Mỗi khi gió bấc ùa về, đường phố, công viên, khu vui chơi đều thưa thớt người qua lại. Có vẻ trời lạnh như thế này mọi người đều thích vùi mình vào chiếc chăn ấm hơn là phải ra ngoài vận động. Vừa tới sân bóng, không gian bao trùm sự vắng vẻ, chỉ thấp thoáng duy nhất cái dáng người cao ráo dõng dạc. Một nam sinh mặc áo phông trắng và quần thể thao, cùng với chiếc áo khoác màu xám tro bao phủ trên người, nhìn lướt qua tôi có thể nhận ra ngay đó là ai. Huy Khánh vẫn tiếp tục chạy vài vòng trên sân cỏ, dường như cậu không để ý tôi đang đứng ở dưới gốc cây gần đó.
“Huy Khánh!”. Nhờ không gian đặc biệt yên tĩnh, vì thế nên cậu cũng nghe rõ được giọng tôi. Khánh xoay đầu lại rồi cười, vẻ mặt rạng rỡ chạy đến vui mừng không khác gì một đứa trẻ sắp được phát bánh kẹo: “Linh Đan! Sao chị lại đến đây?”. Khi thấy lúc Khánh chạy bộ tôi không nhìn ra cậu ta mệt đến như vậy. Khánh dừng lại, khom lưng, chống hai tay lên đầu gối mà thở dốc.
“Nghe nói có người bị trượt giải, nên cố tình đến đây an ủi!”. Tôi cố quan sát xem tâm trạng của Khánh có đỡ hơn chút nào không, vậy mà chỉ thấy cậu chống nạnh nghiêng đầu nhìn tôi rồi nở một nụ cười “Không thấy tổ quốc”. Sóng mũi thẳng tắp, đôi mắt đã vốn bé sẵn nên khi cười cũng không khác gì một sợi chỉ, còn lộ ra thêm chiếc răng khểnh đầy duyên dáng: “Đâu nào? An ủi em nghe thử xem, thấy được thì em cho về!”
Tôi đã cố gắng quan sát mà vẫn chưa phát hiện được điểm nào bất thường, có thể là Khánh giỏi che giấu hay tại lúc nãy chạy vài vòng sân, chắc não cũng vì thế mà thông bớt rồi: “Nè nhóc! Chị định đến đây để an ủi em, nhưng nhìn em vui vẻ đến như vậy làm sao chị an ủi nữa đây? Không lẽ chị bảo, em trai à! Em bớt vui đi được không? Mọi chuyện dù sao cũng đã qua rồi. Như vậy có còn được xem là an ủi nữa không thế?”. Vừa dứt lời, tôi cảm thấy mỏi chân mà ngồi bệt xuống sân cỏ.
“Sao cái gì chị cũng nói được vậy? Nó là sở trường của chị từ khi nào thế? Này! Buộc tóc lên đi, để em giúp chị!”. Huy Khánh vui vẻ ngồi xuống bên cạnh, thuận tay kéo dây buộc đang đeo trên cổ tay của tôi ra.
“Có làm được không đấy?”. Mặt tôi nhăn nhó, nghi hoặc. Khánh chuyển mình, quỵ một đầu gối xuống sân cố gắng tém mớ tóc còn sót lại phía sau gáy: “Để em làm thử cho chị xem, mấy thứ này dễ như ăn kẹo!”. Tuy động tác có chút vụng về nhưng bù lại sự cần mẫn làm tôi cũng yên tâm. Sau vài chục giây, tôi vừa ra lệnh, vừa có nét van xin: “Buộc đẹp vào đấy nhé!”
“Em biết rồi đại tỉ. Mà này! Sao chị không để tóc dài thế?”. Khánh hỏi tôi. Bàn tay uyển chuyển chậm chạp, chắc là đang uốn nắn dây buộc vào tóc, có vẻ vì sợ tôi đau nên rất cố gắng cẩn thận. Tôi đột nhiên lại tự tin ngời ngời: “Con trai tụi em không biết gì cả, tóc ngắn trẻ trung quyến rũ không phải sao?”
