Bố của Trì Cách là Trì Diệp, là con út nhà họ Trì.
Bởi vì sự tác hợp của phụ huynh trong nhà, bác trai của Trì Cách là Trì Nguy không thể không kết hôn với Lữ Vi.
Nhà họ Trì cũng sắp xếp một nàng dâu cho Trì Diệp, đến lúc hẹn gặp, Trì Diệp cho đối phương leo cây.
Cũng chính vào ngày đó, Trì Diệp gặp được Tống Chi Doanh.
Không biết là vừa gặp đã yêu hay là lâu ngày sinh tình, nói tóm lại, bọn họ yêu nhau, kết hôn, sinh được một cậu con trai đáng yêu.
Trì Diệp đi khắp nơi vẽ phác thảo, cùng vợ du sơn ngoạn thủy, đi qua rất nhiều phố lớn huyện nhỏ. Mỗi một lần trở về, Trì Diệp đều có tác phẩm mới ra mắt. Khi đó không có người nào cảm thấy việc chạy khắp trời Nam đất Bắc thì có gì không ổn.
Khi bé Trì Cách xuất phát cùng bố mẹ, đó là một ngày nắng đẹp.
Ông nhìn ngắm bầu trời trong xanh, nghĩ đến tác phẩm mới sẽ lại bắt đầu từ một ngày nắng.
Bọn họ đến một huyện nhỏ tên là Hắc Hưng. Mục đích thật sự là Hắc Trại* - Bởi vì Trì Diệp muốn đi tham quan nhà sàn của Hắc Trại.
*Là một chỗ cho thuê ngủ lại nhưng giá cả rất thấp.
Từ huyện Hắc Hưng đến Hắc Trại là một quãng đường rất dài nên Trì Diệp đã thuê một chiếc xe.
Chiếc xe này xảy ra chuyện giữa đường, vị trí dừng tương đối bất tiện. Họ muốn trở về huyện Hắc Hưng phải đi bộ hơn nửa ngày, còn muốn đến Hắc Trại thì đường tương đối khó đi, có lẽ còn tiêu tốn nhiều thời gian hơn.
Tài xế nhảy xuống xe, vẻ mặt thành khẩn nói: “Thật xin lỗi, hôm qua chiếc xe này vẫn tốt, thế mà hôm nay…”
Trì Diệp cười với vợ: “Sớm biết vậy, anh đã mang theo lều vải tới.”
Tống Chi Doanh rất lạc quan: “Phong cảnh nơi này rất đẹp. Em nhìn phía trước có người, hay là đi hỏi thử xem có thể ngủ lại không.”
Trì Diệp đeo hành lý: “Đi thôi.”
Tống Chi Doanh dắt con trai.
Bé Trì Cách đi được vài bước, ngẩng đầu lên: “Mẹ ơi, con đói.”
Tống Chi Doanh mỉm cười: “Chờ có chỗ ngồi lại, mẹ có đồ ăn ngon cho con.”
Tài xế muốn nói lại thôi. Thấy một nhà ba người sắp đi, tài xế vội vàng nói: “Cách nơi này không xa có một nhà nghỉ.”
“Có nhà nghỉ sao?” Tống Chi Doanh nói: “Vậy thì tốt quá rồi.”
Tài xế chỉ về phía Tây Bắc: “Ở bên kia, cách nơi này khoảng hai trăm đến ba trăm mét thì phải. Chỉ là quán tương đối đơn sơ, là người trong thôn tự mở, tôi thấy mấy người đều là người thành phố nhỉ?”
Trì Diệp: “Không sao, có thể sắp xếp ổn thỏa là tốt rồi.”
*
Đây là lần thứ hai bé Trì Cách ra ngoài với bố mẹ.
Chính anh nhao nhao đòi đi. Có khi, bố mẹ đi vắng mười ngày nửa tháng. Không thấy người, bé Trì Cách chỉ có thể ngồi nhà đếm ngày.
Lần này anh muốn đi theo, anh muốn thấy “trời Nam đất Bắc” trong miệng bố mẹ là cái gì?
Có điều, cơm ở đây thật khó ăn.
Ông chủ có xương gò má rất cao, đứng dưới đèn, nổi bật lên hai đường vòng cung. Ông ấy bắt chuyện với Trì Diệp, nói ở đây dân cư thuần phác, nhưng người dân chưa từng va chạm xã hội, muốn hiểu rõ thế giới bên ngoài.
