Ai cũng biết ngõ hẻm và những ngôi nhà theo lối kiến trúc bốn mặt bao quanh sân chính là đặc sản của Bắc Kinh. Sinh ra và lớn lên tại kinh thành nhưng Âu Khánh Xuân lại bị kiểu kiến trúc nhà cửa đơn điệu và tù túng như chiếc chuồng bồ câu ấy giam cầm đến hơn hai mươi năm, chưa bao giờ đặt chân đến những ngõ hẻm. Chỉ xét ở điểm này cũng đủ thấy, cô không phải là người Bắc Kinh chính tông. Thực ra Âu Khánh Xuân cũng chỉ là dân ngoại địa, nhưng vì bố làm việc ở đây nên cô mới được vinh dự làm người Bắc Kinh.
Đã bốn ngày nay, Âu Khánh Xuân cứ đứng lặng lẽ trên tầng lầu của một nhà khách. Đây là lần đầu tiên cô được ngắm một ngõ hẻm Bắc Kinh điển hình và những người Bắc Kinh đi đi lại lại trong ngõ qua cửa sổ của nhà khách. Điểm khác biệt của con ngõ này với những ngõ nói chung là bên cạnh những căn nhà bốn mặt truyền thống đan cài khít như răng lược và khoảng hở của những chiếc sân là một ngôi nhà hai tầng kiến trúc theo lối phương Tây. Nhìn vẻ loang lổ bên ngoài, người ta dễ dàng nhận ra là căn nhà Tây này đã được xây dựng trên trăm năm, là tượng trưng cho sự ngênh ngang đầy kiêu ngạo của các cường quốc phương Tây ngày ấy. Nhưng lúc này, sự cũ kỹ của căn nhà ấy lại trở nên hài hòa với những căn nhà hình vuông thấp bé chung quanh cùng một màu xam xám của mái ngói kéo dài nhấp nhô như những làn sóng khiến người ta có cảm giác là quần thể kiến trúc cũ kỹ này được tô điểm thêm một nét nhấn, phong phú hơn.
Công việc hôm nay của cô vẫn là chụp ảnh. Cô đưa ống kính lên và ngắm chiếc cổng đổ nát của căn nhà Tây. Khi bóng dáng gã đàn ông mặc âu phục thẳng đuột, tay xách hòm công văn lọt vào ống kính, Âu Khánh Xuân không còn cảm thấy hứng thú như mấy ngày trước nữa. Cô chỉ bấm máy một cách thành thạo và có phần vô thức, chỉ có những tiếng xoành xoạch phát ra từ chiếc máy ảnh là có thể gây cho cô một chút khoái cảm mơ hồ. Chiếc máy ảnh đã quá cũ nhưng ống kính cực đại của nó lại rất mới nên có thể kéo gương mặt thô ráp ấy đến gần ngay trước mặt. Chỉ đến khi Lý Xuân Cường đứng bên cạnh đẩy nhẹ vào người cô và nói: Được rồi, tiết kiệm một tí, cô mới dừng bấm máy.
Âu Khánh Xuân đặt máy ảnh xuống và cười thầm trong bụng. Cô vô cùng thỏa mãn với bức ảnh cuối cùng. Đó là một bức ảnh toàn cảnh, trong đó có cả Hồ Tân Dân đang đi phía sau gã đàn ông ấy trên con hẻm. Tuy trời đã bắt đầu tối nhưng khuôn mặt buồn buồn bẩm sinh của Hồ Tân Dân vẫn xuất hiện rất rõ trước mắt cô. Trong thâm tâm, cô vẫn mong cho vụ án này sớm kết thúc để khỏi làm trở ngại chuyến đi Tô Châu và Hàng Châu của cô cùng Hồ Tân Dân sau hai ngày nữa.
Lúc này, Đỗ Trường Phát với thân hình đồ sộ và mấy tổ viên mới đến bên cửa sổ, dùng mắt tống tiễn Hồ Tân Dân cùng với gã đàn ông nọ cho đến khi họ mất hút trong con hẻm. Họ nghe thấy đội trưởng Lý Xuân Cường mở máy điện thoại di động, chắc chắn là để gọi cho Trưởng phòng hình sự thuộc Cục Công an thành phố Mã Chiếm Phúc. Anh đang chờ cú điện thoại này. Cuộc nói chuyện giữa đội trưởng Lý và Mã Chiếm Phúc rất ngắn gọn, ngắn đến độ gần như là trao đổi bằng mật khẩu nhưng Âu Khánh Xuân vẫn nghe rất rõ họ đang trao đổi với nhau những gì, thậm chí là trước khi Lý Xuân Cường mở điện thoại, cô cũng đã biết quyết định của Mã Chiếm Phúc như thế nào.
- Được rồi, cứ theo như bố trí từ sáng sớm, hành động đi!
Ai cũng trút một hơi thở dài nhẹ nhõm. Đã bốn ngày rồi, họ bị giam trong căn phòng tối tăm và hôi hám này để ngắm nhìn đến độ chán ngấy căn nhà Tây trong ngõ, dùng ống kính máy ảnh để quan sát những gương mặt khả nghi ra ra vào vào căn nhà, sau đó thì theo sự phân công của Lý Xuân Cường lặng lẽ đi theo sau từng đối tượng. Trong vòng bốn ngày ấy, những người đến đây đều là những kẻ nghiện ma túy. Họ đang chờ hàng nhưng bốn ngày đã trôi qua mà kẻ đưa hàng vẫn không hề xuất hiện. Sáng sớm nay, khi chuẩn bị thay cho nhóm trực ca đêm, Mã Chiếm Phúc đã có ý là không cần phải chờ đợi nữa và trong cuộc nói chuyện điện thoại vừa rồi, nó đã trở thành một quyết định. Mọi người đều lặng lẽ kiểm tra vũ khí của mình, thử chốt an toàn. Âm thanh của những viên đạn được tra vào hộp đạn vang lên lách cách. Âu Khánh Xuân chỉ thận trọng kiểm tra khẩu súng ngắn giấu dưới nách. Sáng sớm nay cô đã chuẩn bị đâu vào đấy cả rồi. Mới hai sáu tuổi nhưng cô lại là một trong những người thâm niên nhất trong tổ cảnh sát hình sự này, chỉ sau Lý Xuân Cường và Hồ Tân Dân.
Địa hình ở đây cũng không quá phức tạp. Một con hẻm thẳng băng, một khuôn viên nhỏ và ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Tây ấy nằm lọt thỏm giữa khuôn viên, chỉ có một cửa ra vào nên dễ dàng phong tỏa. Bóng đêm nhập nhoạng, cả tổ nối đuôi nhau rời khỏi nhà khách, vượt qua con hẻm rồi đột nhập vào căn nhà. Gã bán ma túy ở trên tầng hai. Lý Xuân Cường cắt cử hai tổ viên canh chừng bên dưới, bốn người còn lại lặng lẽ tiến lên tầng hai, Âu Khánh Xuân đưa tay gõ cửa. Gã đàn ông ấy đang nấu cơm tối, nghe thấy tiếng gọi của một phụ nữ thu tiền điện nên không hề đề phòng gì, lập tức ra mở cửa. Cánh cửa vừa hé ra đã bị giật mạnh và cả bốn người đồng loạt xông vào phòng. Gã đàn ông theo bản năng lùi về phía nhà bếp nhưng Lý Xuân Cường và hai tổ viên đã nhanh chóng chiếm nhà bếp chỉ ba bốn mét vuông ấy. Một nồi miến đang sôi ùng ục trên bếp ga bất ngờ rơi xuống đất, nước sôi làm bỏng chân Đỗ Trường Phát. Gã đàn ông nọ kêu lên mấy tiếng rồi im bặt.
Thời gian kể từ khi Âu Khánh Xuân gõ cửa cho đến khi tóm được gã bán ma túy vỏn vẹn chỉ có hơn mười giây. Gã đàn ông giãy giụa tuyệt vọng khi đôi tay của hắn bị nhét vào trong chiếc còng và bị hai tổ viên xốc nách nhấc bổng lên mang xuống lầu. Lý Xuân Cường và Âu Khánh Xuân bắt đầu lục soát căn phòng và rất dễ dàng phát hiện ra một bọc heroin còn đang chưa mở. Âu Khánh Xuân cầm lên và ước lượng khoảng hơn một ký khiến Lý Xuân Cường vô cùng phấn khởi. Bởi vì với số lượng hơn một nghìn gam, đây đã được xem là một vụ trọng án.
