CHƯƠNG 65: HIỂU RÕ NGỌN NGUỒN.
Tôi chở Bảo về nhà bằng chiếc xe đạp điện của mình, cậu ấy vẫn yên lặng suốt cả quãng đường làm tôi có cảm giác Bảo ngồi ngay sau tôi mà thân xác đã lạc đến một miền trời đẩu đâu.
Bác giúp việc hiền hậu đón chúng tôi với nụ cười trìu mến, sau lưng bác, ngay trên bậc cửa là một người phụ nữ khoảng 40 tuổi. Người phụ nữ mặc chiếc áo chùng rộng rãi cùng quần lenging bó sát. Bộ trang phục thoải mái này không làm lu mờ đi vẻ đẹp quý phái, mặn mà của cô dù nhưng vết hằn của thời gian đã thấp thoáng trên khuôn mặt trái xoan.
“Bảo về rồi đấy à. Vào nhà đi con, ngoài trời lạnh lắm.” Người phụ nữ cất giọng đầy từ tính, ánh mắt nhìn Bảo mang theo một nỗi quan tâm đầy chân thành.
Mặt tôi nghệt ra hệt như đứa bé đang ngồi bô. Tại sao lại có thêm một người mẹ ở đây. Mẹ của Bảo không phải đã...
Nghĩ ngợi một lúc, tôi mới bừng tỉnh, lấy tay gõ đầu mấy cái...Mẹ Bảo mất sớm như vậy, bố Bảo đi bước nữa cũng không có gì lạ. Người phụ nữ này quan tâm Bảo như vậy, âu cũng là may mắn. Hy vọng bà ấy có thể phần nào bù đắp được sự thiếu hụt tình thương của một cậu bé vắng mẹ từ thơ bé.
“Cô bé xinh xắn này là bạn con à. Lần đầu thấy con dẫn bạn về nhà chơi đấy.” Người phụ nữ quay sang cười với tôi, bao dung như nhìn cô bạn gái lần đầu ra mắt người yêu.
Tôi đang tính lên tiếng đáp, thì bị giọng nói lạnh tanh của Bảo ngắt lời:
“Dì không cần quan tâm.”
Bầu không khí tự nhiên ngưng đọng lại, người giúp việc len lén cúi gằm mặt, nụ cười thường trực trên môi người phụ nữ cũng cứng đờ trong giây lát. Cái khối băng di động, kẻ gây ra mọi chuyện vẫn không có ý định xoa dịu căng thẳng, thậm chí còn âm mưu hạ thấp nhiệt độ xuống dưới mức 0 độ C. Thôi thì trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết. Tôi không muốn bị kẹp giữa sự khó xử chết tiệt này cho nên “36 kế, chuồn là thượng sách”, cười hihi một cái, lên tiếng phá tan bầu không khí:
“Thôi chết, muộn rồi. Cháu phải về kẻo bố mẹ lo. Chào bác, chào cô cháu về.”
“Cháu ở đây ăn cơm cùng cho vui, đến bữa rồi còn gì.” Người phụ nữ nhẹ giọng nói với tôi, trên mặt vẫn mang nét cười, nhưng chẳng được tự nhiên cho lắm.
“Dạ thôi, cháu...”
“Hoài An, mai gặp ở trường nhé.” Một lần nữa, tảng băng di động lại chặn đứng cổ họng tôi. Hừ, tức chết được, sao hôm nay tên này lại thô lỗ như thế.
***
Cơm nước xong xuôi, ngồi vào bàn học mà tôi không tài nào tập trung được. Tôi nghĩ đến Bảo, đến gia thế hoành tráng của cậu ấy, đến người mẹ đã mất, đến người mà Bảo gọi bằng dì. Chợt nghĩ một con người tưởng chừng giản đơn như Bảo lại chất chứa trong lòng nhiều tâm sự đến vậy. Cậu ấy đã sống thế nào suốt bao nhiêu năm với nhiều nỗi niềm như thế. Hóa ra, không phải cứ ở trong một ngôi nhà đẹp thì sẽ có ngày ngày an vui, không phải cứ ngồi trên xế sang là cuộc đời sẽ bẻ lái theo ý mình. Thôi thì giàu cũng được, bình dân cũng chẳng sao, cứ sống hết mình, nhiệt thành cho và sẵn sàng đón nhận yêu thương thì mỗi ngày đều là một ngày đáng sống.
