10 giờ sáng, lượng thuốc còn 206. Mẹ vẫn ăn kém. Bữa sáng ăn không hết một cái bánh bao không nhân chấm cháo bột gạo.
Bác sĩ Vương vừa đến lúc nãy, dặn chuẩn bị buổi chiều chuyển giường vào khu cách ly. Y tá giảng giải cần kiểm soát chặt chẽ hơn sau khi cách ly, chẳng hạn không khí chỉ được ra không vào, hạn chế khách đến thăm (ơn ông Trời), mặc trang phục đặc biệt có mũ, mua hai đôi dép lê sạch mới, chỉ được ăn chín uống sôi và trái cây gọt vỏ, mỗi lần chỉ cho phép một người chăm mẹ (gay go rồi).
“Tất nhiên không được đem thú cưng này, hoa tươi nọ kia vào đây. Nếu không biết có được mang vào không, thì phải hỏi phòng hộ lý trước đã.” Y tá dặn, khuôn mặt bịt khẩu trang chỉ còn đôi mắt hình như đang cười.
“Có được mang máy tính vào không ạ?” Tôi chột dạ, chỉ tay vào iBook bên cạnh.
“Được.” Y tá trả lời. Hút chết.
Nếu không được viết truyện trong khi chăm mẹ, nhà xuất bản chắc chắn muốn nhảy lầu. Còn tôi sẽ bị bắt buộc trở thành siêu độc giả đa lĩnh vực. Tôi đã mua sẵn Mật mã Da Vinci, Hiện trường tội ác của Lý Xương Ngọc, Hành trình Italia của cá. Tôi nghĩ mình còn thiếu vài cuốn truyện trinh thám. Đằng nào tôi cũng đang thừa kiên nhẫn.
Anh cả gọi cho tôi trước, nói tối muốn đi Quán Âm đình ở công viên Tam Giác lễ bái, nguyện với đức Phật là sẽ chép kinh làm công đức cho mẹ, hỏi tôi thấy nên chép mấy lượt.
“Thế thì phải xem chép gì chứ?” Trong đầu tôi hiện ra mấy bài kinh rất dài, hơi lo lắng.
“Đương nhiên là Tâm kinh rồi.” Anh trả lời.
Tôi rất lưỡng lự, con người ta sống trên cõi đời này có rất nhiều việc phải làm. Chép kinh rõ ràng là chiếm rất nhiều thời gian của tôi, mà lại cực kỳ nhiều.
Đã bảo rồi, tôi hy vọng có thể duy trì một sự cân bằng thật bền vững.
Tôi tin quỷ thần và các lời mách bảo linh thiêng, tôi cũng tin có “công đức”, nhưng chép kinh hình như chẳng ích lợi gì cho người khác, chỉ là hí hoáy viết, quả thực khó lòng đưa công thức “chép kinh = công đức” vào nhận thức giá trị của tôi.
“Thế thì một trăm lần nhé.” Tôi vẫn đồng ý.
Nếu không coi là công đức, thì ít nhất để xem chữ hiếu có cảm động được ông Trời không.
Ba bị tiểu đường, vừa đến khám ở bệnh viện Chương Cơ, dĩ nhiên ghé thăm mẹ. Tôi cũng bắt đầu thu dọn đồ đạc trong phòng, tưởng tượng xem thế giới của buồng cách ly ra làm sao.
Mỗi lần chỉ cho phép một người nhà ở cạnh mẹ trong buồng cách ly, đồng thời phải giảm thiểu số lần ra vào, nếu không sẽ bị coi là tự nguyện thôi cách ly và bắt buộc chuyển về phòng thông thường. Quy định này có xuất phát điểm là tốt đẹp, không như thế thì cách ly chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng tôi vẫn khó tránh cảm thấy cô đơn sắp đến.
Buổi chiều trước khi chính thức chuyển vào buồng cách ly, mẹ bảo muốn gội đầu cho thoải mái. Hai mẹ con đi thang máy lên tầng năm, thám hiểm tiệm cắt tóc gội đầu của Chương Cơ.
Vóc dáng mẹ nhỏ bé, nhỏ đến mức lúc gội đầu chân không đạp tới bên dưới ghế, phải co chân lên trên, còn tôi đứng cạnh cầm dụng cụ truyền. Mặc dù không khỏe, có vẻ hơi sốt, nhưng mẹ vẫn kiếm chuyện nói với cô gội đầu.