“Vậy hả? Chứ không phải chị lười gội đầu à?”. Vừa xong Khánh quay về vị trí cũ, nở một nụ cười rồi liều bĩu môi. Tôi cúi đầu xuống, loay hoay sờ vào đuôi tóc xem thế nào. Thật thì... Nó cũng không quá tệ: “Thằng nhóc ranh! Sao lúc nào cũng nghĩ xấu cho chị thế?”. Hai tay Khánh chống sau lưng, hơi ngửa mặt nhìn về phía tôi, trên cổ còn lộ rõ yết hầu: “Sao lúc nào chị cũng gọi em là nhóc vậy? Rõ ràng chị có hơn em bao nhiêu đâu, chị đầu mùa đông, em cuối mùa hạ năm sau, cũng không phải là thua tròn một tuổi. Nếu em là người tính toán sẽ không gọi ai kia là chị đâu nha, sau này có bị nghiệp quật không lấy được chồng thì cũng đừng trách em tại sao không báo trước”
“Yên tâm, lúc đó chị sẽ tới tính sổ với em luôn!”. Vừa dứt câu tôi lườm Khánh một cái, khoé môi không ngừng cong lên vì câu nguyền rủa của cậu.
“Đi thôi nào, để chị chở em về. Dì Liễu đang ở nhà chờ cơm em đấy!”. Sau một hồi tôi mò dậy dắt chiếc xe ra ngoài
“Được rồi, chị để em chở!”. Khánh ngồi dậy phủi tay vài cái, chạy tới nằng nặc dành lấy chiếc xe đạp.
Gió thổi hiu hắt trên con đường về nhà, bầu trời cũng vừa sập tối, tôi ngồi sau yên xe cảm nhận tiết trời se lạnh đang luồng vào da thịt. Nhưng có vẻ cậu em trai đang ngồi ở phía trước mới là người hứng đủ những làn gió lạnh buốt của mùa đông. Qua một lát là tôi lại hỏi có lạnh lắm không để đổi tay lái, cậu thì lúc nào cũng vậy, cứ lắc đầu cười rồi bảo không sao. Huy Khánh trước giờ vẫn như thế, gặp khó khăn hay vất vả đều một thân một mình gánh vác. Cũng vài lần tôi cố khuyên cậu ấy mở lòng, nhưng dường như đó đã là thói quen ăn sâu vào trong máu khó mà bỏ được. Có lẽ chúng tôi giống nhau ở điểm này, không thích đem chuyện khó khăn của bản thân ra kể lể cho bất kì một ai, đặc biệt là đối với những người quan trọng. Dường như tôi và Khánh đều an ủi lẫn nhau qua ánh mắt, cử chỉ và bấy nhiêu thôi thì chúng tôi tin rằng cũng đã giúp đối phương được ít nhiều. Nếu ai đó ví thanh xuân của tôi là đêm đông cô tịch, thì có vẻ Huy Khánh, cậu ấy chính là một chú đom đóm nhỏ đáng yêu.
Sáng hôm nay thời tiết dường như lạnh hơn hẳn mỗi ngày. Tôi uể oải ngồi dậy mở cửa sổ, sương đã kịp phủ mập mờ con hẻm nhỏ. Hít một hơi thật đầy, tôi bước xuống sàn nhà, lòng bàn chân liền cảm nhận được ngay một luồng tê buốt, không khí cứ thế này quả thật rất đáng ghét. Vệ sinh cá nhân xong, tôi rời khỏi phòng, một luồng ánh sáng từ cửa chính, hương trà trên bàn lan toả. Có vẻ trước giờ mẹ tôi đều rất thích vị trà này, một loại trà hương hoa sen xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ. Bà ngồi trên ghế, đưa tách trà vào miệng nhâm nhi.
“Áo khoác để trong ngăn tủ, mặc thử xem có vừa không?”. Bà uống thêm một ngụm trà rồi đưa mắt lướt qua tôi một cái. Tôi lặng lẽ đi tới phía tủ sắt đựng quần áo, nó cao tầm ngang đầu. Kéo ngăn tủ ra, tôi trông thấy một chiếc áo khác len màu cam đất được xếp ngay ngắn đặt bên phải góc ngăn tủ.