Trì Diệp rất có hứng thú với chuyện dân dã, lúc nói chuyện, hỏi thử về chuyện quanh thôn.
Bà chủ đi qua nói: “Giao thông của thôn chúng tôi thuận tiện hơn Hắc Trại, nhưng không có điểm nhấn, không làm địa điểm thắng cảnh được.”
Tống Chi Doanh không nói gì, gắp một miếng rau xanh cho con trai.
Cơm nước xong, một nhà ba người muốn lên tầng.
Trì Diệp quay đầu nói: “Ông chủ, cho tôi mượn điện thoại của nhà ông dùng một chút.”
Ông chủ lộ vẻ mặt khó xử: “Tháng trước, có khách đến ở, gọi mấy cuộc điện thoại đường dài, anh ta không í ới gì, hại tôi nợ phí. Tôi chưa kịp đi trả tiền nên điện thoại bị cắt rồi.”
Trì Diệp: “Xin hỏi ở đâu thì di động có tín hiệu?”
Ông chủ và bà chủ hai mặt nhìn nhau: “Di động là cái gì?”
Trì Diệp: “Không có gì, cảm ơn ông chủ.”
Nhà nghỉ này quả thực rất đơn sơ, bé Trì Cách viết thế này trên nhật ký:
“1 tầng có 6 cái bàn, 3 phòng.
Tôi và bố mẹ cùng ngồi một bàn ăn cơm. Cơm cứng lắm.
Tầng 2 có 6 phòng, giường cũng cứng lắm.”*
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
*Trong đoạn nhật kí này có một số từ vựng Trì Cách còn nhỏ chưa viết được Hán Tự nên đã viết phiên âm Pinyin.
Tống Chi Doanh dỗ dành con trai rồi nói: “Chỉ ở đây một tối thôi con, ngày mai chúng ta sẽ đi.”
Đêm tối đen kịt, trong bóng tối có thứ gì đó lóe qua.
Bé Trì Cách “oa” một tiếng kêu lên.
Trì Diệp nghe thấy tiếng của con trai, hơi mở mắt. Dường như ông không phát hiện ra trong phòng có người khác, ôm lấy con trai: “Ngoan, bố ở đây rồi.”
Bé Trì Cách vùng vẫy.
Trì Diệp tiện tay mở đèn giường.
Bóng người kia muốn chạy ra ngoài, nhưng đồ ông ta cầm trong tay bị mắc vào tay vịn của ghế, suýt chút nữa ông ta bị trượt chân.
Chiếc ghế bị lực của ông ta kéo lê đi, phát ra tiếng vang.
Trì Diệp lập tức ngồi dậy: “Người nào?”
Căn phòng của nhà nghỉ có hai đèn, một chiếc ở đầu giường, cái khác là đèn bàn. Có một cái đèn led dài trên trần nhà, nhưng công tác bật ở cửa ra vào.
Trì Diệp không rõ đối phương là ai.
Trì Diệp cầm lấy đèn pin, chiếu qua, nhận ra người kia là ai.
Ông chủ của nhà nghỉ, một người đàn ông sức dài vai rộng. Trong tay ông ta đang cầm máy ảnh của Trì Diệp, dây đeo dài của máy ảnh mắc ở tay vịn của ghế.
Nhìn thoáng qua cũng có thể hiểu được ý đồ của người này là gì khi lẻn vào đây vào đêm hôm khuya khoắt.
Chuyện sau đó, giống như từng đoạn phim vụn vặt.
Bé Trì Cách nhìn thấy người kia dùng dao đâm về phía bố mình. Máu nhuộm đỏ chiếc áo trắng của ông.
Anh gào khóc.
Tiếng gào thu hút bà chủ ở dưới tầng đi lên.
Bà chủ giơ tay, tàn nhẫn dùng dây thừng trói cổ mẹ anh.
Bé Trì Cách ngã trên mặt đất, không nhúc nhích, mở to mắt nhìn về phía mẹ.
Mẹ không nói được.
Anh há miệng, anh cũng không la lên được, nước mắt chảy ra rất nhiều.
Bàn tay của mẹ vươn qua.
Anh cũng duỗi tay qua.
