Kế tiếp, hai người trao đổi quan điểm về nền thống trị của Tấn quốc. Trấn Giang hầu cũng không làm ra vẻ, biết gì nói nấy, kể ra rất nhiều kiến giải của ông ta về cách trị quốc. Lục Thất có đôi chỗ xin chỉ bảo, học hỏi được rất nhiều về công dụng bộ máy quan lại trong triều đình. Trước đây, Lục Thất chỉ có hiểu biết sơ sài về các cấp quan lại trong lục bộ của triều đình Đường quốc Giang Ninh.
Giữa trưa, Lục Thất dùng cơm ở Tiêu phủ, rất ít người cùng dùng bữa, chỉ có lão phu nhân, Trấn Giang hầu và Trấn Giang hầu phu nhân, cũng chính là mẫu thân của Tiêu phi ở Giang Ninh, có thể nói là một bữa cơm gia đình đơn giản ấm áp.
Sau ngọ, Lục Thất rời khỏi Tiêu phủ bí mật đi gặp Lãnh Nhung và Đông huyện thừa. Ở tửu lâu Liễu Minh, ba người tụ hợp thân cận trao đổi tin tức. Sau khi Đông huyện thừa biết được tình hình hiện tại của Tấn quốc thì kinh hãi, lập tức trở nên câu nệ rất nhiều, còn Lãnh Nhung thì lại hết sức sung sướng.
Lục Thất từ miệng Đông huyện thừa biết được tin tức về tình huống Khang Hóa quân, cùng với phản ứng của Trì Châu bây giờ. Đông huyện thừa trả lời rằng, hiện giờ Khang Hóa quân còn lại hai vạn quân, cháu của y Đông Quan còn ở tại Khang Hóa quân. Theo trong thư của Đông Quang gửi tới, Mã đại nhân đang lặng lẽ chuẩn bị trốn chạy, tính toán mang số lượng lớn tài vật trong Mã phủ vận chuyển khỏi Trì Châu.
Từ khi nghe nói Vũ Văn thị tạo phản chiếm cứ Nhiêu Châu, lòng người Trì Châu hôm nay bàng hoàng không thôi. Ở huyện Thạch Đại, bởi vì Tiêu phủ và Lục thị không có động tĩnh gì, cho nên không có nhiều nhà giàu rời đi. Mà huyện Thanh Dương và huyện Quý Trì đã có rất nhiều nhà giàu bỏ đi, gần như đều là đi về phía đông.
Lục Thất vừa nghe, lập tức phân phó Lãnh Nhung chuẩn bị đi đánh cướp, hắn sẽ điều đến ba ngàn quân cho Lãnh Nhung sai khiến, phải cướp được tài vật Mã đại nhân chở đi, cùng với cướp bóc các nhà giàu rời đi, dùng cho bổ sung quân nhu. Năm vạn đại quân của Lục Thất không thể tiếp tục để cho Tấn quốc cấp dưỡng, mà huyện Thạch Đại này, Lục Thất trước mắt tìm cách cố hết sức lực phòng thủ bảo vệ.
Lục Thất trở về Vọng Giang Bảo, ngày hôm sau lại bí mật đi thăm hỏi Dương gia Đại huynh, thân thiết trò chuyện với nhau một hồi, Lục Thất liền trở về gia trạch chờ hồi âm của triều đình Đường quốc. Đồng thời âm thầm viết ra ý nghĩ của mình, gửi thư thông báo cho Tân Cầm Nhi, bảo Tân Cầm Nhi linh hoạt dùng những ý tưởng trong thư, cố gắng nhanh chóng thành lập bộ máy thống trị triều đình Tấn quốc.
Ước chừng mười lăm ngày qua đi, triều đình Đường quốc mới đưa đến hồi âm, Lục Thất sau khi nhận được hồi âm thì rất bất ngờ. Không ngờ năm vạn quân của hắn bị quy vào Ninh Quốc quân, Lục Thất đảm nhiệm chức Đô Ngu Hầu Ninh Quốc quân, lập tức thống lĩnh năm vạn quân tới huyện Kỳ Môn ở Hấp Châu đóng quân. Huyện Kỳ Môn nằm ở phía nam huyện Thạch Đại, cũng là một trong các cửa ngõ thông tới Nhiêu Châu.
