Cuối hè đầu thu năm mười tám tuổi ấy, cuối cùng tôi đã đến Bắc Kinh.
Cái tôi ngồi là máy bay, A Nam đưa tôi đến tận cửa khẩu. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi ngồi máy bay, hành lý đã ký gửi, tôi chỉ đeo một chiếc ba lô nhỏ, rất nhẹ nhàng thoải mái. Lúc giao thẻ chứng minh cho nhân viên an ninh, tôi ngoái đầu nhìn A Nam một cái, ông đang còn vẫy tay với tôi, cách nhau một khoảng cách thật xa, tôi vẫn nhìn thấy rõ ràng đầu mày ông đang nhíu chặt. Tôi vội vã ngoảnh mặt, không muốn để ông nhìn thấy nước mắt trong khoé mắt của tôi.
A Nam đã già, tôi đã ra đi.
Tôi biết hàng đêm ông sẽ nhớ đến tôi, giống như tôi cũng sẽ như vậy.
Nhưng tôi nhất định phải đi, đây là một điều vô cùng đáng tiếc.
Một khắc trước lúc máy bay cất cánh tôi gửi cho A Nam một tin nhắn: Ba à, bảo trọng. Chiếc di động của tôi là ông mua cho, Nokia5330, di động mp3, còn đặc biệt lắp thêm một thẻ nhớ 1GB, có thể trữ một ngàn bài hát. Ông luôn cố gắng đem đến cho tôi một cuộc sống tốt đẹp nhất, nhưng tôi lại luôn luôn phụ những mong muốn của ông. Từ năm mười tuổi cho đến năm mười tám tuổi, trong tám năm dài đằng đẵng ấy, tôi không biết ý nghĩa của tôi là gì đối với ông, nhưng đối với tôi, ông như một ngọn núi.
Không xê dịch chuyển rời, một ngọn núi mãi mãi tồn tại.
A Nam, hãy chờ con trở lại.
Con sẽ nhất định quay về, con xin hứa.
— Mã Trác.
Tác giả: Nhiêu Tuyết Mạn
người dịch: idlehouse
.
Tôi tên là Mã Trác, là một em gái Tứ Xuyên.
Thành phố nhỏ nơi tôi sinh ra có một cái tên rất hay, kêu Nhã An. Cũng có người gọi nó là “Phố Mưa.” Mưa ở Phố Mưa danh bất hư truyền, mỗi lần đổ là miên man không dứt. Nội tôi nói, đầu đuôi nó như vầy, là do bầu trời ở nơi này bị dột một lỗ nhỏ. Nội tôi là một người dân tộc Tây Tạng, thật ra nội cũng không tính là già, nhưng trên khuôn mặt nội có vô số nếp nhăn, lại thêm một đôi mắt lúc nhìn vào trông vô cùng thần bí, những lời nội nói tôi đều gần như tin hết thảy, bởi vì nếu mà không tin, e rằng sẽ rất xui xẻo. Cha tôi là một ví dụ rõ rành rành, một đêm nọ năm tôi hai tuổi, ông ấy đã không nghe lời phản đối quyết liệt của nội, khăng khăng đòi chạy đi gặp một người nào đó, kết quả bị một con dao găm cắm vào tim, chết ngay tại chỗ.
Lúc ấy mẹ tôi mới chỉ hai mươi tuổi, còn chưa kịp làm hôn thú với cha tôi. Sau khi cha tôi mất, bà ấy đã bỏ rơi tôi, một mình tới Thành Đô, thế nên tôi lớn lên cùng bà nội. Những lúc mưa đổ không dứt, nội sẽ hát cho tôi nghe, dùng tiếng Tạng, âm điệu khác với người thường, trầm bổng ngân nga, tựa như bay đến từ bầu trời, hát mãi cho đến khi ru tôi nhập mộng.