“Của Dì Liễu mua cho đấy!”. Vừa dứt câu mẹ tôi đứng dậy bỏ ra khỏi nhà, có vẻ bà định đi ra ngoài cửa hàng. Chiếc áo khoác len màu cam đất mới toanh đẹp đẽ, có lẽ mỗi một đường đan đều rất chăm chút tỉ mỉ. Tôi khoác lên thử, cũng không ngờ nó lại vừa vặn đến thế này, đã qua ba lần mùa đông rồi tôi mới có dịp được đổi một chiếc áo khoác. Mỗi lần mẹ mua thứ gì về cho tôi thì đều bảo là của dì Liễu tặng, bà không thích thể hiện và dường như tôi cũng đã quen với việc này. Thật ra rất lâu rồi tôi mới cảm nhận được sự quan tâm hiếm hoi từ mẹ, trong lòng ngực bỗng dâng lên một sự ấm áp khó tả, có vẻ còn ấm hơn cả chiếc áo khoác mà tôi đang mặc.
Buổi trưa của mùa đông làm khí trời ấm hơn rất nhiều. Vừa bước chân vào lớp đã thấy vài người đứng tụ tập nhìn ngó về một hướng, tôi cũng thuận mắt mà lướt qua. Một nam sinh có dáng người cao ráo nổi bật, sơ mi trắng, cà vạt xanh đậm và quần tây đen lại đang là điểm chú ý. Trên tay lớp trưởng đang cầm cái nón kết của chiều hôm qua, hình như Mỹ Diệu vừa giao lại. Hôm nay nhìn Mỹ Diệu cũng khác hẳn ngày thường, đột nhiên bím tóc hai bên, tô thêm màu son đỏ tươi. Cậu ta đứng trước mặt Minh Đăng cười tươi rói, không khác gì vừa lập được công lớn.
“Cảm ơn cậu! Nhưng mà... Lúc nãy tôi nhìn thấy cậu vừa đội nó lên thì phải, trông rất xinh đấy!”. Minh Đăng vốn có gương mặt xán lạn nên chỉ cần cười nhẹ liền ghi thêm điểm trong mắt đối phương. Mỹ Diệu nghe xong gò má liền ửng hồng, cúi đầu cười tủm tỉm, không quên liếc mắt nhìn qua lớp trưởng vài lần: “Hi hi! Xin lỗi cậu, tại tôi cũng thích loại nón kiểu thế này. Hình như chúng mình đều có sở thích giống nhau đấy nhỉ?”
Minh Đăng thả một tay vào túi quần, đảo mắt: “Thế à? Hay... Cậu cứ lấy mà dùng, tớ tặng cậu!”. Những nữ sinh xung quanh lập tức trố mắt, một số thì lại nhíu mày làm ra vẻ không tin vào tai mình.
Thật ra trước giờ tôi cũng chỉ thấy có người gửi quà và thư tình đến tay cậu ta, đây là lần đầu tiên được chứng kiến lớp trưởng mở lời tặng quà cho một nữ sinh khác.
“Vậy... Liệu có được không?”. Mỹ Diệu lại cúi đầu cười e ấp, những ngón tay khéo léo vén tóc mái sang một bên.
“Đừng ngại! Thật lòng tớ thấy nó rất hợp với cậu, nể mặt tớ cậu nhận đi nhé?”. Lớp trưởng mím môi, ánh mắt ra vẻ kiên quyết.
“Cảm ơn cậu!”. Mỹ Diệu gượng gạo đưa hai tay ra nhận lấy, còn không quên trao cho lớp trưởng một nụ cười với ánh mắt tràn đầy xúc động.
