Thuấn Nhân dành hai tháng để suy nghĩ về công việc, sau đó mua vé bay tới Quảng Châu. Từ trước đến nay Thuấn Nhân chưa từng có động lực làm việc mạnh mẽ như thế, động lực của cô ấy rất đơn giản, sức khỏe của Tử Chấn không tốt, cần được bồi dưỡng, nhưng giờ anh không có thu nhập. Phùng Dư nói: “Tử Chấn không chấp nhận dựa vào bố, từ nhỏ cậu ấy đã không được ăn uống tử tế, sức đề kháng rất yếu.” Nhưng tăng cường thể lực không phải là là chuyện một sớm một chiều, bồi bổ lâu dài, cần phải có tiền, Thuấn Nhân buộc phải kiếm được tiền, càng nhiều càng tốt.
Thuấn Nhân cầm giấy giới thiệu của công ty tới bộ phân quảng cáo ở đài truyền hình địa phương bàn về hợp tác làm ăn. Đài truyền hình nơi đó thấy có phóng viên trên trung ương xuống, ai cũng phấn khởi, vui mừng. Điều kiện hợp tác rất ưu đãi, nên giám đóc truyền hình địa phương đã nhanh chóng phái người đi cùng Thuấn Nhân xuống làm bài phỏng vấn các doanh nghiệp.
Họ trực tiếp đến gặp tổng giám đốc các xí nghiệp, ông ta lịch sự đưa cho mỗi người một tấm danh thiếp. Khi in lại danh thiếp, Thuấn Nhân xóa đi dòng chữ “bộ phận quảng cáo”.
Ngồi thương lượng khoảng nửa tiếng, ông tổng giám đốc tỏ ra không muốn hợp tác, nên bọn họ lại ra về. Người của đài truyền hình địa phương hơi thất vọng, tạm biệt Thuấn Nhân, liền lái xe quay lại chỗ làm ngay.
Thuấn Nhân lấy trong túi tấm danh thiếp của ông tổng kia ra, gọi cho ông ta, hỏi ông ta có cách nghĩ mới nào đối với thị trường toàn quốc, ông ta nói: “Thấy cô từ Bắc Kinh tới, tôi rất có hứng thú muốn phỏng vấn, chỉ là vì có cái tay kia ngồi đó, bọn họ rất quen với tình hình địa phương, nên nhiều cái không tiện nói ra.”
Nghe vậy, Thuấn Nhân liền quay lại công ty mỹ phẩm, cô giới thiệu qua cho ông ta mấy kế hoạch trong dự án của mình. Ông ta yêu cầu Thuấn Nhân nói tỉ mỉ hơn.
Thuấn Nhân nói: “Tài liệu đó tôi để ở Bắc Kinh, nếu ông muốn xem thì cùng tôi về tòa soạn ký hợp đồng, sau đó sẽ giao tài liệu cho ông. Nếu xem xong, ông không thấy vừa ý, thì chúng ta không hợp tác nữa.”
Ông ta nghĩ một lát, nói: “Tôi không có thời gian đi Bắc Kinh với cô. Thế này nhé, cô về Bắc Kinh thì chuyển phát nhanh cho tôi tài liệu đó, chờ nhận được hợp đồng của tôi, chúng ta hãy tiến hành công việc.”
Chủ nhiệm Mã thấy bản hợp đồng được chuyển đến, sắc mặt cực kỳ khó coi, ông ta đành phải đóng dấu cho Thuấn Nhân. Hợp đồng chính thức có hiệu lực, mỗi kỳ công ty của ông tổng giám đốc kia sẽ nộp vào năm trăm nghìn tệ.
Thuấn Nhân đến phòng tài vụ lấy bảy mươi nghìn tệ tiền hoa hồng. Cô gửi vào sổ tiết kiệm cho Nhan Nhan hai mươi nghìn, còn lại năm mươi nghìn tệ đưa cho Phùng Dư, nhờ thầy mua đồ tẩm bổ cho Tử Chấn.
Bà Triệu phát hiện Thuấn Nhân mới mua cho Nhan Nhan một con búp bê điện, bao bì còn dán “giá bán lẻ toàn quốc: ba trăm tám mươi tệ”. Bà ta không đưa cho Thuấn Nhân số tiền này, lương của Thuấn Nhân không nhiều, Triệu Chấn Đào cũng nói chưa từng đưa tiền tiêu vặt cho Thuấn Nhân. Điều này rất đáng nghi, một người phụ nữ bỗng nhiên mạnh tay chi tiền thì chắc chắn không phải điềm lành.
Bà Triệu nhắc nhở Triệu Chấn Đào phải để ý đến hành động của Thuấn Nhân.
Bề ngoài không có biểu hiện gì bất thường, cả ngày Thuấn Nhân tìm tài liệu trên máy vi tính, rồi không ngừng gọi điện thoại, nếu không thì gõ bàn phím lạch cạch, viết bài trên máy. Thuấn Nhân chăm Nhan Nhan cũng rất chu đáo, đứa bé khỏe mạnh, thơm mùi sữa.
