Tôi bắt đầu cảm nhận được tâm trạng bất lực của Ngô Đạm Như lúc bị người nhà giận sau khi mới viết xong cuốn Gánh nặng mà sinh mệnh không gánh nổi, mặc dù tôi chưa hề đọc, và tình hình của hai người cũng khác nhau.
Khi ta cho rằng người nhà cần phải ăn năn, người nhà cũng chưa chắc đã muốn đem những ăn năn đó phơi bày trước mặt người khác. Hôm nay mẹ rơi nước mắt nói một câu: “Ba nói mẹ chiều quá làm hư ba, nhưng mà cái tiệm đó dù gì cũng là sinh mạng của chúng ta” đã khiến tôi rút lại rất nhiều lời lẽ có thể là không cần thiết.
Nghĩ cũng phải, đâu cần chỉ trích quá nhiều, nhưng không phải bởi vì dẫu có chỉ trích cũng chẳng thay đổi được những điều đã xảy ra. Mà là tính mẹ vốn khoan dung.
Trong một ấn tượng cố hữu, người Nhật là quốc gia theo chủ nghĩa gia trưởng phát triển nhất thế giới. Cùng mẹ đọc cuốn kinh nghiệm chiến thắng ung thư Từ bệnh sắp chết đến chạy maraton đến trang 65, thấy tác giả giới thiệu sơ lược nội dung cuốn Ranh giới hạnh phúc của nhà văn Tatsuzo Ishikawa, làm tôi rất cảm động.
Câu chuyện về ba người phụ nữ. Người mẹ cả đời lo toan việc gia đình, khó khăn vất vả nuôi dưỡng hai con gái trưởng thành. Con gái đầu lấy chồng sớm, chăm con hầu chồng, sống cuộc sống vất vả giống hệt mẹ mình. Trong khi con gái út không muốn lặp lại cuộc đời của mẹ mà cô nhìn thấy, còn gọi đó là địa ngục. Cô út bèn chuyển ra ở riêng, không lấy chồng, chỉ yêu đương hẹn hò, thoải mái dễ chịu. Ban đầu người mẹ không thể thông cảm với sự “nổi loạn” của đứa con gái, nhưng về sau lại thích cuộc sống bên cạnh con gái út. Thế là mỗi ngày sau khi hầu hạ chồng xong, người mẹ lại lóc cóc chạy sang chỗ con gái ở qua đêm.
Còn cô con gái lớn đã ly dị.
Người mẹ vốn tưởng con gái đầu sẽ có cuộc sống cho chính mình, nhưng cô đã vội vã tái hôn, mang theo con mình đâm đầu vào một cái địa ngục kế tiếp có tên khoa học là “gia đình”. Càng ngạc nhiên hơn là, cô con út không chỉ yêu đương, mà còn muốn lập gia đình, người yêu cô là một nhà biên kịch đứng tuổi.
“Con muốn chăm sóc anh ấy chuyện ăn mặc đi lại, nhìn thấy anh ấy toàn tâm toàn ý viết kịch, quả thật rất hạnh phúc.” Cô út nói vậy, hoàn toàn trái ngược với những phê phán trước đây của chính cô về hôn nhân.”
Cô út giải thích, sau khi đi một con đường vòng xa cô mới nhận ra, thiên đường của người phụ nữ nằm trong địa ngục của trần gian, nếu không xuống địa ngục thì không thể xây dựng nổi thiên đường cho mình.
Người mẹ cũng hiểu ra, bèn trở về với chồng mình, với cái vị trí gọi là “bà nội tướng”, và sống cuộc sống mà tác giả gọi là “đời người hầu gái, phụ thuộc và không lương.”
Thật buồn bã. Tôi không muốn phê phán cái tinh thần mà ông Tatsuzo Ishikawa gửi vào trong câu chuyện, bởi vì tôi thực sự không nỡ. Tôi cũng rất hy vọng rằng cuộc sống như thế thực sự giàu ý nghĩa. Nhưng cho dù như vậy cũng không thích hợp xảy ra bên cạnh tôi.
Một lần ăn cơm ba từng nói với tôi, sau này chọn vợ phải chọn người như mẹ, là tấm gương về việc đặt chồng lên đầu tiên trong tất cả mọi chuyện. Ba nói: “Dù sao đây vẫn là một xã hội coi đàn ông là chủ chốt.” Bà nội cũng từng chân thành nói với tôi: “Người như mẹ mày, lo nhà lo chồng lo con, toàn tâm toàn ý cho gia đình, mới thực là vợ tốt.”
Nhưng tôi không cho là như vậy, sự bất đồng này không liên quan đến nhận thức về chủ nghĩa nữ quyền của tôi.