Với kết quả vượt quá sự mong đợi ấy, cả tổ không ai nghĩ đến chuyện ăn tối nữa mà bắt tay ngay vào công việc thẩm vấn. Và một điều không ngờ nữa lại xuất hiện. Đến tám giờ tối, gã bán heroin khai rằng, người đàn ông mặc Âu phục, tay xách hòm công văn cuối cùng rời khỏi căn nhà lúc hoàng hôn chính là kẻ cung cấp nguồn hàng cho hắn. Gói heroin khoảng hơn một ký vừa thu giữ chính là do người này mang đến.
Đây chính là kẻ mà cả tổ phải khổ công chờ đợi bốn ngày đêm. Ngay lập tức, Lý Xuân Cường nói to vào điện thoại:
- Đồng chí Hồ Tân Dân! Người đồng chí đang theo dõi rất quan trọng, nhất thiết không được để vuột mất!
Tiếng Hồ Tân Dân trong máy nghe rất rõ:
- Hắn vừa ăn tối xong trong quán, đang trả tiền!
Lý Xuân Cường nói rất kiên quyết:
- Không thể để hắn trốn thoát! Nếu theo dõi không được nữa, lập tức phải bắt lấy hắn. Chúng tôi chờ điện thoại của cậu!
- Tôi biết rồi, anh yên chí!
Trong lúc chờ đợi điện thoại của Hồ Tân Dân, mọi người tranh thủ ăn cơm tối. Lý Xuân Cường chưa kịp mở nắp hộp cơm, đã có lệnh Mã Chiếm Phúc gọi lên họp báo. Trước khi đi, anh nói với Âu Khánh Xuân rằng cô có thể về nghỉ ngơi. Kể từ ngày được đề bạt tổ trưởng, Lý Xuân Cường tỏ ra rất quan tâm đến Âu Khánh Xuân.
Âu Khánh Xuân cũng chẳng khách sáo gì, nhanh chóng dọn dẹp mấy thứ lặt vặt trên bàn. Trước khi ra khỏi phòng, cô không quên nói với Lý Xuân Cường:
- Ngày kia em và anh Dân sẽ đi Hàng Châu. Ngày mai anh cho chúng em nghỉ vì bố mẹ và người thân hai gia đình chúng em sẽ gặp nhau bàn bạc, cứ cho đây là một nghi thức vậy.
Thấy Lý Xuân Cường trầm ngâm không nói, cô nói tiếp:
- Ngày mai chúng em còn phải đến đăng ký kết hôn ở văn phòng!
- Sao đăng ký muộn thế?
- Mẹ của Tân Dân còn phải nhờ người coi ngày, mai là ngày tốt. Mẹ anh ấy tin chuyện này lắm.
- Hai người đã mua vé chưa?
- Mua rồi, chiều ngày kia đi. Không phải là em đã xin phép đội trưởng nghỉ rồi sao?
- À, đúng rồi! Hôn nhân là chuyện đại sự - Hình như Lý Xuân Cường đã nhớ ra - Hai người cứ lo việc của mình đi, dù sao vụ án này cũng đã có nhiều người giải quyết rồi. Vả lại, nếu đêm nay mà Tân Dân bắt được tên ấy, công đầu trong vụ án lại thuộc về cậu ta rồi!
Âu Khánh Xuân mỉm cười cảm kích. Hồ Tân Dân và Lý Xuân Cường vốn là bạn đồng khóa tại Học viện Cảnh sát hình sự, tốt nghiệp trước Âu Khánh Xuân hai khóa. Lý Xuân Cường tiến bộ rất nhanh, một năm trước đã được đề bạt làm đội trưởng. Anh cũng rất hy vọng hai người bạn mình sẽ có nhiều thành tích trong công tác như mình, do vậy anh vẫn thường giao cho họ những công việc trọng đại của tổ. Cảm tình này cũng xuất phát từ khi còn học với nhau tại Học viện.
Cả hai cùng đi ra khỏi phòng làm việc, xem ra Lý Xuân Cường cố ý tiễn Âu Khánh Xuân khiến cô không khỏi hơi bối rối. Khi sắp chia tay nơi cầu thang, Lý Xuân Cường nói với vẻ rất quan tâm:
- Nếu hai người cần, ngày mai cứ lấy chiếc xe Jeep của tôi mà dùng.
- Không cần đâu, ngày mai chúng em đã mượn được xe rồi - Khánh Xuân vội vã nói.
Lý Xuân Cường ngần ngừ trong giây lát rồi lấy trong túi ra một chiếc hộp nhỏ gói bằng giấy kim tuyến lấp lánh đưa cho Âu Khánh Xuân, dáng điệu không được tự nhiên lắm:
- Chúc mừng hạnh phúc của hai người!
Âu Khánh Xuân im lặng, tỏ ý không muốn nhận. Lý Xuân Cường cất tiếng cười như muốn xua đuổi không khí không tự nhiên giữa hai người:
- Đây chỉ là một chút lòng thành của tôi, chúng ta đã làm việc với nhau bao nhiêu năm rồi cơ mà.
Khánh Xuân cầm lấy chiếc hộp, nói:
- Anh Xuân Cường nè, em nghe nói trưởng phòng Mã đã giới thiệu cho anh một người bạn gái, thế nào rồi? Em và Tân Dân rất chờ đợi tin vui của anh.
Lý Xuân Cường cười gượng gạo:
- Làm gì có chuyện đó, chẳng qua trưởng phòng Mã chỉ buột miệng nói bâng quơ thôi mà. Tôi đã nói với anh ấy là trong hai năm này, tôi không hề có ý định kết hôn.
- Tại sao như vậy, anh đâu còn trẻ trung gì nữa đâu?
- Tôi tìm không ra người thích hợp với mình.
Khánh Xuân biết là Xuân Cường đang ám chỉ điều gì. Trước đây, cả Xuân Cường và Tân Dân đều đồng thời theo đuổi cô. Lúc ấy cô không thích Xuân Cường chỉ vì anh biểu hiện ý thức cầu tiến quá lộ liễu, không hợp với cô. Chuyện theo đuổi ấy cuối cùng cũng dừng lại và Tân Dân là kẻ thắng cuộc.
Cầm lấy chiếc hộp, Khánh Xuân buông một tiếng cảm ơn thật nhẹ rồi đi xuống cầu thang. Biết là Xuân Cường vẫn đứng đó và nhìn theo mình, nhưng cô không hề ngoái đầu nhìn lại.
Nhà Khánh Xuân cách cơ quan không xa, đạp xe chỉ mất khoảng mười lăm phút. Căn nhà này được Viện Khoa học Mỏ - Địa chất cấp cho bố Khánh Xuân khi ông chuẩn bị nghỉ hưu. Để chuẩn bị cho con gái sau khi kết hôn, ông đã không nhận căn nhà ba phòng nối liền theo hướng bắc nam mà nhận hai căn nhà độc lập theo hướng đông tây, một căn có hai phòng và một căn chỉ có một phòng duy nhất. Ông ở trong căn nhà một phòng ấy. Sau khi mẹ Khánh Xuân mất, cuộc sống của ông chỉ biết xoay quanh đứa con gái duy nhất này. Ông thường nói: Con có nhiều bạn bè nên cần phải có một phòng khách. Bố chỉ có một mình, không cần đến hai phòng làm gì. Vả lại, bố cũng có thể dùng phòng khách của con, dù sao thì cũng có thể mở hai cửa cho phòng khách này.
Âu Khánh Xuân cũng chẳng từ chối sự quan tâm của bố. Cô rất hiểu ông và không có lý do gì mà cô phải khách sáo đối với tình cảm của ông giành cho mình. Tân Dân không có nhà và đương nhiên là anh sẽ về sống với cô trong căn nhà này nên mọi việc sắp đặt, trang trí trong nhà, cô giao toàn quyền cho anh. Không tính nhà bếp và gian vệ sinh, hai căn phòng cùng một hành lang hẹp trong nhà, việc phí tổn cũng chỉ khoảng mười ngàn đồng, thêm mấy thứ gia cụ lặt vặt khác được bày biện rất trang nhã nên gây cảm giác rất thoáng đãng và thoải mái cho bất kỳ ai.