Một bàn tay lớn, một bàn tay nhỏ, từ từ tiến lại gần nhau. Lúc khoảng cách chỉ còn một centimet, bàn tay lớn đột nhiên trượt xuống…
Bàn tay nhỏ bị bà chủ bắt lấy.
Ngay sau đó, bà chủ bóp cổ bé Trì Cách. Đau lắm, khi ngửa đầu trông thấy đèn trắng trên trần nhà, cơ thể nhỏ bé bị ép đến dính chặt vào nền nhà.
“Đứa con trai này còn có tác dụng.” Ông chủ đẩy tay bà chủ.
Lực giam cầm đột nhiên biến mất, bé Trì Cách ho khan mấy cái, cảm thấy cổ họng tê liệt đau đớn.
Ông chủ: “Chúng ta có thể kiếm tiền bằng cách bán nó đi.”
Bé Trì Cách bị khóa trái ở một căn phòng tầng một, núp ở trong góc, ôm lấy đầu gối nhỏ, cả đêm không ngủ.
Bà chủ đã đưa cơm từ sáng.
Anh cúi đầu.
“Thích thì ăn, không thì thôi.” Bà chủ đặt bát xuống rồi đi.
Toàn thân bé Trì Cách rét run, trong lòng điên cuồng gọi bố mẹ, cổ họng lại không phát ra được âm thanh nào. Lúc nào anh cũng rơi vào tình trạng hít thở không thông khi ấy, mãi cho đến khi bản thân không thở được, mới phát hiện là anh đang nín thở.
Anh tình nguyện để bản thân cũng ngã xuống bên cạnh mẹ.
Dường như anh còn nhìn thấy máu ở khắp nơi. Anh khóc, khóc xong, anh cũng không ngừng thở gấp, lúc thở mạnh, anh cảm thấy anh sắp đi theo bố mẹ. Anh oặt người ngã trên mặt đất, nhưng rất nhanh bị người ta nhấc dậy.
Ông chủ thăm dò hơi thở của anh: “Chưa chết là được rồi.” Lại vứt anh xuống.
Bé Trì Cách ngã trên mặt đất, giống như đã mất đi sức lực.
Một ngày trôi qua, ông chủ lại đến nhấc anh lên, lần này là nhấc anh ra ngoài.
Người đến nhận là một người phụ nữ trung niên, bên trái phía dưới môi có một nốt ruồi cực lớn, nhưng trong mắt bé Trì Cách lại thành nốt ruồi đỏ như máu.
Lại ba ngày nữa trôi qua, anh bị chuyền tay cho một người đàn ông.
Bé Trì Cách không cách nào nói chuyện được.
Người đàn ông làm ầm lên là bị lừa, tốn chín nghìn năm, mua một người câm, trút toàn bộ sự tức giận trên người anh.
Vợ của người đàn ông qua an ủi, ôm lấy anh: “Ông ấy là bố của con, mẹ là mẹ của con. Bố ơi, mẹ ơi, biết nói không?”
Giọng bé Trì Cách run rẩy, cuối cùng cũng nặn được một câu: “Không phải của cháu… Cháu muốn của cháu…”
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
*
Trì Cách ngồi ở trong xe.
Anh nhổ kẹo cao su, châm một điếu thuốc.
Cửa xe vẫn mở rộng, gió nơi núi rừng cực kỳ mạnh, thổi tàn thuốc của anh bay vào trong xe.
Anh đóng cửa xe, nhìn về phía ngôi mộ nơi bố mẹ an nghỉ.
Tương lai anh sẽ an táng ở chỗ này.
*
Trở lại căn hộ, Trì Cách cởi áo khoác âu phục xuống, nhìn xung quanh một vòng, không thấy Khương Lâm Tình.
Anh đi vào phòng của cô.
Cô giẫm trên ghế, mở cánh cửa tủ quần áo, đang sắp xếp quần áo. Tay vươn cao, áo ngắn kéo lên theo, lộ ra một phần eo nhỏ.
Tay của anh thuận thế chui vào trong vạt áo. Tay bị gió thổi lạnh đã ấm trở lại.
Khương Lâm Tình giật mình: “Anh về rồi.”
Anh ngẩng đầu: “Cần giúp không?”
“Không cần đâu, em sắp xong rồi.” Cô đóng cửa tủ quần áo lại, quay qua, giơ tay về phía anh.