Tạm biệt phòng hai người thông thường, sang buồng cách ly, bụng dạ van vái cho bệnh nhân cùng phòng mới được tốt tính tốt nết, đừng là vô địch giải ăn to nói lớn nữa.
Y tá mặc bộ đồng phục màu hồng nhiệt tình hướng dẫn tôi quy định bảo vệ buồng cách ly.
Trước hết phải đổi đôi dép lê mới sạch sẽ, rửa tay đủ mười lăm giây, đội mũ và đeo khẩu trang xanh lá, mặc áo cách ly rất gợi cảm, dùng bàn chân điều khiển chốt mở các cánh cửa kính.
Nghe tiếng nói và nhìn ánh mắt, tôi đoán cô y tá này nhỏ hơn tuổi tôi một chút, chưa tỏ ra cái vẻ bận rộn đặc trưng của y tá, vóc dáng nhỏ nhắn đáng yêu, còn biết nói cười với bệnh nhân, giúp tôi cầm máy tính. Một y tá rất tốt. Nếu mẹ tôi khỏi bệnh, tôi sẽ tặng cô ấy một cuốn sách.
Sau đó tôi bắt đầu nghĩ vớ vẩn. Trong bệnh viện, chuyện tình cảm giữa bác sĩ với y tá chắc hẳn rất thú vị, ai cũng bịt khẩu trang, đứng tận cuối hành lang sờ mó nhau, tự tình với nhau bằng ánh mắt và tiếng nói, và quá bận rộn để ra ngoài hò hẹn. Chắc phải đến ngày cưới hai bên mới nhìn thấy mặt mũi của nhau. Trời ơi dê quá!
Bệnh nhân cùng phòng của mẹ cũng là một bà mẹ, gọi là bà Ngô, cũng bị bệnh máu trắng, làm hóa trị đợt thứ tư, tinh thần rất ổn, suốt ngày xem ti vi. Hôm nay chúng tôi đã xem chiếu lại Thiên địa hữu tình, Bác Điểu Lai và dì Mười Ba, Tình khó quên. Chốc nữa lại xem tiếp.
Bà Ngô và ông Ngô chồng bà rất thích nói chuyện, nên mẹ cũng phấn chấn tinh thần, nói chuyện luôn mồm. Tôi nghĩ thế là tốt. Tôi thích nhìn bộ dạng vui chuyện của mẹ.
Trong câu chuyện lan man hầm bà lằng, tình cờ phát hiện ra bà Ngô và mẹ đều sinh ngày 5/12. Trùng hợp thật, con người gặp được nhau chắc hẳn phải có lý do. Cả hai chắc chắn sẽ khỏi bệnh.
Thời gian này xảy ra rất nhiều chuyện, tự truyện đồng hành cùng mẹ này cũng trở nên phức tạp.
Thứ Bảy đến đại học Sư phạm, tham gia một hoạt động do khoa Ngữ văn ở đó liên kết tổ chức với Trạc Mông Văn học quán của website BBS Vô Danh. Hoạt động gồm triển lãm sách và tọa đàm. Tôi sốt ruột việc chăm sóc mẹ, nên chỉ tham gia nội dung thứ hai.
Do nhớ nhầm giờ, đến sớm hai tiếng đồng hồ, bèn đi tìm một góc cầu thang khuất mắt, mở máy tính ra viết lách. Bất kể ở đâu và khi nào cũng viết được, đó là quan điểm của tôi, chỉ cần cái mông đang được ngồi. Sáng tác, sự khiêm tốn như vậy đã tạo nên đằng sau nó phong cách hoang dã tự nhiên của tôi. Nhưng có ai biết đâu? Đa số mọi người chỉ thấy cái mặt tự đắc của tôi mà không cần hỏi đến lý do.
Chủ đề tọa đàm là mối quan hệ giữa các nhà văn mạng với nhà xuất bản và bạn đọc, tôi cảm thấy chủ đề hơi “phẳng” quá, bèn ngẫu hứng đẩy chủ đề ra xa. Bởi vì tôi là một người thường xuyên chú ý đến các vấn đề như “vì sao ta viết”, “vì sao lại viết theo lối này”, cho nên với những vấn đề liên quan đến mạng, hoặc sáng tác, tôi đều có thể uốn ba tấc lưỡi không cần nháp. Thói quen của tôi là nói từ xa đến gần, làm cho thính giả thấy được nguyên nhân vì sao tôi nói như vậy một cách mạch lạc.