Tuy lễ kết hôn vẫn chưa được tiến hành song bức ảnh tân hôn to tướng của hai người vẫn được treo một cách đường đường chính chính trong phòng ngủ. Bức ảnh màu vô cùng bình thường được lồng trong khung gỗ lắp kính nên cũng khá công phu, sang trọng. Trong ảnh, vẻ mặt của Tân Dân trông có vẻ khá già nếu so với Khánh Xuân. Tuy trước khi chụp ảnh, anh đã cẩn thận cạo sạch bộ râu rậm nhưng khi đứng bên cạnh cô, anh giống là anh cả hoặc là thầy giáo của cô hơn là chồng, dù anh chỉ lớn hơn cô có ba tuổi. Hai người đã làm quen với nhau một năm trong Học viện Cảnh sát hình sự, thời gian cộng sự với nhau trong đội là năm năm, đồng cam cộng khổ nên đã hiểu rõ tính tình cũng như sở thích của nhau. Chẳng hạn cả hai đều không thích chụp nhiều ảnh nghệ thuật trước khi cưới, không phải vì tiết kiệm tiền mà chỉ vì cả hai đều không thích lối chơi theo lối thời thượng như nhiều đôi thanh niên nam nữ khác lúc này.
Khi Khánh Xuân về đến nhà, đồng hồ đã chỉ mười giờ đêm. Cô vào phòng ngủ và đưa mắt nhìn bức ảnh treo trên tường. Trên mặt bàn phía dưới tấm ảnh, một lọ đỗ quyên đã nở rộ làm tăng vẻ rực rỡ cho khuôn mặt cô trong tấm ảnh. Lần đầu tiên trông thấy Tân Dân, một số người bạn cùng lớn lên bên nhau của Khánh Xuân đã rỉ tai cô, hỏi: Đây là bạn trai của cậu à? Ôi dào, trông chẳng hợp tí nào, hay là anh ta có tài năng gì đặc biệt? Đúng vậy. Luận về dung mạo, nói chung Tân Dân cực kỳ bình thường, phong cách sống cũng chẳng sôi nổi, hào phóng; còn Khánh Xuân thì ngay trong thời học trung học và kể cả thời học tại Học viện Cảnh sát đều được bình chọn là hoa khôi. Người ta nói rằng thời gian vốn vô tình với cái đẹp. Có điều, mặc dù tốt nghiệp đã lâu nhưng ngoài sự lão luyện về nghiệp vụ chuyên môn ra, gương mặt của Khánh Xuân không hề thay đổi, không già thêm tí nào dù cô không hề dùng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào.
Có lẽ chính vì gương mặt trẻ mãi ấy cũng như tính tình vô cùng chuẩn mực của Khánh Xuân mà mấy năm nay, những kẻ theo đuổi cô đếm không thể hết, kể cả trong đó có Lý Xuân Cường - một người có đủ tài năng lẫn dung mạo đều không thể chiến thắng một kẻ trông rất tầm thường là Hồ Tân Dân. Thực ra thì gương mặt buồn buồn trông rất thành thực cũng như tính tình trầm mặc của anh đã công phá có hiệu quả bức tường phòng thủ của Khánh Xuân. Bởi người đàn ông mà cô cần phải là một người có tài, có kiến thức nhưng không nhất thiết phải cố ý thể hiện mình quá rõ trước mắt mọi người.
Việc đầu tiên sau khi về phòng là Khánh Xuân mở món quà mà Lý Xuân Cường đã tặng. Một chiếc hộp nhỏ được bọc trong giấy kim tuyến, bên trong chiếc hộp là một con trâu nhỏ bằng vàng. Âu Khánh Xuân cầm tinh con trâu. Khi cô lấy con trâu ra khỏi chiếc hộp thì phát hiện ra mảnh giấy niêm yết giá tiền của cửa hàng vàng bạc: hai ngàn tám trăm nhân dân tệ! Âu Khánh Xuân thở hắt ra một hơi dài, trống ngực đập bình bịch. Hai ngàn tám trăm nhân dân tệ không phải là một số tiền nhỏ đối với Lý Xuân Cường. Món lễ vật quá quý giá như thế hình như không phải là quà của một đồng nghiệp, nên khó lòng xác định được tâm trạng của Khánh Xuân là cảm động hay bất an.
Cho đến tận hôm nay, Khánh Xuân vẫn chưa tìm thấy cảm giác đích thực về chuyện kết hôn. Trong tiềm thức, Khánh Xuân vẫn có cảm giác rằng mình vẫn chỉ là một đứa trẻ. Khi cô nghĩ đến ngày mai, khi tất cả những thủ tục và nghi thức kết hôn hoàn tất, Tân Dân sẽ chuyển về đây và như thế, cuộc sống độc thân tự do của thời con gái chính thức kết thúc, cô sẽ như người phụ nữ thời xưa, bện tóc lại để biểu thị mình không còn trẻ trung gì nữa. Nghĩ đến đây, Âu Khánh Xuân không khỏi chạnh lòng, một nỗi nuối tiếc và thương cảm mơ hồ dâng lên trong lòng cô.
Cô thoải mái nằm lăn ra giường, chậm rãi mở thắt lưng và cảm thấy toàn thân mỏi mệt rã rời. Cô nghĩ, chung quy rồi cũng cần có một mái nhà, tất cả phụ nữ đều như vậy, sớm muộn gì rồi cũng phải tiễn biệt tuổi thanh xuân của mình mà thôi.
Nhưng trước mắt, lúc này cô vẫn đang có một mình. Cô vẫn có thể không e ngại gì mà trút bỏ toàn bộ y phục trên người và cứ thế, trần truồng đi lại trong nhà. Cô ngắm nghía thân thể mình trong gương. Một khuôn ngực vổng cao, một chiếc bụng thon thả, một chiếc eo lưng nhỏ nhắn nhưng dẻo dai... Tất cả đều chẳng khác so với ngày cô vừa tốt nghiệp trung học. Không để ý đến đôi chân trần trên nền đá lạnh, Khánh Xuân bước vào nhà tắm, điều chỉnh nước lên cho thật nóng rồi đứng dưới vòi sen để nước chảy từ đầu đến chân thật lâu. Thân thể cô như được xoa bóp trong làn nước nóng. Đầu óc cô mơ màng như muốn ngủ. Cô không biết là mình đã đứng dưới làn nước ấy trong bao lâu, chỉ đến khi có tiếng gõ cửa và tiếng gọi của bố, cô mới giật mình tỉnh lại.
- Đội trưởng của con gọi điện thoại đến, bảo con chuẩn bị về đội ngay lập tức!
Tiếng bố vang lên từ bên ngoài cánh cửa. Điện thoại cố định đặt bên nhà bố vì cả ngày, Khánh Xuân không hề có mặt ở nhà.
Cô chưa kịp nói gì thì bố đã tiếp lời:
- Con đừng vội. Họ bảo là sẽ có người đến đón!
Tuy bố đã nói như vậy nhưng Khánh Xuân vẫn vội vàng lau khô đầu tóc. Cô không thể đoán được là chuyện gì đang xảy ra đến nỗi muộn như thế này mà vẫn còn điều cô về đội. Có phải là có một tài liệu nào đó rất cần nghiên cứu ngay nhưng đang ở trong ngăn kéo của cô? Cô không thể đoán tiếp được nữa.
Khánh Xuân vừa mặc xong quần áo thì xe cũng vừa tới. Lái xe là Đỗ Trường Phát, chân vẫn còn cà nhắc vì bị phải nước sôi đầu đêm. Lên xe, Khánh Xuân hỏi ngay:
- Có chuyện gì mà phải tìm tôi?
Trường Phát ngập ngừng giây lát rồi mới nói:
- Có chút chuyện xảy ra với... Tân Dân...!
Khánh Xuân giật mình hỏi dồn:
- Chuyện gì đã xảy ra với Tân Dân?
- Cô đừng lo lắng, không có gì nghiêm trọng lắm. Vừa rồi, đồn công an ở cầu Lục Lý gọi đến báo rằng, Tân Dân bị thương nhẹ. Họ đã đưa anh ấy vào bệnh viện.
