Hiện tại đang ngồi tàu hỏa đi Đài Bắc, mới hoàn thành một truyện vừa khá “chảnh” về sát thủ, trước khi xuất phát đã gửi bản hiệu đính tập hai của Thợ săn mạng sống.
Thời gian của tôi không ngừng bị dồn nén, rất lo không xin được làm kiểm tra lại sức khỏe, và sẽ vẫn phải đi nghĩa vụ. Lúc đó sẽ không còn thời gian viết lách nữa, đành tranh thủ bây giờ tự ép mình viết thật nhiều.
Mẹ đã làm xong đợt hóa trị thứ ba, tĩnh dưỡng trong nhà mới được một tuần.
Có thể nói là may mắn, lần hóa trị thứ ba của mẹ thuận lợi hơn cả lần thứ hai, gần như không có những cơn sốt làm mẹ sầu não nữa. Truyền một lần huyết tương và một lần tiểu cầu, tình trạnh rất ổn định.
Nhưng sau khi mẹ ra viện, ngay chiều hôm đó ở nhà lại bị ớn lạnh, đo nhiệt độ đã là 38,9 độ. Sau đó, mẹ liên tục bị nhức đầu, uống panadol ngày ba lần theo ba bữa ăn, nhưng không khống chế nổi.
Sau đó cân nặng sút giảm, giờ chỉ còn 36 kg.
Mẹ bắt đầu khóc lóc trước mặt anh trai, than vãn rằng mình đã rất cố gắng ăn uống, tại sao vẫn không thấy tăng cân, tại sao lại khổ sở thế này.
Mẹ càng lo lắng cho bệnh tình bản thân, lo điều trị không khỏi, và bắt đầu than thở người giàu nhất Đài Loan như Quách Đài Minh mà vợ mắc ung thư cũng phải chịu lìa đời.
Mẹ cũng luẩn quẩn giữa một đống câu hỏi... tại sao con người lại mắc bệnh? Tại sao người mắc bệnh lại là mẹ?
Người ốm bị giam hãm trên giường bệnh, chúng ta khó hình dung nổi mức ám ảnh của họ về vấn đề sống chết, chỉ có thể thông cảm, hoặc cố gắng thông cảm. Sự nản chí của mẹ cũng hành hạ những người đồng hành với mẹ, là chúng tôi.
Mấy hôm trước đi xem Chuyên gia cua gái (Hitch) với đứa bạn, Will Smith trong phim có một câu thoại: “Mỗi sáng thức dậy, đều phải sống có mục tiêu.”
Tôi không có mục tiêu gì đặc biệt, nhưng đại khái cũng sẽ viết được năm ngàn chữ mỗi ngày. Có ba bốn câu chuyện có thể viết, chọn cái nào đây? Truyện dài hay truyện ngắn? Hoặc bố thí thời gian của mình cho một hoạt động ý nghĩa tương đương là đọc sách. Cuối ngày đến lúc đi ngủ sẽ không còn gì phải tiếc nuối.
Người đang đối mặt với vấn đề sống chết, phải đặt mục tiêu mỗi ngày như thế nào? Có còn tâm trí nào đặt mục tiêu mỗi ngày không?
Mẹ từng nói, mẹ thường không biết mình nên “muốn” gì. Không có tâm trạng đọc sách, mà làm gì cũng không hứng thú. Hồi trước mẹ trông tiệm thuốc bận rộn làm không hết việc, ngày nào cũng đến tận một giờ sáng mới được chợp mắt, bây giờ rảnh rỗi, muốn ngủ thì ngủ, lại thành ra không có mục tiêu.
Chỉ thấy mẹ xem đi xem lại những số liệu tôi in từ trên mạng về chống ung thư, đặc biệt là con số thống kê tỉ lệ chữa khỏi. Thỉnh thoảng cùng mẹ ngồi xem phim ở phòng khách, mẹ còn ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Đến lúc mẹ phải được hưởng thú an nhàn rồi.
