Việc ở Đài Bắc tạm khép lại một giai đoạn. Để sau sẽ nói về buổi thuyết trình ở đại học Sư phạm và phát biểu cảm tưởng nhận giải sáng tác một triệu.
Ngày mai là ngày cuối cùng của đợt hóa trị liệu đầu tiên. Người bình thường có khoảng 10000 bạch cầu/mm3 máu, khi mẹ mắc bệnh vọt lên 20000, nhưng sau khi hóa chất có tác dụng, chỉ còn 600.
Cũng có nghĩa là, sức đề kháng của hệ miễn dịch của mẹ bây giờ rất yếu. Trông nom mẹ phải rất cẩn thận, không được để mẹ bị cảm cúm hoặc lây nhiễm vi khuẩn. Phải luôn trang bị khẩu trang giấy và nước sát trùng. Tình hình này phải từ chối mọi thăm hỏi, trừ người thân đến trông nom. Vì vậy, người bạn trên mạng muốn dùng năng lượng chữa bệnh cho mẹ tôi ở cự ly gần chắc phải chờ một thời gian nữa.
Đương nhiên, đối tượng cách ly cũng bao gồm người trong nhà. Thằng út mặc dù đã về Chương Hóa, nhưng không may bị cảm, thế là tạm thời thiếu mất một hộ lý có thể điều động. Dĩ nhiên không được mắng mỏ thằng út, nhưng phải đề nghị nó “đừng có tái phạm!”
Mấy hôm nay ở Đài Bắc, gửi được xe máy và hai thùng to quần áo mùa đông về nhà. Sau đó chờ đến Chủ nhật lễ trao giải Truyện phim Comic một triệu, tổ chức ở khu số ba Trung tâm thương mại thế giới. Nhưng anh cả từ Chương Hóa báo tin xấu, làm tôi vừa lo lắng vừa giận dữ.
Nhằm ngăn chặn mọi nguồn lây nhiễm, ngay sau hôm tôi lên Đài Bắc mẹ đã chuyển từ phòng bốn người sang phòng hai người, định là được yên tĩnh hơn, ít người sử dụng không gian công cộng, nhưng cuối cùng lại hoàn toàn trái ngược. Ông cụ cùng phòng nôn ra máu rất nhiều, tiếng cấp cứu, tiếng máy thở không dứt, làm cho không khí đầy ắp căng thẳng chỉ chực chờ xảy ra điều gì nguy hiểm. Mặc dù tâm lý và giấc ngủ của mẹ không tránh khỏi bị ảnh hưởng, nhưng người mắc bệnh phải thông cảm cho nhau, không có gì phải nói.
Thế nhưng, người nhà của ông cụ chẳng khác gì đám khách ngồi dai mà lại vô duyên, như tổ chức cả một cuộc thi diễn thuyết trong không gian nhỏ bé của phòng bệnh, to tiếng sai khiến nhân viên y tế thông trực tràng, chỉ huy quy trình cấp cứu, buôn chuyện đâu đâu trong điện thoại với người khác, còn tùy tiện sử dụng nước rửa tay của nhà chúng tôi mua đặt trong toa lét. Nghe anh cả nói, đến nửa đêm tiếng ồn ào vẫn không hề thuyên giảm, làm cho huyết áp của mẹ tăng vọt, tâm trạng rất xấu.
Tại nhà kia lúc nào cũng mồm miệng oang oang, nên cả anh trai lẫn mẹ tôi đều rất rõ bệnh tình của ông cụ. Ông cụ ốm sắp chết, nhưng người nhà vẫn chờ giờ tốt để cho ông ra viện về nhà. Cho rằng con người vãng sinh tại nhà vẫn tốt hơn, nên mặc dù ông cụ đã mất ý thức, xuất huyết nhiều, đám khách ngồi dai chẳng mảy may nao núng; cấp cứu vừa mới ổn định, lỡ mất giờ tốt, lại chờ lần nữa. Buổi tối cũng không ra viện, sợ xui xẻo.
Mẹ khó chịu, anh cả càng chịu không nổi. Nhưng mâu thuẫn với người nhà của bệnh nhân cùng phòng là một việc hết sức ngu ngốc, anh cả đành lịch sự nhắc nhở nhà kia là mẹ cần được nghỉ ngơi, thì họ lại mát mẻ nào là “Nếu sợ ồn thì sao không chọn phòng đơn?” “Chỗ này là bệnh viện, làm sao mà không ai được nói gì được?”… Về sau ngày càng lớn tiếng, càng tùy tiện, gọi y tá đến thì họ lại cao giọng “Chúng tôi chẳng làm gì cả, người ta quá khó tính!” v.v…
Sau nữa lại có một đứa bé gái là cháu nội ông cụ, cứ thế gào lên với ông cụ đang hôn mê: “Ông ơi! Ông ơi!” Kêu đến khản giọng, nhưng không thấy tí đau buồn nào.