Trì Cách giang rộng hai tay.
Cô còn làm động tác nhún nhảy.
Trì Cách: “Anh đỡ được.”
Cô nhào xuống, được anh ôm thật chặt. Cô không rơi xuống, bắt chéo chân phía sau, treo trên người anh giống như gấu túi: “Anh Chu nói, lời nhắn để lại mấy ngày này, có người xem còn vẽ tranh nữa.”
“Vẽ cái gì?” Trì Cách bế thẳng cô ra ngoài.
Mặc dù phòng cô có giường, nhưng hai người vẫn thích nằm sofa giường hơn.
“Không biết.” Cô nói: “Nếu như là bậc thầy nghệ thuật, cùng một kiểu người với thầy Đổng, thì có thể nhìn ra triển lãm có vấn đề.”
“Ông ta không phải là bậc thầy nghệ thuật.”
“Ồ.” Cô dựa vào sofa giường: “Triển lãm của em có mùi tiền chăng? Tính nghệ thuật còn có thể khiến người ngoài nghề đến xem náo nhiệt.”
“Em có anh.”
“Đúng rồi, anh cũng là người trong nghề.” Khương Lâm Tình cười: “Em đã đến triển lãm của Hùng Lệnh Phong, từng thấy tác phẩm của anh.”
Trì Cách nhướng mày: “Lúc nào?”
“Lúc chuẩn bị cho triển lãm nước hoa của Bành Dần, em cảm thấy rất thú vị.”
“Lúc ấy hả.” Anh nói: “Em còn chưa thú vị.”
“Hừ.” Khương Lâm Tình quay đầu đi chỗ khác.
Anh quay đầu cô lại: “Quả đào mật bây giờ mới thú vị.”
“Đúng rồi.” Cô hỏi: “Rất lâu rồi anh không vẽ người.”
Tay của anh từ vạt áo của cô di chuyển đến lưng của cô, ngón tay đang chuyển động. Cô cảm thấy anh đang vẽ vòng tròn.
Đây là một hình người nhỏ không đầy đủ, thiếu mất cái đầu nhỏ tròn trịa.
Khương Lâm Tình ôm cổ anh.
Trì Cách buông lỏng, vết sẹo trên cổ hiện ra trước mắt cô.
Chuyện liên quan đến vết sẹo này, từ lúc bắt đầu đến kết thúc, đều trong thời gian rất ngắn. Sự hành hạ kéo dài đằng đẵng, chính là quá trình mất đi bố và mẹ. Đời này Trì Cách cũng không có cách nào kể lại quá trình đó.
Anh không nghĩ nữa.
Năm đó, anh trải qua những ngày sống không bằng chết, nhưng không chết, anh đã tự mình trốn ra được.
Ra được rồi, nhưng chỉ biết nói một câu.
Người người đều muốn hỏi anh, đã xảy ra chuyện gì? Anh nghe được câu hỏi thì càng hỗn loạn.
Đừng hỏi.
Hỏi rồi, anh cũng không nói được.
Trì Cách ôm lấy Khương Lâm Tình, anh không sờ thấy xương nữa: “Mấy lạng thịt của em trở về rồi.”
Cái gì anh cũng nói với cô. Anh có hai mươi năm không nói đến bố mẹ của mình rồi.
Mãi cho đến một buổi tối, anh hôn cô, ở bên tai cô, nói cho cô biết: “Thiên phú nghệ thuật của anh được di duyển từ bố của anh.”
Lúc ý loạn tình mê, Khương Lâm Tình mở mắt.
“Bố của anh.” Trì Cách cúi đầu nói: “Là “Tam Thủy Dã”.”
“Giỏi quá.” Cô không kinh ngạc.
Anh cười. Quả nhiên, cô biết rõ.
*
Điện thoại của Liễu Trường Húc gọi đến một lần.
Trì Cách không nghe máy.
Liễu Trường Húc không gọi nữa.
Sau đó, Trì Cách mới gọi lại.
Liễu Trường Húc: “Giám đốc Trì, Đổng Thiên Diệp đã về nhà rồi.”
Giọng của Trì Cách có hơi khàn: “Về thế nào?”
“Ông ta đi được nửa đường, bắt xe đi một nửa đường khác.”
“Ông ta có đi báo cảnh sát không?”
“Không ạ.”
