Thận Nghiêm Am là một am ni cô, không phải từ thiện đường.
Khi Tiểu Vân lần đầu tiên được mẹ dẫn đến trước mặt Tĩnh Mặc liền biết Tĩnh Mặc không hài lòng với biểu hiện của cô_____bởi vì cô căn bản không biết cầm bút, chứ đừng nói tới viết chữ. Thấy Tĩnh Mặc sắp đuổi cô về, Tiểu Vân chợt mở miệng đọc những thứ văn chương mà mẹ dạy cô học thuộc lòng, đồng thời cầm lấy một nhánh cây nhỏ viết trên mặt đất, chứng minh cô từng đọc sách, biết viết chữ, không có gạt người, lúc đó mới vượt qua được khảo nghiệm đầu tiên của Tĩnh Mặc một cách hiểm hóc.
Tiếp sau đó, Tĩnh Mặc không ngừng lặng lẽ quan sát cô.
Theo sự tiến bộ cực nhanh của nét chữ Tiểu Vân, Tĩnh Mặc cũng không hề bảo cô lập tức chép kinh, ngược lại cô ấy lấy ra bốn bộ sách vỡ lòng “Tam tự kinh”, “Thiên tự văn”, “Ấu học tu tri”, “Tăng quảng hiền văn”, yêu cầu cô chép rồi lại chép. Dù biết Tiểu Vân có năng lực nhìn qua là nhớ, Tĩnh Mặc vẫn kiên trì bảo cô mỗi ngày lặp lại việc sao chép khô khan như vậy_____chỉ là sao chép chứ chưa hề giảng giải nội dung cho cô.
Tĩnh Mặc đang mài giũa tính khí cô, quan sát tính nết cô. Tĩnh Mặc cần cô đủ nghe lời, nhưng không thể ngu dốt; đủ thông minh, nhưng không thể tự cho mình là đúng.
Là một cô bé nông thôn sắp bảy tuổi, Tiểu Vân đương nhiên không biết tâm tư Tĩnh Mặc đối với cô thế nào, nhưng theo bản năng cô biết mình nên có biểu hiện thế nào, hơn nữa còn ngầm phỏng đoán: Tĩnh Mặc sư phụ kỳ thực không cần cô giúp chép kinh, cô ấy dạy cô nhiều thứ như vậy, e là có ý đồ gì đó? Hoặc cũng có thể nói, dù ý định ban đầu của cô ấy là để cô chép kinh thì bây giờ cũng đã có ý định khác rồi.
Tiểu Vân không phải người không có lòng hiếu kỳ, nhưng cô biết cách quan sát sắc mặt người khác để kiểm chứng, từ đó thỏa mãn trí tò mò của mình, vô hình cũng đã rèn luyện được năng lực suy xét phán đoán của bản thân.
- Mẹ, Tĩnh Mặc sư phụ nói ngày kia sau khi về Thận Nghiêm Am, bảo con theo bên cạnh giúp mẹ.
Ngày mai là ngày nghỉ của Bạch nương tử, Tiểu Vân được mẹ dắt tay, nhân lúc trời chiều còn chút ánh nắng, hai người đi nhanh xuống núi, thỉnh thoảng mới trò chuyện đôi câu.
- Tĩnh Mặc sư phụ không để con chép sách sao?
Bạch nương tử hoảng sợ nói.
- Vẫn chép, nhưng bảo con sau bữa trưa hãy đến phòng kinh, còn buổi sáng theo mẹ làm việc.
- Tĩnh Mặc sư phụ tại sao đột nhiên đưa ra quyết định này?
Bạch nương tử hơi lo lắng Tĩnh Mặc không muốn để nữ nhi học nên mới đuổi con bé ra khỏi phòng kinh.
- Cô ấy nói cho con biết, trong rừng phía sau Thận Nghiêm Am có một viện khác là nơi ở của ba quý nhân kinh thành cùng với ma ma dạy dỗ của quý nhân. Người cần hầu hạ thì nhiều mà người giỏi làm việc lại ít, cho nên mẹ ngày nào cũng rất bận, phải lo liệu ba bữa cơm của họ, giặt giũ y phục của họ, quét dọn phòng ốc, bận đến mức không có thời gian nghỉ ngơi uống nước, cô ấy hỏi con có phải nên đến giúp đỡ mẹ hay không. Con nói nên, thế là cô ấy bảo con từ ngày kia dành ra nửa ngày theo giúp mẹ, sau bữa trưa lại đến chỗ cô ấy chép sách.