Biến hóa nhanh chóng, đối với việc mình bất ngờ trở thành Đô Ngu Hầu của Ninh Quốc quân, Lục Thất không nói gì, tuy nhiên Tiêu thị rất nhanh đưa tới tin tức, hắn có thể trở thành Đô Ngu Hầu của Ninh Quốc quân là do Tiêu Tri Lễ ngầm cho người kiến nghị. Triều đình Đường quốc sau kinh biến, lập tức lâm vào hỗn loạn, Lý quốc chủ hạ chỉ trắng trợn bắt người, hễ là quan viên có quan hệ với Vũ Văn thị đều gặp tai ương, mà Hộ bộ thị lang cũng đã đi trước một bước chạy trốn khỏi Giang Ninh.
Bởi vì Vũ Văn thị tạo phản, khiến cho lời chỉ tội Lục Thất trước đây trở thành trò cười. Không lâu sau tấu thư của Lục Thất và Trấn Phủ Sứ tân nhậm đã đến triều đình, trần thuật về tình huống quân lực, lúc này Lý quốc chủ không tiếp tục khăng khăng đòi thay đổi Lục Thất nữa.
Chẳng qua nên xử lý năm vạn quân thuộc sở hữu Lục Thất như thế nào, Lý quốc chủ để cho triều thần bàn luận. Lại bộ Thượng thư đề nghị thành lập lại Ngô Thành quân, Lý quốc chủ không tán thành, thì ra là ba ngàn quân Ngô Thành quân bây giờ đã trở thành Long Kỳ Vệ một trong các chi quân đội kinh thành.
Binh bộ Lang trung dưới sự chỉ thị của Tiêu Tri Lễ trước đó, đúng lúc ra mặt, đề nghị quy nhập vào Ninh Quốc quân, nói rằng Ninh Quốc quân hiện giờ chỉ còn lại hai vạn quân trấn thủ biên cảnh, tuy rằng Tấn quốc hữu hảo, nhưng cũng không thể không đề phòng. Hơn nữa Y Cẩm quân của Việt quốc vẫn còn, khó đảm bảo sẽ không thừa cơ tấn công Đường quốc.
Quy năm vạn quân của Lục Thất vào Ninh Quốc quân có hai cái lợi, một là có thể đồn trú ở Hấp Châu, phòng ngự Tấn quốc và phản tặc Vũ Văn thị. Hai là năm vạn quân của Lục Thất đều là binh lính đầu hàng, không nên đặt ở trung bộ Trì Châu, đẩy đi tới Hấp Châu, có thể phòng được tai họa chưa xảy ra. Lý quốc chủ nghe xong cảm thấy có lý liền chuẩn tấu, bổ nhiệm Lục Thất trở thành Đô Ngu Hầu Ninh Quốc quân.
Ý tứ của Tiêu thị là, sau khi Lục Thất trở thành Đô Ngu Hầu Ninh Quốc quân, là có thể vương trị Tấn quốc. Tiêu thị cho rằng lúc này là thời kỳ mấu chốt của Tấn quốc sơ lập, nhất định cần có Lục Thất tự mình chấp chính quốc sự. Ngoài ra Lục Thất trú đóng ở Hấp Châu, một khi có điều gì bất lợi, có thể kịp thời quay về Tấn quốc.
Chẳng qua Tiêu Tri Lễ đề nghị, qua một đoạn thời gian Lục Thất nên dâng thư thỉnh cầu đi Giang Ninh báo cáo công tác sẵn tiện thăm người thân. Hiện giờ bất luận lời đồn đãi nào gây bất lợi cho Lục Thất ở Giang Ninh căn bản đều không có ai tin, cũng không ai dám tung tin đồn bậy, bằng không sẽ bị coi là đồng đảng của Vũ Văn thị. Qua chút thời gian nữa, xin được đi Giang Ninh thăm thân có thể làm vơi đi lòng nghi ngờ của Lý quốc chủ, thêm vào vấn đề bất ổn năm vạn quân lực của Lục Thất cũng khiến cho Lý quốc chủ không dám nổi lên sát tâm với Lục Thất. Lý quốc chủ bây giờ đã trải qua rất nhiều đả kích, tiều tụy trông thấy.
Còn có, Hữu tướng Hàn Hi Tái đại nhân lâm bệnh nặng, nghe nói không qua được mùa xuân sau, hiện giờ xử lý chính sự triều đình là Tả tướng Thang đại nhân. Thang đại nhân cùng với Tiêu thị có nhiều mối bất hòa, chỉ sợ sau này Tiêu thị làm việc trong triều sẽ gặp nhiều trở ngại.
