Tiền Anh Hào, Triệu Kim! Không ngờ tớ lại gặp hai cậu trên ngọn cây này. Tớ và Triệu Kim may sao còn gặp được nhau một lần, lúc ấy chúng tớ còn lao đao lắm, nhưng đem cánh cửa của văn phòng thôn đội làm bia, Ha! Ha! Ha! Vui lắm. Về nhà còn tiêu diệt được cả ba mục tiêu, bà xã ôm cái bụng bự chạy thẳng về ủy ban thôn, xoắn lấy tay trợ lý dân chính, nói cho dù có bị chặt đầu để cho máu văng cũng quyết không sống chung với tay cường đạo Quách Kim Khố nữa. Trợ lý dân chính bảo, trời cao làm mưa, dưới đất nước chảy, vợ chồng cãi nhau chớ có đem oán cừu khắc cốt ghi tâm, bụng lại to rồi còn bày đặt tính chuyện ly hôn! Tôi giúp anh chị hòa giải là được chứ gì? Vợ tớ nói, nếu anh không đồng ý cho tôi ly hôn, tôi sẽ "sát thân thành nhân" ngay trước mặt anh. Trợ lý dân chánh bảo, nếu chị đã quyết tâm ly hôn, tôi yêu cầu chị sau này đừng hối. Vợ tớ khẳng định, cho dù đầu có rơi, máu có chảy đi chăng nữa, chừng nào chưa ly hôn được với Quách Kim Khố còn chưa chịu thôi. Trợ lý dân chính nói, huyện đã có công văn chỉ đạo rằng, toàn bộ những chiến sĩ đã lập được chiến công ở chiến trường, khi về phục viên thì được bố trí công ăn việc làm. Chị mà ly hôn với anh ấy, anh ấy sẽ chẳng phải lo nghĩ gì, cũng chẳng tốn chút công sức nào mà tìm được một cô gái khuê các khác đâu. Vợ tớ vừa nghe xong câu này, lập tức nói, không ly hôn nữa, không ly hôn nữa, chẳng qua là tôi nói vài câu cho đỡ tức mà thôi.
Quách Kim Khố còn nói, tớ đoan chắc là trên thế giới này không có việc gì hoàn toàn phá, cũng chẳng có việc gì hoàn toàn xây, nếu không như vậy thì sau khi tớ tiêu diệt ba mục tiêu tại nhà, vận may đã không đến gõ cửa nhà tớ, tất nhiên vận đen cũng phải sợ tình thần dũng cảm chiến đấu của bộ đội phục viên, đúng không các cậu?
Vẻ mặt của cậu ta đầy vẻ dương dương tự đắc, cái miệng cười như một đỏa hoa cúc. Không chờ chúng tôi trả lời, cái gương mặt đang dương dương tự đắc ấy bỗng nhiên trở thành như một bông hoa tàn úa bị gió lạnh thổi qua làm những cánh hoa lả tả rơi xuống sông. Ráng chiều xán lạn chiếu rọi gương mặt Quách Kim Khố, cậu ta vừa đau khổ, vừa bị kích động, nói: Tiền Anh Hào, ngày ấy ở trong thôn, bố cậu với một chiếc chân gỗ đang đứng trước mặt tớ. Ông hỏi:
- Quách Kim Khố! Cháu còn nhận ra ta không?
Nhìn chiếc chân gỗ, nhìn chiếc lưng còng, nhìn những nếp nhăn của ông, lỗ mũi tớ cay cay, nói:
- Bác Tiền! Cháu chào bác...
- Cháu đến nhà ta đi! - Ông nói - Có chút việc ta muốn bàn với cháu.
Rồi khập khiễng bước thấp bước cao, ông đi bên cạnh tớ, chiếc chân gỗ nện cồm cộp xuống đường. Trông thấy chiếc giày Giải phóng rách nát dưới bàn chân ông, tớ thoáng nhớ đến cậu, lòng tớ đau xót vô cùng.
Trong nhà chỉ có mỗi một mình bố cậu. Ông bảo tớ ngồi rồi rót nước mời. Tớ rất nóng ruột, nói:
- Bác Tiền, bác đừng bận rộn vì những chuyện nhỏ. Quách Kim Khố cháu thật đáng chết, mấy năm nay không ghé đến thăm bác, cháu thật có lỗi với vong linh Tiền Anh Hào...
Tiền Anh Hào bạn ơi! Cậu ngồi trên tường lạnh lùng nhìn tớ. Trên bức tường loang lổ nước thấm có ảnh của cậu, của tớ, của Triệu Kim, của Ngụy Đại Bảo, của Trương Tư Quốc... Tớ còn mặt mũi nào mà để bố cậu rót nước mời.