Nghĩ đến đây liền thấy rất bất lực.
Con nhà người ta đã đi làm từ lâu, anh em nhà tôi thì vẫn học hành, mặc dù từ đầu tới giờ chúng tôi đều vay vốn đi học, cũng không hẳn là gánh nặng kinh tế cho gia đình, nhưng lại không cách nào khiến mẹ có thể về hưu, nghỉ ngơi thật sự và nuôi dưỡng những thú vui nhàn rỗi sau này.
Nghe nói ước mơ có thể chắp cánh cho một con người.
Từ khi chụp cộng hưởng từ MIR ở đại học Y khoa Đài Bắc xong, thỉnh thoảng tôi lại ngồi tưởng tượng, nếu các u nang thần kinh tủy sống của tôi không phải u nước, cũng không lành tính mà là ác tính, thì tôi sẽ phản ứng thế nào? Giả sử chỉ còn sống thêm được năm năm, tôi sẽ sống “có mục tiêu” trong năm năm đó như thế nào?
Tính cách của tôi luôn có khía cạnh rất lãng mạn, câu trả lời rất rõ ràng. Tôi sẽ viết điên cuồng, với sức mạnh gõ nát bàn phím, trong năm năm hoàn thành ước mơ mà một người phải năm mươi năm mới hoàn thành được. Càng đến gần cái chết, càng soi rõ sự lấp lánh của linh hồn.
Nhưng mẹ quá đỗi yêu chúng tôi, nên ước mơ của mẹ đều đặt cả vào chúng tôi. Bởi vậy trong giai đoạn điều trị tĩnh dưỡng này, không thể và cũng nghĩ không ra việc gì để làm ngoài chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt.
Một trong các ước mơ của mẹ, đó là có được một căn nhà mới hoàn toàn thuộc về gia đình tôi. Chúng tôi đã vay một số tiền khá lớn, bỏ thêm rất nhiều công sức và mồ hôi để gấp rút thực hiện mơ ước ấy, thực sự hy vọng mẹ cảm thấy được niềm hạnh phúc ngay lập tức.
Và sau đó là đừng bị đau đầu nữa.
Thời gian của tôi không ngừng bị dồn nén, rất lo không xin được làm kiểm tra lại sức khỏe, và sẽ vẫn phải đi nghĩa vụ. Lúc đó sẽ không còn thời gian viết lách nữa, đành tranh thủ bây giờ tự ép mình viết thật nhiều.
Mẹ đã làm xong đợt hóa trị thứ ba, tĩnh dưỡng trong nhà mới được một tuần.
Có thể nói là may mắn, lần hóa trị thứ ba của mẹ thuận lợi hơn cả lần thứ hai, gần như không có những cơn sốt làm mẹ sầu não nữa. Truyền một lần huyết tương và một lần tiểu cầu, tình trạnh rất ổn định.
Nhưng sau khi mẹ ra viện, ngay chiều hôm đó ở nhà lại bị ớn lạnh, đo nhiệt độ đã là 38,9 độ. Sau đó, mẹ liên tục bị nhức đầu, uống panadol ngày ba lần theo ba bữa ăn, nhưng không khống chế nổi.
Sau đó cân nặng sút giảm, giờ chỉ còn 36 kg.
Mẹ bắt đầu khóc lóc trước mặt anh trai, than vãn rằng mình đã rất cố gắng ăn uống, tại sao vẫn không thấy tăng cân, tại sao lại khổ sở thế này.
Mẹ càng lo lắng cho bệnh tình bản thân, lo điều trị không khỏi, và bắt đầu than thở người giàu nhất Đài Loan như Quách Đài Minh mà vợ mắc ung thư cũng phải chịu lìa đời.
Mẹ cũng luẩn quẩn giữa một đống câu hỏi... tại sao con người lại mắc bệnh? Tại sao người mắc bệnh lại là mẹ?
