Hồng Mông Linh Bảo

Chương 311: Rần nay đã khác xưa(1)

/501


Minh về phòng hơi tò mò thằng đệ tử của mình thay đổi ra sao nên vội liên lạc với phân thân cập nhật tin tức. Những tin tức từ khi chàng đem hai đứa đệ tử xuống thành phố chàng đã từng xem qua loa, hôm nay tâm tình được thỏa mái vì việc mất tích củ Hồng-Linh được giải quyết, chàng xem lại một cách tỉ mỉ.

Hai đứa đệ tủ làm quần quật trong quán ăn, phụ trách trong bếp từ nghề rửa chén, nghề thái rau, chặt thịt, giết mổ gà, vịt, lợn, sau đó còn học nấu nướng. Hai đứa chịu học, chăm làm nên chẳng bao lâu đã nắm vững tất cả công việc trong bếp, chủ tiệm thấy hai tên nhà quê, cho là dốt nát đần độn nên không thèm để ý, chỉ lâu lâu hỏi xếp nấu ăn kể qua loa thôi. Xếp nấu ăn là người tầu, có tính dấu nghề, nhưng gặp phải hai tiểu quỷ nhà quê, giả ngu len lén học hết kỹ năng mánh lới nấu ăn. Quán ăn thỉnh thoảng lại có bọn lưu manh đến phá đòi tiền bảo vệ, lần đầu hai đứa giả vờ không phản ứng gì, sau đó được Minh truyền cho ẩn thân thuật luyện có chút kết quả liền ngứa tay chân xông vào can thiệp đánh đuổi. Hai đứa thấy mình làm việc có năng suất nên bàn nhau rồi cùng đến chủ quán đòi thêm lương, chủ quán khất lần hơn một tháng thì hai đứa quyết tâm xin nghỉ, vì thấy không học hỏi được gì nữa.

Hai đứa lại đi kiếm việc khác, khi đi đến một nhà buôn và sửa xe Honda, xe hơi hỏi thăm thì đúng lúc cửa tiệm đang cần người giúp việc, vá xe, cậy lốp, lau chùi.... chưa biết nghề lầm cũng được. Hai đứa thấy vậy cũng làm thử, dù lương ít hơn so với đi làm bếp. Hai đứa vào phụ trách vá xe, xoáy súp bắp, thay bu di, thay xả nhớt, lau chùi đánh bóng, sơn xe... toàn là những chuyện làm nhàm chán, cần kiên nhẫn. Hai đứa cũng nhân dịp này, vừa làm vừa dùng thần thức cẩn thật quan sát, học lỏm, hai ba tháng đã nắm vững. Chỉ chưa thực sự thực hành thôi. Một hôm thợ sửa xe chính hai trong số ba nguời đồng thời bị bệnh, Rần và Mai Tinh xin làm thế, chủ tiệm trước tiên cho Rần làm thử, thấy hắn làm chính xác, nhanh nhẹn nên rất vừa ý. Ba hôm sau thợ cũ hết bệnh Rần lại phải về làm công việc cũ. Rần biết mình chưa nắm vững hết được kỹ thuật sửa xe, nên thỉnh thoảng vào trong hỏi sách lật xem. Lúc đầu đọc khó hiểu vì các từ tiếng anh nhưng cứ ráng tra tự điển rồi cũng hiểu, trong vòng hai tuần một tủ sách được hai đứa đọc hết, còn trao đổi thảo luận tranh cãi với nhau, khiến nhiều khi ba người thợ sửa xe nghe thấy ngứa tai, ngứa miệng cũng tham gia giải thích cho ý kiến. Từ đó ba người thợ, nhờ vả mà vô dạy nghề cho hai đứa. Cuối cùng sáu tháng qua đi, hai đứa tự tin không thua ba người thợ bao nhiêu, chỉ là thiếu kinh nghiệm.

Một hôm thứ bảy buổi sáng, ngoài đường chợt tiếng xe thắng, tiếng ma sát lết mặt đường rồi tiếng va chạm vang lên, hai đứa thần thức lập tức phóng ra dò xét.