Qua giọng điệu của Đỗ Trường Phát, Khánh Xuân cũng tin là Tân Dân bị thương không nghiêm trọng lắm nhưng không hiểu sao, cô vẫn không thể bình tĩnh được. Khi đến bệnh viện, mọi việc lại không đơn giản như Đỗ Trường Phát đã nói mà nghiêm trọng hơn nhiều. Tân Dân bị hai viên đạn, trong đó có một viên ghim vào phổi. Đồn công an Lục Lý nghe quần chúng báo tin và tìm thấy Tân Dân tại cổng của một kho hàng gần cầu Lục Lý. Lúc ấy anh đã hôn mê vì mất máu quá nhiều, khi Khánh Xuân đến bệnh viện vẫn chưa tỉnh lại. Những người đưa Tân Dân đến bệnh viện vẫn còn đứng ở ngoài cửa phòng cấp cứu.
Âu Khánh Xuân không thể định hình được tâm trạng lúc này, thậm chí cô không thể làm chủ được suy nghĩ cũng như không thể tự nhắc nhở cần phải bình tĩnh được nữa. Người trên phòng và các đội viên cũng đã có mặt khá đông, đều dùng ánh mắt thương xót và đồng tình lặng lẽ nhìn Khánh Xuân. Ai cũng biết Khánh Xuân và Tân Dân sẽ đăng ký kết hôn trong ngày mai. Việc diễn ra ngoài ý muốn của Tân Dân dẫn đến bi kịch chung cho tất cả mọi người.
Mã Chiếm Phúc cũng đã đến bệnh viện từ rất sớm, gương mặt vô cùng đăm chiêu đứng nói gì đó với bác sĩ. Bố mẹ và em gái của Tân Dân cũng đã được mọi người đưa đến, chỉ biết khóc và chờ đợi Tân Dân tỉnh lại. Lý Xuân Cường không có mặt vì anh đã đưa một số tổ viên đến hiện trường. Gã đàn ông mặc Âu phục tay xách hòm công văn sau khi nổ súng bắn gục Tân Dân đã biến mất. Tại sao hắn lại dẫn dụ Tân Dân đến cái kho hàng vắng vẻ ấy? Xem ra mọi chuyện chỉ chờ Tân Dân tỉnh dậy mới biết được thực hư.
Khánh Xuân cũng rất muốn khóc nhưng nhìn thấy vẻ thảm thương của mẹ và em gái Tân Dân, cô cố dằn những giọt nước mắt đang chực trào ra. Mọi người đang vây quanh và dùng tất cả những lời lẽ có thể để an ủi và động viên hai người. Khánh Xuân và bố Tân Dân ngồi bên cạnh nhau, cúi đầu không nói. Không ai đến để an ủi cô lúc này. Hình như trong ý thức của mọi người, cô đã biến thành một người đàn ông. Một người con gái đã lao vào nghiệp cảnh sát hình sự đến mấy năm phải có sự cứng rắn của một người đàn ông.
Đến gần sáng, có ai đó gọi bố Tân Dân, Mã Chiếm Phúc và Khánh Xuân đến phòng làm việc của bác sĩ. Vị bác sĩ nọ không quan tâm hỏi họ là ai, thậm chí cũng chẳng mời ngồi, vừa nhác thấy họ bước vào phòng đã lên tiếng:
- Lãnh đạo đơn vị và người thân đều đã có mặt phải không? Không đợi mọi người trả lời, ông ta tiếp tục nói - Tim của bệnh nhân đã ngừng đập. Chúng tôi đang tiến hành những công đoạn cấp cứu cuối cùng. Chúng tôi muốn nói rằng..., mọi người hãy bàn bạc sớm một tí, chuẩn bị đón chờ điều xấu nhất...
Ý tứ trong lời của bác sĩ là quá rõ ràng. Trong căn phòng nhỏ này chỉ có mỗi một mình Khánh Xuân là phụ nữ nên cô là người bật tiếng khóc đầu tiên. Cô có cảm giác mọi ý chí của cô hoàn toàn biến mất, thân hình cô đổ sụp xuống.
Mọi sự sắp đặt sau đó hoàn toàn phụ thuộc vào bố của Tân Dân và Mã Chiếm Phúc. Khánh Xuân không biết đã bằng cách nào mà mình lại có thể vào được tận bên giường bệnh của Tân Dân, cũng không thể nhớ được là mình đã khóc và nói với Tân Dân những lời cuối cùng về cái gì. Sau đó cô được về phòng trực của bác sĩ. Bố của Tân Dân và Mã Chiếm Phúc đang có mặt ở đó. Bố của Tân Dân đưa cho cô một tấm phiếu, ôn tồn và thân thiết nói:
- Khánh Xuân, chữ ký bên dưới này là của cháu!
Đây là loại giấy tờ gì? Khánh Xuân cầm lấy và đọc nhưng trước mắt cô, những con chữ đang nhảy múa. Cô không đọc được bất kỳ chữ gì trên đó.
- Đây là Phiếu đăng ký tự nguyện hiến các bộ phận trên cơ thể, cần phải có chữ ký của người thân - Mã Chiếm Phúc nói.
Khánh Xuân sững sờ nhìn thẳng vào mặt anh, lâu lắm mới lên tiếng:
- Là Tân Dân sao? Các người định buộc anh ấy hiến cái gì? Tôi không đồng ý! Anh ấy là liệt sĩ!
Bố của Tân Dân ngắc ngứ nói:
- Cống hiến giác mạc! Đây chính là ý nguyện của Tân Dân!
Lý Xuân Cường bước đến, dùng giọng nói của người thân nhắc nhở:
- Khánh Xuân, cô quên rồi sao? Sau khi đồng chí Tiểu Bình qua đời, tập thể chúng ta đều đã đăng ký là sẽ hiến giác mạc sau khi chết. Tân Dân cũng đã đăng ký rồi.
Khánh Xuân ngây dại nhìn tờ giấy mỏng trước mặt mình. Lý Xuân Cường đưa cây bút của mình cho cô, nói:
- Khánh Xuân, tất cả chúng ta đều hy vọng là thân thể cậu ấy vẫn vẹn toàn, giác mạc chẳng qua cũng chỉ là một bộ phận nhỏ thôi mà.
Khánh Xuân cầm lấy cây bút, đưa ánh mắt cảm kích nhìn về phía Xuân Cường rồi nhìn mái tóc bạc phơ của bố Tân Dân. Rất chậm rãi, cô vạch từng nét bút đại diện cho người thân của Tân Dân viết tên mình vào phiếu đăng ký. Bỏ cây bút xuống bàn, cô ngước đầu lên nhìn bác sĩ, hỏi:
- Giác mạc của Tân Dân sẽ được ghép cho ai?
- Trước tiên là sẽ giao cho bệnh viện...
- Tôi muốn biết, các người sẽ ghép nó cho ai?
- Lúc này, rất nhiều người đang cần giác mạc...
- Tôi chỉ muốn biết giác mạc của Tân Dân sẽ được ghép cho ai?
Thái độ của Khánh Xuân rất kiên quyết nên bác sĩ cảm thấy lúng túng khó xử vô cùng. Ông ta quay sang trao đổi mấy câu với một người đàn ông có vẻ là một bác sĩ nhãn khoa vừa xuất hiện trong phòng, sau đó nói với Khánh Xuân:
- Hiện tại, trong bệnh viện của chúng tôi đang có một bệnh nhân là sinh viên đại học năm thứ hai, giác mạc bị hỏng nên gần như hoàn toàn bị mù. Nếu không có ai hiến giác mạc, sinh viên này e rằng...
- Là con trai hay con gái? Khánh Xuân ngắt ngang lời bác sĩ.
- Con trai.
Khánh Xuân gật đầu. Là con trai! Tâm trạng Khánh Xuân như được an ủi vài phần. Cô không muốn đôi mắt của Tân Dân bị gắn cho một người đàn bà hoặc một ông già bảy tám mươi gần đất xa trời nào đó.
Trời đã sáng. Sau khi rời bệnh viện, Khánh Xuân không quay về nhà mà theo bố mẹ Tân Dân về nhà họ. Cô nghĩ, đây là cơ hội cuối cùng để cô thể hiện nghĩa vụ của một người con dâu và có lẽ, ở bên cạnh người thân của Tân Dân lúc này là một cách để giảm bớt nỗi đau cho nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cô không dám đối diện với căn phòng hạnh phúc mà hai người đã dày công vun đắp bấy lâu. Có thể lúc này, bố cô đã thức dậy và đang chăm sóc cho lọ hoa đỗ quyên trong phòng cô. Vì ông xem đó là một cách chăm sóc cho con gái mỗi ngày. Cô nghĩ, có lẽ mình nên có một cú điện thoại cho bố và nói với ông rằng, những làn hương cũng như sắc màu tươi thắm của lọ hoa đã không còn ý nghĩa gì nữa, hãy để cho nó tàn phai cùng với sự biến mất của chủ nhân căn nhà ấy thôi!