Tớ nói, bác à, bác dừng bận tâm, cháu không khát đâu, đừng pha nước, bác cứ ngồi xuống. Bố cậu luồn tay xuống dưới chiếu lấy ra nửa bao thuốc lá đã bị đè cho dúm dó, nói lần trước có một bạn đồng ngũ nào đó của các cháu ghé thăm bỏ lại, trí nhớ của ta quá kém nên quên mất tên của cậu ấy, nhưng ta không nỡ hút những điếu thuốc này, cháu hút di. Thuốc lá đã mất mùi, tớ hút mà cổ họng khô chát, mắt mũi cay xè, tớ hỏi, bác có chuyện gì muốn nói với cháu?
Bố cậu nói:
- Kim Khố à, nghe nói cậu đã làm cán bộ địa phương, bác đây rất phân khởi. Có một chuyện này bác đã định đến ủy ban thôn, nhưng may quá hôm nay lại được gặp cháu. Cháu Kim Khố à, bác đây cũng đã từng là người lính, không tin quỷ thần. Nói ra điều này cháu chớ có cười bác. Cách đây mấy ngày bác có nằm mơ thấy Tiền Anh Hào nói với bác rằng: Bố ơi, con ở nơi này không quen vì khí hậu quá ẩm ướt, trong nhà thì đầy rẫy giun đất - Nó từ nhỏ vốn đã sợ giun - Bố ơi, bố đến đây đem hài cốt con về quê chôn ở bờ bắc con sông, bên cạnh phần mộ mẹ con... Tỉnh dậy, bác thấy toàn thân mình ướt đầm mồ hôi, nước mắt chảy ướt gối. Trong lòng bác bỗng nghĩ, người ta nói "người chết cũng giống như ngọn đèn đã tắt", chắc chẳng có linh ứng gì đâu, bèn nằm xuống ngủ tiếp.
Vừa nhắm mắt đã thấy Anh Hào đứng bên cạnh, nói: Bố ơi! Con biết tuổi bố đã cao, chân lại không lành lặn, đến tận đây để tìm hài cốt con chẳng dễ dàng gì. Nhưng con bố quả thật không thể nằm ở lại đây được nữa... Bác mở mắt, lại đầy mình mồ hôi. Anh trăng chiếu sáng rực ngoài cửa sổ, chuột trong bếp đang gặm củi khô, tất cả đều vừa rất thực lại vừa rất hư... Than lên một tiếng, bác nằm xuống đã thấy Anh Hào hai dòng nước mắt rưng rưng đứng ở đầu giường, vẫn van xin bác đưa nó về quê...
Bố cậu nói tiếp:
- Cháu Kim Khố à, cháu và Anh Hào là bạn của nhau, vừa là chiến hữu, lại đã từng đánh nhau ở biên giới phía nam, quen đường quen sá. Bác định nhờ cháu đi về đó một phen, đưa nắm xương của Anh Hào về đây, chi phí cho công việc bác lo toan chu tất...
- Bác ơi! - Tớ nói - Theo lý mà nói, những điều bác vừa yêu cầu cháu, cho dù có trèo lên núi lao xuống biển lửa cháu cũng chẳng dám từ nan, nhưng việc này không hề đơn giản. Bác thử nghĩ xem, nơi mai táng Tiền Anh Hào là nghĩa trang liệt sĩ, ở đó có người quản lý, ai cho phép chúng ta đào mồ hốt cốt. Chỉ e rằng cháu chưa kịp đào đã có người tới bắt trói lại và gắn cho cái tội là phần tử phá hoại. Lại nữa, ở đấy có rất nhiều liệt sĩ, bố mẹ nào mà chẳng muốn đưa hài cốt con minh về quê hương, người ta cho phép mình, e là loạn cả lên chăng?
Bố cậu gật đầu, nói:
- Cháu nói rất có lý, bác đây có lẽ đã hồ đồ mất rồi... Thôi dừng nói chuyện này nữa, cháu còn việc công, cháu hãy về đi...
- Bác à, Anh Hào hy sinh rồi, cháu sẽ là con bác. Từ nay về sau có chuyện gì, bác cứ đến trụ sở thôn tìm cháu - Tớ nói.
Sau đó tớ nghe nói bố cậu một mình đi Vân Nam. Anh Hào, Quách Kim Khố tớ còn có đáng được xem là người không. Lý Lập Cang ở huyện Bình Độ trong vòng mười năm đã vì các chiến sĩ hy sinh mà ủng hộ hơn hai nghìn đồng, trong cuộc sống riêng lại cực kỳ cần kiệm, ngay cả chiếc đồng hồ đeo tay cũng chẳng dám sắm. Tinh thần ấy ai dám sánh! Đâu phải như tớ, bác nhà ký thác một chuyện đầy ý nghĩa như vậy mà tớ lại mượn miệng người ta để thoái thác, kỳ thực là tớ sợ phải tốn tiền.