Những nữ sinh trong lớp chứng kiến cảnh này khó mà tránh khỏi việc “Ghen ăn tức ở”. Người thì liếc mắt nhìn nhau, kẻ lại bĩu môi khinh rẻ. Tôi thở dài, có vẻ cũng chẳng mấy chốc tin đồn lớp trưởng Minh Đăng tặng quà cho lớp phó Mỹ Diệu lại được dịp thổi phồng, lan truyền khắp trường. Tôi vội lướt qua hai người đi về chỗ ngồi rồi gục đầu xuống bàn để tìm một chút yên tĩnh, tự nhủ với bản thân sẽ trở lại như trước, không quan tâm làm gì đến cái thế giới phức tạp ngoài đó nữa.
Tối qua tôi mải mê học bài mà quên mất giờ giấc, hôm nay trong người cảm thấy hơi uể oải nên không chép kịp bài giảng ở trên lớp. Hết tiết, tôi đành phải mượn quyển tập của Thuý Vy lại mà ngồi chép vài phút. Thoáng nghe Vy nói “Harry Potter” vừa ra phần mới, chép xong tôi liền đến thư viện tìm thử. Thư viện cũng khá vắng vẻ, tôi cần mẫn mò tìm nó trên các kệ sách. Đột nhiên lại nghe loáng thoáng một cuộc đối thoại của một nam, một nữ.
“Cậu thích cậu ấy à?”. Giọng nữ dịu dàng thanh thoát, hình như là Thanh Lam.
“Cậu nói xem?”. Là Minh Đăng, còn kèm theo một tiếng cười ngắn ngủi.
“Nếu cậu đã không thích, thì việc gì phải thể hiện quá như thế? Cậu có biết cái trường này nhiều chuyện lắm không?”. Thanh Lam lộ ý mỉa mai trong lời nói.
Sau đó tôi chỉ nghe được một tiếng thở dài từ lớp trưởng, nhưng vẫn giữ được chất giọng điềm tĩnh nhẹ nhàng: “Haiz... Là tình thế ép buộc thôi, tin đồn cũng chỉ là tin đồn cuối cùng rồi cũng sẽ lắng xuống. Cậu thừa biết trước giờ tôi không thích người lạ dùng chung đồ với mình, nếu đem nó về thì tôi vứt vào sọt rác cũng vậy. Cảnh tượng đó mà bị ai bắt gặp thật sự cũng không hay, tôi đành phải nói khéo một lúc cậu ta mới chịu nhận giúp tôi đấy!”. Tiếp đó là tiếng cười nhẹ nhàng của Thanh Lam, hàm ý có vẻ rất hài lòng: “Thì ra là vậy, một mũi tên vừa kịp trúng hai đích. Cậu lợi hại thế, tôi còn không nghĩ tới nữa đấy!”
“Huy Khánh!”. Nhờ không gian đặc biệt yên tĩnh, vì thế nên cậu cũng nghe rõ được giọng tôi. Khánh xoay đầu lại rồi cười, vẻ mặt rạng rỡ chạy đến vui mừng không khác gì một đứa trẻ sắp được phát bánh kẹo: “Linh Đan! Sao chị lại đến đây?”. Khi thấy lúc Khánh chạy bộ tôi không nhìn ra cậu ta mệt đến như vậy. Khánh dừng lại, khom lưng, chống hai tay lên đầu gối mà thở dốc.
“Nghe nói có người bị trượt giải, nên cố tình đến đây an ủi!”. Tôi cố quan sát xem tâm trạng của Khánh có đỡ hơn chút nào không, vậy mà chỉ thấy cậu chống nạnh nghiêng đầu nhìn tôi rồi nở một nụ cười “Không thấy tổ quốc”. Sóng mũi thẳng tắp, đôi mắt đã vốn bé sẵn nên khi cười cũng không khác gì một sợi chỉ, còn lộ ra thêm chiếc răng khểnh đầy duyên dáng: “Đâu nào? An ủi em nghe thử xem, thấy được thì em cho về!”
Tôi đã cố gắng quan sát mà vẫn chưa phát hiện được điểm nào bất thường, có thể là Khánh giỏi che giấu hay tại lúc nãy chạy vài vòng sân, chắc não cũng vì thế mà thông bớt rồi: “Nè nhóc! Chị định đến đây để an ủi em, nhưng nhìn em vui vẻ đến như vậy làm sao chị an ủi nữa đây? Không lẽ chị bảo, em trai à! Em bớt vui đi được không? Mọi chuyện dù sao cũng đã qua rồi. Như vậy có còn được xem là an ủi nữa không thế?”. Vừa dứt lời, tôi cảm thấy mỏi chân mà ngồi bệt xuống sân cỏ.