Đã bốn ngày nay, Âu Khánh Xuân cứ đứng lặng lẽ trên tầng lầu của một nhà khách. Đây là lần đầu tiên cô được ngắm một ngõ hẻm Bắc Kinh điển hình và những người Bắc Kinh đi đi lại lại trong ngõ qua cửa sổ của nhà khách. Điểm khác biệt của con ngõ này với những ngõ nói chung là bên cạnh những căn nhà bốn mặt truyền thống đan cài khít như răng lược và khoảng hở của những chiếc sân là một ngôi nhà hai tầng kiến trúc theo lối phương Tây. Nhìn vẻ loang lổ bên ngoài, người ta dễ dàng nhận ra là căn nhà Tây này đã được xây dựng trên trăm năm, là tượng trưng cho sự ngênh ngang đầy kiêu ngạo của các cường quốc phương Tây ngày ấy. Nhưng lúc này, sự cũ kỹ của căn nhà ấy lại trở nên hài hòa với những căn nhà hình vuông thấp bé chung quanh cùng một màu xam xám của mái ngói kéo dài nhấp nhô như những làn sóng khiến người ta có cảm giác là quần thể kiến trúc cũ kỹ này được tô điểm thêm một nét nhấn, phong phú hơn.
Công việc hôm nay của cô vẫn là chụp ảnh. Cô đưa ống kính lên và ngắm chiếc cổng đổ nát của căn nhà Tây. Khi bóng dáng gã đàn ông mặc âu phục thẳng đuột, tay xách hòm công văn lọt vào ống kính, Âu Khánh Xuân không còn cảm thấy hứng thú như mấy ngày trước nữa. Cô chỉ bấm máy một cách thành thạo và có phần vô thức, chỉ có những tiếng xoành xoạch phát ra từ chiếc máy ảnh là có thể gây cho cô một chút khoái cảm mơ hồ. Chiếc máy ảnh đã quá cũ nhưng ống kính cực đại của nó lại rất mới nên có thể kéo gương mặt thô ráp ấy đến gần ngay trước mặt. Chỉ đến khi Lý Xuân Cường đứng bên cạnh đẩy nhẹ vào người cô và nói: Được rồi, tiết kiệm một tí, cô mới dừng bấm máy.
Âu Khánh Xuân đặt máy ảnh xuống và cười thầm trong bụng. Cô vô cùng thỏa mãn với bức ảnh cuối cùng. Đó là một bức ảnh toàn cảnh, trong đó có cả Hồ Tân Dân đang đi phía sau gã đàn ông ấy trên con hẻm. Tuy trời đã bắt đầu tối nhưng khuôn mặt buồn buồn bẩm sinh của Hồ Tân Dân vẫn xuất hiện rất rõ trước mắt cô. Trong thâm tâm, cô vẫn mong cho vụ án này sớm kết thúc để khỏi làm trở ngại chuyến đi Tô Châu và Hàng Châu của cô cùng Hồ Tân Dân sau hai ngày nữa.
Lúc này, Đỗ Trường Phát với thân hình đồ sộ và mấy tổ viên mới đến bên cửa sổ, dùng mắt tống tiễn Hồ Tân Dân cùng với gã đàn ông nọ cho đến khi họ mất hút trong con hẻm. Họ nghe thấy đội trưởng Lý Xuân Cường mở máy điện thoại di động, chắc chắn là để gọi cho Trưởng phòng hình sự thuộc Cục Công an thành phố Mã Chiếm Phúc. Anh đang chờ cú điện thoại này. Cuộc nói chuyện giữa đội trưởng Lý và Mã Chiếm Phúc rất ngắn gọn, ngắn đến độ gần như là trao đổi bằng mật khẩu nhưng Âu Khánh Xuân vẫn nghe rất rõ họ đang trao đổi với nhau những gì, thậm chí là trước khi Lý Xuân Cường mở điện thoại, cô cũng đã biết quyết định của Mã Chiếm Phúc như thế nào.
- Được rồi, cứ theo như bố trí từ sáng sớm, hành động đi!
Ai cũng trút một hơi thở dài nhẹ nhõm. Đã bốn ngày rồi, họ bị giam trong căn phòng tối tăm và hôi hám này để ngắm nhìn đến độ chán ngấy căn nhà Tây trong ngõ, dùng ống kính máy ảnh để quan sát những gương mặt khả nghi ra ra vào vào căn nhà, sau đó thì theo sự phân công của Lý Xuân Cường lặng lẽ đi theo sau từng đối tượng. Trong vòng bốn ngày ấy, những người đến đây đều là những kẻ nghiện ma túy. Họ đang chờ hàng nhưng bốn ngày đã trôi qua mà kẻ đưa hàng vẫn không hề xuất hiện. Sáng sớm nay, khi chuẩn bị thay cho nhóm trực ca đêm, Mã Chiếm Phúc đã có ý là không cần phải chờ đợi nữa và trong cuộc nói chuyện điện thoại vừa rồi, nó đã trở thành một quyết định. Mọi người đều lặng lẽ kiểm tra vũ khí của mình, thử chốt an toàn. Âm thanh của những viên đạn được tra vào hộp đạn vang lên lách cách. Âu Khánh Xuân chỉ thận trọng kiểm tra khẩu súng ngắn giấu dưới nách. Sáng sớm nay cô đã chuẩn bị đâu vào đấy cả rồi. Mới hai sáu tuổi nhưng cô lại là một trong những người thâm niên nhất trong tổ cảnh sát hình sự này, chỉ sau Lý Xuân Cường và Hồ Tân Dân.
Địa hình ở đây cũng không quá phức tạp. Một con hẻm thẳng băng, một khuôn viên nhỏ và ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Tây ấy nằm lọt thỏm giữa khuôn viên, chỉ có một cửa ra vào nên dễ dàng phong tỏa. Bóng đêm nhập nhoạng, cả tổ nối đuôi nhau rời khỏi nhà khách, vượt qua con hẻm rồi đột nhập vào căn nhà. Gã bán ma túy ở trên tầng hai. Lý Xuân Cường cắt cử hai tổ viên canh chừng bên dưới, bốn người còn lại lặng lẽ tiến lên tầng hai, Âu Khánh Xuân đưa tay gõ cửa. Gã đàn ông ấy đang nấu cơm tối, nghe thấy tiếng gọi của một phụ nữ thu tiền điện nên không hề đề phòng gì, lập tức ra mở cửa. Cánh cửa vừa hé ra đã bị giật mạnh và cả bốn người đồng loạt xông vào phòng. Gã đàn ông theo bản năng lùi về phía nhà bếp nhưng Lý Xuân Cường và hai tổ viên đã nhanh chóng chiếm nhà bếp chỉ ba bốn mét vuông ấy. Một nồi miến đang sôi ùng ục trên bếp ga bất ngờ rơi xuống đất, nước sôi làm bỏng chân Đỗ Trường Phát. Gã đàn ông nọ kêu lên mấy tiếng rồi im bặt.
Thời gian kể từ khi Âu Khánh Xuân gõ cửa cho đến khi tóm được gã bán ma túy vỏn vẹn chỉ có hơn mười giây. Gã đàn ông giãy giụa tuyệt vọng khi đôi tay của hắn bị nhét vào trong chiếc còng và bị hai tổ viên xốc nách nhấc bổng lên mang xuống lầu. Lý Xuân Cường và Âu Khánh Xuân bắt đầu lục soát căn phòng và rất dễ dàng phát hiện ra một bọc heroin còn đang chưa mở. Âu Khánh Xuân cầm lên và ước lượng khoảng hơn một ký khiến Lý Xuân Cường vô cùng phấn khởi. Bởi vì với số lượng hơn một nghìn gam, đây đã được xem là một vụ trọng án.