Miệng không nói ra nhưng trong lòng bà Triệu rất nể Thuấn Nhân. Khi Triệu Chấn Đào còn nhỏ, bế lên toàn ngửi thấy mùi nước tiểu, cứt trâu đầy đầu, lúc nào cũng thò lò nước mũi. Còn con dâu thì khác, ngoài việc nhà tươm tất, nó còn đi làm, hơn nữa nó đối với Tiểu Bác cũng rất tốt.
Bà Triệu nói với con trai: “Phải canh chừng kỹ đứa con dâu này, không cẩn thận là bị người ta chộp đi ngay. Cái thằng hôm đó lấy vợ chưa? Nếu chưa thì phải nhanh chóng giới thiệu cho nó một đứa, không thì đêm dài lắm mộng.”
Lời mẹ nói chẳng phải không có lý, nhưng giới thiệu bạn gái cho Tử Chấn không phải việc của Triệu Chấn Đào. Hắn cho người theo dõi Thuấn Nhân, cô và Tử Chấn cũng ít gặp nhau, hơn nữa giờ sức khỏe anh ta như thế cũng chẳng làm được trò trống gì. Điều đáng nghi nhất là Thuấn Nhân liên tục kiếm được khoản tiền lớn, cộng lại cũng phải đến mấy trăm nghìn, nhưng cũng chẳng thấy mang về nhà đồng nào. Nhan Nhan tuy có thêm rất nhiều quần áo đẹp, đò chơi đẹp, nhưng thứ đó thì đáng mấy đồng? Thế thì tiền đi đâu.
Chiều thứ Hai, sau buổi họp hàng tuần, Thuấn Nhân ra khỏi tòa soạn thì nhìn thấy Tử Chấn đứng đợi ở cổng. Gương mặt Tử Chấn gầy đi nhiều nhưng vẫn rạng ngời, tay đút vào túi áo khoác, dường như đang nắm một vật gì đó.
Thuấn Nhân tiến lại gần, Tử Chấn rút trong túi ra một quyển sổ tiết kiệm màu xanh. “Thầy Phùng nói cho anh biết rồi, số tiền này anh không thể cầm được”, Tử Chấn nói. “Thực ra anh không sao cả, thật đấy.”
Thuấn Nhân nhìn anh ta: “Anh còn đợi cái gì nữa? Sắp hai mươi năm rồi, còn không tìm lấy một cô bạn gái đi.”
Tử Chấn nói: “Ai thèm yêu anh chứ, nghèo kiết xác như thế này.”
“Con gái thích anh đầy ra đấy? Anh còn nói vớ vẩn nữa.”
“Đàn ông thích em cũng không ít đâu, họ muốn điều gì ở em, em là người rõ hơn anh.” Tử Chấn nheo mắt nhìn mặt trời: “Hôn nhân là một vấn đề làm người ta mệt mỏi.”
Thuấn Nhân nói: “Anh làm về quảng cáo phải không? Hiện giờ em có hợp đồng đấy, chúng ta cùng làm đi.”
Tử Chấn nói: “Không sợ anh chụp hỏng hình quảng cáo à?”
“Anh dám không, bán anh vào nhà chứa xiết nợ nhé?”
Tử Chấn “a” một tiếng: “Gái có chồng rồi có khác, nói đến là sợ.”
Cả hai đồng ý hợp tác, Thuấn Nhân đề nghị cùng nhau đi ăn bữa cơm.
Hai người đi vào nhà hàng Gia Huy, Thuấn Nhân chọn món.
Tử Chấn nói: “Bữa này ai trả tiền thế? Nếu là anh mời, gọi thêm nữa, sẽ không đủ tiền đâu đấy.”
Thuấn Nhân liếc anh ta một cái, rồi nói với người phục vụ: “Cứ bảo nhà bếp làm đi.”
Người phục vụ đi rồi, Thuấn Nhân lấy ra một bao giấy gói đôi đũa đã được khử trùng ra xé, rồi lấy một chiếc bát để trước mặt Tử Chấn, rồi lấy cho mình một bộ bát đũa như thế, nói: “Nhìn cái gì mà nhìn, hôm nay anh dám tính tiền, có tinem sẽ vứt anh vào nồi canh bí không?”
Tử Chấn nói: “Hình như dạo này em kiếm được nhiều, em đang buồn gì à?”
Thuấn Nhân giơ hai cái đũa lên đùa, nói: “Hâm mộ không?”
“Có thể chỉ cho anh vài chiêu không?” Tử Chấn nói. “Anh chẳng biết kiếm tiền đâu.”
“Em chỉ là có chút tài mọn thôi mà, nếu đúng là biết kiếm tiền thì phải học bố anh, đó mới là buôn bán.”
Tử Chấn im lặng một lúc mới nói: “Thế thì anh cũng muốn học mấy tài vặt của anh.”