Năm tôi lên chín, mẹ cuối cùng mới từ Thành Đô quay về thăm tôi, tan học về nhà, trông thấy bà ngồi trong phòng khách nhà tôi, khuôn mặt trái xoan, cằm nhọn, mắt to, là một mỹ nhân điển hình. Làm như tôi là một đứa trẻ sơ sinh, ôm vào lòng, bà nói chuyện tốc độ rất nhanh, hỏi tôi : “Con là Mã Trác đấy à?”
Gọi tên tôi mà gọi quá khách sáo, tựa như tôi chỉ là một đứa trẻ hàng xóm đã lâu không gặp. Tôi mang niềm thất vọng, khẽ đẩy bà ra, bà liền kéo tôi lại vào lòng, nói: “May mà mẹ không mua quần áo mới cho con, con lùn hơn mẹ tưởng tượng rất nhiều đó.”
Nội tôi từ bên ngoài bước vào, trong tay còn cầm một miếng thịt muối, thịt muối mùa hè đã mất đi vẻ trơn bóng vốn có của nó, trở nên khô khan, khiến cho người ta không muốn ăn chút nào. Mẹ buông tôi ra, khẽ gọi nội tôi một tiếng: “Má.”
“Cút!” Nội tôi vứt thẳng miếng thịt muối trong tay xuống đất. Làm tôi sợ run lên.
Mẹ tôi khẽ nói: “Con đến thăm Mã Tiêu…… và Mã Trác.”
Mã Tiêu là tên của cha tôi.
“Chỗ này không có ai cần mày đến thăm cả.” Nội tôi nói xong, nắm tay tôi kéo qua bảo: “Mã Trác, vào nhà trong làm bài tập đi.”
Tôi nghe lời đi vào trong phòng. Căn phòng rất tối, tôi không mở đèn, ngồi trong bóng tối nguệch ngoạc làm xong bài tập, ngước đầu lên, mới phát hiện trời đã đổ mưa, mưa rơi trên mái ngói, khiến cho chiều thu chợt biến thành như mộng. Ngoài nhà đã rất lâu không có động tĩnh, tôi đoán là bà ấy đã đi rồi, thế là tôi đẩy cửa mở, rón rén nhón chân ra ngoài, không ngờ lại trông thấy mẹ. Mẹ đứng trong góc phòng, nơi ấy treo một tấm ảnh của cha tôi, mẹ kiễng chân cao hết cỡ, vươn tay vuốt ve khuôn mặt của ông ấy. Bao nhiêu năm nay treo ở nơi đó, tôi chưa từng bao giờ dám tử tế ngắm nhìn khuôn mặt kia, giờ đây mẹ đang dùng ngón tay mình, tỉ mỉ, ngập ngừng, trìu mến vuốt ve khuôn mặt của cha. Trong không khí có tiếng bụi đang vỡ vụn, và tiếng mưa rơi tí tách, làm tôi muốn ngạt thở.
Tôi ngồi thụp xuống, không dám thở mạnh. Mãi đến khi bà xoay mình, trông thấy tôi, bước tới gần, xốc hai cánh tay của tôi kéo tôi đứng thẳng lên,để cho tôi nhìn vào mắt bà. Sau đó tôi nghe mẹ nói: “Mã Trác, hay là mẹ mang con đi nhé?”
Cổ họng của tôi phát ra một âm tiết u ơ ngắn ngủi quái lạ, sau đó tôi tìm cách vùng ra khỏi đôi tay của bà.
“Con trông thật giống cha con.” Bà dịu dàng bảo, “Nghe lời, để mẹ mang con đi, chúng ta sẽ không quay về đây nữa.”