Chuông báo tin nhắn lôi tôi ra khỏi đống suy tư lộn xộn. Hai chữ “quần hoa” to oạch trên màn hình.
“Con heo ngốc. Học bài sớm rồi đi ngủ đi. Cấm chỉ thức khuya xem phim Hàn Quốc nghe không.”
Tôi tủm tỉm cười, cất điện thoại đi học bài. Ngoài ban công, chậu hoa Tình nhân đã qua mùa trổ hoa, từng tán lá mơn mởn đan xen vào nhau, mờ sáng dưới ánh đèn đường.
***
Bảo lại trở về với con người trước kia của cậu ấy, hiền lành, vui vẻ cứ như khối băng di động hôm qua đã tan đi dưới nắng hè. Tôi bần thần dắt xe ra cổng, vừa đi vừa nghĩ ngợi.
Chiếc xe Audi A6 đậu trước cửa thu hút sự chú ý của tôi, cạnh xe, người phụ nữ tôi gặp ở nhà Bảo đang sốt sắng chờ ai đó. Tôi có nên lại đó chào hỏi không nhỉ? Nhưng nghĩ đến tình huống khó xử hôm qua, thôi bỏ đi, xem như tôi không nhìn thấy cô ấy là được rồi. Nghĩ vậy, tôi âm thầm quành xe qua hướng khác, đang định đặt mông lên phóng đi thì nghe đằng sau có tiếng gọi dồn dập:
“Hoài An, Hoài An ơi...”
Tôi giật bắn mình, quay đầu lại, thấy dì Bảo đang cười hiền với tôi.
Quán cà phê gần cổng trường.
Đang tầm giữa trưa nên thưa vắng một vài người khách. Chọn một bàn nhỏ gần cửa sổ, tôi ngại ngùng thu mình trên chiếc ghế nỉ êm ái, vừa nhấm nháp chocolate vừa lén lút nhìn dì Bảo. Cô ấy nâng ly Capuchino lên nhấp một ngụm, động tác tao nhã như nữ hoàng Anh uống trà, đoạn cô đặt chiếc tách xuống, nhìn sâu vào mắt tôi:
“Chắc cháu ngạc nhiên lắm đúng không?”
“Dạ...vâng, cũng có một chút ạ.”
“Hôm nay cô đến là để nhờ cháu giúp cô một việc.” Cô thong thả mở lời.
Giúp? Tôi thì có thể giúp được gì. Có lẽ nhận thấy ánh mắt hoang mang của tôi, cô khẽ thở dài, ánh mắt cô lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ, lại giống như đang nhìn về đoạn ký ức xa xăm nào đó.
“Bố của Bảo là mối tình đầu của cô thời đại học. Người ta nói, tình đầu thường hay giang dở quả không sai. Cô và ông ấy yêu nhau ba năm thì cô mở lời chia tay dù trong lòng còn yêu ông ấy rất nhiều, và thú thực, cho đến bây giờ, cô vẫn không hề giành tình cảm cho ai khác ngoài ông ấy. Lần hồi mấy năm không gặp, đến khi nghe được tin tức thì mới hay ông ấy đã có vợ và con trai. Cô cũng buồn, nhưng mừng nhiều hơn vì ông ấy đã có một cuộc đời viên mãn. Mười năm trước, hai người vô tình gặp mặt trong một hội nghị khách hàng, lúc ấy cô mới bàng hoàng nhận ra, trước nay tình cảm của cô vẫn không suy chuyển, một lòng hướng về ông ấy. Lúc này, mẹ Bảo vừa mất chưa lâu, trông ông ấy tiều tụy và già đi nhiều. Cô đau lòng cho ông ấy, muốn bên cạnh chăm sóc ông ấy suốt phần đời còn lại, cũng là tìm cho mình một bến đỗ.”Cô lại nhấp một ngụm cà phê, đôi mắt rưng rưng đầy xúc động.
