Sau đó chúng tôi chuyển nhà nhiều lần, đồ vật mang đi ngày càng ít. Duy chỉ có bức tranh đó là mẹ không nỡ bỏ đi. Có một lần bác trai vô tình nhìn thấy bức tranh đó, bác trai nói: “Là Vân Hà vẽ.”
Vân Hà.
Mạc Vân Hà.
Chỉ một lần tôi đã nhớ kĩ cái tên này.
Sau vụ hỏa hoạn, tôi đi vào bãi phế tích kia, trong lòng cứ gọi mãi tên của anh. “Vân Hà…” Đột nhiên tôi hiểu ra, vì sao khi nhìn thấy anh trong lễ tang của bác trai lại giống như đã từng quen biết, bởi vì sáu năm trước chúng tôi đã từng gặp một lần ở Mai uyển phía sau núi. Tuy rằng ký ức mơ hồ, thế nhưng bức tranh hoa lê trắng nhạt này thì đã in dấu trong lòng tôi.
Lúc đó còn nhỏ, tôi không biết anh là ai. Sau đó biết được qua bác trai, anh là con trai thứ hai của nhà họ Mạc, cũng chính là con trai của ba tôi, Mạc Kính Trì, hóa ra chúng tôi là anh em cùng cha khác mẹ! Ngày tang lễ đó, anh và người anh họ Mạc Vân Trạch đã đưa tôi đến bệnh viện.
“Từ nhỏ thằng bé này đã thích vẽ.” Bác trai nói về anh như vậy.
Buổi tối hỏa hoạn đó anh đã đẩy tôi xuống ngưỡng cửa sổ. Tôi được cứu, còn anh lại bị chôn vùi trong biển lửa. Ngày hôm sau tôi đứng trước Mai uyển, nghe được tên của anh, một trong bốn người thiệt mạng.
Mỗi ngày tôi đều lưu luyến ở Mai uyển, nghe được đủ loại bàn tán của mọi người, bọn họ nói, đêm hoả hoạn đó người con trai cả Mạc Vân Trạch vốn đã chạy ra được ngoài, thế nhưng sau khi biết hai đứa em trai vẫn còn ở bên trong đã dứt khoát vòng lại đi cứu, kết quả bị thương nặng, mấy ngày sau đã qua đời trong bệnh viện. Nhưng lại có ý kiến khác, rằng người chạy ra được không phải Mạc Vân Trạch, mà là Mạc Vân Hà, anh vòng lại cứu anh trai Vân Trạch cùng đứa em trai Vân Tố, cuối cùng người anh trai Vân Trạch được cứu ra, còn bản thân anh lại không thể thoát được.
Hai ý kiến trên, bên nào cũng cho là mình đúng.
Điều duy nhất có thể khẳng định là trong ba đứa cháu trai của ông cụ Mạc, đứa cháu cả Mạc Vân Trạch, đứa cháu thứ hai Mạc Vân Hà và đứa cháu thứ ba Mạc Vân Tố chỉ có một người may mắn thoát nạn, không lâu sau đã được đưa sang nước Mĩ chữa trị khẩn cấp. Mà Mạc Vân Hà cứu tôi chắc chắn không ở trong số những người sống sót, sau khi đẩy tôi xuống cửa sổ đã ngã xuống hành lang bên ngoài gian phòng kia. Theo lời của lính cứu hỏa chứng kiến nói, anh nằm rạp trên mặt đất, cơ thể hướng về phía đầu cầu thang, rõ ràng là không kịp chạy thoát rồi bị thiêu cháy trong ngọn lửa.
“Thảm quá, toàn bộ cơ thể cuộn tròn. Da thịt đều bị cháy rụi, chỉ còn lại mỗi xương cốt.” Những người nói về thảm trạng của hiện trường đều không khỏi lắc đầu sụt sùi.
Có một con quạ đen bay xẹt qua đỉnh đầu.
Tiếng kêu thê lương làm cho người ta nghĩ tới ngôi mộ hoang vắng. Là ngôi mộ của anh, cũng sẽ là của tôi. Bởi vì tôi tin rằng mình đã chết rồi, thứ vẫn còn hô hấp chỉ là thể xác của tôi. Thể xác không có linh hồn.
Sau khi lớn lên đọc Jane Eyre[1], nhìn tới kết cục trong sách, Jane Eyre trở lại biệt trang Thornfield tìm Rochester, kết quả chỉ nhìn thấy một đống phế tích cháy trụi, “Khắp nơi đều là đổ nát thê lương, toàn bộ nóc nhà, ống khói đều sụp xuống trong phế tích. Chỉ có một cái cửa sổ đáng sợ há ngoác mồm…” Lúc ấy, đọc tới đoạn văn kia, trái tim của tôi không khỏi đập nhanh, lệ ướt hốc mắt. Bởi vì tôi đã nhìn thấy cảnh tượng như thế vào năm mười bốn tuổi. Không tận mắt nhìn thấy cảnh tượng như vậy sẽ không bao giờ cảm nhận được sự hoang vu và thảm thiết trong đó.