“Sao cái gì chị cũng nói được vậy? Nó là sở trường của chị từ khi nào thế? Này! Buộc tóc lên đi, để em giúp chị!”. Huy Khánh vui vẻ ngồi xuống bên cạnh, thuận tay kéo dây buộc đang đeo trên cổ tay của tôi ra.
“Có làm được không đấy?”. Mặt tôi nhăn nhó, nghi hoặc. Khánh chuyển mình, quỵ một đầu gối xuống sân cố gắng tém mớ tóc còn sót lại phía sau gáy: “Để em làm thử cho chị xem, mấy thứ này dễ như ăn kẹo!”. Tuy động tác có chút vụng về nhưng bù lại sự cần mẫn làm tôi cũng yên tâm. Sau vài chục giây, tôi vừa ra lệnh, vừa có nét van xin: “Buộc đẹp vào đấy nhé!”
“Em biết rồi đại tỉ. Mà này! Sao chị không để tóc dài thế?”. Khánh hỏi tôi. Bàn tay uyển chuyển chậm chạp, chắc là đang uốn nắn dây buộc vào tóc, có vẻ vì sợ tôi đau nên rất cố gắng cẩn thận. Tôi đột nhiên lại tự tin ngời ngời: “Con trai tụi em không biết gì cả, tóc ngắn trẻ trung quyến rũ không phải sao?”
“Vậy hả? Chứ không phải chị lười gội đầu à?”. Vừa xong Khánh quay về vị trí cũ, nở một nụ cười rồi liều bĩu môi. Tôi cúi đầu xuống, loay hoay sờ vào đuôi tóc xem thế nào. Thật thì... Nó cũng không quá tệ: “Thằng nhóc ranh! Sao lúc nào cũng nghĩ xấu cho chị thế?”. Hai tay Khánh chống sau lưng, hơi ngửa mặt nhìn về phía tôi, trên cổ còn lộ rõ yết hầu: “Sao lúc nào chị cũng gọi em là nhóc vậy? Rõ ràng chị có hơn em bao nhiêu đâu, chị đầu mùa đông, em cuối mùa hạ năm sau, cũng không phải là thua tròn một tuổi. Nếu em là người tính toán sẽ không gọi ai kia là chị đâu nha, sau này có bị nghiệp quật không lấy được chồng thì cũng đừng trách em tại sao không báo trước”
“Yên tâm, lúc đó chị sẽ tới tính sổ với em luôn!”. Vừa dứt câu tôi lườm Khánh một cái, khoé môi không ngừng cong lên vì câu nguyền rủa của cậu.
“Đi thôi nào, để chị chở em về. Dì Liễu đang ở nhà chờ cơm em đấy!”. Sau một hồi tôi mò dậy dắt chiếc xe ra ngoài
“Được rồi, chị để em chở!”. Khánh ngồi dậy phủi tay vài cái, chạy tới nằng nặc dành lấy chiếc xe đạp.
Gió thổi hiu hắt trên con đường về nhà, bầu trời cũng vừa sập tối, tôi ngồi sau yên xe cảm nhận tiết trời se lạnh đang luồng vào da thịt. Nhưng có vẻ cậu em trai đang ngồi ở phía trước mới là người hứng đủ những làn gió lạnh buốt của mùa đông. Qua một lát là tôi lại hỏi có lạnh lắm không để đổi tay lái, cậu thì lúc nào cũng vậy, cứ lắc đầu cười rồi bảo không sao. Huy Khánh trước giờ vẫn như thế, gặp khó khăn hay vất vả đều một thân một mình gánh vác. Cũng vài lần tôi cố khuyên cậu ấy mở lòng, nhưng dường như đó đã là thói quen ăn sâu vào trong máu khó mà bỏ được. Có lẽ chúng tôi giống nhau ở điểm này, không thích đem chuyện khó khăn của bản thân ra kể lể cho bất kì một ai, đặc biệt là đối với những người quan trọng. Dường như tôi và Khánh đều an ủi lẫn nhau qua ánh mắt, cử chỉ và bấy nhiêu thôi thì chúng tôi tin rằng cũng đã giúp đối phương được ít nhiều. Nếu ai đó ví thanh xuân của tôi là đêm đông cô tịch, thì có vẻ Huy Khánh, cậu ấy chính là một chú đom đóm nhỏ đáng yêu.