“Cô yêu người đó nhiều như vậy, tại sao hồi trẻ, cô lại nói lời chia tay?” Tôi ngập ngừng hỏi, trong lòng vô cùng thắc mắc, nếu đã yêu, sao lại phải cách xa...
“Tại vì...” Cô nhắm chặt hai mắt, gương mặt bỗng chốc ánh lên nét buồn khổ đến tiều tụy. “Tại vì, cô...không có khả năng sinh con.” Cô thở hắt ra, như vừa nuốt xuống khối nghẹn tức nơi cổ họng. “ Ông ấy còn cả tương lai ở phía trước, không thể bắt ông ấy cả đời sống bên một người đàn bà vô dụng, vĩnh viễn không thể gọi một tiếng con, xưng cha. Như thế thật tàn nhẫn.” Cô phải dừng lại để lấy tay lau vội nước mắt lăn dài trên gò má, gương mặt sắc sảo, mặn mà được tô vẽ bởi lớp trang điểm cầu kỳ cũng không khỏa lấp được nỗi đau đang cào xé trong tâm can, chực trào trên hai viền mắt.
“Mười năm sau gặp lại, ông ấy lại vừa mất vợ, trong cảnh gà trống nuôi con. Lúc ấy, bỗng dưng cô muốn sống ích kỷ một chút, muốn ở bên ông ấy, yêu thương con trai ông ấy như chính con ruột của mình, ba người cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc, nơi mỗi người có thể san sẻ yêu thương mà xóa mờ những vết thương xưa cũ.”
“Thế nhưng, số phận quả là biết trêu ngươi. Bảo không ưa cô, nói đúng ra là nó căm ghét cô. Mặc cho cô quan tâm lo lắng, nó vẫn lạnh nhạt, hờ hững với cô. Nó xa lánh bố. Bảo nghĩ bố nó ngoại tình với cô cho nên mẹ nó mới đau buồn ngã bệnh mà qua đời. Đối với Bảo, cô chưa bao giờ là người nhà, thậm chí người dưng cũng không bằng.”
Hai chúng tôi đều im lặng, dì Bảo giường như vẫn chưa dứt ra được nỗi buồn đã ám ảnh cô nhiều năm ròng. Còn tôi, tôi còn đang bận tiêu hóa dòng tâm sự dì Bảo vừa mới giãi bày. Thời gian chậm chạp trôi qua...
“Vậy...cháu có thể giúp gì cho cô?” Sau cùng, tôi phá vỡ bầu không khí nặng nề, bẽn lẽn hỏi.
Dì Bảo nắm chặt lấy tay tôi, trong mắt ngập tràn sự kích động, và một chút gần như là...cầu xin.
“Hoài An, cháu có thể hóa giải khúc mắc giữa Bảo với cô được không? Chỉ có cháu mới giúp được.”
Tôi ư? Tôi đâu phải chuyên gia tâm lý, lại càng không có họ hàng hang hốc gì với gia đình Bảo. Tôi có tư cách gì để can thiệp đây? Dường như đọc được mấy dấu hỏi to đùng trong đầu tôi, dì Bảo nhẹ nhàng giải thích:
“Trong lòng Bảo, ngoài mẹ ra, có lẽ cháu là người quan trọng nhất. Cô chưa bao giờ thấy nó đối xử với ai đặc biệt như cháu.”
“Nhưng...”
“Xin cháu, cô chỉ có thể trông cậy vào cháu thôi.”
“Vâng, cháu sẽ...”
“HAI NGƯỜI ĐANG LÀM GÌ Ở ĐÂY?” Bảo hầm hầm bước tới, mặt cậu ấy nóng bừng như vừa bị nhúng vào miệng núi lửa. Tôi chẳng kịp ú ớ câu gì đã bị Bảo kéo tay lôi xềnh xệch. Dì Bảo níu tay cậu ấy, cất giọng khổ sở:
“Bảo, con đừng như vậy được không?”
Bảo vung tay hất dì té nhào xuống ghế, mắt cậu ấy bắn ra tia lửa căm hờn:
“Tôi không phải con của dì.”
