Kỳ nghỉ thu này, Tarzan cùng mẹ sang Áo nghỉ, theo lời mời của dì Karin, bạn rất thân của mẹ. Dì Karin sống trong một căn hộ rộng thuộc một toà nhà cao tầng tại thành phố lớn S. Dì dành cho hai mẹ con căn phòng rất tiện nghi.
Dì Karin cũng goá chồng, nhưng không có con cái gì. Bởi vậy dì thương Tarzan như con. Và hắn coi dì như dì ruột của mình.
Dì Karin xin nghỉ phép, dành trọn thời gian tiếp đãi hai mẹ con Tarzan. Họ cùng đi thăm các bảo tàng, hoặc đi ra những vùng ngoại ô tuyệt đẹp.
Hôm ấy, Tarzan xin mẹ tiền tiêu vặt, bà Carsten mang theo đủ tiền mark Đức và séc du lịch, nhưng đã cạn những đồng Schilling Áo. Thế là buổi sáng tháng 10 nọ, bà quyết định đến nhà băng Oversoll ở phố Grollkarzer để đổi tiền.
Ai ngờ mọi chuyện bắt đầu từ đó.
*
Lothar Korf 29 tuổi. Hẳn khi nặn ra bộ mặt gã, TạoHoá đã lấy một con diều hâu làm mẫu.
Lúc này gã đang tháo mồ hôi dưới lớp mặt nạ chụp kín đầu, có lẽ một phần vì căng thẳng. Tay phải gã cầm một khẩu súng lục lớn, mũi súng chĩa vào đám khách hàng và những hình hài nhợt nhạt sau quầy kính nhà băng Oversoll.
- Cướp đây! - Gã gầm lên. Và để tuyên truyền cho băng đảng của mình, gã thêm: - Đây là một vụ cướp của những người theoNero. Bọn ta là một băng khủng bố, mục tiêu của bọn ta là huỷ diệt quyền lực quốc gia!
Lẽ ra gã khỏi dài lời. Báo chí đã tốn nhiều giấy mực về bọn Nero này rồi, ai còn lạ.
Lúc này gã đứng ngay trước quầy thu ngân, tay phải huơ huơ súng, tay trái ấn qua ô cửa nhỏ trên tấm kính dày một cái túi vải.
- Nhét đầy tiền vào! - Gã quát người nhân viên nhà băng có cặp mắt nhỏ hấp háy sau quầy kính. Ông này run rẩy làm theo lệnh gã.
Sau lưng Korf có bốn người khách đang đờ người sợ hãi. Tất cả đều là đàn ông.
Một trong bốn vị thân hình lực lưỡng, mới sáng ra đã chuếnh choáng hơi men. Rượu làm con người ta hăng lên. Con người hộ pháp này bỗng cảm thấy danh dự bị xúc phạm, quyết đóng vai người hùng.
Với một tiếng thét: “Thằng khỉ bố khốn khiếp!” - (quả đúng ông ta đã thét là “khỉ bố”) - ông ta xông vào Korf như con bò tót xông vào đấu sĩ bò tót.
Quá đỗi sửng sốt, Korf hất mũi súng lên, bóp cò.
Đạn xuyên trúng vai ông khách lực lưỡng, khiến ông ta bật người, ngã xuống đất, máu tuôn xối xả. Thế là “con bò tót” bị loại hoàn toàn khỏi vòng chiến.
Các nữ nhân viên nhà băng ré lên. Ông đứng sau quầy thu ngân cuống quýt đẩy cái túi đầy ắp tiền qua ô cửa nhỏ, đến nỗi gãy cả ngón tay trỏ. Ba ông khách còn lại nằm rạp xuống, không phải để cấp cứu cho người bị thương, mà nhằm chứng tỏ mình đã đầu hàng. Một nam nhân viên nhà băng lén giẫm vào nút báo động. Còi trước cửa nhà băng lập tức rú lên.
*** thật! Korf nghĩ.
Giật lấy cái túi, gã chạy ra ngoài.
Sảnh trước trống không. Ít nhất là khi gã đảo mắt lần đầu. Phải giấu khẩu súng đi! Gã không thể cầm súng mà chạy ra xe được.
Korf nhét súng vào trong áo khoác, lột mặt nạ khỏi đầu.
Mãi lúc này gã mới nhận ra người đàn bà.
Bà ta ép người vào góc nhà như để chờ đợi, chứ không phải vì sợ sệt. Korf nhe rười với bà ta. Là bởi gã không kịp nghĩ phải làm điều gì khác. Mà cũng muộn rồi. Người đàn bà đã trông thấy rõ mặt gã, cái bộ mặt diều hâu khó lẫn mà TạoHoá đã ác ý gán cho gã.
- Xin hôn tay quý bà! - Korf vừa lẩm bẩm vừa nghĩ trong lúc chạy ra: con mẹ đẹp đáo để.
Gã đánh giá không sai: người đàn bà xinh đẹp, gần 40 tuổi, tóc nâu, gương mặt khả ái - lúc này cố nhiên lộ vẻ kinh hoàng.
Vì đâu phải ngày nào bà Susanne Carsten, mẹ của Tarzan cũng trông thấy một tên cướp nhà băng ở ngay gần mình.
Henry Spahtvolger chờ sau tay lái của chiếc ôtô nổ máy sẵn bên kia đường. Korf nhảy tót lên xe. Tiếng còi báo động vẫn rú. Henry, còn gọi Bánh Ngọt (vì cái tật ham bánh ngọt), phóng xe vút đi.
- Một ả đàn bà đã trông thấy tao, - Korf hổn hển - Không có mặt nạ. Tao đã buộc phải bắn.
- Bắn ả à?
- Bắn một thằng cứ xông vào tao. Nhưng ả đó có thể mô tả diện mạo tao. Lạy Chúa! Mong sao ả bị cận thị.
- Khốn khổ chưa!
- Nếu ả tả tao cho tụi cớm thì... thì tao phải cuốn gói. Tao sẽ chuyển sang Đức sống.
Bánh Ngọt phá lên cười, cho xe rẽ vào một phố nhánh, suýt nghiến đứt ngón chân một cụ bà đứng bên lề đường.
- ển chỗ ở thì ăn thua chó gì. Nếu chúng đã tóm được đuôi mày, thì ở bên đó cũng như ở đây, mày coi như toi thôi. Ngoài ra ở đây mày thuộc thung thổ hơn. Trong trường hợp khẩn cấp quá, Nero sẽ giúp mày.
- Hy vọng thế.
*
Tarzan vừa ở phòng tập thể thao về, thấy mẹ, má đỏ phừng phừng đang kể gì đó với dì Karin. Thoạt thấy hắn, dì Karin kêu lên:
- Tarzan! Cháu thử tưởng tượng: má cháu vừa chạm trán với một tên cướp nhà băng.
Thủ lĩnh Tứ quái lập tức quan sát mẹ. May quá, bà ta không bị thương, cũng không còn vẻ hoảng hốt.
Bà ôm lấy hắn:
- Má vừa ở chỗ đồn cảnh sát về. Có thể nói má là nhân chứng duy nhất đã trông thấy mặt tên tội phạm.
Tarzan chăm chú nghe bà kể lại đầu đuôi.
- Người ta dã dựng một bức chân dung gã theo lời tả của má cháu - dì Karin nói cứ như là dì đã chứng kiến tất cả.
- Những tên Nero ư? - Tarzan nghĩ ngợi. - Con cũng nghe nói về chúng ở Đức.
- Cả ở Đức cũng có bọn ấy à? - Dì Karin sửng sốt - Thế mà dì cứ ngỡ đó là căn bệnh của riêng nước Áo. Đó là một tổ chức khủng bố, gọi theo biệt danh của tên trùm. Tên này chọn Nero, bạo chúa khét tiếng của thành Rôm trong lịch sử, làm tấm gương để noi theo. Thấy báo đăng rằng người ta không có một bức ảnh nào của tên trùm này, cũng không ai biết hắn mày ngang mũi dọc ra sao.
Tarzan trầm ngâm:
- Bọn chúng dùng tiền từ những vụ cướp nhà băng để chi phí cho những hoạt động của mình chăng?
- Mỗi tuần một vụ cướp. Thường là thành công. Mà số tiền cướp được cũng không lớn. Nhưng chỉ nghe một tên cướp thét lên giữa nhà băng “đây là vụ cướp của nhóm Nero” là thiên hạ đã khiếp vía lên rồi.
- May mà chúng ta không dính dáng gì tới chúng, - bà Susanne nói. - Nhưng cũng dễ bị lôi vào cuộc làm sao, cho dù chỉ là nhân chứng mà thôi.
Trong khi họ nói chuyện, dì Karin lục lọi các ngăn kéo bàn viết.
- Cậu tìm cái gì à? - BàCarsten hỏi bạn.
- Mình cứ ngỡ mình vẫn còn ảnh để dán vào thẻ hội viên câu lạc bộ chống Nguyên tử. Vậy mà chẳng thấy cái nào.