Tôi không dám nhìn bà, mắt của tôi luôn nhìn chằm chằm vào chiếc váy hoa bà mặc, hoạ tiết có những đoá hoa nho nhỏ tròn tròn màu hồng tía, trông như muôn vàn con mắt động vật. Trời ơi, tôi không có mẹ, người đàn bà từ trên trời rơi xuống này sao lại có thể là mẹ tôi? Nhưng bà vẫn cứ mãi lôi kéo tôi, tôi không đủ sức thoát ra khỏi bà. Chính trong lúc chúng tôi giằng co, nội dắt theo Chú Út vào nhà. Chú Út của tôi như gấu như hổ, sức dài vai rộng, ông ta tiến lên tách hai chúng tôi ra, giang tay không nói trước gì giáng cho mẹ một cái bạt tai: “Con đĩ, mày hại chết anh tao , còn mặt mũi mò về?”
Bà bưng mặt, máu rỉ ra từ khoé miệng, nhưng bà đang mỉm cười, chỉ cười, không chối cãi bất cứ điều gì.
“Mày mau cút nhanh cho tao.” Chú Út nói, “Đừng để tao thấy mặt mày nữa, còn không tao thấy lần nào tao đánh lần đó.”
Bà ấy tựa như không hề sợ hãi, nhưng xoay đầu nhìn tôi thật lâu, sau đó dùng giọng điệu rõ ràng, không để lại chút nghi ngờ nói: “Có thể, nhưng tôi muốn đem Mã Trác đi.”
Chú Út nghiến răng nghiến lợi nói: “Lâm Quả Quả, có tin là tao sẽ chém chết mày không !?”
Thì ra tên của bà là Lâm Quả Quả.
“Tôi tin.” Bà tiếp tục cười mà nói, “Thế thì trước khi chú chém chết tôi, để tôi đem Mã Trác đi.” Nói xong, bà chạy lên kéo lấy tôi.
Chú Út xoay người, chạy thẳng vào bếp.
Tôi trông thấy nội tôi khẽ than một tiếng, chạy vào theo sau, trong phòng khách chỉ còn lại hai chúng tôi. Mẹ tôi khom người, làm mặt quỷ với tôi, thì thầm bên tai tôi: “Chúng ta chạy!”
Bà vừa kéo mạnh một chút, ma xui quỷ khiến sao, tôi lại cứ thế mà chạy theo bà ra khỏi cửa. Mưa đổ càng lúc càng lớn, bà nắm tay tôi chạy rất nhanh, trên váy lấm lem bùn cũng không màng. Trước ngõ vừa vặn có một chiếc taxi đang đỗ, tôi bị bà đẩy lên xe, sau đó bà cũng vọt vào theo như một quả pháo, thở hổn hển nói với bác tài: “Đi tới bến xe!”
Xuyên qua cửa kính xe đã bị mưa làm ướt nhoè lem luốc, tôi trông thấy Chú Út đang rượt theo với một con dao phay sáng loáng giơ cao trên tay, từ từ biến thành một chấm nhỏ rồi mất hút.
Bà cười rộ lên ở trong xe, khanh khách giòn vang như tiếng chuông bạc.
Sau đó bà xoay đầu nhìn tôi, dùng một giọng điệu vừa ngạc nhiên vừa thú vị hỏi tôi: “Mã Trác, sao con lại có thể giống hệt như cha con đến vậy chứ?”
Rất lâu sau này tôi mới nghĩ ra, lần ấy bà quay về, vốn chỉ muốn thăm tôi một chút, sau đó chợt quyết định đem tôi đi, là bởi vì bộ dạng tôi khiến cho bà nhớ đến cha tôi, nhớ đến những tháng ngày tươi đẹp hoặc đau thương giữa bọn họ. Còn tôi, theo bà thoát ly mái nhà nơi tôi đã sinh sống chín năm trời, ra đi một cách không thể nào tưởng tượng nổi như thế, chỉ có một nguyên do, bà ấy là mẹ của tôi.
Tôi là một đứa trẻ cần có mẹ.
Điều này, tôi hiểu rõ hơn ai hết.