Một chiếc xe mày Honda Ware màu xanh hai thiếu nữ đang đèo nhau bị tai nạn lết trên đường. Rần phát hiện cô áo vàng một chân bị kẹp vảo bánh sau nên nhanh như chớp chộp lấy hai cái chìa khóa quên cả tính nhát gái phóng ra.

Tay thợ cả tên Sơn, thấy Rần chộp đồ nghề của mình chạy ra đường hô to:

- Mày định làm gì thế!

- Cứu người...

Mai Tinh nét mặt quái dị cười tiếp lời:

- Đương nhiên là cứu người đẹp rồi!!

Rồi chay theo Rần, thấy cô gái áo trắng nằm lăn phía trước, Mai Tinh lại gần xem hỏi:

- Cô có việc gì không?

Thấy cô gái lắc đầu Mai Tinh đỡ nàng dậy... dìu đến chiếc xe.

Cô gái áp vàng chân phải bị cuốn vào bánh xe, một chút máu chảy ra... mặt tái mét, nước mắt rưng rưng. Dù vậy Mai Tinh vừa thấy liền thầm nhủ: „Cô này đẹp thật, da trắng mịn như bạch ngọc:“ thì nghe thằng Rần an ủi:

- Cô đừng sợ! Để tôi giúp cho, nhất định không đau đâu.

Rần chăm chú quan sát kỹ cái chân bị kẹp, cầm chía khóa trong tay định vặn ốc nới lỏng mở bánh sau, nhưng nghĩ lại nếu rút bánh xe ra thì sợ động vết thương, hắn nhìn dáng điệu của người đẹp mà đau lòng nên quyết định cách khác. Rần xả hơi bánh xe, sau đó vận cơ báp vào cánh tay, một tay kia giữ chặt, tay kia nắm chặt bánh xe dùng sức bẻ xuống, bánh xe liền cong lên, tăng tăng, lạch cạch gẫy luôn mấy cái căm xe.

Rần hít một hơi trấn định tim đang đập mạnh, ôn nhu cầm bàn chân người đẹp thong thả kéo ra, rồi dùng hết can đảm có được trong máu huyết thâm tâm chẳng nói chẳng rằng đưa tay bế xốc nàng lên đem vào cửa tiệm xe, đặt nàng ngồi trên ghế. Làm xong Rần đang định chạy ra khiêng xe vào, thì thấy Hàn Tinh hai tay nhấc bổng chiếc xe đem vào đây. Phía sao cô gái áo trắng thất thểu bước theo..

Cô gái áo vàng lúc này mới hoàn hồn giọng nhỏ như muỗi kêu:

- Cám ơn anh...

- Tôi là Trung-Hiếu, nó là Mai Tinh.

- Thậy là cám ơn hai anh, đã cứu giúp nhanh như vậy.

- Hai cô là ai, lần sau đi xe cẩn thận..

Cô áo trắng nhanh miệng:

- Em là Nguyễn Thu Dung còn cô ta là em họ Nguyễn Xuân Nhã...

Rần mở to con ngươi ra nhìn hai người đánh giá một hồi mới nói.

- À, chân cô Xuân-Nhã có đau không, để tôi rửa sạch, sát trùng băng bó một chút. Nếu không vết thương nhiễm độc để vết thẹo thì tiếc vô cùng..

Xuân-Nhã đỏ bừng mặt thầm nhũ: „Chân người ta liên quan gì đến anh mà tiếc“. Tuy nghĩ vậy nhưng nàng nghe để thẹo thì cũng sợ nên khẽ gật đầu.

Rần vào trong tiệm lấy hộp băng cứu thương, một chậu nước sôi, và một cái khăn. Chiếc khăn vắt lên vai nhìn dáng vẻ như chuẩn bị vá xe chứ không phải xem thương. Ba chú thợ sửa xe và Mai Tinh thấy vậy mim cười, mỗi người có một tâm tư cái nhìn riêng.