Nguồn ebook:
Chuyện thế này tôi chưa nhìn tận mắt đã giận sôi gan. Nếu không vì tôn trọng mẹ, chắc anh cả đã định dãn gân dãn cốt một tí. Nếu có Cáp Bổng[1], chắc tôi cũng muốn “đại ca” chiếu cố đám khách dai kia. Bằng không, thì lấy tờ giấy trắng kẻ bảng rồi đến gần hỏi: “Xin lỗi, có phải cuộc thi đoạt cúp ồn ào nhất bệnh viện lần thứ hai đang diễn ra ở đây phải không ạ? A, chú không phải là vô địch giải lần trước à?”
[1] Một nhân vật trong truyện Cáp Bổng truyền kỳ của Cửu Bả Đao, là một giáo viên đồng thời là người đứng đầu đám lưu manh.
May sao, đề nghị đổi phòng của chúng tôi mau chóng được chấp nhận, mẹ được thằng út dìu sang căn phòng đôi mới, thật yên tĩnh. Còn anh cả cũng chỉ chửi đám khách dai kia vài câu gọi là. Chúng tôi vừa rời đi đã có một bệnh nhân chuyển đến cùng phòng với đám khách dai, nhưng chỉ hôm sau đã dọn khỏi đó. Hoặc có thể nói là bỏ chạy khỏi đó.
Về sau mới biết, đám khách dai vốn là ở phòng đơn, nhưng chắc chi phí quá đắt mới chuyển sang phòng đôi, rồi ồn ào náo loạn lên để đuổi bệnh nhân khác đi. Một phương pháp thô lỗ để có được phòng đơn giá rẻ.
Nói thật, tôi rất thương cho tình cảnh ngắc ngoải hấp hối của ông cụ, có nên tiếp tục cứu nữa không tôi không có ý kiến, các bác sĩ y tá bị chỉ huy thế nào tôi cũng chỉ biết bối rối. Nhưng tôi không bao giờ đồng ý cái trò bố láo biến bệnh viện thành nơi tổ chức party thăm hỏi.
Chẳng ai muốn ốm đau, người nhà cũng cần thông cảm lẫn nhau. Người bệnh rất cần nghỉ ngơi, dù không phải là người nhà anh. Bắt nạt mẹ tôi, tôi sẽ chẳng thèm để tâm khi máy thở của ông cụ nhà các người bị hỏng đột ngột.
Lòng cảm thông cũng chẳng phải phẩm chất gì cao cả cho lắm, chỉ là điểm xuất phát của lòng tốt cơ bản nhất trong linh hồn một con người. Không biết cảm thông, thì nên chui vào thùng rác mà tìm phân loại của mình, xem là loại đốt được hay không đốt được, loại tái sử dụng hay không tái sử dụng được.
Ngày mai là ngày cuối cùng của đợt hóa trị liệu đầu tiên. Người bình thường có khoảng 10000 bạch cầu/mm3 máu, khi mẹ mắc bệnh vọt lên 20000, nhưng sau khi hóa chất có tác dụng, chỉ còn 600.
Cũng có nghĩa là, sức đề kháng của hệ miễn dịch của mẹ bây giờ rất yếu. Trông nom mẹ phải rất cẩn thận, không được để mẹ bị cảm cúm hoặc lây nhiễm vi khuẩn. Phải luôn trang bị khẩu trang giấy và nước sát trùng. Tình hình này phải từ chối mọi thăm hỏi, trừ người thân đến trông nom. Vì vậy, người bạn trên mạng muốn dùng năng lượng chữa bệnh cho mẹ tôi ở cự ly gần chắc phải chờ một thời gian nữa.
Đương nhiên, đối tượng cách ly cũng bao gồm người trong nhà. Thằng út mặc dù đã về Chương Hóa, nhưng không may bị cảm, thế là tạm thời thiếu mất một hộ lý có thể điều động. Dĩ nhiên không được mắng mỏ thằng út, nhưng phải đề nghị nó “đừng có tái phạm!”
Mấy hôm nay ở Đài Bắc, gửi được xe máy và hai thùng to quần áo mùa đông về nhà. Sau đó chờ đến Chủ nhật lễ trao giải Truyện phim Comic một triệu, tổ chức ở khu số ba Trung tâm thương mại thế giới. Nhưng anh cả từ Chương Hóa báo tin xấu, làm tôi vừa lo lắng vừa giận dữ.
Nhằm ngăn chặn mọi nguồn lây nhiễm, ngay sau hôm tôi lên Đài Bắc mẹ đã chuyển từ phòng bốn người sang phòng hai người, định là được yên tĩnh hơn, ít người sử dụng không gian công cộng, nhưng cuối cùng lại hoàn toàn trái ngược. Ông cụ cùng phòng nôn ra máu rất nhiều, tiếng cấp cứu, tiếng máy thở không dứt, làm cho không khí đầy ắp căng thẳng chỉ chực chờ xảy ra điều gì nguy hiểm. Mặc dù tâm lý và giấc ngủ của mẹ không tránh khỏi bị ảnh hưởng, nhưng người mắc bệnh phải thông cảm cho nhau, không có gì phải nói.