Khi một người hy sinh cho ta quá nhiều, mà ta chỉ đền đáp được một phần trăm, thì chín mươi chín phần trăm còn lại sẽ lắng đọng thành nỗi ăn năn buồn khổ. Không đền đáp được, sẽ rất đau đớn.
Tình yêu nam nữ bình đẳng sẽ thoải mái hơn.
Tình yêu có chủ động đòi hỏi, tuy không vĩ đại nhưng khiến người ta thoải mái hơn.
Có lần xem chương trình trò chuyện trên truyền hình “Ổ bới móc”, người đẹp họ Vu nói chuyện với Trịnh Hoành Nghi về việc nuôi dạy con cái.
Người đẹp Vu nói, chị sẽ tập cho con trai cũng “biết yêu mẹ”, chứ không phải chỉ hy sinh một chiều.
Ví dụ khi cùng con trai đi xem phim, chị sẽ đòi con trai cho ăn bắp rang, con trai cũng sẽ nhón một hạt cho mẹ.
“Đây có phải là hạt ngon nhất không?” Người đẹp Vu hỏi.
Cậu bé ngây thơ thật thà lắc đầu.
“Vậy là không được, con yêu mẹ lắm phải không? Thế thì lấy hạt ngon nhất cho mẹ ăn chứ?” Người đẹp Vu “gợi ý” rất cụ thể.
Thế là cậu bé gật gật đầu, cẩn thận tìm hạt bắp rang mà cậu cho là ngon nhất đưa cho người đẹp Vu.
Trước đây, Xù cũng hay đeo dính bên cạnh tôi, thỏ thẻ rất đáng yêu: “Chồng ơi, anh phải thương em thật nhiều nhé.”
Tôi gãi đầu, làm bộ chợt hiểu vấn đề: “Ô? Thương chưa đủ sao? Tên anh có chữ Đằng[1], nghĩa là rất thương đấy!”
[1] Tác giả chơi chữ, trong tiếng Hoa, “thương” và “đằng” có cùng phát âm, đều là “téng”. (ND).
“Thương chưa đủ, chồng thương Xù chưa đủ.” Xù nũng nịu, tiếp tục vòi vĩnh.
Tình yêu có cho có nhận thì cân bằng hơn, như vậy rất ổn.
Tôi bèn lại nhớ về sự việc có ảnh hưởng lớn nhất trong đời mình, mỗi lần hồi tưởng hàng loạt hình ảnh đó, tôi đều gần như suy sụp, nhưng có lúc tôi miêu tả cho người khác nghe, đa phần đều nhận được thái độ: “Ô? Thế mà cũng rất xúc động à?”
Đúng thế, có những tình cảm cuồn cuộn trong lòng, nhưng lại rất khó chuyển tải, ngay cả với các nhà văn sở trường làm ảo thuật với câu chữ.
Đại khái vào một buổi chiều ngày nghỉ hồi tôi học lớp sáu, ba không có nhà, mẹ không muốn nấu cơm. Ba anh em không biết nên ăn gì, cả lũ quây xung quanh mẹ vắt óc suy nghĩ.
Không nhớ ai nói trước: “Mẹ ơi, tụi con ra ngoài ăn bò bít tết được không?”
Không ngờ, mẹ rút trong ngăn kéo ra một ngàn đồng đưa cho anh cả, bảo anh dắt chúng tôi ra quán bò bít tết ăn trưa. Tôi mãi mãi không quên vẻ mặt mẹ lúc đó. Gương mặt mẹ có phần áy náy, như là “Mẹ xin lỗi vì không hay đem mấy đứa đi ăn các thứ ngon.”
Nhưng tôi vẫn hân hoan đi cùng anh cả và thằng út ra tiệm cơm tây ăn một bữa bò bít tết ngon ngoài sức tưởng tượng hồi đó. Hiếm có dịp may như vậy, chúng tôi đường hoàng trải khăn ăn, ngồi ngay ngắn và nghiền ngẫm nên ăn kiểu mấy phần chín thì ngon, sau đó làm theo hướng dẫn trong Bách khoa thư bỏ túi bằng tiếng Hán, tay trái cầm dĩa, tay phải cầm dao, ăn gì trước ăn gì sau, mỗi bước đều góp ý lẫn nhau đến mức suýt cãi lộn.
Bữa bò bít tết đó ăn thật lâu thật lâu, lúc về nhà, quên khuấy mẹ chưa ăn trưa, vẫn chờ bọn tôi về.
“Mua cho mẹ bát mì khô là được.” Mẹ dặn anh cả rồi tiếp tục công việc.
Giây phút đó, tôi chỉ muốn đào một cái lỗ.
Rất muốn khóc thật lớn.