- Chụp lại nhanh thôi dì ạ, - Tarzan nói.
- Ừ, ở nhà ga cũng có một buồng chụp ảnh tự động. Cậu cũng đang định ra ga phải không Susanne?
Mẹ Tarzan muốn đặt vé tàu về cho hai mẹ con. Bà gật đầu:
- Ừ. Tốt nhất là mình cùng đi.
*
Henry và Korf vốn là hai tên lưu manh chuyên sống bằng nghề trộm cắp, may chưa bị cảnh sát tóm lần nào. Rồi một hôm, chúng nhận được cú điện thoại của một kẻ tự xưng là Nero. Gã có một tổ chức, giờ đây muốn mở rộng mạng lưới ra khắp châu Âu bằng cách thu nhận những thanh niên hỏi ít, hành động nhiều. Những gã trai cứng cỏi!
Lần gọi điện sau, khi Henry và Korf đã nhận lời rồi, Nero mới tuyên bố đó là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên hai tên lưu manh chẳng thấy có lý do gì để rút lui, kể cả khi chúng được biết mục đích “cao siêu” của Nero là bẻ gãy quyền lực của nhà nước, gây ra một sự hỗn loạn mà từ đó sẽ đẻ ra trật tự mới.
Có điều, trật tự mới đó ra sao thì Nero không giải thích.
Korf cũng chẳng thiết biết. CònHenry thậm chí chẳng hề để tai nghe nữa.
Điều chúng quan tâm là Nero luôn cho do thám cặn kẽ trước những vụ cướp nhà băng, rồi qua điện thoại báo cho chúng: địa điểm, thời gian, cách thức tiến hành.
Chúng được phép giữ một nửa số tiền cướp được, nửa kia nộp cho Nero: ban đêm, trong những sân sau, những công viên hoặc ngõ phố tối tăm. Những lúc ấy Nero không bao giờ để lộ mặt. Korf và Henry chỉ có thể nói: gã dong dỏng cao, mặc áo choàng, vành mũ luôn sụp xuống tận mặt.
Đối với hai tên lưu manh hạng hai, bắt đầu một thời kỳ “vào cầu”. Chúng rất nghe lời Nero, ở mỗi vụ cướp đều gân cổ gào lên đây là hành động của tổ chức khủng bố Nero, nhằm làm lung lay quyền lực của nhà nướ
Chuông điện thoại réo.
Korf giật thót người. Đoạn gã nhấc máy, xưng dang.
- Tao đây, - giọng Nero vang lên như thể gã ngồi liền đấy, - tao vừa nói chuyện với Bánh Ngọt. Nó kể hết tao nghe rồi. Việc mụ đàn bà đó thấy mặt mày là tai họa đấy.
- Chỉ tại... cái mặt nạ khốn khiếp. Khe mắt quá hẹp. Tôi không thể trông thấy có ai ở góc sảnh. Và vì không thể cứ bịt mặt nạ mà chạy ra đường được, tôi đã lột nó ra.
- Tiếc là quá sớm.
- Phải.
- Mụ sẽ tả diện mạo mày. Mà cái bản mặt diều hâu của mày nhìn là nhớ liền.
- Nero, tôi biết làm sao được? Cha sinh mẹ đẻ ra vốn vậy, mà giải phẫu thẩm mỹ thì tôi không thích.
- Trước mắt mày phải phới khỏi đây. Không chỉ biến khỏi thành phố này, mà biến khỏi nước Áo. Mày có tiền chứ.
- Cũng tạm đủ một thời gian.
- Tốt.Có lẽ ngày mai các báo sẽ đăng chân dung mày vẽ theo lời khai của mụ nọ. Khi đó phải hết sức cẩn trọng. Độ vài ba tuần nữa, sẽ chẳng ma nào hỏi đến vụ này nữa, và thiên hạ cũng quên luôn cái mặt mày.
- Vậy tôi sẽ ở đâu cho tới khi đó
- Hãy tìm một đích du lịch nào xa xa vào. Những hòn đảo Hi Lạp, như đảo Kreta chẳng hạn. Ở đó hiện thời tiết vẫn tắm biển tốt.
- Kreta sẽ quyến rũ tôi đấy.
- Mày hãy đặt vé ngay, và chuồn càng sớm càng tốt.
- Nếu sếp đã nghĩ như vậy thì... - Gã ngắc lại.
- Gì thế?
- Mẹ kiếp, hộ chiếu của tôi quá hạn rồi. Mà tôi lại không có chứng minh thư.
- Thế thì xin gia hạn.
- Không được. Tôi đã xin gia hạn hai lần rồi. Lần này phải đổi hộ chiếu mới. Tôi đã đến chỗ làm hộ chiếu... ồ, *** thật!
- Mày rủa cái gì vậy?
- Họ cần ảnh của tôi. Lẽ ra tôi phải mang ảnh đến đó từ lâu mà quên biến. Còn bây giờ…
- Hãy mang ảnh đến đó. Và lén tuồn mấy tờ bạc cho chúng gọi là để uống cà phê. Chúng sẽ làm hộ chiếu cho mày đến mai là xong. Hãy bay đến đảo Kreta, nằm đấy ba tuần. Trước khi quay về nhớ gọi điện trước cho Bánh Ngọt. Rõ cả chưa?
- Không thể rõ hơn được nữa.
- Vậy chúc chuyến nghỉ vui vẻ!
*
đã gọi điện hẹn Bánh Ngọt đem xe đến đợi mình trước nhà ga.
Đoạn gã cuốc bộ thong thả ra ga. Bây giờ chưa ngại ai nhận ra gã. Phần vì báo chưa đăng bức chân dung, phần vì gã đã đeo cặp kính râm rõ to để ngụy trang.
Gã dừng chân trước ga ngó xem Bánh Ngọt đâu, nhưng chưa thấy bóng dáng xe của thằng bạn.
Korf đi vào ga, len qua đám đông đến buồng chụp ảnh tự động.
Chụp xong phải đến chỗ làm hộ chiếu ngay, để còn kịp làm trong hôm nay, gã tự nhủ.
Tên tội phạm bỏ tiền đồng vào máy, nhe răng cười trước tấm gương. Bốn lần nháy sáng. Rồi hiện ra dòng chữ phải đợi. Gã biết sẽ mất 7 phút để chờ ảnh.
Gã dạo gót quanh buồng ảnh tự động. Còn 5 phút nữa.
Gã bèn đi đến cái quầy cạnh đó. Còn 4 phút.
Gã bước tiếp, qua những hiệu thời trang. Còn 3 phút. Đoạn gã toan quay lại buồng ảnh.
Được hai bước, gã sững người. Toàn thân gã như sôi lên dưới lần áo sơ mi.
*
Tarzan cùng lên chiếc xe bé xíu của dì Karin. Mẹ và dì sẽ vào ga, còn hắn có ý định đi thăm Bảo tàng Hình sự nằm cách ga có 10 phút cuốc bộ.
Ba người hẹn sẽ gặp lại nhau trong một tiệm cà phê bên quảng trường NhàHáDìKarin dừng xe bên nhà ga. Tarzan tạm biệt mẹ và dì, đi tiếp.
Bà Carsten kéo bà bạn đi vòng một chút, tránh một cặp trai gái đang ngồi bệt gần cửa ga.
Gã trai thuộc loại côn đồ, chừng 20 tuổi, vạm vỡ, mặc áo khoác da, mặt có hình xăm, trên cái đầu trước kia vốn cạo trọc lốc giờ tóc mọc tua tủa như bàn chải.
Cạnh gã là một cô gái tóc nhuộm phần tím, phần xanh lục. Mái tóc kỳ quái đó là thứ còn ưa nhìn hơn cả ở cái cô gái mặc toàn đồ da màu đen ấy.
Hai đứa quấy rầy những người qua lại bằng những lời lẽ thô tục.
- Ê, lão già hấp kia, - bà Carsten nghe gã trai nói. – Hãy bỏ một nắm tiền ra đây! Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho lão. Kẻo ăn một cái đá bây giờ.
Ông già nọ vội vã đi qua, cố tỏ ra không để ý đến hai đứa. Nhưng nhìn thì biết rằng ông sợ.
Bà Susanne và bà Karin vào sảnh. Họ đi qua một người ăn mày đứng bên một kiốt, mắt đeo kính đen, tay chống chiếc gậy màu trắng của người mù.
Ông ta không mù, bà Susanne nhận ra ngay. Chỉ giả tàn tật để khơi gợi lòng thương hại mà thôi.
- Buồng chụp tự động kia kìa, - bà Karin nóBà Susanne chờ trước cửa, trong khi bạn mình vào chụp ảnh. Rồi còn phải đợi ít phút thì những tấm ảnh mới tự động tuồn ra từ cái khe kia.