“Không nghe lời phải không, không nghe lời là đứa trẻ hư.”
“Em ít tuổi hơn anh.”
“Em chỉ sinh sau anh có bốn ngày thôi!”
“Thế cũng là ít hơn rồi!”
“Được rồi, nể tình anh hơn em bốn ngày, em không tranh cãi với anh nữa.” Thuấn Nhân giơ tay đầu hàng. “Nhưng có điều anh phải ăn hết số thức ăn này, nếu không em không trả tiền đâu.”
Thuấn Nhân gắp một miếng vịt quay bỏ phần xương, dùng dao chia thành từng miếng vừa miệng, rồi gắp vào đĩa cho Tử Chấn.
Thuấn Nhân cứ lo gắp thức ăn cho Tử Chấn, mình cũng chưa ăn gì nhiều. Tử Chấn vừa ăn vừa nhìn trộm Thuấn Nhân, trong lòng cảm kích vô cùng.
Thuấn Nhân nghiêng nghiêng đầu nhìn Tử Chấn, cười nói: “À này, ngày đó anh ước gì thế? Sợi dây anh đeo ở tay vẫn chưa đứt à?”
Tử Chấn nói, giọng buồn buồn: “Khó thực hiện lắm, chắc phải đeo đến già thôi.”
Qua một khu vườn cây xanh, lại vòng qua mấy cái chòi hóng mát bằng gỗ, đến một ngôi nhà màu hồng cũ kỹ, trải qua mưa gió, bức tường sơn màu đỏ cũng đã mờ đi nhiều.
An An tìm thấy khu số sáu, con hẻm vào nhà rất tối, mấy ngọn đền leo lắt treo ở cuối bậc cầu thang dẫn xuống tầng hầm, hai bên bức tường cầu thang dán đầy giấy quảng cáo lắp truyền hình cáp, làm thủ tục các loại giấy tờ.
An An men theo cầu thang, từ từ đi xuống một tầng phụ, tìm đến số mười hai, cửa không khóa, An An đẩy cửa bước vào, trong phòng bày biện đơn sơ, gọn gàng, ngăn nắp, ngoài bộ bàn ghế và chiếc giường ra, còn có một kệ sách dựng ở sát tường và một tủ quần áo nhỏ. Căn phòng nằm dưới mặt đất nên ban ngày có ánh mặt trời rực rỡ chiếu vào, qua chùm ánh sáng ấy có thể nhìn thấy vô số những hạt bụi bay lơ lửng. An An hít một hơi, vẫn thoang thoảng đâu đây mùi cơ thể quen thuộc.
Sau sự cố ngoài ý muốn, Tử Chấn xin nghỉ ở học viện múa, không học tiếp thạc sĩ nữa, mấy tháng nghỉ dưỡng bệnh đều nằm ở nhà thầy Phùng Dư, vết thương sau khi lành thì chuyển đến chỗ khác. Rất nhiều bạn học nữ có ý đến thăm, nhưng đều không hỏi được chỗ ở của Tử Chấn, An An dựa vào mối quan hệ anh em nên mới dò được thông tin từ thầy Phùng.
Bên ngoài có tiếng bước chân ngoài, bước đi nhẹ nhàng, An An quay đầu lại thấy Tử Chấn cầm một bình nước đi vào.
An An bước tới.
Nhìn Tử Chấn gầy hơn so với khi ở trường. An An nói: “Anh à, anh về nhà đi, ở đây không tốt cho bệnh của anh đâu.”
“Không sao, con trai thì cần gì phải để ý thế.” Tử Chấn lấy trong ngăn kéo ra một gói mì tôm, xé vỏ rồi trút vào bát, đổ nước sôi, sau đó để bình nước sôi vào chỗ cũ, cười nói: “Em không ăn mì gói nhỉ? Anh ăn một mình nhé?”
An An cởi giầy cao gót, nằm trên giường, co đầu gối lại nói: “Anh không về nhà sống thì em cứ ở đây.”
Tử Chấn khuấy vài đũa đã hết bát mì rồi cầm đi rửa. An An nhìn anh với ánh mắt lạnh lùng, cô bình thản nằm trên giường, kéo chăn đắp rồi nhắm mắt ngủ.
An An tỉnh dậy, đêm đã về khuya.
Trên chiếc bàn đầu giường, đèn vẫn sáng, Tử Chấn đang chăm chú đọc sách, dưới ánh đèn màu hồng cam, khuôn mặt chàng trai thanh tú, đôi vai to khỏe dưới chiếc áo thun đen, hai tay chống lên bàn, để lộ chút eo nơi thắt lưng quần jean.
An An luồn tay vào lưng Tử Chấn, kéo anh lên giường, do bất ngờ lên Tử Chấn ngã xuống giường. Cột sống đang bị thương, lại đập xuống giường, đau như thể bị ai đá một cái, miệng há ra mà không kêu được.