[1] Jane Eyre: là cuốn tiểu thuyết của văn sĩ Charlotte Brontë, được xuất bản vào năm 1847 dưới bút danh Currer Bell, là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh.
Đám đông vây xem bên ngoài Mai uyển rất nhiều ngày mà vẫn không tản đi.
Chỉ trong một đêm, Mai uyển nguy nga lộng lẫy đã hóa thành phế tích. Không ai không hiếu kỳ, và còn than thở. Đáng nhắc tới là trong bốn người chết có một phụ nữ, bà ta chính là người phụ nữ đã cầm đầu làm nhục mẹ tôi, vợ cả của ba tôi, cũng là mẹ ruột của Mạc Vân Hà. Tôi đã báo được thù rồi, vì sao vẫn còn run rẩy mà đứng trong đống phế tích?
Bầu trời thật là u ám, mưa phùn lạnh lẽo phất phơ. Tôi đứng từ sáng sớm tới lúc hoàng hôn, tóc tai và quần áo đều ướt đẫm, nhưng vẫn không thể rời đi. Tôi không nhớ rõ mình có khóc hay không, bởi vì toàn thân đều ẩm ướt. Mấy ngày liên tiếp đứng lưu luyến trong đống phế tích, tôi đã chẳng khác gì một du hồn, không đến cả lớp học, mỗi ngày đều chỉ dựa vào đồ ăn mà hàng xóm đưa cho.
Ngày đó tôi lưu luyến ở đống phế tích đến tận tối muộn, vừa lạnh lại vừa đói, chỉ đành phải quay trở lại ngõ.
Mưa đã tạnh.
Trong ngõ nhỏ tràn ngập sương mù dày đặc.
Con ngõ hẹp dài giống như không có điểm cuối. Hai bên ngõ chất đầy những thứ đồ vật linh tinh, bếp lò, nồi, rương hòm, cùng với thùng rác. Rất nhiều cửa sổ đều sáng đèn, trồi lên những vòng sáng mờ nhạt mông lung trong màn sương mù u ám. Tôi đi rất chậm, bởi vì tôi sợ nhìn thấy khung cửa sổ nhà tôi. Sẽ không bao giờ còn ai thắp sáng ngọn đèn ấm cúng cho tôi, không còn ai lau nước mắt hoen mi cho tôi, không còn ai nấu cho tôi thức ăn thơm phức, và cũng không còn ai đắp tấm chăn ấm áp lên người tôi nữa…
Ba đã mất. Bác trai đã mất. Mẹ cũng đã mất.
Ngôi nhà này về sau chỉ còn lại một mình tôi.
Ai kia?
Cầm ô đứng dưới mái hiên tầng dưới.
Tôi nheo mắt quan sát người đó, bóng lưng người đó phát sáng trong mưa bụi, nhìn ngóng xung quanh tựa như đang chờ ai. Phảng phất như một đoạn phim trong điện ảnh, bối cảnh là con ngõ hẹp dài, mà người đó là bóng dáng cô độc đứng dưới ngọn đèn mờ ảo.
“Tứ Nguyệt…”
Tôi nghe thấy tiếng thở dài gọi tên rất nhẹ. Là thầy Lý.
Tay của thầy lạnh ngắt, tôi đoán thầy đã đứng đây lâu lắm rồi.
Thầy nắm tay của tôi đi về phía ngoài ngõ.
“Tứ Nguyệt, về nhà với thầy.”
Tôi dừng bước.
Thầy kéo tôi, “Tứ Nguyệt, nghe lời nào, trong nhà em đã không còn ai, em sẽ chết đói mất.” Vừa nghe lời này tôi bật khóc, giọt nước mắt to lăn xuống. Nhưng mà tôi vẫn không chịu đi. Thầy thở dài ôm tôi vào trong lòng. “Em à, em phải sống tiếp, nhất định ba mẹ của em cũng hi vọng em sống tiếp.”
“Không, em phải đợi mẹ.”
“Mẹ em đã mất rồi.”
“Mẹ sẽ còn trở về, nhất định em phải đợi mẹ.”
“Đứa bé ngốc, em thật sự là một đứa bé ngốc…”
Thầy vuốt tóc tôi, vỗ nhẹ vai và lưng của tôi. Trong bóng đêm, tôi nhìn rõ trong mắt thầy cũng tràn đầy nước mắt, thầy vỗ vỗ bả vai của tôi, chân thành như thế, chân thành nói với tôi rằng: “Tứ Nguyệt, có thầy ở đây, em sẽ có gia đình, gia đình của thầy chính là gia đình của em…”
Vân Hà.