Ban nãy bà đã thấy chỗ quầy đặt chỗ người ta xếp hàng rồng rắn. Mà người nhân viên nhà ga thì cứ nhẩn nha, trông mà sốt ruột.
- Thế này thì đợi đến bao giờ mới đặt nổi chỗ, - mẹ Tarzan nói. – Thôi để lần khác mình thử ra xem sao. Cũng còn vài ngày nữa, chưa vội.
Bà Karin xem đồng hồ.
- Thôi chết, còn bà thợ may của mình! Bà ấy muốn đo cho xong, vì lại phải đi đâu đó. Hiệu may chếch bên kia đường thôi. Mình chạy qua đó một loáng. Cậu đợi lấy ảnh giúp mình được không?
- Tất nhiên.
Bà Karin đưa chìa khóa xe cho bạn:
- Cậu sẽ xong trước mình. Lên xe ngồi tạm, chờ mình nhé?
Đoạn bà đi ra.
Bà Susanne đứng đợi.
Rồi bà nghe tiếng cạch ở cái khe của máy tự động: một dây gồm 4 tấm ảnh màu cỡ ảnh hộ chiếu tuồn ra
Ô hay! BàSusanne nhíu trán. Sao không phải là ảnh Karin nhỉ?!
*
Korf đứng sau một giá bày sách của kiốt và quan sát.
Con mụ tóc vàng bé nhỏ đã đi khỏi. Nhưng ả tóc nâu mảnh mai nọ vẫn đứng trước buồng ảnh tự động, rõ ràng muốn đợi để lấy ảnh cho mụ bạn.
Korf đã nhận ra mẹ Tarzan. Ngay từ giây đầu! Phải, ả là nhân chứng. Nhân chứng duy nhất có thể nhận diện gã. Ả là số phận của gã, kẻ sẽ gây tai họa cho gã.
Ả đàn bà này! Gã căm thù ả.
Xéo đi! Gã nghĩ. Xéo! Mụ còn nhiều thời gian. Đi dạo loanh quanh đi!
Nhưng người đàn bà vẫn đứng nguyên chỗ cũ, nhìn hờ hững vào một tấm áp phích.
Còn bây giờ! Những tấm ảnh!
Korf thấy người đàn bà cầm chuỗi 4 tấm ảnh lên, nhìn chúng khá lâu. Đoạn bà quay nhìn xung quanh như tìm kiếm, nét mặt căng thẳng.
Korf thu mình lại.
Người đàn bà vẫn tiếp tục đứng đợi, cố nhiên muốn lấy luôn ảnh cho bạn.
Rồi… phải, rồi cả hai mụ sẽ đến đồn cảnh sát. Thế là tụi cớm khỏi cần bức chân dung tự vẽ nào nữa. Chúng đã có trong tay ảnh chụp hung th
Phải ngăn chặn ngay! Bằng mọi giá! VàKorf đã biết phải làm gì.
Lẩn sau những cái cột, gã rời sảnh ga, mà bà Susanne không hề nhận thấy.
May quá, Bánh Ngọt đã có mặt. Gã vừa đậu xe xong, bước xuống.
Korf chạy xộc đến.
- Henry! – Gã hổn hển. – Mụ ấy… Mụ nhân chứng… mụ cầm ảnh của tao. Mụ…
Gã kể lại. Henry há hốc mồm nghe, đoạn trợn mắt đảo con ngươi.
- Trời, chỉ có mày mới đen đủi đến thế. Mụ mà mang ảnh nộp cho cớm, thì tốt nhất theo luôn mà nộp thân cho chúng.
- Tao cũng nghĩ thế. Không thể để như vậy. Mày biết tụi mình sẽ làm gì không…
Gã nói ý đồ của mình.
Bánh Ngọt nhăn mặt:
- Mày lôi tao vào cuộc ư?
- Tụi mình có phải là chiến hữu hay không, hả?
Bánh Ngọt nhổ bọt, nhưng vẫn gật đầu.
Gã luồn tay mở con dao bấm dưới lần áo khoác, đoạn thủ dao vào túi quần, đi vào ga.
Đến cửa ga, gãị gã xăm mặt cà khịa:
- Ê, đồ bị thịtt! Tòi tiền ra! Kẻo tao vặn cẳng bây giờ.
Bánh Ngọt chẳng phản ứng gì. Ả bồ tóc sặc sỡ của gã xăm mặt hí lên cười. Khi Bánh Ngọt đi ngang chỗ người hành khất mù, người này bảo gã:
- Cà vạt của ông có vết bẩn kìa, thưa sư phụ. Tôi tử tế mách sư phụ điều đó. Sư phụ trả công gì cho tôi đây?
- Một cú đá đít, - gã trả lời gọn lỏn.
Bánh Ngọt đã trông thấy bà Susanne đúng lúc bà lấy ảnh của bà Karin từ trong máy tuồn ra.
Bà Susanne bỏ tất cả vào xắc tay, đưa mắt tìm kiếm lần nữa trong sảnh, đoạn vội vã đi ra cửa ga.
Tên tội phạm nấp ở đâu nhỉ? Bà cảm thấy sợ. Liệu gã có đang theo dõi bà? Hay gã đã bị cảnh sát ga xua đi nên bỏ cả ảnh mà chuồn?
Bà quay nhìn. Sát sau lưng bà là một gã béo phục phịch, cặp mắt ti hí lóe sáng. Cái mặt sao mà độc ác. Nhưng không phải tên cướp nhà băng, ơn Chúa!
Bà Susanne rảo bước đi đến chiếc xe con của bà bạn, mở cửa xe.
- Cấm động đậy! – bà nghe cái giọng đầy mỡ sau lưng. – Nếu không ta phải sử dụng đến con dao của ta đấy, búp bê ạ. Mà sẽ đau ra trò
Bà Susanne kinh hoàng nhìn bộ mặt phì nộn với hai con mắt ti hí lấp lóe. Đoạn mắt bà bắt gặp bàn tay hơi thu dưới áo khoác lăm lăm con dao.
- Ông… muốn gì ở tôi?
- Lên xe. Dãy ghế sau.
- Ông muốn…
- Hãy làm như ta bảo! – Gã rít lên. – Kẻo sẽ có chuyện đấy.
Bà Susanne run rẩy. Gã này dám thực hiện lời hăm dọa lắm. Mũi dao sắc lẻm đang chĩa vào bà.
Quanh đây không có ai hòng nhờ cậy được. Người qua đường vô khối, nhưng lại cách khá xa, không thể nhận thấy chuyện gì đang diễn ra nơi đây. Mà nếu tên này đâm dao, thì cứu kiểu gì cũng quá muộn.
Bà Susanne gập ghế trước về phía trước, len xuống ghế sau.
Tên béo bệu nhanh như sóc leo tót lên sau tay lái, quay ngoắt lại giật chùm khóa xe từ tay bà Susanne. Hắn khởi động xe.
- Thế này là sao? – Giọng bà Susanne run lên – Ông định đưa tôi đi đâu? Ông cứ việc lấy chiếc xe… Hãy để tôi xuống!
- Im mồm!
Henry lái xe vào một phố phụ vắng vẻ, dừng lại. Cửa bên tay phải mở ra. Korf lên xe.
- Ôi lạy Chúa!
Bà Susanne bám chặt lấy ghế.
- Rủi cho mụ! – Korf nói. – Mụ hai lần gặp rủi. Lần đầu: mụ trông thấy ta trong nhà băng. Rồi lại tình cờ vớ được những tấm ảnh của ta. Rõ là số phận xô đẩy hai ta chạm trán nhau. Nhưng ta có lợi. Mụ thì không. Đưa những tấm ảnh đây!
Chống cự vô ích. BàSusanne cảm thấy tê dại cả người. Bà mơ chăng? Cơn ác mộng hay sự thật đây? Một vụ bắt cóc giữa ban ngày, trước nhà ga nườm nượp người. Vậy mà chắc chắn chẳng có lấy một nhân chứng nào.
Chỉ có ta là nhân chứng duy nhất mà thôi! Bà cay đắng nghĩ, và mím môi để khỏi bật khóc.
Không cảnh sát. Không xe tuần tra.
Béo Bệu phóng xe thật nhanh.
- Mụ đã đến đồn cảnh sát hả? – Korf ngoái lại hỏi.
- Họ đã thẩm vấn tôi vì tôi là nhân chứng.
- Mụ đã tả ta chứ gì?
- Không được chính xác lắm.
Korf ngắm những tấm ảnh của mình.
- Mày nhìn xem, Henry, giống tao như lột! Nếu chúng lọt vào tay bọn cớm thì không thể hình dung nổi chuyện gì sẽ xảy ra. – Gã lại quay ra sau: - Mụ tên gì?
- Susanne Carsten.
- Không phải người thành phố này, hả?
- Tôi từ Đức sang.
- Điều đó lúc này chẳng ích lợi gì cho mụ.
- Tôi chỉ đến thăm người quen ở đây.
- Ta cóc cần biết.