Xuân-Nhã thấy chàng thanh niên, nhiệt tình khiến nàng bối rối. Vừa rồi bị nạn vừa đau vừa sợ hãi khiến cho thanh niên này giúp đỡ, mạnh mẽ tiếp xúc bồng nàng vào đây. Ngoài đường cảnh náo nhiệt, nhiều kẻ tò mò đến xem nàng cảm thấy thanh niên này ẵm mình mà nhẹ nhàng thoải mái như ẵm đứa lên bốn lên năm, đi phăng phăng lách ra khỏi đám đông dễ dàng. Khi ngồi vào ghế, nàng sợ hãi biến mất đầu óc quanh quẩn suy nghĩ nhớ dáng điệu ánh mắt vừa rồi của thanh niên khiến nàng thấy kỳ lạ.

- Xuân-Nhã ráng chịu đau một chút xíu thôi, sẽ tẩy trùng nhanh thôi...

Nàng chưa kịp nói gì đã cảm thấy cổ chân mình bị nắm chặt, đồng thời ống quần vị vén lên cao, nàng giật mình rụt chân lại nhưng cảm thấy bàn tay kia rất mạnh, chân rút nhưng không nhúc nhích được một ly. Nàng cúi xuống xem thì thấy bắp vế da bị rách ít rỉ máu một và mu bàn chân bị trầy cũng rướm máu.

Rần cầm bàn chân thon nhỏ của Xuân-Nhã cảm thấy rất mềm, da trắng mịn, nhiệt độ mát mẻ rất dễ chịu, thấy nàng giẫy dụa hắn ngước mắt nhìn thì bốn ánh mắt chạm nhau khiến hắn giật mình, Xuân-Nhã cũng vội chuyển ánh mắt đi chỗ khác nhìn Thu-Dung thì thấy cô chị họ đá lông nheo mỉm cười.

Xuân-Nhã thấy chị họ nhìn ra chút gì mặt đỏ lên.. Lúc này Rần chăm chú lấy khăn nhúng nước nóng chờ cho bớt nóng rồi cẩn thận nhẹ nhàng lau kỹ những vết thương. Trong lòng than thở, „cô này chân đẹp thật, mình thấy mấy đứa con gái ở cô nhi viện không đứa nào có được đôi chân đẹp như vậy.“ Hắn lau xong vắt khăn lên vai, xoa tay lấy chai rượu cồn ra. Lấy bông nhúng vào điểm rượu cồn miệng hỏi:

- Xuân-Nhã, cô dường như là việt kiều, sinh sống ở xứ lạnh, vì khí hậu Việt Nam chưa thấy ai có làn da đẹp vừa trắng vừa mịn nhhu cô.

- Đâu có! Á...đau xót quá...

Thì ra Rần giả vờ hỏi rồi thừa lúc nàng đang còn suy nghĩ tìm câu trả lời, đã dùng bông rượu cồn lướt qua ba vết thương chấm xong… Rần liền an ủi:

- Không sao! Xong rồi, để tôi băng lại cho cô.

Mai Tinh và ba chú thợ sửa xe thấy vậy cười nói với nhau. Chú Sơn nói:

- Thằng Rần này học sửa xe khá nhanh, nghe thuật chăm sóc vết thương cũng khá, nhưng thuật tán gái mới là cao thủ tự nhiên. Tao thua xa, khi ta còn tuổi nó, thấy gái đẹp là miệng nói trở thành cà lăm, cứ cứng lưỡi ra..

Ba chú thợ thấy cảnh thằng Rần tiếp cận người đẹp mà nuốt nước miếng, tiếc rằng họ đều có gia đình nhưng vợ con họ đều không được như cô này. Chú Tiếp đánh giá:

- Cô này tuyệt đối là cành vàng lá ngọc, việt kiều cũng có nhiều loại. Tôi thấy phong cách dáng dấp của cô này không phải là việt kiều giai cấp làm thuê mà phải là chủ hay quản lý tập đoàn nào bên nước ngoài.