Anh đau đến nỗi suýt ngất lịm, toàn thân toát mồ hôi lạnh, lấy hết sức lực còn lại đẩy An An ra. An An như con mèo dữ, tay chân khua khắp người Tử Chấn, môi ngậm chặt lấy môi Tử Chấn. Tử Chấn giữ lấy tay An An, nhưng không còn sức đẩy cô ta ra, nói: “Sao em có thể sống buông thả như thế chứ? Có phải em muốn làm gì thì phải làm bằng được, mặc kệ người ta có chấp nhận hay không, cũng mặc kệ mình lợi hay thiệt? Nếu ngày nào đó, em thấy ngứa mắt ai, chắc có thể cầm dao đâm người ta một nhát hả?”
An An lúc đó mới ngừng lại, nằm lăn ra giường, không nói câu nào. Tử Chấn lấy hết sức ngồi dậy, mồ hôi đầm đìa trên mặt, chảy xuống cả cổ, lưng áo ướt đẫm, toàn thân lạnh toát, thấy người mệt mỏi, đầu càng lúc càng nặng trĩu, có cảm giác buồn nôn. Anh muốn xuống giường lấy nước uống, nhưng mới vừa bước xuống, bỗng ngất xỉu ra đất.
Thời Hân đang ở phòng massage kiểu Thái, bị Lệ Huyên gọi ra, bà ta bỗng thay độ thái độ với Tử Chấn, điều này khiến Thời Hân cảm thấy khó hiểu. Qua ánh mắt của An An, bà ta đoán anh em nó chắc đã có chuyện rồi, nhưng An An lại không hề lên tiếng.
Phẫu thuật xong, bác sĩ điều trị nói: “Số lần phẫu thuật cột sống càng nhiều, bệnh sẽ càng nặng, nếu để xảy ra lần nữa, có khả năng cậu ấy sẽ bị liệt, còn kết quả lần này thế nào, phải chờ hồi phục mới biết được.”
An An nhìn cô gái chạy từ xa tới, tóc không dài lắm, không ép, không nhuộm, đôi mắt đen như có mưa. Sự tồn tại của cô làm tan biến cái se lạnh của tiết trời đầu đông.
Cô chạy đến trước mặt An An, nước mắt giàn giụa mà vẫn nở nụ cười, hỏi: “Là An An phải không? Tử Chấn đâu?”
An An giơ tay ra chỉ phòng bệnh, cô gái cảm ơn, rồi chạy đi, đến cửa, lấy lại nhịp thở, sau đó nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào.
Thuấn Nhân lặng lẽ ngồi đầu giường bệnh, có lẽ rất lâu, cũng có thể chỉ một giây. Thời gian là thước đo cảm xúc, nếu cảm xúc dừng lại, thời gian sẽ không còn tồn tại.
Tử Chấn mở mắt, ánh mắt dừng trên khuôn mặt Thuấn Nhân. Thuấn Nhân hơi nghiêng đầu, như thể đang ngắm nhìn Tử Chấn kỹ hơn.
Anh cố đưa tay ra, nắm lấy bàn tay Thuấn Nhân đang để trên đầu gối, kéo lại, để trên má mình. Thuấn Nhân không động đậy, ngón tay Tử Chấn đan vào ngón tay Thuấn Nhân. Cô nắm tay anh thật chặt.
Tử Chấn nhìn Thuấn Nhân, cất giọng nhỏ nhẹ: “Thuấn Nhân, em cho anh cuộc đời em nhé!”
Thuấn Nhân nở nụ cười, nói: “Một đời ít quá”, rồi cô nhìn Tử Chấn: “Tiểu Thạch Tử, đời đời kiếp kiếp sau nữa nhé?”
Trong mắt Tử Chấn ánh lên niềm hạnh phúc. Thuấn Nhân cúi xuống, áp đầu vào vai Tử Chấn, nhẹ nhàng dựa vào đó, không nói một lời.
Mẹ con Triệu Chấn Đào ngồi ở phòng khách, ngoài tiếng kim đồng hồ chuyển động, căn phòng im lặng đến nỗi tiếng côn trùng bay qua cũng có thể nghe được.
Ba giờ sáng, Thuấn Nhân nhận cuộc điện thoại, mặt thất thần xông ra khỏi cửa. Giờ đã bảy giờ sang, vẫn không thấy bóng dáng đâu, thậm chí không gọi lấy một cuộc điện thoại. Nhan Nhan vẫn ngủ say, nhưng cũng sắp tỉnh, Thuấn Nhân không thể nào không biết điều đó.
Lấy nhau đã hai năm, đây là lần đầu tiên cô bỏ đi qua đêm, hơn nữa không nói lý do.
Bà Triệu phát hiện thần sắc con trai rất kỳ lạ, có thể nói là đang rất tức giận, bởi vậy bà ta không nói gì hết, bà ta lo sợ lỡ mình nói sai điều gì, Triệu Chấn Đào phản ứng thế nào, có trời mới biết được.