Với kết quả vượt quá sự mong đợi ấy, cả tổ không ai nghĩ đến chuyện ăn tối nữa mà bắt tay ngay vào công việc thẩm vấn. Và một điều không ngờ nữa lại xuất hiện. Đến tám giờ tối, gã bán heroin khai rằng, người đàn ông mặc Âu phục, tay xách hòm công văn cuối cùng rời khỏi căn nhà lúc hoàng hôn chính là kẻ cung cấp nguồn hàng cho hắn. Gói heroin khoảng hơn một ký vừa thu giữ chính là do người này mang đến.
Đây chính là kẻ mà cả tổ phải khổ công chờ đợi bốn ngày đêm. Ngay lập tức, Lý Xuân Cường nói to vào điện thoại:
- Đồng chí Hồ Tân Dân! Người đồng chí đang theo dõi rất quan trọng, nhất thiết không được để vuột mất!
Tiếng Hồ Tân Dân trong máy nghe rất rõ:
- Hắn vừa ăn tối xong trong quán, đang trả tiền!
Lý Xuân Cường nói rất kiên quyết:
- Không thể để hắn trốn thoát! Nếu theo dõi không được nữa, lập tức phải bắt lấy hắn. Chúng tôi chờ điện thoại của cậu!
- Tôi biết rồi, anh yên chí!
Trong lúc chờ đợi điện thoại của Hồ Tân Dân, mọi người tranh thủ ăn cơm tối. Lý Xuân Cường chưa kịp mở nắp hộp cơm, đã có lệnh Mã Chiếm Phúc gọi lên họp báo. Trước khi đi, anh nói với Âu Khánh Xuân rằng cô có thể về nghỉ ngơi. Kể từ ngày được đề bạt tổ trưởng, Lý Xuân Cường tỏ ra rất quan tâm đến Âu Khánh Xuân.
Âu Khánh Xuân cũng chẳng khách sáo gì, nhanh chóng dọn dẹp mấy thứ lặt vặt trên bàn. Trước khi ra khỏi phòng, cô không quên nói với Lý Xuân Cường:
- Ngày kia em và anh Dân sẽ đi Hàng Châu. Ngày mai anh cho chúng em nghỉ vì bố mẹ và người thân hai gia đình chúng em sẽ gặp nhau bàn bạc, cứ cho đây là một nghi thức vậy.
Thấy Lý Xuân Cường trầm ngâm không nói, cô nói tiếp:
- Ngày mai chúng em còn phải đến đăng ký kết hôn ở văn phòng!
- Sao đăng ký muộn thế?
- Mẹ của Tân Dân còn phải nhờ người coi ngày, mai là ngày tốt. Mẹ anh ấy tin chuyện này lắm.
- Hai người đã mua vé chưa?
- Mua rồi, chiều ngày kia đi. Không phải là em đã xin phép đội trưởng nghỉ rồi sao?
- À, đúng rồi! Hôn nhân là chuyện đại sự - Hình như Lý Xuân Cường đã nhớ ra - Hai người cứ lo việc của mình đi, dù sao vụ án này cũng đã có nhiều người giải quyết rồi. Vả lại, nếu đêm nay mà Tân Dân bắt được tên ấy, công đầu trong vụ án lại thuộc về cậu ta rồi!
Âu Khánh Xuân mỉm cười cảm kích. Hồ Tân Dân và Lý Xuân Cường vốn là bạn đồng khóa tại Học viện Cảnh sát hình sự, tốt nghiệp trước Âu Khánh Xuân hai khóa. Lý Xuân Cường tiến bộ rất nhanh, một năm trước đã được đề bạt làm đội trưởng. Anh cũng rất hy vọng hai người bạn mình sẽ có nhiều thành tích trong công tác như mình, do vậy anh vẫn thường giao cho họ những công việc trọng đại của tổ. Cảm tình này cũng xuất phát từ khi còn học với nhau tại Học viện.
Cả hai cùng đi ra khỏi phòng làm việc, xem ra Lý Xuân Cường cố ý tiễn Âu Khánh Xuân khiến cô không khỏi hơi bối rối. Khi sắp chia tay nơi cầu thang, Lý Xuân Cường nói với vẻ rất quan tâm:
- Nếu hai người cần, ngày mai cứ lấy chiếc xe Jeep của tôi mà dùng.
- Không cần đâu, ngày mai chúng em đã mượn được xe rồi - Khánh Xuân vội vã nói.
Lý Xuân Cường ngần ngừ trong giây lát rồi lấy trong túi ra một chiếc hộp nhỏ gói bằng giấy kim tuyến lấp lánh đưa cho Âu Khánh Xuân, dáng điệu không được tự nhiên lắm:
- Chúc mừng hạnh phúc của hai người!
Âu Khánh Xuân im lặng, tỏ ý không muốn nhận. Lý Xuân Cường cất tiếng cười như muốn xua đuổi không khí không tự nhiên giữa hai người:
- Đây chỉ là một chút lòng thành của tôi, chúng ta đã làm việc với nhau bao nhiêu năm rồi cơ mà.
Khánh Xuân cầm lấy chiếc hộp, nói:
- Anh Xuân Cường nè, em nghe nói trưởng phòng Mã đã giới thiệu cho anh một người bạn gái, thế nào rồi? Em và Tân Dân rất chờ đợi tin vui của anh.
Lý Xuân Cường cười gượng gạo:
- Làm gì có chuyện đó, chẳng qua trưởng phòng Mã chỉ buột miệng nói bâng quơ thôi mà. Tôi đã nói với anh ấy là trong hai năm này, tôi không hề có ý định kết hôn.
- Tại sao như vậy, anh đâu còn trẻ trung gì nữa đâu?
- Tôi tìm không ra người thích hợp với mình.
Khánh Xuân biết là Xuân Cường đang ám chỉ điều gì. Trước đây, cả Xuân Cường và Tân Dân đều đồng thời theo đuổi cô. Lúc ấy cô không thích Xuân Cường chỉ vì anh biểu hiện ý thức cầu tiến quá lộ liễu, không hợp với cô. Chuyện theo đuổi ấy cuối cùng cũng dừng lại và Tân Dân là kẻ thắng cuộc.
Cầm lấy chiếc hộp, Khánh Xuân buông một tiếng cảm ơn thật nhẹ rồi đi xuống cầu thang. Biết là Xuân Cường vẫn đứng đó và nhìn theo mình, nhưng cô không hề ngoái đầu nhìn lại.
Nhà Khánh Xuân cách cơ quan không xa, đạp xe chỉ mất khoảng mười lăm phút. Căn nhà này được Viện Khoa học Mỏ - Địa chất cấp cho bố Khánh Xuân khi ông chuẩn bị nghỉ hưu. Để chuẩn bị cho con gái sau khi kết hôn, ông đã không nhận căn nhà ba phòng nối liền theo hướng bắc nam mà nhận hai căn nhà độc lập theo hướng đông tây, một căn có hai phòng và một căn chỉ có một phòng duy nhất. Ông ở trong căn nhà một phòng ấy. Sau khi mẹ Khánh Xuân mất, cuộc sống của ông chỉ biết xoay quanh đứa con gái duy nhất này. Ông thường nói: Con có nhiều bạn bè nên cần phải có một phòng khách. Bố chỉ có một mình, không cần đến hai phòng làm gì. Vả lại, bố cũng có thể dùng phòng khách của con, dù sao thì cũng có thể mở hai cửa cho phòng khách này.
Âu Khánh Xuân cũng chẳng từ chối sự quan tâm của bố. Cô rất hiểu ông và không có lý do gì mà cô phải khách sáo đối với tình cảm của ông giành cho mình. Tân Dân không có nhà và đương nhiên là anh sẽ về sống với cô trong căn nhà này nên mọi việc sắp đặt, trang trí trong nhà, cô giao toàn quyền cho anh. Không tính nhà bếp và gian vệ sinh, hai căn phòng cùng một hành lang hẹp trong nhà, việc phí tổn cũng chỉ khoảng mười ngàn đồng, thêm mấy thứ gia cụ lặt vặt khác được bày biện rất trang nhã nên gây cảm giác rất thoáng đãng và thoải mái cho bất kỳ ai.