Thu-Dung và Xuân-Nhã nghe họ bàn tán thì lẳng lặng không nói gì.

Rần băng bó cho Xuân-Nhã xong rồi nói:

- Tốt rồi! Cô nghỉ ở đây một chút chờ tôi sửa xe cho. Vừa rồi chuyện gấp rút nên tôi đã bẻ gẫy mấy cây căm, khiến vành cong lại.

- Vâng nhờ anh sửa cho, chúng ta còn nhiều giờ.

Rần cất đồ cứu thương rồi hai tay nắm xe, tháo gỡ tay căm nắn vặn mới mười phút đã xong. Ba chú thợ sửa xe tò mò thỉnh thoảng liếc qua Rần, thấy hắn biểu hiện khác hẳn ngày thường, bình thường giả ngu, khù khờ chặm chạp hôm nay trước mặt người đẹp biểu diễn xoá xoát mấy cái đã xong, thân thủ chân tay đưa lên kép xuống hoành ngang nhanh mắt nhìn không kịp, lúc thì thấy đưa tay nhấc chân nhàn nhã thong dong như đùa chơi.

Hai cô gái thấy Rần sửa xe kiểu cách khác lạ, ốc, vít bù loong, đều xếp trật tự, đồ nghể , giẻ lau tay cũng có chỗ để nhất định, hai nàng thấy hắn hoạt động chân tay nhẹ nhàng tất cả thành một chuỗi hoạt động tay chân, vừa dừng đã nghe:

- Xong rồi!

Hai nàng nghe mà cứ tưởng thằng này nói đùa, vừa thấy hắn thành thạo động tác, tay chân như múa vẽ, đưa tay chân như khiêu vũ một điệu tự do thong dong tựu nước chảy mây trôi, vưà dừng tay đã bảo đã xong rồi.

Thu-Dung tiếp xe thử quả nhiên bánh xe đã thẳng như cũ, căm xe đã thay, bánh xe bơm cứng như cũ.., những chỗ tay thợ xe đụng vào làm dơ cũng đã được lau sạch cẩn thận không còn dấu vết nào. Nàng khen:

- Anh cũng là thợ sửa xe rồi, tôi chưa thấy ai có tài sửa xe như anh... Anh tính tiền sửa xe bao nhiêu?

Rần đưa tờ giấy đã viết những gì đã sửa cho người tính tiền nói:

- Cô cầm giấy này vào quày trong đó họ tính cho cô..

Xuân-Nhã để Thu-Dung vào trả tiền nàng quay sang Rần hỏi:

- Anh có số di động không cho Xuân-Nhã xin được không...

- Ồ! Xin lỗi tôi không có di động. Vậy anh ở đâu, lúc nào rảnh tôi tới thăm được không.

- Tôi bây giờ ở trọ, lúc nào dọn đi còn không biết, địa chỉ dù cho cô cũng vô dụng..

Xuân-Nhã ngạc nhiên, thời buổi này có thanh niên không dùng di động. Sau đó lấy ra trong giỏ đeo một tấm thiếp Visit Card nói:

- Trong vòng ba tuần nếu rảnh anh gọi cho em số ghi tay, nếu trễ hơn ba tuần thì gọi số in trên thiếp.

Hai cô gái rời khỏi, Xuân-Nhã khẽ nói:

- Nhớ gọi cho em đấy...

Bỗng cô gái tính tiền trong quày ra nói hai đứa:

- Ông chủ muốn gặp hai đứa bay, mau lên lầu nói chuyện.

Ông chủ tiệm là chú Hoá, ít khi được gặp mặt nói chuyện. Rần và Mai Tinh được kêu lên nói chuyện không biết xấu hay tốt, hai đứa ở đây làm việc học tập được khá nhiều điều hay. Chú Hoá tuổi trạc ba mươi sáu, trả tiền công tính rất chính xác, không tiền thưởng, không tăng lương, lại hay kiếm lỗi của công nhân để trừ lương. Hai đứa làm mỗi tháng được một triệu, bị chủ mấy lần nên còn tám chín trăm ngàn, số tiền đó với giá cả thị trường bây giờ thì thiếu vì phải trả tiền thuê nhà, điện nước vv... Nếu không phải hai đứa, chỉ bốn năm trăm ngàn thì khốn đốn rồi.