- Ông muốn gì ở tôi? Ông định làm gì tôi?
- Thôi đừng giả ngây giả ngô nữa, Susanne! Mụ có thể nhận diện ta. Chỉ mụ mà thôi. Mọi sự đều tùy thuộc ở mụ. Chỉ cần mụ bảo bọn cớm: “Nó đấy!” là thằng này vào tù mọt gông. Lẽ ra mụ đã mang những tấm ảnh nộp cho tụi cớm, đúng chứ?
Lưỡng lự giây lát, bà Susanne đáp:
- Phải, tôi định thế.
Bánh Ngọt phá lên cười:
- Một con người trung thực, hả! Lothar, bây giờ mày đã tròng vào cổ một con người trung thực rồi đấy. Tao phải lái xe đi đâu đây?
- Đến nhà tao.
- Cái gì?
- Không thể khác được. Tao có nhà, có gara. Và trước mắt, tụi mình có thể giam tạm mụ dưới tầng hầ Nero sẽ quyết định xử lý mụ ra sao.
Bà Susanne ép hai bàn tay bưng miệng. Bà bỗng sợ lạnh người.
*
Tarzan phi nước đại về nhà ga. Có thể mẹ hắn và dì Karin vẫn còn đó. Hắn không thăm được bảo tàng như dự định, bởi bảo tàng đang đóng cửa để phục chế.
Từ xa hắn đã thấy bà Karin.
Bà bối rối đi đi lại lại trên bãi xe, hai tay chống nạnh, đưa mắt tìm quanh, đoạn lắc đầu thất vọng.
- Tarzan! – Bà kêu lên khi thấy Tarzan chạy lại phía mình. – Má cháu lái xe của dì đón cháu phải không?
Câu hỏi mới thông minh chưa! Tarzan nghĩ. Dì ấy thấy hẳn hoi là mình chạy bộ đến kia mà.
- Cháu không gặp má. Sao dì hỏi thế?
- Má cháu đã lái xe của dì đi mất. Nhưng lẽ ra phải đợi dì ở đây. Má cháu muốn chờ láy ảnh giúp dì, rồi ra đây chờ. Vì dì tranh thủ chạy sang chỗ bà thợ may. Dì đã đưa chìa khóa xe cho má cháu.
Tarzan chỉ về phía nhà ga, rướn mày ra ý hỏi.
Bà Karin lắc đầu lia lịa:
- Má cháu không có trong đó.
Hai dì cháu cùng suy nghĩ. Hay mẹ Tarzan đã lái xe về nhà, vì một lý doo đó?
Bà Karin vào một buồng điện thoại, gọi thử về nhà. Không ai nhấc máy.
- Dì hãy chờ ở đây nhé! – Tarzan nói. – Đề phòng má cháu quay trở lại. Cháu vào sảnh ga xem thế nào.
*
Gian hầm ẩm ướt. Các bức tường từng được quét vôi giờ không ra màu gì, phủ một lớp mốc như sương muối.
Chỉ có một ô cửa bé tí xíu, tít trên góc cao.
- Mụ tạm ở đây đã, - Korf nói.
Bà Susanne hoảng hốt ngó quanh.
Trong góc gian hầm có một chiếc ghế tựa dài màu đỏ. Ở một góc khác chất lỉnh kỉnh đủ thứ: bàn, tủ cũ, đèn cây, hòm dụng cụ rỗng. Sát tường kê một chiếc bàn ọp ẹp còn mỗi ba chân.
Gã cướp đẩy bà vào. Trên trần là một bóng đèn trơ trụi, sáng yếu ớt.
Korf sập cửa, vặn chìa khóa hai vòng. Để cho chắc, gã thử lay cửa xem đã khóa thật chưa.
- Mày khỏi lay, - Bánh Ngọt đứng dựa cầu thang xuống tầng hầm nói, - Cửa như cửa nhà ngục chắc như thế thì bố ai thoát nổi.
Korf gật gù. Bộ mặt diều hâu của gã xám ngoét. Chúng cùng đi l
Ngôi nhà Korf thuê này nằm cuối một phố ở khu vực mà chẳng ai buồn đến ở. Nó ở cạnh một bãi cát lớn, là nơi để nguyên vật liệu xây dựng.
- Mụ thả sức kêu gào, chẳng ai nghe thấy tiếng đâu, - Korf nói. – Chỉ tao là nghe thấy mụ. Tao sẽ cho mụ biết thế nào là lễ độ. Không, Henry, hiện tại tụi mình có thể yên tâm. Tuy nhiên vẫn rách việc bỏ mẹ.
Chúng vào phòng khách ngồi.
Korf chằm chằm nhìn vào máy điện thoại.
Henry kéo máy lại gần mình một chút nữa.
- Trong nửa giờ tới thôi, - gã nói.
Chẳng là Nero hẹn sẽ gọi điện lại, vì chuyện của Korf. Tiện thể thông báo những thay đổi trong các vụ cướp đã lên sẵn kế hoạch cho tuần sau và tuần sau nữa.
Vì Korf phải lánh đi một thời gian, Henry chỉ còn một mình, chỉ đảm đương nổi những vụ đơn giản – nghĩa là những vụ không cần người bọc lót đằng sau, không cần người nổ máy xe chờ sẵn để tẩu thoát.
Hai đứa cạn hết chai bia thứ hai thì chuông điện thoại réo.
Henry xưng danh.
- Lothar lại gặp chuyện trục trặc, thưa sếp, - Gã nói. – Chính nó sẽ kể sếp nghe. Đợi tôi chuyển máy cho nó.
Korf cầm lấy ống nói, hít một hơi thật sâuạn tường thuật đầu đuôi. Gã kết luận:
- Thưa sếp, tụi tôi đã hành động đúng, phải không nào? Nhưng bây giờ sẽ làm gì với mụ ấy đây?
Cái giọng sang sảng của Nero lạnh hơn băng:
- Lũ ngu! Lẽ ra chỉ cần đoạt lấy mớ ảnh từ tay mụ là đủ.
- Nhưng…
- Không nhưng gì cả! – Tên trùm cướp lời. – Bây giờ mọi sự đều tồi tệ đi. Mụ không chỉ biết mày, mà biết rõ cả thằng Henry. Biết luôn nhà mày nữa. Mẹ kiếp! Ôtô của mụ đâu?
- Trong gara nhà tôi. Chốc nữa Henry cuốc bộ ra ga để lấy xe của nó về.
Nero nghiến răng trèo trẹo, nghe như tiếng kim loại chà xát vào nhau.
- Phải giải quyết mụ đi. Không có cách nào khác. Giờ hết cách rồi.
- Giải quyết?
- Chúng mày phải thanh toán mụ.
- Giết ư?
- Chứ sao nữa?
- Tôi… tôi nghĩ tôi không thể.
- Tôi cũng chịu thôi! – Henry tuyên bố. Gã ghé sát mồm vào để Nero cũng nghe thấy.
Xem ra Neroèm để tai. Gã nói:
- Phải làm như một vụ tai nạn. Một tai nạn khó hiểu đối với cảnh sát, nhưng không liên lụy đến chúng mày. Tao có sáng kiến này.
- Sao cơ ạ?
- Chúng mày hãy hình dung: một con rắn độc cực nguy hiểm sổng khỏi hòm kính, trườn vào một công viên – hồi này trời vẫn ấm mà. Nó chui vào trong lá cỏ, và bị một bà đi dạo vô tình giẫm phải đuôi. Phải, con rắn bèn mổ những chiếc răng độc vào bà ta. Sau đó, tới một lúc nào đấy, người ta phát hiện xác người đàn bà trong công viên. Sau một bụi cây, nơi bà ta giẫm phải đuôi con rắn.
- Tôi hiểu, - Korf đáp. – Nhưng mụ không bị rắn cắn trong công viên, mà dưới tầng hầm nhà này. Và chúng tôi sẽ đưa xác mụ đến công viên. Phải, nếu vậy… Henry và tôi sẽ không trực tiếp là thủ phạm. Hả? Được đấy. Nhưng còn một vấn đề: chúng tôi không có con rắn độc nào cả.
- Tao có.
- A!
- Nghĩa là mai tao sẽ nhận được một con. Thật ra tao đang định lắp một bể kính để nuôi rắn. Nhưng bây giờ tao từ bỏ ý định đó, vì nếu không cuối cùng dấu vết vụ này lại dẫn đến nhà tao mất. Đó là một con rắn lục. Người ta tuồn lậu từ đông nam Á về cho tao. Một thằng mắt một mí lo chuyện này.
- Con vật ghê tởm.
- Sai toét! Con rắn rất đẹp.
- Còn tùy óc thẩm mỹ, thưa sếp. Sẽ làm gì với nó sau khi nó cắn mụ đàn bà rồi
- Hoặc ta thả nó vào công viên thật, - Nero cả cười. – Nó sẽ không sống sót qua những đêm lạnh đâu. Nhưng trước khi chết sẽ còn gây vô số lộn xộn. Hoặc sẽ giết quách nó lập tức và xóa sạch dấu vết.