Vào đại học năm thứ hai, ở ký túc xá, có một đợt đột nhiên bùng nổ nhớ nhà, từng viết trên diễn đàn nhiều điều về mẹ, lúc viết về đoạn kỷ niệm này đã khóc tới mức thằng bạn cùng phòng không chấp nhận nổi. Tình yêu không đòi hỏi đền đáp, thật nặng.
Mẹ đã dạy anh em tôi điều gì, khiến anh em tôi trở thành ba thằng con trai tiến bộ, đoàn kết và rất yêu mẹ? Chỉ có tình yêu. Tình yêu rất sâu rất sâu.
Giáo dục bằng đánh và chửi thì không có thằng con trai nào sợ. Mà nếu có sợ cũng chỉ tạo ra nỗi sợ cái roi, chứ không sinh ra tình yêu với người cầm roi. Trong ấn tượng của tôi, mẹ đánh chúng tôi lần nào cũng rất nhẹ và khẽ, khiến tôi không sao nhớ nổi vì sao mình bị mẹ đánh. Nhưng có một lần mẹ đánh, thời điểm và sức mạnh đều khiến tôi hết sức kinh hoàng.
Hồi đó tôi đã lên trung học phổ thông, ngồi trên giường thằng út ăn mì ăn liền.
“Á, đừng ăn trên giường của em nữa.” Thằng út nhìn thấy.
“Ăn một lúc có chết ai mà.” Tôi nói, nhìn theo nó ra khỏi phòng.
Đó là một bát mì tướng. Tôi bưng nó một hồi, chẳng hiểu sao lệch mất trọng tâm, mì đổ ụp xuống, nước non lai láng một bãi to trên ga trải giường. Tôi bất lực, bắt đầu lấy giấy vệ sinh liên tục áp từng tờ lên trên, âm mưu tranh thủ thấm hết nước mì trước khi em tôi phát hiện ra tấm ga bị làm nhục. Nó ở bẩn như thế, nhất định không thể phát hiện ra, mà nếu có ngửi thấy mùi lạ thì biết đâu cũng chỉ tự hít hít nách mình.
Nhưng thật không may, mới thấm được một nửa thì thằng út bước vào phòng, phát hiện, lập tức nổi quạu.
“Đã nói anh rồi! Đừng ăn trên giường người ta!” Út phát rồ.
Nói thế nào chì cũng là tôi bị xỉ vả, tôi giơ hai tay đầu hàng, mồm cười mắt chớp lấy lòng.
“Được rồi được rồi, thôi thì anh em mình đổi ga giường là xong.” Tôi rất thấy có lỗi, nhưng nói thật là tôi không thấy có gì to tát. Phải biết rằng vài năm sau đó, tôi là thằng cha kiên cường sống với tấm ga giường đầy nước đái chó trong hai tuần liền.
Út đồng ý, nhưng vẫn quạu cái mặt nhìn tôi đổi ga giường.
Sau đó vừa đúng lúc mẹ vào phòng, thấy tôi đổi ga giường, ngạc nhiên.
Ôi, tôi cũng là cái thằng hư hỏng sợ mẹ la mắng, sợ mẹ vất vả, nên chỉ định đổi ga giường cho thằng út mà sẽ không đưa mẹ đem giặt để giải quyết triệt để. Nhưng giờ thì âm mưu bại lộ, nguy to.
“Haizzz, tại con ăn mì nước trên giường của út lỡ tay làm đổ, nên định đổi ga giường với út cho xong...” Tôi cười khổ sở, ngón tay làm chữ V thắng lợi.
“Chỉ tại vì anh...” Thằng út chêm vào.
Đột nhiên, một bạt tai nặng nề của mẹ giáng vào thằng út.
Bốp!
Thằng út bàng hoàng ngơ ngác, tôi cũng bối rối vô cùng.
Mẹ giận run người, mắt rưng rưng.
“Mẹ ơi, con xin lỗi, thật ra là con sai...” Tôi vội vàng giải thích, chắc mẹ nghe nhầm chỗ nào rồi.
Còn thằng út mặt đỏ lựng, kinh ngạc đến không biết nói gì, đứng thộn ra trước mặt mẹ.
“Ga giường bẩn thì giặt, có gì to tát đâu, chỉ vất vả hơn chút thôi. Thứ mày không chịu nằm, sao lại để anh nằm!” Trong cơn giận của mẹ, vẫn hiện ra hình ảnh rất rõ rệt, rất nhối lòng về người một người mẹ nhân từ.
Thằng út và tôi đều cứng họng, đứng nhìn mẹ thoăn thoắt thu tấm ga giường đem đi, bước chân vẫn còn bực dọc.
Thằng út xẹp hoàn toàn, còn tôi hết sức xấu hổ với nó.
Đó là lần duy nhất tôi nhìn thấy hình ảnh giận dữ nhất của mẹ.