Tôi chở Bảo về nhà bằng chiếc xe đạp điện của mình, cậu ấy vẫn yên lặng suốt cả quãng đường làm tôi có cảm giác Bảo ngồi ngay sau tôi mà thân xác đã lạc đến một miền trời đẩu đâu.
Bác giúp việc hiền hậu đón chúng tôi với nụ cười trìu mến, sau lưng bác, ngay trên bậc cửa là một người phụ nữ khoảng 40 tuổi. Người phụ nữ mặc chiếc áo chùng rộng rãi cùng quần lenging bó sát. Bộ trang phục thoải mái này không làm lu mờ đi vẻ đẹp quý phái, mặn mà của cô dù nhưng vết hằn của thời gian đã thấp thoáng trên khuôn mặt trái xoan.
“Bảo về rồi đấy à. Vào nhà đi con, ngoài trời lạnh lắm.” Người phụ nữ cất giọng đầy từ tính, ánh mắt nhìn Bảo mang theo một nỗi quan tâm đầy chân thành.
Mặt tôi nghệt ra hệt như đứa bé đang ngồi bô. Tại sao lại có thêm một người mẹ ở đây. Mẹ của Bảo không phải đã...
Nghĩ ngợi một lúc, tôi mới bừng tỉnh, lấy tay gõ đầu mấy cái...Mẹ Bảo mất sớm như vậy, bố Bảo đi bước nữa cũng không có gì lạ. Người phụ nữ này quan tâm Bảo như vậy, âu cũng là may mắn. Hy vọng bà ấy có thể phần nào bù đắp được sự thiếu hụt tình thương của một cậu bé vắng mẹ từ thơ bé.
“Cô bé xinh xắn này là bạn con à. Lần đầu thấy con dẫn bạn về nhà chơi đấy.” Người phụ nữ quay sang cười với tôi, bao dung như nhìn cô bạn gái lần đầu ra mắt người yêu.
Tôi đang tính lên tiếng đáp, thì bị giọng nói lạnh tanh của Bảo ngắt lời:
“Dì không cần quan tâm.”
Bầu không khí tự nhiên ngưng đọng lại, người giúp việc len lén cúi gằm mặt, nụ cười thường trực trên môi người phụ nữ cũng cứng đờ trong giây lát. Cái khối băng di động, kẻ gây ra mọi chuyện vẫn không có ý định xoa dịu căng thẳng, thậm chí còn âm mưu hạ thấp nhiệt độ xuống dưới mức 0 độ C. Thôi thì trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết. Tôi không muốn bị kẹp giữa sự khó xử chết tiệt này cho nên “36 kế, chuồn là thượng sách”, cười hihi một cái, lên tiếng phá tan bầu không khí:
“Thôi chết, muộn rồi. Cháu phải về kẻo bố mẹ lo. Chào bác, chào cô cháu về.”
“Cháu ở đây ăn cơm cùng cho vui, đến bữa rồi còn gì.” Người phụ nữ nhẹ giọng nói với tôi, trên mặt vẫn mang nét cười, nhưng chẳng được tự nhiên cho lắm.
“Dạ thôi, cháu...”
“Hoài An, mai gặp ở trường nhé.” Một lần nữa, tảng băng di động lại chặn đứng cổ họng tôi. Hừ, tức chết được, sao hôm nay tên này lại thô lỗ như thế.
***
Cơm nước xong xuôi, ngồi vào bàn học mà tôi không tài nào tập trung được. Tôi nghĩ đến Bảo, đến gia thế hoành tráng của cậu ấy, đến người mẹ đã mất, đến người mà Bảo gọi bằng dì. Chợt nghĩ một con người tưởng chừng giản đơn như Bảo lại chất chứa trong lòng nhiều tâm sự đến vậy. Cậu ấy đã sống thế nào suốt bao nhiêu năm với nhiều nỗi niềm như thế. Hóa ra, không phải cứ ở trong một ngôi nhà đẹp thì sẽ có ngày ngày an vui, không phải cứ ngồi trên xế sang là cuộc đời sẽ bẻ lái theo ý mình. Thôi thì giàu cũng được, bình dân cũng chẳng sao, cứ sống hết mình, nhiệt thành cho và sẵn sàng đón nhận yêu thương thì mỗi ngày đều là một ngày đáng sống.