Nhưng ngồi mãi thế này không phải là giải pháp hay, bà Triệu cầm điện thoại bàn lên gọi. Triệu Chấn Đào nhảy lên như bị kim châm, giọng hằn học hét: “Không được gọi!”
Bà Triệu giật bắn mình, Triệu Chấn Đào lại nói, giọng như an ủi: “Cô ta sẽ về, không phải gọi. Cô ta sẽ về, sẽ về…”
Thuấn Nhân cầm giấy giới thiệu của công ty tới bộ phân quảng cáo ở đài truyền hình địa phương bàn về hợp tác làm ăn. Đài truyền hình nơi đó thấy có phóng viên trên trung ương xuống, ai cũng phấn khởi, vui mừng. Điều kiện hợp tác rất ưu đãi, nên giám đóc truyền hình địa phương đã nhanh chóng phái người đi cùng Thuấn Nhân xuống làm bài phỏng vấn các doanh nghiệp.
Họ trực tiếp đến gặp tổng giám đốc các xí nghiệp, ông ta lịch sự đưa cho mỗi người một tấm danh thiếp. Khi in lại danh thiếp, Thuấn Nhân xóa đi dòng chữ “bộ phận quảng cáo”.
Ngồi thương lượng khoảng nửa tiếng, ông tổng giám đốc tỏ ra không muốn hợp tác, nên bọn họ lại ra về. Người của đài truyền hình địa phương hơi thất vọng, tạm biệt Thuấn Nhân, liền lái xe quay lại chỗ làm ngay.
Thuấn Nhân lấy trong túi tấm danh thiếp của ông tổng kia ra, gọi cho ông ta, hỏi ông ta có cách nghĩ mới nào đối với thị trường toàn quốc, ông ta nói: “Thấy cô từ Bắc Kinh tới, tôi rất có hứng thú muốn phỏng vấn, chỉ là vì có cái tay kia ngồi đó, bọn họ rất quen với tình hình địa phương, nên nhiều cái không tiện nói ra.”
Nghe vậy, Thuấn Nhân liền quay lại công ty mỹ phẩm, cô giới thiệu qua cho ông ta mấy kế hoạch trong dự án của mình. Ông ta yêu cầu Thuấn Nhân nói tỉ mỉ hơn.
Thuấn Nhân nói: “Tài liệu đó tôi để ở Bắc Kinh, nếu ông muốn xem thì cùng tôi về tòa soạn ký hợp đồng, sau đó sẽ giao tài liệu cho ông. Nếu xem xong, ông không thấy vừa ý, thì chúng ta không hợp tác nữa.”
Ông ta nghĩ một lát, nói: “Tôi không có thời gian đi Bắc Kinh với cô. Thế này nhé, cô về Bắc Kinh thì chuyển phát nhanh cho tôi tài liệu đó, chờ nhận được hợp đồng của tôi, chúng ta hãy tiến hành công việc.”
Chủ nhiệm Mã thấy bản hợp đồng được chuyển đến, sắc mặt cực kỳ khó coi, ông ta đành phải đóng dấu cho Thuấn Nhân. Hợp đồng chính thức có hiệu lực, mỗi kỳ công ty của ông tổng giám đốc kia sẽ nộp vào năm trăm nghìn tệ.
Thuấn Nhân đến phòng tài vụ lấy bảy mươi nghìn tệ tiền hoa hồng. Cô gửi vào sổ tiết kiệm cho Nhan Nhan hai mươi nghìn, còn lại năm mươi nghìn tệ đưa cho Phùng Dư, nhờ thầy mua đồ tẩm bổ cho Tử Chấn.
Bà Triệu phát hiện Thuấn Nhân mới mua cho Nhan Nhan một con búp bê điện, bao bì còn dán “giá bán lẻ toàn quốc: ba trăm tám mươi tệ”. Bà ta không đưa cho Thuấn Nhân số tiền này, lương của Thuấn Nhân không nhiều, Triệu Chấn Đào cũng nói chưa từng đưa tiền tiêu vặt cho Thuấn Nhân. Điều này rất đáng nghi, một người phụ nữ bỗng nhiên mạnh tay chi tiền thì chắc chắn không phải điềm lành.
Bà Triệu nhắc nhở Triệu Chấn Đào phải để ý đến hành động của Thuấn Nhân.
Bề ngoài không có biểu hiện gì bất thường, cả ngày Thuấn Nhân tìm tài liệu trên máy vi tính, rồi không ngừng gọi điện thoại, nếu không thì gõ bàn phím lạch cạch, viết bài trên máy. Thuấn Nhân chăm Nhan Nhan cũng rất chu đáo, đứa bé khỏe mạnh, thơm mùi sữa.
Miệng không nói ra nhưng trong lòng bà Triệu rất nể Thuấn Nhân. Khi Triệu Chấn Đào còn nhỏ, bế lên toàn ngửi thấy mùi nước tiểu, cứt trâu đầy đầu, lúc nào cũng thò lò nước mũi. Còn con dâu thì khác, ngoài việc nhà tươm tất, nó còn đi làm, hơn nữa nó đối với Tiểu Bác cũng rất tốt.