@STENT:
Trong quá trình tọa đàm, nghe trao đổi của các khách mời khác, tôi lại một lần nữa khẳng định những điều đã nói khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Viễn Kiến từ hai tuần trước. Nhưng mà tôi thấy rất tiếc.
Có thể họ cho là không quan trọng, nhưng tuyệt đại bộ phận tác giả văn học mạng đều chưa xây dựng một kiến giải về quan điểm sáng tác cho chính mình. Nhiều tác giả khi nhìn nhận bản thân đều đã tự coi thường mình khi dựa vào quan điểm tiêu dùng, cung sao cầu nấy của nhà xuất bản, rất thiếu định hướng riêng. Tuyên bố là có, nhưng thông thường là do chưa nhận thấy trạng thái phụ thuộc của mình mà thôi.
Nói cụ thể hơn tức là có các tuyên bố hoặc hành động sau đây, nhưng không nhất định đồng thời tất cả:
Một là, cho rằng động cơ sáng tác của mình rất đơn giản, chỉ là thích viết thôi.
Hai là, cho rằng bản thân viết truyện tình cảm chỉ là giải pháp tạm thời, mai kia chiếm được tình cảm độc giả rồi mới truyền bá đạo lý lớn lao.
Ba là, cảm thấy nếu không phải là văn học nhẹ nhàng, thậm chí nếu không theo đề tài tình cảm thì không thể đến với phần lớn độc giả.
Bốn là, thấy có người phê phán văn học mạng hầu hết rất tệ, liền cho rằng văn học mạng bị đàn áp, và rồi tự vệ thái quá.
Năm là, tôi viết về “cảm xúc”.
Thế nhưng, đơn giản kiểu này kỳ thực không hề đơn giản. Chỉ cần có điều số một, thêm với những điều khác, là sẽ rơi vào tình trạng tự mâu thuẫn. Việc tuyên bố điều số một có thể khiến bản thân ở vào trạng thái lười biếng kiểu: “anh cứ việc đánh tôi đi nào”, đó là thứ vỏ bọc tiện lợi nhất đối với rất nhiều cây bút. Tự đánh giá thấp mình trước, thì có vẻ như đã sẵn sàng trước mọi phê phán.
Tôi không hề coi thường những người cầm bút để nuôi miệng, cũng không cho rằng kiến giải theo quan điểm tiêu dùng là không thỏa đáng. Chẳng hạn kinh nghiệm từ các bài phỏng vấn Thái Trí Hằng cho thấy, quan điểm của anh hết sức tiêu dùng, nhưng cũng vẫn tạo được một cái nhìn hoàn chỉnh về bản thân.
Nhưng đa số người sáng tác đều là ai bảo sao thì mình nói vậy, vay mượn các kiến giải sáng tác của nhau, hoặc cùng phụ thuộc vào một kiến giải sáng tác đó, và không còn cho thấy bóng dáng của cái gọi là con người sáng tạo nữa. Lấy chỗ đứng mà nhà xuất bản sắp đặt cho mình theo quan điểm tiêu dùng làm điều chân thật, lâu dần sẽ không trở lại là chính mình được nữa.
Vì sao nhiều người không xây dựng triết lý sáng tác cho riêng mình? Hay là sợ triết lý đó không được đón nhận? Hoặc cho rằng ngoài sáng tác ra thì tất tật mọi thứ kể cả quan điểm hay suy nghĩ về sản phẩm sáng tạo đều không cần thiết?
Khi nhận thấy có một vẻ kiêu hãnh ở Mậu Tây, trong lòng tôi rất vui, và cũng nói thẳng với Mậu Tây tôi rất thích vẻ kiêu hãnh toát lên của chú ấy. Nếu người viết tự tin, chưa bàn đến chuyện có đủ tư cách đó hay không, thì vẫn tốt biết mấy!
Kiến giải về bản thân của tôi vẫn còn đang thay đổi, nhưng hình hài đã ngày một rõ nét.
Đối với tôi, tìm thấy lý do và định hướng sáng tác có ý nghĩa rất quan trọng, dù sao thì cái kiểu “viết một hồi, chợt thành công” thực ra rất kém cỏi, rất không lãng mạn. Sự thành công đạt được một cách vất vả sau những nỗ lực có ý thức thì mới đủ sâu sắc, mới có vị kiềm mặn của mồ hôi… mới có chất lãng mạn của người đàn ông.