Mẹ không thể chấp nhận chúng tôi không thương yêu nhau, dùng một bạt tai để quán triệt quan điểm về tình yêu thương của mẹ.
11 giờ đêm, không biết Xù đã về nhà chưa.
Nhìn mẹ trên giường bệnh, bình ion Kali nhỏ giọt thật là chậm, mẹ nằm ngủ co ro.
Tình hình tài chính trong nhà từ trước tới nay đều không tốt. Mỗi lần sắp sửa trả hết nợ thì lại tòi ra những khoản nợ mới rất diệu kỳ. Mẹ từng thở dài nói với tôi: “Đời này của mẹ, có lỗi nhất với ba anh em chính là không mua được bảo hiểm cho tụi con.” Ngay cả bảo hiểm của mẹ và ba đều phải chấm dứt trước thời hạn để đổi thành tiền mặt. May mà còn có thẻ bảo hiểm thương tật nặng, nếu không tình trạng “chó cắn áo rách” sẽ khiến người ngoài lắc đầu lè lưỡi.
Nhưng mẹ ơi, mẹ yên tâm, mẹ hậu thuẫn cho chúng con đã đủ lâu rồi đó, lần này đến lượt chúng con làm bảo hiểm cho mẹ.
Mẹ chỉ cần chuyên tâm làm sao bình phục là được.
Chuyện kể thêm
Mấy hôm trước, mẹ vợ tương lai của anh cả nấu cơm trưa, bảo bọn tôi đem cho mẹ ăn, một hộp cơm thức ăn, một suất canh. Mẹ ăn hết, rất ngoan, nên tôi lén chỉnh chuông báo thức của điện thoại di động sau hai phút, để tặng mẹ một món quà.
Mẹ đang xem phim Face off trên kênh phim truyện, đến giờ, chuông báo trên điện thoại reo lên, tôi giả vờ như có người gọi đến.
“A lô? Vâng, cháu là thằng thứ hai, vâng ạ, cháu chào bác gái.” Tôi độc thoại, dùng khẩu hình hết sức khoa trương để mẹ biết là nhạc mẫu tương lai của anh cả gọi điện hỏi thăm.
Mẹ xấu hổ, giả vờ làm bộ dạng đang ngủ. Tôi gật gật đầu, đã hiểu.
“Cháu xin lỗi, mẹ cháu mới ngủ... Vâng ạ vâng ạ, có ạ, có ạ, canh có ăn một nửa, cơm thì mẹ cháu giả vờ ăn giờ hết rồi, còn lại lén đổ thùng rác. Cháu xin lỗi.” Tôi nói, làm bộ dạng đùa bậy.
Mẹ thất kinh, rồi rít bắt tôi ngậm mồm nhưng lại không dám phát ra tiếng động.
“Vâng ạ vâng ạ, mẹ cháu nói cũng được mà, không khó ăn lắm đâu ạ, nhưng mà cũng được có nghĩa là ngon hơn nữa cũng được ạ. Vâng ạ, coi như là đùa ấy ạ...” Tôi giả lả, cực kỳ vô duyên.
Mẹ thất kinh tới mức không biết làm sao, vừa cáu vừa buồn cười, lúc thì kéo tay tôi, lúc thì xua tay lia lịa, ý bảo tôi đừng làm mất mặt nữa.
“Không đâu ạ, cũng không phải thế đâu ạ, chỉ vì mẹ cháu ăn không ngon miệng, tuy nhiên để mẹ cháu phải đổ thùng rác thì cũng khá khó, vâng ạ vâng ạ... vâng ạ, vâng ạ.” Tôi nói mà trong bụng cười sằng sặc, sắp nổ tung.
Mẹ xấu hổ đến cùng cực, đành bỏ cuộc, nằm lăn ra vật vã, nhưng vẫn không cam tâm xua tay về phía tôi.
Tôi cứ thế vâng ạ vâng ạ không dứt, bởi vì câu sau cùng tôi định nói cực kỳ buồn cười, khiến tôi không giữ được giọng điệu bình thường để nói nữa, đành phải hít thở thật sâu, đè nén cơn kích động muốn ngoác mồm cười thật to, chuẩn bị.
“Vâng ạ... vâng ạ. Mẹ cháu nói, đề nghị bác lần sau cố gắng hơn nhé.” Tôi nói chuyện với bác thông gia tưởng tượng như thế.
Mẹ thở dài một cái rõ dài, đầu hàng.
Tôi cúp điện thoại, tỉnh bơ tiếp tục viết sách. Mẹ tức tối hỏi tôi, sao ăn nói vô lễ với bác thông gia như thế, bác ấy đâu có chỗ nào phải cố gắng hơn...
Nét mặt mẹ đầy bất an, thất vọng và khó hiểu.