Bà Triệu nói với con trai: “Phải canh chừng kỹ đứa con dâu này, không cẩn thận là bị người ta chộp đi ngay. Cái thằng hôm đó lấy vợ chưa? Nếu chưa thì phải nhanh chóng giới thiệu cho nó một đứa, không thì đêm dài lắm mộng.”
Lời mẹ nói chẳng phải không có lý, nhưng giới thiệu bạn gái cho Tử Chấn không phải việc của Triệu Chấn Đào. Hắn cho người theo dõi Thuấn Nhân, cô và Tử Chấn cũng ít gặp nhau, hơn nữa giờ sức khỏe anh ta như thế cũng chẳng làm được trò trống gì. Điều đáng nghi nhất là Thuấn Nhân liên tục kiếm được khoản tiền lớn, cộng lại cũng phải đến mấy trăm nghìn, nhưng cũng chẳng thấy mang về nhà đồng nào. Nhan Nhan tuy có thêm rất nhiều quần áo đẹp, đò chơi đẹp, nhưng thứ đó thì đáng mấy đồng? Thế thì tiền đi đâu.
Chiều thứ Hai, sau buổi họp hàng tuần, Thuấn Nhân ra khỏi tòa soạn thì nhìn thấy Tử Chấn đứng đợi ở cổng. Gương mặt Tử Chấn gầy đi nhiều nhưng vẫn rạng ngời, tay đút vào túi áo khoác, dường như đang nắm một vật gì đó.
Thuấn Nhân tiến lại gần, Tử Chấn rút trong túi ra một quyển sổ tiết kiệm màu xanh. “Thầy Phùng nói cho anh biết rồi, số tiền này anh không thể cầm được”, Tử Chấn nói. “Thực ra anh không sao cả, thật đấy.”
Thuấn Nhân nhìn anh ta: “Anh còn đợi cái gì nữa? Sắp hai mươi năm rồi, còn không tìm lấy một cô bạn gái đi.”
Tử Chấn nói: “Ai thèm yêu anh chứ, nghèo kiết xác như thế này.”
“Con gái thích anh đầy ra đấy? Anh còn nói vớ vẩn nữa.”
“Đàn ông thích em cũng không ít đâu, họ muốn điều gì ở em, em là người rõ hơn anh.” Tử Chấn nheo mắt nhìn mặt trời: “Hôn nhân là một vấn đề làm người ta mệt mỏi.”
Thuấn Nhân nói: “Anh làm về quảng cáo phải không? Hiện giờ em có hợp đồng đấy, chúng ta cùng làm đi.”
Tử Chấn nói: “Không sợ anh chụp hỏng hình quảng cáo à?”
“Anh dám không, bán anh vào nhà chứa xiết nợ nhé?”
Tử Chấn “a” một tiếng: “Gái có chồng rồi có khác, nói đến là sợ.”
Cả hai đồng ý hợp tác, Thuấn Nhân đề nghị cùng nhau đi ăn bữa cơm.
Hai người đi vào nhà hàng Gia Huy, Thuấn Nhân chọn món.
Tử Chấn nói: “Bữa này ai trả tiền thế? Nếu là anh mời, gọi thêm nữa, sẽ không đủ tiền đâu đấy.”
Thuấn Nhân liếc anh ta một cái, rồi nói với người phục vụ: “Cứ bảo nhà bếp làm đi.”
Người phục vụ đi rồi, Thuấn Nhân lấy ra một bao giấy gói đôi đũa đã được khử trùng ra xé, rồi lấy một chiếc bát để trước mặt Tử Chấn, rồi lấy cho mình một bộ bát đũa như thế, nói: “Nhìn cái gì mà nhìn, hôm nay anh dám tính tiền, có tinem sẽ vứt anh vào nồi canh bí không?”
Tử Chấn nói: “Hình như dạo này em kiếm được nhiều, em đang buồn gì à?”
Thuấn Nhân giơ hai cái đũa lên đùa, nói: “Hâm mộ không?”
“Có thể chỉ cho anh vài chiêu không?” Tử Chấn nói. “Anh chẳng biết kiếm tiền đâu.”
“Em chỉ là có chút tài mọn thôi mà, nếu đúng là biết kiếm tiền thì phải học bố anh, đó mới là buôn bán.”
Tử Chấn im lặng một lúc mới nói: “Thế thì anh cũng muốn học mấy tài vặt của anh.”
“Không nghe lời phải không, không nghe lời là đứa trẻ hư.”
“Em ít tuổi hơn anh.”
“Em chỉ sinh sau anh có bốn ngày thôi!”
“Thế cũng là ít hơn rồi!”
“Được rồi, nể tình anh hơn em bốn ngày, em không tranh cãi với anh nữa.” Thuấn Nhân giơ tay đầu hàng. “Nhưng có điều anh phải ăn hết số thức ăn này, nếu không em không trả tiền đâu.”