Bác sĩ Vương vừa đến lúc nãy, dặn chuẩn bị buổi chiều chuyển giường vào khu cách ly. Y tá giảng giải cần kiểm soát chặt chẽ hơn sau khi cách ly, chẳng hạn không khí chỉ được ra không vào, hạn chế khách đến thăm (ơn ông Trời), mặc trang phục đặc biệt có mũ, mua hai đôi dép lê sạch mới, chỉ được ăn chín uống sôi và trái cây gọt vỏ, mỗi lần chỉ cho phép một người chăm mẹ (gay go rồi).
“Tất nhiên không được đem thú cưng này, hoa tươi nọ kia vào đây. Nếu không biết có được mang vào không, thì phải hỏi phòng hộ lý trước đã.” Y tá dặn, khuôn mặt bịt khẩu trang chỉ còn đôi mắt hình như đang cười.
“Có được mang máy tính vào không ạ?” Tôi chột dạ, chỉ tay vào iBook bên cạnh.
“Được.” Y tá trả lời. Hút chết.
Nếu không được viết truyện trong khi chăm mẹ, nhà xuất bản chắc chắn muốn nhảy lầu. Còn tôi sẽ bị bắt buộc trở thành siêu độc giả đa lĩnh vực. Tôi đã mua sẵn Mật mã Da Vinci, Hiện trường tội ác của Lý Xương Ngọc, Hành trình Italia của cá. Tôi nghĩ mình còn thiếu vài cuốn truyện trinh thám. Đằng nào tôi cũng đang thừa kiên nhẫn.
Anh cả gọi cho tôi trước, nói tối muốn đi Quán Âm đình ở công viên Tam Giác lễ bái, nguyện với đức Phật là sẽ chép kinh làm công đức cho mẹ, hỏi tôi thấy nên chép mấy lượt.
“Thế thì phải xem chép gì chứ?” Trong đầu tôi hiện ra mấy bài kinh rất dài, hơi lo lắng.
“Đương nhiên là Tâm kinh rồi.” Anh trả lời.
Tôi rất lưỡng lự, con người ta sống trên cõi đời này có rất nhiều việc phải làm. Chép kinh rõ ràng là chiếm rất nhiều thời gian của tôi, mà lại cực kỳ nhiều.
Đã bảo rồi, tôi hy vọng có thể duy trì một sự cân bằng thật bền vững.
Tôi tin quỷ thần và các lời mách bảo linh thiêng, tôi cũng tin có “công đức”, nhưng chép kinh hình như chẳng ích lợi gì cho người khác, chỉ là hí hoáy viết, quả thực khó lòng đưa công thức “chép kinh = công đức” vào nhận thức giá trị của tôi.
“Thế thì một trăm lần nhé.” Tôi vẫn đồng ý.
Nếu không coi là công đức, thì ít nhất để xem chữ hiếu có cảm động được ông Trời không.
Ba bị tiểu đường, vừa đến khám ở bệnh viện Chương Cơ, dĩ nhiên ghé thăm mẹ. Tôi cũng bắt đầu thu dọn đồ đạc trong phòng, tưởng tượng xem thế giới của buồng cách ly ra làm sao.
Mỗi lần chỉ cho phép một người nhà ở cạnh mẹ trong buồng cách ly, đồng thời phải giảm thiểu số lần ra vào, nếu không sẽ bị coi là tự nguyện thôi cách ly và bắt buộc chuyển về phòng thông thường. Quy định này có xuất phát điểm là tốt đẹp, không như thế thì cách ly chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng tôi vẫn khó tránh cảm thấy cô đơn sắp đến.
Buổi chiều trước khi chính thức chuyển vào buồng cách ly, mẹ bảo muốn gội đầu cho thoải mái. Hai mẹ con đi thang máy lên tầng năm, thám hiểm tiệm cắt tóc gội đầu của Chương Cơ.
Vóc dáng mẹ nhỏ bé, nhỏ đến mức lúc gội đầu chân không đạp tới bên dưới ghế, phải co chân lên trên, còn tôi đứng cạnh cầm dụng cụ truyền. Mặc dù không khỏe, có vẻ hơi sốt, nhưng mẹ vẫn kiếm chuyện nói với cô gội đầu.