Lục Thất rời khỏi Vọng Giang Bảo, dưới sự đưa tiễn lưu luyến của thê thiếp trở về quân doanh ở biên giới, sau đó thông báo Lâm Nhân Triệu và Chu Lệnh Vân nhổ doanh đi tới huyện Kỳ Môn ở Hấp Châu.
Trong thư Tiêu Tri Lễ có nói với Lục Thất, Lâm Nhân Triệu không có dâng thư lên triều đình buộc tội hắn, còn Chu Lệnh Vân có bí mật tố cáo hắn hay không thì không biết. Tuy nhiên Chu Lệnh Vân có lẽ không có thượng cáo Lục Thất, với tình hình phòng ngự của Trì Châu hiện giờ, kết quả của nội chiến chính là một bên tổn hại tất cả đều tổn hại.
Còn có Lý quốc chủ đã điều động ba vạn quân lực đóng quân ở Kim Đàn đi Trì Châu quy vào dưới trướng Chu Lệnh Vân trở thành Trấn Nam quân. Chu Lệnh Vân rõ ràng được thánh ân, rất được Lý quốc chủ tín nhiệm nể trọng.
Khi Lục Thất dẫn quân đến huyện Kỳ Môn, quân báo chiến sự ở Trường Sa Phủ đã tới. Cố tướng quân bẩm báo rằng, Ngụy quốc xác thực có lòng muốn hợp tác với Tấn quốc, đã xuất ra hai mươi vạn quân mãnh liệt tiến công cửa thành đông Trường Sa Phủ. Cố tướng quân cũng đã lĩnh hai mươi vạn quân phụ trách công kích cửa thành tây Trường Sa Phủ.
Trong quá trình công thành, Sở Vương thủ Trường Sa Phủ cự tuyệt đầu hàng, dùng hơn hai mươi vạn quân thủ thành kiên trì phòng thủ, nhiều lần cho người phá vòng vây tới phía nam truyền lệnh, ý đồ điều đến quân lực ở Nam Việt đến cứu viện. Có điều một chiêu thất lợi, mọi bước đều thất lợi, đại bại của Sở quốc ở Hành Châu khiến cho quân lực vốn hùng mạnh của Sở quốc tức tốc biến yếu, Tấn quốc ở phương nam hoàn toàn chiếm thế chủ động, phân cách mối liên hệ giữa Nam Việt và Trường Sa Phủ.
Sau mười hai ngày liên tục công thành, quân Sở ở cửa thành tây bất ngờ làm phản quy hàng Tấn quốc, khiến cho thành trì Trường Sa Phủ bị phá, sau khi thành bị phá Sở Vương tự sát. Cố tướng quân tuân theo ước hẹn thối lui khỏi Trường Sa Phủ, đóng đại quân ở trung bộ Đàm Châu, Ngụy quốc cũng giữ lời không có đột kích, mỗi bên đều tự y theo ước hẹn sắp xếp binh lính canh gác.
Cố tướng quân báo cáo, công kích Trường Sa Phủ tổn hại ba vạn binh, tiếp nhận tám vạn quân Sở đầu hàng, bắt được Thái tử Sở quốc và bộ phận triều thần cùng quyền quý, bắt sống hai ngàn nữ nhân và hơn một ngàn thái giám trong hậu cung Sở quốc, tất cả đều đã bị áp giải tới Tấn An Phủ. Một đề xuất khác nữa là quy một nửa Đàm Châu về dưới sự quản hạt của Lãng Châu, đề nghị thành lập Phủ quân tại Lãng Châu.
Lục Thất hồi âm chuẩn tấu, tại Lãng Châu thành lập Phủ quân Đàm Vân, Cố tướng quân giữ chức Đại soái Phủ quân, phụ trách phòng ngự từ phía nam Lãng Châu tới Hành Châu và Mẫn Châu. Phòng ngự của Lễ Châu do Phủ quân Giang Lăng quản lý. Từ phía nam Hành Châu và Mẫn Châu tới khu vực cửa ngõ Nam Việt thành lập Phủ quân Tĩnh Giang, do An Quốc hầu Từ Minh nhậm chức Đại soái.