Dì Karin cũng goá chồng, nhưng không có con cái gì. Bởi vậy dì thương Tarzan như con. Và hắn coi dì như dì ruột của mình.
Dì Karin xin nghỉ phép, dành trọn thời gian tiếp đãi hai mẹ con Tarzan. Họ cùng đi thăm các bảo tàng, hoặc đi ra những vùng ngoại ô tuyệt đẹp.
Hôm ấy, Tarzan xin mẹ tiền tiêu vặt, bà Carsten mang theo đủ tiền mark Đức và séc du lịch, nhưng đã cạn những đồng Schilling Áo. Thế là buổi sáng tháng 10 nọ, bà quyết định đến nhà băng Oversoll ở phố Grollkarzer để đổi tiền.
Ai ngờ mọi chuyện bắt đầu từ đó.
*
Lothar Korf 29 tuổi. Hẳn khi nặn ra bộ mặt gã, TạoHoá đã lấy một con diều hâu làm mẫu.
Lúc này gã đang tháo mồ hôi dưới lớp mặt nạ chụp kín đầu, có lẽ một phần vì căng thẳng. Tay phải gã cầm một khẩu súng lục lớn, mũi súng chĩa vào đám khách hàng và những hình hài nhợt nhạt sau quầy kính nhà băng Oversoll.
- Cướp đây! - Gã gầm lên. Và để tuyên truyền cho băng đảng của mình, gã thêm: - Đây là một vụ cướp của những người theoNero. Bọn ta là một băng khủng bố, mục tiêu của bọn ta là huỷ diệt quyền lực quốc gia!
Lẽ ra gã khỏi dài lời. Báo chí đã tốn nhiều giấy mực về bọn Nero này rồi, ai còn lạ.
Lúc này gã đứng ngay trước quầy thu ngân, tay phải huơ huơ súng, tay trái ấn qua ô cửa nhỏ trên tấm kính dày một cái túi vải.
- Nhét đầy tiền vào! - Gã quát người nhân viên nhà băng có cặp mắt nhỏ hấp háy sau quầy kính. Ông này run rẩy làm theo lệnh gã.
Sau lưng Korf có bốn người khách đang đờ người sợ hãi. Tất cả đều là đàn ông.
Một trong bốn vị thân hình lực lưỡng, mới sáng ra đã chuếnh choáng hơi men. Rượu làm con người ta hăng lên. Con người hộ pháp này bỗng cảm thấy danh dự bị xúc phạm, quyết đóng vai người hùng.
Với một tiếng thét: “Thằng khỉ bố khốn khiếp!” - (quả đúng ông ta đã thét là “khỉ bố”) - ông ta xông vào Korf như con bò tót xông vào đấu sĩ bò tót.
Quá đỗi sửng sốt, Korf hất mũi súng lên, bóp cò.
Đạn xuyên trúng vai ông khách lực lưỡng, khiến ông ta bật người, ngã xuống đất, máu tuôn xối xả. Thế là “con bò tót” bị loại hoàn toàn khỏi vòng chiến.
Các nữ nhân viên nhà băng ré lên. Ông đứng sau quầy thu ngân cuống quýt đẩy cái túi đầy ắp tiền qua ô cửa nhỏ, đến nỗi gãy cả ngón tay trỏ. Ba ông khách còn lại nằm rạp xuống, không phải để cấp cứu cho người bị thương, mà nhằm chứng tỏ mình đã đầu hàng. Một nam nhân viên nhà băng lén giẫm vào nút báo động. Còi trước cửa nhà băng lập tức rú lên.
*** thật! Korf nghĩ.
Giật lấy cái túi, gã chạy ra ngoài.
Sảnh trước trống không. Ít nhất là khi gã đảo mắt lần đầu. Phải giấu khẩu súng đi! Gã không thể cầm súng mà chạy ra xe được.
Korf nhét súng vào trong áo khoác, lột mặt nạ khỏi đầu.
Mãi lúc này gã mới nhận ra người đàn bà.
Bà ta ép người vào góc nhà như để chờ đợi, chứ không phải vì sợ sệt. Korf nhe rười với bà ta. Là bởi gã không kịp nghĩ phải làm điều gì khác. Mà cũng muộn rồi. Người đàn bà đã trông thấy rõ mặt gã, cái bộ mặt diều hâu khó lẫn mà TạoHoá đã ác ý gán cho gã.
- Xin hôn tay quý bà! - Korf vừa lẩm bẩm vừa nghĩ trong lúc chạy ra: con mẹ đẹp đáo để.
Gã đánh giá không sai: người đàn bà xinh đẹp, gần 40 tuổi, tóc nâu, gương mặt khả ái - lúc này cố nhiên lộ vẻ kinh hoàng.
Vì đâu phải ngày nào bà Susanne Carsten, mẹ của Tarzan cũng trông thấy một tên cướp nhà băng ở ngay gần mình.
Henry Spahtvolger chờ sau tay lái của chiếc ôtô nổ máy sẵn bên kia đường. Korf nhảy tót lên xe. Tiếng còi báo động vẫn rú. Henry, còn gọi Bánh Ngọt (vì cái tật ham bánh ngọt), phóng xe vút đi.
- Một ả đàn bà đã trông thấy tao, - Korf hổn hển - Không có mặt nạ. Tao đã buộc phải bắn.
- Bắn ả à?
- Bắn một thằng cứ xông vào tao. Nhưng ả đó có thể mô tả diện mạo tao. Lạy Chúa! Mong sao ả bị cận thị.
- Khốn khổ chưa!
- Nếu ả tả tao cho tụi cớm thì... thì tao phải cuốn gói. Tao sẽ chuyển sang Đức sống.
Bánh Ngọt phá lên cười, cho xe rẽ vào một phố nhánh, suýt nghiến đứt ngón chân một cụ bà đứng bên lề đường.
- ển chỗ ở thì ăn thua chó gì. Nếu chúng đã tóm được đuôi mày, thì ở bên đó cũng như ở đây, mày coi như toi thôi. Ngoài ra ở đây mày thuộc thung thổ hơn. Trong trường hợp khẩn cấp quá, Nero sẽ giúp mày.
- Hy vọng thế.
*
Tarzan vừa ở phòng tập thể thao về, thấy mẹ, má đỏ phừng phừng đang kể gì đó với dì Karin. Thoạt thấy hắn, dì Karin kêu lên:
- Tarzan! Cháu thử tưởng tượng: má cháu vừa chạm trán với một tên cướp nhà băng.
Thủ lĩnh Tứ quái lập tức quan sát mẹ. May quá, bà ta không bị thương, cũng không còn vẻ hoảng hốt.
Bà ôm lấy hắn:
- Má vừa ở chỗ đồn cảnh sát về. Có thể nói má là nhân chứng duy nhất đã trông thấy mặt tên tội phạm.
Tarzan chăm chú nghe bà kể lại đầu đuôi.
- Người ta dã dựng một bức chân dung gã theo lời tả của má cháu - dì Karin nói cứ như là dì đã chứng kiến tất cả.
- Những tên Nero ư? - Tarzan nghĩ ngợi. - Con cũng nghe nói về chúng ở Đức.
- Cả ở Đức cũng có bọn ấy à? - Dì Karin sửng sốt - Thế mà dì cứ ngỡ đó là căn bệnh của riêng nước Áo. Đó là một tổ chức khủng bố, gọi theo biệt danh của tên trùm. Tên này chọn Nero, bạo chúa khét tiếng của thành Rôm trong lịch sử, làm tấm gương để noi theo. Thấy báo đăng rằng người ta không có một bức ảnh nào của tên trùm này, cũng không ai biết hắn mày ngang mũi dọc ra sao.
Tarzan trầm ngâm:
- Bọn chúng dùng tiền từ những vụ cướp nhà băng để chi phí cho những hoạt động của mình chăng?
- Mỗi tuần một vụ cướp. Thường là thành công. Mà số tiền cướp được cũng không lớn. Nhưng chỉ nghe một tên cướp thét lên giữa nhà băng “đây là vụ cướp của nhóm Nero” là thiên hạ đã khiếp vía lên rồi.
- May mà chúng ta không dính dáng gì tới chúng, - bà Susanne nói. - Nhưng cũng dễ bị lôi vào cuộc làm sao, cho dù chỉ là nhân chứng mà thôi.
Trong khi họ nói chuyện, dì Karin lục lọi các ngăn kéo bàn viết.
- Cậu tìm cái gì à? - BàCarsten hỏi bạn.
- Mình cứ ngỡ mình vẫn còn ảnh để dán vào thẻ hội viên câu lạc bộ chống Nguyên tử. Vậy mà chẳng thấy cái nào.
- Chụp lại nhanh thôi dì ạ, - Tarzan nói.