Mạc Vân Hà.
Chỉ một lần tôi đã nhớ kĩ cái tên này.
Sau vụ hỏa hoạn, tôi đi vào bãi phế tích kia, trong lòng cứ gọi mãi tên của anh. “Vân Hà…” Đột nhiên tôi hiểu ra, vì sao khi nhìn thấy anh trong lễ tang của bác trai lại giống như đã từng quen biết, bởi vì sáu năm trước chúng tôi đã từng gặp một lần ở Mai uyển phía sau núi. Tuy rằng ký ức mơ hồ, thế nhưng bức tranh hoa lê trắng nhạt này thì đã in dấu trong lòng tôi.
Lúc đó còn nhỏ, tôi không biết anh là ai. Sau đó biết được qua bác trai, anh là con trai thứ hai của nhà họ Mạc, cũng chính là con trai của ba tôi, Mạc Kính Trì, hóa ra chúng tôi là anh em cùng cha khác mẹ! Ngày tang lễ đó, anh và người anh họ Mạc Vân Trạch đã đưa tôi đến bệnh viện.
“Từ nhỏ thằng bé này đã thích vẽ.” Bác trai nói về anh như vậy.
Buổi tối hỏa hoạn đó anh đã đẩy tôi xuống ngưỡng cửa sổ. Tôi được cứu, còn anh lại bị chôn vùi trong biển lửa. Ngày hôm sau tôi đứng trước Mai uyển, nghe được tên của anh, một trong bốn người thiệt mạng.
Mỗi ngày tôi đều lưu luyến ở Mai uyển, nghe được đủ loại bàn tán của mọi người, bọn họ nói, đêm hoả hoạn đó người con trai cả Mạc Vân Trạch vốn đã chạy ra được ngoài, thế nhưng sau khi biết hai đứa em trai vẫn còn ở bên trong đã dứt khoát vòng lại đi cứu, kết quả bị thương nặng, mấy ngày sau đã qua đời trong bệnh viện. Nhưng lại có ý kiến khác, rằng người chạy ra được không phải Mạc Vân Trạch, mà là Mạc Vân Hà, anh vòng lại cứu anh trai Vân Trạch cùng đứa em trai Vân Tố, cuối cùng người anh trai Vân Trạch được cứu ra, còn bản thân anh lại không thể thoát được.
Hai ý kiến trên, bên nào cũng cho là mình đúng.
Điều duy nhất có thể khẳng định là trong ba đứa cháu trai của ông cụ Mạc, đứa cháu cả Mạc Vân Trạch, đứa cháu thứ hai Mạc Vân Hà và đứa cháu thứ ba Mạc Vân Tố chỉ có một người may mắn thoát nạn, không lâu sau đã được đưa sang nước Mĩ chữa trị khẩn cấp. Mà Mạc Vân Hà cứu tôi chắc chắn không ở trong số những người sống sót, sau khi đẩy tôi xuống cửa sổ đã ngã xuống hành lang bên ngoài gian phòng kia. Theo lời của lính cứu hỏa chứng kiến nói, anh nằm rạp trên mặt đất, cơ thể hướng về phía đầu cầu thang, rõ ràng là không kịp chạy thoát rồi bị thiêu cháy trong ngọn lửa.
“Thảm quá, toàn bộ cơ thể cuộn tròn. Da thịt đều bị cháy rụi, chỉ còn lại mỗi xương cốt.” Những người nói về thảm trạng của hiện trường đều không khỏi lắc đầu sụt sùi.
Có một con quạ đen bay xẹt qua đỉnh đầu.
Tiếng kêu thê lương làm cho người ta nghĩ tới ngôi mộ hoang vắng. Là ngôi mộ của anh, cũng sẽ là của tôi. Bởi vì tôi tin rằng mình đã chết rồi, thứ vẫn còn hô hấp chỉ là thể xác của tôi. Thể xác không có linh hồn.
Sau khi lớn lên đọc Jane Eyre[1], nhìn tới kết cục trong sách, Jane Eyre trở lại biệt trang Thornfield tìm Rochester, kết quả chỉ nhìn thấy một đống phế tích cháy trụi, “Khắp nơi đều là đổ nát thê lương, toàn bộ nóc nhà, ống khói đều sụp xuống trong phế tích. Chỉ có một cái cửa sổ đáng sợ há ngoác mồm…” Lúc ấy, đọc tới đoạn văn kia, trái tim của tôi không khỏi đập nhanh, lệ ướt hốc mắt. Bởi vì tôi đã nhìn thấy cảnh tượng như thế vào năm mười bốn tuổi. Không tận mắt nhìn thấy cảnh tượng như vậy sẽ không bao giờ cảm nhận được sự hoang vu và thảm thiết trong đó.