Đại soái của Phủ quân Quảng Xương thuộc Cán Châu do Trương Kích trở lại đảm nhiệm, tại Cán Châu vẫn như trước sẽ đóng giữ trọng binh, phụ trách chi viện Tấn An Phủ và châu vực phía tây. Hơn nữa Đại soái của Phủ quân chỉ có quyền tiết chế chiến quân, không được phép chỉ huy quan binh địa phương, cho nên địa bàn phòng ngự lớn hay nhỏ không có ý nghĩa, có ý nghĩa chính là có thể quản chế bao nhiêu quân lực.
Đối với tiến công vùng Nam Việt, Cố tướng quân đưa ra kiến nghị bảo thủ, đề nghị tạm thời không công. Cố tướng quân nói rằng, sở dĩ Ngụy quốc lựa chọn liên hợp cùng Tấn quốc, nguyên nhân lớn nhất chính là Tấn quốc vừa mới thành lập, Ngụy quốc và Tấn quốc đều tồn tại nguy cơ trên vấn đề thống trị, đôi bên đều cần thời gian ổn định nội chính.
Nhưng nếu Tấn quốc điều binh đi tiến công vùng Nam Việt, không dám bảo đảm Ngụy quốc sẽ giữ lời, Tấn quốc ngày hôm nay thâu tóm được rất nhiều lãnh thổ quốc gia, mà trong quân lực của Tấn quốc cũng có rất nhiều quân binh đầu hàng. Mở rộng lãnh thổ quốc gia, tất nhiên cần phải để lại quân lực trấn thủ, quân lực một mình trấn giữ một địa phương rất dễ sinh lòng phản bội, một khi có nơi làm phản, tiếp theo sẽ dẫn phát phản ứng dây chuyền. Cho nên Tấn quốc không thể kéo quá dài chiến tuyến, nên thấy đủ mà tập trung vào việc thống trị, và ổn định hệ thống bên trong, sau đó đi đoạt Nam Việt cũng không muộn.
Đề nghị của Cố tướng quân cực kỳ hợp với tâm tư của Lục Thất, hắn cũng biết không thể cứ tiếp tục công chiếm, tham lam chiếm đoạt chỉ tổ làm hại Tấn quốc, hậu quả là thành cũng bởi hàng binh, mà bại cũng bởi hàng binh. Lục Thất đáp ứng kiến nghị của Cố tướng quân, hạ lệnh đình chỉ tiến quân Nam Việt, quân lực chuyển thành phòng ngự, bắt đầu chỉnh quân tập kết đóng quân.
Giữa trưa, Lục Thất dùng cơm ở Tiêu phủ, rất ít người cùng dùng bữa, chỉ có lão phu nhân, Trấn Giang hầu và Trấn Giang hầu phu nhân, cũng chính là mẫu thân của Tiêu phi ở Giang Ninh, có thể nói là một bữa cơm gia đình đơn giản ấm áp.
Sau ngọ, Lục Thất rời khỏi Tiêu phủ bí mật đi gặp Lãnh Nhung và Đông huyện thừa. Ở tửu lâu Liễu Minh, ba người tụ hợp thân cận trao đổi tin tức. Sau khi Đông huyện thừa biết được tình hình hiện tại của Tấn quốc thì kinh hãi, lập tức trở nên câu nệ rất nhiều, còn Lãnh Nhung thì lại hết sức sung sướng.
Lục Thất từ miệng Đông huyện thừa biết được tin tức về tình huống Khang Hóa quân, cùng với phản ứng của Trì Châu bây giờ. Đông huyện thừa trả lời rằng, hiện giờ Khang Hóa quân còn lại hai vạn quân, cháu của y Đông Quan còn ở tại Khang Hóa quân. Theo trong thư của Đông Quang gửi tới, Mã đại nhân đang lặng lẽ chuẩn bị trốn chạy, tính toán mang số lượng lớn tài vật trong Mã phủ vận chuyển khỏi Trì Châu.
Từ khi nghe nói Vũ Văn thị tạo phản chiếm cứ Nhiêu Châu, lòng người Trì Châu hôm nay bàng hoàng không thôi. Ở huyện Thạch Đại, bởi vì Tiêu phủ và Lục thị không có động tĩnh gì, cho nên không có nhiều nhà giàu rời đi. Mà huyện Thanh Dương và huyện Quý Trì đã có rất nhiều nhà giàu bỏ đi, gần như đều là đi về phía đông.