Tuy lễ kết hôn vẫn chưa được tiến hành song bức ảnh tân hôn to tướng của hai người vẫn được treo một cách đường đường chính chính trong phòng ngủ. Bức ảnh màu vô cùng bình thường được lồng trong khung gỗ lắp kính nên cũng khá công phu, sang trọng. Trong ảnh, vẻ mặt của Tân Dân trông có vẻ khá già nếu so với Khánh Xuân. Tuy trước khi chụp ảnh, anh đã cẩn thận cạo sạch bộ râu rậm nhưng khi đứng bên cạnh cô, anh giống là anh cả hoặc là thầy giáo của cô hơn là chồng, dù anh chỉ lớn hơn cô có ba tuổi. Hai người đã làm quen với nhau một năm trong Học viện Cảnh sát hình sự, thời gian cộng sự với nhau trong đội là năm năm, đồng cam cộng khổ nên đã hiểu rõ tính tình cũng như sở thích của nhau. Chẳng hạn cả hai đều không thích chụp nhiều ảnh nghệ thuật trước khi cưới, không phải vì tiết kiệm tiền mà chỉ vì cả hai đều không thích lối chơi theo lối thời thượng như nhiều đôi thanh niên nam nữ khác lúc này.
Khi Khánh Xuân về đến nhà, đồng hồ đã chỉ mười giờ đêm. Cô vào phòng ngủ và đưa mắt nhìn bức ảnh treo trên tường. Trên mặt bàn phía dưới tấm ảnh, một lọ đỗ quyên đã nở rộ làm tăng vẻ rực rỡ cho khuôn mặt cô trong tấm ảnh. Lần đầu tiên trông thấy Tân Dân, một số người bạn cùng lớn lên bên nhau của Khánh Xuân đã rỉ tai cô, hỏi: Đây là bạn trai của cậu à? Ôi dào, trông chẳng hợp tí nào, hay là anh ta có tài năng gì đặc biệt? Đúng vậy. Luận về dung mạo, nói chung Tân Dân cực kỳ bình thường, phong cách sống cũng chẳng sôi nổi, hào phóng; còn Khánh Xuân thì ngay trong thời học trung học và kể cả thời học tại Học viện Cảnh sát đều được bình chọn là hoa khôi. Người ta nói rằng thời gian vốn vô tình với cái đẹp. Có điều, mặc dù tốt nghiệp đã lâu nhưng ngoài sự lão luyện về nghiệp vụ chuyên môn ra, gương mặt của Khánh Xuân không hề thay đổi, không già thêm tí nào dù cô không hề dùng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào.
Có lẽ chính vì gương mặt trẻ mãi ấy cũng như tính tình vô cùng chuẩn mực của Khánh Xuân mà mấy năm nay, những kẻ theo đuổi cô đếm không thể hết, kể cả trong đó có Lý Xuân Cường - một người có đủ tài năng lẫn dung mạo đều không thể chiến thắng một kẻ trông rất tầm thường là Hồ Tân Dân. Thực ra thì gương mặt buồn buồn trông rất thành thực cũng như tính tình trầm mặc của anh đã công phá có hiệu quả bức tường phòng thủ của Khánh Xuân. Bởi người đàn ông mà cô cần phải là một người có tài, có kiến thức nhưng không nhất thiết phải cố ý thể hiện mình quá rõ trước mắt mọi người.
Việc đầu tiên sau khi về phòng là Khánh Xuân mở món quà mà Lý Xuân Cường đã tặng. Một chiếc hộp nhỏ được bọc trong giấy kim tuyến, bên trong chiếc hộp là một con trâu nhỏ bằng vàng. Âu Khánh Xuân cầm tinh con trâu. Khi cô lấy con trâu ra khỏi chiếc hộp thì phát hiện ra mảnh giấy niêm yết giá tiền của cửa hàng vàng bạc: hai ngàn tám trăm nhân dân tệ! Âu Khánh Xuân thở hắt ra một hơi dài, trống ngực đập bình bịch. Hai ngàn tám trăm nhân dân tệ không phải là một số tiền nhỏ đối với Lý Xuân Cường. Món lễ vật quá quý giá như thế hình như không phải là quà của một đồng nghiệp, nên khó lòng xác định được tâm trạng của Khánh Xuân là cảm động hay bất an.
Cho đến tận hôm nay, Khánh Xuân vẫn chưa tìm thấy cảm giác đích thực về chuyện kết hôn. Trong tiềm thức, Khánh Xuân vẫn có cảm giác rằng mình vẫn chỉ là một đứa trẻ. Khi cô nghĩ đến ngày mai, khi tất cả những thủ tục và nghi thức kết hôn hoàn tất, Tân Dân sẽ chuyển về đây và như thế, cuộc sống độc thân tự do của thời con gái chính thức kết thúc, cô sẽ như người phụ nữ thời xưa, bện tóc lại để biểu thị mình không còn trẻ trung gì nữa. Nghĩ đến đây, Âu Khánh Xuân không khỏi chạnh lòng, một nỗi nuối tiếc và thương cảm mơ hồ dâng lên trong lòng cô.
Cô thoải mái nằm lăn ra giường, chậm rãi mở thắt lưng và cảm thấy toàn thân mỏi mệt rã rời. Cô nghĩ, chung quy rồi cũng cần có một mái nhà, tất cả phụ nữ đều như vậy, sớm muộn gì rồi cũng phải tiễn biệt tuổi thanh xuân của mình mà thôi.
Nhưng trước mắt, lúc này cô vẫn đang có một mình. Cô vẫn có thể không e ngại gì mà trút bỏ toàn bộ y phục trên người và cứ thế, trần truồng đi lại trong nhà. Cô ngắm nghía thân thể mình trong gương. Một khuôn ngực vổng cao, một chiếc bụng thon thả, một chiếc eo lưng nhỏ nhắn nhưng dẻo dai... Tất cả đều chẳng khác so với ngày cô vừa tốt nghiệp trung học. Không để ý đến đôi chân trần trên nền đá lạnh, Khánh Xuân bước vào nhà tắm, điều chỉnh nước lên cho thật nóng rồi đứng dưới vòi sen để nước chảy từ đầu đến chân thật lâu. Thân thể cô như được xoa bóp trong làn nước nóng. Đầu óc cô mơ màng như muốn ngủ. Cô không biết là mình đã đứng dưới làn nước ấy trong bao lâu, chỉ đến khi có tiếng gõ cửa và tiếng gọi của bố, cô mới giật mình tỉnh lại.
- Đội trưởng của con gọi điện thoại đến, bảo con chuẩn bị về đội ngay lập tức!
Tiếng bố vang lên từ bên ngoài cánh cửa. Điện thoại cố định đặt bên nhà bố vì cả ngày, Khánh Xuân không hề có mặt ở nhà.
Cô chưa kịp nói gì thì bố đã tiếp lời:
- Con đừng vội. Họ bảo là sẽ có người đến đón!
Tuy bố đã nói như vậy nhưng Khánh Xuân vẫn vội vàng lau khô đầu tóc. Cô không thể đoán được là chuyện gì đang xảy ra đến nỗi muộn như thế này mà vẫn còn điều cô về đội. Có phải là có một tài liệu nào đó rất cần nghiên cứu ngay nhưng đang ở trong ngăn kéo của cô? Cô không thể đoán tiếp được nữa.
Khánh Xuân vừa mặc xong quần áo thì xe cũng vừa tới. Lái xe là Đỗ Trường Phát, chân vẫn còn cà nhắc vì bị phải nước sôi đầu đêm. Lên xe, Khánh Xuân hỏi ngay:
- Có chuyện gì mà phải tìm tôi?
Trường Phát ngập ngừng giây lát rồi mới nói:
- Có chút chuyện xảy ra với... Tân Dân...!
Khánh Xuân giật mình hỏi dồn:
- Chuyện gì đã xảy ra với Tân Dân?
- Cô đừng lo lắng, không có gì nghiêm trọng lắm. Vừa rồi, đồn công an ở cầu Lục Lý gọi đến báo rằng, Tân Dân bị thương nhẹ. Họ đã đưa anh ấy vào bệnh viện.
Qua giọng điệu của Đỗ Trường Phát, Khánh Xuân cũng tin là Tân Dân bị thương không nghiêm trọng lắm nhưng không hiểu sao, cô vẫn không thể bình tĩnh được. Khi đến bệnh viện, mọi việc lại không đơn giản như Đỗ Trường Phát đã nói mà nghiêm trọng hơn nhiều. Tân Dân bị hai viên đạn, trong đó có một viên ghim vào phổi. Đồn công an Lục Lý nghe quần chúng báo tin và tìm thấy Tân Dân tại cổng của một kho hàng gần cầu Lục Lý. Lúc ấy anh đã hôn mê vì mất máu quá nhiều, khi Khánh Xuân đến bệnh viện vẫn chưa tỉnh lại. Những người đưa Tân Dân đến bệnh viện vẫn còn đứng ở ngoài cửa phòng cấp cứu.