[1] Jane Eyre: là cuốn tiểu thuyết của văn sĩ Charlotte Brontë, được xuất bản vào năm 1847 dưới bút danh Currer Bell, là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh.
Đám đông vây xem bên ngoài Mai uyển rất nhiều ngày mà vẫn không tản đi.
Chỉ trong một đêm, Mai uyển nguy nga lộng lẫy đã hóa thành phế tích. Không ai không hiếu kỳ, và còn than thở. Đáng nhắc tới là trong bốn người chết có một phụ nữ, bà ta chính là người phụ nữ đã cầm đầu làm nhục mẹ tôi, vợ cả của ba tôi, cũng là mẹ ruột của Mạc Vân Hà. Tôi đã báo được thù rồi, vì sao vẫn còn run rẩy mà đứng trong đống phế tích?
Bầu trời thật là u ám, mưa phùn lạnh lẽo phất phơ. Tôi đứng từ sáng sớm tới lúc hoàng hôn, tóc tai và quần áo đều ướt đẫm, nhưng vẫn không thể rời đi. Tôi không nhớ rõ mình có khóc hay không, bởi vì toàn thân đều ẩm ướt. Mấy ngày liên tiếp đứng lưu luyến trong đống phế tích, tôi đã chẳng khác gì một du hồn, không đến cả lớp học, mỗi ngày đều chỉ dựa vào đồ ăn mà hàng xóm đưa cho.
Ngày đó tôi lưu luyến ở đống phế tích đến tận tối muộn, vừa lạnh lại vừa đói, chỉ đành phải quay trở lại ngõ.
Mưa đã tạnh.
Trong ngõ nhỏ tràn ngập sương mù dày đặc.
Con ngõ hẹp dài giống như không có điểm cuối. Hai bên ngõ chất đầy những thứ đồ vật linh tinh, bếp lò, nồi, rương hòm, cùng với thùng rác. Rất nhiều cửa sổ đều sáng đèn, trồi lên những vòng sáng mờ nhạt mông lung trong màn sương mù u ám. Tôi đi rất chậm, bởi vì tôi sợ nhìn thấy khung cửa sổ nhà tôi. Sẽ không bao giờ còn ai thắp sáng ngọn đèn ấm cúng cho tôi, không còn ai lau nước mắt hoen mi cho tôi, không còn ai nấu cho tôi thức ăn thơm phức, và cũng không còn ai đắp tấm chăn ấm áp lên người tôi nữa…
Ba đã mất. Bác trai đã mất. Mẹ cũng đã mất.
Ngôi nhà này về sau chỉ còn lại một mình tôi.
Ai kia?
Cầm ô đứng dưới mái hiên tầng dưới.
Tôi nheo mắt quan sát người đó, bóng lưng người đó phát sáng trong mưa bụi, nhìn ngóng xung quanh tựa như đang chờ ai. Phảng phất như một đoạn phim trong điện ảnh, bối cảnh là con ngõ hẹp dài, mà người đó là bóng dáng cô độc đứng dưới ngọn đèn mờ ảo.
“Tứ Nguyệt…”
Tôi nghe thấy tiếng thở dài gọi tên rất nhẹ. Là thầy Lý.
Tay của thầy lạnh ngắt, tôi đoán thầy đã đứng đây lâu lắm rồi.
Thầy nắm tay của tôi đi về phía ngoài ngõ.
“Tứ Nguyệt, về nhà với thầy.”
Tôi dừng bước.
Thầy kéo tôi, “Tứ Nguyệt, nghe lời nào, trong nhà em đã không còn ai, em sẽ chết đói mất.” Vừa nghe lời này tôi bật khóc, giọt nước mắt to lăn xuống. Nhưng mà tôi vẫn không chịu đi. Thầy thở dài ôm tôi vào trong lòng. “Em à, em phải sống tiếp, nhất định ba mẹ của em cũng hi vọng em sống tiếp.”
“Không, em phải đợi mẹ.”
“Mẹ em đã mất rồi.”
“Mẹ sẽ còn trở về, nhất định em phải đợi mẹ.”
“Đứa bé ngốc, em thật sự là một đứa bé ngốc…”
Thầy vuốt tóc tôi, vỗ nhẹ vai và lưng của tôi. Trong bóng đêm, tôi nhìn rõ trong mắt thầy cũng tràn đầy nước mắt, thầy vỗ vỗ bả vai của tôi, chân thành như thế, chân thành nói với tôi rằng: “Tứ Nguyệt, có thầy ở đây, em sẽ có gia đình, gia đình của thầy chính là gia đình của em…”
/48
|