Lục Thất vừa nghe, lập tức phân phó Lãnh Nhung chuẩn bị đi đánh cướp, hắn sẽ điều đến ba ngàn quân cho Lãnh Nhung sai khiến, phải cướp được tài vật Mã đại nhân chở đi, cùng với cướp bóc các nhà giàu rời đi, dùng cho bổ sung quân nhu. Năm vạn đại quân của Lục Thất không thể tiếp tục để cho Tấn quốc cấp dưỡng, mà huyện Thạch Đại này, Lục Thất trước mắt tìm cách cố hết sức lực phòng thủ bảo vệ.
Lục Thất trở về Vọng Giang Bảo, ngày hôm sau lại bí mật đi thăm hỏi Dương gia Đại huynh, thân thiết trò chuyện với nhau một hồi, Lục Thất liền trở về gia trạch chờ hồi âm của triều đình Đường quốc. Đồng thời âm thầm viết ra ý nghĩ của mình, gửi thư thông báo cho Tân Cầm Nhi, bảo Tân Cầm Nhi linh hoạt dùng những ý tưởng trong thư, cố gắng nhanh chóng thành lập bộ máy thống trị triều đình Tấn quốc.
Ước chừng mười lăm ngày qua đi, triều đình Đường quốc mới đưa đến hồi âm, Lục Thất sau khi nhận được hồi âm thì rất bất ngờ. Không ngờ năm vạn quân của hắn bị quy vào Ninh Quốc quân, Lục Thất đảm nhiệm chức Đô Ngu Hầu Ninh Quốc quân, lập tức thống lĩnh năm vạn quân tới huyện Kỳ Môn ở Hấp Châu đóng quân. Huyện Kỳ Môn nằm ở phía nam huyện Thạch Đại, cũng là một trong các cửa ngõ thông tới Nhiêu Châu.
Biến hóa nhanh chóng, đối với việc mình bất ngờ trở thành Đô Ngu Hầu của Ninh Quốc quân, Lục Thất không nói gì, tuy nhiên Tiêu thị rất nhanh đưa tới tin tức, hắn có thể trở thành Đô Ngu Hầu của Ninh Quốc quân là do Tiêu Tri Lễ ngầm cho người kiến nghị. Triều đình Đường quốc sau kinh biến, lập tức lâm vào hỗn loạn, Lý quốc chủ hạ chỉ trắng trợn bắt người, hễ là quan viên có quan hệ với Vũ Văn thị đều gặp tai ương, mà Hộ bộ thị lang cũng đã đi trước một bước chạy trốn khỏi Giang Ninh.
Bởi vì Vũ Văn thị tạo phản, khiến cho lời chỉ tội Lục Thất trước đây trở thành trò cười. Không lâu sau tấu thư của Lục Thất và Trấn Phủ Sứ tân nhậm đã đến triều đình, trần thuật về tình huống quân lực, lúc này Lý quốc chủ không tiếp tục khăng khăng đòi thay đổi Lục Thất nữa.
Chẳng qua nên xử lý năm vạn quân thuộc sở hữu Lục Thất như thế nào, Lý quốc chủ để cho triều thần bàn luận. Lại bộ Thượng thư đề nghị thành lập lại Ngô Thành quân, Lý quốc chủ không tán thành, thì ra là ba ngàn quân Ngô Thành quân bây giờ đã trở thành Long Kỳ Vệ một trong các chi quân đội kinh thành.
Binh bộ Lang trung dưới sự chỉ thị của Tiêu Tri Lễ trước đó, đúng lúc ra mặt, đề nghị quy nhập vào Ninh Quốc quân, nói rằng Ninh Quốc quân hiện giờ chỉ còn lại hai vạn quân trấn thủ biên cảnh, tuy rằng Tấn quốc hữu hảo, nhưng cũng không thể không đề phòng. Hơn nữa Y Cẩm quân của Việt quốc vẫn còn, khó đảm bảo sẽ không thừa cơ tấn công Đường quốc.
Quy năm vạn quân của Lục Thất vào Ninh Quốc quân có hai cái lợi, một là có thể đồn trú ở Hấp Châu, phòng ngự Tấn quốc và phản tặc Vũ Văn thị. Hai là năm vạn quân của Lục Thất đều là binh lính đầu hàng, không nên đặt ở trung bộ Trì Châu, đẩy đi tới Hấp Châu, có thể phòng được tai họa chưa xảy ra. Lý quốc chủ nghe xong cảm thấy có lý liền chuẩn tấu, bổ nhiệm Lục Thất trở thành Đô Ngu Hầu Ninh Quốc quân.