Cuối cùng tôi phá lên cười, giải thích cho mẹ sự thật là tôi đặt chuông báo giờ của điện thoại, rồi tự biên tự diễn độc thoại...
Khi ta cho rằng người nhà cần phải ăn năn, người nhà cũng chưa chắc đã muốn đem những ăn năn đó phơi bày trước mặt người khác. Hôm nay mẹ rơi nước mắt nói một câu: “Ba nói mẹ chiều quá làm hư ba, nhưng mà cái tiệm đó dù gì cũng là sinh mạng của chúng ta” đã khiến tôi rút lại rất nhiều lời lẽ có thể là không cần thiết.
Nghĩ cũng phải, đâu cần chỉ trích quá nhiều, nhưng không phải bởi vì dẫu có chỉ trích cũng chẳng thay đổi được những điều đã xảy ra. Mà là tính mẹ vốn khoan dung.
Trong một ấn tượng cố hữu, người Nhật là quốc gia theo chủ nghĩa gia trưởng phát triển nhất thế giới. Cùng mẹ đọc cuốn kinh nghiệm chiến thắng ung thư Từ bệnh sắp chết đến chạy maraton đến trang 65, thấy tác giả giới thiệu sơ lược nội dung cuốn Ranh giới hạnh phúc của nhà văn Tatsuzo Ishikawa, làm tôi rất cảm động.
Câu chuyện về ba người phụ nữ. Người mẹ cả đời lo toan việc gia đình, khó khăn vất vả nuôi dưỡng hai con gái trưởng thành. Con gái đầu lấy chồng sớm, chăm con hầu chồng, sống cuộc sống vất vả giống hệt mẹ mình. Trong khi con gái út không muốn lặp lại cuộc đời của mẹ mà cô nhìn thấy, còn gọi đó là địa ngục. Cô út bèn chuyển ra ở riêng, không lấy chồng, chỉ yêu đương hẹn hò, thoải mái dễ chịu. Ban đầu người mẹ không thể thông cảm với sự “nổi loạn” của đứa con gái, nhưng về sau lại thích cuộc sống bên cạnh con gái út. Thế là mỗi ngày sau khi hầu hạ chồng xong, người mẹ lại lóc cóc chạy sang chỗ con gái ở qua đêm.
Còn cô con gái lớn đã ly dị.
Người mẹ vốn tưởng con gái đầu sẽ có cuộc sống cho chính mình, nhưng cô đã vội vã tái hôn, mang theo con mình đâm đầu vào một cái địa ngục kế tiếp có tên khoa học là “gia đình”. Càng ngạc nhiên hơn là, cô con út không chỉ yêu đương, mà còn muốn lập gia đình, người yêu cô là một nhà biên kịch đứng tuổi.
“Con muốn chăm sóc anh ấy chuyện ăn mặc đi lại, nhìn thấy anh ấy toàn tâm toàn ý viết kịch, quả thật rất hạnh phúc.” Cô út nói vậy, hoàn toàn trái ngược với những phê phán trước đây của chính cô về hôn nhân.”
Cô út giải thích, sau khi đi một con đường vòng xa cô mới nhận ra, thiên đường của người phụ nữ nằm trong địa ngục của trần gian, nếu không xuống địa ngục thì không thể xây dựng nổi thiên đường cho mình.
Người mẹ cũng hiểu ra, bèn trở về với chồng mình, với cái vị trí gọi là “bà nội tướng”, và sống cuộc sống mà tác giả gọi là “đời người hầu gái, phụ thuộc và không lương.”
Thật buồn bã. Tôi không muốn phê phán cái tinh thần mà ông Tatsuzo Ishikawa gửi vào trong câu chuyện, bởi vì tôi thực sự không nỡ. Tôi cũng rất hy vọng rằng cuộc sống như thế thực sự giàu ý nghĩa. Nhưng cho dù như vậy cũng không thích hợp xảy ra bên cạnh tôi.
Một lần ăn cơm ba từng nói với tôi, sau này chọn vợ phải chọn người như mẹ, là tấm gương về việc đặt chồng lên đầu tiên trong tất cả mọi chuyện. Ba nói: “Dù sao đây vẫn là một xã hội coi đàn ông là chủ chốt.” Bà nội cũng từng chân thành nói với tôi: “Người như mẹ mày, lo nhà lo chồng lo con, toàn tâm toàn ý cho gia đình, mới thực là vợ tốt.”
Nhưng tôi không cho là như vậy, sự bất đồng này không liên quan đến nhận thức về chủ nghĩa nữ quyền của tôi.
Khi một người hy sinh cho ta quá nhiều, mà ta chỉ đền đáp được một phần trăm, thì chín mươi chín phần trăm còn lại sẽ lắng đọng thành nỗi ăn năn buồn khổ. Không đền đáp được, sẽ rất đau đớn.
