Hồng Bàng đã hi sinh, tổn thất về của cải ( bao gồm công trình bị phá hủy, gia súc bị giết hại, chi phí vũ trang,...) là hơn một vạn(10 000) lạng bạc trắng. Thời gian canh tác đã tới, nhưng những đồng ruộng, hệ thống thủy lợi bị tàn phá trong cuộc chiến khiến nguy cơ mất mùa đè nặng. Chưa hết, tiêu hao lương thực quá lớn trong chiến tranh làm nạn đói rình rập trước cửa. Với nền kinh tế thuần nông nghiệp của Hồng Bàng, đây đồng nghĩa với việc đang ở trước nguy cơ diệt vong.

Chưa hết, sau chiến tranh, vùng Thượng Khu dù đã chính thức quay lại với Hồng Bàng, thì những nghi ngờ giữa dân xuôi và dân thượng đã bộc lộ rõ rang. Với dân Hồng Bàng có gốc dưới xuôi, họ hi vọng có những biện pháp trừng phạt mạnh tay, không khoan nhượng với những người Thượng làm loạn, bất kể lính hay tướng, nhẹ thì cho làm nô lệ, nặng thì giết để răn đe. Nhưng dân Thượng, bất kể những người trung kiên với chính quyền Hồng Bàng hay những người trung lập, họ mong muốn có những sự nương tay với những người phản loạn, vì trong số đó có rất nhiều người có họ có hàng, có dây mơ rễ má.

Vùng đất mà quân Hồng Bàng vừa giành được khỏi tay quân Nam Bình cũng có nhiều điều có hại: hầu hết đều nằm ở vùng đồng bằng trống trải, dễ công khó thủ. Dân cư ở đây tiếng là ủng hộ quân Hồng Bàng, nhưng để chính quyền Hồng Bàng có thể kiểm soát vùng này thì e rằng sẽ rất khó, khi mà họ đã tổn thất nghiêm trọng về nhân lực trong cuộc chiến vừa qua. Trong chính quyền, có một số ý kiến đề xuất việc biến nơi đây thành một vùng đệm chiến tranh, chứ không nên coi nó là vùng đất cần quan tâm. Điều này cũng dần được đồng thuận, khi mà có những gián điệp của Nam Bình được phát hiện đang trà trộn vào dân nơi đây với tư cách thương buôn. Và những kẻ như thế e rằng sẽ ngày một nhiều thêm.

Liên tiếp trải qua những trận chiến thảm khốc, người dân Hồng Bàng đã có tâm lý lo sợ, không muốn tiếp tục chiến đấu. Hơn nữa tuy chỉ mất đi có hơn 3000 người, nhưng những người đó hoặc những binh lính hết sức tinh nhuệ, phải dùng trong những trận đánh cam go hoặc là những người dũng cảm nhất, thường xung phong lên hàng đầu. Tàn phá về cơ sở vật chất, kinh tế làm việc trang bị vũ khí, tăng cường sức mạnh quốc phòng giảm sút. Đồng thời, nhằm khắc phục kinh tế khẩn cấp, một lượng lớn binh sĩ sẽ phải tiến hành canh tác nông nghiệp, khiến lực lượng quân đội trong thời gian ngắn thiếu hụt quân số. Đây là những điều làm sức mạnh quân sự của Hồng Bàng suy yếu nhanh chóng, nếu không thể tìm kiếm biện pháp khắc phục, quân Nam Bình tái khởi động chiến tranh là điều sớm muộn.

Giờ đây, chính quyền Hồng Bàng đứng trước hàng loạt thách thức: khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng cường sức mạnh, chuẩn bị chống quân Nam Bình tấn công. May mắn cho chính quyền Hồng Bàng, họ có một Hoàng Anh Kiệt- người có một tầm nhìn đủ rộng, đủ xa do cậu ta đã được đứng trên đôi vai của những người khổng lồ thông qua sách vở, internet trong kiếp trước, để tìm ra những giải pháp thích hợp. Và Hoàng Anh Kiệt cũng có đủ khả năng để thực thi tất cả những chính sách đó, trên cương vị một vị vua.

Trước tiên, nhằm đảm một mức sống cơ bản cho người dân Hồng Bàng, chính sách cộng sản thời chiến- còn gọi là chính sách bao cấp được thực hiện, giúp phân phối lương thực, sức lực, vật lực cho việc đảm bảo đời sống trước mắt của người dân và chuẩn bị cho những việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh.

Để vừa đảm bảo việc đồng áng, vừa đảm bảo việc quốc phòng, Hoàng Anh Kiệt một mặt cho một lượng lớn binh sĩ tiến về những nơi quan trọng: nơi bị thiệt hại nặng nề để chuẩn bị công tác khắc phục hậu quả, nơi có đất đai có khả năng canh tác tốt nhưng bị bỏ hoang, hoặc nơi chưa khai hoang nhưng có khả năng thành đất canh tác tốt để đảm bảo sức canh tác cho vụ mùa sắp tới, thêm nữa là việc đưa ra chế độ 3 ca một ngày: 8 tiếng làm ruộng, 8 tiếng tập quân sự và 8 tiếng nghỉ ngơi. Để điều này được ủng hộ, Kiệt và toàn thể quan chức, tướng lĩnh của Hồng Bàng đều tự thân ra trận, thực hiện đầy đủ những gì đã tuyên bố.