Ý tứ của Tiêu thị là, sau khi Lục Thất trở thành Đô Ngu Hầu Ninh Quốc quân, là có thể vương trị Tấn quốc. Tiêu thị cho rằng lúc này là thời kỳ mấu chốt của Tấn quốc sơ lập, nhất định cần có Lục Thất tự mình chấp chính quốc sự. Ngoài ra Lục Thất trú đóng ở Hấp Châu, một khi có điều gì bất lợi, có thể kịp thời quay về Tấn quốc.
Chẳng qua Tiêu Tri Lễ đề nghị, qua một đoạn thời gian Lục Thất nên dâng thư thỉnh cầu đi Giang Ninh báo cáo công tác sẵn tiện thăm người thân. Hiện giờ bất luận lời đồn đãi nào gây bất lợi cho Lục Thất ở Giang Ninh căn bản đều không có ai tin, cũng không ai dám tung tin đồn bậy, bằng không sẽ bị coi là đồng đảng của Vũ Văn thị. Qua chút thời gian nữa, xin được đi Giang Ninh thăm thân có thể làm vơi đi lòng nghi ngờ của Lý quốc chủ, thêm vào vấn đề bất ổn năm vạn quân lực của Lục Thất cũng khiến cho Lý quốc chủ không dám nổi lên sát tâm với Lục Thất. Lý quốc chủ bây giờ đã trải qua rất nhiều đả kích, tiều tụy trông thấy.
Còn có, Hữu tướng Hàn Hi Tái đại nhân lâm bệnh nặng, nghe nói không qua được mùa xuân sau, hiện giờ xử lý chính sự triều đình là Tả tướng Thang đại nhân. Thang đại nhân cùng với Tiêu thị có nhiều mối bất hòa, chỉ sợ sau này Tiêu thị làm việc trong triều sẽ gặp nhiều trở ngại.
Lục Thất rời khỏi Vọng Giang Bảo, dưới sự đưa tiễn lưu luyến của thê thiếp trở về quân doanh ở biên giới, sau đó thông báo Lâm Nhân Triệu và Chu Lệnh Vân nhổ doanh đi tới huyện Kỳ Môn ở Hấp Châu.
Trong thư Tiêu Tri Lễ có nói với Lục Thất, Lâm Nhân Triệu không có dâng thư lên triều đình buộc tội hắn, còn Chu Lệnh Vân có bí mật tố cáo hắn hay không thì không biết. Tuy nhiên Chu Lệnh Vân có lẽ không có thượng cáo Lục Thất, với tình hình phòng ngự của Trì Châu hiện giờ, kết quả của nội chiến chính là một bên tổn hại tất cả đều tổn hại.
Còn có Lý quốc chủ đã điều động ba vạn quân lực đóng quân ở Kim Đàn đi Trì Châu quy vào dưới trướng Chu Lệnh Vân trở thành Trấn Nam quân. Chu Lệnh Vân rõ ràng được thánh ân, rất được Lý quốc chủ tín nhiệm nể trọng.
Khi Lục Thất dẫn quân đến huyện Kỳ Môn, quân báo chiến sự ở Trường Sa Phủ đã tới. Cố tướng quân bẩm báo rằng, Ngụy quốc xác thực có lòng muốn hợp tác với Tấn quốc, đã xuất ra hai mươi vạn quân mãnh liệt tiến công cửa thành đông Trường Sa Phủ. Cố tướng quân cũng đã lĩnh hai mươi vạn quân phụ trách công kích cửa thành tây Trường Sa Phủ.
Trong quá trình công thành, Sở Vương thủ Trường Sa Phủ cự tuyệt đầu hàng, dùng hơn hai mươi vạn quân thủ thành kiên trì phòng thủ, nhiều lần cho người phá vòng vây tới phía nam truyền lệnh, ý đồ điều đến quân lực ở Nam Việt đến cứu viện. Có điều một chiêu thất lợi, mọi bước đều thất lợi, đại bại của Sở quốc ở Hành Châu khiến cho quân lực vốn hùng mạnh của Sở quốc tức tốc biến yếu, Tấn quốc ở phương nam hoàn toàn chiếm thế chủ động, phân cách mối liên hệ giữa Nam Việt và Trường Sa Phủ.