- Ừ, ở nhà ga cũng có một buồng chụp ảnh tự động. Cậu cũng đang định ra ga phải không Susanne?
Mẹ Tarzan muốn đặt vé tàu về cho hai mẹ con. Bà gật đầu:
- Ừ. Tốt nhất là mình cùng đi.
*
Henry và Korf vốn là hai tên lưu manh chuyên sống bằng nghề trộm cắp, may chưa bị cảnh sát tóm lần nào. Rồi một hôm, chúng nhận được cú điện thoại của một kẻ tự xưng là Nero. Gã có một tổ chức, giờ đây muốn mở rộng mạng lưới ra khắp châu Âu bằng cách thu nhận những thanh niên hỏi ít, hành động nhiều. Những gã trai cứng cỏi!
Lần gọi điện sau, khi Henry và Korf đã nhận lời rồi, Nero mới tuyên bố đó là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên hai tên lưu manh chẳng thấy có lý do gì để rút lui, kể cả khi chúng được biết mục đích “cao siêu” của Nero là bẻ gãy quyền lực của nhà nước, gây ra một sự hỗn loạn mà từ đó sẽ đẻ ra trật tự mới.
Có điều, trật tự mới đó ra sao thì Nero không giải thích.
Korf cũng chẳng thiết biết. CònHenry thậm chí chẳng hề để tai nghe nữa.
Điều chúng quan tâm là Nero luôn cho do thám cặn kẽ trước những vụ cướp nhà băng, rồi qua điện thoại báo cho chúng: địa điểm, thời gian, cách thức tiến hành.
Chúng được phép giữ một nửa số tiền cướp được, nửa kia nộp cho Nero: ban đêm, trong những sân sau, những công viên hoặc ngõ phố tối tăm. Những lúc ấy Nero không bao giờ để lộ mặt. Korf và Henry chỉ có thể nói: gã dong dỏng cao, mặc áo choàng, vành mũ luôn sụp xuống tận mặt.
Đối với hai tên lưu manh hạng hai, bắt đầu một thời kỳ “vào cầu”. Chúng rất nghe lời Nero, ở mỗi vụ cướp đều gân cổ gào lên đây là hành động của tổ chức khủng bố Nero, nhằm làm lung lay quyền lực của nhà nướ
Chuông điện thoại réo.
Korf giật thót người. Đoạn gã nhấc máy, xưng dang.
- Tao đây, - giọng Nero vang lên như thể gã ngồi liền đấy, - tao vừa nói chuyện với Bánh Ngọt. Nó kể hết tao nghe rồi. Việc mụ đàn bà đó thấy mặt mày là tai họa đấy.
- Chỉ tại... cái mặt nạ khốn khiếp. Khe mắt quá hẹp. Tôi không thể trông thấy có ai ở góc sảnh. Và vì không thể cứ bịt mặt nạ mà chạy ra đường được, tôi đã lột nó ra.
- Tiếc là quá sớm.
- Phải.
- Mụ sẽ tả diện mạo mày. Mà cái bản mặt diều hâu của mày nhìn là nhớ liền.
- Nero, tôi biết làm sao được? Cha sinh mẹ đẻ ra vốn vậy, mà giải phẫu thẩm mỹ thì tôi không thích.
- Trước mắt mày phải phới khỏi đây. Không chỉ biến khỏi thành phố này, mà biến khỏi nước Áo. Mày có tiền chứ.
- Cũng tạm đủ một thời gian.
- Tốt.Có lẽ ngày mai các báo sẽ đăng chân dung mày vẽ theo lời khai của mụ nọ. Khi đó phải hết sức cẩn trọng. Độ vài ba tuần nữa, sẽ chẳng ma nào hỏi đến vụ này nữa, và thiên hạ cũng quên luôn cái mặt mày.
- Vậy tôi sẽ ở đâu cho tới khi đó
- Hãy tìm một đích du lịch nào xa xa vào. Những hòn đảo Hi Lạp, như đảo Kreta chẳng hạn. Ở đó hiện thời tiết vẫn tắm biển tốt.
- Kreta sẽ quyến rũ tôi đấy.
- Mày hãy đặt vé ngay, và chuồn càng sớm càng tốt.
- Nếu sếp đã nghĩ như vậy thì... - Gã ngắc lại.
- Gì thế?
- Mẹ kiếp, hộ chiếu của tôi quá hạn rồi. Mà tôi lại không có chứng minh thư.
- Thế thì xin gia hạn.
- Không được. Tôi đã xin gia hạn hai lần rồi. Lần này phải đổi hộ chiếu mới. Tôi đã đến chỗ làm hộ chiếu... ồ, *** thật!
- Mày rủa cái gì vậy?
- Họ cần ảnh của tôi. Lẽ ra tôi phải mang ảnh đến đó từ lâu mà quên biến. Còn bây giờ…
- Hãy mang ảnh đến đó. Và lén tuồn mấy tờ bạc cho chúng gọi là để uống cà phê. Chúng sẽ làm hộ chiếu cho mày đến mai là xong. Hãy bay đến đảo Kreta, nằm đấy ba tuần. Trước khi quay về nhớ gọi điện trước cho Bánh Ngọt. Rõ cả chưa?
- Không thể rõ hơn được nữa.
- Vậy chúc chuyến nghỉ vui vẻ!
*
đã gọi điện hẹn Bánh Ngọt đem xe đến đợi mình trước nhà ga.
Đoạn gã cuốc bộ thong thả ra ga. Bây giờ chưa ngại ai nhận ra gã. Phần vì báo chưa đăng bức chân dung, phần vì gã đã đeo cặp kính râm rõ to để ngụy trang.
Gã dừng chân trước ga ngó xem Bánh Ngọt đâu, nhưng chưa thấy bóng dáng xe của thằng bạn.
Korf đi vào ga, len qua đám đông đến buồng chụp ảnh tự động.
Chụp xong phải đến chỗ làm hộ chiếu ngay, để còn kịp làm trong hôm nay, gã tự nhủ.
Tên tội phạm bỏ tiền đồng vào máy, nhe răng cười trước tấm gương. Bốn lần nháy sáng. Rồi hiện ra dòng chữ phải đợi. Gã biết sẽ mất 7 phút để chờ ảnh.
Gã dạo gót quanh buồng ảnh tự động. Còn 5 phút nữa.
Gã bèn đi đến cái quầy cạnh đó. Còn 4 phút.
Gã bước tiếp, qua những hiệu thời trang. Còn 3 phút. Đoạn gã toan quay lại buồng ảnh.
Được hai bước, gã sững người. Toàn thân gã như sôi lên dưới lần áo sơ mi.
*
Tarzan cùng lên chiếc xe bé xíu của dì Karin. Mẹ và dì sẽ vào ga, còn hắn có ý định đi thăm Bảo tàng Hình sự nằm cách ga có 10 phút cuốc bộ.
Ba người hẹn sẽ gặp lại nhau trong một tiệm cà phê bên quảng trường NhàHáDìKarin dừng xe bên nhà ga. Tarzan tạm biệt mẹ và dì, đi tiếp.
Bà Carsten kéo bà bạn đi vòng một chút, tránh một cặp trai gái đang ngồi bệt gần cửa ga.
Gã trai thuộc loại côn đồ, chừng 20 tuổi, vạm vỡ, mặc áo khoác da, mặt có hình xăm, trên cái đầu trước kia vốn cạo trọc lốc giờ tóc mọc tua tủa như bàn chải.
Cạnh gã là một cô gái tóc nhuộm phần tím, phần xanh lục. Mái tóc kỳ quái đó là thứ còn ưa nhìn hơn cả ở cái cô gái mặc toàn đồ da màu đen ấy.
Hai đứa quấy rầy những người qua lại bằng những lời lẽ thô tục.
- Ê, lão già hấp kia, - bà Carsten nghe gã trai nói. – Hãy bỏ một nắm tiền ra đây! Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho lão. Kẻo ăn một cái đá bây giờ.
Ông già nọ vội vã đi qua, cố tỏ ra không để ý đến hai đứa. Nhưng nhìn thì biết rằng ông sợ.
Bà Susanne và bà Karin vào sảnh. Họ đi qua một người ăn mày đứng bên một kiốt, mắt đeo kính đen, tay chống chiếc gậy màu trắng của người mù.
Ông ta không mù, bà Susanne nhận ra ngay. Chỉ giả tàn tật để khơi gợi lòng thương hại mà thôi.
- Buồng chụp tự động kia kìa, - bà Karin nóBà Susanne chờ trước cửa, trong khi bạn mình vào chụp ảnh. Rồi còn phải đợi ít phút thì những tấm ảnh mới tự động tuồn ra từ cái khe kia.
Ban nãy bà đã thấy chỗ quầy đặt chỗ người ta xếp hàng rồng rắn. Mà người nhân viên nhà ga thì cứ nhẩn nha, trông mà sốt ruột.