Vấn đề người Thượng, Kiệt chấp thuận việc cho đa số binh sĩ hoặc người dân Thượng tuy có tham gia việc phản loạn, nhưng không được nắm quyền chỉ huy, ít có nợ máu, phải làm việc theo lệnh,… được chịu án khổ sai: phải làm các việc công ích: khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng hệ thống thủy lợi, xây dựng lại các công trình bị tàn phá do chiến tranh,… mà không được trả công trong 3 năm, nhưng những người này cũng được đảm bảo tính mạng, sức khẻo, khẩu phần ăn như dân thường, y tế,… Còn với những tên chủ mưu- thường là bọn tù trưởng, vua chúa, Kiệt cho xử tử tất cả, thu hồi tài sản của chúng, sung công để có tiền trang trải việc tái thiết lãnh thổ Hồng Bàng.

Với những vùng đất mới thu phục được, Kiệt không vội tiến hành bao cấp, tránh cho dân ở đây phản đối, thay vào đó một mặt cho lính xuống canh tác trên đất đai còn thừa, hoặc khai hoang thêm, mặt khác đứng ra vay nợ lương thực của dân nơi đây, với mức lãi xuất mà chính quyền có khả năng chi trả sau vụ mùa sắp tới. Với ý thức nói chúng là dân không đấu lại với quan, cộng thêm việc chính quyền Hồng Bàng viết giấy vay nợ đàng hoàng, lại cho bố cáo khắp xa gần, cho người dân kiểm tra họ, nên người dân những nơi mới thuộc về chính quyền Hồng Bàng cũng tạm bỏ qua sự nghi ngờ mà cho chính quyền Hồng Bàng vay một lượng lương thực. Tuy không nhiều nhặt gì, số lương thực trên đã góp phần giúp chống lại nạn đói có nguy cơ bùng phát trên lãnh thổ Hồng Bàng.

Những quyết sách, hành động táo bạo và quyết đoàn của Hoàng Anh Kiệt cùng chính quyền Hồng Bàng đã làm đối thủ của họ bất ngờ, làm người dân nhanh chóng có lại niềm tin với người đứng đầu, từ đó gián tiếp tăng thêm sự ủng hộ của người dân cho chính quyền. Trước sự củng cố nhanh chóng của Hồng Bàng, quân đội triều đình, trước tiên là quan lại tại Nam Bình lo ngại vô cùng. Trần Khảng cũng thấy cơ hội tuyên chiến ở trước mắt, liền cùng Đặng Cảnh Xuyên, Nguyễn Thông, Lee Dea Si tìm cách thuyết phục các thế lực ủng hộ tiền bạc, nhân lực cho một cuộc chiến tiếp theo nhằm đánh gục quân phản loạn Hồng Bàng.

Tất nhiên, do quân Hồng Bàng, nhất lực lượng hậu thuẫn kinh tế mạnh mẽ nhất của chính quyền Hồng Bàng- họ Bùi đã tìm cách tác động để việc này bị trì hoãn. Và việc này cũng thành công, tạo cho Hoàng Anh Kiệt một thời gian nghỉ đủ lâu, để cậu có cơ hội xoay chuyển tình thế: lấy toàn bộ số súng thần công của quân Nam Bình.

15 khẩu súng thần công bị đánh đắm dưới sông trong trận phục kích quân Nam Bình của Kiệt cách đây không lâu, đã được cậu vớt lên hết trong bí mật. Chỉ với vài con thuyền nhỏ, 500 binh sĩ bí mật làm việc trong đêm cộng thêm việc nhớ tới một tập của Thần Đồng Đất Việt- Anh Hùng Với Pháo, Kiệt đã mang lên bờ 15 khẩu thần công nặng hàng trăm cân. Hoàng Anh Kiệt hiểu rõ một chuyện, trong điều kiện bị áp đảo nhiều như thế này, hỏa lực là thứ duy nhất có thể giúp cậu giành một cơ hội thắng lợi.

Trong nhiều trận lấy ít thắng nhiều, có một trận chiến mà Kiệt nắm tương đối rõ: trận đàn áp quân bảo hoàng vào ngày 13 tháng Hái Nho để bảo vệ Hội Quốc Ước Pháp của Napoleon Bonaparte. Chỉ với chưa đầy 6000 người, bằng cách dùng đại bác bắn thẳng vào phía đối phương, Napoleon đã dập tắt cuộc chính biến của phe bảo hoàng, dù tổng số người tham gia cuộc chính biến đó lên đến 24 000 người, gấp hơn 4 lần về số lượng quân đội do Napoleon chỉ huy. Sức mạnh của hỏa lực của pháo binh là thứ đã mang đến chiến thắng ấy.

/92

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status