Tình yêu nam nữ bình đẳng sẽ thoải mái hơn.
Tình yêu có chủ động đòi hỏi, tuy không vĩ đại nhưng khiến người ta thoải mái hơn.
Có lần xem chương trình trò chuyện trên truyền hình “Ổ bới móc”, người đẹp họ Vu nói chuyện với Trịnh Hoành Nghi về việc nuôi dạy con cái.
Người đẹp Vu nói, chị sẽ tập cho con trai cũng “biết yêu mẹ”, chứ không phải chỉ hy sinh một chiều.
Ví dụ khi cùng con trai đi xem phim, chị sẽ đòi con trai cho ăn bắp rang, con trai cũng sẽ nhón một hạt cho mẹ.
“Đây có phải là hạt ngon nhất không?” Người đẹp Vu hỏi.
Cậu bé ngây thơ thật thà lắc đầu.
“Vậy là không được, con yêu mẹ lắm phải không? Thế thì lấy hạt ngon nhất cho mẹ ăn chứ?” Người đẹp Vu “gợi ý” rất cụ thể.
Thế là cậu bé gật gật đầu, cẩn thận tìm hạt bắp rang mà cậu cho là ngon nhất đưa cho người đẹp Vu.
Trước đây, Xù cũng hay đeo dính bên cạnh tôi, thỏ thẻ rất đáng yêu: “Chồng ơi, anh phải thương em thật nhiều nhé.”
Tôi gãi đầu, làm bộ chợt hiểu vấn đề: “Ô? Thương chưa đủ sao? Tên anh có chữ Đằng[1], nghĩa là rất thương đấy!”
[1] Tác giả chơi chữ, trong tiếng Hoa, “thương” và “đằng” có cùng phát âm, đều là “téng”. (ND).
“Thương chưa đủ, chồng thương Xù chưa đủ.” Xù nũng nịu, tiếp tục vòi vĩnh.
Tình yêu có cho có nhận thì cân bằng hơn, như vậy rất ổn.
Tôi bèn lại nhớ về sự việc có ảnh hưởng lớn nhất trong đời mình, mỗi lần hồi tưởng hàng loạt hình ảnh đó, tôi đều gần như suy sụp, nhưng có lúc tôi miêu tả cho người khác nghe, đa phần đều nhận được thái độ: “Ô? Thế mà cũng rất xúc động à?”
Đúng thế, có những tình cảm cuồn cuộn trong lòng, nhưng lại rất khó chuyển tải, ngay cả với các nhà văn sở trường làm ảo thuật với câu chữ.
Đại khái vào một buổi chiều ngày nghỉ hồi tôi học lớp sáu, ba không có nhà, mẹ không muốn nấu cơm. Ba anh em không biết nên ăn gì, cả lũ quây xung quanh mẹ vắt óc suy nghĩ.
Không nhớ ai nói trước: “Mẹ ơi, tụi con ra ngoài ăn bò bít tết được không?”
Không ngờ, mẹ rút trong ngăn kéo ra một ngàn đồng đưa cho anh cả, bảo anh dắt chúng tôi ra quán bò bít tết ăn trưa. Tôi mãi mãi không quên vẻ mặt mẹ lúc đó. Gương mặt mẹ có phần áy náy, như là “Mẹ xin lỗi vì không hay đem mấy đứa đi ăn các thứ ngon.”
Nhưng tôi vẫn hân hoan đi cùng anh cả và thằng út ra tiệm cơm tây ăn một bữa bò bít tết ngon ngoài sức tưởng tượng hồi đó. Hiếm có dịp may như vậy, chúng tôi đường hoàng trải khăn ăn, ngồi ngay ngắn và nghiền ngẫm nên ăn kiểu mấy phần chín thì ngon, sau đó làm theo hướng dẫn trong Bách khoa thư bỏ túi bằng tiếng Hán, tay trái cầm dĩa, tay phải cầm dao, ăn gì trước ăn gì sau, mỗi bước đều góp ý lẫn nhau đến mức suýt cãi lộn.
Bữa bò bít tết đó ăn thật lâu thật lâu, lúc về nhà, quên khuấy mẹ chưa ăn trưa, vẫn chờ bọn tôi về.
“Mua cho mẹ bát mì khô là được.” Mẹ dặn anh cả rồi tiếp tục công việc.
Giây phút đó, tôi chỉ muốn đào một cái lỗ.
Rất muốn khóc thật lớn.
Vào đại học năm thứ hai, ở ký túc xá, có một đợt đột nhiên bùng nổ nhớ nhà, từng viết trên diễn đàn nhiều điều về mẹ, lúc viết về đoạn kỷ niệm này đã khóc tới mức thằng bạn cùng phòng không chấp nhận nổi. Tình yêu không đòi hỏi đền đáp, thật nặng.