Tạm biệt phòng hai người thông thường, sang buồng cách ly, bụng dạ van vái cho bệnh nhân cùng phòng mới được tốt tính tốt nết, đừng là vô địch giải ăn to nói lớn nữa.
Y tá mặc bộ đồng phục màu hồng nhiệt tình hướng dẫn tôi quy định bảo vệ buồng cách ly.
Trước hết phải đổi đôi dép lê mới sạch sẽ, rửa tay đủ mười lăm giây, đội mũ và đeo khẩu trang xanh lá, mặc áo cách ly rất gợi cảm, dùng bàn chân điều khiển chốt mở các cánh cửa kính.
Nghe tiếng nói và nhìn ánh mắt, tôi đoán cô y tá này nhỏ hơn tuổi tôi một chút, chưa tỏ ra cái vẻ bận rộn đặc trưng của y tá, vóc dáng nhỏ nhắn đáng yêu, còn biết nói cười với bệnh nhân, giúp tôi cầm máy tính. Một y tá rất tốt. Nếu mẹ tôi khỏi bệnh, tôi sẽ tặng cô ấy một cuốn sách.
Sau đó tôi bắt đầu nghĩ vớ vẩn. Trong bệnh viện, chuyện tình cảm giữa bác sĩ với y tá chắc hẳn rất thú vị, ai cũng bịt khẩu trang, đứng tận cuối hành lang sờ mó nhau, tự tình với nhau bằng ánh mắt và tiếng nói, và quá bận rộn để ra ngoài hò hẹn. Chắc phải đến ngày cưới hai bên mới nhìn thấy mặt mũi của nhau. Trời ơi dê quá!
Bệnh nhân cùng phòng của mẹ cũng là một bà mẹ, gọi là bà Ngô, cũng bị bệnh máu trắng, làm hóa trị đợt thứ tư, tinh thần rất ổn, suốt ngày xem ti vi. Hôm nay chúng tôi đã xem chiếu lại Thiên địa hữu tình, Bác Điểu Lai và dì Mười Ba, Tình khó quên. Chốc nữa lại xem tiếp.
Bà Ngô và ông Ngô chồng bà rất thích nói chuyện, nên mẹ cũng phấn chấn tinh thần, nói chuyện luôn mồm. Tôi nghĩ thế là tốt. Tôi thích nhìn bộ dạng vui chuyện của mẹ.
Trong câu chuyện lan man hầm bà lằng, tình cờ phát hiện ra bà Ngô và mẹ đều sinh ngày 5/12. Trùng hợp thật, con người gặp được nhau chắc hẳn phải có lý do. Cả hai chắc chắn sẽ khỏi bệnh.
Thời gian này xảy ra rất nhiều chuyện, tự truyện đồng hành cùng mẹ này cũng trở nên phức tạp.
Thứ Bảy đến đại học Sư phạm, tham gia một hoạt động do khoa Ngữ văn ở đó liên kết tổ chức với Trạc Mông Văn học quán của website BBS Vô Danh. Hoạt động gồm triển lãm sách và tọa đàm. Tôi sốt ruột việc chăm sóc mẹ, nên chỉ tham gia nội dung thứ hai.
Do nhớ nhầm giờ, đến sớm hai tiếng đồng hồ, bèn đi tìm một góc cầu thang khuất mắt, mở máy tính ra viết lách. Bất kể ở đâu và khi nào cũng viết được, đó là quan điểm của tôi, chỉ cần cái mông đang được ngồi. Sáng tác, sự khiêm tốn như vậy đã tạo nên đằng sau nó phong cách hoang dã tự nhiên của tôi. Nhưng có ai biết đâu? Đa số mọi người chỉ thấy cái mặt tự đắc của tôi mà không cần hỏi đến lý do.
Chủ đề tọa đàm là mối quan hệ giữa các nhà văn mạng với nhà xuất bản và bạn đọc, tôi cảm thấy chủ đề hơi “phẳng” quá, bèn ngẫu hứng đẩy chủ đề ra xa. Bởi vì tôi là một người thường xuyên chú ý đến các vấn đề như “vì sao ta viết”, “vì sao lại viết theo lối này”, cho nên với những vấn đề liên quan đến mạng, hoặc sáng tác, tôi đều có thể uốn ba tấc lưỡi không cần nháp. Thói quen của tôi là nói từ xa đến gần, làm cho thính giả thấy được nguyên nhân vì sao tôi nói như vậy một cách mạch lạc.