- Kim Khố! Cậu đừng nói nữa - Tôi xấu hổ nói - Anh Hào hy sinh đã mười mấy năm, tớ cũng chưa hề gửi cho bác nhà lấy một đồng. Trong khi ấy tớ lại là một quan chức quân đội nữa chứ!
- Cả hai cậu đều mắc bệnh thần kinh cả rồi à? - Tiền Anh Hào nói - Gửi tiền cho bố tớ là bạn tốt, không gửi là không phải bạn tốt hay sao? Không cho phép hai cậu nói đến chuyện này nữa!
Ráng chiều đỏ như máu chiếu trên mặt sông. Một đoàn người mặc áo tơi, nón lá rộng vành, xách đèn bão, xà beng, xẻng, bao gai kéo đến tụ tập trên mặt đê. Một cán bộ thôn quần xén đến bẹn cao giọng nói:
- Bà con toàn thôn nghe đây, nhất định phải đề cao cảnh giác. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện vừa gọi điện đến báo rằng, đêm nay nước lũ sẽ tiếp tục dâng cao ở vùng này
Quách Kim Khố còn nói, tớ đoan chắc là trên thế giới này không có việc gì hoàn toàn phá, cũng chẳng có việc gì hoàn toàn xây, nếu không như vậy thì sau khi tớ tiêu diệt ba mục tiêu tại nhà, vận may đã không đến gõ cửa nhà tớ, tất nhiên vận đen cũng phải sợ tình thần dũng cảm chiến đấu của bộ đội phục viên, đúng không các cậu?
Vẻ mặt của cậu ta đầy vẻ dương dương tự đắc, cái miệng cười như một đỏa hoa cúc. Không chờ chúng tôi trả lời, cái gương mặt đang dương dương tự đắc ấy bỗng nhiên trở thành như một bông hoa tàn úa bị gió lạnh thổi qua làm những cánh hoa lả tả rơi xuống sông. Ráng chiều xán lạn chiếu rọi gương mặt Quách Kim Khố, cậu ta vừa đau khổ, vừa bị kích động, nói: Tiền Anh Hào, ngày ấy ở trong thôn, bố cậu với một chiếc chân gỗ đang đứng trước mặt tớ. Ông hỏi:
- Quách Kim Khố! Cháu còn nhận ra ta không?
Nhìn chiếc chân gỗ, nhìn chiếc lưng còng, nhìn những nếp nhăn của ông, lỗ mũi tớ cay cay, nói:
- Bác Tiền! Cháu chào bác...
- Cháu đến nhà ta đi! - Ông nói - Có chút việc ta muốn bàn với cháu.
Rồi khập khiễng bước thấp bước cao, ông đi bên cạnh tớ, chiếc chân gỗ nện cồm cộp xuống đường. Trông thấy chiếc giày Giải phóng rách nát dưới bàn chân ông, tớ thoáng nhớ đến cậu, lòng tớ đau xót vô cùng.
Trong nhà chỉ có mỗi một mình bố cậu. Ông bảo tớ ngồi rồi rót nước mời. Tớ rất nóng ruột, nói:
- Bác Tiền, bác đừng bận rộn vì những chuyện nhỏ. Quách Kim Khố cháu thật đáng chết, mấy năm nay không ghé đến thăm bác, cháu thật có lỗi với vong linh Tiền Anh Hào...
Tiền Anh Hào bạn ơi! Cậu ngồi trên tường lạnh lùng nhìn tớ. Trên bức tường loang lổ nước thấm có ảnh của cậu, của tớ, của Triệu Kim, của Ngụy Đại Bảo, của Trương Tư Quốc... Tớ còn mặt mũi nào mà để bố cậu rót nước mời.
Tớ nói, bác à, bác dừng bận tâm, cháu không khát đâu, đừng pha nước, bác cứ ngồi xuống. Bố cậu luồn tay xuống dưới chiếu lấy ra nửa bao thuốc lá đã bị đè cho dúm dó, nói lần trước có một bạn đồng ngũ nào đó của các cháu ghé thăm bỏ lại, trí nhớ của ta quá kém nên quên mất tên của cậu ấy, nhưng ta không nỡ hút những điếu thuốc này, cháu hút di. Thuốc lá đã mất mùi, tớ hút mà cổ họng khô chát, mắt mũi cay xè, tớ hỏi, bác có chuyện gì muốn nói với cháu?