Mẹ đã dạy anh em tôi điều gì, khiến anh em tôi trở thành ba thằng con trai tiến bộ, đoàn kết và rất yêu mẹ? Chỉ có tình yêu. Tình yêu rất sâu rất sâu.
Giáo dục bằng đánh và chửi thì không có thằng con trai nào sợ. Mà nếu có sợ cũng chỉ tạo ra nỗi sợ cái roi, chứ không sinh ra tình yêu với người cầm roi. Trong ấn tượng của tôi, mẹ đánh chúng tôi lần nào cũng rất nhẹ và khẽ, khiến tôi không sao nhớ nổi vì sao mình bị mẹ đánh. Nhưng có một lần mẹ đánh, thời điểm và sức mạnh đều khiến tôi hết sức kinh hoàng.
Hồi đó tôi đã lên trung học phổ thông, ngồi trên giường thằng út ăn mì ăn liền.
“Á, đừng ăn trên giường của em nữa.” Thằng út nhìn thấy.
“Ăn một lúc có chết ai mà.” Tôi nói, nhìn theo nó ra khỏi phòng.
Đó là một bát mì tướng. Tôi bưng nó một hồi, chẳng hiểu sao lệch mất trọng tâm, mì đổ ụp xuống, nước non lai láng một bãi to trên ga trải giường. Tôi bất lực, bắt đầu lấy giấy vệ sinh liên tục áp từng tờ lên trên, âm mưu tranh thủ thấm hết nước mì trước khi em tôi phát hiện ra tấm ga bị làm nhục. Nó ở bẩn như thế, nhất định không thể phát hiện ra, mà nếu có ngửi thấy mùi lạ thì biết đâu cũng chỉ tự hít hít nách mình.
Nhưng thật không may, mới thấm được một nửa thì thằng út bước vào phòng, phát hiện, lập tức nổi quạu.
“Đã nói anh rồi! Đừng ăn trên giường người ta!” Út phát rồ.
Nói thế nào chì cũng là tôi bị xỉ vả, tôi giơ hai tay đầu hàng, mồm cười mắt chớp lấy lòng.
“Được rồi được rồi, thôi thì anh em mình đổi ga giường là xong.” Tôi rất thấy có lỗi, nhưng nói thật là tôi không thấy có gì to tát. Phải biết rằng vài năm sau đó, tôi là thằng cha kiên cường sống với tấm ga giường đầy nước đái chó trong hai tuần liền.
Út đồng ý, nhưng vẫn quạu cái mặt nhìn tôi đổi ga giường.
Sau đó vừa đúng lúc mẹ vào phòng, thấy tôi đổi ga giường, ngạc nhiên.
Ôi, tôi cũng là cái thằng hư hỏng sợ mẹ la mắng, sợ mẹ vất vả, nên chỉ định đổi ga giường cho thằng út mà sẽ không đưa mẹ đem giặt để giải quyết triệt để. Nhưng giờ thì âm mưu bại lộ, nguy to.
“Haizzz, tại con ăn mì nước trên giường của út lỡ tay làm đổ, nên định đổi ga giường với út cho xong...” Tôi cười khổ sở, ngón tay làm chữ V thắng lợi.
“Chỉ tại vì anh...” Thằng út chêm vào.
Đột nhiên, một bạt tai nặng nề của mẹ giáng vào thằng út.
Bốp!
Thằng út bàng hoàng ngơ ngác, tôi cũng bối rối vô cùng.
Mẹ giận run người, mắt rưng rưng.
“Mẹ ơi, con xin lỗi, thật ra là con sai...” Tôi vội vàng giải thích, chắc mẹ nghe nhầm chỗ nào rồi.
Còn thằng út mặt đỏ lựng, kinh ngạc đến không biết nói gì, đứng thộn ra trước mặt mẹ.
“Ga giường bẩn thì giặt, có gì to tát đâu, chỉ vất vả hơn chút thôi. Thứ mày không chịu nằm, sao lại để anh nằm!” Trong cơn giận của mẹ, vẫn hiện ra hình ảnh rất rõ rệt, rất nhối lòng về người một người mẹ nhân từ.
Thằng út và tôi đều cứng họng, đứng nhìn mẹ thoăn thoắt thu tấm ga giường đem đi, bước chân vẫn còn bực dọc.
Thằng út xẹp hoàn toàn, còn tôi hết sức xấu hổ với nó.
Đó là lần duy nhất tôi nhìn thấy hình ảnh giận dữ nhất của mẹ.
Mẹ không thể chấp nhận chúng tôi không thương yêu nhau, dùng một bạt tai để quán triệt quan điểm về tình yêu thương của mẹ.