_______________
hết chương 1
Chữ “Trác” trong tên của Mã Trác có nghĩa là hơn người, tuyệt vời. Đăng bởi: admin
Cái tôi ngồi là máy bay, A Nam đưa tôi đến tận cửa khẩu. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi ngồi máy bay, hành lý đã ký gửi, tôi chỉ đeo một chiếc ba lô nhỏ, rất nhẹ nhàng thoải mái. Lúc giao thẻ chứng minh cho nhân viên an ninh, tôi ngoái đầu nhìn A Nam một cái, ông đang còn vẫy tay với tôi, cách nhau một khoảng cách thật xa, tôi vẫn nhìn thấy rõ ràng đầu mày ông đang nhíu chặt. Tôi vội vã ngoảnh mặt, không muốn để ông nhìn thấy nước mắt trong khoé mắt của tôi.
A Nam đã già, tôi đã ra đi.
Tôi biết hàng đêm ông sẽ nhớ đến tôi, giống như tôi cũng sẽ như vậy.
Nhưng tôi nhất định phải đi, đây là một điều vô cùng đáng tiếc.
Một khắc trước lúc máy bay cất cánh tôi gửi cho A Nam một tin nhắn: Ba à, bảo trọng. Chiếc di động của tôi là ông mua cho, Nokia5330, di động mp3, còn đặc biệt lắp thêm một thẻ nhớ 1GB, có thể trữ một ngàn bài hát. Ông luôn cố gắng đem đến cho tôi một cuộc sống tốt đẹp nhất, nhưng tôi lại luôn luôn phụ những mong muốn của ông. Từ năm mười tuổi cho đến năm mười tám tuổi, trong tám năm dài đằng đẵng ấy, tôi không biết ý nghĩa của tôi là gì đối với ông, nhưng đối với tôi, ông như một ngọn núi.
Không xê dịch chuyển rời, một ngọn núi mãi mãi tồn tại.
A Nam, hãy chờ con trở lại.
Con sẽ nhất định quay về, con xin hứa.
— Mã Trác.
Tác giả: Nhiêu Tuyết Mạn
người dịch: idlehouse
.
Tôi tên là Mã Trác, là một em gái Tứ Xuyên.
Thành phố nhỏ nơi tôi sinh ra có một cái tên rất hay, kêu Nhã An. Cũng có người gọi nó là “Phố Mưa.” Mưa ở Phố Mưa danh bất hư truyền, mỗi lần đổ là miên man không dứt. Nội tôi nói, đầu đuôi nó như vầy, là do bầu trời ở nơi này bị dột một lỗ nhỏ. Nội tôi là một người dân tộc Tây Tạng, thật ra nội cũng không tính là già, nhưng trên khuôn mặt nội có vô số nếp nhăn, lại thêm một đôi mắt lúc nhìn vào trông vô cùng thần bí, những lời nội nói tôi đều gần như tin hết thảy, bởi vì nếu mà không tin, e rằng sẽ rất xui xẻo. Cha tôi là một ví dụ rõ rành rành, một đêm nọ năm tôi hai tuổi, ông ấy đã không nghe lời phản đối quyết liệt của nội, khăng khăng đòi chạy đi gặp một người nào đó, kết quả bị một con dao găm cắm vào tim, chết ngay tại chỗ.
Lúc ấy mẹ tôi mới chỉ hai mươi tuổi, còn chưa kịp làm hôn thú với cha tôi. Sau khi cha tôi mất, bà ấy đã bỏ rơi tôi, một mình tới Thành Đô, thế nên tôi lớn lên cùng bà nội. Những lúc mưa đổ không dứt, nội sẽ hát cho tôi nghe, dùng tiếng Tạng, âm điệu khác với người thường, trầm bổng ngân nga, tựa như bay đến từ bầu trời, hát mãi cho đến khi ru tôi nhập mộng.