Sáng hôm nay thời tiết dường như lạnh hơn hẳn mỗi ngày. Tôi uể oải ngồi dậy mở cửa sổ, sương đã kịp phủ mập mờ con hẻm nhỏ. Hít một hơi thật đầy, tôi bước xuống sàn nhà, lòng bàn chân liền cảm nhận được ngay một luồng tê buốt, không khí cứ thế này quả thật rất đáng ghét. Vệ sinh cá nhân xong, tôi rời khỏi phòng, một luồng ánh sáng từ cửa chính, hương trà trên bàn lan toả. Có vẻ trước giờ mẹ tôi đều rất thích vị trà này, một loại trà hương hoa sen xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ. Bà ngồi trên ghế, đưa tách trà vào miệng nhâm nhi.
“Áo khoác để trong ngăn tủ, mặc thử xem có vừa không?”. Bà uống thêm một ngụm trà rồi đưa mắt lướt qua tôi một cái. Tôi lặng lẽ đi tới phía tủ sắt đựng quần áo, nó cao tầm ngang đầu. Kéo ngăn tủ ra, tôi trông thấy một chiếc áo khác len màu cam đất được xếp ngay ngắn đặt bên phải góc ngăn tủ.
“Của Dì Liễu mua cho đấy!”. Vừa dứt câu mẹ tôi đứng dậy bỏ ra khỏi nhà, có vẻ bà định đi ra ngoài cửa hàng. Chiếc áo khoác len màu cam đất mới toanh đẹp đẽ, có lẽ mỗi một đường đan đều rất chăm chút tỉ mỉ. Tôi khoác lên thử, cũng không ngờ nó lại vừa vặn đến thế này, đã qua ba lần mùa đông rồi tôi mới có dịp được đổi một chiếc áo khoác. Mỗi lần mẹ mua thứ gì về cho tôi thì đều bảo là của dì Liễu tặng, bà không thích thể hiện và dường như tôi cũng đã quen với việc này. Thật ra rất lâu rồi tôi mới cảm nhận được sự quan tâm hiếm hoi từ mẹ, trong lòng ngực bỗng dâng lên một sự ấm áp khó tả, có vẻ còn ấm hơn cả chiếc áo khoác mà tôi đang mặc.
Buổi trưa của mùa đông làm khí trời ấm hơn rất nhiều. Vừa bước chân vào lớp đã thấy vài người đứng tụ tập nhìn ngó về một hướng, tôi cũng thuận mắt mà lướt qua. Một nam sinh có dáng người cao ráo nổi bật, sơ mi trắng, cà vạt xanh đậm và quần tây đen lại đang là điểm chú ý. Trên tay lớp trưởng đang cầm cái nón kết của chiều hôm qua, hình như Mỹ Diệu vừa giao lại. Hôm nay nhìn Mỹ Diệu cũng khác hẳn ngày thường, đột nhiên bím tóc hai bên, tô thêm màu son đỏ tươi. Cậu ta đứng trước mặt Minh Đăng cười tươi rói, không khác gì vừa lập được công lớn.
“Cảm ơn cậu! Nhưng mà... Lúc nãy tôi nhìn thấy cậu vừa đội nó lên thì phải, trông rất xinh đấy!”. Minh Đăng vốn có gương mặt xán lạn nên chỉ cần cười nhẹ liền ghi thêm điểm trong mắt đối phương. Mỹ Diệu nghe xong gò má liền ửng hồng, cúi đầu cười tủm tỉm, không quên liếc mắt nhìn qua lớp trưởng vài lần: “Hi hi! Xin lỗi cậu, tại tôi cũng thích loại nón kiểu thế này. Hình như chúng mình đều có sở thích giống nhau đấy nhỉ?”