Bố cậu nói:
- Kim Khố à, nghe nói cậu đã làm cán bộ địa phương, bác đây rất phân khởi. Có một chuyện này bác đã định đến ủy ban thôn, nhưng may quá hôm nay lại được gặp cháu. Cháu Kim Khố à, bác đây cũng đã từng là người lính, không tin quỷ thần. Nói ra điều này cháu chớ có cười bác. Cách đây mấy ngày bác có nằm mơ thấy Tiền Anh Hào nói với bác rằng: Bố ơi, con ở nơi này không quen vì khí hậu quá ẩm ướt, trong nhà thì đầy rẫy giun đất - Nó từ nhỏ vốn đã sợ giun - Bố ơi, bố đến đây đem hài cốt con về quê chôn ở bờ bắc con sông, bên cạnh phần mộ mẹ con... Tỉnh dậy, bác thấy toàn thân mình ướt đầm mồ hôi, nước mắt chảy ướt gối. Trong lòng bác bỗng nghĩ, người ta nói "người chết cũng giống như ngọn đèn đã tắt", chắc chẳng có linh ứng gì đâu, bèn nằm xuống ngủ tiếp.
Vừa nhắm mắt đã thấy Anh Hào đứng bên cạnh, nói: Bố ơi! Con biết tuổi bố đã cao, chân lại không lành lặn, đến tận đây để tìm hài cốt con chẳng dễ dàng gì. Nhưng con bố quả thật không thể nằm ở lại đây được nữa... Bác mở mắt, lại đầy mình mồ hôi. Anh trăng chiếu sáng rực ngoài cửa sổ, chuột trong bếp đang gặm củi khô, tất cả đều vừa rất thực lại vừa rất hư... Than lên một tiếng, bác nằm xuống đã thấy Anh Hào hai dòng nước mắt rưng rưng đứng ở đầu giường, vẫn van xin bác đưa nó về quê...
Bố cậu nói tiếp:
- Cháu Kim Khố à, cháu và Anh Hào là bạn của nhau, vừa là chiến hữu, lại đã từng đánh nhau ở biên giới phía nam, quen đường quen sá. Bác định nhờ cháu đi về đó một phen, đưa nắm xương của Anh Hào về đây, chi phí cho công việc bác lo toan chu tất...
- Bác ơi! - Tớ nói - Theo lý mà nói, những điều bác vừa yêu cầu cháu, cho dù có trèo lên núi lao xuống biển lửa cháu cũng chẳng dám từ nan, nhưng việc này không hề đơn giản. Bác thử nghĩ xem, nơi mai táng Tiền Anh Hào là nghĩa trang liệt sĩ, ở đó có người quản lý, ai cho phép chúng ta đào mồ hốt cốt. Chỉ e rằng cháu chưa kịp đào đã có người tới bắt trói lại và gắn cho cái tội là phần tử phá hoại. Lại nữa, ở đấy có rất nhiều liệt sĩ, bố mẹ nào mà chẳng muốn đưa hài cốt con minh về quê hương, người ta cho phép mình, e là loạn cả lên chăng?
Bố cậu gật đầu, nói:
- Cháu nói rất có lý, bác đây có lẽ đã hồ đồ mất rồi... Thôi dừng nói chuyện này nữa, cháu còn việc công, cháu hãy về đi...
- Bác à, Anh Hào hy sinh rồi, cháu sẽ là con bác. Từ nay về sau có chuyện gì, bác cứ đến trụ sở thôn tìm cháu - Tớ nói.
Sau đó tớ nghe nói bố cậu một mình đi Vân Nam. Anh Hào, Quách Kim Khố tớ còn có đáng được xem là người không. Lý Lập Cang ở huyện Bình Độ trong vòng mười năm đã vì các chiến sĩ hy sinh mà ủng hộ hơn hai nghìn đồng, trong cuộc sống riêng lại cực kỳ cần kiệm, ngay cả chiếc đồng hồ đeo tay cũng chẳng dám sắm. Tinh thần ấy ai dám sánh! Đâu phải như tớ, bác nhà ký thác một chuyện đầy ý nghĩa như vậy mà tớ lại mượn miệng người ta để thoái thác, kỳ thực là tớ sợ phải tốn tiền.
- Kim Khố! Cậu đừng nói nữa - Tôi xấu hổ nói - Anh Hào hy sinh đã mười mấy năm, tớ cũng chưa hề gửi cho bác nhà lấy một đồng. Trong khi ấy tớ lại là một quan chức quân đội nữa chứ!
- Cả hai cậu đều mắc bệnh thần kinh cả rồi à? - Tiền Anh Hào nói - Gửi tiền cho bố tớ là bạn tốt, không gửi là không phải bạn tốt hay sao? Không cho phép hai cậu nói đến chuyện này nữa!
Ráng chiều đỏ như máu chiếu trên mặt sông. Một đoàn người mặc áo tơi, nón lá rộng vành, xách đèn bão, xà beng, xẻng, bao gai kéo đến tụ tập trên mặt đê. Một cán bộ thôn quần xén đến bẹn cao giọng nói:
- Bà con toàn thôn nghe đây, nhất định phải đề cao cảnh giác. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện vừa gọi điện đến báo rằng, đêm nay nước lũ sẽ tiếp tục dâng cao ở vùng này
/21
|