- Thế này thì đợi đến bao giờ mới đặt nổi chỗ, - mẹ Tarzan nói. – Thôi để lần khác mình thử ra xem sao. Cũng còn vài ngày nữa, chưa vội.
Bà Karin xem đồng hồ.
- Thôi chết, còn bà thợ may của mình! Bà ấy muốn đo cho xong, vì lại phải đi đâu đó. Hiệu may chếch bên kia đường thôi. Mình chạy qua đó một loáng. Cậu đợi lấy ảnh giúp mình được không?
- Tất nhiên.
Bà Karin đưa chìa khóa xe cho bạn:
- Cậu sẽ xong trước mình. Lên xe ngồi tạm, chờ mình nhé?
Đoạn bà đi ra.
Bà Susanne đứng đợi.
Rồi bà nghe tiếng cạch ở cái khe của máy tự động: một dây gồm 4 tấm ảnh màu cỡ ảnh hộ chiếu tuồn ra
Ô hay! BàSusanne nhíu trán. Sao không phải là ảnh Karin nhỉ?!
*
Korf đứng sau một giá bày sách của kiốt và quan sát.
Con mụ tóc vàng bé nhỏ đã đi khỏi. Nhưng ả tóc nâu mảnh mai nọ vẫn đứng trước buồng ảnh tự động, rõ ràng muốn đợi để lấy ảnh cho mụ bạn.
Korf đã nhận ra mẹ Tarzan. Ngay từ giây đầu! Phải, ả là nhân chứng. Nhân chứng duy nhất có thể nhận diện gã. Ả là số phận của gã, kẻ sẽ gây tai họa cho gã.
Ả đàn bà này! Gã căm thù ả.
Xéo đi! Gã nghĩ. Xéo! Mụ còn nhiều thời gian. Đi dạo loanh quanh đi!
Nhưng người đàn bà vẫn đứng nguyên chỗ cũ, nhìn hờ hững vào một tấm áp phích.
Còn bây giờ! Những tấm ảnh!
Korf thấy người đàn bà cầm chuỗi 4 tấm ảnh lên, nhìn chúng khá lâu. Đoạn bà quay nhìn xung quanh như tìm kiếm, nét mặt căng thẳng.
Korf thu mình lại.
Người đàn bà vẫn tiếp tục đứng đợi, cố nhiên muốn lấy luôn ảnh cho bạn.
Rồi… phải, rồi cả hai mụ sẽ đến đồn cảnh sát. Thế là tụi cớm khỏi cần bức chân dung tự vẽ nào nữa. Chúng đã có trong tay ảnh chụp hung th
Phải ngăn chặn ngay! Bằng mọi giá! VàKorf đã biết phải làm gì.
Lẩn sau những cái cột, gã rời sảnh ga, mà bà Susanne không hề nhận thấy.
May quá, Bánh Ngọt đã có mặt. Gã vừa đậu xe xong, bước xuống.
Korf chạy xộc đến.
- Henry! – Gã hổn hển. – Mụ ấy… Mụ nhân chứng… mụ cầm ảnh của tao. Mụ…
Gã kể lại. Henry há hốc mồm nghe, đoạn trợn mắt đảo con ngươi.
- Trời, chỉ có mày mới đen đủi đến thế. Mụ mà mang ảnh nộp cho cớm, thì tốt nhất theo luôn mà nộp thân cho chúng.
- Tao cũng nghĩ thế. Không thể để như vậy. Mày biết tụi mình sẽ làm gì không…
Gã nói ý đồ của mình.
Bánh Ngọt nhăn mặt:
- Mày lôi tao vào cuộc ư?
- Tụi mình có phải là chiến hữu hay không, hả?
Bánh Ngọt nhổ bọt, nhưng vẫn gật đầu.
Gã luồn tay mở con dao bấm dưới lần áo khoác, đoạn thủ dao vào túi quần, đi vào ga.
Đến cửa ga, gãị gã xăm mặt cà khịa:
- Ê, đồ bị thịtt! Tòi tiền ra! Kẻo tao vặn cẳng bây giờ.
Bánh Ngọt chẳng phản ứng gì. Ả bồ tóc sặc sỡ của gã xăm mặt hí lên cười. Khi Bánh Ngọt đi ngang chỗ người hành khất mù, người này bảo gã:
- Cà vạt của ông có vết bẩn kìa, thưa sư phụ. Tôi tử tế mách sư phụ điều đó. Sư phụ trả công gì cho tôi đây?
- Một cú đá đít, - gã trả lời gọn lỏn.
Bánh Ngọt đã trông thấy bà Susanne đúng lúc bà lấy ảnh của bà Karin từ trong máy tuồn ra.
Bà Susanne bỏ tất cả vào xắc tay, đưa mắt tìm kiếm lần nữa trong sảnh, đoạn vội vã đi ra cửa ga.
Tên tội phạm nấp ở đâu nhỉ? Bà cảm thấy sợ. Liệu gã có đang theo dõi bà? Hay gã đã bị cảnh sát ga xua đi nên bỏ cả ảnh mà chuồn?
Bà quay nhìn. Sát sau lưng bà là một gã béo phục phịch, cặp mắt ti hí lóe sáng. Cái mặt sao mà độc ác. Nhưng không phải tên cướp nhà băng, ơn Chúa!
Bà Susanne rảo bước đi đến chiếc xe con của bà bạn, mở cửa xe.
- Cấm động đậy! – bà nghe cái giọng đầy mỡ sau lưng. – Nếu không ta phải sử dụng đến con dao của ta đấy, búp bê ạ. Mà sẽ đau ra trò
Bà Susanne kinh hoàng nhìn bộ mặt phì nộn với hai con mắt ti hí lấp lóe. Đoạn mắt bà bắt gặp bàn tay hơi thu dưới áo khoác lăm lăm con dao.
- Ông… muốn gì ở tôi?
- Lên xe. Dãy ghế sau.
- Ông muốn…
- Hãy làm như ta bảo! – Gã rít lên. – Kẻo sẽ có chuyện đấy.
Bà Susanne run rẩy. Gã này dám thực hiện lời hăm dọa lắm. Mũi dao sắc lẻm đang chĩa vào bà.
Quanh đây không có ai hòng nhờ cậy được. Người qua đường vô khối, nhưng lại cách khá xa, không thể nhận thấy chuyện gì đang diễn ra nơi đây. Mà nếu tên này đâm dao, thì cứu kiểu gì cũng quá muộn.
Bà Susanne gập ghế trước về phía trước, len xuống ghế sau.
Tên béo bệu nhanh như sóc leo tót lên sau tay lái, quay ngoắt lại giật chùm khóa xe từ tay bà Susanne. Hắn khởi động xe.
- Thế này là sao? – Giọng bà Susanne run lên – Ông định đưa tôi đi đâu? Ông cứ việc lấy chiếc xe… Hãy để tôi xuống!
- Im mồm!
Henry lái xe vào một phố phụ vắng vẻ, dừng lại. Cửa bên tay phải mở ra. Korf lên xe.
- Ôi lạy Chúa!
Bà Susanne bám chặt lấy ghế.
- Rủi cho mụ! – Korf nói. – Mụ hai lần gặp rủi. Lần đầu: mụ trông thấy ta trong nhà băng. Rồi lại tình cờ vớ được những tấm ảnh của ta. Rõ là số phận xô đẩy hai ta chạm trán nhau. Nhưng ta có lợi. Mụ thì không. Đưa những tấm ảnh đây!
Chống cự vô ích. BàSusanne cảm thấy tê dại cả người. Bà mơ chăng? Cơn ác mộng hay sự thật đây? Một vụ bắt cóc giữa ban ngày, trước nhà ga nườm nượp người. Vậy mà chắc chắn chẳng có lấy một nhân chứng nào.
Chỉ có ta là nhân chứng duy nhất mà thôi! Bà cay đắng nghĩ, và mím môi để khỏi bật khóc.
Không cảnh sát. Không xe tuần tra.
Béo Bệu phóng xe thật nhanh.
- Mụ đã đến đồn cảnh sát hả? – Korf ngoái lại hỏi.
- Họ đã thẩm vấn tôi vì tôi là nhân chứng.
- Mụ đã tả ta chứ gì?
- Không được chính xác lắm.
Korf ngắm những tấm ảnh của mình.
- Mày nhìn xem, Henry, giống tao như lột! Nếu chúng lọt vào tay bọn cớm thì không thể hình dung nổi chuyện gì sẽ xảy ra. – Gã lại quay ra sau: - Mụ tên gì?
- Susanne Carsten.
- Không phải người thành phố này, hả?
- Tôi từ Đức sang.
- Điều đó lúc này chẳng ích lợi gì cho mụ.
- Tôi chỉ đến thăm người quen ở đây.
- Ta cóc cần biết.
- Ông muốn gì ở tôi? Ông định làm gì tôi?