11 giờ đêm, không biết Xù đã về nhà chưa.
Nhìn mẹ trên giường bệnh, bình ion Kali nhỏ giọt thật là chậm, mẹ nằm ngủ co ro.
Tình hình tài chính trong nhà từ trước tới nay đều không tốt. Mỗi lần sắp sửa trả hết nợ thì lại tòi ra những khoản nợ mới rất diệu kỳ. Mẹ từng thở dài nói với tôi: “Đời này của mẹ, có lỗi nhất với ba anh em chính là không mua được bảo hiểm cho tụi con.” Ngay cả bảo hiểm của mẹ và ba đều phải chấm dứt trước thời hạn để đổi thành tiền mặt. May mà còn có thẻ bảo hiểm thương tật nặng, nếu không tình trạng “chó cắn áo rách” sẽ khiến người ngoài lắc đầu lè lưỡi.
Nhưng mẹ ơi, mẹ yên tâm, mẹ hậu thuẫn cho chúng con đã đủ lâu rồi đó, lần này đến lượt chúng con làm bảo hiểm cho mẹ.
Mẹ chỉ cần chuyên tâm làm sao bình phục là được.
Chuyện kể thêm
Mấy hôm trước, mẹ vợ tương lai của anh cả nấu cơm trưa, bảo bọn tôi đem cho mẹ ăn, một hộp cơm thức ăn, một suất canh. Mẹ ăn hết, rất ngoan, nên tôi lén chỉnh chuông báo thức của điện thoại di động sau hai phút, để tặng mẹ một món quà.
Mẹ đang xem phim Face off trên kênh phim truyện, đến giờ, chuông báo trên điện thoại reo lên, tôi giả vờ như có người gọi đến.
“A lô? Vâng, cháu là thằng thứ hai, vâng ạ, cháu chào bác gái.” Tôi độc thoại, dùng khẩu hình hết sức khoa trương để mẹ biết là nhạc mẫu tương lai của anh cả gọi điện hỏi thăm.
Mẹ xấu hổ, giả vờ làm bộ dạng đang ngủ. Tôi gật gật đầu, đã hiểu.
“Cháu xin lỗi, mẹ cháu mới ngủ... Vâng ạ vâng ạ, có ạ, có ạ, canh có ăn một nửa, cơm thì mẹ cháu giả vờ ăn giờ hết rồi, còn lại lén đổ thùng rác. Cháu xin lỗi.” Tôi nói, làm bộ dạng đùa bậy.
Mẹ thất kinh, rồi rít bắt tôi ngậm mồm nhưng lại không dám phát ra tiếng động.
“Vâng ạ vâng ạ, mẹ cháu nói cũng được mà, không khó ăn lắm đâu ạ, nhưng mà cũng được có nghĩa là ngon hơn nữa cũng được ạ. Vâng ạ, coi như là đùa ấy ạ...” Tôi giả lả, cực kỳ vô duyên.
Mẹ thất kinh tới mức không biết làm sao, vừa cáu vừa buồn cười, lúc thì kéo tay tôi, lúc thì xua tay lia lịa, ý bảo tôi đừng làm mất mặt nữa.
“Không đâu ạ, cũng không phải thế đâu ạ, chỉ vì mẹ cháu ăn không ngon miệng, tuy nhiên để mẹ cháu phải đổ thùng rác thì cũng khá khó, vâng ạ vâng ạ... vâng ạ, vâng ạ.” Tôi nói mà trong bụng cười sằng sặc, sắp nổ tung.
Mẹ xấu hổ đến cùng cực, đành bỏ cuộc, nằm lăn ra vật vã, nhưng vẫn không cam tâm xua tay về phía tôi.
Tôi cứ thế vâng ạ vâng ạ không dứt, bởi vì câu sau cùng tôi định nói cực kỳ buồn cười, khiến tôi không giữ được giọng điệu bình thường để nói nữa, đành phải hít thở thật sâu, đè nén cơn kích động muốn ngoác mồm cười thật to, chuẩn bị.
“Vâng ạ... vâng ạ. Mẹ cháu nói, đề nghị bác lần sau cố gắng hơn nhé.” Tôi nói chuyện với bác thông gia tưởng tượng như thế.
Mẹ thở dài một cái rõ dài, đầu hàng.
Tôi cúp điện thoại, tỉnh bơ tiếp tục viết sách. Mẹ tức tối hỏi tôi, sao ăn nói vô lễ với bác thông gia như thế, bác ấy đâu có chỗ nào phải cố gắng hơn...
Nét mặt mẹ đầy bất an, thất vọng và khó hiểu.
Cuối cùng tôi phá lên cười, giải thích cho mẹ sự thật là tôi đặt chuông báo giờ của điện thoại, rồi tự biên tự diễn độc thoại...
/30
|