- Thế thì tại sao chứ?
- Tĩnh Mặc sư phụ nói bữa trưa chỗ mẹ ăn ngon.
Tiểu Vân bĩu môi.
Bạch nương tử nghe vậy cũng biết Tĩnh Mặc chỉ tùy tiện lấy cớ để ứng phó Tiểu Vân. Bà khẽ thở dài nói:
- Đúng là ăn ngon không sai, nhưng người trong viện không dễ chung sống. Tiểu Vân, đến lúc đó con theo sát bên mẹ, dù mẹ bận rộn không để ý con được, con cũng đừng đến gần viện, cứ ở trong phòng củi làm những việc nhẹ nhàng, sau đó thì đem những kiến thức gần đây con học học thuộc lại một lần. Tóm lại, cách những người đó xa ra là được.
- Dạ, con biết rồi.
Tiểu Vân lên tiếng trả lời. Ở khu vực của người khác, cô trước giờ luôn cẩn thận, thứ gọi là lòng hiếu kỳ chưa bao giờ chủ động xuất hiện. Trước mắt điều cô tương đối hứng thú là:
- Mẹ, bữa trưa ở hậu viện ngon cỡ nào? Chẳng lẽ có thức ăn mặn?
- Đương nhiên không có thức ăn mặn.
Bạch nương tử lắc đầu:
- Các sư phụ của Thận Nghiêm Am là người xuất gia, thức ăn chay không bỏ hành gừng tỏi, không dầu ít muối, những gia vị như tương giấm đường càng không có. So với đồ ăn ở hậu viện, các sư phụ quả thực ăn rất thô sơ nhạt nhẽo.
- Đồ các sư phụ ăn mà gọi là thô sơ nhạt nhẽo á? Vậy thức ăn của chúng ta xen cát lẫn trấu thì gọi là gì?
Tiểu Vân cảm thấy tiêu chuẩn đánh giá của thế giới này thật sự quá quái gở:
- Thận Nghiêm Am một ngày ba
Khi Tiểu Vân lần đầu tiên được mẹ dẫn đến trước mặt Tĩnh Mặc liền biết Tĩnh Mặc không hài lòng với biểu hiện của cô_____bởi vì cô căn bản không biết cầm bút, chứ đừng nói tới viết chữ. Thấy Tĩnh Mặc sắp đuổi cô về, Tiểu Vân chợt mở miệng đọc những thứ văn chương mà mẹ dạy cô học thuộc lòng, đồng thời cầm lấy một nhánh cây nhỏ viết trên mặt đất, chứng minh cô từng đọc sách, biết viết chữ, không có gạt người, lúc đó mới vượt qua được khảo nghiệm đầu tiên của Tĩnh Mặc một cách hiểm hóc.
Tiếp sau đó, Tĩnh Mặc không ngừng lặng lẽ quan sát cô.
Theo sự tiến bộ cực nhanh của nét chữ Tiểu Vân, Tĩnh Mặc cũng không hề bảo cô lập tức chép kinh, ngược lại cô ấy lấy ra bốn bộ sách vỡ lòng “Tam tự kinh”, “Thiên tự văn”, “Ấu học tu tri”, “Tăng quảng hiền văn”, yêu cầu cô chép rồi lại chép. Dù biết Tiểu Vân có năng lực nhìn qua là nhớ, Tĩnh Mặc vẫn kiên trì bảo cô mỗi ngày lặp lại việc sao chép khô khan như vậy_____chỉ là sao chép chứ chưa hề giảng giải nội dung cho cô.
Tĩnh Mặc đang mài giũa tính khí cô, quan sát tính nết cô. Tĩnh Mặc cần cô đủ nghe lời, nhưng không thể ngu dốt; đủ thông minh, nhưng không thể tự cho mình là đúng.
Là một cô bé nông thôn sắp bảy tuổi, Tiểu Vân đương nhiên không biết tâm tư Tĩnh Mặc đối với cô thế nào, nhưng theo bản năng cô biết mình nên có biểu hiện thế nào, hơn nữa còn ngầm phỏng đoán: Tĩnh Mặc sư phụ kỳ thực không cần cô giúp chép kinh, cô ấy dạy cô nhiều thứ như vậy, e là có ý đồ gì đó? Hoặc cũng có thể nói, dù ý định ban đầu của cô ấy là để cô chép kinh thì bây giờ cũng đã có ý định khác rồi.