Thuấn Nhân gắp một miếng vịt quay bỏ phần xương, dùng dao chia thành từng miếng vừa miệng, rồi gắp vào đĩa cho Tử Chấn.
Thuấn Nhân cứ lo gắp thức ăn cho Tử Chấn, mình cũng chưa ăn gì nhiều. Tử Chấn vừa ăn vừa nhìn trộm Thuấn Nhân, trong lòng cảm kích vô cùng.
Thuấn Nhân nghiêng nghiêng đầu nhìn Tử Chấn, cười nói: “À này, ngày đó anh ước gì thế? Sợi dây anh đeo ở tay vẫn chưa đứt à?”
Tử Chấn nói, giọng buồn buồn: “Khó thực hiện lắm, chắc phải đeo đến già thôi.”
Qua một khu vườn cây xanh, lại vòng qua mấy cái chòi hóng mát bằng gỗ, đến một ngôi nhà màu hồng cũ kỹ, trải qua mưa gió, bức tường sơn màu đỏ cũng đã mờ đi nhiều.
An An tìm thấy khu số sáu, con hẻm vào nhà rất tối, mấy ngọn đền leo lắt treo ở cuối bậc cầu thang dẫn xuống tầng hầm, hai bên bức tường cầu thang dán đầy giấy quảng cáo lắp truyền hình cáp, làm thủ tục các loại giấy tờ.
An An men theo cầu thang, từ từ đi xuống một tầng phụ, tìm đến số mười hai, cửa không khóa, An An đẩy cửa bước vào, trong phòng bày biện đơn sơ, gọn gàng, ngăn nắp, ngoài bộ bàn ghế và chiếc giường ra, còn có một kệ sách dựng ở sát tường và một tủ quần áo nhỏ. Căn phòng nằm dưới mặt đất nên ban ngày có ánh mặt trời rực rỡ chiếu vào, qua chùm ánh sáng ấy có thể nhìn thấy vô số những hạt bụi bay lơ lửng. An An hít một hơi, vẫn thoang thoảng đâu đây mùi cơ thể quen thuộc.
Sau sự cố ngoài ý muốn, Tử Chấn xin nghỉ ở học viện múa, không học tiếp thạc sĩ nữa, mấy tháng nghỉ dưỡng bệnh đều nằm ở nhà thầy Phùng Dư, vết thương sau khi lành thì chuyển đến chỗ khác. Rất nhiều bạn học nữ có ý đến thăm, nhưng đều không hỏi được chỗ ở của Tử Chấn, An An dựa vào mối quan hệ anh em nên mới dò được thông tin từ thầy Phùng.
Bên ngoài có tiếng bước chân ngoài, bước đi nhẹ nhàng, An An quay đầu lại thấy Tử Chấn cầm một bình nước đi vào.
An An bước tới.
Nhìn Tử Chấn gầy hơn so với khi ở trường. An An nói: “Anh à, anh về nhà đi, ở đây không tốt cho bệnh của anh đâu.”
“Không sao, con trai thì cần gì phải để ý thế.” Tử Chấn lấy trong ngăn kéo ra một gói mì tôm, xé vỏ rồi trút vào bát, đổ nước sôi, sau đó để bình nước sôi vào chỗ cũ, cười nói: “Em không ăn mì gói nhỉ? Anh ăn một mình nhé?”
An An cởi giầy cao gót, nằm trên giường, co đầu gối lại nói: “Anh không về nhà sống thì em cứ ở đây.”
Tử Chấn khuấy vài đũa đã hết bát mì rồi cầm đi rửa. An An nhìn anh với ánh mắt lạnh lùng, cô bình thản nằm trên giường, kéo chăn đắp rồi nhắm mắt ngủ.
An An tỉnh dậy, đêm đã về khuya.
Trên chiếc bàn đầu giường, đèn vẫn sáng, Tử Chấn đang chăm chú đọc sách, dưới ánh đèn màu hồng cam, khuôn mặt chàng trai thanh tú, đôi vai to khỏe dưới chiếc áo thun đen, hai tay chống lên bàn, để lộ chút eo nơi thắt lưng quần jean.
An An luồn tay vào lưng Tử Chấn, kéo anh lên giường, do bất ngờ lên Tử Chấn ngã xuống giường. Cột sống đang bị thương, lại đập xuống giường, đau như thể bị ai đá một cái, miệng há ra mà không kêu được.
Anh đau đến nỗi suýt ngất lịm, toàn thân toát mồ hôi lạnh, lấy hết sức lực còn lại đẩy An An ra. An An như con mèo dữ, tay chân khua khắp người Tử Chấn, môi ngậm chặt lấy môi Tử Chấn. Tử Chấn giữ lấy tay An An, nhưng không còn sức đẩy cô ta ra, nói: “Sao em có thể sống buông thả như thế chứ? Có phải em muốn làm gì thì phải làm bằng được, mặc kệ người ta có chấp nhận hay không, cũng mặc kệ mình lợi hay thiệt? Nếu ngày nào đó, em thấy ngứa mắt ai, chắc có thể cầm dao đâm người ta một nhát hả?”