- Thôi đừng giả ngây giả ngô nữa, Susanne! Mụ có thể nhận diện ta. Chỉ mụ mà thôi. Mọi sự đều tùy thuộc ở mụ. Chỉ cần mụ bảo bọn cớm: “Nó đấy!” là thằng này vào tù mọt gông. Lẽ ra mụ đã mang những tấm ảnh nộp cho tụi cớm, đúng chứ?
Lưỡng lự giây lát, bà Susanne đáp:
- Phải, tôi định thế.
Bánh Ngọt phá lên cười:
- Một con người trung thực, hả! Lothar, bây giờ mày đã tròng vào cổ một con người trung thực rồi đấy. Tao phải lái xe đi đâu đây?
- Đến nhà tao.
- Cái gì?
- Không thể khác được. Tao có nhà, có gara. Và trước mắt, tụi mình có thể giam tạm mụ dưới tầng hầ Nero sẽ quyết định xử lý mụ ra sao.
Bà Susanne ép hai bàn tay bưng miệng. Bà bỗng sợ lạnh người.
*
Tarzan phi nước đại về nhà ga. Có thể mẹ hắn và dì Karin vẫn còn đó. Hắn không thăm được bảo tàng như dự định, bởi bảo tàng đang đóng cửa để phục chế.
Từ xa hắn đã thấy bà Karin.
Bà bối rối đi đi lại lại trên bãi xe, hai tay chống nạnh, đưa mắt tìm quanh, đoạn lắc đầu thất vọng.
- Tarzan! – Bà kêu lên khi thấy Tarzan chạy lại phía mình. – Má cháu lái xe của dì đón cháu phải không?
Câu hỏi mới thông minh chưa! Tarzan nghĩ. Dì ấy thấy hẳn hoi là mình chạy bộ đến kia mà.
- Cháu không gặp má. Sao dì hỏi thế?
- Má cháu đã lái xe của dì đi mất. Nhưng lẽ ra phải đợi dì ở đây. Má cháu muốn chờ láy ảnh giúp dì, rồi ra đây chờ. Vì dì tranh thủ chạy sang chỗ bà thợ may. Dì đã đưa chìa khóa xe cho má cháu.
Tarzan chỉ về phía nhà ga, rướn mày ra ý hỏi.
Bà Karin lắc đầu lia lịa:
- Má cháu không có trong đó.
Hai dì cháu cùng suy nghĩ. Hay mẹ Tarzan đã lái xe về nhà, vì một lý doo đó?
Bà Karin vào một buồng điện thoại, gọi thử về nhà. Không ai nhấc máy.
- Dì hãy chờ ở đây nhé! – Tarzan nói. – Đề phòng má cháu quay trở lại. Cháu vào sảnh ga xem thế nào.
*
Gian hầm ẩm ướt. Các bức tường từng được quét vôi giờ không ra màu gì, phủ một lớp mốc như sương muối.
Chỉ có một ô cửa bé tí xíu, tít trên góc cao.
- Mụ tạm ở đây đã, - Korf nói.
Bà Susanne hoảng hốt ngó quanh.
Trong góc gian hầm có một chiếc ghế tựa dài màu đỏ. Ở một góc khác chất lỉnh kỉnh đủ thứ: bàn, tủ cũ, đèn cây, hòm dụng cụ rỗng. Sát tường kê một chiếc bàn ọp ẹp còn mỗi ba chân.
Gã cướp đẩy bà vào. Trên trần là một bóng đèn trơ trụi, sáng yếu ớt.
Korf sập cửa, vặn chìa khóa hai vòng. Để cho chắc, gã thử lay cửa xem đã khóa thật chưa.
- Mày khỏi lay, - Bánh Ngọt đứng dựa cầu thang xuống tầng hầm nói, - Cửa như cửa nhà ngục chắc như thế thì bố ai thoát nổi.
Korf gật gù. Bộ mặt diều hâu của gã xám ngoét. Chúng cùng đi l
Ngôi nhà Korf thuê này nằm cuối một phố ở khu vực mà chẳng ai buồn đến ở. Nó ở cạnh một bãi cát lớn, là nơi để nguyên vật liệu xây dựng.
- Mụ thả sức kêu gào, chẳng ai nghe thấy tiếng đâu, - Korf nói. – Chỉ tao là nghe thấy mụ. Tao sẽ cho mụ biết thế nào là lễ độ. Không, Henry, hiện tại tụi mình có thể yên tâm. Tuy nhiên vẫn rách việc bỏ mẹ.
Chúng vào phòng khách ngồi.
Korf chằm chằm nhìn vào máy điện thoại.
Henry kéo máy lại gần mình một chút nữa.
- Trong nửa giờ tới thôi, - gã nói.
Chẳng là Nero hẹn sẽ gọi điện lại, vì chuyện của Korf. Tiện thể thông báo những thay đổi trong các vụ cướp đã lên sẵn kế hoạch cho tuần sau và tuần sau nữa.
Vì Korf phải lánh đi một thời gian, Henry chỉ còn một mình, chỉ đảm đương nổi những vụ đơn giản – nghĩa là những vụ không cần người bọc lót đằng sau, không cần người nổ máy xe chờ sẵn để tẩu thoát.
Hai đứa cạn hết chai bia thứ hai thì chuông điện thoại réo.
Henry xưng danh.
- Lothar lại gặp chuyện trục trặc, thưa sếp, - Gã nói. – Chính nó sẽ kể sếp nghe. Đợi tôi chuyển máy cho nó.
Korf cầm lấy ống nói, hít một hơi thật sâuạn tường thuật đầu đuôi. Gã kết luận:
- Thưa sếp, tụi tôi đã hành động đúng, phải không nào? Nhưng bây giờ sẽ làm gì với mụ ấy đây?
Cái giọng sang sảng của Nero lạnh hơn băng:
- Lũ ngu! Lẽ ra chỉ cần đoạt lấy mớ ảnh từ tay mụ là đủ.
- Nhưng…
- Không nhưng gì cả! – Tên trùm cướp lời. – Bây giờ mọi sự đều tồi tệ đi. Mụ không chỉ biết mày, mà biết rõ cả thằng Henry. Biết luôn nhà mày nữa. Mẹ kiếp! Ôtô của mụ đâu?
- Trong gara nhà tôi. Chốc nữa Henry cuốc bộ ra ga để lấy xe của nó về.
Nero nghiến răng trèo trẹo, nghe như tiếng kim loại chà xát vào nhau.
- Phải giải quyết mụ đi. Không có cách nào khác. Giờ hết cách rồi.
- Giải quyết?
- Chúng mày phải thanh toán mụ.
- Giết ư?
- Chứ sao nữa?
- Tôi… tôi nghĩ tôi không thể.
- Tôi cũng chịu thôi! – Henry tuyên bố. Gã ghé sát mồm vào để Nero cũng nghe thấy.
Xem ra Neroèm để tai. Gã nói:
- Phải làm như một vụ tai nạn. Một tai nạn khó hiểu đối với cảnh sát, nhưng không liên lụy đến chúng mày. Tao có sáng kiến này.
- Sao cơ ạ?
- Chúng mày hãy hình dung: một con rắn độc cực nguy hiểm sổng khỏi hòm kính, trườn vào một công viên – hồi này trời vẫn ấm mà. Nó chui vào trong lá cỏ, và bị một bà đi dạo vô tình giẫm phải đuôi. Phải, con rắn bèn mổ những chiếc răng độc vào bà ta. Sau đó, tới một lúc nào đấy, người ta phát hiện xác người đàn bà trong công viên. Sau một bụi cây, nơi bà ta giẫm phải đuôi con rắn.
- Tôi hiểu, - Korf đáp. – Nhưng mụ không bị rắn cắn trong công viên, mà dưới tầng hầm nhà này. Và chúng tôi sẽ đưa xác mụ đến công viên. Phải, nếu vậy… Henry và tôi sẽ không trực tiếp là thủ phạm. Hả? Được đấy. Nhưng còn một vấn đề: chúng tôi không có con rắn độc nào cả.
- Tao có.
- A!
- Nghĩa là mai tao sẽ nhận được một con. Thật ra tao đang định lắp một bể kính để nuôi rắn. Nhưng bây giờ tao từ bỏ ý định đó, vì nếu không cuối cùng dấu vết vụ này lại dẫn đến nhà tao mất. Đó là một con rắn lục. Người ta tuồn lậu từ đông nam Á về cho tao. Một thằng mắt một mí lo chuyện này.
- Con vật ghê tởm.
- Sai toét! Con rắn rất đẹp.
- Còn tùy óc thẩm mỹ, thưa sếp. Sẽ làm gì với nó sau khi nó cắn mụ đàn bà rồi
- Hoặc ta thả nó vào công viên thật, - Nero cả cười. – Nó sẽ không sống sót qua những đêm lạnh đâu. Nhưng trước khi chết sẽ còn gây vô số lộn xộn. Hoặc sẽ giết quách nó lập tức và xóa sạch dấu vết.
/703
|