“Tiếc thật.”
Bởi vì sự tác hợp của phụ huynh trong nhà, bác trai của Trì Cách là Trì Nguy không thể không kết hôn với Lữ Vi.
Nhà họ Trì cũng sắp xếp một nàng dâu cho Trì Diệp, đến lúc hẹn gặp, Trì Diệp cho đối phương leo cây.
Cũng chính vào ngày đó, Trì Diệp gặp được Tống Chi Doanh.
Không biết là vừa gặp đã yêu hay là lâu ngày sinh tình, nói tóm lại, bọn họ yêu nhau, kết hôn, sinh được một cậu con trai đáng yêu.
Trì Diệp đi khắp nơi vẽ phác thảo, cùng vợ du sơn ngoạn thủy, đi qua rất nhiều phố lớn huyện nhỏ. Mỗi một lần trở về, Trì Diệp đều có tác phẩm mới ra mắt. Khi đó không có người nào cảm thấy việc chạy khắp trời Nam đất Bắc thì có gì không ổn.
Khi bé Trì Cách xuất phát cùng bố mẹ, đó là một ngày nắng đẹp.
Ông nhìn ngắm bầu trời trong xanh, nghĩ đến tác phẩm mới sẽ lại bắt đầu từ một ngày nắng.
Bọn họ đến một huyện nhỏ tên là Hắc Hưng. Mục đích thật sự là Hắc Trại* - Bởi vì Trì Diệp muốn đi tham quan nhà sàn của Hắc Trại.
*Là một chỗ cho thuê ngủ lại nhưng giá cả rất thấp.
Từ huyện Hắc Hưng đến Hắc Trại là một quãng đường rất dài nên Trì Diệp đã thuê một chiếc xe.
Chiếc xe này xảy ra chuyện giữa đường, vị trí dừng tương đối bất tiện. Họ muốn trở về huyện Hắc Hưng phải đi bộ hơn nửa ngày, còn muốn đến Hắc Trại thì đường tương đối khó đi, có lẽ còn tiêu tốn nhiều thời gian hơn.
Tài xế nhảy xuống xe, vẻ mặt thành khẩn nói: “Thật xin lỗi, hôm qua chiếc xe này vẫn tốt, thế mà hôm nay…”
Trì Diệp cười với vợ: “Sớm biết vậy, anh đã mang theo lều vải tới.”
Tống Chi Doanh rất lạc quan: “Phong cảnh nơi này rất đẹp. Em nhìn phía trước có người, hay là đi hỏi thử xem có thể ngủ lại không.”
Trì Diệp đeo hành lý: “Đi thôi.”
Tống Chi Doanh dắt con trai.
Bé Trì Cách đi được vài bước, ngẩng đầu lên: “Mẹ ơi, con đói.”
Tống Chi Doanh mỉm cười: “Chờ có chỗ ngồi lại, mẹ có đồ ăn ngon cho con.”
Tài xế muốn nói lại thôi. Thấy một nhà ba người sắp đi, tài xế vội vàng nói: “Cách nơi này không xa có một nhà nghỉ.”
“Có nhà nghỉ sao?” Tống Chi Doanh nói: “Vậy thì tốt quá rồi.”
Tài xế chỉ về phía Tây Bắc: “Ở bên kia, cách nơi này khoảng hai trăm đến ba trăm mét thì phải. Chỉ là quán tương đối đơn sơ, là người trong thôn tự mở, tôi thấy mấy người đều là người thành phố nhỉ?”
Trì Diệp: “Không sao, có thể sắp xếp ổn thỏa là tốt rồi.”
*
Đây là lần thứ hai bé Trì Cách ra ngoài với bố mẹ.
Chính anh nhao nhao đòi đi. Có khi, bố mẹ đi vắng mười ngày nửa tháng. Không thấy người, bé Trì Cách chỉ có thể ngồi nhà đếm ngày.
Lần này anh muốn đi theo, anh muốn thấy “trời Nam đất Bắc” trong miệng bố mẹ là cái gì?
Có điều, cơm ở đây thật khó ăn.
Ông chủ có xương gò má rất cao, đứng dưới đèn, nổi bật lên hai đường vòng cung. Ông ấy bắt chuyện với Trì Diệp, nói ở đây dân cư thuần phác, nhưng người dân chưa từng va chạm xã hội, muốn hiểu rõ thế giới bên ngoài.