Âu Khánh Xuân không thể định hình được tâm trạng lúc này, thậm chí cô không thể làm chủ được suy nghĩ cũng như không thể tự nhắc nhở cần phải bình tĩnh được nữa. Người trên phòng và các đội viên cũng đã có mặt khá đông, đều dùng ánh mắt thương xót và đồng tình lặng lẽ nhìn Khánh Xuân. Ai cũng biết Khánh Xuân và Tân Dân sẽ đăng ký kết hôn trong ngày mai. Việc diễn ra ngoài ý muốn của Tân Dân dẫn đến bi kịch chung cho tất cả mọi người.
Mã Chiếm Phúc cũng đã đến bệnh viện từ rất sớm, gương mặt vô cùng đăm chiêu đứng nói gì đó với bác sĩ. Bố mẹ và em gái của Tân Dân cũng đã được mọi người đưa đến, chỉ biết khóc và chờ đợi Tân Dân tỉnh lại. Lý Xuân Cường không có mặt vì anh đã đưa một số tổ viên đến hiện trường. Gã đàn ông mặc Âu phục tay xách hòm công văn sau khi nổ súng bắn gục Tân Dân đã biến mất. Tại sao hắn lại dẫn dụ Tân Dân đến cái kho hàng vắng vẻ ấy? Xem ra mọi chuyện chỉ chờ Tân Dân tỉnh dậy mới biết được thực hư.
Khánh Xuân cũng rất muốn khóc nhưng nhìn thấy vẻ thảm thương của mẹ và em gái Tân Dân, cô cố dằn những giọt nước mắt đang chực trào ra. Mọi người đang vây quanh và dùng tất cả những lời lẽ có thể để an ủi và động viên hai người. Khánh Xuân và bố Tân Dân ngồi bên cạnh nhau, cúi đầu không nói. Không ai đến để an ủi cô lúc này. Hình như trong ý thức của mọi người, cô đã biến thành một người đàn ông. Một người con gái đã lao vào nghiệp cảnh sát hình sự đến mấy năm phải có sự cứng rắn của một người đàn ông.
Đến gần sáng, có ai đó gọi bố Tân Dân, Mã Chiếm Phúc và Khánh Xuân đến phòng làm việc của bác sĩ. Vị bác sĩ nọ không quan tâm hỏi họ là ai, thậm chí cũng chẳng mời ngồi, vừa nhác thấy họ bước vào phòng đã lên tiếng:
- Lãnh đạo đơn vị và người thân đều đã có mặt phải không? Không đợi mọi người trả lời, ông ta tiếp tục nói - Tim của bệnh nhân đã ngừng đập. Chúng tôi đang tiến hành những công đoạn cấp cứu cuối cùng. Chúng tôi muốn nói rằng..., mọi người hãy bàn bạc sớm một tí, chuẩn bị đón chờ điều xấu nhất...
Ý tứ trong lời của bác sĩ là quá rõ ràng. Trong căn phòng nhỏ này chỉ có mỗi một mình Khánh Xuân là phụ nữ nên cô là người bật tiếng khóc đầu tiên. Cô có cảm giác mọi ý chí của cô hoàn toàn biến mất, thân hình cô đổ sụp xuống.
Mọi sự sắp đặt sau đó hoàn toàn phụ thuộc vào bố của Tân Dân và Mã Chiếm Phúc. Khánh Xuân không biết đã bằng cách nào mà mình lại có thể vào được tận bên giường bệnh của Tân Dân, cũng không thể nhớ được là mình đã khóc và nói với Tân Dân những lời cuối cùng về cái gì. Sau đó cô được về phòng trực của bác sĩ. Bố của Tân Dân và Mã Chiếm Phúc đang có mặt ở đó. Bố của Tân Dân đưa cho cô một tấm phiếu, ôn tồn và thân thiết nói:
- Khánh Xuân, chữ ký bên dưới này là của cháu!
Đây là loại giấy tờ gì? Khánh Xuân cầm lấy và đọc nhưng trước mắt cô, những con chữ đang nhảy múa. Cô không đọc được bất kỳ chữ gì trên đó.
- Đây là Phiếu đăng ký tự nguyện hiến các bộ phận trên cơ thể, cần phải có chữ ký của người thân - Mã Chiếm Phúc nói.
Khánh Xuân sững sờ nhìn thẳng vào mặt anh, lâu lắm mới lên tiếng:
- Là Tân Dân sao? Các người định buộc anh ấy hiến cái gì? Tôi không đồng ý! Anh ấy là liệt sĩ!
Bố của Tân Dân ngắc ngứ nói:
- Cống hiến giác mạc! Đây chính là ý nguyện của Tân Dân!
Lý Xuân Cường bước đến, dùng giọng nói của người thân nhắc nhở:
- Khánh Xuân, cô quên rồi sao? Sau khi đồng chí Tiểu Bình qua đời, tập thể chúng ta đều đã đăng ký là sẽ hiến giác mạc sau khi chết. Tân Dân cũng đã đăng ký rồi.
Khánh Xuân ngây dại nhìn tờ giấy mỏng trước mặt mình. Lý Xuân Cường đưa cây bút của mình cho cô, nói:
- Khánh Xuân, tất cả chúng ta đều hy vọng là thân thể cậu ấy vẫn vẹn toàn, giác mạc chẳng qua cũng chỉ là một bộ phận nhỏ thôi mà.
Khánh Xuân cầm lấy cây bút, đưa ánh mắt cảm kích nhìn về phía Xuân Cường rồi nhìn mái tóc bạc phơ của bố Tân Dân. Rất chậm rãi, cô vạch từng nét bút đại diện cho người thân của Tân Dân viết tên mình vào phiếu đăng ký. Bỏ cây bút xuống bàn, cô ngước đầu lên nhìn bác sĩ, hỏi:
- Giác mạc của Tân Dân sẽ được ghép cho ai?
- Trước tiên là sẽ giao cho bệnh viện...
- Tôi muốn biết, các người sẽ ghép nó cho ai?
- Lúc này, rất nhiều người đang cần giác mạc...
- Tôi chỉ muốn biết giác mạc của Tân Dân sẽ được ghép cho ai?
Thái độ của Khánh Xuân rất kiên quyết nên bác sĩ cảm thấy lúng túng khó xử vô cùng. Ông ta quay sang trao đổi mấy câu với một người đàn ông có vẻ là một bác sĩ nhãn khoa vừa xuất hiện trong phòng, sau đó nói với Khánh Xuân:
- Hiện tại, trong bệnh viện của chúng tôi đang có một bệnh nhân là sinh viên đại học năm thứ hai, giác mạc bị hỏng nên gần như hoàn toàn bị mù. Nếu không có ai hiến giác mạc, sinh viên này e rằng...
- Là con trai hay con gái? Khánh Xuân ngắt ngang lời bác sĩ.
- Con trai.
Khánh Xuân gật đầu. Là con trai! Tâm trạng Khánh Xuân như được an ủi vài phần. Cô không muốn đôi mắt của Tân Dân bị gắn cho một người đàn bà hoặc một ông già bảy tám mươi gần đất xa trời nào đó.
Trời đã sáng. Sau khi rời bệnh viện, Khánh Xuân không quay về nhà mà theo bố mẹ Tân Dân về nhà họ. Cô nghĩ, đây là cơ hội cuối cùng để cô thể hiện nghĩa vụ của một người con dâu và có lẽ, ở bên cạnh người thân của Tân Dân lúc này là một cách để giảm bớt nỗi đau cho nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cô không dám đối diện với căn phòng hạnh phúc mà hai người đã dày công vun đắp bấy lâu. Có thể lúc này, bố cô đã thức dậy và đang chăm sóc cho lọ hoa đỗ quyên trong phòng cô. Vì ông xem đó là một cách chăm sóc cho con gái mỗi ngày. Cô nghĩ, có lẽ mình nên có một cú điện thoại cho bố và nói với ông rằng, những làn hương cũng như sắc màu tươi thắm của lọ hoa đã không còn ý nghĩa gì nữa, hãy để cho nó tàn phai cùng với sự biến mất của chủ nhân căn nhà ấy thôi!
/47
|