Người ốm bị giam hãm trên giường bệnh, chúng ta khó hình dung nổi mức ám ảnh của họ về vấn đề sống chết, chỉ có thể thông cảm, hoặc cố gắng thông cảm. Sự nản chí của mẹ cũng hành hạ những người đồng hành với mẹ, là chúng tôi.
Mấy hôm trước đi xem Chuyên gia cua gái (Hitch) với đứa bạn, Will Smith trong phim có một câu thoại: “Mỗi sáng thức dậy, đều phải sống có mục tiêu.”
Tôi không có mục tiêu gì đặc biệt, nhưng đại khái cũng sẽ viết được năm ngàn chữ mỗi ngày. Có ba bốn câu chuyện có thể viết, chọn cái nào đây? Truyện dài hay truyện ngắn? Hoặc bố thí thời gian của mình cho một hoạt động ý nghĩa tương đương là đọc sách. Cuối ngày đến lúc đi ngủ sẽ không còn gì phải tiếc nuối.
Người đang đối mặt với vấn đề sống chết, phải đặt mục tiêu mỗi ngày như thế nào? Có còn tâm trí nào đặt mục tiêu mỗi ngày không?
Mẹ từng nói, mẹ thường không biết mình nên “muốn” gì. Không có tâm trạng đọc sách, mà làm gì cũng không hứng thú. Hồi trước mẹ trông tiệm thuốc bận rộn làm không hết việc, ngày nào cũng đến tận một giờ sáng mới được chợp mắt, bây giờ rảnh rỗi, muốn ngủ thì ngủ, lại thành ra không có mục tiêu.
Chỉ thấy mẹ xem đi xem lại những số liệu tôi in từ trên mạng về chống ung thư, đặc biệt là con số thống kê tỉ lệ chữa khỏi. Thỉnh thoảng cùng mẹ ngồi xem phim ở phòng khách, mẹ còn ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Đến lúc mẹ phải được hưởng thú an nhàn rồi.
Nghĩ đến đây liền thấy rất bất lực.
Con nhà người ta đã đi làm từ lâu, anh em nhà tôi thì vẫn học hành, mặc dù từ đầu tới giờ chúng tôi đều vay vốn đi học, cũng không hẳn là gánh nặng kinh tế cho gia đình, nhưng lại không cách nào khiến mẹ có thể về hưu, nghỉ ngơi thật sự và nuôi dưỡng những thú vui nhàn rỗi sau này.
Nghe nói ước mơ có thể chắp cánh cho một con người.
Từ khi chụp cộng hưởng từ MIR ở đại học Y khoa Đài Bắc xong, thỉnh thoảng tôi lại ngồi tưởng tượng, nếu các u nang thần kinh tủy sống của tôi không phải u nước, cũng không lành tính mà là ác tính, thì tôi sẽ phản ứng thế nào? Giả sử chỉ còn sống thêm được năm năm, tôi sẽ sống “có mục tiêu” trong năm năm đó như thế nào?
Tính cách của tôi luôn có khía cạnh rất lãng mạn, câu trả lời rất rõ ràng. Tôi sẽ viết điên cuồng, với sức mạnh gõ nát bàn phím, trong năm năm hoàn thành ước mơ mà một người phải năm mươi năm mới hoàn thành được. Càng đến gần cái chết, càng soi rõ sự lấp lánh của linh hồn.
Nhưng mẹ quá đỗi yêu chúng tôi, nên ước mơ của mẹ đều đặt cả vào chúng tôi. Bởi vậy trong giai đoạn điều trị tĩnh dưỡng này, không thể và cũng nghĩ không ra việc gì để làm ngoài chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt.
Một trong các ước mơ của mẹ, đó là có được một căn nhà mới hoàn toàn thuộc về gia đình tôi. Chúng tôi đã vay một số tiền khá lớn, bỏ thêm rất nhiều công sức và mồ hôi để gấp rút thực hiện mơ ước ấy, thực sự hy vọng mẹ cảm thấy được niềm hạnh phúc ngay lập tức.
Và sau đó là đừng bị đau đầu nữa.
/30
|