@STENT:
Trong quá trình tọa đàm, nghe trao đổi của các khách mời khác, tôi lại một lần nữa khẳng định những điều đã nói khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Viễn Kiến từ hai tuần trước. Nhưng mà tôi thấy rất tiếc.
Có thể họ cho là không quan trọng, nhưng tuyệt đại bộ phận tác giả văn học mạng đều chưa xây dựng một kiến giải về quan điểm sáng tác cho chính mình. Nhiều tác giả khi nhìn nhận bản thân đều đã tự coi thường mình khi dựa vào quan điểm tiêu dùng, cung sao cầu nấy của nhà xuất bản, rất thiếu định hướng riêng. Tuyên bố là có, nhưng thông thường là do chưa nhận thấy trạng thái phụ thuộc của mình mà thôi.
Nói cụ thể hơn tức là có các tuyên bố hoặc hành động sau đây, nhưng không nhất định đồng thời tất cả:
Một là, cho rằng động cơ sáng tác của mình rất đơn giản, chỉ là thích viết thôi.
Hai là, cho rằng bản thân viết truyện tình cảm chỉ là giải pháp tạm thời, mai kia chiếm được tình cảm độc giả rồi mới truyền bá đạo lý lớn lao.
Ba là, cảm thấy nếu không phải là văn học nhẹ nhàng, thậm chí nếu không theo đề tài tình cảm thì không thể đến với phần lớn độc giả.
Bốn là, thấy có người phê phán văn học mạng hầu hết rất tệ, liền cho rằng văn học mạng bị đàn áp, và rồi tự vệ thái quá.
Năm là, tôi viết về “cảm xúc”.
Thế nhưng, đơn giản kiểu này kỳ thực không hề đơn giản. Chỉ cần có điều số một, thêm với những điều khác, là sẽ rơi vào tình trạng tự mâu thuẫn. Việc tuyên bố điều số một có thể khiến bản thân ở vào trạng thái lười biếng kiểu: “anh cứ việc đánh tôi đi nào”, đó là thứ vỏ bọc tiện lợi nhất đối với rất nhiều cây bút. Tự đánh giá thấp mình trước, thì có vẻ như đã sẵn sàng trước mọi phê phán.
Tôi không hề coi thường những người cầm bút để nuôi miệng, cũng không cho rằng kiến giải theo quan điểm tiêu dùng là không thỏa đáng. Chẳng hạn kinh nghiệm từ các bài phỏng vấn Thái Trí Hằng cho thấy, quan điểm của anh hết sức tiêu dùng, nhưng cũng vẫn tạo được một cái nhìn hoàn chỉnh về bản thân.
Nhưng đa số người sáng tác đều là ai bảo sao thì mình nói vậy, vay mượn các kiến giải sáng tác của nhau, hoặc cùng phụ thuộc vào một kiến giải sáng tác đó, và không còn cho thấy bóng dáng của cái gọi là con người sáng tạo nữa. Lấy chỗ đứng mà nhà xuất bản sắp đặt cho mình theo quan điểm tiêu dùng làm điều chân thật, lâu dần sẽ không trở lại là chính mình được nữa.
Vì sao nhiều người không xây dựng triết lý sáng tác cho riêng mình? Hay là sợ triết lý đó không được đón nhận? Hoặc cho rằng ngoài sáng tác ra thì tất tật mọi thứ kể cả quan điểm hay suy nghĩ về sản phẩm sáng tạo đều không cần thiết?
Khi nhận thấy có một vẻ kiêu hãnh ở Mậu Tây, trong lòng tôi rất vui, và cũng nói thẳng với Mậu Tây tôi rất thích vẻ kiêu hãnh toát lên của chú ấy. Nếu người viết tự tin, chưa bàn đến chuyện có đủ tư cách đó hay không, thì vẫn tốt biết mấy!
Kiến giải về bản thân của tôi vẫn còn đang thay đổi, nhưng hình hài đã ngày một rõ nét.
Đối với tôi, tìm thấy lý do và định hướng sáng tác có ý nghĩa rất quan trọng, dù sao thì cái kiểu “viết một hồi, chợt thành công” thực ra rất kém cỏi, rất không lãng mạn. Sự thành công đạt được một cách vất vả sau những nỗ lực có ý thức thì mới đủ sâu sắc, mới có vị kiềm mặn của mồ hôi… mới có chất lãng mạn của người đàn ông.
/30
|