Thế nhưng, người nhà của ông cụ chẳng khác gì đám khách ngồi dai mà lại vô duyên, như tổ chức cả một cuộc thi diễn thuyết trong không gian nhỏ bé của phòng bệnh, to tiếng sai khiến nhân viên y tế thông trực tràng, chỉ huy quy trình cấp cứu, buôn chuyện đâu đâu trong điện thoại với người khác, còn tùy tiện sử dụng nước rửa tay của nhà chúng tôi mua đặt trong toa lét. Nghe anh cả nói, đến nửa đêm tiếng ồn ào vẫn không hề thuyên giảm, làm cho huyết áp của mẹ tăng vọt, tâm trạng rất xấu.
Tại nhà kia lúc nào cũng mồm miệng oang oang, nên cả anh trai lẫn mẹ tôi đều rất rõ bệnh tình của ông cụ. Ông cụ ốm sắp chết, nhưng người nhà vẫn chờ giờ tốt để cho ông ra viện về nhà. Cho rằng con người vãng sinh tại nhà vẫn tốt hơn, nên mặc dù ông cụ đã mất ý thức, xuất huyết nhiều, đám khách ngồi dai chẳng mảy may nao núng; cấp cứu vừa mới ổn định, lỡ mất giờ tốt, lại chờ lần nữa. Buổi tối cũng không ra viện, sợ xui xẻo.
Mẹ khó chịu, anh cả càng chịu không nổi. Nhưng mâu thuẫn với người nhà của bệnh nhân cùng phòng là một việc hết sức ngu ngốc, anh cả đành lịch sự nhắc nhở nhà kia là mẹ cần được nghỉ ngơi, thì họ lại mát mẻ nào là “Nếu sợ ồn thì sao không chọn phòng đơn?” “Chỗ này là bệnh viện, làm sao mà không ai được nói gì được?”… Về sau ngày càng lớn tiếng, càng tùy tiện, gọi y tá đến thì họ lại cao giọng “Chúng tôi chẳng làm gì cả, người ta quá khó tính!” v.v…
Sau nữa lại có một đứa bé gái là cháu nội ông cụ, cứ thế gào lên với ông cụ đang hôn mê: “Ông ơi! Ông ơi!” Kêu đến khản giọng, nhưng không thấy tí đau buồn nào.
Nguồn ebook:
Chuyện thế này tôi chưa nhìn tận mắt đã giận sôi gan. Nếu không vì tôn trọng mẹ, chắc anh cả đã định dãn gân dãn cốt một tí. Nếu có Cáp Bổng[1], chắc tôi cũng muốn “đại ca” chiếu cố đám khách dai kia. Bằng không, thì lấy tờ giấy trắng kẻ bảng rồi đến gần hỏi: “Xin lỗi, có phải cuộc thi đoạt cúp ồn ào nhất bệnh viện lần thứ hai đang diễn ra ở đây phải không ạ? A, chú không phải là vô địch giải lần trước à?”
[1] Một nhân vật trong truyện Cáp Bổng truyền kỳ của Cửu Bả Đao, là một giáo viên đồng thời là người đứng đầu đám lưu manh.
May sao, đề nghị đổi phòng của chúng tôi mau chóng được chấp nhận, mẹ được thằng út dìu sang căn phòng đôi mới, thật yên tĩnh. Còn anh cả cũng chỉ chửi đám khách dai kia vài câu gọi là. Chúng tôi vừa rời đi đã có một bệnh nhân chuyển đến cùng phòng với đám khách dai, nhưng chỉ hôm sau đã dọn khỏi đó. Hoặc có thể nói là bỏ chạy khỏi đó.
Về sau mới biết, đám khách dai vốn là ở phòng đơn, nhưng chắc chi phí quá đắt mới chuyển sang phòng đôi, rồi ồn ào náo loạn lên để đuổi bệnh nhân khác đi. Một phương pháp thô lỗ để có được phòng đơn giá rẻ.
Nói thật, tôi rất thương cho tình cảnh ngắc ngoải hấp hối của ông cụ, có nên tiếp tục cứu nữa không tôi không có ý kiến, các bác sĩ y tá bị chỉ huy thế nào tôi cũng chỉ biết bối rối. Nhưng tôi không bao giờ đồng ý cái trò bố láo biến bệnh viện thành nơi tổ chức party thăm hỏi.
Chẳng ai muốn ốm đau, người nhà cũng cần thông cảm lẫn nhau. Người bệnh rất cần nghỉ ngơi, dù không phải là người nhà anh. Bắt nạt mẹ tôi, tôi sẽ chẳng thèm để tâm khi máy thở của ông cụ nhà các người bị hỏng đột ngột.
Lòng cảm thông cũng chẳng phải phẩm chất gì cao cả cho lắm, chỉ là điểm xuất phát của lòng tốt cơ bản nhất trong linh hồn một con người. Không biết cảm thông, thì nên chui vào thùng rác mà tìm phân loại của mình, xem là loại đốt được hay không đốt được, loại tái sử dụng hay không tái sử dụng được.
/30
|