Chuông báo tin nhắn lôi tôi ra khỏi đống suy tư lộn xộn. Hai chữ “quần hoa” to oạch trên màn hình.
“Con heo ngốc. Học bài sớm rồi đi ngủ đi. Cấm chỉ thức khuya xem phim Hàn Quốc nghe không.”
Tôi tủm tỉm cười, cất điện thoại đi học bài. Ngoài ban công, chậu hoa Tình nhân đã qua mùa trổ hoa, từng tán lá mơn mởn đan xen vào nhau, mờ sáng dưới ánh đèn đường.
***
Bảo lại trở về với con người trước kia của cậu ấy, hiền lành, vui vẻ cứ như khối băng di động hôm qua đã tan đi dưới nắng hè. Tôi bần thần dắt xe ra cổng, vừa đi vừa nghĩ ngợi.
Chiếc xe Audi A6 đậu trước cửa thu hút sự chú ý của tôi, cạnh xe, người phụ nữ tôi gặp ở nhà Bảo đang sốt sắng chờ ai đó. Tôi có nên lại đó chào hỏi không nhỉ? Nhưng nghĩ đến tình huống khó xử hôm qua, thôi bỏ đi, xem như tôi không nhìn thấy cô ấy là được rồi. Nghĩ vậy, tôi âm thầm quành xe qua hướng khác, đang định đặt mông lên phóng đi thì nghe đằng sau có tiếng gọi dồn dập:
“Hoài An, Hoài An ơi...”
Tôi giật bắn mình, quay đầu lại, thấy dì Bảo đang cười hiền với tôi.
Quán cà phê gần cổng trường.
Đang tầm giữa trưa nên thưa vắng một vài người khách. Chọn một bàn nhỏ gần cửa sổ, tôi ngại ngùng thu mình trên chiếc ghế nỉ êm ái, vừa nhấm nháp chocolate vừa lén lút nhìn dì Bảo. Cô ấy nâng ly Capuchino lên nhấp một ngụm, động tác tao nhã như nữ hoàng Anh uống trà, đoạn cô đặt chiếc tách xuống, nhìn sâu vào mắt tôi:
“Chắc cháu ngạc nhiên lắm đúng không?”
“Dạ...vâng, cũng có một chút ạ.”
“Hôm nay cô đến là để nhờ cháu giúp cô một việc.” Cô thong thả mở lời.
Giúp? Tôi thì có thể giúp được gì. Có lẽ nhận thấy ánh mắt hoang mang của tôi, cô khẽ thở dài, ánh mắt cô lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ, lại giống như đang nhìn về đoạn ký ức xa xăm nào đó.
“Bố của Bảo là mối tình đầu của cô thời đại học. Người ta nói, tình đầu thường hay giang dở quả không sai. Cô và ông ấy yêu nhau ba năm thì cô mở lời chia tay dù trong lòng còn yêu ông ấy rất nhiều, và thú thực, cho đến bây giờ, cô vẫn không hề giành tình cảm cho ai khác ngoài ông ấy. Lần hồi mấy năm không gặp, đến khi nghe được tin tức thì mới hay ông ấy đã có vợ và con trai. Cô cũng buồn, nhưng mừng nhiều hơn vì ông ấy đã có một cuộc đời viên mãn. Mười năm trước, hai người vô tình gặp mặt trong một hội nghị khách hàng, lúc ấy cô mới bàng hoàng nhận ra, trước nay tình cảm của cô vẫn không suy chuyển, một lòng hướng về ông ấy. Lúc này, mẹ Bảo vừa mất chưa lâu, trông ông ấy tiều tụy và già đi nhiều. Cô đau lòng cho ông ấy, muốn bên cạnh chăm sóc ông ấy suốt phần đời còn lại, cũng là tìm cho mình một bến đỗ.”Cô lại nhấp một ngụm cà phê, đôi mắt rưng rưng đầy xúc động.