Trì Diệp rất có hứng thú với chuyện dân dã, lúc nói chuyện, hỏi thử về chuyện quanh thôn.
Bà chủ đi qua nói: “Giao thông của thôn chúng tôi thuận tiện hơn Hắc Trại, nhưng không có điểm nhấn, không làm địa điểm thắng cảnh được.”
Tống Chi Doanh không nói gì, gắp một miếng rau xanh cho con trai.
Cơm nước xong, một nhà ba người muốn lên tầng.
Trì Diệp quay đầu nói: “Ông chủ, cho tôi mượn điện thoại của nhà ông dùng một chút.”
Ông chủ lộ vẻ mặt khó xử: “Tháng trước, có khách đến ở, gọi mấy cuộc điện thoại đường dài, anh ta không í ới gì, hại tôi nợ phí. Tôi chưa kịp đi trả tiền nên điện thoại bị cắt rồi.”
Trì Diệp: “Xin hỏi ở đâu thì di động có tín hiệu?”
Ông chủ và bà chủ hai mặt nhìn nhau: “Di động là cái gì?”
Trì Diệp: “Không có gì, cảm ơn ông chủ.”
Nhà nghỉ này quả thực rất đơn sơ, bé Trì Cách viết thế này trên nhật ký:
“1 tầng có 6 cái bàn, 3 phòng.
Tôi và bố mẹ cùng ngồi một bàn ăn cơm. Cơm cứng lắm.
Tầng 2 có 6 phòng, giường cũng cứng lắm.”*
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
*Trong đoạn nhật kí này có một số từ vựng Trì Cách còn nhỏ chưa viết được Hán Tự nên đã viết phiên âm Pinyin.
Tống Chi Doanh dỗ dành con trai rồi nói: “Chỉ ở đây một tối thôi con, ngày mai chúng ta sẽ đi.”
Đêm tối đen kịt, trong bóng tối có thứ gì đó lóe qua.
Bé Trì Cách “oa” một tiếng kêu lên.
Trì Diệp nghe thấy tiếng của con trai, hơi mở mắt. Dường như ông không phát hiện ra trong phòng có người khác, ôm lấy con trai: “Ngoan, bố ở đây rồi.”
Bé Trì Cách vùng vẫy.
Trì Diệp tiện tay mở đèn giường.
Bóng người kia muốn chạy ra ngoài, nhưng đồ ông ta cầm trong tay bị mắc vào tay vịn của ghế, suýt chút nữa ông ta bị trượt chân.
Chiếc ghế bị lực của ông ta kéo lê đi, phát ra tiếng vang.
Trì Diệp lập tức ngồi dậy: “Người nào?”
Căn phòng của nhà nghỉ có hai đèn, một chiếc ở đầu giường, cái khác là đèn bàn. Có một cái đèn led dài trên trần nhà, nhưng công tác bật ở cửa ra vào.
Trì Diệp không rõ đối phương là ai.
Trì Diệp cầm lấy đèn pin, chiếu qua, nhận ra người kia là ai.
Ông chủ của nhà nghỉ, một người đàn ông sức dài vai rộng. Trong tay ông ta đang cầm máy ảnh của Trì Diệp, dây đeo dài của máy ảnh mắc ở tay vịn của ghế.
Nhìn thoáng qua cũng có thể hiểu được ý đồ của người này là gì khi lẻn vào đây vào đêm hôm khuya khoắt.
Chuyện sau đó, giống như từng đoạn phim vụn vặt.
Bé Trì Cách nhìn thấy người kia dùng dao đâm về phía bố mình. Máu nhuộm đỏ chiếc áo trắng của ông.
Anh gào khóc.
Tiếng gào thu hút bà chủ ở dưới tầng đi lên.
Bà chủ giơ tay, tàn nhẫn dùng dây thừng trói cổ mẹ anh.
Bé Trì Cách ngã trên mặt đất, không nhúc nhích, mở to mắt nhìn về phía mẹ.
Mẹ không nói được.
Anh há miệng, anh cũng không la lên được, nước mắt chảy ra rất nhiều.
Bàn tay của mẹ vươn qua.
Anh cũng duỗi tay qua.