Sau mười hai ngày liên tục công thành, quân Sở ở cửa thành tây bất ngờ làm phản quy hàng Tấn quốc, khiến cho thành trì Trường Sa Phủ bị phá, sau khi thành bị phá Sở Vương tự sát. Cố tướng quân tuân theo ước hẹn thối lui khỏi Trường Sa Phủ, đóng đại quân ở trung bộ Đàm Châu, Ngụy quốc cũng giữ lời không có đột kích, mỗi bên đều tự y theo ước hẹn sắp xếp binh lính canh gác.
Cố tướng quân báo cáo, công kích Trường Sa Phủ tổn hại ba vạn binh, tiếp nhận tám vạn quân Sở đầu hàng, bắt được Thái tử Sở quốc và bộ phận triều thần cùng quyền quý, bắt sống hai ngàn nữ nhân và hơn một ngàn thái giám trong hậu cung Sở quốc, tất cả đều đã bị áp giải tới Tấn An Phủ. Một đề xuất khác nữa là quy một nửa Đàm Châu về dưới sự quản hạt của Lãng Châu, đề nghị thành lập Phủ quân tại Lãng Châu.
Lục Thất hồi âm chuẩn tấu, tại Lãng Châu thành lập Phủ quân Đàm Vân, Cố tướng quân giữ chức Đại soái Phủ quân, phụ trách phòng ngự từ phía nam Lãng Châu tới Hành Châu và Mẫn Châu. Phòng ngự của Lễ Châu do Phủ quân Giang Lăng quản lý. Từ phía nam Hành Châu và Mẫn Châu tới khu vực cửa ngõ Nam Việt thành lập Phủ quân Tĩnh Giang, do An Quốc hầu Từ Minh nhậm chức Đại soái.
Đại soái của Phủ quân Quảng Xương thuộc Cán Châu do Trương Kích trở lại đảm nhiệm, tại Cán Châu vẫn như trước sẽ đóng giữ trọng binh, phụ trách chi viện Tấn An Phủ và châu vực phía tây. Hơn nữa Đại soái của Phủ quân chỉ có quyền tiết chế chiến quân, không được phép chỉ huy quan binh địa phương, cho nên địa bàn phòng ngự lớn hay nhỏ không có ý nghĩa, có ý nghĩa chính là có thể quản chế bao nhiêu quân lực.
Đối với tiến công vùng Nam Việt, Cố tướng quân đưa ra kiến nghị bảo thủ, đề nghị tạm thời không công. Cố tướng quân nói rằng, sở dĩ Ngụy quốc lựa chọn liên hợp cùng Tấn quốc, nguyên nhân lớn nhất chính là Tấn quốc vừa mới thành lập, Ngụy quốc và Tấn quốc đều tồn tại nguy cơ trên vấn đề thống trị, đôi bên đều cần thời gian ổn định nội chính.
Nhưng nếu Tấn quốc điều binh đi tiến công vùng Nam Việt, không dám bảo đảm Ngụy quốc sẽ giữ lời, Tấn quốc ngày hôm nay thâu tóm được rất nhiều lãnh thổ quốc gia, mà trong quân lực của Tấn quốc cũng có rất nhiều quân binh đầu hàng. Mở rộng lãnh thổ quốc gia, tất nhiên cần phải để lại quân lực trấn thủ, quân lực một mình trấn giữ một địa phương rất dễ sinh lòng phản bội, một khi có nơi làm phản, tiếp theo sẽ dẫn phát phản ứng dây chuyền. Cho nên Tấn quốc không thể kéo quá dài chiến tuyến, nên thấy đủ mà tập trung vào việc thống trị, và ổn định hệ thống bên trong, sau đó đi đoạt Nam Việt cũng không muộn.
Đề nghị của Cố tướng quân cực kỳ hợp với tâm tư của Lục Thất, hắn cũng biết không thể cứ tiếp tục công chiếm, tham lam chiếm đoạt chỉ tổ làm hại Tấn quốc, hậu quả là thành cũng bởi hàng binh, mà bại cũng bởi hàng binh. Lục Thất đáp ứng kiến nghị của Cố tướng quân, hạ lệnh đình chỉ tiến quân Nam Việt, quân lực chuyển thành phòng ngự, bắt đầu chỉnh quân tập kết đóng quân.
/685
|