Năm tôi lên chín, mẹ cuối cùng mới từ Thành Đô quay về thăm tôi, tan học về nhà, trông thấy bà ngồi trong phòng khách nhà tôi, khuôn mặt trái xoan, cằm nhọn, mắt to, là một mỹ nhân điển hình. Làm như tôi là một đứa trẻ sơ sinh, ôm vào lòng, bà nói chuyện tốc độ rất nhanh, hỏi tôi : “Con là Mã Trác đấy à?”
Gọi tên tôi mà gọi quá khách sáo, tựa như tôi chỉ là một đứa trẻ hàng xóm đã lâu không gặp. Tôi mang niềm thất vọng, khẽ đẩy bà ra, bà liền kéo tôi lại vào lòng, nói: “May mà mẹ không mua quần áo mới cho con, con lùn hơn mẹ tưởng tượng rất nhiều đó.”
Nội tôi từ bên ngoài bước vào, trong tay còn cầm một miếng thịt muối, thịt muối mùa hè đã mất đi vẻ trơn bóng vốn có của nó, trở nên khô khan, khiến cho người ta không muốn ăn chút nào. Mẹ buông tôi ra, khẽ gọi nội tôi một tiếng: “Má.”
“Cút!” Nội tôi vứt thẳng miếng thịt muối trong tay xuống đất. Làm tôi sợ run lên.
Mẹ tôi khẽ nói: “Con đến thăm Mã Tiêu…… và Mã Trác.”
Mã Tiêu là tên của cha tôi.
“Chỗ này không có ai cần mày đến thăm cả.” Nội tôi nói xong, nắm tay tôi kéo qua bảo: “Mã Trác, vào nhà trong làm bài tập đi.”
Tôi nghe lời đi vào trong phòng. Căn phòng rất tối, tôi không mở đèn, ngồi trong bóng tối nguệch ngoạc làm xong bài tập, ngước đầu lên, mới phát hiện trời đã đổ mưa, mưa rơi trên mái ngói, khiến cho chiều thu chợt biến thành như mộng. Ngoài nhà đã rất lâu không có động tĩnh, tôi đoán là bà ấy đã đi rồi, thế là tôi đẩy cửa mở, rón rén nhón chân ra ngoài, không ngờ lại trông thấy mẹ. Mẹ đứng trong góc phòng, nơi ấy treo một tấm ảnh của cha tôi, mẹ kiễng chân cao hết cỡ, vươn tay vuốt ve khuôn mặt của ông ấy. Bao nhiêu năm nay treo ở nơi đó, tôi chưa từng bao giờ dám tử tế ngắm nhìn khuôn mặt kia, giờ đây mẹ đang dùng ngón tay mình, tỉ mỉ, ngập ngừng, trìu mến vuốt ve khuôn mặt của cha. Trong không khí có tiếng bụi đang vỡ vụn, và tiếng mưa rơi tí tách, làm tôi muốn ngạt thở.
Tôi ngồi thụp xuống, không dám thở mạnh. Mãi đến khi bà xoay mình, trông thấy tôi, bước tới gần, xốc hai cánh tay của tôi kéo tôi đứng thẳng lên,để cho tôi nhìn vào mắt bà. Sau đó tôi nghe mẹ nói: “Mã Trác, hay là mẹ mang con đi nhé?”
Cổ họng của tôi phát ra một âm tiết u ơ ngắn ngủi quái lạ, sau đó tôi tìm cách vùng ra khỏi đôi tay của bà.
“Con trông thật giống cha con.” Bà dịu dàng bảo, “Nghe lời, để mẹ mang con đi, chúng ta sẽ không quay về đây nữa.”