Một bàn tay lớn, một bàn tay nhỏ, từ từ tiến lại gần nhau. Lúc khoảng cách chỉ còn một centimet, bàn tay lớn đột nhiên trượt xuống…
Bàn tay nhỏ bị bà chủ bắt lấy.
Ngay sau đó, bà chủ bóp cổ bé Trì Cách. Đau lắm, khi ngửa đầu trông thấy đèn trắng trên trần nhà, cơ thể nhỏ bé bị ép đến dính chặt vào nền nhà.
“Đứa con trai này còn có tác dụng.” Ông chủ đẩy tay bà chủ.
Lực giam cầm đột nhiên biến mất, bé Trì Cách ho khan mấy cái, cảm thấy cổ họng tê liệt đau đớn.
Ông chủ: “Chúng ta có thể kiếm tiền bằng cách bán nó đi.”
Bé Trì Cách bị khóa trái ở một căn phòng tầng một, núp ở trong góc, ôm lấy đầu gối nhỏ, cả đêm không ngủ.
Bà chủ đã đưa cơm từ sáng.
Anh cúi đầu.
“Thích thì ăn, không thì thôi.” Bà chủ đặt bát xuống rồi đi.
Toàn thân bé Trì Cách rét run, trong lòng điên cuồng gọi bố mẹ, cổ họng lại không phát ra được âm thanh nào. Lúc nào anh cũng rơi vào tình trạng hít thở không thông khi ấy, mãi cho đến khi bản thân không thở được, mới phát hiện là anh đang nín thở.
Anh tình nguyện để bản thân cũng ngã xuống bên cạnh mẹ.
Dường như anh còn nhìn thấy máu ở khắp nơi. Anh khóc, khóc xong, anh cũng không ngừng thở gấp, lúc thở mạnh, anh cảm thấy anh sắp đi theo bố mẹ. Anh oặt người ngã trên mặt đất, nhưng rất nhanh bị người ta nhấc dậy.
Ông chủ thăm dò hơi thở của anh: “Chưa chết là được rồi.” Lại vứt anh xuống.
Bé Trì Cách ngã trên mặt đất, giống như đã mất đi sức lực.
Một ngày trôi qua, ông chủ lại đến nhấc anh lên, lần này là nhấc anh ra ngoài.
Người đến nhận là một người phụ nữ trung niên, bên trái phía dưới môi có một nốt ruồi cực lớn, nhưng trong mắt bé Trì Cách lại thành nốt ruồi đỏ như máu.
Lại ba ngày nữa trôi qua, anh bị chuyền tay cho một người đàn ông.
Bé Trì Cách không cách nào nói chuyện được.
Người đàn ông làm ầm lên là bị lừa, tốn chín nghìn năm, mua một người câm, trút toàn bộ sự tức giận trên người anh.
Vợ của người đàn ông qua an ủi, ôm lấy anh: “Ông ấy là bố của con, mẹ là mẹ của con. Bố ơi, mẹ ơi, biết nói không?”
Giọng bé Trì Cách run rẩy, cuối cùng cũng nặn được một câu: “Không phải của cháu… Cháu muốn của cháu…”
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
*
Trì Cách ngồi ở trong xe.
Anh nhổ kẹo cao su, châm một điếu thuốc.
Cửa xe vẫn mở rộng, gió nơi núi rừng cực kỳ mạnh, thổi tàn thuốc của anh bay vào trong xe.
Anh đóng cửa xe, nhìn về phía ngôi mộ nơi bố mẹ an nghỉ.
Tương lai anh sẽ an táng ở chỗ này.
*
Trở lại căn hộ, Trì Cách cởi áo khoác âu phục xuống, nhìn xung quanh một vòng, không thấy Khương Lâm Tình.
Anh đi vào phòng của cô.
Cô giẫm trên ghế, mở cánh cửa tủ quần áo, đang sắp xếp quần áo. Tay vươn cao, áo ngắn kéo lên theo, lộ ra một phần eo nhỏ.
Tay của anh thuận thế chui vào trong vạt áo. Tay bị gió thổi lạnh đã ấm trở lại.
Khương Lâm Tình giật mình: “Anh về rồi.”
Anh ngẩng đầu: “Cần giúp không?”
“Không cần đâu, em sắp xong rồi.” Cô đóng cửa tủ quần áo lại, quay qua, giơ tay về phía anh.
Trì Cách giang rộng hai tay.