“Cô yêu người đó nhiều như vậy, tại sao hồi trẻ, cô lại nói lời chia tay?” Tôi ngập ngừng hỏi, trong lòng vô cùng thắc mắc, nếu đã yêu, sao lại phải cách xa...
“Tại vì...” Cô nhắm chặt hai mắt, gương mặt bỗng chốc ánh lên nét buồn khổ đến tiều tụy. “Tại vì, cô...không có khả năng sinh con.” Cô thở hắt ra, như vừa nuốt xuống khối nghẹn tức nơi cổ họng. “ Ông ấy còn cả tương lai ở phía trước, không thể bắt ông ấy cả đời sống bên một người đàn bà vô dụng, vĩnh viễn không thể gọi một tiếng con, xưng cha. Như thế thật tàn nhẫn.” Cô phải dừng lại để lấy tay lau vội nước mắt lăn dài trên gò má, gương mặt sắc sảo, mặn mà được tô vẽ bởi lớp trang điểm cầu kỳ cũng không khỏa lấp được nỗi đau đang cào xé trong tâm can, chực trào trên hai viền mắt.
“Mười năm sau gặp lại, ông ấy lại vừa mất vợ, trong cảnh gà trống nuôi con. Lúc ấy, bỗng dưng cô muốn sống ích kỷ một chút, muốn ở bên ông ấy, yêu thương con trai ông ấy như chính con ruột của mình, ba người cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc, nơi mỗi người có thể san sẻ yêu thương mà xóa mờ những vết thương xưa cũ.”
“Thế nhưng, số phận quả là biết trêu ngươi. Bảo không ưa cô, nói đúng ra là nó căm ghét cô. Mặc cho cô quan tâm lo lắng, nó vẫn lạnh nhạt, hờ hững với cô. Nó xa lánh bố. Bảo nghĩ bố nó ngoại tình với cô cho nên mẹ nó mới đau buồn ngã bệnh mà qua đời. Đối với Bảo, cô chưa bao giờ là người nhà, thậm chí người dưng cũng không bằng.”
Hai chúng tôi đều im lặng, dì Bảo giường như vẫn chưa dứt ra được nỗi buồn đã ám ảnh cô nhiều năm ròng. Còn tôi, tôi còn đang bận tiêu hóa dòng tâm sự dì Bảo vừa mới giãi bày. Thời gian chậm chạp trôi qua...
“Vậy...cháu có thể giúp gì cho cô?” Sau cùng, tôi phá vỡ bầu không khí nặng nề, bẽn lẽn hỏi.
Dì Bảo nắm chặt lấy tay tôi, trong mắt ngập tràn sự kích động, và một chút gần như là...cầu xin.
“Hoài An, cháu có thể hóa giải khúc mắc giữa Bảo với cô được không? Chỉ có cháu mới giúp được.”
Tôi ư? Tôi đâu phải chuyên gia tâm lý, lại càng không có họ hàng hang hốc gì với gia đình Bảo. Tôi có tư cách gì để can thiệp đây? Dường như đọc được mấy dấu hỏi to đùng trong đầu tôi, dì Bảo nhẹ nhàng giải thích:
“Trong lòng Bảo, ngoài mẹ ra, có lẽ cháu là người quan trọng nhất. Cô chưa bao giờ thấy nó đối xử với ai đặc biệt như cháu.”
“Nhưng...”
“Xin cháu, cô chỉ có thể trông cậy vào cháu thôi.”
“Vâng, cháu sẽ...”
“HAI NGƯỜI ĐANG LÀM GÌ Ở ĐÂY?” Bảo hầm hầm bước tới, mặt cậu ấy nóng bừng như vừa bị nhúng vào miệng núi lửa. Tôi chẳng kịp ú ớ câu gì đã bị Bảo kéo tay lôi xềnh xệch. Dì Bảo níu tay cậu ấy, cất giọng khổ sở:
“Bảo, con đừng như vậy được không?”
Bảo vung tay hất dì té nhào xuống ghế, mắt cậu ấy bắn ra tia lửa căm hờn:
“Tôi không phải con của dì.”
/80
|