An An lúc đó mới ngừng lại, nằm lăn ra giường, không nói câu nào. Tử Chấn lấy hết sức ngồi dậy, mồ hôi đầm đìa trên mặt, chảy xuống cả cổ, lưng áo ướt đẫm, toàn thân lạnh toát, thấy người mệt mỏi, đầu càng lúc càng nặng trĩu, có cảm giác buồn nôn. Anh muốn xuống giường lấy nước uống, nhưng mới vừa bước xuống, bỗng ngất xỉu ra đất.
Thời Hân đang ở phòng massage kiểu Thái, bị Lệ Huyên gọi ra, bà ta bỗng thay độ thái độ với Tử Chấn, điều này khiến Thời Hân cảm thấy khó hiểu. Qua ánh mắt của An An, bà ta đoán anh em nó chắc đã có chuyện rồi, nhưng An An lại không hề lên tiếng.
Phẫu thuật xong, bác sĩ điều trị nói: “Số lần phẫu thuật cột sống càng nhiều, bệnh sẽ càng nặng, nếu để xảy ra lần nữa, có khả năng cậu ấy sẽ bị liệt, còn kết quả lần này thế nào, phải chờ hồi phục mới biết được.”
An An nhìn cô gái chạy từ xa tới, tóc không dài lắm, không ép, không nhuộm, đôi mắt đen như có mưa. Sự tồn tại của cô làm tan biến cái se lạnh của tiết trời đầu đông.
Cô chạy đến trước mặt An An, nước mắt giàn giụa mà vẫn nở nụ cười, hỏi: “Là An An phải không? Tử Chấn đâu?”
An An giơ tay ra chỉ phòng bệnh, cô gái cảm ơn, rồi chạy đi, đến cửa, lấy lại nhịp thở, sau đó nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào.
Thuấn Nhân lặng lẽ ngồi đầu giường bệnh, có lẽ rất lâu, cũng có thể chỉ một giây. Thời gian là thước đo cảm xúc, nếu cảm xúc dừng lại, thời gian sẽ không còn tồn tại.
Tử Chấn mở mắt, ánh mắt dừng trên khuôn mặt Thuấn Nhân. Thuấn Nhân hơi nghiêng đầu, như thể đang ngắm nhìn Tử Chấn kỹ hơn.
Anh cố đưa tay ra, nắm lấy bàn tay Thuấn Nhân đang để trên đầu gối, kéo lại, để trên má mình. Thuấn Nhân không động đậy, ngón tay Tử Chấn đan vào ngón tay Thuấn Nhân. Cô nắm tay anh thật chặt.
Tử Chấn nhìn Thuấn Nhân, cất giọng nhỏ nhẹ: “Thuấn Nhân, em cho anh cuộc đời em nhé!”
Thuấn Nhân nở nụ cười, nói: “Một đời ít quá”, rồi cô nhìn Tử Chấn: “Tiểu Thạch Tử, đời đời kiếp kiếp sau nữa nhé?”
Trong mắt Tử Chấn ánh lên niềm hạnh phúc. Thuấn Nhân cúi xuống, áp đầu vào vai Tử Chấn, nhẹ nhàng dựa vào đó, không nói một lời.
Mẹ con Triệu Chấn Đào ngồi ở phòng khách, ngoài tiếng kim đồng hồ chuyển động, căn phòng im lặng đến nỗi tiếng côn trùng bay qua cũng có thể nghe được.
Ba giờ sáng, Thuấn Nhân nhận cuộc điện thoại, mặt thất thần xông ra khỏi cửa. Giờ đã bảy giờ sang, vẫn không thấy bóng dáng đâu, thậm chí không gọi lấy một cuộc điện thoại. Nhan Nhan vẫn ngủ say, nhưng cũng sắp tỉnh, Thuấn Nhân không thể nào không biết điều đó.
Lấy nhau đã hai năm, đây là lần đầu tiên cô bỏ đi qua đêm, hơn nữa không nói lý do.
Bà Triệu phát hiện thần sắc con trai rất kỳ lạ, có thể nói là đang rất tức giận, bởi vậy bà ta không nói gì hết, bà ta lo sợ lỡ mình nói sai điều gì, Triệu Chấn Đào phản ứng thế nào, có trời mới biết được.
Nhưng ngồi mãi thế này không phải là giải pháp hay, bà Triệu cầm điện thoại bàn lên gọi. Triệu Chấn Đào nhảy lên như bị kim châm, giọng hằn học hét: “Không được gọi!”
Bà Triệu giật bắn mình, Triệu Chấn Đào lại nói, giọng như an ủi: “Cô ta sẽ về, không phải gọi. Cô ta sẽ về, sẽ về…”
/37
|