- Chào ông chủ.. vừa rồi cô Thủy kêu chúng tôi dến gặp ông...

- Hai đứa ngồi xuống đi...

- Ta đã nghe báo, hai anh đã làm được năm tháng, vừa có năng khiếu, lại có tinh thần cầu tiến đã học lén được kỹ thuật sửa xe?

- Chỉ học được chút vỏ ngoài đau có gì đáng kể, nên chưa thể gọi là học được..

- Tôi cho hai anh làm thợ chính, và đuổi một trong ba thợ cũ, hai anh có muốn làm không.

Rần ngẫm nghĩ một chút về ba chú thợ, chú Kiểm lớn tuổi nhất năm nay đã năm mươi. Hẳn là bị đuổi việc đi dành chỗ cho hai đứa. Như thế không được, chú Kiểm đã có lòng tốt nhiều lần chỉ bảo mình, ta sao để cho chú bị đuổi được, thà mình đi kiếm nơi khác kiếm ăn thì hơn. Nghĩ kỹ lại ở đây đã gần nửa năm, nên đổi chỗ khác cũng tốt, ở đây học hỏi thêm không được bao nhiêu nữa...

- Chúng tôi quyết định không nhận làm thợ chính.

- Các anh nói gì. Thợ chính biết bao nhiêu người muốn làm nhưng không được, các anh lại từ chối.

- Ông chủ đã nói nếu chúng tôi nhận thì phải đuổi một thợ. Chúng ta không lỡ lòng nên không nhận.

Chú Hoá lúc nãy vô tình chứng kiến thằng Rần sửa xe, liền nhận ra thàng này có tài cần phải giữ lại, thằng Mai Tinh kia tính trẩm hơn, tài năng không bộc lộ nhưng nhất định không kém bao nhiêu nên định gây dựng hai thằng này.. Nếu bồi dưỡng hai đứa này thành tài thì mấy cửa tiệm chung quanh quận này không còn là đối thủ của tiệm Hóa Hưng này…

Nay hai thằng này không chịu làm, vịn cớ liên quan chuyện đuổi người khác, rõ ràng không có ý ở lại làm lâu dài. Chú Hoá bực mình cảm thấy mình bị xúc phạm, tao đã xuống nước mời chúng mày, lại còn không biết điều từ chối. Đã vậy tao đuổi chúng mày ngay lập tức, không trả tiền công tháng này xem chúng mày còn dám cãi lời không?

- Các anh đã suy nghĩ kỹ chưa?

- Đã suy nghĩ kỹ, không cần bàn thêm.

- Được! Vậy các anh đi đi, từ bây giờ không cần đến đây làm nữa.

- Vậy ông chủ thanh toán tiền lương tháng này cho chúng tôi.

- Tiền lương? Không có đâu. Tiền học nghề tao còn chưa tính đấy… trừ đi tiền lương chúng mày còn thiếu nữa là khác.

- Ông nói gì? Chúng tôi học được cũng không phải là ông mở khóa hay dạy chúng tôi. Thợ của ông làm thì chúng tôi để ý một chút học được chút ít nhưng thời gian và công việc chúng tôi hoàn thành như hợp đồng thuê mướn. Vậy ông chủ phải thanh toán tiền lương cho chúng tôi.

- Tao không trả thì làm gì được ông?

- Không trả chúng tôi cứ ngồi ở đây xem ông làm sao đuổi chúng tôi đi được..

- Được tao xem chúng mày ở đây được bao lâu.

Chú Hóa nhấc điện thoại gọi:

- Alô Long hả?

- Vâng ông chủ có gì cần phân phó..

- Ở đây có hai thằng ngồi ăn vạ đòi tiền, mày đem bốn thằng tới đây ném chúng nó ra ngoài cho tao.


/501

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status