Minh Đăng thả một tay vào túi quần, đảo mắt: “Thế à? Hay... Cậu cứ lấy mà dùng, tớ tặng cậu!”. Những nữ sinh xung quanh lập tức trố mắt, một số thì lại nhíu mày làm ra vẻ không tin vào tai mình.
Thật ra trước giờ tôi cũng chỉ thấy có người gửi quà và thư tình đến tay cậu ta, đây là lần đầu tiên được chứng kiến lớp trưởng mở lời tặng quà cho một nữ sinh khác.
“Vậy... Liệu có được không?”. Mỹ Diệu lại cúi đầu cười e ấp, những ngón tay khéo léo vén tóc mái sang một bên.
“Đừng ngại! Thật lòng tớ thấy nó rất hợp với cậu, nể mặt tớ cậu nhận đi nhé?”. Lớp trưởng mím môi, ánh mắt ra vẻ kiên quyết.
“Cảm ơn cậu!”. Mỹ Diệu gượng gạo đưa hai tay ra nhận lấy, còn không quên trao cho lớp trưởng một nụ cười với ánh mắt tràn đầy xúc động.
Những nữ sinh trong lớp chứng kiến cảnh này khó mà tránh khỏi việc “Ghen ăn tức ở”. Người thì liếc mắt nhìn nhau, kẻ lại bĩu môi khinh rẻ. Tôi thở dài, có vẻ cũng chẳng mấy chốc tin đồn lớp trưởng Minh Đăng tặng quà cho lớp phó Mỹ Diệu lại được dịp thổi phồng, lan truyền khắp trường. Tôi vội lướt qua hai người đi về chỗ ngồi rồi gục đầu xuống bàn để tìm một chút yên tĩnh, tự nhủ với bản thân sẽ trở lại như trước, không quan tâm làm gì đến cái thế giới phức tạp ngoài đó nữa.
Tối qua tôi mải mê học bài mà quên mất giờ giấc, hôm nay trong người cảm thấy hơi uể oải nên không chép kịp bài giảng ở trên lớp. Hết tiết, tôi đành phải mượn quyển tập của Thuý Vy lại mà ngồi chép vài phút. Thoáng nghe Vy nói “Harry Potter” vừa ra phần mới, chép xong tôi liền đến thư viện tìm thử. Thư viện cũng khá vắng vẻ, tôi cần mẫn mò tìm nó trên các kệ sách. Đột nhiên lại nghe loáng thoáng một cuộc đối thoại của một nam, một nữ.
“Cậu thích cậu ấy à?”. Giọng nữ dịu dàng thanh thoát, hình như là Thanh Lam.
“Cậu nói xem?”. Là Minh Đăng, còn kèm theo một tiếng cười ngắn ngủi.
“Nếu cậu đã không thích, thì việc gì phải thể hiện quá như thế? Cậu có biết cái trường này nhiều chuyện lắm không?”. Thanh Lam lộ ý mỉa mai trong lời nói.
Sau đó tôi chỉ nghe được một tiếng thở dài từ lớp trưởng, nhưng vẫn giữ được chất giọng điềm tĩnh nhẹ nhàng: “Haiz... Là tình thế ép buộc thôi, tin đồn cũng chỉ là tin đồn cuối cùng rồi cũng sẽ lắng xuống. Cậu thừa biết trước giờ tôi không thích người lạ dùng chung đồ với mình, nếu đem nó về thì tôi vứt vào sọt rác cũng vậy. Cảnh tượng đó mà bị ai bắt gặp thật sự cũng không hay, tôi đành phải nói khéo một lúc cậu ta mới chịu nhận giúp tôi đấy!”. Tiếp đó là tiếng cười nhẹ nhàng của Thanh Lam, hàm ý có vẻ rất hài lòng: “Thì ra là vậy, một mũi tên vừa kịp trúng hai đích. Cậu lợi hại thế, tôi còn không nghĩ tới nữa đấy!”
/13
|