Cô còn làm động tác nhún nhảy.
Trì Cách: “Anh đỡ được.”
Cô nhào xuống, được anh ôm thật chặt. Cô không rơi xuống, bắt chéo chân phía sau, treo trên người anh giống như gấu túi: “Anh Chu nói, lời nhắn để lại mấy ngày này, có người xem còn vẽ tranh nữa.”
“Vẽ cái gì?” Trì Cách bế thẳng cô ra ngoài.
Mặc dù phòng cô có giường, nhưng hai người vẫn thích nằm sofa giường hơn.
“Không biết.” Cô nói: “Nếu như là bậc thầy nghệ thuật, cùng một kiểu người với thầy Đổng, thì có thể nhìn ra triển lãm có vấn đề.”
“Ông ta không phải là bậc thầy nghệ thuật.”
“Ồ.” Cô dựa vào sofa giường: “Triển lãm của em có mùi tiền chăng? Tính nghệ thuật còn có thể khiến người ngoài nghề đến xem náo nhiệt.”
“Em có anh.”
“Đúng rồi, anh cũng là người trong nghề.” Khương Lâm Tình cười: “Em đã đến triển lãm của Hùng Lệnh Phong, từng thấy tác phẩm của anh.”
Trì Cách nhướng mày: “Lúc nào?”
“Lúc chuẩn bị cho triển lãm nước hoa của Bành Dần, em cảm thấy rất thú vị.”
“Lúc ấy hả.” Anh nói: “Em còn chưa thú vị.”
“Hừ.” Khương Lâm Tình quay đầu đi chỗ khác.
Anh quay đầu cô lại: “Quả đào mật bây giờ mới thú vị.”
“Đúng rồi.” Cô hỏi: “Rất lâu rồi anh không vẽ người.”
Tay của anh từ vạt áo của cô di chuyển đến lưng của cô, ngón tay đang chuyển động. Cô cảm thấy anh đang vẽ vòng tròn.
Đây là một hình người nhỏ không đầy đủ, thiếu mất cái đầu nhỏ tròn trịa.
Khương Lâm Tình ôm cổ anh.
Trì Cách buông lỏng, vết sẹo trên cổ hiện ra trước mắt cô.
Chuyện liên quan đến vết sẹo này, từ lúc bắt đầu đến kết thúc, đều trong thời gian rất ngắn. Sự hành hạ kéo dài đằng đẵng, chính là quá trình mất đi bố và mẹ. Đời này Trì Cách cũng không có cách nào kể lại quá trình đó.
Anh không nghĩ nữa.
Năm đó, anh trải qua những ngày sống không bằng chết, nhưng không chết, anh đã tự mình trốn ra được.
Ra được rồi, nhưng chỉ biết nói một câu.
Người người đều muốn hỏi anh, đã xảy ra chuyện gì? Anh nghe được câu hỏi thì càng hỗn loạn.
Đừng hỏi.
Hỏi rồi, anh cũng không nói được.
Trì Cách ôm lấy Khương Lâm Tình, anh không sờ thấy xương nữa: “Mấy lạng thịt của em trở về rồi.”
Cái gì anh cũng nói với cô. Anh có hai mươi năm không nói đến bố mẹ của mình rồi.
Mãi cho đến một buổi tối, anh hôn cô, ở bên tai cô, nói cho cô biết: “Thiên phú nghệ thuật của anh được di duyển từ bố của anh.”
Lúc ý loạn tình mê, Khương Lâm Tình mở mắt.
“Bố của anh.” Trì Cách cúi đầu nói: “Là “Tam Thủy Dã”.”
“Giỏi quá.” Cô không kinh ngạc.
Anh cười. Quả nhiên, cô biết rõ.
*
Điện thoại của Liễu Trường Húc gọi đến một lần.
Trì Cách không nghe máy.
Liễu Trường Húc không gọi nữa.
Sau đó, Trì Cách mới gọi lại.
Liễu Trường Húc: “Giám đốc Trì, Đổng Thiên Diệp đã về nhà rồi.”
Giọng của Trì Cách có hơi khàn: “Về thế nào?”
“Ông ta đi được nửa đường, bắt xe đi một nửa đường khác.”
“Ông ta có đi báo cảnh sát không?”
“Không ạ.”
“Tiếc thật.”
/82
|