Tiểu Vân không phải người không có lòng hiếu kỳ, nhưng cô biết cách quan sát sắc mặt người khác để kiểm chứng, từ đó thỏa mãn trí tò mò của mình, vô hình cũng đã rèn luyện được năng lực suy xét phán đoán của bản thân.
- Mẹ, Tĩnh Mặc sư phụ nói ngày kia sau khi về Thận Nghiêm Am, bảo con theo bên cạnh giúp mẹ.
Ngày mai là ngày nghỉ của Bạch nương tử, Tiểu Vân được mẹ dắt tay, nhân lúc trời chiều còn chút ánh nắng, hai người đi nhanh xuống núi, thỉnh thoảng mới trò chuyện đôi câu.
- Tĩnh Mặc sư phụ không để con chép sách sao?
Bạch nương tử hoảng sợ nói.
- Vẫn chép, nhưng bảo con sau bữa trưa hãy đến phòng kinh, còn buổi sáng theo mẹ làm việc.
- Tĩnh Mặc sư phụ tại sao đột nhiên đưa ra quyết định này?
Bạch nương tử hơi lo lắng Tĩnh Mặc không muốn để nữ nhi học nên mới đuổi con bé ra khỏi phòng kinh.
- Cô ấy nói cho con biết, trong rừng phía sau Thận Nghiêm Am có một viện khác là nơi ở của ba quý nhân kinh thành cùng với ma ma dạy dỗ của quý nhân. Người cần hầu hạ thì nhiều mà người giỏi làm việc lại ít, cho nên mẹ ngày nào cũng rất bận, phải lo liệu ba bữa cơm của họ, giặt giũ y phục của họ, quét dọn phòng ốc, bận đến mức không có thời gian nghỉ ngơi uống nước, cô ấy hỏi con có phải nên đến giúp đỡ mẹ hay không. Con nói nên, thế là cô ấy bảo con từ ngày kia dành ra nửa ngày theo giúp mẹ, sau bữa trưa lại đến chỗ cô ấy chép sách.
- Thế thì tại sao chứ?
- Tĩnh Mặc sư phụ nói bữa trưa chỗ mẹ ăn ngon.
Tiểu Vân bĩu môi.
Bạch nương tử nghe vậy cũng biết Tĩnh Mặc chỉ tùy tiện lấy cớ để ứng phó Tiểu Vân. Bà khẽ thở dài nói:
- Đúng là ăn ngon không sai, nhưng người trong viện không dễ chung sống. Tiểu Vân, đến lúc đó con theo sát bên mẹ, dù mẹ bận rộn không để ý con được, con cũng đừng đến gần viện, cứ ở trong phòng củi làm những việc nhẹ nhàng, sau đó thì đem những kiến thức gần đây con học học thuộc lại một lần. Tóm lại, cách những người đó xa ra là được.
- Dạ, con biết rồi.
Tiểu Vân lên tiếng trả lời. Ở khu vực của người khác, cô trước giờ luôn cẩn thận, thứ gọi là lòng hiếu kỳ chưa bao giờ chủ động xuất hiện. Trước mắt điều cô tương đối hứng thú là:
- Mẹ, bữa trưa ở hậu viện ngon cỡ nào? Chẳng lẽ có thức ăn mặn?
- Đương nhiên không có thức ăn mặn.
Bạch nương tử lắc đầu:
- Các sư phụ của Thận Nghiêm Am là người xuất gia, thức ăn chay không bỏ hành gừng tỏi, không dầu ít muối, những gia vị như tương giấm đường càng không có. So với đồ ăn ở hậu viện, các sư phụ quả thực ăn rất thô sơ nhạt nhẽo.
- Đồ các sư phụ ăn mà gọi là thô sơ nhạt nhẽo á? Vậy thức ăn của chúng ta xen cát lẫn trấu thì gọi là gì?
Tiểu Vân cảm thấy tiêu chuẩn đánh giá của thế giới này thật sự quá quái gở:
- Thận Nghiêm Am một ngày ba
/42
|