Tôi không dám nhìn bà, mắt của tôi luôn nhìn chằm chằm vào chiếc váy hoa bà mặc, hoạ tiết có những đoá hoa nho nhỏ tròn tròn màu hồng tía, trông như muôn vàn con mắt động vật. Trời ơi, tôi không có mẹ, người đàn bà từ trên trời rơi xuống này sao lại có thể là mẹ tôi? Nhưng bà vẫn cứ mãi lôi kéo tôi, tôi không đủ sức thoát ra khỏi bà. Chính trong lúc chúng tôi giằng co, nội dắt theo Chú Út vào nhà. Chú Út của tôi như gấu như hổ, sức dài vai rộng, ông ta tiến lên tách hai chúng tôi ra, giang tay không nói trước gì giáng cho mẹ một cái bạt tai: “Con đĩ, mày hại chết anh tao , còn mặt mũi mò về?”
Bà bưng mặt, máu rỉ ra từ khoé miệng, nhưng bà đang mỉm cười, chỉ cười, không chối cãi bất cứ điều gì.
“Mày mau cút nhanh cho tao.” Chú Út nói, “Đừng để tao thấy mặt mày nữa, còn không tao thấy lần nào tao đánh lần đó.”
Bà ấy tựa như không hề sợ hãi, nhưng xoay đầu nhìn tôi thật lâu, sau đó dùng giọng điệu rõ ràng, không để lại chút nghi ngờ nói: “Có thể, nhưng tôi muốn đem Mã Trác đi.”
Chú Út nghiến răng nghiến lợi nói: “Lâm Quả Quả, có tin là tao sẽ chém chết mày không !?”
Thì ra tên của bà là Lâm Quả Quả.
“Tôi tin.” Bà tiếp tục cười mà nói, “Thế thì trước khi chú chém chết tôi, để tôi đem Mã Trác đi.” Nói xong, bà chạy lên kéo lấy tôi.
Chú Út xoay người, chạy thẳng vào bếp.
Tôi trông thấy nội tôi khẽ than một tiếng, chạy vào theo sau, trong phòng khách chỉ còn lại hai chúng tôi. Mẹ tôi khom người, làm mặt quỷ với tôi, thì thầm bên tai tôi: “Chúng ta chạy!”
Bà vừa kéo mạnh một chút, ma xui quỷ khiến sao, tôi lại cứ thế mà chạy theo bà ra khỏi cửa. Mưa đổ càng lúc càng lớn, bà nắm tay tôi chạy rất nhanh, trên váy lấm lem bùn cũng không màng. Trước ngõ vừa vặn có một chiếc taxi đang đỗ, tôi bị bà đẩy lên xe, sau đó bà cũng vọt vào theo như một quả pháo, thở hổn hển nói với bác tài: “Đi tới bến xe!”
Xuyên qua cửa kính xe đã bị mưa làm ướt nhoè lem luốc, tôi trông thấy Chú Út đang rượt theo với một con dao phay sáng loáng giơ cao trên tay, từ từ biến thành một chấm nhỏ rồi mất hút.
Bà cười rộ lên ở trong xe, khanh khách giòn vang như tiếng chuông bạc.
Sau đó bà xoay đầu nhìn tôi, dùng một giọng điệu vừa ngạc nhiên vừa thú vị hỏi tôi: “Mã Trác, sao con lại có thể giống hệt như cha con đến vậy chứ?”
Rất lâu sau này tôi mới nghĩ ra, lần ấy bà quay về, vốn chỉ muốn thăm tôi một chút, sau đó chợt quyết định đem tôi đi, là bởi vì bộ dạng tôi khiến cho bà nhớ đến cha tôi, nhớ đến những tháng ngày tươi đẹp hoặc đau thương giữa bọn họ. Còn tôi, theo bà thoát ly mái nhà nơi tôi đã sinh sống chín năm trời, ra đi một cách không thể nào tưởng tượng nổi như thế, chỉ có một nguyên do, bà ấy là mẹ của tôi.
Tôi là một đứa trẻ cần có mẹ.
Điều này, tôi hiểu rõ hơn ai hết.
_______________
hết chương 1
Chữ “Trác” trong tên của Mã Trác có nghĩa là hơn người, tuyệt vời. Đăng bởi: admin
/90
|